Giáo trình môn học kinh tế thủy sản
lượt xem 16
download
Tham khảo sách 'giáo trình môn học kinh tế thủy sản', khoa học tự nhiên, nông - lâm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình môn học kinh tế thủy sản
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Khoa Thủy sản Giáo trình môn học KINH TẾ THỦY SẢN DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã số môn học: TS.532 Tiến sĩ LÊ XUÂN SINH - 2005 -
- Kinh tế Thủy sản LỜI NÓI ĐẦU Thủy sản là một ngành mang tính truyền thống của xã hội Việt Nam. Trong quá chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành thủy sản trong đó đặc biệt là nuôi trồng thủy sản càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với việc đảm bảo an toàn lương thực và góp phần không ngừng cải thiện hiệu quả sản xuất nông lâm ngư. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đào tạo nhân lực có trình độ đại học cho ngành thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long – vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, và cho khu vực kế cận. Kiến thức kỹ thuật ngày càng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và thường xuyên được cập nhật. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ đã và đang từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đối với sinh viên ngành thủy sản thông qua việc nâng cấp chất lượng, cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy của lực lượng giảng viên cũng như cải thiện phương pháp và trang thiết bị học tập cho sinh viên. Sự phát triển bền vững của nghề cá nói chung và tính hiệu quả của một đơn vị sản xuất kinh doanh ngành thủy sản không thể đạt được nếu chúng ta xem xét tách rời các mảng kiến thức về sinh học - kỹ thuật, môi trường và kinh tế - xã hội. Theo yêu cầu của xã hội thông qua người sử dụng nhân lựctrong ngành thủy sản và ý kiến đóng góp của cựu sinh viên thủy sản thì quản lý kinh tế là một mảng kiến thức rất quan trọng cần được trang bị cho sinh viên ngành thủy sản trước khi ra trường. Tất nhiên, với sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật sẽ gặp đôi chút khó khăn và cần phải có một sự cố gắng nhất định khi tiếp cận với mảng kiến thức về quản lý kinh tế. Giáo trình môn học Kinh Tế Thủy Sản được soạn thảo lần đầu tiên cũng dựa trên cơ sở đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác đào tạo nhân lực cho ngành thủy sản. Mong muốn của tác giả là truyền đạt được những kiến thức căn bản nhất về kinh tế ứng dụng cho sinh viên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Mặc dù chỉ được trình bày trong một thời lượng 3 tín chỉ, tác giả rất hy vọng là những kiến thức trong giáo trình này sẽ thực sự hữu ích đối với sinh viên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản để giúp họ có thể làm tốt hơn công tác nghiên cứu trong năm học cuối cùng và tự tin cũng như dễ hòa nhập hơn vào môi trường thực tế của ngành thủy sản sau khi ra trường. Để biên soạn cuốn giáo trình này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ lâu dài và thường xuyên của các đồng nghiệp trong Khoa Thủy Sản và Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh - Đại học Cần Thơ. Vì Thế giới không đứng yên và không có điều gì là hoàn hảo, tác giả thực sự cầu thị và xin chân thành cảm ơn bất cứ ý kiến đóng góp nào nhằm góp phần làm cho cuốn giáo trình môn học Kinh Tế Thủy Sản này được hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày 15/3/2005 Người biên soạn Ts. LÊ XUÂN SINH Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ ii
- Kinh tế Thủy sản MỤC LỤC Tựa đề các chương mục Trang LỜI NÓI ĐẦU ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU vi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH CHUNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN 3 1.1. Tài nguyên và sự phát triển kinh tế 3 1.2. Tình hình chung của nông nghiệp thế giới 4 1.3. Tình hình chung của thủy sản thế giới 6 1.4. Vai trò và quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam 8 1.4.1. Vai trò của ngành thủy sản Việt Nam 8 1.4.2. Quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam 9 1.5. Quan điểm tiếp cận theo hệ thống và khái niệm về phát triển bền 12 vững 1.5.1. Mối quan hệ giữa thủy sản và môi trường 12 1.5.2. Tiếp cận theo hệ thống và khái niệm về phát triển bền vững 13 1.5.3. Các nguyên tắc cung cấp cho tương lai và một số chú ý 17 trong chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn 1.6. Bài tập Chương 1 18 CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ VÀ QUẢN 19 LÝ 2.1. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế 19 2.2. Các khái niệm cơ bản trong quản lý 22 2.3. Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 23 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới loại hình sản xuất nông lâm ngư 23 2.5. Đất đai và diện tích mặt nước 24 2.6. Vốn của doanh nghiệp 25 2.7. Lao động trong ngành thủy sản 26 2.8. Một số lưu ý đối với việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất 27 2.9. Ý nghĩa tiền tệ của thời gian 28 2.10. Bài tập Chương 2 29 Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ iii
- Kinh tế Thủy sản CHƯƠNG 3: CHI PHÍ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN 30 3.1. Chi phí của doanh nghiệp 30 3.2.1. Chi phí cố định (định phí,TFC) 30 3.2.2. Chi phí biến đổi (biến phí,TVC) 33 3.2.3. Khái niệm về chi phí bình quân và chi phí biên (AC) 34 3.2.4. Khái niệm về chi phí biên hay chi phí biên tế (MC) 35 3.2. Sản lượng và thu nhập của doanh nghiệp 35 3.3.1. Sản lượng bình quân và sản lượng biên (APP & MPP) 35 3.3.2. Tổng thu nhập và thu nhập biên (TR & MR) 36 3.3. Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 37 3.4. Mối tương quan đầu vào - đầu ra và khái niệm về hàm sản xuất 38 3.5. Các nguyên tắc kinh tế cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận 41 3.5.1. Nguyên tắc chung kết hợp đầu vào và đầu ra 41 3.5.2. Nguyên tắc sử dụng một loại đầu vào 42 3.5.3. Nguyên tắc kết hợp nhiều loại đầu vào 42 3.5.4. Nguyên tắc kết hợp nhiều đầu ra 44 3.6. Một số lưu ý đối với quy mô của doanh nghiệp 46 3.6.1. Quy mô ngắn hạn 46 3.6.2. Quy mô dài hạn 47 3.7. Ứng dụng chi phí-thu nhập-lợi nhuận trong hoạch định 48 3.7.1. Khái niệm về dự toán ngân sách và hoạch định 48 3.7.2. Hoạch định từng công đoạn sản xuất 49 3.7.3. Hoạch định từng đối tượng sản xuất 50 3.7.4. Hoạch định toàn đơn vị 52 3.8. Bài tập Chương 3 53 CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG NGÀNH THỦY 54 SẢN 4.1. Các nền kinh tế, các câu hỏi cơ bản và hướng giải quyết 54 4.1.1. Các nền kinh tế trong lịch sử 54 4.1.2. Các ngành trong một đơn vị sản xuất kinh doanh 53 4.2. Khái niệm về thị trường và marketing 55 4.2.1. Định nghĩa và điều kiện thành lập thị trường 55 4.2.2. Phân loại thị trường 55 4.3. Lý thuyết Cung-cầu 57 4.3.1. Cầu 57 4.3.2. Cung 58 Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ iv
- Kinh tế Thủy sản 4.3.3. Mối liên hệ Giá-Cung-Cầu và sự cân bằng của thị trường 60 4.3.4. Độ co giãn theo giá của cung và cầu 60 4.3.5. Co giãn chéo của cầu 62 4.3.6. Co giãn theo thu nhập của cầu 63 4.3.7. Một số biện pháp can thiệp vào thị trường của Nhà nước 63 4.4. Khái niệm về marketing và hiệu qủa marketing 64 4.4.1. Khái niệm về marketing 64 4.4.2. Hiệu quả marketing 65 4.4.3. Marketing biên 65 4.5. Nghiên cứu thị trường 66 4.5.1. Hệ thống thông tin thị trường và phương pháp thu thập số 66 liệu 4.5.2. Các chiến lược thị trường 67 4.5.3. Đặc điểm của sản phẩm thủy sản 68 4.5.4. Một số hướng cơ bản trong nghiên cứu thị trường 68 4.6. Đo lường và tiên đoán nhu cầu thị trường 72 4.6.1. Quan niệm về nhu cầu - dự đoán 72 4.6.2. Ước lượng nhu cầu hiện tại 73 4.6.3. Ước lượng nhu cầu tương lai 75 4.7. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản và dự báo 80 4.8. Bài tập Chương 4 83 CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH 84 5.1. Khái niệm về rủi ro 84 5.2. Đo lường rủi ro và thái độ đối với rủi ro 85 5.2.1. Đo lường rủi ro 85 5.2.2. Thái độ đối với rủi ro 87 5.3. Chiến lược quản lý rủi ro 88 5.4. Ước lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh có tính tới rủi ro 90 5.5. Khái niệm về bảo hiểm 91 5.6. Bài tập Chương 5 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ v
- Kinh tế Thủy sản DANH MỤC BẢNG BIỂU Tựa đề các bảng biểu Trang Bảng 1.1: Sản lượng ngũ cốc qui lúa, bình quân/năm và dự kiến 2010 5 Bảng 1.2: Sản lượng thủy sản thế giới trong những năm gần đây 6 Bảng 1.3: Các mức dự kiến của tổng sản lượng thủy sản thế giới năm 2010 7 Bảng 1.4: Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước cho NTTS của Việt 10 Nam (2002) Bảng 1.5: Thủy sản và nông nghiệp của Việt Nam (theo giá cố định năm 12 1994) Bảng 1.6: Phân loại các mục tiêu phát triển bền vững 18 Bảng 2.1: Các hạng đất và mức thuế 25 Bảng 3.1: Các loại chi phí cố định 30 Bảng 3.2: Mức khấu hao tính theo phương pháp cân bằng giảm (D.B) 32 Bảng 3.3: Mức khấu hao tính theo phương pháp tổng số năm (S.Y.D) 32 Bảng 3.4: Tối ưu hóa căn cứ vào mức đầu vào 42 Bảng 3.5: Mức độ phối hợp hai loại thức ăn X1, X2 để có chi phí thấp nhất 44 Bảng 3.6: Kết hợp 2 loại sản phẩm để đạt hiệu qủa tối đa 46 Bảng 3.7: Nguyên lý phân tích tài chánh từng công đoạn sản xuất 49 Bảng 3.8: Dự toán và phân tích tài chánh để ứng dụng mô hình Lúa-Cá 49 Bảng 3.9: Dự toán và phân tích tài chánh 1 ha nuôi tôm ở Đài Loan 50 Bảng 3.10: Dự toán và phân tích tài chánh của một trang trại kinh doanh tổng 52 hợp Bảng 4.1: Mối quan hệ giữa giá, mức cung và mức cầu của một sản phẩm 60 Bảng 4.2: Liên hệ giữa chiến lược 4P của McCarthy & chiến lược 4C của 67 Lauterbon Bảng 4.3: Giá của 1 sản phẩm thủy sản (đ/kg) ở 3 địa điểm khác nhau theo các 71 tháng Bảng 4.4: Ước tính nhu cầu về cá thương phẩm/ngày của thành phố 75 Bảng 4.5: Ước tính nhu cầu tương lai theo chuỗi số thời gian 78 Bảng 4.6: Thị trường thủy sản thế giới (1990-2000) 80 Bảng 4.7: Dân số và mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản năm 1997 và dự đoán tới 81 2010 Phụ bảng Chương 3: Nuôi tôm sú /ha/năm ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, 95 Ninh Thuận, 1999-2002 Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ vi
- Kinh tế Thủy sản DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Tựa đề các hình vẽ và sơ đồ Trang Hình 1.1: Các vùng sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam 9 Hình 1.2: Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu 14 Hình 1.3: Khái niệm về phát triển bền vững 15 Hình 1.4: Phân tích nghề nuôi tôm biển theo quan điểm phát triển bền vững 16 Hình 2.1: Mức độ nghiên cứu trong kinh tế 19 Hình 2.2: Qui trình quản lý 22 Hình 3.1: So sánh mức khấu hao hằng năm theo 3 phương pháp tính 33 Hình 3.2 Đường biểu diễn của TFC, TVC và TC 34 Hình 3.3: Đường biểu diễn của TPP, APP và MPP 36 Hình 3.4: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và điểm hoà vốn (ĐHV) 37 Hình 3.5: Mối tương quan đầu vào-đầu ra của sản xuất 38 Hình 3.6: Mối quan hệ chi phí (TC), thu nhập (TR) và lợi nhuận (PR) 41 Hình 3.7: Sử dụng hai loại đầu vào trong điều kiện hạn chế về tài nguyên 44 Hình 3.8: Quy mô doanh nghiệp trong ngắn hạn (SRAC = Short-run average 46 cost) Hình 3.9: Quan hệ giữa quy mô- chi phí trong dài hạn 47 Hình 3.10: Mô phỏng qui mô theo chu kỳ hoạt động kinh doanh của một 48 doanh nghiệp Hình 4.1: Mối liên hệ giữa thị trường các sản phẩm và thị trường các yếu tố 56 sản xuất Hình 4.2a: Mối quan hệ Cầu và Giá 58 Hình 4.2b: Các tác động ngoài giá lên Cầu 58 Hình 4.3a: Mối quan hệ Cung và Giá 59 Hình 4.3b: Các tác động ngoài giá lên Cung 59 Hình 4.4: Mối quan hệ Giá-Cung-Cầu 60 Hình 4.5: Các dạng cơ bản của độ co giãn theo giá của cầu 61 Hình 4.6: Quan hệ Quản trị marketing–Hệ thống thông tin tiếp thị-Môi trường 66 marketing Hình 4.7: Chu kỳ sống của sản phẩm 69 Hình 4.8: Kênh phân phối chung của các sản phẩm thủy sản nuôi trồng 70 Hình 5.1: Các bước trong quản lý rủi ro (Hardaker & ctv., 1997) 89 Hình 5.2: “Cây quyết định” (decision tree) với chi phí sản xuất (TC), thu nhập 91 (TR) và giá trị kinh tế kỳ vọng (EMV) Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ vii
- Kinh tế Thủy sản DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AC/ATC: Chi phí bình quân (Average costs,/Average total costs) APP: Sản lượng bình quân (Average physical product) CBXK: Chế biến xuất khẩu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐHV: Điểm hòa vốn EMV: Giá trị kinh tế kỳ vọng (Expected maximum value) HQCP: Hiệu quả chi phí HQKT: Hiệu quả kinh tế HTX: Hợp tác xã KTTS: Khai thác thủy sản LN: Lợi nhuận (tiếng Việt) = PR MC: Chi phí biên (Marginal cost) MIC: Chi phí đầu tư biên của một loại đầu vào (Marginal input cost) MPP: Sản lượng biên (Marginal physical product) MR: Thu nhập biên (Marginal revenue) MVP: Giá trị sản lượng biên (Marginal value of product) NTTS: Nuôi trồng thủy sản P: Giá (Price) PR: Lợi nhuận (Profit) = LN trong tiếng Việt Q: Tổng sản lượng (Quantity) SX: Sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh TC: Tổng chi phí (Total costs) TFC: Tổng định phí (Total fixed costs) TPP: Tổng sản lượng (Total physical product) = Q TR: Tổng thu nhập (Total revenue) TS: Thủy sản TVC: Tổng biến phí (Total variable costs) XK: Xuất khẩu Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ viii
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC Môn Kinh tế thủy sản (Mã số 532) là môn học tổng hợp những kiến thức kinh tế cơ bản nhất mang tính ứng dụng dành cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản. Môn học này được biên soạn bởi Tiến sĩ Lê Xuân Sinh (Giảng viên chính, Khoa Thuỷ Sản - Đại học Cần Thơ). Mục đích môn học: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về kinh tế ứng dụng trong ngành thủy sản cùng với các phương pháp phân tích kinh tế và các vấn đề có liên quan tới nghiên cứu thị trường sản phẩm thủy sản. Các kiến thức cơ bản có liên quan tới rủi ro trong sản xuất kinh doanh cũng được trình bày. Những kiến thức này giúp sinh viên ngành thuỷ sản dễ dàng hòa nhập hơn và đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất kinh doanh cũng như đào tạo và nghiên cứu của ngành thủy sản sau khi ra trường. Dự kiến kết quả: Tham dự môn học này, sinh viên sẽ có thể tiếp nhận quan điểm hệ thống trong nghiên cứu, những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, cùng với khả năng thực hiện được các nghiên cứu về thị trường trong ngành thủy sản. Sinh viên cũng sẽ thu nhận được những kiến thức cần thiết về quản lý rủi ro kết hợp với khả năng hoạch định trong một đơn vị sản xuất kinh doanh ngành thủy sản. Nội dung môn học: - Các thông tin liên quan tới sự phát triển về nông nghiệp và thủy sản của Thế giới. - Các thông tin liên quan tới sự phát triển về nông lâm ngư của Việt Nam. - Phương pháp tiếp cận theo hệ thống và quan điểm phát triển bền vững. - Các khái niệm cơ bản trong kinh tế và quản lý. - Chi phí, thu nhập và lợi nhuận trong doanh nghiệp thủy sản và các ứng dụng. - Nghiên cứu thị trường các sản phẩm thủy sản. - Vấn đề rủi ro trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thủy sản. Cấu trúc chương trình: Môn học này gồm phần giới thiệu và 5 chương với tổng thời lượng là 3 tín chỉ hay 45 tiết, trong đó chia ra: 1. Số giờ lý thuyết và seminar trên lớp: 30 tiết. 2. Bài tập thực hành theo nhóm hoặc cá nhân: 30 tiết (hay 15 tiết lên lớp).
- Kinh tế Thủy sản - Giới thiệu môn học Phương pháp học tập: Sinh viên tham gia học môn học này cần phải: - Dự các giờ lên lớp để nắm phần lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. - Cập nhật và bổ sung thông tin qua việc tham dự các giờ trình bày seminar. - Làm các bài tập để thực hành phần lý thuyết cũng làm việc theo nhóm để thảo luận các vấn đề có liên quan được giao theo nhóm. - Đọc thêm các tài liệu liên quan có trong thư viện, sách báo và internet để làm các bài tập và thực hành theo nhóm cũng như bổ sung các thông tin có liên quan tới môn học. Phương pháp đánh giá: Các bài tập thực hành theo nhóm chiếm 20% tổng số điểm của môn học. Môn thi viết chiếm 80% số điểm của môn học, nội dung bài thi viết gồm có: - Kiến thức trình bày theo giáo trình (60% tổng số điểm). - Kiến thức bổ sung qua việc dự các giờ lên lớp và seminar (20% tổng số điểm). Các ứng dụng tiếp theo: Môn học cung cấp những kiến thức cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo đối với các doanh nghiệp thủy sản như: các vấn đề có liên quan tới quản lý doanh nghiệp thuỷ sản, sản xuất thủy sản trong các mô hình canh tác khác nhau. Đồng thời, môn học cũng giúp ích cho các nghiên cứu về kinh tế-xã hội có liên quan tới phát triển nông-lâm-ngư nghiệp và phát triển cộng đồng ở vùng nông thôn. Ứng dụng máy tính trong nghiên cứu kinh tế-xã hội: Sinh viên có thể tự học thêm phần mềm SPSS for WINDOWS, lưu ý các phần sau: 1. Bảng câu hỏi và công tác mã hóa số liệu. 2. Định dạng biến số sử dụng trong chương trình SPSS. 3. Kiểm tra, điều chỉnh và tính toán số liệu. 4. Một số phương pháp phân tích số liệu và diễn dịch kết quả. 5. Phối hợp SPSS for WINDOWS, EXCEL và MICROSOFT WORD khi viết báo cáo. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 2
- Chương 1 BỐI CẢNH CHUNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN 1.1. Tài nguyên và sự phát triển kinh tế Trong thời gian gần đây, hiện nay và trong tương lai gần, xã hội loài người phải đối phó với những vấn đề cơ bản sau đây: (1) Sự gia tăng dân số: Nếu tốc độ gia tăng 1,8%/năm trong thập kỷ trước được duy trì thì dân số thế giới sẽ đạt mức ổn định ở khoảng 11,2-14 tỷ người vào cuối thế kỷ 21, tức là tương đương 2 lần dân số thế giới hiện nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng: sự nhận thức rõ ràng hơn của các quốc gia đang hoặc kém phát triển đối với vần đề tăng dân số đã giúp giảm tốc độ tăng dân số. Dân số thế giới vì vậy sẽ có thể ổn định khi đạt ở mức 9 tỷ người. (2) Ô nhiễm môi trường: Tăng dân số làm cho nhu cầu của con người ngày càng tăng. Để thoả mãn những nhu cầu này, con người phải tăng cường việc sản xuất. Sự gia tăng sản xuất nông nghiệp từ 1980 tới 1995 làm tăng lượng phân bón sử dụng/ha lên 557%, riêng mức tăng trong giai đoạn 1990-1995 là 32,2%. Các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Các chất thải từ công nghiệp và sinh hoạt cũng như sự gia tăng diện tích và đẩy mạnh thâm canh hoá trong sản xuất nông nghiệp (trong đó có thuỷ sản) làm cho sự ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng với mức độ ô nhiễm ngày càng tăng nhanh. (3) Sự nghèo đói và bất bình đẳng: Trong sự phát triển chung của xã hội loài người, sự phân hoá ngày càng rõ nét với các dạng hình phổ biến sau: (i) Giữa các nước giàu và các nước nghèo; (ii) Giữa các ngành của nền kinh tế; (iii)Giữa nông thôn và các khu vực đô thị; (iv) Giữa các vùng của một quốc gia. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng nghèo đói được tóm tắt như sau: - Điều kiện tự nhiên ở nhiều nơi không thực sự thuận lợi cho sản xuất, nhiều vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai hằng năm (hạn hán, bão, lũ lụt). - Đất đai ít, đông người, nhiều người/hộ, tỷ lệ nông dân không đất sản xuất còn chiếm khoảng 8-14% tổng số hộ nông dân của Việt Nam. - Công tác qui hoạch và định hướng chiến lược của toàn nền kinh tế, từng ngành và từng địa phương chưa được làm tốt. - Thiếu vốn cho sản xuất, đặc biệt là đối với cộng đồng người nghèo không có hoặc có ít đất sản xuất.
- Kinh tế Thủy sản – Chương 1 - Thiếu kiến thức về kỹ thuật và quản lý (một phần do trình độ văn hoá thấp) là một trở ngại lâu dài một khi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển. - Thất nghiệp và bán thất nghiệp còn ở mức cao, trong nông nghiệp mới thực sự sử dụng khoảng 40-60% thời gian và lực lượng lao động nông nghiệp trong khi thu nhập bình quân/ngày công còn ở mức thấp. - Một số phong tục tập quán và các yếu tố xã hội khác mang tính lạc hậu cản trở sự phát triển ở cấp ngành, vùng và quốc gia. (4) Ứng dụng các thành tựu tiến bộ về khoa học - kỹ thuật và công nghệ: Khoa học- kỹ thuật đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, tuy nhiên việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ về khoa học - kỹ thuật và công nghệ sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi ngành theo mỗi lúc, mỗi nơi là vô cùng khó khăn. Công nghệ sản xuất ở nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đã lạc hậu 1-2 thế hệ. Đổi mới công nghệ đang là một đòi hỏi cấp bách để phát triển kinh tế theo chiều hướng thị trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong xu thế hội nhập vào các tổ chức kinh tế của khu vực và toàn cầu. Làm tốt công tác chuyển giao và ứng dụng các thành tựu tiến bộ về khoa học kỹ thuật giúp cho việc giải quyết hợp lý các vấn đề đã nêu trên đây theo hướng phát triển chung đối với từng ngành, từng địa phương, vùng và toàn quốc. Kể từ khi có các chính sách đổi mới nền kinh tế thì cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, điện, thủy lợi, trường học, mạng lưới y tế đang được chú ý đầu tư ngày một tốt hơn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế Giới (WB): với các chương trình phát triển và cải cách trong kinh tế, Việt Nam đã giảm mức độ nghèo đói từ khoảng 58% vào những năm 1980s tới 1993 xuống còn 37% vào năm 1998 và 11% vào năm 2003. Về cơ bản, Việt Nam được đánh giá là quốc gia thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo thành công nhất trong thập kỷ 1990. Tuy nhiên, nếu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam vẫn còn 29% ở năm 2003. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt nam (GDP) đạt mức 0,4% trong giai đoạn 1976-1980; 3,9% (1986-1990), 7-9% (1995-1998) và 5-7% (1998-2003). Nhưng mức tăng trưởng của nền kinh tế và đầu tư nước ngoài mang tính không ổn định và đã có xu hướng chậm lại thể hiện sự đòi hỏi từ thực tế là cần phải có chiến lược phát triển và công tác quản lý nền kinh tế theo hướng tốt hơn và ổn định hơn. 1.2. Tình hình chung của nông nghiệp thế giới Tình hình chung về nông nghiệp thế giới được FAO, John Willey & Son (1995), Wagner (1999) và Khoa (2003) tóm tắt như sau: - Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng chậm dần (1960s: 3,0%; 1970s: 2,3%; 1980-92: 2,0%, trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 chỉ khoảng 1,0- 1,5%) và tăng chậm hơn so với tốc độ chậm so với tốc độ tăng dân số. Mức lương thực bình quân đầu người là 302 kg/năm trong thời kỳ 1969-1971, đạt mức tối đa 342 kg trong giai đoạn 1984-1986, sau đó giảm còn 326 kg trong các năm 1990- 1992. Mặc dù mức này có thể tăng trong một vài năm đầu của thập kỷ 2000-2010, nhưng có thể cũng chỉ dao động ở mức 326 kg/người/năm vào năm 2010. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 4
- Kinh tế Thủy sản – Chương 1 - Chăn nuôi tiếp tục gia tăng, đặc biệt là bò và gia cầm (nhưng vài năm trở lại đây bệnh dịch như bò điên và cúm gia cầm đang là mối quan tâm lớn). - Mặc dù các vấn đề về môi trường và xã hội đã và đang được quan tâm hơn, nhưng gia tăng mức độ thâm canh hóa làm tăng thêm việc sử dụng phân vô cơ và hóa chất khoảng 4 lần trong 20 năm vừa qua. - Các áp lực tiếp tục gia tăng đối với nông nghiệp và môi trường, đặc biệt là: + Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt; + Suy thoái đất (1.2 tỷ ha trên toàn thế giới) và sa mạc hóa (0,5 triệu ha của Việt Nam) làm ảnh hưởng tới 30% diện tích đất; + Ô nhiễm do các tác nhân từ nước (nước mặn, chất thải, v.v.); + Tác động toàn cầu do tăng mức thâm canh hóa trong nông nghiệp nói chung. Bảng 1.1: Sản lượng ngũ cốc qui lúa, bình quân/năm và dự kiến 2010* Tổng sản lượng Dân số Sản lượng bình quân Diễn giải (Triệu tấn) (Triệu người) (kg/người/năm) 79/81 90/92 2010 79/81 90/92 2010 79/81 90/92 2010 Toàn thế giới 1444 1756 2334 4447 5387 7150 325 326 326 Các nước DCs 793 873 1016 1170 1262 1406 678 692 722 Các nước LDCs 651 883 1318 3277 4125 5744 200 214 229 Nguồn: FAO và Willey & Son, 1995. *: DCs cho các nước phát triển, LDCs cho các nước kém phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp, các vấn đề như: kỹ thuật thích hợp, thị trường của các đầu vào cho sản xuất, thị trường cho sản phẩm làm ra, cũng như sở thích của người tiêu thụ, cơ cấu ngành và sự lo ngại về các vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, đáng chú ý là: (1) Ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng với những quan tâm ngày càng nhiều về quản lý dinh dưỡng & chất thải cũng như chất lượng nước & không khí. (2) Suy giảm chức năng của các nhà máy chế biến ở các vùng của nhiều quốc gia. (3) Quản lý tài chánh và tiếp thị vượt qúa khả năng của rất nhiều cơ sở sản xuất. (4) Cơ sở hạ tầng nông thôn không đáp ứng nổi việc gia tăng chăn nuôi với các loại hình và quy mô sản xuất. (5) Gia tăng chăn nuôi đòi hỏi phải có trình độ quản lý nguồn nhân lực cao hơn. (6) Nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng cả về chủng loại, số lượng và chất lượng sản phẩm. (7) Người tiêu thụ cuối cùng ngày càng có nhu cầu được cung cấp thông tin ở mức độ càng nhiều, nhanh và chính xác hơn. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 5
- Kinh tế Thủy sản – Chương 1 1.3. Tình hình chung của thủy sản thế giới Tình hình chung của thủy sản thế giới được FAO (2002) trình bày trong The State of World Fisheries and Aquaculture 2000, 2002 (Bảng 1.2). Các nét chính được tóm tắt như sau: - Tổng sản lượng hằng năm tăng nhanh (13% trong giai đoạn1985-95) đạt 128-130 triệu tấn trong mấy năm gần đây, nhưng biến động tương đối lớn giữa các năm. - Nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh với tốc độ bình quân 7,6%/năm và đạt khoảng 37,5 triệu tấn vào năm 2001, chiếm 29,1% tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới. Khai thác còn chiếm tỷ trọng cao nhưng gần như không tăng do đã gần đạt mức năng suất tối đa. - Khoảng 2/3 tổng sản lượng thuỷ sản được con người sử dụng trực tiếp. Phần còn lại được chế biến dưới nhiều hình thức, trong đó khoảng 25% dùng làm bột cá trong chăn nuôi và các mục đích phi thực phẩm khác. Bảng 1.2: Sản lượng thủy sản thế giới trong những năm gần đây (triệu tấn)* Mô tả 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001** 1. Mặt nước nội địa 18.8 21.4 23.4 25.1 26.7 28.6 30.2 31.2 + Khai thác 6.7 7.2 7.4 7.5 8.0 8.5 8.8 8.8 + Nuôi trồng 12.1 14.1 16.0 17.6 18.7 20.1 21.4 22.4 2. Biển 93.4 94.8 96.9 97.3 90.4 9820 100.2 97.6 + Khai thác 84.7 84.3 86.0 86.1 78.3 84.7 86.0 82.5 + Nuôi trồng 8.7 10.5 10.9 11.2 12.1 13.3 14.2 15.1 Tổng cộng (1 + 2) 112.3 116.1 120.3 122.4 117.2 126.6 130.4 128.8 + Khai thác 91.4 91.6 93.5 93.6 86.3 93.2 94.8 91.3 + Nuôi trồng 20.8 24.6 26.8 28.8 30.9 33.4 35.6 37.5 Sử dụng: + Tiêu thụ trực tiếp 79.8 86.5 90.7 93.9 93.3 94.4 96.7 99.4 + Bột cá và dầu cá 32.5 29.6 29.6 28.5 23.9 32.2 33.7 29.4 . Dân số (tỷ người) 5.6 5.7 5.7 5.8 5.9 6.0 6.1 6.1 . Kg/người/năm 14.3 15.3 15.8 16.1 15.8 15.8 16.0 16.2 Nguồn: FAO (2000, 2002); *: Không tính rong biển; **: Số ước tính. - Mức gia tăng tập trung chủ yếu ở Trung Quốc. Sản lượng bình quân/người/năm tăng dần: 14,3 kg/1994; 15,7 kg/1996; 15,8 kg/1997 và 16,2 kg vào năm 2001. Tuy nhiên, nếu không kể Trung Quốc thì sản lượng bình quân/đầu người năm 1996 là 13,3 kg (không thay đổi đáng kể so với cuối 1980s và đầu 1990s). Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 6
- Kinh tế Thủy sản – Chương 1 - Sản phẩm thuỷ sản cung cấp bình quân 14,3% tổng lượng protein động vật cho con người thời gian đầu 1960s; và khoảng 16% năm 1997 (Trung Quốc: 20% năm 1997). - Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác cũng tăng nhanh, nhưng sản lượng thủy sản tăng nhanh hơn, ở mức 13% trong thập niên 1990s vừa qua. Mức tiêu thụ được dự đoán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tiêu thụ thịt bò và gia cầm vào thập niên đầu thế kỷ 21 này. - Ảnh hưởng của El Nino và những biến động lớn về thời tiết cho thấy co tác động làm giảm sản lượng thuỷ sản, năm1998 chỉ đạt 115 triệu tấn (giảm 6% so với 1997). - Các thị trường lớn cho các sản phẩm thủy sản là Mỹ, Nhật, Châu Âu nhưng có nhiều biến động. Ví dụ: Năm 1998, Nhật giảm lượng nhập 8% (tương ứng 10% giá trị) so với 1997. Nhưng thị trường Mỹ gia tăng lượng nhập 9% (tương ứng 5% giá trị). Theo FAO (1998), tổng sản lượng thủy sản thế giới ở thời điểm năm 2010 có thể được dự đoán theo hai hướng: lạc quan và bi quan và nằm trong khoảng 107-144 triệu tấn, trong đó có khoảng 30 triệu tấn được dùng làm bột cá và các mục đích phi thực phẩm khác (Bảng 1.3). Bảng 1.3: Các mức dự kiến của tổng sản lượng thủy sản thế giới năm 2010 (triệu tấn) Diễn giải Bi quan Lạc quan 1. Đánh bắt 80 105 2. Nuôi trồng 27 39 Tổng sản lượng 107 144 + Không dùng cho tiêu thụ trực tiếp 33 30 + Con người tiêu thụ trực tiếp 74 114 Nguồn: FAO, 1998. Sự phát triển của ngành thuỷ sản còn gặp rất nhiều trở ngại cả về các vấn đề sinh học, môi trường, kỹ thuật, kinh tế-xã hội và chính sách. FAO (2000) xác định ba nhóm vấn đề cơ bản: (1) khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các công nghệ và nguồn tài chánh, (2) các tác động về môi trường, (3) dịch bệnh thuỷ sản. Vì vậy, những vấn đề sau đây được NACA & FAO (2000) đánh giá là cần được ưu tiên nghiên cứu để tìm ra giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong thời gian đầu của thế kỷ 21: - An toàn lương thực và sự chấp nhận NTTS của các hộ nghèo ở vùng nông thôn. - Kỹ thuật và công nghệ mới bao gồm cả nuôi trong hệ thống tuần hoàn, nuôi lồng bè trên biển, sử dụng nguồn nước kết hợp, quản lý tổng hợp các hệ sinh thái, gia hoá (thuần hóa) và chọn lọc bầy thuỷ sản bố mẹ cũng như cải tiến gen. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 7
- Kinh tế Thủy sản – Chương 1 - Kỹ thuật canh tác để tăng hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững của môi trường. - Quản lý sức khỏe của đối tượng nuôi. - Dinh dưỡng trong NTTS. - Sử dụng sản phẩm có liên quan chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản. - Thúc đẩy thương mại thuỷ sản, hỗ trợ các hợp tác vùng và quốc tế. - Gia tăng đầu tư, tăng cường sự hỗ trợ về thể chế và giáo dục /huấn luyện cho NTTS. Mặc dù mỗi quốc gia có tiềm năng lớn về thủy sản đã và đang có chiến lược và các chính sách được đề ra cho việc phát triển NTTS, nhưng các chiến lược và chính sách này cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác thủy hải sản và biến động của các thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong từng quốc gia, từng khu vực và trên toàn thế giới. 1.4. Vai trò và quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam 1.4.1. Vai trò của ngành thủy sản Việt Nam Đã có rất nhiều tài liệu đề cập tới vai trò tích cực của thủy sản đối với xã hội loài người và nhìn chung có thể tóm tắt các vai trò đó ở Việt Nam như sau: - Cung cấp sản phẩm thiết yếu cho con người. Sản phẩm thủy sản là nguồn đạm động vật rẻ tiền cho người nghèo và là nguồn dinh dưỡng ít nguy hiểm cho người giàu. Trên toàn thế giới hiện nay, mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản là 5-9,7 kg/người/năm. Ở Việt Nam, mức tiêu thụ là 13-15 kg và riêng ở ĐBSCL thì con số này cao hơn 30 kg. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến cả về thực phẩm cho con người và thức ăn cho chăn nuôi cũng như các mục đích khác. - Tạo thêm nguồn ngoại tệ mạnh cho công cuộc phát triển đất nước. Ngành thuỷ sản thường đứng hàng thứ 3 tới thứ 5 trong tổng kim ngạch của các mặt hàng xuất khẩu. - Tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động ngày một gia tăng của cả nước. Tính từ những năm cuối thập kỷ 90, hằng năm có khoảng 3 triệu lao động tham gia nghề cá, trong đó nuôi trồng khoảng 500 ngàn lao động và hơn 1 triệu lao động dịch vụ trong toàn ngành. - Là thị trường cho nhiều ngành sản xuất và dịch vụ khác (nguyên nhiên vật liệu, hóa chất, xây dựng, vận tải, nghiên cứu và đào tạo, v.v.). - Góp phần sử dụng đầy đủ và hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có. - Tăng cường tính đoàn kết hợp tác trong sản xuất của những người tham gia sản xuất thuỷ sản và trong cộng đồng dân cư, góp phần phát triển cộng đồng nông thôn. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 8
- Kinh tế Thủy sản – Chương 1 Sản phẩm thủy sản là sản phẩm truyền thống của các nước Châu Á nơi chiếm đa số dân số thế giới. Với sự gia tăng dân số và các vấn đề nảy sinh gần đây liên quan tới chất lượng sản phẩm từ gia súc gia cầm thì sản phẩm thủy sản, đặc biệt là từ nuôi trồng thủy sản, sẽ tiếp tục giữ vững vai trò của mình thông qua các ưu thế sau: - Cung cấp năng lượng, các vitamin A, D, B12, và các khoáng chất vi lượng cần thiết khác cho đại bộ phận dân số của Việt Nam; - Hàm lượng protein cao nhưng mức cholesterole thấp hơn so với các nguồn đạm động vật khác vì vậy tốt hơn cho sức khỏe con người; - Hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, bình quân FCR trong khoảng 1,5-2,0 và không đòi hỏi chi phí thức ăn cao, trong khi FCR của gia cầm là 2,0-2,5 và của gia súc là 2,5-3,5. 1.4.2. Quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam Một cách tổng quan, sự phát triển của ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng đối với Việt Nam không chỉ về mặt kinh tế và môi trường mà cả về an ninh lương thực và an ninh xã hội. Nhìn chung, tiềm năng của ngành thủy sản của Việt Nam là rất lớn cả về khai thác và nuôi trồng. Quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam trong thập kỷ qua được tóm lược trong bảng tổng kết các chỉ tiêu chủ yếu của khai thác và NTTS trên website của Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản (Chú ý tham khảo thêm: “Mười sự kiện nổi bật của ngành thủy sản trong thập kỷ 90” trong Tạp chí Thuỷ sản, số 5/ 2000 và các báo cáo hằng năm của Bộ Thủy sản, 2002-2004). Miền núi & Có rất nhiều nguồn tài liệu giúp nắm Trung du thêm thông tin về tiềm năng và sử dụng phía Bắc diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy Đồng bằng sản ở Việt Nam. Lưu ý là diện tích tiềm sông Hồng năng thường thay đổi do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu sản Duyên hải Bắc Trung xuất nông nghiệp và tác động của những bộ công trình thủy lợi, thủy điện, tái định Duyên hải Miền cư và chính sách bảo vệ môi trường. Trung Về mặt lịch sử, Việt Nam được chia làm 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Tây nguyên Theo cách phân chia vùng địa lý kinh tế, có 7 vùng sinh thái trong đó vùng Miền Miền Đông núi và Trung du phía Bắc được chia làm Nam bộ 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc (Hình 1.1). Miền Trung gồm 3 vùng và Miền Đồng bằng Nam gồm 2 vùng. sông Cửu Long Điều kiện sinh thái và kinh tế-xã hội của mỗi vùng tạo ra các điều kiện và Hình 1.1: Các vùng sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khó khăn riêng cho phát triển thủy sản ở từng vùng. Xét ở mức bình quân của toàn quốc, cho tới năm 2002 đã có khoảng 59,5% tổng diện tích mặt nước tiềm năng được dùng cho nuôi trồng thủy sản, trong đó mức độ sử dụng mặt nước tiềm năng ở các thủy vực mặn lợ cao hơn so với ở các thủy vực nước Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 9
- Kinh tế Thủy sản – Chương 1 ngọt (76,8% so với 45,0%). Mức độ sử dụng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản cao nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, kế đó là Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Miền Trung. (1) Miền núi và trung du phía bắc: Trải rộng trên 15 tỉnh, trong đó Quảng Ninh là tỉnh duy nhất giáp biển. Vùng này có tổng diện tích 10.096.400 ha (tương đương 30,7% diện tích của Việt Nam). Tiềm năng diện tích nuôi thủy sản của vùng là 198.000 ha (11,84% diện tích tiềm năng của Việt Nam). Hồ tự nhiên và nhân tạo của vùng chiếm khoảng 69% tổng diện tích mặt nước lớn của cả nước. Năm 2002, đã có khoảng 33,8% tổng diện tích tiềm năng được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện thích hợp cho nuôi cá lồng ở biển, có thể lên tới 3,300 ha. Bảng 1.4: Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước cho NTTS của Việt Nam (2002) Loại hình mặt nước 1994 2002 Tiềm năng, Sử dụng, Tỷ lệ sử dụng Tiềm năng, Sử dụng, Tỷ lệ sử dụng, 1994 (ha) 1994 ( ha) 1994 (%) 2001 (ha) 2002 ( ha) 2002 (%) 1. NƯỚC NGỌT 1136.231 387.680 34,1 911.740 410.537 44,8 + Ao hồ nhỏ 116.136 35.400 30,5 144.551 101.648 70,3 + Mặt nước lớn 340.055 117.610 34,6 244.361 38.570 15,8 + Ruộng trũng 580.040 234.670 40,5 446.151 239.379 53,7 + Khác 100.000 - 0,0 76.677 29.103 38,0 2. NƯỚC MẶN LỢ 960.130 167.901 17,5 761.138 584.564 76,8 + Vùng triều 660.130 167.910 25,4 635.383 577.412 90,9 + Vịnh, vũng quanh đảo 300.000 - 0,0 125.755 7.152 5,7 3. ĐẤT CÁT VEN BIỂN - - - 20.000 0.120 0,6 TỔNG CỘNG 2096.361 555.590 26,5 1692.878 995.101 58,7 Nguồn: Tổng hợp từ nhiều báo cáo của Bộ Thủy sản, 2001-2003. (2) Đồng bằng sông Hồng: gồm có 8 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng). Tổng diện tích của vùng là 1.478.900 ha (tương đương với 4,5% tổng diện tích của cả nước). Tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản là 185.288 ha (hay 11,08% tiềm năng diện tích mặt nước của Việt Nam). Năm 2002, đã có khoảng 52,1% tổng diện tích mặt nước tiềm năng được sử dụng dụng cho nuôi trồng thủy sản. Thêm vào đó, khoảng 39.776 ha mặt nước của Vịnh Bắc Bộ có thể sử dụng được để nuôi biển. (3) Bắc duyên hải Miền Trung: gồm 6 tỉnh với tổng diện tích tự nhiên là 5.150.000 ha (tương đương 15% cả nước). Tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản 132.758 ha (hay 7,94% tổng diện tích tiềm năng của Việt Nam. Năm 2002, đã có khoảng 46,2% tổng diện tích mặt nước tiềm năng của vùng được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Ở vùng này cũng có thể sử dụng khoảng 37.638 ha mặt biển cho nuôi biển. Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 10
- Kinh tế Thủy sản – Chương 1 (4) Nam duyên hải Miền Trung: có 7 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Đà Nẵng). Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 4.420.000 ha với diện tích mặt nước tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản là 61.366 ha (tương đương với 3,67% tổng tiềm năng diện tích mặt nước của Việt Nam. Đây là vùng đi tiên phong trong sản xuất tôm giống tôm biển và nuôi thịt mang tính thương mại. Năm 2002 đã có khoảng 37,2% tổng diện tích tiềm năng được dùng cho nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, có rất nhiều hồ chứa cùng với khoảng 22.000 ha mặt biển có thể dùng cho nuôi trồng thủy sản. (5) Tây nguyên: là vùng gồm 5 tỉnh với tổng 5.440.000 ha. Vùng này chiếm khoảng 11,6% tổng diện tích hồ chứa và có tiềm năng diện tích mặt nước khoảng 34.186 ha (hay 2,04% tổng diện tích tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam). Năm 2002 đã có khoảng 32,8% tổng diện tích tiềm năng được dùng cho nuôi trồng thủy sản. (6) Đông Nam Bộ: gồm 5 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Tp. Hồ Chí Minh) với tổng diện tích tự nhiên là 2.340.000 ha (hay 7,0% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Tiềm năng diện tích mặt nước của vùng là 97.433 ha (tương đương 5,82% tổng tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Năm 2002, đã có khỏang 24,7% diện tích tiềm năng này được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. (7) Đồng bằng sông Cửu Long: gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích 3.960.000 ha (hay 12,0% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản của vùng được xác định là khoảng 963.700 ha (tương đương với 57,61% tổng diện tích tiềm năng của cả nước). Năm 2002, đã có khoảng 73,9% diện tích tiềm năng này được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Tới năm 2000, có khoảng 5.314.000 người sống dọc theo vùng ven biển của Việt Nam. Số dân này thuộc về 714 xã và 116 thị trấn của 28 tỉnh và thành phố ven biển (5 tỉnh ở Miền Bắc, 6 ở Bắc Trung Bộ, 8 ở Nam Trung Bộ, và 10 ở ven biển phía Nam). Trong tổng số dân sống ven biển này, hơn 4 triệu người sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở vùng đầm phá hoặc trên đảo. Năm 1995, lực lượng lao thường xuyên trong ngành là 1.039.000. Trong đó 560.000 lao động tham gia khai thác, 420.000 lao động tham gia nuôi trồng thủy sản và 59.000 lao động trong các xí nghiệp chế biến thủy sản. Những con số về lực lượng lao động tương ứng vào năm 2000 là: 2.237.000; 427.000; 560.000; và 250.000. Ngoài ra, còn có khoảng 1 triệu lao động tham gia dưới dạng các dịch vụ hỗ trợ cho ngành thủy sản (Bộ Thủy sản, 2002). Từ đầu những năm của thập kỷ 90, Việt Nam thường xuyên đứng hàng thứ bảy trên thế giới về tổng sản lượng sản phẩm thủy sản. Từ năm 2000, Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD và đứng hàng thứ 29 về sản lượng thủy sản xuất khẩu. Cho tới đầu năm 2001, cả nước đã có 266 nhà máy chế biến thủy sản, trong đó 77 nhà máy đã đạt tiêu chuẩn xuất sản phẩm sang thị trường Châu Âu. Các con số này đã là trên 300 và 153 nhà máy vào cuối năm 2004 (Bộ Thủy sản, 2004). Đóng góp của sản phẩm thủy sản trong tổng giá trị nông lâm thuỷ sản phẩm của Việt Nam được thể hiện ở Bảng 1.5 theo xu hướng gia tăng hằng năm. Tỷ trọng của nông lâm ngư nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) theo khuynh hướng chung là ngày càng giảm đi mặc dù có sự gia tăng về giá trị thực của tổng sản lượng và tổng giá trị. Nhưng đóng góp của thuỷ sản trong tổng giá trị nông lâm ngư nghiệp trong những năm gần đây có xu Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 11
- Kinh tế Thủy sản – Chương 1 hướng gia tăng hằng năm cả về tổng giá trị thực và tỷ trọng, tăng từ 11,6% trong năm 1990 lên 18,1% vào năm 2001. Mọi sự phát triển đều có ngưỡng tới hạn và chúng ta một khi mong muốn có một nghề cá bền vững thì cũng cần chấp nhận một mức tới hạn về sản lượng trong tương lai gần của nghề cá Việt Nam cả trong khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Bảng 1.5: Thủy sản và nông nghiệp của Việt Nam (theo giá cố định năm 1994) Diễn giải 1990 1993 1996 1999 2000 2001 Tổng cộng (tỷ đồng) 69.952,7 84.087,5 103.017,5 124.620,6 133.889,1 140.185,5 1. Thủy sản 8.135,2 10.707,0 15.369,6 18.252,7 21.777,4 25.568,9 2. Nông nghiệp 61.817,5 73.380,5 87.647,9 106.367,9 112.111,7 114.616,6 Tỷ trọng của thủy sản/ tổng cộng (%) 11,6 12,7 14,9 14,6 16,3 18,2 Nguồn: NXB Thống kê, 2000-2001. Theo Bộ NN&PTNT và Bộ Thủy sản (2003, 2004): có nhiều biến động đối với thị trường sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Nhật liên tục tăng về giá trị nhưng giảm dần về tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (1998: 42,3% và 2001: 26,1%). Trong khi đó thị trường Mỹ đã thành vị trí dẫn đầu (1998: 11,6% và 2001: 27,8%). Các vụ kiện bán phá giá cá da trơn (2003) và tôm (2004) đã từng làm cho nghề nuôi hai đối tượng nuôi chủ lực này lao đao trong thời gian qua và Nhật đã quay lại vị trí số 1 (32%), Mỹ (24,7%) và Châu Âu gia tăng thêm vai trò với 10,3%. Cần quan tâm phát triển cả cả thị trường trong và ngoài nước cho các sản phẩm thủy sản trong khi các rào cản thương mại cần được hết sức chú ý trong việc phát triển nghề cá Việt Nam theo tiến trình hội nhập với sự phát triển chung của nghề cá và kinh tế toàn cầu đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản cũng như kiểm soát môi trường. 1.5. Quan điểm tiếp cận theo hệ thống và khái niệm về phát triển bền vững 1.5.1. Mối quan hệ giữa thủy sản và môi trường Khi xem xét sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, cần xem xét tác động hai chiều từ cả hai phía: các tác động tích cực và tiêu cực. (1) Ảnh hưởng của môi trường đối với nuôi trồng thủy sản bao gồm: - Môi trường tự nhiên bao gồm khí hậu, đất, nước .v.v. ảnh hưởng rất lớn tới sức sản xuất của đất đai/diện tích mặt nước, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản và thức ăn tự nhiên. - Môi trường nhân tạo như: mức độ ô nhiễm (xói mòn, thoái hóa đất, khói, bụi, chất thải rắn, lỏng, khác,...) thường được nhìn nhận theo tác động tiêu cực đối với cả Lê Xuân Sinh - Đại học Cần Thơ 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo Trình Bệnh học thủy sản phần 2 - ThS.GV Kim Văn Vận
262 p | 287 | 145
-
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI GIÁP XÁC
150 p | 422 | 87
-
GIÁO TRÌNH MÔN NGƯ LOẠI TẬP I
119 p | 410 | 87
-
Giáo trình Ngư loại I
0 p | 357 | 75
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi giáp xác
82 p | 260 | 54
-
GIÁO TRÌNH HỌC KINH TẾ THỦY SẢN
264 p | 186 | 42
-
Nuôi trồng thủy sản
12 p | 123 | 22
-
Giáo trình môn học Sinh lý động vật thủy sản (Nghề Nuôi trồng thủy sản) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
91 p | 135 | 22
-
Giáo trình môn học Sản xuất giống và nuôi cá cảnh (Nghề: Nuôi trồng thủy sản) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
78 p | 59 | 13
-
Giáo trình Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
34 p | 33 | 13
-
Giáo trình mô đun Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Nghề Nuôi trồng thủy sản) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
77 p | 58 | 12
-
Giáo trình môn học Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
67 p | 75 | 12
-
Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh động vật thúy sản (Ngành/nghề: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt): Phần 2 - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
56 p | 40 | 10
-
Giáo trình mô đun Nuôi cá và đặc sản nước ngọt (Nghề Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
49 p | 32 | 9
-
Giáo trình Khuyến ngư và phát triển nông thôn (Nghề Nuôi trồng thủy sản) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
62 p | 56 | 8
-
Giáo trình môn Vi sinh vật (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
96 p | 25 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn