Giáo trình Nông lâm kết hợp: Phần 2 - PGS.TS. Đặng Kim Vui
lượt xem 40
download
Cùng nắm kiến thức trong giáo trình "Nông lâm kết hợp: Phần 2" thông qua việc tìm hiểu nội dung các chương sau: chương 4 kỹ thuật nông lâm kết hợp, chương 5 áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nông lâm kết hợp: Phần 2 - PGS.TS. Đặng Kim Vui
- Chương IV KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP 1. GIỚI THIỆU CÁC KỸ THUẬT BẢO TỒN ĐẤT VÀ NƯỚC 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BẢO TỒN ĐẤT VÀ NƯỚC 1.1.1. Tính cấp bách của việc chống xói mòn bảo vệ đất Xói mòn là một hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến đất đai và gián tiếp đến sức sản xuất của một địa điểm, đặc biệt là trên đất dốc. Sự thành lập của lớp dết mặt, nơi chứa đựng các quá khứ, tiềm năng và tương của con người, diễn ra rất chậm cả đến hàng trăm năm do quá trình phong hoá của lớp đá mẹ. Tuy nhiên, hàng tấn đất mặt dễ dàng bị xói mòn trôi ra sông, ra biển trong một thời gian ngắn nếu con người không biết giữ gìn quan tâm đến sự sử dụng đất của mình. Cho nên bảo tồn dết để kiểm soát sự xói mòn cần được quan tâm vì: Xói mòn diễn ra trên hầu hết các vùng đất dốc. Đất càng dốc khả năng xói mòn càng mạnh, xói mòn phụ thuộc vào chế độ mưa và các hoạt động sử dụng đất của con người. Xói mòn đang là nhân tố quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên đất, làm hoang hoá các vùng đất dốc nhiệt đới, làm đói nghèo đời sống của người dân ở nhiều vùng trên thế giới. Xói mòn càng mạnh thì khả năng phục hồi của đất và tài nguyên sinh vật càng khó khăn, vật liệu bào mòn làm cạn hồ tích nước, gây lũ lụt hạn hán. Chống xói mòn để bảo vệ vốn đất là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất và là sự tồn tại lâu bền của con người trên hành tinh. 1.1.1. 1.1.2. Tính cấp bách của việc bảo tồn nước Nước là một tài nguyên quan trọng cho cuộc sống của con người trên quả đất. Tuy nhiên nước cũng là một tai hoạ cho chúng ta nếu quá thừa hay quá thiếu vì nó sẽ là những nguyên nhân gây ra các thiên tai như lũ lụt và hạn hán. Xét đến tài nguyên nước chúng ta nên quan tâm đến số lượng, sựđiều hoà phân phối theo thời gian và chất lượng của nó. Khi xã hội loài người phát triển như cầu về nước càng tăng lên vì: Nhu cầu nước của con người ngày càng tăng lên đó là nhu cầu nước tưới cho trồng trọt, nước cho chăn nuôi, nước cho công nghiệp và nước cho sinh hoạt hàng ngày. • Nguồn nước đang ngày càng khan hiếm và mất ổn định dẫn đến hoang hoá đất đai, lũ lụt, hạn hán… • Nguồn nước đang bị ô nhiễm (ô nhiễm hữu cơ, chất độc hoá học…) Sự sử dụng đất đai bị chi phối bởi lưu vực nước của các hệ thống sông ngòi và càng ngày người ta càng nhận thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ của thượng lưu, hạ lưu một con sông và vùng biển cận duyên của một khu vực.
- 1.2. MỘT SỐNGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA VIỆC PHÒNG CHỐNG XÓI MÒN ĐẤT 1.2.1. Phân loại xói mòn đất Đất bị xói mòn do nhiều yếu tố và đó cũng là cơ sở để phân thành các loại xói mòn khác nhau như sau: Xói mòn do gió: gió làm khô và rời rạc các phần tử đất, cát và bị gió thổi đi đến nơi khác. Xói mòn do trọng lực: Đất di chuyển do chính trọng lượng của nó, có thể là đất bị trôi theo khe, rãnh, cũng có thể do lở đất đá. Xói mòn do nước: đây là loại xói mòn do sự công phá của giọt mưa đối với lớp đất mặt và sức công phá, cuốn trôi của dòng chảy đây là loại xói mòn nguy hiểm cho vùng đất dốc khi không có lớp phủ thực vật, gây ra các hiện tượng xói mặt, xói rãnh, xói khe...
- 1.2.2. Các yếu tố chi phối đến xói mòn đất 1.2.2.1. Khí hậu Quan hệ giữa điều kiện khí hậu với tình hình xói mòn đất hết sức mật thiết và phức tạp. Ví dụở nơi có độ ẩm cao do mưa nhiều dễ gây ra xói mòn. Nhưng ởđâu có điều kiện khí hậu thuận lợi thì cây, cỏ sinh trưởng tết và như vậy sẽ làm hạn chế xói mòn. Ngược lại ở nơi khô hạn, lượng mưa ít, cây cỏ khô cằn thì khả năng ngăn cản lực công phá của giọt mưa kém dễ xói mòn. Nơi có gió mạnh làm tăng cường tốc độ rơi của giọt mưa và dễ gây xói mòn. Trong các yếu tố khí hậu thì lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn mạnh nhất, nó thể hiện qua sự phân bố mưa theo mùa trong năm và cường độ mưa. Khi cường độ mưa càng lớn thì sức gõ của hạt mưa xuống mặt đất càng mạnh và làm tăng dòng nước mặt, độ xốp của đất giảm, sức thấm nước của đất giảm và làm tăng khả năng xói mòn đất. 1.2.2.2. Địa hình Địa hình là cơ sở của xói mòn đất là điều kiện gây ra dòng chảy, làm cho thế năng của nước trên mặt đất biến thành động năng. Những yếu tố địa hình làm ảnh hưởng tới xói mòn đất là: độ dốc, chiều dài dốc và hình dạng mặt dốc. • Đất càng dốc, sườn dốc càng dài thì xói mòn càng mạnh. • Ngoài ra hướng dốc khác nhau thì điều kiện tiểu khí hậu cũng khác nhau vì điều kiện chiếu sáng, nhiệt độ, ẩm độ, chế độ gió khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng, độ che phủ của thực vật và gián tiếp ảnh hưởng đến xói mòn. 1.2.2.3. Địa chất và đất Đất là đối tượng của xói mòn, sự phong hoá trên mỗi loại đá mẹ khác nhau sẽ hình thành các loại đất với các tính chất khác nhau, và như vậy tính chất và cường độ xói mòn ở mỗi loại đất là không giống nhau. • Hình thức xếp lớp của đá mẹ cũng ảnh hưởng tới xói mòn Thành phần cơ giới của đất có ảnh hưởng rất lớn chế độ nước của đất và xói mòn; đất cát có sức thấm nước tết nhưng kết cấu rời rạc nên sức đề kháng với xói mòn kém, còn đất sét có sức liên kết lớn nên sức đề kháng xói mòn mạnh nhưng thường bí chặt khó thấm nước dễ tạo ra dòng chảy bề mặt mạnh gây xói khe… Độ xốp của đất nói lên số lượng lỗ hổng trong đất nhiều hay ít do đó nó ảnh hưởng lớn tới tốc độ thấm nước và sức chứa nước của đất và như vậy có ảnh hưởng đến xói mòn. Tính chất hoá học của đất ảnh hưởng tới xói mòn đất: chẳng hạn hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ thúc đẩy sự thấm nước vào đất; các con Ca+, Mg có ảnh hưởng tốt đến cấu tượng đất.
- • Lượng ion Na+ làm gia tăng nước chảy bề mặt làm xói mòn đất. 1.2.2.4. Thảm thực bì Thảm thực bì sẽ ngăn cản tết chống lại xói mòn đất: tán lá ngăn cản lực xung kích của giọt mưa, làm tăng lượng nước thấm vào đất, hạn chế dòng chảy bề mặt mặt khác bộ rễ thực vật làm thành mạng lưới dày đặc trong đất có tác dụng giữ đất, làm tăng độ xốp của đất, làm tăng khả năng giữ nước của đất. 1.2.2.5. Các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người. Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế xã hội trong nhiều thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất. Con người với các hoạt động sử dụng và quản lý đất khác nhau đã góp phần gây ra xói mòn đất và xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việc làm suy thoái đất. Các hoạt động sử dụng và quản lý đất dẫn đến xói mòn đất như sau: Khai thác rừng không hợp lý Phá rừng làm nương rẫy. Canh tác nông nghiệp không bền vững Lửa rừng Chăn thả gia súc quá mức Xây dựng đường, cầu cống, nhà cửa, đường điện ở vùng đồi núi không hợp lý. Khai thác khoáng sản không hợp lý • Trồng rừng quy mô lớn nhưng không chú ý đến hỗn loài và chọn loại cây trồng hợp lý. 1.2.3. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát xói mòn 1.2.3.1. Biện pháp cơ học và quản lý để kiểm soát xói mòn Xây dựng các hệ thống tiêu nước Xây dựng bờ tường đá Xây dựng các bậc thang để canh tác Kè đá trên bề mặt dốc 1.2.3.2. Biện pháp dùng thảm thực vật để kiểm soát xói mòn Xây dựng một thảm thực vật bảo vệ, Xây dựng đai cây xanh phòng hộ
- 1.2.3.3. Các biện pháp chống xói mòn truyền thống để kiểm soát xói mòn Làm đất và canh tác theo đường đồng mức Luân canh, xen canh hoa màu Che tủ mặt đất, làm đất hạn chế. 1.2.4. Một số nguyên tắc chính để bảo tồn đất và nước Bảo tồn đất và nước là một công việc cần thiết và hết sức cấp bách hiện nay nhằm sử dụng đất bền vững, do vậy cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: Sức sản xuất của đất bị mất đi thì quan trọng hơn nhiều so với chính lớp đất bị bào mòn mất đi. Do vậy, bảo vệ đất phải là một sự phối hợp các chiến thuật phát triển nông nghiệp tổng thể có trọng tâm cải thiện kỹ thuật làm sức sản xuất gia tăng. Thông thường, các kỹ thuật bảo vệ đất chống xói mòn được thiết kế và triển khai trước một bước đối với kỹ thuật cải thiện năng suất cây trồng để chống xói mòn đất. Tuy nhiên cả hai đều quan hệ tương hỗ với nhau và phải được triển khai đồng bộ và phối hợp. Xói mòn là kết quả của việc sử dụng đất như thế nào và chính nó không là nguyên nhân chính trực tiếp của sự thoái hoá đất. Sự thoái hoá của đất phải được ngăn chặn trước khi xảy ra, hơn là phát triển một phương án cứu chữa. Đất đã được nghiên cứu quá nhiều bởi các chương trình và dự án bảo vệ đất chống xói mòn trong khi đó nông dân là người sử dụng đất lại ít tìm hiểu vấn đề này. Do vậy, một dự án có mục tiêu bảo tồn đất và nước, giải quyết sự thoái hoá của đất phải dùng biện pháp triển khai "từ dưới lên", lấy nền tảng từ các hiểu biết của nông dân và nông trại tại chỗ như là một hệ thống tổng thể để xem xét sự sử dụng đất. Trái lại biện pháp áp đặt "từ trên xuống" thường chỉ chú trọng giải quyết các triệu chứng của xói mòn đất qua việc phân chia đất thành các bậc thềm để canh tác xen băng hay các kỹ thuật khác chỉ thành công nhất định do sự tác động của các tổ chức bên ngoài hệ thống. Ở các vùng đồi núi cao, năng suất cây trồng bị giảm sút nhiều do thiếu hay thừa nước, hơn là đất bị xói mòn mất đi. Do vậy cần quan tâm hơn việc quản lý nguồn nước mưa, nhất là các kỹ thuật bảo tồn nước hơn là chỉ chú tâm vào bảo tồn đất. Kết quả là, các kỹ thuật canh tác như cây bừa, tủ lớp mặt có tiềm năng và ý nghĩa cao hơn so với các biện pháp cơ giới để bảo vệ đất và nước chống xói mòn. Các nỗ lực bảo vệ đất và nước sẽ thành công hơn khi được áp dụng một cách lâu dài hơn là chỉ áp dụng trong các hoạt động ngắn hạn theo từng dự án nước cố định. Nông hộ và trang trại cụ thể là trọng tâm cho các chương trình bảo vệ đất và nước. Nông dân cần được thuyết phục bởi các lợi ích trước mắt, kết quả của các thay đổi canh tác. Điều quan trọng là phải giải quyết ngay các nhu cầu cấp thiết của nông
- dân qua việc giới thiệu các kỹ thuật canh tác sản xuất mang cả lợi ích kinh tế nhanh lẫn có ý nghĩa phòng hộ lâu dài. 1.3. MỘT SỐ KỸ THUẬT BẢO TỒN ĐẤT VÀ NƯỚC CÓ THỂ ÁP DỤNG TRONG TRANG TRẠI NÔNG LÂM KẾT HỢP 1.3.1. Canh tác theo đường đồng mức 1.3.1.1. Đặc điểm Canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc là để giảm sự xói mòn đất và lượng nước chảy bề mặt. Đường đồng mức là đường tưởng tượng nối các điểm cùng cao độ với nhau trên một mặt dốc và nó thường trực giao với đường nước chảy xuống. Thông thường để hạn chế xói mòn người ta trồng các loại cây bụi hay xây dựng các rào chắn dọc theo các đường đồng mức của mặt dốc. Trồng trọt theo đường đồng mức bao gồm việc xây dựng bẫy đất, bậc thang hay mô đất đồng mức, hay trồng các hàng cây đồng mức, làm đất, cày bừa theo đường đồng mức là kỹ thuật đang được khuyến khích phát triển ở vùng Đông nam Á để mang lại sự bền vững cho các nông trại ở vùng cao. Có nhiều cách phối hợp hoa màu với nhau, với gia súc và cây rừng trên cùng một diện tích canh tác theo đường đồng mức. Hệ thống SALT đã được phát triển và áp dụng tại Philippin là một dẫn chứng về canh tác theo đường đồng mức. 1.3.1.2. Lợi ích Giảm xói mòn và nước chảy bề mặt. Giảm sự mất mát chất dinh dưỡng 1.3.1.3. Giới hạn • Đo đạc và định hướng các đường đồng mức sai sẽ khiến cho đất bị xói mòn mạnh hơn. Đòi hỏi lao động cho chăm sóc và giữ gìn. Cần các kỹ năng chuyên môn để xác định các đường đồng mức. 1.3.1.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học tự nhiên:
- -Cải thiện năng suất cây trồng và điều kiện đất là các điểm thuyết phục. -Giữ nước cho các mương tiêu nước sẽ làm gia tăng độ thấm nước vào đất và sản xuất hoa màu. • Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội -Nhiều nơi xây dựng các công trình quy mô trên đất dốc không được luật pháp cho phép, nên trong trường hợp đó canh tác theo đường đồng mức sẽ là một kỹ thuật phù hợp để thay thế. -Một số vùng nông dân có tập quán canh tác lên xuống theo dốc vì dễ thao tác các công cụ và sử dụng trâu bò hay máy cơ khí để làm đất. 1.3.2. Canh tác theo bậc thang 1.3.2.1. Đặc điểm Canh tác theo bậc thang là một kỹ thuật canh tác bảo vệ đất, thường được sử dụng trên đất dốc, sườn núi để giữ nước và kiểm soát chống xói mòn. Chúng được xây dựng bằng cách đào và đắp đất tạo nên các bậc thềm giống như bậc thang đi lên xuống. Cấu tạo này giúp nước thấm từ từ vào đất. Các hệ thống bậc thang có thể được củng cố bằng các mô đất hay các hàng đá xếp ở mép mỗi bậc thang, cũng có thể trồng cỏở giữa 2 bậc thang kế tiếp nhau hoặc trồng thêm cỏ và cây bụi thấp ở mép bậc thang. Hệ thống này rất phổ biến để trồng lúa và các loại hoa màu khác ở vùng cao. 1.3.2.2. Lợi ích • Kiểm soát hiệu quả xói mòn đất. Các vật liệu bào mòn được giữ lại ởđáy các mương tiêu nước được đào dọc theo bậc thang. Giảm chiều dài dốc. Cứ mỗi 2 - 3m chiều dài dốc lại được biến đổi thành bậc thang. Do vậy vận tốc nước chảy xuống sẽ giảm. • Cải thiện được độ phì của đất lâu dài. 1.3.2.3. Các giới hạn • Có tác động lớn đầu tiên đến đất nên sẽ làm giảm năng suất ít ra là trong 2 - 3 năm đầu. Cần lao động và vốn nhiều để xây dựng và bảo trì bậc thang.
- Cần có kỹ năng xây dựng và bảo trì bậc thang. Bậc thang cải thiện với mặt dốc cách khoảng chiếm nhiều đất canh tác.
- 1.3.2.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học và tự nhiên: Không thích hợp cho các loại đất cạn và dễ lở. Không thích hợp để trồng khoai tây vì các bậc thang sẽ bị úng nước. -Loại bậc thềm cải tạo với các bờ dốc ở giữa hai bậc thang chỉ áp dụng nơi mưa ít. • Yếu tố dân sinh kinh tế và xã hội -Ở vài nơi nông dân không chấp nhận kỹ thuật này vì thiếu lao động và thu nhập của họ thấp. -Thiếu sự an toàn về quyền canh tác trên đất là một nhân tố khiến các kỹ thuật canh tác bảo vệ lâu dài như hệ thống bậc thang không được nông dân chấp nhận. -Trên các loại đất nghèo, hệ thống bậc thang cho tỉ lệ thu hồi vốn và lợi nhuận tháp so với kinh phí đầu tư ban đầu. 1.3.3. Hoa màu che phủ đất 1.3.3.1. Đặc điểm Người ta trồng các loại hoa màu phủ đất để bảo vệ đất giảm xói mòn và để cải tạo đất nhờ vào lượng phân xanh của chúng (cày vùi các loại thân lá còn xanh hay các phẩm vật dư thừa hoa màu canh tác). Các loài thực vật này thường là các loại có đời sống ngắn (ít hơn 2 năm) và được trồng ngoài đất đồng ruộng hay dưới tán các cây trong giai đoạn bỏ hoá. Các loài hoa màu phủ đất này cũng được trồng xen hay trồng sau khi gieo trồng phân loài các loài cây lấy hạt như ngô hay được trồng một lần vào chu kỳ canh tác hoa màu. Kỹ thuật trồng hoa màu phủ đất thường được áp dụng ở Việt Nam và các nước khác ở vùng châu Á để loại trừ cỏ dại dưới rừng cao su hay dừa và nhằm mục đích cung cấp thức ăn cho gia súc. Hoa màu phủ đất còn được trồng trong các hệ thống bỏ hoá để cải tạo độ phì của đất nhanh chóng và rút ngắn được giai đoạn bỏ hoá. Phần lớn các loại hoa màu che phủ đất để làm lớp che phủ và tạo phân xanh. Thí dụ như Sắn dây dại (Pueraria tokinensis) Đậu bướm (Clitoria tematea)
- Đậu xanh (Vigna radiata) Cỏ kudzu (Pueraria phaseoloides) Đậu triều (Cajanus cajan) Cốt khí (Tephrosia candida) Điền thanh (Sesbania sp.) 1.3.3.2. Lợi ích Cải thiện độ phì và lý hoá tính của đất Giảm xói mòn và thất thoát nước Cản trở cỏ dại phát triển Giảm dùng phân hoá học và thuốc diệt cỏ. Cung cấp lương thực cho người và cỏ nuôi gia súc. Tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Giúp giữ độ ẩm của đất và bảo vệ đất khỏi bị khô hạn. Một vài hoa màu phủ đất có thể cho thu nhập. 1.3.3.3. Các giới hạn Có thể cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng với cây lâu năm Có thể phát triển thành cỏ dại. Có thể làm nơi trú ẩn cho sâu bệnh hại. • Một vài loài có thể tiết ra các chất hoá học cản trở gây trồng cho các loài hoa màu tiếp sau. • Chuột và rắn có thể trú ẩn trong lớp che phủ đất. 1.3.3.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học tự nhiên -Không thể áp dụng ở những nơi đất quá dốc. -Góp phần và cải tạo độ phì của đất -Một vài loại hoa màu che phủ ra hoa kết quả rất nhiều do đó rất khó kiểm soát; trong khi các loài khác lại không ra hạt đều đặn và tết do các điều kiện khí hậu của nơi trồng. • Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội -Làm giảm dùng thuốc diệt cỏ và lao động làm cỏ.
- - Nông dân có đất thuộc diện chỉ sử dụng đất đai ngắn hạn sẽ không thích chấp nhận kỹ thuật này -Hoa màu che phủ tạo nên thu nhập ngắn hạn thấp. -Hoa màu che phủ thường không sản xuất các lợi ích thiết yếu (như lương thực, hạt giống v.v..) -Nhiều loại hoa màu che phủ rất thích hợp cho gia súc ăn. Chúng là nguồn cung cấp cỏ tươi hữu hiệu cho trâu bò, gia súc khác nhưng rất khó bảo vệ với nơi có tập quán thả rông gia súc để kiếm cỏăn. 1.3.4. Luân canh hoa màu 1.3.4.1. Đặc điểm Căn cứ vào việc áp dụng một cách phổ biến của nông dân, luân canh hoa màu được đánh giá là một kỹ thuật bảo vệ đất và nước quan trọng nhất ở vùng Đông Nam Á. Rất nhiều loại hoa màu được canh tác liên tiếp nhau, loài này kế loài kia, trên cùng một diện tích. Sự bố trí canh tác này thay đổi theo thời gian, nhưng tất cả đều được xây dựng để: cải tạo lý hoá tính và tình trạng màu mỡ của đất canh tác. Mỗi loại hoa màu đòi hỏi một cách khác nhau về đặc điểm đất đai nơi mà nó được canh tác. Mặt khác, mỗi loại lại phải để lại vài lợi ích cho đất như các phế phẩm còn lại hay có vài ảnh hưởng tích cực cho kết cấu của đất. Một hệ thống luân canh tốt sẽ quan tâm đến các đặc điểm này của từng loại hoa màu được trồng - cái gì mất đi và được trả lại cho đất - làm sao cho tổng thể thay đổi sẽ có một ảnh hưởng cải thiện đất nói chung. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp, thành phần cây lâu năm có thể được biến đổi sau một thời gian dài, thường không dưới một năm. Kỹ thuật nông lâm kết hợp cần một phương án lâu dài để áp dụng luân canh, triển khai một loạt nhiều loại hoa màu, mỗi thứđược bố trí thống nhất trong một chu kỳ canh tác. Một kiểu canh tác luân canh thường thấy là lúa -đậu xanh - ngô -đậu ma hay các loại dậu khác. Một vài loại hoa màu được trồng như bộ đậu làm gia tăng đạm của đất, như đậu xanh (Vigna sinensis) được trồng với lúa (oriza sativa), để cung cấp đạm trở lại cho dết mà đã bị lúa hấp thu Tương tự đậu ma (cowpea: Vigna radiata) với khả năng định đạm và ảnh hưởng tốt đối với đất của nó, thường được trồng sau cây ngô (Zea mays) là một cây hấp thụ nhiều đạm từ đất.
- 1.3.4.2. Lợi ích Rất hiệu quả để cải thiện độ phì của đất Giảm sự thất thoát chất dinh dưỡng. Giúp giữ năng suất của hoa màu Làm đa dạng các loài canh tác. Giúp kiểm soát sâu bệnh hại. 1.3.4.3. Các giới hạn Có thể khó khăn nơi nguồn nguyên liệu sản xuất nghèo nàn. Ít được áp dụng cho những cây hoa màu lâu năm. • Đôi khi đòi hỏi người nông dân phải trồng những loại cây không hợp với sở thích của họ. 1.3.4.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học tự nhiên -Trong khi một vài yếu tố dinh dưỡng vẫn còn đòi hỏi bón thêm, luân canh vẫn tiếp tục sử dụng loại này để cốđịnh sức sản xuất của việc canh tác. - Luân canh hoa màu có thể được xây dựng để phát huy hiệu quả tốt của nó trên đất nghèo kiệt. • Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội Có thể tăng thu nhập lâu dài, nhưng có thể cho thu nhập thấp trước mắt. Có thể cung cấp bữa ăn thay đổi cho người. -Chính sách đất đai không rõ ràng sẽ làm nản lòng người áp dụng các kỹ thuật canh tác bảo vệđất. -Có thểđòi hỏi lao động cao - một khó khăn nơi có sự tâm canh theo mùa.
- 1.3.5. Trồng cỏ theo băng 1.3.5.1. Đặc điểm Trồng cỏ theo đường đồng mức sẽ tạo ra trướng ngại để làm giảm xói mòn và nước chảy bề mặt. Nó thúc đẩy tạo ra các bậc thang tự nhiên trên đất đồi dốc ngay cảở năm thứ nhất, vì đất bị bào mòn được giữ lại phía trước các rào cản này. Cỏ có thể được trồng dọc theo đáy và sườn của đê để cố định đất và để ngăn ngừa xói mòn ở phần dốc trên cao. Cỏ cũng thường được trồng ở mô đất đắp ven bậc thang để cố định giảm xói mòn và ổn định bậc thang. Cỏ được cắt tỉa định kỳ (sau 2 - 4 tháng) để ngăn chúng ra hoa, che bóng hay phát triển ra vùng đất canh tác giữa 2 băng cỏ. Do vậy kỹ thuật trồng các băng cỏ chống xói mòn là rất thích hợp cho nông dân có hệ thống nuôi gia súc tại chỗ và cắt cỏ cho chúng ăn. Cỏ cũng có thểđược sử dụng làm vật liệu tủ gốc cho các loại hoa màu. Trên đất đồi dốc, hạt cỏ, cành hoặc bụi cỏ được trồng thành hàng đôi dọc theo đường đồng mức với khoảng cách là 50cm. Trồng trên bờđê mật độ của cỏ dầy hơn, còn ở trên mép bậc thang cỏ được trồng theo hình nanh sấu có khoảng cách 30cm x 20cm. Các loài cỏ thường dùng để cản xói mòn là cỏ Setana (Setaria ancaps), cỏ ruzi (Brachiaria ruziiensis), cỏ voi (Pennisetum purpureum), NB21 cỏ vơi lai, sả (Cymbopogon citratus), và cỏ Vetiver (Vetivena zizannoides). 1.3.5.2. Lợi ích Hạn chế xói mòn đất và nước chảy bề mặt. Cung cấp cỏ cho gia súc. Cỏ được dùng vật liệu tủ.
- 1.3.5.3. Các giới hạn Cần công lao động để chăm sóc các băng cỏ. Dùng vật liệu cỏ để tủ bề mặt có thể tạo nên cỏ dại phát triển. Trồng cỏ cạnh tranh diện tích đất dành để trồng cây lương thực. 1.3.5.4. Điều kiện áp dụng * Các yếu tố sinh học tự nhiên -Không được áp dụng trên đất quá dốc hay các vùng đất có mưa kéo dài. -Cỏ không thể sống ở các vùng khô hạn. * Các yếu tố dân sinh kinh tế xã hội s -Nông dân có thể không có đủ thời gian để quản lý thâm canh cỏ nên dễ để thành cỏ dại. -Trong các hệ thống truyền thống nông dân có tập quán thả rông gia súc, nên họ sẽ không chấp nhận hệ thống chăn nuôi một chỗ và cắt cỏđem về. -Nông dân sợ khu trồng cỏ một số loài gậm nhấm sẽ trú ẩn và phá hoại hoa màu lương thực kế cận -Nguồn giống cỏ để trong không sẵn cho một số nơi ở vùng cao. -Nếu nông dân không nuôi gia súc, họ không quan tâm đến kỹ thuật này. 1.3.6. Trồng cây xanh thành các băng theo đường đồng mức 1.3.6.1. Đặc điểm Các băng cây xanh là kỹ thuật trồng đơn giản để giảm xói mòn trên đất dốc. Các loại cây hay bụi cố định đạm, cỏ, cây ăn quả, hay các loại hoa màu như dứa, chuối được trồng theo đường đồng mức. Rất nhiều loài cây và hoa màu được đưa vào trồng thêm trong băng để tăng thêm thu nhập và đa dạng sản phẩm của nông trại. Các băng sẽ giảm dòng chảy của nước mưa và giữ đất lại để dần dần tạo thành các bậc thang tự nhiên. Chúng cũng cải thiện độ phì của đất và sức sản xuất hoa màu các đường đồng mức trên đất dốc là các kỹ thuật canh tác phổ biến tại Việt Nam, Philippin, Indonesia và Thái Lan và hiện nay chúng đang được phát triển thêm ở các nước khác
- 1.3.6.2. Lợi ích Hạn chế xói mòn. Cải thiện độ phì và độẩm đất. Cung cấp sinh khối làm phân xanh. Tạo bóng che thích hợp cho cây khác. Nguồn thức ăn cho gia súc, củi và các vật liệu khác Cải thiện được cấu tạo và độ thấm nước của đất. Cung cấp vật liệu tủ bề mặt đất. 1.3.6.3. Các giới hạn Mất một phần đất canh tác do trồng các băng cây đồng mức (ít nhất là 10% đất canh tác bị mất). Băng cây cạnh tranh với hoa màu trồng trong băng giữa về ánh sáng, dinh dưỡng và nước. Cắt xén rễ và tỉa lá và cành nhánh có thể hạn chế sự cạnh tranh. • Các loài cây trên các băng có thể là nơi ký gởi và phát triển của sâu bệnh hại. -Sự giữ nước hiệu quả các lượng nước mưa lớn có thể gây cho đất ngập úng và lở nhất là ở các triền dốc. 1.3.6.4. Điều kiện áp dụng * Các yếu tố sinh học tự nhiên -Nhiệt độ cao hay thấp quá có thể làm hư hại các băng đã trồng. -Rất khó khăn để trồng các băng đồng mức trên đất dốc (> 50%). -Phần lớn các cây bộ đậu cố định đạm đều không thích ứng phát triển trên đất a xít. * Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội Thiếu hạt giống của cây trồng làm băng. Thiếu tiền để mua hạt giống cần thiết. Thiếu thời gian và lao động để xây dựng các băng cây đồng mức. -Không có chủ quyền hay sử dụng đất lâu dài -Nông dân sợ các băng cây không sản xuất lương thực, thực phẩm -Nông dân nghĩ rằng các băng sẽ cạnh tranh mạnh đến hoa màu và là cây chủ cho dịch bệnh. -Nông dân canh tác theo lối truyền thống sử dụng phương pháp và dụng cụ đơn giản để làm việc, họ không thích băng cây và canh tác theo đồng mức vì bất tiện
- 1.3.7. Đai đổi hướng chảy theo đường đồng mức 1.3.7.1. Đặc điểm Các đai đổi hướng nước chảy được đào dọc theo các đường đồng mức ngang qua đồi với mục đích thu lượng nước chảy trên bề mặt đất và chuyển hướng nước chảy về các hướng nhất định. Các đai đổi hướng này xây dựng đất chính để bảo vệ đất và nước ở vùng đất đồi dốc. Các kênh và đê này được đào và đắp theo nhiều khoảng cách khác nhau tuỳ theo độ dốc của đất; độ dốc càng lớn, thì khoảng cách càng gần. Kích thước của đai và kênh là rộng im ở mặt đai, rộng 0,5m ởđáy kênh và sâu 0,5m. 1.3.7.2. Lợi ích • Bảo vệ đất canh tác khỏi bịảnh hưởng của nước tràn chảy từ đồi núi cao xuống. Kiểm soát xói mòn theo khe lở Làm giảm lại ảnh hưởng bào mòn của nước chảy bề mặt. 1.3.7.3. Các giới hạn Nếu không được xây dựng đúng và phù hợp, các đai và kênh có thể bị nước chảy tràn qua để vào đất canh tác nhất là khi có mưa lớn. Cần hỗ trợ thêm cho đai đổi hướng bằng cách xây dựng như hố giữ nước, ngăn giữ đất • Cần bảo trì và chăm sóc nạo vét liên tục. 1.3.7.4. Các điều kiện áp dụng * Yếu tố sinh học tự nhiên -Để hiệu quả, đai và kênh phải được xây dựng theo đúng các đường đồng mức chính xác. Nông dân phải biết dùng khung chữ A hay ống nước thăng bằng để xác định các đường chính xác này. * Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội Một phần đất canh tác bị mất để dành xây dựng các đai và kênh.
- -Đổ nước vào đường nước chảy ở nông trại kế cận có thể gây ra một tranh chấp về mặt xã hội.
- 1.3.8. Rào cản cơ giới 1.3.8.1. Đặc điểm Các rào cản cơ giới xây dựng trên mặt đất dốc để hạn chế tốc độ nước chảy trên bề mặt và giữ đất bị bào mòn bởi hiện tượng xói mòn bề mặt. Các kiến tạo này có thể được làm bằng gỗ hay đá; theo thời gian, chúng có thể tạo thành hàng rào cản cây sống. Ở Philippin và Papua New Guinea các rào cản được làm bằng khúc gỗ và cành nhánh xếp dọc theo đường đồng mức của đất đồi dốc. Thường người ta đóng các cọc gỗ để giữ chúng lại. Phía trên của rào cản cỏ và các vật liệu hữu cơ khác được xếp dọc theo để giữ đất bị cuốn trôi theo dòng nước. Khoảng cánh của giải đất giữa hai rào cản thay đổi tuỳ theo độ dốc của đất, nhưng thường chỉ biến động từ 4 đến 8m. Các loại hoa màu như ngô, khoai lang và thuốc lá được trồng trên các giải đất ở giữa. 1.3.8.2. Lợi ích Giảm lượng nước chảy tràn bề mặt Giữ các phẩm vật bào mòn lại. • Nếu bảo vệ thích hợp có thể phát triển thành các bậc thang trong một thời gian. • Cho phép nông dân canh tác trên đất dốc nơi mà thường không thích hợp để canh tác.
- 1.3.8.3. Các giới hạn Các rào cản bằng gỗ không bền do bị mục trong vòng 2 đến 5 năm. Xây dựng rào cản đòi hỏi công lao động. 1.3.8.4. Điều kiện áp dụng * Yếu tố sinh học tự nhiên -Để được nông dân chấp nhận nếu đất có độ dốc trung bình ít hữu hiệu để canh tác hoa màu. * Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội -Đôi khi nông dân không có đủ lao động để làm rào cản. Nông dân chỉ chấp nhận làm rào cản để trồng loài hoa màu có giá trị kinh tế cao như trường hợp thuốc lá ở Philippin. 1.3.9. Bờ tường đá Ở những vùng đất có nhiều đá, bờ tường đá là thích hợp. Dọc theo đường đồng mức và phía trên hàng đám cây bụi đồng mức, cắt ngang mặt dốc làm bề mặt để đặt và giữ chặt các hòn đá lên nhau. Nếu có đủ đá, chất bờ tường đá cao ngang với điểm giữa của hai đường đồng mức. Trồng cây bụi đa dụng ởđáy của bờ tường đá chúng sẽ cố định và giữ chắc bờ tường cũng như sẽ cung cấp lá cây cho gia súc. Điều kiện áp dụng: Nơi có đá lẫn vào đất, nông dân kết hợp dọn đái xếp trên đường đồng mức Đầu tư lao động để xây dựng ban đầu khá lớn. 1.3.10. Các bẫy đất 1.3.10.1. Đặc điểm Các bẫy đất là các kiến tạo để giữ đất bị bào mòn từ đầu nguồn lại. Các kiểu thông thường nhất là hố và hào giữ nước được thiết kế trong lòng các kênh đổi hướng hay đường tiêu nước. Một hố nước làm giảm tốc độ của dòng chảy và giúp các phần tử đất bị bào mòn lắng lại tại chỗ Kích thước của hố tích nước tuỳ thuộc vào tầm cỡ của đường nước chảy và các kênh tiêu cần được bảo vệ. Các rào cản chặn đất có thể được làm bằng cọc thân,
- cành của cây đỗ mai (Gliricidia sepium), tre, đá tảng, lóng gỗ hay các vật liệu có sẵn tại địa phương. Hào là những hố giữ nước lớn và dài dọc theo mô cản để bổ sung thêm cho các kiến tạo khác Một hào thường có kích thước chừng im dài 0,5m; rộng 0,8m sâu và bố trí nằm phía trên một mô đất đồng mức chừng 1m đến 2m. Mục đích của các kiến tạo bẫy đất là giữ đất và giữ nước lại thời gian ngắn để tăng khả năng thấm nước. Đất giữ lại trên các hố và hào nước được nạo vét thường xuyên và chuyển đến đồng ruộng bên cạnh. 1.3.10.2. Lợi ích Ngăn chặn sự phát triển và mở sâu rộng các khe xói. Tạo điều kiện tết để các vật liệu bị bào mòn giàu chất dinh dưỡng lắng đọng lại. Giảm tốc độ nước chảy ở các khe xói mòn và đường nước chảy. Nơi đất lắng tụ có thể canh tác hoa màu. 1.3.10.3. Các giới hạn Đòi hỏi nạo vét thường xuyên để tránh nước tràn vào bờ trong các trận mưa lớn. Các đập chắn đòi hỏi bảo trì và sửa chữa thường xuyên. 1.3.10.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học tự nhiên -Vật liệu để xây dựng các bẫy đất có thể không có sẵn tại địa phương. -Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội. -Cần sửa chữa các hư hại của đập chắn và phải nạo vét hố tích nước thường xuyên. -Các bẫy đất được xây dựng riêng lẻ không có các hỗ trợ bảo vệ khác sẽ không hiệu qua.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG VÊ NÔNG LÂM KẾT HỢP
62 p | 802 | 205
-
Giáo trình nông lâm kết hợp chương 3 : Mô tả và phân tích các hệ thống nông lập kết hợp
35 p | 219 | 81
-
Giáo trình nông lâm kết hợp chương 2 : Nguyên lý về nông lâm kết hợp
21 p | 237 | 76
-
Giáo trình Nông lâm kết hợp
61 p | 277 | 69
-
Giáo trình - Nông lâm kết hợp - chương 4
50 p | 197 | 64
-
Giáo trình nông lâm kết hợp chương 5: Áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp
42 p | 240 | 62
-
Chương 4 : Phân tích các hệ thống sử dụng đất sau khi được giao, các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống
14 p | 298 | 59
-
Giáo trình Lập kế hoạch và hạch toán trong sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp - MĐ05: Sản xuất nông lâm kết hợp
37 p | 188 | 47
-
Giáo trình Nông lâm kết hợp: Phần 1 - PGS.TS. Đặng Kim Vui
75 p | 180 | 46
-
Giáo trình Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp - MĐ01: Sản xuất nông lâm kết hợp
31 p | 138 | 37
-
Giáo trình Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp - MĐ02: Sản xuất nông lâm kết hợp
75 p | 151 | 31
-
Giáo trình mô đun Nông lâm kết hợp: Phần II - Bộ NN&PTNT
26 p | 138 | 25
-
Giáo trình Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp - MĐ04: Sản xuất nông lâm kết hợp
70 p | 148 | 23
-
Giáo trình Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp - MĐ03: Sản xuất nông lâm kết hợp
151 p | 132 | 21
-
Giáo trình mô đun Nông lâm kết hợp: Phần I - Bộ NN&PTNT
35 p | 119 | 19
-
Giáo trình Nông lâm kết hợp (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
60 p | 60 | 6
-
Giáo trình Đo đạc lâm nghiệp (Dành cho sinh viên chuyên ngành Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên rừng và Nông lâm kết hợp) - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
178 p | 40 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn