intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình phần mềm kế toán máy Sas Innova 6.8

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

688
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn giáo trình là sự tích hợp các kiến thức kế toán căn bản với sử dụng thành thạo phần mềm kế toán sẽ giúp các bạn có đủ tự tin để làm nghề kế toán một cách vững vàng và chuyên nghiệp. Cuốn giáo trình gồm 3 phần có nội dung cụ thể như sau: Giới thiệu chung về SAS INNOVA 6.8, phần mềm kế toán SAS INNOVA 6.8.1, các phân hệ kế toán trong SAS INNOVA 6.8.1, phần mềm kế toán SAS INNOVA 6.8.2, bộ số liệu demo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình phần mềm kế toán máy Sas Innova 6.8

  1. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội CÔNG TY CỔ PHẦN SIS VIỆT NAM (SIS VIETNAM JSC) GIÁO TRÌNH PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY (Dùng cho khối các Doanh nghiệp vừa và nhỏ) SAS INNOVA 6.8 Hà Nội – 06/2009 1
  2. MỤC LỤC Giới thiệu ................................................................................................................................... 3 Thư ngỏ...................................................................................................................................... 4 Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SAS INNOVA 6.8............................................................. 5 1. SAS INNOVA và những phiên bản .................................................................................. 5 2. Mục tiêu chính của SAS INNOVA ................................................................................... 5 3. Những tính năng nổi bật của SAS INNOVA 6.8 .............................................................. 6 4. Các phân hệ chính của SAS INNOVA 6.8 ....................................................................... 7 5. Các phân hệ nghiệp vụ và mối quan hệ giữa các phân hệ của SAS INNOVA 6.8 ........... 9 6. Các chứng từ, báo cáo chính của SAS INNOVA 6.8 ..................................................... 10 7. Lựa chọn phương án tổ chức thông tin ........................................................................... 10 8. Chứng từ trùng và khử chứng từ trùng trong SAS INNOVA 6.8 ................................... 13 Phần II: PHẦN MỀM KẾ TOÁN SAS INNOVA 6.8.1......................................................... 14 Chương 1: KHỞI ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI SAS INNOVA 6.8.1...................................... 14 1. Cài đặt SAS INNOVA 6.8.1 ................................................................................................ 14 2. Khởi động SAS INNOVA 6.8.1........................................................................................... 14 3. Các phím chức năng sử dụng trong SAS INNOVA 6.8.1 .................................................... 14 4. Các công việc chuNn bị......................................................................................................... 15 5. Danh mục sử dụng trong SAS INNOVA 6.8.1 .................................................................... 15 6. Các thao tác xử lý khi cập nhật chứng từ ............................................................................. 24 7. Báo cáo trong SAS INNOVA 6.8.1 ..................................................................................... 25 Chương 2: CÁC PHÂN HỆ KẾ TOÁN TRONG SAS INNOVA 6.8.1 ............................ 26 1. Phân hệ Hệ thống ............................................................................................................ 26 2. Phân hệ Tổng hợp ........................................................................................................... 33 3. Phân hệ kế toán Vốn bằng tiền............................................................................................. 39 4. Phân hệ kế toán Bán hàng (Bán hàng và công nợ phải thu) ................................................. 46 5. Phân hệ kế toán Mua hàng (Mua hàng và công nợ phải trả) ................................................ 55 6. Phân hệ Vật tư hàng hoá...................................................................................................... 62 7. Phân hệ Giá thành................................................................................................................ 69 8. Phân hệ Tài sản cố định....................................................................................................... 83 9. Phân hệ Báo cáo thuế, Báo cáo tài chính............................................................................. 87 Phần II: PHẦN MỀM KẾ TOÁN SAS INNOVA 6.8.2......................................................... 94 Chương 1: KHỞI ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI SAS INNOVA 6.8.2 .......................................... 94 1. Cài đặt SAS INNOVA 6.8. 2 ............................................................................................... 94 2. Khởi động SAS INNOVA 6.8.2........................................................................................... 99 3. Các phím chức năng sử dụng trong SAS INNOVA 6.8.2 .................................................. 100 4. Các công việc chuNn bị....................................................................................................... 100 5. Danh mục sử dụng trong SAS INNOVA 6.8.2 .................................................................. 101 6. Các thao tác xử lý khi cập nhật chứng từ ........................................................................... 110 7. Báo cáo trong SAS INNOVA 6.8.2 ................................................................................... 111 Chương 3: CÁC PHÂN HỆ KẾ TOÁN TRONG SAS INNOVA 6.8.2 ........................... 112 1. Phân hệ Hệ thống ............................................................................................................... 112 2. Phân hệ Tổng hợp.............................................................................................................. 120 3. Phân hệ kế toán Vốn bằng tiền........................................................................................... 126 4. Phân hệ kế toán Bán hàng (Bán hàng và công nợ phải thu) ............................................... 132 5. Phân hệ kế toán Mua hàng (Mua hàng và công nợ phải trả) .............................................. 141 6. Phân hệ Vật tư hàng hoá.................................................................................................... 148 7. Phân hệ Giá thành.............................................................................................................. 155 8. Phân hệ Tài sản cố định..................................................................................................... 170 9. Phân hệ Báo cáo thuế, Báo cáo tài chính........................................................................... 173 Phần III: BỘ SỐ LIỆU DEMO.............................................................................................. 181 Bài thực hành số 1: Cài đặt và thực hành phân hệ Hệ thống ............................................ 181 Bài thực hành số 2, 3: Thiết lập các danh mục từ điển và cập nhật số dư ban đầu........... 182 Bài thực hành số 4: Kế toán mua hàng và công nợ phải trả.............................................. 189 Bài thực hành số 5: Kế toán bán hàng và công nợ phải thu. ............................................. 192 Bài thực hành số 6: Kế toán vốn bằng tiền ....................................................................... 193 Bài thực hành số 7: Kế toán hàng tồn kho, TSCĐ ............................................................ 195 Bài thực hành số 8: Kế toán tổng hợp, Giá thành sản xuất, Báo cáo tài chính ................. 198 2
  3. Giới thiệu Công ty Cổ phần SiS Việt Nam Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần SIS Việt Nam Tên Tiếng Anh:SIS Viet Nam Joint Stock Company Tên giao dịch: SIS Việt Nam Trụ sở chính: Số 17/183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: +84-4-35117785 Fax: +84-4-35117787 E-mail: sales@sisvn.com Website: www.sisvn.com và www.phanmemketoan.net Chi nhánh HCM: A917 CCHAGL, 357 Lê Văn Lương, Q7, HCM Điện thoại: +84-8-22230345 Fax: +84-8-22230456 Sản ph m và dịch vụ chính của SiS Việt Nam Phần mềm Kế toán dành cho doanh nghiệp Nhỏ và Vừa SAS INNOVA 6.8 Phần mềm Kế toán Quản trị Doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp Vừa và Lớn SAS ERP 6.8 Phần mềm Quản trị Tổng thể Doanh nghiệp SIS ERP 6.0 .NET Tư vấn kế toán, thuế Đối tượng đọc tài liệu Kế toán các doanh nghiệp Kế toán trưởng doanh nghiệp Giám đốc tài chính Giám đốc các doanh nghiệp Các đối tượng có liên quan Nhóm tác giả biên soạn Thạc sỹ Lương Xuân Vinh, CEO, SIS Việt Nam Kỹ sư Phạm Trọng Chiều, SIS-TECH Manager, SiS Việt Nam Cử nhân Vũ Thị Dung, SAS INNOVA Consultancy Manager, SiS Việt Nam Cử nhân Đỗ Thị Thu Hương, SAS INNOVA Consultancy Deputy Manager, SIS Việt Nam 3
  4. Thư ngỏ Các bạn kế toán thân mến, kế toán là một môn khoa học và không thể thiếu trong nền Kinh tế đang phát triển hiện nay của Việt Nam. Doanh nghiệp nào cũng phải làm công tác kế toán dù là nhỏ nhất. Hiện cả Nước đã có trên 350.000 doanh nghiệp và sẽ tăng lên con số 1 triệu doanh nghiệp trong vòng 5-10 năm tới. Các kiến thức về kế toán cơ bản cũng như nâng cao đều rất quan trọng để các bạn hiểu được các khái niệm về kế toán. Tất cả các kiến thức đó cần được bổ sung thêm một kỹ năng sử dụng và khai thác phần mềm kế toán. Lý do rất đơn giản là hầu hết các doanh nghiệp đều đã trang bị máy tính và có đến trên 80% các doanh nghiệp đã trang bị internet. Xu hướng cũng như thực tiễn là phần lớn các doanh nghiệp sẽ không thực hiện công tác kế toán bằng thủ công hay excel nữa mà sẽ thực hiện công tác kế toán trên phần mềm. Có như vậy công tác kế toán mới đáp ứng kịp nhu cầu của Ban Giám đốc doanh nghiệp cũng như các Phòng ban khác. Kiến thức kế toán căn bản kết hợp với kỹ năng sử dụng thành thạo phần mềm kế toán sẽ giúp các bạn có đủ tự tin để làm nghề kế toán một cách vững vàng và chuyên nghiệp. Dần dần, phần mềm kế toán sẽ là một phần không thể thiếu trong quá trình học và làm kế toán, bởi lẽ kiến thức kế toán sẽ gắn liền với việc vận dụng trên môi trường và công cụ thực hiện như thế nào, nếu không dù hiểu về kế toán nhưng cũng không thể vận dụng được hoặc mất quá nhiều thời gian và không hiệu quả. Với kinh nghiệm thực tế triển khai và đưa vào khai thác tại gần 2.000 doanh nghiệp trên cả Nước, Công ty Cổ phần SiS Việt Nam đã giải quyết được rất nhiều bài toán kế toán hóc búa và mang lại hiệu quả cao cho rất nhiều doanh nghiệp. Một mặt, qua khảo sát và phân tích thực tế, chúng tôi nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp đều chưa chú trọng đến qui trình vận hành kế toán, các chuNn thông tin, các qui định và nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mà chủ yếu chú trọng công tác làm báo cáo đầu ra. Đây chính là điểm mấu chốt cần tháo gỡ để vận hành công tác kế toán được nhanh chóng và hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp muốn công tác kế toán tốt, cần qui trình hóa và chuNn hóa thông tin kế toán, các qui định cần thống nhất và đào tạo bài bản cho cán bộ kế toán. Và đặc biệt cần đưa các qui trình kế toán này vào phần mềm để tự động hóa nhiều khâu thực hiện kế toán nhằm giảm sai sót và có tính hướng dẫn cho từng người làm kế toán. Bên cạnh đó, để phản ánh nghiệp vụ kế toán chính xác, người làm kế toán cần đọc và tìm hiểu thêm các kiến thức về quản trị kinh doanh, bản chất vận hành của đồng tiền, hàng hóa và các kiến thức có liên quan đến ngành đặc thù của doanh nghiệp mà sau này mình sẽ tham gia làm kế toán tại đó. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công tác kế toán. Bên cạnh đó, kế toán là một trong những nghề tương đối đa dạng để có thể khai thác, các bạn có thể làm kế toán cho một doanh nghiệp, có thể tham gia làm kiểm toán, tư vấn kế toán, kiểm định và định giá. Đặc biệt, hiện nay trên Thế Giới cũng như tại các Thành phố lớn tại Việt Nam đã có trào lưu làm thuê kế toán (Outsourcing) hay Đại lý thuế, như vậy các bạn có thể trở thành những chuyên gia về kế toán và làm thuê kế toán cho nhiều doanh nghiệp một lúc hoặc là các Đại lý thuế. Các công việc này rất thú vị mang lại nhiều tiền bạc, chủ động và tự do, các bạn có thể ngồi một chỗ làm việc cho nhiều doanh nghiệp tại Việt nam hoặc thậm chí các doanh nghiệp đặt ở Nước ngoài thông qua mạng Internet. Chúc các bạn sẽ yêu thích môn kế toán máy và đặc biệt Phần mềm Kế toán Quản trị SAS INNOVA 6.8 của chúng tôi. Hy vọng sẽ gặp lại các bạn tại một doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán SAS INNOVA 6.8 hoặc các bạn có thể trở thành đồng nghiệp của chúng tôi trong tương lai. Thân chào, Thay mặt Công ty Thạc sỹ Lương Xuân Vinh CEO, SIS Việt Nam 4
  5. Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SAS INNOVA 6.8 1. SAS INNOVA và những phiên bản Trải qua thời gian phát triển 8 năm đến năm 2009 công ty phần mềm SIS Việt Nam không ngừng nâng cấp và phát triển các dòng sản phNm của mình thể hiện qua các phiên bản với các mốc thời gian như sau: SAS 1.0: 10-2001 SAS 2.0: 03-2002 SAS 2.1: 06-2002 SAS 2.2: 10-2002 SAS 2.3: 03-2003 SAS 3.0: 01-2004 SAS 5.0: 05-2005 SAS INNOVA 5.5: 09-2006 SAS INNOVA 6.0: 07-2007 SAS INNOVA 6.8: 10-2007 SAS INNOVA 6.8.1: 10-2008 SAS INNOVA 6.8.2: 05-2009 2. Mục tiêu chính của SAS INNOVA Giải thoát doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp khỏi nỗi lo thường trực về các thông tin, báo cáo kế toán, quyết toán, thuế, lãi/lỗ. Trút bớt gánh nặng về quản lý điều hành các hoạt động tài chính, kế toán. Quản lý kho, bán hàng, mua hàng, công nợ trở nên đơn giản, dễ kiểm soát. Giải phóng bức xúc thường xuyên phải đau đầu với các thay đổi về chính sách, chế độ kế toán, Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế của Nhà Nước. Phiên bản SAS INNOVA 6.8 được thiết kế và lập trình theo quy định mới nhất hiện nay của Bộ Tài Chính như QĐ48, QĐ15 v/v ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa; các Thông tư 60/2007/TT-BTC ra ngày 14 tháng 06 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số Luật quản lý thuế; Thông tư 32/2007/ TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng… . Với sản phNm này, người sử dụng chỉ cần cập nhật các số liệu đầu vào phát sinh, phần mềm sẽ tự động tính toán và đưa ra các sổ sách, báo cáo kế toán, báo cáo thuế, thông tin về phân tích tài chính, thông tin quản trị sản xuất kinh doanh. 5
  6. 3. Những tính năng nổi bật của SAS INNOVA 6.8 Chương trình được thiết kế mở khả năng đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Định khoản tự động Tích hợp mã vạch hai chiều theo quy định của Tổng Cục thuế. Tự động kiểm tra Mã số thuế (MST) hợp lệ của các hóa đơn và khách hàng Tích hợp chương trình hướng dẫn sử dụng trực quan bằng hình ảnh và lời nói. Thiết kế phục vụ kế toán quản trị, cho phép phân tích thông tin từ tổng hợp đến chi tiết và ngược lại, hỗ trợ công tác điều hành và ra quyết định tức thời. Quản lý số liệu theo nhiều đơn vị, nhiều xí nghiệp thành viên, nhiều mảng hoạt động. Quản lý số liệu theo nhiều năm làm việc, cho phép xem số liệu liên năm (đặc biệt trong các công trình xây dựng và các dây chuyền sản xuất). Theo dõi nhiều đơn vị tính của hàng hoá vật tư, cho phép tự động qui đổi đơn vị tính. Thêm nhiều trường tự do để người dùng tự định nghĩa. Khi có thay đổi về các qui định, quyết định của Bộ Tài Chính hoặc thay đổi trong quản lý, khách hàng có thể tự định nghĩa mà không cần Nhà sản xuất phải chỉnh sửa (giảm chi phí đáng kể về đầu tư cho Doanh nghiệp). Bổ xung thêm trạng thái của chứng từ nhằm mềm dẻo quá trình quản lý, giảm các khâu công việc chồng chéo, theo dõi được tình trạng xử lý của công việc, phản ánh chính xác tình trạng của công việc. Phân quyền chương trình đến từng chức năng, từng thao tác của người sử dụng. Hoàn thiện việc theo dõi dấu vết của người sử dụng, làm rõ trách nhiệm trong công việc, chuyên nghiệp hoá trong các khâu xử lý chứng từ. Tính giá vốn tức thời của từng hàng hoá, vật tư. Cho phép khấu trừ lùi thuế, tiện ích cho người sử dụng có thể tính thuế xuôi hoặc ngược. Cho phép quản lý theo lô hàng Có thể zoom màn hình làm việc với các chứng từ to nhỏ tuỳ ý Tính quản trị ngược: cho phép truy xuất ngược dữ liệu từ tổng hợp đến chi tiết, từ chi tiết xem và sửa chứng từ Tính quản trị xuôi: cho phép xem báo cáo ngay khi đang lập chứng từ Định khoản chênh lệch tỷ giá tự động Tham số hoá chương trình, cho phép khai báo các thông số của hệ thống một cách mềm dẻo: các hình thức ghi sổ, khai báo tính giá thành, phương pháp tính giá vốn, các đồng tiền sử dụng trong hệ thống, v.v. 6
  7. Khả năng ứng dụng cho nhiều hình thức kế toán khác nhau: nhật ký chung, nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ và nhật ký sổ cái. Nhiều phương pháp tính giá: TB di động, TB tháng, NTXT, Giá đích danh. Có thể khai báo tính giá vốn đến từng hàng hoá, vật tư. Quản lý được nhiều loại tiền tệ với tỷ giá thay đổi hàng ngày: VND, USD, EURO, NDT,.. Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, có hướng dẫn sử dụng chi tiết. Khả năng sử dụng hai ngôn ngữ Anh-Việt song song Hệ thống từ điển chung thống nhất cho toàn hệ thống: danh mục đối tượng, danh mục tài khoản, danh mục hàng hoá, vật tư, ... Báo cáo bán hàng theo từng loại tiền tệ. 4. Các phân hệ chính của SAS INNOVA 6.8 4.1 Vốn bằng tiền Quản lý, lưu trữ chứng từ tiền mặt, ngân hàng. Truy xuất ngân quỹ tiền mặt, ngân hàng tức thời, Quản lý phát sinh ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ từng ngày. Cho phép theo dõi thanh toán tiền theo từng hoá đơn. 4.2 Kế toán mua hàng Theo dõi tình hình mua hàng: số lượng, giá trị hàng hoá nhập, tồn kho. Theo dõi thanh toán, công nợ với nhà cung cấp. Theo dõi hàng nhập khNu, chi phí mua hàng. Theo dõi công nợ phải trả đến từng khách hàng, nhà cung cấp, từng lần phát sinh giao dịch, hạn thanh toán. Theo dõi thanh toán bù trừ công nợ cho khách hàng, nhà cung cấp. Theo dõi chi tiết tạm ứng.. 4.3 Kế toán bán hàng Theo dõi tình hình bán hàng: số lượng, giá trị hàng hoá tồn kho và bán hàng. Đánh giá lãi/lỗ theo sản phNm, hàng hoá, vật tư. Theo dõi thanh toán công nợ của từng khách hàng. Theo dõi công nợ phải thu chi tiết từng khách hàng, theo từng lần phát sinh giao dịch, theo dõi hạn thanh toán, bù trừ công nợ… 4.4 Kế toán vật tư hàng hóa Theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn hàng hoá, vật tư thành phNm. Có nhiều phương pháp tính giá vốn hàng hàng tồn kho như: NTXT, TB Tháng, TB di động, Giá đích danh. Có thể áp dụng phương pháp tính giá vốn đến từng hàng hoá, vật tư. 4.5 Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ Quản lý chi tiết từng tài sản, công cụ theo bộ phận sử dụng, theo nguồn hình thành tài sản, theo mục đích sử dụng, đặc biệt tự động tính khấu hao và định khoản chi phí khấu hao tài sản cố định. 7
  8. Quản lý công cụ dụng cụ được khai báo trích phân bổ vào chi phí cho các kỳ 4.6 Kế toán chi phí, tính giá thành sản ph m Theo dõi chi phí, tập hợp chi phí đến từng sản phNm, phân tích chi phí theo khoản mục, yếu tố,... tự động phân bổ, kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phNm. Khả năng tính giá thành cho từng công đoạn cũng như sản phNm cuối cùng. Phương pháp áp dụng: hệ số, định mức, số phát sinh và giá thành phân bước. 4.7 Kế toán thuế Tờ khai thuế GTGT, bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra, các khoản thuế phải nộp Nhà nước được cập nhật theo mẫu biểu mới nhất. Báo cáo thuế tích hợp mã vạch hai chiều theo quy định Tổng Cục thuế. 4.8 Báo cáo, kế toán tài chính tổng hợp Tự động kết sinh các báo cáo, sổ kế toán theo qui định mới nhất của Bộ Tài Chính (khoảng 500 báo cáo các loại đã được thiết kế sẵn và dễ dàng sửa đổi). Tạo báo cáo động, truy vấn báo cáo động theo các tiêu chí quản lý. Cho phép tổng hợp số liệu kế toán ở mức từng công ty, từng mảng hoạt động. Cho phép tổng hợp từ các công ty thành viên, từ các chi nhánh, các mảng hoạt động. 8
  9. 5. Các phân hệ nghiệp vụ và mối quan hệ giữa các phân hệ của SAS INNOVA 6.8 5.1 Phân hệ nghiệp vụ: SAS INNOVA 6.8 có các phân hệ nghiệp vụ sau Phân hệ nghiệp vụ Phân hệ SAS INNOVA 6.8 Khai báo tham số hệ thống Hệ thống Kế toán tổng hợp Tổng hợp Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Vốn bằng bằng tiền Kế toán công nợ phải thu Bán hàng Kế toán công nợ phải trả Mua hàng Kế toán hàng tồn kho Vật tư hàng hóa Kế toán chi phí và giá thành Giá thành Kế toán tài sản cố định, CCDC Tài sản, CCDC Báo cáo thuế Báo cáo thuế Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính 5.2 Mối liên hệ giữa các phân hệ trong SAS INNOVA 6.8 9
  10. 6. Các chứng từ, báo cáo chính của SAS INNOVA 6.8 Các phân hệ của SAS INNOVA 6.8 được hình thành dựa theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo cách như sau: Chứng từ gốc Nhập vào chương trình Các báo cáo phục vụ quản lý. Từ đó người sử dụng có thể tra cứu nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương ứng với chức năng của mỗi phân hệ. Phân hệ Chứng từ Báo cáo, sổ sách - Phiếu thu - Sổ quỹ Vốn bằng - Phiếu chi - Sổ chi tiết tiền mặt tiền gửi NH tiền - Chứng từ thu chi ngoại tệ - Các nhật ký, bảng kê… - Chứng từ ngân hàng - Hoá đơn bán hàng - Sổ chi tiết, tổng hợp công nợ phải - Hóa đơn bán dịch vụ Bán hàng thu - Hàng bán bị trả lại - Bảng cân đối phát sinh công nợ - Bút toán bù trừ công nợ người các khoản phải thu... mua - Hoá đơn mua - Nhập khNu - Sổ chi tiết, tổng hợp công nợ phải Mua hàng - Hóa đơn mua dịch vụ trả nhà cung cấp - Hàng xuất trả lại nhà cung cấp - Bảng cân đối phát sinh công nợ các - Phiếu nhập chi phí khoản phải trả,... - Bút toán bù trừ công nợ người mua Vật tư hàng - Xuất kho - Thẻ kho - Nhập kho - Bảng kê nhập xuất kho,... hóa - Phiếu xuất điều chuyển - Báo cáo tổng hợp NXT,... - Khai báo tài sản - Khai báo tăng, giảm TSCĐ, - Báo cáo chi tiết TSCĐ TSCĐ, CCDC - Báo cáo tăng giảm TSCĐ - Tính khấu hao TSCĐ, tính phân - Bảng phân bổ khấu hao CCDC bổ CCDC - Bảng tính khấu hao,... - Phân bố khấu hao - Báo cáo chi tiết CCDC,... - Điều chỉnh khấu hao - Xây dựng các mã vụ việc, mã - Báo cáo theo vụ việc khoản mục và nhập định mức, hệ số - Bảng tập hợp giá thành cho Giá thành cho tính giá thành quản trị từng sản phNm - Xuất nhập kho vật tư, thành phNm - Các báo cáo về giá thành,... - Tập hợp, phân bổ, kết chuyển CP - Thẻ giá thành - Tính giá thành sản phNm - Phiếu kế toán Các hình thức ghi sổ: nhật ký chung; Tổng hợp - Các bút toán khác, phân bổ, kết Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chứng từ chuyển.. để tạo ra báo cáo 7. Lựa chọn phương án tổ chức thông tin 7.1 Lựa chọn tương ứng với các danh mục Việc tổ chức thông tin có nhiều phương án khác nhau. Ví dụ, để theo dõi chi phí và doanh thu của công trình ta có thể đưa công trình vào tiểu khoản hoặc đưa theo dõi công trình thông qua trường vụ việc. Dưới đây sẽ trình bày các phương án tổ chức thông tin khác nhau trong SAS INNOVA 6.8. Trên cơ sở các phương án này, ta sẽ lựa chọn xem danh mục nào để quản lý đối tượng nào cho phù hợp: 10
  11. Đối tượng thông Phương án quản lý trong Ghi chú tin cần quản lý SAS INNOVA 6.8 Tài khoản sổ cái Danh mục tài khoản Danh mục tài khoản, tiểu Khoản mục phí khoản Danh mục từ điển tự do Vi dụ: định khoản sẵn cho Khai báo bút toán mặc định Danh mục Nghiệp vụ hạch một nghiệp vụ “ thu lãi tiền cho nghiệp vụ hạch toán toán gửi Ngân hàng” Nợ TK 112/Có 515” Khách hàng Danh mục khách hàng Phân loại khách hàng Danh mục phân loại khách Ví dụ: Phân theo địa lý, đại hàng lý/khách lẻ. Đối tượng công nợ phải thu Danh mục khách hàng Đối tượng phải thu nội bộ Danh mục khách hàng Đối tượng công nợ tạm ứng Danh mục khách hàng Nhà cung cấp Danh mục nhà cung cấp Danh mục nhà cung cấp và danh mục khách hàng là 1. Phân loại nhà cung cấp Danh mục phân loại nhà cung Ví dụ: Phân theo nước, bán cấp buôn/bán lẻ. Đối tượng công nợ phải trả Danh mục khách hàng Đối tượng phải trả nội bộ Danh mục khách hàng Danh mục tài khoản ngân Dùng để cung cấp các Tài khoản ngân hàng thông tin cần thiết khi in ủy hàng nhiệm chi từ chương trình Vật tư, CCDC, hàng hoá, Danh mục vật tư, hàng hoá thành phNm Phân loại vật tư, hàng hoá Danh mục phân loại vật tư, hàng hoá Kho hàng Danh mục kho hàng Danh mục thuế suất Danh mục thuế suất Bộ phận kinh doanh, nhân Danh mục bộ phận, nhân viên viên kinh doanh kinh doanh Danh mục giá bán Danh mục giá bán Danh mục giá xuất kho theo Danh mục giá xuất kho theo giá hạch toán giá hạch toán Hạng mục công trình xây Danh mục vụ việc dựng Công trình, dự án Danh mục phân loại vụ việc Đề án, dự án, vụ việc Danh mục vụ việc Đơn hàng gia công, sửa chữa, lắp ráp cần phải theo Danh mục vụ việc dõi tính giá thành Phân loại công trình, đề án, Danh mục phân loại vụ việc dự án Sử dụng trong trường hợp phải tính giá thành sản Sản phNm: tập hợp chi phí và Danh mục vụ việc phNm và số lượng sản tính giá thành phNm nhiều và hay thay đổi. Sử dụng trong trường hợp Danh mục tài khoản, tiểu chỉ tập hợp chi phí mà không tính giá thành sản khoản phNm và số lượng sản phNm không quá nhiều và 11
  12. ít thay đổi. Đối với các doanh nghiệp xây lắp, sản xuất trong trường hợp đã sử dụng trường vụ việc vào việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phNm. Trong trường hợp danh mục từ điển tự do đã dùng Hợp đồng (mua/bán) Danh mục từ điển tự do vào việc khác. Danh mục vụ việc Đối với các doanh nghiệp dịch vụ hoặc thương mại. Đối với các đơn vị sản xuất có số lượng sản phNm không nhiều và dùng các tiểu khoản để tập hợp chi phí và tính giá thành cho các thành phNm. TSCĐ Danh mục tài sản cố định Phân loại TSCĐ Danh mục phân loại TSCĐ Nguồn vốn hình thành TSCĐ Danh mục nguồn vốn TSCĐ Lý do tăng giảm TSCĐ Danh mục lý do tăng giảm TSCĐ Bộ phận sử dụng TSCĐ Danh mục bộ phận sử dụng TSCĐ CCDC theo dõi việc phân bổ vào chi phí Danh mục CCDC Các loại tiền ngoại tệ Danh mục tiền tệ Tỷ giá quy đổi ngoại tệ Danh mục tỷ giá Trong trường hợp theo dõi Nhân viên Danh mục từ điển tự do các phát sinh chi phí hoặc thu tiền liên quan đến từng nhân viên. Các bộ phận, đơn vị, chi nhánh cần theo dõi hạch toán Danh mục tài khoản, tiểu chi phí và doanh thu hoặc khoản công nợ Danh mục từ điển tự do Các bộ phận, đơn vị, chi nhánh cần theo dõi để lên Danh mục đơn vị cơ sở được các báo cáo kế toán như 1 đơn vị độc lập 7.2 Tổ chức thông tin để quản lý các đơn vị thành viên và tổng hợp toàn công ty Trong phần này sẽ trình bày về phương án tổ chức thông tin để quản lý trong trường hợp công ty có nhiều đơn vị thành viên (chi nhánh, công ty con) nằm ở các vị trí địa lý khác nhau và số liệu được nhập tại các đơn vị thành viên rồi sau đó được chuyển về văn phòng công ty. Phương án 1, tại văn phòng công ty mỗi đơn vị thành viên sẽ có một cơ sở dữ liệu riêng và có 1 cở sở dữ liệu chung lưu trữ số liệu của toàn công ty. Khi số liệu của đơn vị thành viên gửi về thì sẽ import vào cơ sở dữ liệu của đơn vị thành viên và vào cơ sở dữ liệu chung của toàn công ty. 12
  13. Phương án 2, tại văn phòng công ty chỉ có 1 cơ sở dữ liệu chung của toàn công ty và khi số liệu gửi về thì import vào cơ sở dữ liệu chung. Cả 2 phương án đều cho phép xem số liệu của từng đơn vị thành viên và của toàn công ty. Phương án 1 sẽ tiện lợi và nhanh hơn khi xem số liệu của từng đơn vị thành viên. 8. Chứng từ trùng và khử chứng từ trùng trong SAS INNOVA 6.8 8.1 Quy định về cập nhật chứng từ trùng, liên quan đồng thời tới tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Trường hợp có chứng từ trùng, liên quan đồng thời tới tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, chỉ cập nhật một trong hai chứng từ phát sinh. Việc lựa chọn chứng từ để cập nhật vào máy thực hiện theo trình tự ưu tiên sau: Chứng từ ngoại tệ ưu tiên hơn so với chứng từ VNĐ Chứng từ tiền mặt ưu tiên hơn so với chứng từ tiền ngân hàng Giấy báo nợ (chi) qua ngân hàng ưu tiên hơn so với giấy báo có (thu), trong trường hợp chuyển tiền giữa hai ngân hàng 8.2 Quy định cập nhật chứng từ trùng liên quan đến nghiệp vụ mua hàng, bán hàng thanh toán tiền ngay Trường hợp mua hàng, bán hàng thanh toán tiền ngay, chương trình xử lý như sau: Khi cập nhật chứng từ Phiếu mua hàng, Hoá đơn bán hàng -> số liệu mới cập nhật vào Sổ kho, chưa cập nhật vào sổ cái Sau đó cập nhật vào Phiếu Chi, Thu -> số liệu sẽ được cập nhật vào Sổ cái Để giải quyết hiệu quả tối ưu vấn đề này, chương trình cho phép tạo phiếu thu, chi tự động ngay trên chứng từ Bán hàng, Mua hàng. Việc này giảm tải công việc, tiết kiệm thời gian cho kế toán và đảm bảo được tính chính xác của số liệu. (Chi tiết trong phân hệ Mua hàng, Bán hàng) 13
  14. Phần II: PHẦN MỀM KẾ TOÁN SAS INNOVA 6.8.1 Chương 1: KHỞI ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI SAS INNOVA 6.8.1 1. Cài đặt SAS INNOVA 6.8.1 Để cài đặt SAS INNOVA 6.8.1 bạn cần phải có bộ cài đặt SAS INNOVA 6.8.1 theo các phiên bản của SAS INNOVA 6.8.1. Các bước thao tác cài đặt SAS INNOVA 6.8.1 được đặt ở chế độ tự động. Để có được bộ cài đặt bạn có thể download miễn phí trên www.sisvn.com hoặc www.phanmemketoan.net hoặc liên hệ trực tiếp với Công ty CP SIS Việt Nam để xin đĩa cài demo. Yêu cầu cấu hình tối thiểu đối với máy tính cài đặt SAS INNOVA 6.8.1 o Ram 256 o Pentium III 800 o Ổ cứng: chỗ trống 500 MB o Windows XP, Windows 2000, Windows 2000 Server 2. Khởi động SAS INNOVA 6.8.1 Khi hoàn thiện cài đặt, trên màn hình máy tính xuất hiện hai biểu tượng của SAS INNOVA 6.8.1 o Biểu tượng của SAS INNOVA Sas.ico o Biểu tượng của chương trình Hướng dẫn sử dụng trực tiếp SAS INNOVA 6.8.1 bằng hình ảnh và lời nói (Sử dụng bằng cách nháy chuột trực tiếp vào biểu tượng) Thao tác mở phần mềm: o Khởi động máy tính o Kích đúp vào biểu tượng SAS INNOVA 6.8.1 o Gõ tên và mật khNu để đăng nhập vào SAS INNOVA 6.8.1. (Mặc định ban đầu của chương trình khi đăng nhập là Tên SAS hoặc ABC, Mật khNu để trắng) 3. Các phím chức năng sử dụng trong SAS INNOVA 6.8.1 Trong chương trình khi cập nhật và xử lý số liệu thường sử dụng một số phím chức năng. Mỗi phím chức năng dùng để thực hiện một lệnh nhất định. Trong chương trình đã cố gắng thống nhất mỗi phím chức năng chỉ sử dụng cho một mục đích duy nhất. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn công dụng của mỗi phím trong từng trường hợp cụ thể cần phải đọc rõ hướng dẫn sử dụng trong từng trường hợp này. Dưới đây là công dụng của các phím chức năng được sử dụng trong chương trình: F1 - Trợ giúp F3 - Sửa một bản ghi (khi làm việc với danh mục) F4 - Thêm một bản ghi mới F5 - Tra cứu theo mã hoặc theo tên trong danh điểm - Xem số liệu chi tiết khi đang xem số liệu tổng hợp - Xem các chứng từ liên quan đến chứng từ đang cập nhật. F6 - Đổi mã F7 - In F8 - Xoá một bản ghi 14
  15. F10 – Tính Tổng cộng trong báo cáo hoặc sắp xếp các thông tin trên báo cáo. Ví dụ khi xem số liệu báo cáo ta muốn thay đổi các kiểu xem số liệu. ^F - Tìm một xâu ký tự trong màn hình xem số liệu (Ctrl + F) ^G - Tìm tiếp xâu ký tự đã được khai báo khi tìm lần đầu (^F) trong màn hình xem số liệu. 4. Các công việc chu n bị 4.1 Lựa chọn hình thức ghi chép sổ sách kế toán SAS INNOVA 6.8.1 cho phép lựa chọn các hình thức ghi chép sổ sách kế toán sau: Sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung Sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chứng từ Sau khi các chứng từ gốc được cập nhật vào phần mềm, tuỳ theo sự lựa chọn hình thức sổ sách kế toán của người sử dụng, SAS INNOVA 6.8.1 cho phép in ra tất cả các báo biểu theo đúng mẫu và chế độ do BTC Việt Nam ban hành 4.2 Hệ thống, quy trình nghiệp vụ hạch toán nội bộ Để khai thác tối đa hiệu quả của phần mềm SAS INNOVA 6.8.1, cần xác định rõ yêu cầu quản lý, khả năng đáp ứng yêu cầu của phần mềm kế toán để lập ra quy định hạch toán kế toán nội bộ. Xác định rõ yêu cầu quản lý, các báo cáo quản lý Xác định rõ tổ chức thông tin, quy trình xử lý số liệu Quy định hạch toán cho các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, phát sinh đặc biệt Quy định về quy trình luân chuyển chứng từ Quy định về các báo biểu, báo cáo thực hiện theo thông tư quyết định nào Phân công công việc cho từng nhân viên kế toán, phù hợp với phần mềm kế toán cần áp dụng Xây dựng quy trình nghiệp vụ hạch toán cho từng phát sinh cụ thể Lập danh sách người sử dụng và phân quyền chi tiết cho từng người 5. Danh mục sử dụng trong SAS INNOVA 6.8.1 Khi thực hiện mã hóa một danh mục cần lưu ý các điểm sau: Mã phải là duy nhất trong danh mục Mã phải dễ nhớ để tiện cho việc cập nhật và tra cứu Trong trường hợp danh điểm có phát sinh theo thời gian thì khi xây dựng hệ thống mã phải tính đến vấn đề mã hóa cho các danh điểm sẽ phát sinh. Trong một số trường hợp hệ thống mã hóa phải được xây dựng sao cho thật tiện lợi cho việc xử lý và lên các báo cáo. Dưới đây là một số gợi ý về cách thức xây dựng hệ thống mã hóa của các danh mục: Có thể dùng phương pháp đánh số lần lượt tăng dần theo phát sinh của các danh điểm mới bắt đầu từ 00001. Phương pháp này tiện lợi trong trường hợp số lượng danh điểm lớn. Một tiện lợi khác của phương pháp này là các phát sinh mới bao giờ cũng nằm ở phía dưới khi liệt kê theo vần ABC. Trong trường hợp số lượng danh điểm không nhiều thì có thể mã hóa theo cách dễ gợi nhớ đến tên của danh điểm. Ví dụ đối với khách hàng ta có thể mã hóa theo tên giao dịch của khách hàng: Cty ABC có mã là ABC, Cty XYZ có mã XYZ... Tùy theo nhu cầu xử lý số liệu, có thể áp dụng một số phương án khác nhau mà chia thành các nhóm khác nhau và nhóm không chỉ có 1 cấp mà có thể có đến 2-3 15
  16. cấp. Ví dụ đối với các đơn vị có khách hàng trải rộng trên toàn quốc thì có thể nhóm theo tỉnh/thành phố, chẳng hạn các khách hàng trên địa bàn Hà nội thì đều bắt đầu bằng HN, TP HCM bắt đầu bằng HCM... Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên và số liệu được cập nhập tại các đơn vị thành viên sau đó được gửi về và tổng hợp toàn công ty thì đối với một số danh mục từ điển phải thống nhất trong toàn công ty, còn một số danh mục từ điển phải xây dựng để tránh trùng lặp giữa các đơn vị thành viên. Lưu ý khi mã hoá không nên để xảy ra trường hợp mã của một danh điểm này lại là một phần trong mã của một danh điểm khác (tức là phải số ký tự nếu cùng cấp). Ví dụ không được mã KLABC và KLABC1. Trong trường hợp này phải mã là KLABC1 và KLABC2. Nên mã hoá sao cho các mã đều có độ dài bằng nhau. 5.1 Danh mục tài khoản Chức năng: Hệ thống tài khoản là xương sống của toàn bộ hệ thống kế toán với hầu hết các thông tin được phản ánh trên các tài khoản. Việc xây dựng danh mục tài khoản phụ thuộc vào 2 yếu tố sau: o Yêu cầu quản lý do cơ quan, tổ chức đặt ra o Phương án tổ chức khai thác thông tin của phần mềm kế toán Đường dẫn: vào phần Tổng hợp\ Danh mục\ Tài khoản Các thông tin về tài khoản: Sử dụng các phím nóng F3, F4, F6, F8... để khai báo hoặc sửa chữa thông tin. Các thông tin cần khai báo bao gồm: Các thông tin phải khai báo khi xây dựng hệ thống tài khoản bao gồm: Số hiệu tài khoản: Số hiệu tài khoản cần khai báo, chẳng hạn thêm tài khoản tiền VNĐ ngân hàng cấp 2 : Tài khoản 11211 Tên tài khoản: Tên gọi của tài khoản, ví dụ tên gọi của tài khoản trên là: Tài khoản tiền VNĐ NH ngoại thương VN Tên ngắn: Tên tiếng anh của tài khoản, Gõ tên tiếng Anh nếu cần Mã ngoại tệ: Loại tiền hạch toán 16
  17. Tài khoản mẹ: Đối với những TK là TK cấp 2 thì mới cần khai báo TK mẹ là TK cấp 1, ví dụ tài khoản mẹ của TK 11211 là 1121 Tài khoản có theo dõi công nợ hay không: Khai báo “0” là không theo dõi công nợ chi tiết thì TK này sẽ không lên bảng cân đối công nợ hay theo dõi chi tiểt cho từng đối tượng khách hàng; Khai báo “1” là TK theo dõi công nợ phải thu‟ Khai báo “2” là TK theo dõi công nợ phải trả. Tài khoản là tài khoản sổ cái hay không phải là tài khoản sổ cái: Các tài khoản sổ cái là các tài khoản được sử dụng khi lên các báo cáo quyết toán như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Tính chất này của tài khoản còn phục vụ việc lên sổ cái của tài khoản và khi in ấn một số bảng biểu tổng hợp chương trình sẽ gộp số liệu của các tài khoản chi tiết hơn vào tài khoản sổ cái. Loại tài khoản: Loại tài khoản dùng để chia tài khoản theo tính chất của các tài khoản phục vụ cho việc phân tích số liệu kế toán. Loại của các tài khoản được chọn trong danh mục phân loại các tài khoản. 5.2 Danh mục ngoại tệ, tỷ giá Chức năng: Dùng để khai báo các loại ngoại tệ sử dụng trong quá trình hạch toán. Tỷ giá: cho phép khai báo các mức tỷ giá theo từng loại ngoại tệ. từng thời gian cụ thể (theo ngày) Đường dẫn: Hệ thống\ Danh mục\ Ngoại tệ, Tỷ giá 5.3 Danh mục đơn vị cơ sở Chức năng: Sử dụng danh mục đơn vị cơ sở trong trường hợp một công ty có nhiều chi nhánh, kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, cần theo dõi hoạt động chứng từ và lên các báo cáo riêng biệt theo từng chi nhánh, từng lĩnh vực hoạt động. Đường dẫn: Hệ thống\ Danh mục\ Đơn vị cơ sở 5.4 Danh mục nghiệp vụ hạch toán Chức năng: Định nghĩa các nghiệp vụ hạch toán cho các chứng từ bằng các mã hạch toán. Ví dụ xây dựng mã hạch toán cho nghiệp vụ chi lương là Nợ 334 và Có 1111 và khai báo bút toán này phát sinh cho chứng từ nào thì sau này khi chọn mã hạch toán. Đường dẫn: Tổng hợp\ Danh mục\ Nghiệp vụ hạch toán. Vào màn hình nhập nghiệp vụ hạch toán nhấn phím F4 thêm mới mã nghiệp vụ: 17
  18. Mã nghiệp vụ: Khai báo mã Tên nghiệp vụ hạch toán: Diễn giải tên nghiệp vụ Mã chứng từ: Khi enter qua trường này chương trình sẽ mở ra danh mục các mã chứng từ đã được khai báo ở Phân hệ Hệ thống, gắn mã chứng từ nào vào đây thì khi làm loại chứng từ đấy sẽ đưa lên các danh mục mã hạch toán có gắn mã chứng từ này. Tài khoản Nợ và Tài khoản Có: Khai báo cặp bút toán định khoản cho mã hạch toán này Tài khoản thuế Nợ và Tk thuế Có: Khai báo cho các nghiệp vụ liên quan đến thuế đầu vào và thuế đầu ra Tài khoản thuế nhập kh u: Khai báo cho bút toán nhập khNu Tài khoản chiết khấu: Khai báo cho bút toán bán hàng có chiết khấu 5.5 Danh mục khách hàng, nhà cung cấp Chức năng: Cập nhật, hiệu chỉnh danh mục nhóm khách hàng; Phân khách hàng thành các nhóm tuỳ theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Ví dụ phần danh mục khách hàng theo các nhóm Các khách hàng có thể chia thành từng nhóm khách. Chương trình phân cấp đến 3 mức ví dụ: TËp hîp c¸c kh¸ch h ng, nh cung cÊp, c¸ nh©n M = MB CÊp 1 MiÒn b¾c. (Lo¹i nhãm = 1) MiÒn nam (Lo¹i nhãm = 2) H¶i d−¬ng H¶i phßng H néi CÊp 2 M = HN §.§a CÇu giÊy Ba ®×nh CÊp 2 C«ng ty C«ng ty XÝ nghiÖp XD & ®Çu S¶n xuÊt giÊy v bao M = BD t− ph¸t triÓn que h n §¹i b× h néi §èi t−îng HN T©y D−¬ng 18
  19. Theo mô hình trên nếu bạn muốn phân cấp quản lý đối tượng theo nhóm thì phải khai báo mã nhóm trước và tên nhóm. Đường dẫn: Bán hàng (mua hàng)\ Danh mục\ Danh mục phân nhóm khách hàng. Các thông tin cập nhật Kiểu phân nhóm: Chương trình xây dựng có 3 cấp nhóm, đặt các cấp 1,2,3 tương ứng. (Có thể hiểu theo các cấp tăng dần hoặc giảm dần) Mã nhóm khách hàng: Mã hoá nhóm khách hàng. Tuân thủ quy tắc mã hoá thông tin. Tên nhóm khách hàng: Nhập tên nhóm khách hàng Tên 2: Dùng đặt tên viết tắt hoặc tên tiếng Anh, hoặc ký hiệu riêng của nhóm khách hàng. 5.6 Danh mục khách hàng Chức năng: Danh mục khách hàng, nhà cung cấp dùng để quản lý khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng công nợ phải thu, phải trả (tk 131, 136, 1388, 141, 331, 336 và 3388). Đường dẫn: Bán hàng (mua hàng)\ Danh mục\ Khách hàng. Cập nhật các thông tin: - Mã khách : Mã khách hàng, mã nhà cung cấp, mã cá nhân - Tên khách hàng : Tên khách hàng, tên nhà cung cấp - Tên 2 : Tên viết tắt, bí danh, .. của khách hàng - Điạ chỉ : Địa chỉ của khách hàng - Đối tác : Tên, địa chỉ của đối tác 19
  20. - Mã số thuế VAT : Nhập vào mã số thuế của đối tượng trên - Tài khoản ngầm định: ta có thể đặt trước tài khoản ngầm định cho khách hàng đó để khi vào các chứng từ của khách hàng đó thì sẽ tự động hạch toán SAS INNOVA6.8.1 phân cấp các khách hàng có thể đến 3 cấp khác nhau. Nếu bạn đã phân nhóm khách hàng theo hướng dẫn trên thì mục Nhóm khách hàng 1 nhập vào mã nhóm cấp 1 (theo trên bạn nhập MB), Nhóm khách hàng 2 nhập vào mã nhóm cấp 2 (theo trên bạn nhập HN), Nhóm khàch hàng 3 nhập vào mã nhóm thứ 3 (theo trên bạn nhập BD) Các thông tin dưới đây là các thông tin không bắt buộc, nếu có bạn hãy nhập, còn không có thể bỏ qua: Số điện thoại; Số Fax; Email; Ngân hàng giao dịch; Ghi chú 5.7 Danh mục vụ việc hợp đồng - Chức năng: Khai báo danh mục vụ việc hợp đồng nhằm mục đích tập hợp chi phí giá thành cho từng vụ việc hợp đồng hoặc quản lý các đối tượng khác. Thiết lập cơ sở ban đầu để tính chi phí giá thành - Đường dẫn: Giá thành\ Danh mục\Vụ việc, hợp đồng Các thông tin cập nhật: - Mã vụ việc : Mã vụ việc, hợp đồng - Tên vụ việc : Đặt tên cho vụ việc, hợp đồng - Tên 2 : Tên viết tắt, ký hiệu riêng hoặc tên tiếng Anh của vụ việc, hợp đồng - Tài khoản : Tên tài khoản theo dõi vụ việc, hợp đồng - Khách hàng : Mã khách hàng liên quan đến vụ việc, hợp đồng - Ngày bắt đầu: Ngày bắt đầu của vụ việc, hợp đồng - Ngày kết thúc: Ngày kết thúc của vụ việc, hợp đồng - Tiền nguyên tệ: Giá trị nguyên tệ ghi trên hợp đồng - Tiền VND : Giá trị VND (quy đổi) ghi trên hợp đồng 5.8 Danh mục kho hàng Chức năng: Cập nhật, hiệu chỉnh danh mục kho hàng trong đơn vị Đường dẫn: Vật tư hàng hoá\Danh mục\ Danh mục kho: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2