Giáo trình Nuôi chim trĩ - MĐ04: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ
lượt xem 77
download
Giáo trình Nuôi chim trĩ - MĐ04: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ giúp người học có khả năng tự nuôi chim trĩ, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến nuôi chim trĩ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nuôi chim trĩ - MĐ04: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI CHIM TRĨ MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: NUÔI NHÍM, CẦY HƯƠNG, CHIM TRĨ Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI 2014
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề Nuôi nhím, cầy hương và chim trĩ được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi nhím, cầy hương và chim trĩ. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự nuôi chim trĩ, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến nuôi chim trĩ. Mô đun nuôi chim trĩ gồm có 5 bài: Bài 1: Xây dựng chuồng nuôi chim trĩ Bài 2: Lựa chọn chim trĩ giống Bài 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ Bài 4: Ấp trứng chim trĩ Bài 5: Phòng và trị bệnh cho chim trĩ Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./.. Tham gia biên soạn 1. Vũ Việt Hà (Chủ biên) 2. Mai Anh Tùng 3. Mai Thị Thanh Nga
- 4 MỤC LỤC Nội dung Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ......................................................................................... 2 LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 3 MỤC LỤC .................................................................................................................... 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VIẾT TẮT ....................................................10 MÔ ĐUN/MÔN HỌC: NUÔI CHIM TRĨ .................................................................11 Giới thiệu mô đun .......................................................................................................11 Bài 1: Xây dựng chuồng nuôi chim trĩ .......................................................................12 A. Nội dung ...............................................................................................................12 1. Xác định địa điểm xây dựng chuồng nuôi ..............................................................12 2. Hướng chuồng nuôi ................................................................................................12 3. Cấu tạo chuồng nuôi chim trĩ .................................................................................13 4. Làm lồng úm chim con ...........................................................................................16 5. Làm chuồng nuôi giai đoạn từ 5 - 12 tuần tuổi ......................................................17 6. Làm chuồng nuôi giai đoạn trên 12 tuần tuổi .........................................................18 7. Làm chuồng cho chim sinh sản ..............................................................................19 8. Xây dựng số công trình phụ quan trọng .................................................................19 B. Câu hỏi và bài tập thực hành..................................................................................20 C. Ghi nhớ...................................................................................................................21 Bài 2: Lựa chọn chim trĩ giống ..................................................................................22 A. Nội dung của bài ....................................................................................................22 1. Xác định đặc điểm giống chim trĩ ..........................................................................22 1.1. Môi trường sống ..................................................................................................22 1.2. Đặc điểm ngoại hình ............................................................................................22 1.3. Đặc điểm sinh sản của chim trĩ............................................................................24 1.4. Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh .........................................................................24 1.5. Giá trị cảnh ..........................................................................................................25 2. Chọn giống chim trĩ 1 ngày tuổi .............................................................................25
- 5 2.1. Xác định tiêu chuẩn chim trĩ giống .....................................................................25 2.2. Thực hiện chọn chim 1 ngày tuổi ........................................................................26 3. Chọn giống chim sinh sản ......................................................................................27 3.1. Phân biệt chim trống, mái ....................................................................................27 3.2. Chọn chim trĩ hậu bị ............................................................................................27 3.2.1. Tiêu chuẩn đối với chim trĩ hậu bị ...................................................................27 3.2.2. Thực hiện chọn chim trĩ hậu bị .........................................................................28 3.3. Chọn chim trĩ giai đoạn đẻ trứng .........................................................................28 3.3.1. Tiêu chuẩn đối với chim trĩ sinh sản ................................................................28 3.3.2. Thực hiện chọn chim trĩ đẻ ...............................................................................29 4. Chọn giống chim trĩ nuôi cảnh ...............................................................................30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành..................................................................................31 C. Ghi nhớ:..................................................................................................................32 Bài 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ ...................................................................33 A. Nội dung ...............................................................................................................33 1. Xây dựng khẩu phần ăn của chim trĩ qua từng giai đoạn ...................................33 1.1. Đặc điểm một số loại thức ăn cho chim trĩ ..........................................................33 1.1.1. Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng .................................................................33 1.1.2. Nhóm thức ăn cung cấp protein ........................................................................37 1.1.3. Thức ăn bổ sung................................................................................................43 1.1.4. Thức ăn hỗn hợp ...............................................................................................44 1.2. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ phối trộn ............................................................45 1.3. Phối trộn thức ăn..................................................................................................45 1.3.1. Xây dựng công thức phối trộn ..........................................................................45 1.3.2. Thực hiện phối trộn thức ăn cho chim trĩ .........................................................47 2. Cho chim trĩ ăn, uống ........................................................................................52 2.1. Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho chim trĩ ..........................................................52 2.1.1. Chọn hỗn hợp thức ăn.......................................................................................52 2.1.2. Sử dụng nước uống cho chim ...........................................................................54 2.2. Kiểm tra thức ăn, nước uống ...............................................................................55
- 6 2.3. Chuẩn bị máng ăn, máng uống ............................................................................56 2.4. Xác định vị trí đặt máng ăn, máng uống .............................................................57 2.5. Chuyển thức ăn vào khay ....................................................................................58 3. Chăm sóc chim trĩ sinh sản .................................................................................58 3.1. Xác định đặc điểm sinh sản của chim trĩ .............................................................58 3.2. Xác định tỷ lệ trống mái ......................................................................................58 3.3. Theo dõi sức khỏe của chim trĩ sinh sản .............................................................59 3.4. Vệ sinh chuồng nuôi chim trĩ sinh sản ................................................................60 4. Úm chim trĩ con ....................................................................................................60 4.1. Chuẩn bị dụng cụ .................................................................................................60 4.1.1. Rèm che ............................................................................................................60 4.1.2. Lồng, quây úm chim con ..................................................................................61 4.1.3. Chụp sưởi ..........................................................................................................62 4.2. Điều ch nh nhiệt độ úm .......................................................................................63 4.3. Xác định thời gian chiếu sáng cho chim: ............................................................65 4.4. Định kỳ kiểm tra tình hình chim trĩ ....................................................................65 4.5. Sử dụng thức ăn, nước uống ................................................................................65 4.6. Sử dụng thuốc phòng ...........................................................................................65 4.7. Xác định quy trình phòng bệnh bằng Vaccin ...........................................................66 B. Câu hỏi và bài tập thực hành..................................................................................67 C. Ghi nhớ: .................................................................................................................68 Bài 4: Ấp trứng chim trĩ ............................................................................................69 A. Nội dung ................................................................................................................69 1. Chọn trứng ấp: ........................................................................................................70 1.1. Chọn trứng theo ngoại hình .................................................................................70 1.2. Chọn trứng bằng đèn soi ......................................................................................70 2. Bảo quản trứng ấp ...................................................................................................70 2.1. Xếp trứng: ...........................................................................................................70 2.2. Nhiệt độ: ..............................................................................................................71 2.3. Ẩm độ: ................................................................................................................71
- 7 3. Xử lý trứng ấp .........................................................................................................71 3.1. Phương pháp xông trứng .....................................................................................71 3.2. Xếp trứng vào khay .............................................................................................72 4. Chuẩn bị máy ấp, máy nở .......................................................................................72 5. Kỹ thuật đưa trứng vào máy ấp ..............................................................................74 6. Điều ch nh nhiệt độ, độ ẩm trong máy ấp ..............................................................75 6.1. Nhiệt độ ấp:..........................................................................................................75 6.2. Độ ẩm: .................................................................................................................75 7. Đảo trứng ấp ...........................................................................................................76 7.1. Mục đích của việc đảo trứng: ..............................................................................76 7.2. Phương pháp đảo trứng: ......................................................................................77 8. Soi trứng .................................................................................................................77 8.1. Mục đích soi trứng: ..............................................................................................77 8.2. Dụng cụ soi trứng: ...............................................................................................77 8.3. Phương pháp chọn và loại trứng khi soi: .............................................................78 9. Chuyển trứng sang máy nở .....................................................................................81 10. Lấy chim ra khỏi máy nở ......................................................................................82 B. Câu hỏi và bài tập thực hành..................................................................................82 C. Ghi nhớ...................................................................................................................83 Bài 5: Phòng và trị bệnh cho chim trĩ ........................................................................84 Mục tiêu: .....................................................................................................................84 A. Nội dung ................................................................................................................84 1. Phòng bệnh .............................................................................................................84 1.1. Vệ sinh thú y phòng bệnh cho chim ....................................................................84 1.1.2. Vệ sinh thức ăn, nước uống ..............................................................................87 1.1.3. Mua con giống an toàn dịch bệnh.....................................................................87 1.1.4. Thực hiện quy trình cách ly ..............................................................................88 1.1.5. Phòng bệnh bằng thuốc và vaccin ....................................................................89 2. Trị bệnh ...................................................................................................................95 2.1. Phòng và điều trị bệnh do E. coli ........................................................................95
- 8 2.1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh ..................................................................9595 2.1.2. Xác định triệu chứng của bệnh .........................................................................95 2.1.3. Đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh .................................................................97 2.1.3.1 Phòng bệnh .....................................................................................................97 2.1.3.2. Trị bệnh..........................................................................................................97 2.2. Phòng, trị bệnh về đường hô hấp .........................................................................98 2.2.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh ......................................................................98 2.2.2. Xác định triệu chứng của bệnh. ........................................................................99 2.2.3. Đưa ra biện pháp phòng, điều trị bệnh. ............................................................99 2.2.3.1.Phòng bệnh .....................................................................................................99 2.2.3.2. Điều trị. ..........................................................................................................99 2.3. Phòng trị, bệnh đau mắt (sưng mắt) ..................................................................101 2.3.1. Xác định nguyên nhân ....................................................................................101 2.3.2. Xác định triệu chứng ......................................................................................101 2.3.3. Xác định cách điều trị .....................................................................................101 2.4.Phòng, chống bệnh Newcastle ............................................................................102 2.4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh ....................................................................102 2.4.2. Xác định triệu chứng bệnh..............................................................................103 2.4.3. Xác định bệnh tích ..........................................................................................104 2.4.4 Thực hiện phòng, chống bệnh ........................................................................106 2.5. Bệnh tụ huyết trùng ...........................................................................................107 2.5.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh ....................................................................107 2.5.2. Xác định triệu chứng bệnh..............................................................................108 2.5.3. Xác định bệnh tích ..........................................................................................109 2.5.4. Chẩn đoán bệnh ..............................................................................................110 2.5.5. Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh ...................................................................110 2.6. Phòng và điều trị bệnh cầu trùng .......................................................................110 2.6.1 Xác định nguyên nhân gây bệnh .....................................................................110 2.6.2. Xác định triệu chứng bệnh............................................................................1112 2.6.3. Xác định bệnh tích ..........................................................................................112
- 9 6.4. Thực hiện phòng, trị bệnh..................................................................................113 B. Câu hỏi và bài tập thực hành................................................................................114 C. Ghi nhớ: ...............................................................................................................115 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN (MÔN HỌC) ..........................................116 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN .................................................................116 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN .........................................................................................116 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN .......................................................................................117 IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP THỰC HÀNH ....................................117 V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ............................................132 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................142 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH
- 10 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VIẾT TẮT Ca Canxi ĐKC Đỏ khoang cổ ĐVT Đơn vị tính ME Năng lượng trao đổi MJ Megajun Kcal Kilo calo TA Thức ăn TTTA Tiêu tốn thức ăn
- 11 MÔ ĐUN: NUÔI CHIM TRĨ Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun Mục tiêu trong chăn nuôi chim trĩ cần phải đạt là: - Chim trĩ tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian nuôi ngắn. - Thịt chim trĩ có chất lượng cao (thịt thơm ngon và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng). - Người chăn nuôi chim trĩ cần phải có những kiến thức nhất định, phải tuân theo những qui trình kỹ thuật bao gồm từ khâu: + Chọn giống + Xây dựng chuồng trại + Thức ăn + Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng + Quản lý + Vệ sinh thú y + Phương pháp hạch toán kinh tế trong chăn nuôi chim trĩ. Chăn nuôi chim trĩ là mô đun giúp người học có khả năng tự tổ chức chăn nuôi chim trĩ trong điều kiện ở nông hộ, trang trại. Mô đun gồm có 4 bài với tổng thời gian là 120 giờ, trong đó lý thuyết và kiểm tra là 28 giờ, thực hành là 92 giờ. Người học mô đun chăn nuôi chim trĩ được đánh giá thông qua bài kiểm tra lý thuyết và kiểm tra kỹ năng thực hành.
- 12 Bài 1: Xây dựng chuồng nuôi chim trĩ Mục tiêu - Trình bày được các bước trong quá trình chọn vị trí và hướng chuồng - Trình bày được các căn cứ để chọn nguyên vật liệu để xây dựng chuồng nuôi chim trĩ. - Nêu được đặc điểm chính trong quy trình xây dựng chuồng nuôi chim trĩ. A. Nội dung 1. Xác định địa điểm xây dựng chuồng nuôi Vị trí xây dựng chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước, xa ao hồ, thuộc vùng có khí hậu tương đối điều hoà, thoáng mát. Phải cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác nhằm hạn chế lây lan bệnh tật. Đặc biệt chuồng nuôi phải yên tĩnh, chim trĩ do còn bản năng hoang dã cho nên chúng rất sợ tiếng động mạnh. Khi có tiếng động chúng thường bị kích động bay loạn xạ gây tác hại nghiêm trọng. Có nguồn nước sạch đảm bảo, có khả năng mở rộng quy mô khi cần thiết. 2. Xác định hướng chuồng nuôi Chăn nuôi quảng canh tận dụng thông thoáng tự nhiên, tốt nhất làm chuồng theo hướng đông nam để đón gió mát vào mùa hè và tránh gió rét vào mùa đông. Chăn nuôi theo quy mô lớn, hình thức công nghiệp và làm chuồng kín tốt nhất là làm chuồng có trục song song với hướng gió chính (hướng đông nam) để khi quạt đẩy không khí từ chuồng ra xuôi chiều gió làm giảm chi phí.
- 13 Hình 4.1.1. Xác định hướng xây chuồng 3. Cấu tạo chuồng nuôi chim trĩ Việc làm chuồng trại cho chim trĩ cũng khá đơn giản, ta có thể tận dụng các khu chuồng nuôi cũ, chu ồng lợn, chuồng bò, chuồng gà....đảm bảo vệ sinh thoáng mát, và kín để chim không bay mất. Hình 4.1.2. Chuồng nuôi chim trĩ đơn giản, tận dụng chuồng cũ
- 14 Vật liệu làm chuồng chim trĩ có thể sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương như: Tre, nứa, gỗ ..vv. Diện tích chuồng nuôi tuy thuộc vào quy mô của trại cũng như dụng cụ thiết bị chăn nuôi và mức độ cơ giới hoá thông thường các dãy chuồng chim theo phương thức công nghiệp có chiều dài từ 30 - 50m, chiều rộng từ 7 - 10m chiều cao (không kể mái) là 2,5 - 3m. Đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm như đất nước ta nuôi theo kiểu thông thoáng tự nhiên không nên làm chuồng rộng quá 10m sẽ ảnh hưởng đến độ thông thoáng chuồng nuôi. Chuồng nuôi chim chia thành các ô nhỏ để nuôi. Mỗi ô chuồng nên để 25% diện tích ngoài trời làm khu tắm cát và để cho chim đẻ trứng, 75% diện tích còn lại để cho chim ăn uống và ngh ngơi. Khi chưa có điều kiện nuôi ở quy mô lớn và chưa có nhiều kinh nghiệm, nên đầu tư theo dạng mô hình này để phát triển và gây giống sau đó mới tiếp tục phát triển ở quy mô lớn hơn. Hình 4.1.3. Chuồng nuôi chim chia thành các ô nhỏ Tuỳ theo quy mô chăn nuôi, điều kiện từng gia đình mà ta có những kiểu thiết kế chuồng nuôi khác nhau nhưng nhìn chung kết cấu chuồng phải thoả mãn các yêu cầu sau
- 15 - Nền móng: Phải đảm bảo vững chắc chịu được lực nén của phần trên và chống ẩm tốt. Thường thì làm nền bằng gạch lát hoặc láng xi măng cát có độ dốc thích hợp, dễ sát trùng, dễ làm vệ sinh. - Mái chuồng làm bằng vật liệu tương đối nhẹ nhưng bền vững và cách nhiệt tốt để chống nóng cho chim. Có thể lợp mái bằng ngói, tôn, fibroximăng hoặc lá tranh, rơm. Mái nên có màu sáng để cách nhiệt tốt hơn. Mái lợp qua vách chuồng khoảng 1m, để tránh mưa hắt làm ướt nền chuồng, độ dốc của mái khoảng 30o đễ dễ thoát nước mưa. Làm một mái hoặc 2 mái. Hình 4.1.3. Mái chuồng sử dụng vật liệu có sẵn của địa phương - Chuồng nên có trần cách nhiệt, giữa trần và đ nh tường nên có khe thoát nhiệt để thường xuyên thoát khí nóng vào mùa hè. Vật liệu làm trần tốt nhất là các tấm xốp, nếu không có điều kiện thì có thể làm bằng các tấm bạt, cót ép. - Khung và tường: Khung nhà phải bền vững chịu được gió mạnh và đỡ được mái thường xây bằng gạch, trụ bê thông hoặc trụ kim loại. Tường xây cách hiên 1 - 1,5 m, vách ch nên xây cao 30 - 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng
- 16 + Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa... Che cách vách tường 20 cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho chim trĩ tránh được mưa, gió rét nhất là ở giai đoạn chim còn nhỏ. Hình 4.1.4. Sử dụng bạt che chống rét cho chim trĩ 4. Làm lồng úm chim con - Trong thời gian úm từ 0 - 4 tuần tuổi để tập trung nguồn nhiệt, tránh gió lùa nên sử dụng lồng úm với chiều cao 40 - 50cm; chiều dài 1,0 - 1,2m; chiều rộng 0,7 - 0,9m. - Xung quanh được đóng bằng gỗ ép, cót ép hoặc lưới ô nhỏ để tránh chim bay. - Cửa lồng có thể nằm ở phía trên hoặc phía ngang tuỳ điều kiện cụ thể. Mỗi lồng như vậy có thể nuôi từ 40 - 60 chim non.
- 17 Hình 4.1.5. Lồng úm chim trĩ giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi - Cũng có thể sử dụng cót ép, để quây úm cho chim trĩ giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi. Hình 4.1.6. Quây úm sử dụng cót ép
- 18 5. Làm chuồng nuôi giai đoạn từ 5 - 12 tuần tuổi Giai đoạn này, một con chim cần 0,5 m2 tổng diện tích sàn bên trong chuồng nuôi và 2 m2 diện tích nền bên ngoài được dùng cho việc vận động. Chuồng nuôi có khu đổ cát để chim tắm cát. Xung quanh chuồng phải có lưới quây để chim khỏi bay đi. Bên ngoài lớp lưới của sân chơi có thể phủ lên những cành cây giúp cho môi trường sống giống với các điều kiện tự nhiên. 6. Làm chuồng nuôi giai đoạn trên 12 tuần tuổi Ở giai đoạn này chuồng đảm bảo diện tích nuôi 1- 2 con/m2. Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim. Hình 4.1.7. Chuồng nuôi chim trĩ giai đoạn trên 12 tuần tuổi Nếu tốn kém trong việc chia chuồng ra nhiều ô nhỏ thì có thể chọn phương án nuôi tập trung (quần thể). Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40, lưới mắt cáo. Trên nóc sử dụng các loại tấm lợp proximăng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương, miễn sao đảm bảo chim không thoát ra ngoài.
- 19 Nền chuồng được rải một phần hoặc toàn bộ cát, sử dụng loại cát vàng, để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Phần còn lại có thể sử dụng bằng nền betông, hoặc trồng cỏ trong khoảng sân chơi. 7. Làm chuồng cho chim sinh sản Làm chuồng cho chim lớn: Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim Hình 4.1.8. Chuồng chim trĩ sinh sản Nếu làm chuồng mới để nuôi chim sinh sản có thể thiết kế theo khung cơ bản sau: Rộng ngang: 3,5 m x dài 6 m x cao 2,5 – 2,8 m. Với diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 20 -25 cá thể chim bố mẹ sinh sản hoặc 30 - 40 cá thể chim hậu bị. 8. Xây dựng một số công trình phụ quan trọng - Kho chứa thức ăn Ngoài những kho nhỏ bố trí ở từng chuồng nuôi để chứa thức ăn cùng dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y…. toàn trại cần một kho chứa thức ăn chung. Sức chứa của kho dựa trên những yếu tố sau + Hướng sản xuất, số lượng đầu con và mức thu nhận thức ăn của chim. + Mỗi trại chim cần có số lượng thức ăn dự trữ ít nhất một tuần. + Cứ 2m3 kho có thể chứa được 1 tấn thức ăn hỗn hợp đã đóng bao.
- 20 Kho chứa thức ăn có nền xi măng hoặc lát gạch để dễ quét dọn. Trong kho, thức ăn không được đặt trực tiếp xuống nền mà phải đặt trên các giá cao cách mặt đất khoảng 20 - 25cm và cách tường ít nhất 20cm để tránh ẩm mốc. - Phòng bảo quản trứng Đối với những cơ sở chăn nuôi chim trĩ đẻ cần có một phòng bảo quản trứng phòng bảo quản phải đảm bảo tối, mát, không có ánh sáng lọt vào. Kích thước của phòng bảo quản trứng phụ thuộc vào số lượng chim sinh sản và sức đẻ trứng của chúng. - Cổng trại nuôi chim + Nếu trại lớn xây dựng 2 hố sát trùng nhỏ 2 bên để người chăn nuôi đi lại và một hố sát trùng lớn ở giữa ch dành cho xe vận chuyển thức ăn, chim ra vào trại. +- Trại nuôi theo kiểu gia đình thì ch cần thiết kế một hố sát trùng chung là được. + Hố sát trùng được đổ crezyle 3% hoặc vôi bột. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1.1. Xác định địa điểm để xây dựng chuồng trại nuôi chim trĩ? 1.2. Xác định hướng để xây dựng chuồng trại nuôi chim trĩ? 1.3. Kể tên các công việc cần thực hiện làm lồng úm chim trĩ giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi? 1.4. Mô tả các bước thực hiện công việc xây dựng chuồng nuôi chim trĩ giai đoạn 5 - 12 tuần tuổi? 1.5. Mô tả các bước thực hiện công việc xây dựng chuồng nuôi chim trĩ giai đoạn trên 12 tuần tuổi? 1.6. Trình bày các bước xây dựng chuồng nuôi chim trĩ sinh sản? 1.7. Trình bày quy trình xây dựng một số công trình phụ quan trọng trong chăn nuôi chim trĩ? Câu hỏi trắc ngiệm Chọn phương án trả lời đúng: 1.8.1. Nêu các cách để xác định hướng xây dựng chuồng trại nuôi chim trĩ? + Hướng Đông - Nam + Hướng Đông - Bắc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lập kế hoạch chăn nuôi - MĐ01: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ
43 p | 289 | 76
-
Giáo trình Nuôi cầy hương - MĐ02: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ
120 p | 253 | 67
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ05: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ
60 p | 154 | 42
-
Giáo trình Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất - MĐ01: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
116 p | 152 | 38
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - MĐ04: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
97 p | 127 | 35
-
Giáo trình Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng - MĐ03: Nuôi cá chim vây vàng
86 p | 144 | 32
-
Giáo trình Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng - MĐ05: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
99 p | 218 | 30
-
Giáo trình Chuẩn bị áo nuôi cá chim vây vàng - MĐ02: Nuôi cá chim vây vàng
80 p | 125 | 25
-
Giáo trình Nuôi nhím - MĐ02: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ
132 p | 110 | 24
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Nuôi nhím, cày hương, chim trĩ
49 p | 139 | 23
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng - MĐ06: Nuôi cá chim vây vàng
92 p | 130 | 20
-
Kỹ thuật nuôi Chim Cô
3 p | 95 | 15
-
Bố trí cây cảnh trong hồ nuôi cá
4 p | 117 | 12
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cút (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
53 p | 34 | 9
-
Giáo trình Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
39 p | 22 | 8
-
Trồng riccia thành thảm như thế nào?
4 p | 47 | 4
-
Giáo trình Nuôi và phòng trị bệnh cho chim bồ câu
74 p | 32 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn