Giáo trình Nhập môn Công nghệ ô tô (Ngành: Bảo trì và sửa chữa ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
lượt xem 13
download
Giáo trình Nhập Môn Công Nghệ Ô Tô được biên soạn bởi giảng viên của Khoa công nghệ ô tô trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Nội dung giáo trình gồm có 3 chương được trình bày như sau: Giới thiệu tổng quan ô tô; An toàn lao động; Dịch vụ ô tô.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nhập môn Công nghệ ô tô (Ngành: Bảo trì và sửa chữa ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ Ô TÔ NGÀNH: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC : NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ Ô TÔ NGÀNH: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Công Thạnh Học vị: Thạc sĩ Đơn vị: Khoa công nghệ ô tô Email: nguyencongthanh@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Nhập Môn Công Nghệ Ô Tô được biên soạn bởi giảng viên của Khoa công nghệ ô tô trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo trình được biên soạn giúp sinh viên bậc Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có được tài liệu học tập thống nhất học phần. Môn học được bố trí học ở học kỳ bốn của chương trình đào tạo. Giáo trình gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan ô tô Chương 2: An toàn lao động Chương 3: Dịch vụ ô tô Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả nhận được sự hỗ trợ tích cực từ tập thể giảng viên của Khoa công nghệ ô tô. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên của Khoa công nghệ ô tô và đồng nghiệp đã hỗ trợ giúp tác giả hoàn thành Giáo trình. TP.HCM, ngày……tháng……năm……… Tác giả Nguyễn Công Thạnh KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1
- MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 2. Mục lục 3. Giáo trình mô đun 4. Chương 1: Giới thiệu tổng quan ô tô 1 5. Chương 2: An toàn lao động 37 6. Chương 3: Dịch vụ ô tô 59 7. Tài liệu tham khảo 83
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Nhập Môn Công Nghệ Ô Tô Mã môn học: MH2103612 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Mônhọc được bố trí trước khi học viên học các học phần tự chọn. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học trang bị kiến thức cho người học về ô tô hiện nay. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: - Giới thiệu chương: bao gồm các nội dung: + Định nghĩa ô tô, lịch sử phát triển ô tô trên thế giới và lịch sử phát triển của một vài dòng xe tiêu biểu. + Các phương pháp phân loại ô tô và ưu nhược điểm của từng loại. + Cấu tạo chung của các hệ thống trên ô tô - Về kỹ năng: + Phân biệt được các loại xe theo: hình dạng, kết cấu, chức năng, tải trọng. + Nhận dạng và định vị được các tổng thành, hệ thống chính trên ô tô, tra cứu được thông tin phương tiện. +Trình bày được nguyên lý cơ bản của các tổng thành chính trên ô tô. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng của trang bị bảo hộ. - Ý thức tính tỉ mỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ 1. Mục tiêu: - Giới thiệu chương: bao gồm các nội dung: + Định nghĩa ô tô, lịch sử phát triển ô tô trên thế giới và lịch sử phát triển của một vài dòng xe tiêu biểu. + Các phương pháp phân loại ô tô và ưu nhược điểm của từng loại. + Cấu tạo chung của các hệ thống trên ô tô - Mục tiêu chương: + Phân biệt được các loại xe theo: hình dạng, kết cấu, chức năng, tải trọng. + Nhận dạng và định vị được các tổng thành, hệ thống chính trên ô tô, tra cứu được thông tin phương tiện. +Trình bày được nguyên lý cơ bản của các tổng thành chính trên ô tô. 2. Nội dung bài: 2.1. Định nghĩa ô tô : Ô tô hay xe hơi là loại phương tiện giao thông chạy bằng bốn bánh có gắn động cơ. Tên gọi ô-tô được nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng Pháp xuất phát từ từ auto (tiếng Hy Lạp, nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng La Tinh, nghĩa là vận động). Từ automobile ban đầu chỉ những loại xe tự di chuyển được gồm xe không ngựa và xe có động cơ. Còn từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các loại có 4 bánh. Chữ "Xe Hơi" bắt nguồn từ chữ Hoa 汽车, phát âm theo Hán Việt là Khí Xa. Còn người Nhật gọi Xe hơi là 自動車 (Tự động xa) nghĩa là Xe tự động 2.2. Phân loại ô tô theo nguồn động lực. 2.2.1. Ô tô dùng động cơ Xăng Động cơ dùng tia lửa để đốt cháy hỗn hợp hơi xăng và không khí. Hơi xăng được hòa trộn với không khí trước khi đi vào xi lanh động cơ. Điều này tạo ra hỗn hợp khí-xăng có khả năng cháy cao. Sau đó hỗn hợp không khí – hơi xăng được nén lại và bốc cháy nhờ tia lửa điện ở bougie, tạo ra sự giãn nở nhiệt trong xi lanh sinh lực đẩy piston đi xuống. Chuyển động tịnh tiến của piston được biến đổi thành chuyển động quay của trục khuỷu nhờ vào cơ cấu trục khuỷu –thanh truyền. Hình 1.1: Xe dùng động cơ xăng: 1_Động cơ, 2_Bình nhiên liệu KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ 2.2.2. Ô tô dùng động cơ Diesel Khác với động cơ xăng, động cơ diesel nén không khí với tỉ số nén vào khoảng 22:1. Không khí được nén tới áp suất rat lớn nên nhiệt độ tăng cao (khoảng 538 oC), lúc này, dầu diesel được phun vào xi lanh dưới áp suất cao sẽ tự bốc cháy, sinh công và đẩy piston đi xuống. Hình 1.2. Động cơ diesel: 1_Động cơ, 2_Thùng nhiên liệu diesel 2.2.3. Ô tô dùng động cơ Điện Loại xe này sử dụng nguồn điện của accu để vận hành mô tơ điện. Thay vì dùng nhiên liệu, chỉ cần nạp điện cho accu mà thôi. Loại xe này mang lại nhiều lợi ích như: không gây ô nhiễm, không tiếng ồn khi hoat động… Hình 1.3. Ô tô dùng động cơ điện: 1_Bộ điều khiển công suất, 2_Mô tơ điện, 3_Accu 2.2.4. Ô tô dùng động cơ lai (Hybrid) Loại xe này được trang bị đồng thời hai nguồn động lực khác nhau là động cơ đốt trong và mô tơ điện. Do động cơ đốt trong dẫn động máy phát tạo điện năng nên không cần nguồn bên ngoài nạp điện cho accu. Hệ thống dẫn động bánh xe dùng nguồn điện 270V – 550V, ngoài ra các thiết bị khác dùng nguồn 12V. Khi xuất phát hoặc chạy trong thành phố, xe dùng động cơ điện cho ra moment xoắn cao mặc dù tốc độ thấp (đây chính là ưu điểm của động cơ điện). Khi tăng tốc hoặc chạy trên xa lộ, xe sẽ dùng động cơ đốt trong vì động cơ loại này có hiệu suất cao hơn khi vận hành ở tốc độ lớn. Bằng cách phân bố tối ưu hai nguồn động lực nêu trên sẽ giúp giảm ô nhiễm do khí thải và nâng cao tính kinh tế nhiên liệu. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 2
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ Hình 1.4. Ô tô Hybrid: 1_Động cơ, 2_Bộ đổi điện, 3_Hộp số, 4_Bộ chuyển đổi, 5_Accu 2.2.5. Ô tô dùng động cơ lai tế bào nhiên liệu FCHV Loại xe ôtô này sử dụng năng lượng điện tạo ra khi nhiên liệu hyđrô phản ứng với ôxy trong không khí sinh ra nước. Do nó chỉ thải ra nước, nó được coi là tốt nhất trong những loại xe có mức ô nhiễm thấp, và nó được tiên đoán sẽ trở thành nguồn năng lượng chuyển động cho thế hệ ôtô tiếp theo. Hình 1.5. Ô tô lai tế bào nhiên liệu FCHV 1_Bộ điều khiển công suất, 2_Mô tơ điện, 3_Bộ tế bào nhiên liệu, 4_Hệ thống chứa Hydro, 5_Ắc quy phụ 2.3. Phân loại ô tô theo kiểu dáng, kiểu truyền động. 2.3.1. Phân loại ô tô theo kiểu dáng a. Sedan: Là loại xe mui kín 4 chỗ ngồi, chú trọng tiện nghi của hành khách và lái xe. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 3
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ Hình 1.6. Mẫu xe sedan Sedan là một trong những dòng xe phổ biến nhất hiện nay. Về cơ bản, Sedan được định nghĩa là loại xe hơi 4 cửa với gầm thấp dưới 20 cm, có 4 chỗ ngồi hoặc hơn, mui kín. Đây là dòng xe có khoang hành lý tách biệt, trần xe kéo dài từ trước ra sau, nắp ca-pô và nắp cốp thấp hơn nóc của khoang hành khách. Sedan phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, từ người độc thân đến gia đình nhỏ cho đến các doanh nhân thành đạt. Ở Việt Nam những dòng sedan cơ bản như Toyota Altis, Camry, Kia K3, BMW 328i, Mercedes C/E/S, Audi A4/A6/A8. b. Coupe: Coupe có nghĩa là đôi, ngụ ý xe hơi 2 cửa nhưng số lượng chỗ ngồi trên xe không giới hạn chỉ 2 chỗ, vẫn có thể là 4 hoặc 5. Nhắc tới Coupe người ta nghĩ ngay đến những chiếc xe thể thao, đây là một mẫu xe mui kín rất phổ biến ngày nay, với động cơ vận hành hiệu suất cao. Hình 1.7. Mẫu xe coupe Do có nhiều điểm tương đồng với sedan và nhìn tổng thể không khác gì chiếc sedan nên có nhiều tranh cãi về định nghĩa này. Ngày nay, nhiều hãng sản xuất xe hơi đã giới thiệu rất nhiều mẫu xe được gọi là coupe 4 cửa, với sự khác biệt rất nhỏ so với dòng xe sedan. Cách để phân biệt couple 4 cửa và sedan đó là thể tích buồng lái của chúng, không KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 4
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ gian của xe coupe giới hạn dưới 30cm3. Mẫu xe coupe 4 cửa nổi bật đáng kể đến như Audi A7, Mercedes CLS, Aston Martin Rapide… c. Convertible: Là các xe có mui tháo hoặc gấp lại được. Mui có thể là loại hardroof (mui cứng), nhưng cũng có thể là loại phủ bạt hoặc da với gọng kim loại. Hiện nay, người ta có xu thế ít coi convertible là một dòng xe riêng, nó được liệt vào dòng cabriolet. Hình 1.8. Mẫu xe Convertible d. Pickup (bán tải): Đây là loại xe tải nhẹ có khoang động cơ kéo dài về phía trước của ghế lái xe Hình 1.9. Mẫu xe Pickup Pick-up được biết đến bởi dáng vẻ thể thao mạnh mẽ, dùng để đi lại cũng như chở hàng hóa rất tiện lợi với phần đuôi xe không có mui để người dùng dễ dàng chở hàng hóa (có thể gắn thêm mui phụ tùy mục đích sử dụng). Nó được trang bị thêm một thùng chở hàng ở phía sau, tách biệt hẳn với khoang ghế hành khách. Điểm khác biệt của dòng Pick-up đó là có thể chở được hàng hóa với kích thước quá khổ, điều mà những chiếc xe đa dụng khác không thể đảm nhiệm. Khung gầm của Pick-up tương tự như xe tải, phù hợp với nhiều địa hình. Trọng lượng Pick-up có thể vận chuyển hàng hóa từ 500- 700 kg. Ở Việt Nam, phân khúc xe bán tải ngày càng thịnh hành nhờ ưu điểm như một chiếc sedan lại chở được nhiều đồ cùng mức thuế phí rẻ hơn. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 5
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ Có thể kể đến những chiếc Pick-up rất phổ biến như: Toyota Hilux, Isuzu D-Max, Nissan Navara, Ford Ranger, Mitsubishi Triton… e. Lift back (Hatch back): Về cơ bản, loại này tương tự như loại coupe. khu vực dành cho người và hàng hóa được gắn liền nhau. Cửa hậu và cửa sổ hậu mở ra cùng với nhau. Hình 1.10. Mẫu xe Hatch back Hatchback là kiểu biến thể từ dòng xe sedan và coupe, điểm khác biệt đó là có thêm 1 cửa mở từ phía sau, thường là dạng mở cửa kéo lên và thông với 2 khoang chứa đồ cùng khoang hành khách. Có thể nói Hatchback là sự kết hợp hoàn hảo của chiếc xe chở người lẫn hàng hóa. Một số mẫu Hatch back cỡ nhỏ như: Kia Morning, Hyundai Getz… là những mẫu xe quen thuộc giá rẻ với người tiêu dùng Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra các mẫu Hatchback lớn hơn có sự góp mặt của: Ford Focus, Hyundai Veloster… f. Van and wagon: Loại này có không gian cho hành khách và hàng hóa liền nhau. Nó chở được nhiều người hay nhiều hàng hóa. Van chủ yếu để chở hàng, còn wagon chủ yếu để chở người. Hình 1.11. Mẫu xe Van g. SUV (Sport utility vehicle): là dòng xe hơi thể thao đa dụng. Kiểu dáng thể thao việt dã có hai khoang hành lý và hành khách liền nhau, gầm cao, thích hợp cho việc đi lại với địa hình đường sá gồ ghề, khấp khuỷu.Dòng xe thường có 5 đến 7 chỗ ngồi, tiện lợi cho gia đình hoặc những khách hàng trẻ ưa thích kiểu xe thể thao mạnh mẽ. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 6
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ Có thể thấy một số mẫu xe SUV ở Việt Nam phổ biến như Mitsubishi Pajero Sport, Ford Everest, Toyota Fortuner. Các hãng xe sang thì có những mẫu SUV cao cấp như BMW X5, Acura MDX, Audi Q7… Hình 1.12. Mẫu xe SUV h. CUV (Crossover Utility Vehicle) là loại xe ôtô được thiết kế theo kiểu xe việt dã thể thao nhưng nhỏ hơn, gầm xe thấp hơn. Thông thường CUV có cấu trúc thân xe liền khối với khung gầm và hệ thống truyền động, đồng thời cũng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Một số xe CUV có thể kể tên như Toyota RAV4, Volvo XC90, Acura MDX. Mercedes-Benz cũng hứa hẹn giới thiệu ra thị trường dòng xe CUV được thiết kế dựa trên khung gầm xe C-Class vào năm 2008. Hình 1.13. Mẫu xe CUV Khái niệm xe CUV có thể được hiểu dựa trên sự biến thể của SUV và Mini Van, CUV cân bằng giữa việc thiết kế thể thao và khả năng chở nhiều người, gầm khá cao nhưng trọng tâm xe thấp. Những mẫu xe CUV có thể kể đến như: Ford EcoSport, Nissan Murano S, Honda CRV, BMW X6... i. MPV (Multiple-Purpose Vehicle): là dòng xe đa dụng, có thể chuyển đổi giữa chở người và chở hàng hóa bằng cách gập hàng ghế sau lên xuống. Ở Mỹ dòng xe này thường được gọi là Minivan. Với mục đích chính là để chuyên chở nhiều người một cách an toàn, thoải mái, dòng MPV có những đặc điểm chính sau: Thường có 5-7 chỗ, 3 hàng ghế. Hàng ghế sau cùng thường nhỏ hơn và khi cần có thể gập lại, để tăng không gian chở đồ đạc. Gầm cao hơn xe Sedan và Hatchback, nhưng thấp hơn xe SUV hay Crossover. Phần ca-pô khá ngắn, thân xe bắt đầu từ gần mũi xe và kéo dài về sát phía đuôi để tăng không gian chuyên chở. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 7
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ Hình 1.14. Mẫu xe MPV 2.3.2. Phân loại ô tô theo kiểu truyền động Xe có thể được phân loại theo vị trí của động cơ, bánh xe chủ động và số lượng của bánh xe chủ động. a. FF (động cơ đặt phía trước, cầu trước chủ động): Do xe FF không có trục cácđăng, có thể tạo nên không gian rộng bên trong xe, do đó đạt được tính tiện nghi cao. b. FR (động cơ đặt phía trước, cầu sau chủ động): Do xe FR cân bằng tốt về trọng lượng, nó có tính ổn định và điều khiển tốt c. MR (động cơ đặt giữa, cầu sau chủ động): Do xe MR cân bằng tốt về trọng lượng giữa cầu trước và sau, nó có tính điều khiển rất tốt d. 4WD (4 bánh chủ động):Do xe 4WD dẫn động bằng cả 4 bánh xe, có có thể hoạt động ổn định dưới các điều kiện đường xấu. Trọng lượng của nó lớn hơn so với các loại xe khác a b c d Hình 1.15. Sơ đồ xe phân loại theo kiểu truyền động a. Loại FF b. Loại FR c. Loại MR d. Loại 4WD 2.4. Các thông số chính của ô tô : 2.4.1. Thông số kích thước trên ô tô KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 8
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ Hình 1.16. Sơ đồ kích thước xe A: Chiều dài tổng thể (Overall length, total length). B: Chiều rộng xe (Vehicle width). C: Chiều cao xe (Vehicle height). D: Phần nhô phía trước tính từ tâm bánh xe trước (Front overhang). E: Chiều dài cơ sở, khoảng cách giữa hai cầu xe (Wheel Base) F: Phần nhô ra phía sau tính từ tâm bánh xe sau (Rear overhang). G: Khoảng cách từ mặt đất đến sàn xe (Ground clearance). H , I: Chiều rộng cơ sở, khoảng cách giữa hai bánh xe chung cầu xe (Track, tread, track width, tread width, wheel track, wheel tread). H: Chiều rộng cơ sở hai bánh phía trước (Front track, Track front). I: Chiều rộng cơ sở hai bánh phía sau( Rear track, Track rear). J: Góc tiến (Approach angle, Angle of incidence). K: Góc phần nhô ra ở phía sau (Departure angle, Rear overhang angle). L: Chiều cao có tải (Loading height). M: Chiều dài của thùng xe (Chassis frame length). N: Chiều cao của thùng chở hàng hoá (Cargo body height). O: Chiều rộng bên trong thùng chở hàng hoá (Interior cargo body width). P: Chiều rộng thùng chở hàng hoá( Cargo body width). R: Chiều dài bên trong thùng chở hàng hoá (Interior cargo body length). 2.4.2. Thông số kỹ thuật cơ bản trên ô tô Tên xe, năm sản xuất, hạng xe External dimensions Ví dụ Kích thước cơ bản - Length (mm) 4815 - Dài tổng cộng (mm) 4815 - Width (mm) 1825 - Rộng (mm) 1825 - Height (mm) 1470 - Cao (mm) 1470 - Chiều dài cơ sở - Wheelbase (mm) 2775 2775 (mm) Weights Trọng lượng KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 9
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ - Kerb weight (kg) 1465 - Khối lượng khô (kg) 1465 - Gross combination - Khối lượng toàn tải 3300 3300 mass (kg) (kg) Transmission Hộp số - Transmission type Automatic - Kiểu hộp số Tự động - Number of gears 6 - Số lượng số tiến 6 - Transmission Automatic with Tự động có khả năng - Miêu tả hộp số description manual mode sang số chủ động. Engine Động cơ - Engine type Petrol - Loại động cơ Xăng - Engine code 2AR-FE - Mã động cơ 2AR-FE - Capacity (cc) 2494 - Dung tích (cc) 2494 Four cylinders, in- 4 xy lanh, thẳng hàng, line, DOHC, variable dùng DOHC, điều chỉnh - Engine description valve timing, four - Miêu tả động cơ thời gian mở soupape, 4 valves per cylinder, soupape cho mỗi xylanh, two balance shafts. 2 trục cam cân bằng. - Number of cylinders 6 - Số xylanh 6 - Configuration In-line - Kiểu phân bố Thẳng hàng - Head composition Light alloy - Kiểu nắp máy Hợp kim nhôm - Variable valve - Soupape điều chỉnh Standard Tích hợp sẵn timing thời gian - Variable valve - Kiểu soupape điều Dual VVT-i 2 trục cam cân bằng timing type chỉnh thời gian - Valve gear type DOHC - Kiểu bố trí cam DOHC - Number of valves - Số soupape cho mỗi 4 4 per cylinder xylanh - Power (KW) 135KW @ 6000rpm - Công suất (KW) 135Kw tại 6000 vòng/ phút - Torque (Nm) 231Nm @ 4100rpm - Mômen (Nm) 231Nm tại 4100 vòng/ phút 2.5. Cấu tạo chung về động cơ ô tô : - Động cơ 4 kỳ: Loại động cơ này được sử dụng phổ biến ở các loại xe du lịch và xe gắn máy. Để thực hiện một chu kỳ thì piston phải thực hiện bốn hành trình và cốt máy quay 2 vòng. - Động cơ 2 kỳ: Thường gặp loại nay ở các xe thương mại, xe tải vì nó mang lại hiệu suất cao nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện một chu kỳ thì piston phải thực hiện hai hành trình và cốt máy sẽ quay một vòng. - Động cơ xăng: Hầu hết các động cơ được sử dụng hiện nay là loại động cơ này. Ơ loại động cơ xăng, hoà khí sẽ được hình thành bên ngoài buồng cháy và hoà khí này sẽ được nén lại. Quá trình cháy của động cơ xăng phải nhờ năng lượng từ bên ngoài. - Động cơ diesel: Nhiên liệu sử dụng là dầu diesel, hỗn hợp không khí được hình thành ngay trong buồng cháy, sự cháy không cần năng lượng từ bên ngoài. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 10
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ a. Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền : Để biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc. Hình 1.17. Trục khuỷu – thanh truyền động cơ 1. Piston 2. Chốt piston 3. Thanh truyền 4. Trục khuỷu 5. Bánh đà b. Cơ cấu phân phối khí: Để đóng mở các cửa nạp và cửa xả đúng thời điểm nhằm nạp đầy hỗn hợp khí (động cơ xăng) hoặc không khí sạch (động cơ Diesel) vào các xy lanh ở kỳ hút và thải sạch khí cháy ra ngoài ở kỳ xả. Hình 1.18. Hệ thống phân phối khí c. Hệ thống bôi trơn: Cung cấp một lượng dầu bôi trơn đủ và sạch dưới áp suất nhất định đi bôi trơn cho các chi tiết của động cơ để giảm ma sát, giảm mài mòn, làm kín, làm sạch, làm mát và chống gỉ. Hình 1.19. Hệ thống bôi trơn KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 11
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ 1_Cácte dầu, 2_Lưới lọc dầu, 3_Bơm dầu, 4_Que thăm dầu,5_Công tắc áp suất dầu, 6_Lọc dầu d. Hệ thống làm mát: có nhiệm vụ giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định (80- 90oC). Hình 1.20. Hệ thống làm mát e. Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng: Để hòa trộn xăng với không khí sạch theo một tỷ lệ nhất định, cung cấp cho các xy lanh của động cơ theo thứ tự nổ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. Hình 1.21. Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 1_Bình nhiên liệu, 2_Bơm nhiên liệu, 3_Lọc nhiên liệu, 4_Bộ điều áp nhiên liệu, 5_Kim phun, 6_Nắp bình nhiên liệu f. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel: Cung cấp nhiên liệu Diesel có áp suất cao dưới dạng sương mù vào buồng cháy của xy lanh đúng thời điểm, phù hợp với từng chế độ tại trọng và tốc độ của động cơ. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 12
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ Hình 1.22. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel 1_Bình nhiên liệu, 2_Lọc nhiên liệu có bộ lắng nước, 3_Bơm cao áp, 4_Kim phun dầu 2.6. Cấu tạo chung về khung gầm ô tô 2.6.1 Hệ thống truyền lực Sơ đồ hệ thống truyền lực a. Ly hợp: Cắt nối động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực một cách êm nhẹ khi sang số hoặc khi khởi hành ôtô. Đảm bảo an toàn cho hệ thống khi quá tải. Hình 1.23. Sơ đồ bố trí bộ ly hợp trên động cơ b. Hộp số: dùng để truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến bánh xe chủ động. Cắt truyền từ động cơ đến bánh xe chủ động trong thời gian dài (số 0). Đảm bảo cho ô tô chuyển động lùi. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 13
- Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Ô TÔ Hình 1.24. Hộp số cơ khí trên ô tô c. Trục truyền động (trục cardan): Để truyền động giữa các trục không nằm trên củng một đường thẳng mà thường cắt nhau dưới một góc có trị số góc luôn thay đổi trong quá trình làm việc. Hình 1.25. Trục các đăng 2 khớp chữ thập d. Cầu chủ động: Để giảm tốc, tăng mômen kéo của bánh xe chủ động.Truyển động giữa hai trục vuông góc nhau. Giúp cho bánh xe chủ động hai bên quay với tốc độ khác nhau khi vào đường vòng không bị trượt. Hình 1.26. Cầu chủ động 2.6.2. Hệ thống di chuyển a. Hệ thống phanh: Hệ thống phanh để làm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô và giữ cho xe ô tô đứng yên trên dốc. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
46 p | 813 | 366
-
Giáo trình nhập môn điện tử công nghiệp
126 p | 330 | 116
-
Giáo trình Nhập môn tổ chức vận tải ôtô
208 p | 659 | 88
-
Giáo trình nhập môn khí cụ điện
33 p | 246 | 64
-
giáo trình nhập môn khoa học thư viện thông tin phần 3
16 p | 152 | 44
-
Giáo trình Nhập môn cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử): Phần 1 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
44 p | 132 | 19
-
Giáo trình nhập môn Công nghệ kỹ thuật ô tô
104 p | 149 | 15
-
Giáo trình Nhập môn nghề công nghệ ô tô - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
149 p | 84 | 13
-
Giáo trình Nhập môn công nghệ ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
137 p | 142 | 12
-
Giáo trình Nhập môn cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
55 p | 39 | 9
-
Giáo trình Nhập môn CNKT Điện tử, truyền thông (Nghề: CNKT Điện tử, truyền thông) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
54 p | 55 | 8
-
Giáo trình Nhập môn nghề Điện công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
57 p | 14 | 8
-
Giáo trình Nhập môn công nghệ phần mềm (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
63 p | 47 | 6
-
Giáo trình Nhập môn cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
34 p | 41 | 6
-
Giáo trình Nhập môn nghề Điện công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
51 p | 14 | 5
-
Giáo trình Nhập môn nghề kỹ thuật máy nông nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
71 p | 16 | 5
-
Giáo trình Nhập môn cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
65 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn