Giáo trình Nâng chuyển ống (Nghề: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
lượt xem 5
download
Giáo trình Nâng chuyển ống (Nghề: Cấp thoát nước - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Thao tác các nút nối, buộc, móc, khoá cáp cơ bản; Nâng hạ hàng bằng pa lăng; nâng, hạ, di chuyển hàng bằng tời; nâng, hạ di chuyển ống, thiết bị xe nâng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nâng chuyển ống (Nghề: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
- NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 16: NÂNG CHUYỂN ỐNG NGHỀ: CẤP THOÁT NƯỚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh bình năm 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã phát minh ra rất nhiều các loại ống cấp nước cũng như các thiết bị nâng chuyển khác nhau. Chúng khác nhau không chỉ về cấu tạo, nguyên lý làm việc mà còn ở các đặc tính, các thông số kỹ thuật... Chính vì điều này, học sinh nghề cấp thoát nước cần phải nắm chắc các kiến thức về các thiết bị nâng chuyển. Để đáp ứng nhu cầu trên, trong nội dung chương trình đào tạo trình độ Trung cấp. Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình biên soạn cuốn giáo trình “ Nâng chuyển ống” nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về nghề cấp thoát nước. Cuốn giáo trình “Nâng chuyển ống” được viết theo chương trình khung của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Nội dung giáo trình đưa ra nhiều bài học thực hành cơ bản bổ ích và hiệu quả cho học sinh Chúng tôi hy vọng cuốn giáo trình này sẽ được sử dụng hữu ích trong việc phát triển khả năng nghề của học sinh tại môi trường làm việc công nghiệp đích thực. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm biên soạn chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp và độc giả! Ninh Bình, Ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Mây 2. Nguyễn Thế Sơn 3. Đinh V ăn Mười 3
- Contents GIÁO TRÌNH 1 MÔ ĐUN 16: NÂNG CHUYỂN ỐNG 1 NGHỀ: CẤP THOÁT NƯỚC 1 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ 1 Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình 1 Bài 1: Thao tác các nút nối, buộc, móc, khoá cáp cơ bản 5 1. Công tác chuẩn bị 5 2. Thực hành các nút nối, buộc, móc, khoá cáp 6 3. Kiểm tra, đánh giá kết thúc công việc 17 Bài 2: Nâng, hạ hàng bằng pa lăng 21 1. Công tác chuẩn bị 21 2. Công tác kiểm tra 28 3. Treo Palăng 28 4. Nâng ống, thiết bị bằng palăng 28 5. Hạ ống, thiết bị bằng palăng 29 6. Di chuyển ống, thiết bị bằng palăng 29 7. Đánh giá kết thúc công việc 29 8. Bảo dưỡng pa lăng 30 Bài 3: Nâng, hạ, di chuyển hàng bằng tời 33 1. Công tác chuẩn bị 33 2. Công tác kiểm tra 39 3. Cố định tời và pu li chuyển hướng 39 4. Nâng ống, thiết bị bằng tời 39 5. Hạ ống, thiết bị bằng tời 39 6. Di chuyển ống, thiết bị bằng tời 39 7. Đánh giá kết thúc công việc 39 8. Bảo dưỡng tời 40 Bài 4: Nâng, hạ, di chuyển ống, thiết bị xe nâng 43 1. Công tác chuẩn bị 43 2. Công tác kiểm tra 49 3. Nâng ống, thiết bị bằng xe nâng 49 4. Đánh giá, kết thúc công việc 59 5. Bảo dưỡng xe và thiết bị nâng chuyển 60 4
- Bài 1: Thao tác các nút nối, buộc, móc, khoá cáp cơ bản I. Mục tiêu: - Lựa chọn được các loại dây; - Nêu được cấu tạo, công dụng của nút nối, móc, khoá cáp thông dụng; - Thao tác đựơc các nút nối, buộc, móc, khoá cáp đúng quy trình; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tổ chức nơi làm việc hợp lý. II. Nội dung A. Lý thuyết liên quan 1. Công tác chuẩn bị - Nghiên cứu bản vẽ thiết kế và bảng kê chi tiết dụng cụ, vật liệu, thiết bị lắp đặt đường ống, lắp đặt máy bơm ... - Lập bảng thông kê chi tiết các loại: Dây Cáp: Hình 1.1: Dây cáp Các loại mỏ móc: 5
- Hình 1.2: Mỏ móc Các loại cờ lê cầm tay: Hình 1.3: Các loại cờ lê cầm tay 2. Thực hành các nút nối, buộc, móc, khoá cáp 2.1. Tháo cáp Khi lấy cáp ra khỏi lô hoặc cuộn, lô hoặc cuộn cần phải quay vì cáp không quấn. Mọi cố gắng để tháo cáp quấn từ lô hoặc cuộn đứng yên tại chỗ sẽ làm cáp bị xoắn, thắt nút hỏng không thể sửa chữa được. 6
- Những minh hoạ dưới đây cách làm đúng, sai khi dỡ cáp khỏi lô. Hết sức chú ý không kéo lê cáp qua các vật cản trở, trục dốc hoặc các góc vòng quanh. Tránh các góc rộng giữa lô cáp và puli đầu tiên. Cáp có thể cuốn trong puli gây ra cáp bị tháo sợi. Điều này đặc biệt quan trọng cho các cấu trúc chạy song song, lung lay và cấu trúc cáp chống xoay. * Tránh luồn cáp qua những puli nhỏ đổ võng và tránh thay đổi mặt phẳng từ phương thẳng đứng sang phương nằm ngang. Nếu phải tháo cáp to và nặng, hãy sử dụng một cái phanh hãm để giữ một độ căng nhẹ cho cáp. Không bao giờ để cáp chạy chùng và có dạng thòng lọng. Tất cả những điều nhắc nhở này được áp dụng cả cho cáp Python cũng như cáp chuẩn 6 tao, 19 x7, 19 x19 và cáp 34 x 7. Hình 1.4: Thực hiện các bước tháo cáp đúng yêu cầu kỹ thuật 7
- Hình 1.5: Thực hiện các bước tháo cáp sai yêu cầu kỹ thuật Rất cần thiết duy trì kế hoạch kiểm tra định kỳ, được hướng dẫn bởi các thủ tục cần tuân theo. Khi có bất kỳ một biểu hiện về sự suy giảm độ bền của cáp, cần phải quyết định việc có tiếp tục duy trì cáp đó trong công việc hay không. Quyết định này cần được đưa ra bởi người kiểm tra có kinh nghệm. Người này cần xác định dựa trên một số điểm sau: + Những chi tiết về vận hành của thiết bị. + Tần số kiểm tra. + Nhật ký bảo dưỡng. + Hậu quả của sự cố. + Những bản ghi chép trước đó về những thiết bị tương tự. - Dây tăm bị đứt. - Thời gian ngắn sau khi lắp đặt. Những sự cố về tăm dây đôi khi xảy ra khá sớm trong vòng đời của cáp, và hầu hết các trường hợp này không cần thay thế cáp. Nhớ vị trí và kiểm tra kỹ xem có thêm dây bị đứt hay không. Vứt bỏ đầu tăm dây bị đứt bằng việc bẻ đi bẻ lại. Bằng cách này, dây có thể sẽ đứt bên trong cáp chỗ các đầu dây bị gập lại 8
- giữa các tao. Các dây bị gãy này không phải do làm bởi nguyên liệu sản xuất dây kém . Hình 1.6: Kiểm tra cáp Một tăm dây đơn bị gẫy có thể loại bỏ bằng việc uốn cong và bẻ gẫy Trong quá trình vận hành dây cáp (mỏi đứt gẫy) Cáp phải được thay thế nếu tìm thấy một số lượng nhất định dây bị đứt, cho thấy cáp đã đat đến độ giới hạn vòng đời kém chịu đựng. Các khu vực kiểm tra cáp: + Kiểm tra điểm cuối của cáp. + Kiểm tra việc cuốn cáp sai gây biến dạng (các vùng bị dẹt) và mòn có thể rất nghiêm trọng tại các vị trí điểm giao nhau (chỉ các điểm giao nhau nếu các tang trống đa lớp). + Kiểm tra dây đứt. + Kiểm tra sự gỉ mòn. + Tìm kiếm những chỗ biến dạng gây ra bởi trọng tải giật. + Kiểm tra khu vực quấn dây qua puli để kiểm tra dây đứt mòn. + Kiểm tra chỗ cắt của dây cáp để cân bằng puli ( hoặc bù puli). 9
- Hình 1.7: Kiểm tra chi tiết cáp + Tìm những chỗ biến dạng. + Kiểm tra đường kính cáp so với đường kính cáp ban đầu. Giữ lại các bảng ghi chép kết quả đo sau mỗi kỳ nghỉ. Hãy lưu ý là đường kính cáp sẽ giảm đi chút ít sau khi lắp đặt. + Kiểm tra thật kỹ chiều dài khi chạy qua khối puli, đặc biệt mặt cắt tiếp xúc với puli khi cần cẩu trong điều kiện chịu tải. + Kiểm tra dây đứt hoặc mòn bề mặt. 2.2. Thực hành các nút nối, buộc, móc, khoá cáp Trước khi bắt đầu làm việc gì, hãy chắc chắn đường kính của cáp mới muốn lắp đặt phải đúng với cần cẩu. Hãy nhớ là hầu hết cáp thép đo đều có đường kính cao hơn đường kính lý thuyết một chút. Cáp chuẩn được phép cao hơn 5% so với đường kính lý thuyết của nó. Một số cáp Python được sản xuất với dung sai tối đa 4%. Cáp sắp thay thế có thể bị mòn và có thể đo được nhỏ hơn cáp bạn chuẩn bị lắp đặt. 10
- Hãy giữ lại bản ghi về đường kính cáp mới để sau này tham khảo. Cũng cần phải xác định đường kính cáp sẽ bị giảm đi bao nhiêu trong khi làm việc và cần biết đường kính thực tế của dây cáp sau đợt nghỉ đầu tiên. Khi đo cáp, đừng đo lớp trên cuộn. Kéo cáp ra ngoài khoảng vài cm và đo trên đường thẳng. Nên lấy 4 số đo của cáp quanh trục của nó và lấy kết quả trung bình. Hình 1.8: Đo đường kính cáp đúng quy định Hình 1.9: Đo đường kính cáp sai quy định Nếu bạn phải cắt cáp: Thường thì không nên cắt lại sợi cáp. Tuy nhiên có thể gặp phải trường hợp buộc phải cắt ngắn sợi cáp. 11
- Cần nhớ là những cấu trúc sau đã được tạo dạng trước một chút và luôn được dập xi nóng (vuốt nhọn) tại đầu mút. Dập xi nóng đôi khi được bọc bằng một miếng nhựa đỏ, để tránh cho đầu cáp bị sổ. Hầu hết các cấu trúc cáp không được tạo dạng trước. Việc cắt cáp không cẩn thận và đúng cách sẽ làm hỏng cáp. Trong khi cắt cáp, cần đặc biệt quan tâm tới việc buộc đầu cáp. Chúng tôi đưa ra 2 phương pháp: - Buộc đầu cáp với dây thép mềm. Hình 1.10: Buộc cáp với dây mềm - Buộc đầu cáp với ống kẹp chặt. Hình 1.11: Buộc cáp với kẹp chặt Các bước cắt cáp: + Vị trí cắt cáp ở giữa giây. 12
- + Dùng tay tháo dây buộc đầu cáp. Hình 1.12: Thao tác cắt tháo dây buộc + Dùng kìm cắt dây cáp. + Dùng kìm bẻ phần dây buộc. + Dùng kìm tháo dần dây buộc cáp. * Nối cáp cũ với cáp mới - Nối bằng phương pháp hàn: Hàn 2 dây cáp với nhau là thông thường trong công nghệ thép. Nếu việc đó được tiến hành đúng cách, việc hàn sẽ nâng cao đủ độ bền để hoàn thành việc lắp đặt cáp. Tuy nhiên chỗ hàn trên cáp khá cứng, và dây thép đã hàn có thể trở nên giòn và dễ gẫy. Khi chỗ hàn chạy qua puli, có một mối nguy hiểm là mối hàn có thể gãy. - Vòng thòng lọng: Một phương pháp thông thường cho những lắp đặt cáp cẩu nặng. Một ống thép chỉ to hơn đường kính của cáp một chút được dập nóng vào đầu cáp và một đầu cáp phụ ngắn hình thòng lọng nhô ra khỏi ống thép. Hoặc 13
- cáp cũ được trang bị cùng với một vòng thòng lọng, hoăc cáp cũ sẽ được nối với vòng thòng lọng cùng với một cái kẹp cáp. Hình 1.13: Vòng thòng lọng * Sử dụng các kẹp cáp Biện pháp thông thường nhất để lắp đặt cáp. Loại kẹp cáp phụ thuộc vào loại cáp và cấu trúc. Hình 1.14: Lồng cáp Cáp chống xoay cần phải được lắp đặt cùng với khớp xoay giữa cáp cũ và cáp mới. Cáp cũ có thể tăng momen quay trong vòng đời hoạt động của nó và cần đảm bảo là mo men quay này không chuyển sang cáp mới. Có thể được lắp đặt cùng với khớp xoay. Trên thực tế, nếu phải đổi cấu trúc này sang cáp 6 tao, đặc biệt khi cáp này có hướng xoắn khác biệt, thì khớp ổ xoay rõ ràng là có ích lợi. Không bao giờ được lắp khớp xoay. Nếu làm như vậy sẽ bị tở lớp cáp và bị hỏng không thể sửa chữa được. Nếu phải nối cáp 6 tao với những cấu trúc này, chúng tôi gợi ý bạn sử dụng cáp phụ với một nút rập nóng ở đầu cáp. Hàn nút này vào đầu cáp. Lần lượt, dùng 2 cái kẹp cáp và nói chúng với dây cáp phụ. 14
- Hình 1.15: Lắp cáp * Nêm hốc: Phụ kiện với nêm hốc thường thông dụng cho cần cẩu tháp và cẩu di động. Chúng hoạt động không cao bằng các ống dập nóng, hộc rèn nóng, hoặc hộc kẽm. Phụ thuộc vào cấu trúc cáp từng loại, tỷ lệ hiệu quả của chúng trong phạm vi 75% - 80%. Để có thông tin chi tiết hỏi nhà sản xuất nêm hốc. Việc lắp đặt cáp vào nêm hốc cũng tương tự như với cáp 6 tao 8 tao. Dưới đây là một số điều nên và không nên làm: - Luôn kiểm tra nêm, hốc,chốt trước khi lắp đặt. - Với cáp có kích thước trung bình sử dụng những hốc có kích thước lớn hơn một chút. - Để thẳng đầu cáp với dây trung tâm của chốt. - Dùng búa để đặt nêm và cáp sâu vào trong hốc. - Đưa lực vào để đặt nêm và cáp vào hốc. - Đảm bảo đầu cáp đã được hàn hoặc buộc chặt trước khi cài cáp vào hốc. Nếu không làm đúng như vậy có thể gây ra hiên tượng lõi bị trượt ra ngoài hoặc tao bị lỏng làm cáp hỏng nghiêm trọng. + Phần đuôi cáp thừa ra phải có độ dài tối thiểu bằng 6xđường kính cáp nhưng không được ít hơn 6 cm. + Không ghim, kẹp đầu chết cáp vào đầu hoạt động. Hình 1.16: Ghim kẹp cáp + Khi sử dụng cả cáp chống xoay kèm với một cái kẹp ống khoảng 3 - 5 cm ở phía trên hộc tới đầu hoạt động của dây cáp trước khi gắn socket. Ống kẹp sẽ tránh cho các tao ngoài bị lỏng dọc theo chiều dài của cáp, hiện tượng hay xảy ra trong quá trình lắp đặt. Nếu hiện tượng này xẩy ra cần thu ngắn sợi cáp lại một chút, nhưng sẽ kiềm chế khu vực bị hỏng vào một đoạn cáp ngắn. 15
- + Kẹp chặt mặt cắt đầu chết của cáp. Hình 1.17: Kẹp đầu cáp + Trong quá trình sử dụng, không đập đầu cáp chết với bất kỳ một dụng cụ gì. Hình 1.18: Các bước buộc cáp 16
- 3. Kiểm tra, đánh giá kết thúc công việc * Dưới những điều kiện hoạt động bình thường, các tăm dây sẽ bị đứt gẫy do bởi nguyên liệu có sức chịu đựng kém tại đỉnh của 1 tao. Thay tất cả sợi cáp tiêu chuẩn thay thế dựa trên độ mỏi của dây đứt tại đỉnh của tao dây - Kiểm tra bảo dưỡng trước khi đưa cáp vào sử dụng. Hình 1.19: Kiểm tra, bảo dưỡng cáp - Dây mỏi đứt gẫy tại đỉnh. Hình 1.20: Kiểm tra đỉnh cáp - Kiểm tra sự giảm đường kính của cáp. - Kiểm tra sự giãn căng của cáp. 17
- - Cáp chạy ra khỏi puli. Lưu ý đến vết hằn của mép gờ puli. Hình 1.21: Cáp chạy khỏi puli - Cáp quấn ngoài puli. Hình 1.22: Cáp quấn ngoài puli - Cáp bị xoắn nút do lắp đặt sai. B. Trình tự thực hiện STT Tên các Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ Các chú ý 18
- bước công thuật về an toàn việc lao động và sai phạm thường gặp 1 Công tác Các loại cờ lê cầm tay, - Xác định đúng - Chuẩn bị chuẩn bị mỏ móc, dây cáp. loại dụng cụ cần chưa đủ. chuẩn bị. - Xác định đúng, đầy đủ thiết bị để lắp đặt nối buộc cáp. 2 Lập bảng kê Bút, giấy, máy tính cầm - Lập bảng kê - Lập thiếu chi tiết dụng tay, máy vi tính. dụng cụ đầy đủ, dụng cụ thi cụ, vật tư. khoa học, đúng công lắp quy định. đặt. 3 Tháo cáp - Cáp, kìm. - Đầy đủ, đúng - Chọn cáp chủng loại cáp không đúng thực hành. chủng loại yêu cầu. 4 Nối cáp cũ - Cáp, kìm, mỏ móc, các - Kiểm tra được - Nối không với cáp mới. loại cờ lê cầm tay. những sai hỏng đúng kỹ của việc nối cáp. thuật. 5 Nối, buộc - Cáp, kìm, mỏ móc, các - Nối, buộc - Nối, buộc móc, khoá loại cờ lê cầm tay. móc, khoá cáp móc, khoá cáp. đúng kỹ thuật. cáp không đúng kỹ thuật. 19
- 6 Nghiệm thu - Bút, giấy - Dụng cụ, vật - Vật tư kết thúc công tư được chọn không đúng việc đạt yêu cầu kỹ xuất xứ. thuật. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình trang bị điện II Phần 10
11 p | 610 | 278
-
Bài giảng Trang bị điện trong máy
115 p | 250 | 123
-
Kỹ thuật thi công II - Chương 3
12 p | 736 | 108
-
Giáo trình: Thiết kế tàu chuyên dụng
92 p | 266 | 87
-
Chương 3: Cân bằng nhiệt Lò hơi
4 p | 252 | 75
-
Kỹ thuật đo lường điện tử - Chương 2
25 p | 191 | 47
-
Công nghệ laser trong cơ khí chế tạo - Chương 3
15 p | 149 | 43
-
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ THIẾT BỊ NĂNG LƯỢNG TÀU CÁ
70 p | 156 | 41
-
Công nghệ laser trong cơ khí chế tạo - Chương 4
24 p | 136 | 39
-
Giáo trình công nghệ tạo phôi nâng cao - Chương 2
5 p | 123 | 37
-
Tổng đài điện tử và mạng viễn thông - Chương 6
7 p | 146 | 32
-
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH II BÀI 2: XÁC ĐỊNH KIỀM TỰ DO VÀ ACID HỮU CƠ TỰ DO TRONG MỠ BÔI TRƠN
14 p | 172 | 31
-
Công nghệ laser trong cơ khí chế tạo - Chương 2
16 p | 112 | 19
-
Giới thiệu lý thuyết về PLC
31 p | 86 | 16
-
Quá trình hình thành giáo trình hướng dẫn cắt thép luyện kim trong công nghệ chế tạo hợp kim p2
10 p | 111 | 16
-
Giáo trình Chế tạo lọc bụi (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí) - CĐ Nghề Việt Đức, Hà Tĩnh
72 p | 44 | 11
-
Giáo trình mô đun Thi công xây trát cơ bản (Nghề Cấp thoát nước - trình độ trung cấp) - CĐ Cơ giới Ninh Bình
73 p | 42 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn