intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phay bánh răng trụ răng nghiêng - Rãnh xoắn - CĐ Nghề Đắk Lắk

Chia sẻ: Bautroimaudo Bautroimaudo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Phay bánh răng trụ răng nghiêng - Rãnh xoắn với mục tiêu giúp bạn đọc có thể xác định được các thông số động học cơ bản của bánh răng trụ răng nghiêng. Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng trụ răng nghiêng. Xác định được các thông số cơ bản của rãnh xoắn. Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh xoắn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phay bánh răng trụ răng nghiêng - Rãnh xoắn - CĐ Nghề Đắk Lắk

  1. 1. LỜI GIỚI THIỆU Mô đun: Phay bánh răng trụ răng nghiêng - Rãnh xoắn là một trong những mô đun bắt buộc trong quá trình học nghề cắt gọt kim loại. Đây là mô đun rất quan trọng đối với người học, người học muốn gia công được các chi tiết có độ khó cao hơn thì cần làm quen với môn học có độ phức tạp hơn. Rõ ràng là không thể đạt được sự hoàn thiện tuyệt đối, nhất là có sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ trên thế giới và ở nước ta hiện nay, do thời gian có hạn, giáo trình khó tránh khỏi hạn chế, rất mong được bạn đọc trao đổi. Tác giả xin chân thành cảm ơn ! Đắk Lắk, ngày 1 tháng 11 năm 2014 G.V Trần Văn Khi -1-
  2. 2. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu Trang 1 2. Mục lục Bài 1: PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG NGHIÊNG 8 1. Các thông số cơ bản của bánh răng trụ răng nghiêng 8 2. Yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng trụ răng nghiêng 10 3. Chọn dao phay mô-đun (mô-đun pháp) 10 4. Tính toán phân độ 12 5. Tính toán phay bánh răng trụ răng nghiêng (hướng nghiêng) 13 6. Phương pháp gia công 17 6.1. Gia công trên máy phay ngang vạn năng 17 6.1.1. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ, bánh răng thay thế. 19 6.1.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi 21 6.1.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. 23 6.1.4. Điều chỉnh máy. 24 6.1.5. Cắt thử và đo. 26 6.1.6. Tiến hành gia công. 27 6.2. Gia công trên máy phay ngang vạn năng 20 6.2.1. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ 21 6.2.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi 22 6.2.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. 24 6.2.4. Điều chỉnh máy. 25 6.2.5. Cắt thử và đo. 26 6.2.6. Tiến hành gia công. 27 7. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng 29 8. Kiểm tra sản phẩm. 28 9. Vệ sinh công nghiệp. 29 Câu hỏi ôn tập 29 Bài 2: PHAY RÃNH XOẮN 30 1. Các thông số cơ bản của rãnh xoắn 31 1.1. Góc chân rãnh 31 1.2. Số rãnh 31 1.3. Đường kính tiếp xúc 32 1.4. Khoảng tiếp xúc 32 1.5. Góc nghiêng 32 1.6. Hướng nghiêng 32 -2-
  3. 2. Yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh xoắn. 32 3. Chọn dao phay góc để phay rãnh xoắn 33 4. Tính toán phân độ 34 5. Phương pháp gia công 34 5.1. Gia công trên máy phay ngang vạn năng 34 5.1.1. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ 36 5.1.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi 36 5.1.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. 37 5.1.4. Điều chỉnh máy. 37 5.1.5. Cắt thử và đo. 38 5.1.6. Tiến hành gia công. 39 5.2. Gia công trên máy phay ngang vạn năng 40 5.2.1. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ 40 5.2.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi 40 5.2.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. 41 5.2.4. Điều chỉnh máy. 41 5.2.5. Cắt thử và đo. 42 5.2.6. Tiến hành gia công. 42 6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng 43 7. Kiểm tra sản phẩm. 43 8. Vệ sinh công nghiệp. 43 Câu hỏi ôn tập 43 3. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG NGHIÊNG – RÃNH XOẮN Mã số của mô-đun: MĐ 36 Thời gian của mô-đun: 60 giờ. (LT: 12 giờ; TH: 46 giờ; KT: 2 giờ) 3.1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ-ĐUN - Vị trí: + Mô-đun thực tập này được bố trí sau khi sinh viên đã học xong: MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH15; MĐ26: MĐ34; MĐ35. - Tính chất: + Là mô-đun chuyên môn nghề đào tạo bắt buộc. + Là công nghệ gia công bánh răng (thô) dùng trong dạng sản xuất đơn chiếc, sửa chữa và hàng loạt nhỏ. 3.2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN: - Xác định được các thông số động học cơ bản của bánh răng trụ răng nghiêng. -3-
  4. - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng trụ răng nghiêng. - Xác định được các thông số cơ bản của rãnh xoắn. - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh xoắn. - Chọn được dao phay mô-đun khi gia công bánh răng trụ răng nghiêng. - Phân tích được phương pháp phay trên máy phay đứng, máy phay ngang. - Lựa chọn được dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá phù hợp. - Lựa chọn được chế độ cắt khi phay. - Tính toán và lắp được bộ bánh răng thay thế khi phay bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn. - Vận hành thành thạo máy phay để phay bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn đúng qui trình qui phạm, răng đạt cấp chính xác 8-6 (rãnh xoắn đạt cấp chính xác 10-8), độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 3.3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN: Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Phay bánh răng trụ răng nghiêng 40 8 31 1 2 Phay rãnh xoắn 20 4 15 1 Cộng 60 12 46 2 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 3.4.1. Vật liệu: - Phôi thép hoặc gang đã qua gia công tiện. - Dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội. giấy viết, sổ ghi chép, máy tính cá nhân, bảng lượng giác, bút viết và bút chì 3.4.2. Dụng cụ và trang thiết bị: - Máy phay vạn năng (đứng và ngang). - Đầu phân độ vạn năng. - Các loại trục dao phay. -4-
  5. - Bộ bánh răng thay thế. - Các loại êtô, một số đồ gá thông dụng khác. - Thước cặp 1/20mm, 1/50mm, êke, thước thẳng, bàn rà, dưỡng, đồng hồ so, vật mẫu. - Các bộ dao phay mô-đun. - Dao phay góc các loại. - Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động. - Máy chiếu qua đầu 3.4.3. Học liệu: - Tranh ảnh, bản vẽ treo tường, bản vẽ trên phim trong. - Phiếu công nghệ. - Giáo trình Kỹ thuật Phay 3.4.4. Nguồn lực khác: - Xưởng thực hành. 3.5. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 3.5.1. Phương pháp đánh giá: - Dựa vào các bài kiểm tra lý thuyết nghề trong mô-đun A: 40% - Dựa vào các bài thực hành do sinh viên thực hiện B: 60% - Phương pháp đánh giá một bài thực hành trong mô-đun theo các tiêu chí: * Điểm kỹ thuật (theo yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ): 6 điểm * Điểm thao tác (đúng qui trình, qui phạm): 1 điểm * Điểm tổ chức sắp xếp nơi làm việc: 1 điểm * Điểm an toàn (tuyết đối cho người và máy): 1 điểm * Điểm thời gian (đạt và vượt thời gian qui định) 1 điểm 4 A  6 B TBCMH  10 - Thang điểm: 10 3.5.2. Nội dung đánh giá: - Kiến thức: Xác định được các thông số động học cơ bản của bánh răng trụ răng nghiêng. Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng trụ răng nghiêng. Xác định được các thông số cơ bản của rãnh xoắn. Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh xoắn. Phân tích được phương pháp phay trên máy phay đứng, máy phay ngang. Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Kỹ năng: Chọn được dao phay mô-đun khi gia công bánh răng trụ răng nghiêng. Lựa chọn được dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá phù hợp. Lựa chọn được chế độ cắt khi phay. Tính toán và lắp được bộ bánh răng thay thế khi -5-
  6. phay bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn. Vận hành thành thạo máy phay để phay bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn đúng qui trình qui phạm, răng đạt cấp chính xác 8-6 (rãnh xoắn đạt cấp chính xác 10-8), độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Thái độ: Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 3.6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 3.6.1. Phạm vi áp dụng chương trình: Mô-đun phay bánh răng trụ răng nghiêng này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ đào tạo Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại. 3.6.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. - Khi giảng dạy, cần giúp người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí từng bài học. - Các nội dung lý thuyết liên quan đến thao tác bằng tay trên máy nên phân tích, giải thích thao động tác dứt khoát, rõ ràng và chuẩn xác. - Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết sau mỗi bài cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập chỉ cần ở mức độ đơn giản, trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học, kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai. - Tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học. 3.6.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Trọng tâm của mô đun là tất cả các bài. -6-
  7. Bài 1: PHAY BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG NGHIÊNG Mục tiêu: - Xác định được các thông số động học cơ bản của bánh răng trụ răng nghiêng. - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng trụ răng nghiêng. - Chọn được dao phay mô-đun khi gia công bánh răng trụ răng nghiêng. - Phân tích được phương pháp phay trên máy phay đứng, máy phay ngang. - Lựa chọn được dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá phù hợp. - Tính toán và lắp được bộ bánh răng thay thế khi phay bánh răng trụ răng nghiêng. - Lựa chọn được chế độ cắt khi phay bánh răng trụ răng nghiêng. - Vận hành thành thạo máy phay để phay bánh răng trụ răng nghiêng đúng qui trình qui phạm, răng đạt cấp chính xác 8-6, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung: 1. Các thông số cơ bản của bánh răng trụ răng nghiêng Hình 1.1: Các thông số cơ bản của bánh răng trụ răng nghiêng m P - Mô đun tiếp tuyến: m  n  S S cos ß cos ß P  .mn - Bước pháp tuyến: P  n  S cos ß cos ß -7-
  8. Z .mn - Đường kính vòng chia: d  m .Z  S cos ß d  .d - Số răng: Z  m P S S P - Mô đun pháp tuyến: mn  n  m . cos ß  S - Đường kính đỉnh răng: d  d  (2.mn ) d d d - Khoảng cách 2 tâm của 2 bánh răng ăn khớp: a  1 2 2 - Hai bánh răng xoắn truyền động giữa 2 trục song song: + Có cùng góc xoắn ß + Hướng xoắn ngược chiều nhau + Có cùng module pháp tuyến mn + Góc nghiêng của răng: ß = 80 ÷ 200 2. Yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng trụ răng nghiêng Hình 1.2: Bánh răng trụ răng nghiêng - Răng cân xứng, đều nhau đúng trắc diện - Răng phải đúng góc nghiêng, hướng xoắn -8-
  9. - Đảm bảo kích thước - Đảm bảo độ nhẵn bóng sườn răng 3. Chọn dao phay mô-đun (mô-đun pháp) - Chọn dao đúng module và số hiệu: Ví dụ: Phay một bánh răng xoắn trái có các thông số sau: mn = 1,75 , Z = 17, ß = 18o. Hãy chọn dao đúng module và số hiệu? Giải: Z 17 - Số răng chọn dao: Z '    20 3 3 cos ß cos 18 o - Chọn đúng dao module: Chọn dao module m= 1,75, dao số 3 Hình 1.3: Dao phay mô đun Bộ dao module 8 con: Số hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 dao Số răng 12÷1 14÷16 17÷20 21÷25 26÷34 35÷54 55÷13 135÷ cắt 3 4 ∞ Bộ dao module 15 con: Số hiệu 1 11/2 2 21/2 3 31/2 4 41/2 dao Số răng 12 13 14 15÷1 17÷18 19÷20 21÷22 23÷2 cắt 6 5 Số hiệu 5 51/2 6 61/2 7 71/2 8 dao Số răng 26÷29 30÷3 35÷41 42÷5 55÷79 80÷13 135÷ cắt 4 4 4 ∞ -9-
  10. 4. Tính toán phân độ Ví dụ 1: Phay một bánh răng xoắn trái có các thông số sau: mn = 1,75, Z = 17, ß = 18o. Hãy tính toán phân độ? Giải: - Tính và chỉnh ntq trên đầu chia độ để chia độ theo số răng Z = 17 N 40 6 Áp dụng công thức: ntq   2 Z 17 17 Vậy mỗi lần phân độ phải quay 2 vòng 6 lỗ trên hàng lỗ 17 ( Không kể lỗ đang cắm chốt). Vị trí chốt ghim sau khi chia Vị trí chốt ghim trước khi chia Hình 1.4: Đĩa phân độ 5. Tính toán phay bánh răng trụ răng nghiêng (hướng nghiêng) Ví dụ: Phay một bánh răng xoắn trái có các thông số sau: mn = 1,75 , Z = 17, ß =18o. Hãy tính toán phay bánh răng trụ răng nghiêng? Giải: - Các tính toán cần thiết: Z .mn d  m .Z   31,28 mm S cos ß Dđ  d  2mn  31,28 mm  2.1,75   34,78 mm h  2,167 .mn  2,167 .1,75  3,792 mm   90 o  ß  90 o  17 o  73o S   .d . tan   3,14 .31,28 . tan 73o  321,26 mm  320 mm Z t Pv .i 6mm.40 240 48     Zg S 320 mm 320 64 - Hướng xoắn trái 6. Phương pháp gia công 6.1. Gia công trên máy phay ngang vạn năng 6.1.1. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ, bánh răng thay thế. -10-
  11. a. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ - Lắp chỉnh đầu phân độ và ụ động lên bàn máy phay ngang Hình 1.5: Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ - Điều chỉnh kéo chia của đầu phân độ Hình 1.6: Điều chỉnh kéo chia của đầu phân độ b. Gá lắp, điều chỉnh bánh răng thay thế - Chọn và lắp bộ bánh răng thay thế: Xoay trạc bánh răng cao lên, siết ốc cố định lại -11-
  12. Trạc bánh răng Vít siết trạc bánh răng Trục phụ đầu phân độ Trục vít me bàn máy Hình 1.7: Gá lắp, điều chỉnh bánh răng thay thế - Chọn bánh răng thay thế: + Bánh răng chủ động Zt = 48 Hình 1.8: Gá lắp, điều chỉnh bánh răng thay thế chủ động + Lắp bánh răng bị động (Zg= 64) vào trục phụ đầu phân độ -12-
  13. Hình 1.9: Gá lắp, điều chỉnh bánh răng thay thế bị động Lưu ý: Bánh răng chủ động và bánh răng bị động phải thẳng hàng nhau (trong trường hợp lắp một cặp bánh răng) +Lắp bánh răng trung gian lên trạc bánh răng, cho ăn khớp với bánh răng bị động. Trên đấu phân độ Klopp, xoắn trái lắp 1 bánh răng trung gian (có số răng bất kỳ). Trong trường hợp này chọn bánh răng lớn (Ztt= 96) mới có thể làm cấu nối giữa giữa 2 trục được. Hình 1.10: Các bánh răng thay thế -13-
  14. Bánh răng trung gian Tay siết đĩa lỗ Đĩa lỗ Tay quay Cây ghim Hình 1.11: Cầu vi sai Chú ý: Bánh răng trung gian quay lồng không trên trục Hình 1.12: Cách lắp bánh răng trung gian -14-
  15. Thí dụ 2: Một chi tiết có d = 40 mm được phay 6 răng nghiêng có bước xoắn S = 40 mm, cho biết đặc trưng đầu phân độ: N = 40 và bước ren trục vít me Pv = 6 mm. Tìm góc xoay bàn máy ß, bộ bánh răng thay thế và Ntq Giải: S 40 tan     0,318471 ;  .d  .40    17,40 0  ß  90 0    90 0  17,40 0  72,20 0 Z P .N  1 v  Z S 2 6.40 3.2 96.56  Z1/ Z 2 xZ 3 / Z 4    40 1 32 .28 N 40 2 16  Ntq    6  6 Z 6 3 24 - Lắp 2 cặp bánh răng + Z1 và Z3 = bánh răng chủ động + Z2 và Z4 = bánh răng bị động + Z1 = 96 răng lắp ở trục vít me bàn máy + Z2 = 32 răng lắp trên trạc bánh răng ăn khớp vớI Z1 +Z3 = 56 răng lắp chung trục vớI Z2 + Z4 = 28 răng lắp ở trục phụ đầu phân độ được kéo bởI Z3 qua 2 bánh răng trung gian Zw có số răng bất kỳ 1 hay 2 bánh răng trung gian để đổi chiều quay của chi tiết -15-
  16. Trạc bánh răng Trục phụ đầu phân độ Trục vít me bàn máy Hình 1.13: Cầu vi sai 6.1.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi - Gá lắp phôi: Phôi được tạo đúng kích thước De và chiều dài được gá trên trục gá. Trục gá một đầu kẹp trên ụ phân độ và một đầu chống tâm - Điều chỉnh phôi đảm bảo độ đồng tâm và đường tâm phôi phải song song với Sd bàn máy Hình 1.14: Gá lắp, điều chỉnh phôi -16-
  17. 6.1.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. - Gá lắp dao: Lắp dao lên trục gá dao, lót thêm các vòng đệm sao cho dao càng gần thân máy càng cứng vững (miễn là không bị vướng hoặc ảnh hưởng đến công việc khi phay) - Chọn dao đúng modul và số. Lắp dao phay modul lên trục phay ngang và kiểm tra độ đồng tâm của dao. Lấy tâm vật và chỉnh tâm dao trùng tâm vật như phay bánh răng trụ răng thẳng. Hình 1.15: Gá lắp, điều chỉnh dao-phôi - Điều chỉnh dao: Tâm dao trùng tâm vật 6.1.4. Điều chỉnh máy. * Điều chỉnh xoay bàn máy: - Trên máy phay ngang vạn năng, góc quay của bàn máy bằng góc nghiêng của răng . - Khi phay trên máy phay ngang sử dụng dao phay đĩa phải xoay bàn máy đúng góc xoắn ß để răng cắt có đúng biên dạng dao. Chiều xoay phải phù hợp với hướng xoắn: + Xoắn trái: -17-
  18. Hình 1.16: Xoắn trái + Xoắn phải: Hình 1.17: Xoắn phải Hướng xoắn được quy ước: đặt đứng chi tiết lên, rãnh xoắn đi lên phía trái là xoắn trái và ngược lại - Xoay bàn máy đúng chiều xoắn và đúng góc xoắn ß: Dùng phấn vạch trên lưng chi tiết một đường nghiêng trái. Xong xoay bàn về hướng cho lằn phấn song song với mặt phẳng dao, lúc đó mới chú ý chỉnh cho vạch khắc độ đúng góc xoắn ß. Vạch phấn Xoay bàn theo hướng mũi tên Cho vạch phấn song song với mặt phẳng dao Hình 1.18: Cách xác định hướng xoắn -18-
  19. 6.1.5. Cắt thử và đo. - Chọn chế độ cắt gọt: + Dao module bằng thép gió có đường kính = 63 mm và có 8 răng + Chi tiết bằng thép 30 Tra sổ tay, chọn V = 25 m/phút + Chọn lượng chạy dao Sz = 0,05 mm/răng + Chọn n = 120 v/ph + S = n . Sz . Z = 120 v/ph . 0,05 mm . 8 = 48 mm/ph + Gạt các tay gạt để chọn số vòng quay của trục chính n = 120 v/ph và lượng chạy dao S = 48 mm/ph - Bấm nút điện cho dao quay, nâng bàn máy lên cho dao chạm nhẹ vào chi tiết. Quay dao ra khỏi chi tiết và chỉnh du xích bàn đứng về số không. Hình 1.19: Cắt thử và đo 6.1.6. Tiến hành gia công. - Nâng bàn máy lên 0,2 mm và cho chạy bàn dọc cắt trên lưng chi tiết 1 vạch mỏng. Quay dao ra và dừng máy lại. - Kiểm tra lằn vạch đúng xoắn trái không và dùng thước đo độ kiểm ra góc xoắn. - Sau khi kiểm tra tất cả đều đúng với bản vẽ, bố trí 2 cử giới hạn chạy dao dọc tự động. - Nâng bàn máy tiếp tục đúng chiều cao răng h. Chỉnh du xích bàn đứng về số không. Sau đó siết cố định bàn phương đứng (Z) và ngang (Y) h = 2,16. m = 2,16 x 1,75 = 3,78 mm - Cho dao quay, mở nước làm nguội - Vặn tay từ từ, khi dao bắt đầu cắt thì cho chạy tự động. Khi phay đến cuối đường răng, đụng cử giới hạn bàn tự động ngừng. Mở khóa phương đứng, hạ -19-
  20. bàn máy xuống khoảng 1 vòng, cho bàn dọc chạy ngược ra đụng cử giới hạn đầu. - Chia độ sang răng khác, quay bàn máy lên 1 vòng đúng vạch số không, khóa bàn đứng lại. Tiếp tục phay rãnh mới theo trình tự như trên. - Khi phay đến cuối đường răng, đụng cử giới hạn bàn tự động ngừng. Mở khóa phương đứng, hạ bàn máy xuống khoảng 1 vòng, cho bàn dọc chạy ngược ra đụng cử giới hạn đầu. - Tiếp tục phay răng mới theo trình tự như trên. 6.2. Gia công trên máy phay đứng vạn năng 6.2.1. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ a. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ - Lắp chỉnh đầu phân độ và ụ động lên bàn máy phay đứng vạn năng Hình 1.20: Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ - Điều chỉnh kéo chia của đầu phân độ Hình 1.21: Điều chỉnh kéo chia của đầu phân độ b. Gá lắp, điều chỉnh bánh răng thay thế - Chọn và lắp bộ bánh răng thay thế: Xoay trạc bánh răng cao lên, siết ốc cố định lại -20-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2