Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu - MĐ03: Trồng dâu – nuôi tằm
lượt xem 47
download
Giáo trình “Phòng trừ sâu hại trên cây dâu” giới thiệu khái quát đặc điểm hình thái, tập tính hoạt động và biện pháp phòng trừ các loại sâu hại dâu; nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện bệnh và biện pháp phòng trừ những bệnh hại chính trên cây dâu; các phƣơng pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu - MĐ03: Trồng dâu – nuôi tằm
- ̉ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁ T TRIÊN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY DÂU MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM Trình độ: Sơ cấ p nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 03
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không cao, cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng thƣờng xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác. Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
- 4 Giáo trình “Phòng trừ sâu hại trên cây dâu” giới thiệu khái quát đặc điểm hình thái, tập tính hoạt động và biện pháp phòng trừ các loại sâu hại dâu; nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện bệnh và biện pháp phòng trừ những bệnh hại chính trên cây dâu; các phƣơng pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
- 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 Bài 1: SÂU HẠI DÂU 11 1. Sâu hại dâu 11 2. Một số loại sâu hại cây dâu phổ biến 11 2.1. Dế hại dâu 11 2.1.1. Hình thái 12 2.1.2. Tập quán hoạt động 12 2.1.3. Phòng trừ 12 2.2. Sâu cuốn lá 13 2.2.1. Phân bố và tác hại 13 2.2.2. Hình thái 13 2.2.3. Tập tính hoạt động 15 2.2.4. Thiên địch 16 2.2.5. Phòng trừ 16 2.3. Sâu đo 16 2.3.1. Hình thái 16 2.3.2. Tập tính và tác hại 18 2.3.3. Thiên địch 18 2.3.4. Phòng trừ 19 2.4. Sâu róm 19 2.4.1. Hình thái 19 2.4.2. Tập tính và tác hại 20 2.4.3. Thiên địch 20 2.4.4. Biện pháp phòng trừ 21
- 6 2.5. Bọ hung nâu 21 2.5.1. Hình thái 21 2.5.2. Tập tính và tác hại 21 2.5.3. Thiên địch 22 2.5.4. Biện pháp phòng trừ 22 2.6. Sâu vòi voi 22 2.6.1. Hình thái 22 2.6.2. Tập tính hoạt động 24 2.6.3. Thiên địch 24 2.6.4. Biện pháp phòng trừ 24 2.7. Bọ trĩ hại dâu 24 2.7.1. Hình thái 24 2.7.2. Tập tính hoạt động 25 2.7.3. Phòng trừ 25 2.8. Sâu đục thân 25 2.8.1. Hình thái 25 2.8.2. Tập tính hoạt động 26 2.8.3. Thiên địch 27 2.8.4. Biện pháp phòng trừ 27 2.9. Rệp vảy ốc 27 2.9.1. Hình thái 27 2.9.2. Tập tính hoạt động 28 2.9.3. Thiên địch 28 2.9.4. Biện pháp phòng trừ 29 2.10. Rệp phấn hại lá dâu 29 2.10.1. Tập tính và tác hại 29 2.10.2. Biện pháp phòng trừ 29 Bài 2: BỆNH HẠI DÂU 31
- 7 1. Bệnh cháy lá 31 1.1. Nguyên nhân gây bệnh 31 1.2. Biểu hiện bệnh 31 1.3. Biện pháp phòng trừ 31 2. Bệnh thối thân cây 32 2.1. Nguyên nhân gây bệnh 32 2.2. Biểu hiện bệnh 32 2.3. Biện pháp phòng trừ 32 3. Bệnh đốm lá 32 3.1. Nguyên nhân gây bệnh 32 3.2. Biểu hiện bệnh 32 3.3. Biện pháp phòng trừ 32 4. Bệnh nấm tím 33 4.1. Nguyên nhân gây bệnh 33 4.2. Quá trình nhiễm bệnh và triệu chứng 33 4.3. Phƣơng pháp phòng trừ 34 5. Bệnh nấm trắng hại hom dâu 34 5.1. Nguyên nhân 34 5.2. Biểu hiện bệnh 35 5.3. Biện pháp phòng trừ 35 6. Bệnh nấm trắng hại rễ 35 6.1. Nguyên nhân gây bệnh 35 6.2. Quá trình nhiễm bệnh và triệu chứng 35 6.3. Phƣơng pháp phòng trừ 36 7. Bệnh bạc thau 36 7.1. Nguyên nhân 36 7.2. Biểu hiện bệnh 36 7.3. Biện pháp phòng trừ 37
- 8 8. Bệnh gỉ sắt 37 8.1. Nguyên nhân 37 8.2. Biểu hiện bệnh 38 8.3. Biện pháp phòng trừ 38 9. Bệnh mề gà 38 9.1. Nguyên nhân 38 9.2. Biểu hiện bệnh 39 9.3. Biện pháp phòng trừ 39 10. Bệnh do vi khuẩn 39 10.1. Nguyên nhân 39 10.2. Biểu hiện bệnh 40 10.3. Biện pháp phòng trừ 40 11. Bệnh thối ngọn dâu 40 11.1. Nguyên nhân gây bênh 40 11.2. Biểu hiện bệnh 41 11.3. Biện pháp phòng trừ 41 12. Bệnh do virut 41 12.1. Nguyên nhân 41 12.2. Một số loại bệnh chính 41 12.2.1. Bệnh dâu lùn 41 12.2.2. Bệnh đốm lá 41 12.3. Phòng trừ bệnh do virut 42 13. Bệnh xoăn lá 42 13.1. Nguyên nhân 42 13.2. Biểu hiện bệnh 42 13.3.Biện pháp phòng trừ 44 14. Bệnh thiếu dinh dƣỡng 44 14.1. Thiếu đạm 44
- 9 14.2. Thiếu Kali 44 14.3. Thiếu Lân 44 14.4. Thiếu Magiê 44 14.5. Thiếu Canxi 45 14.6. Thiếu Lƣu huỳnh 45 Bài 3: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỒNG HỢP 46 1. Phƣơng pháp phòng trừ bằng kỹ thuật nông nghiệp 46 1.1. Chọn giống dâu chống chịu sâu bệnh 47 1.2. Biện pháp canh tác 47 1.3. Làm cỏ 47 1.4. Đốn tỉa cành dâu và hái lá kịp thời 47 2. Phƣơng pháp phòng trừ bằng cơ giới và vật lý 48 2.1. Bắt giết côn trùng 48 2.2. Dùng ánh sáng bẫy côn trùng 48 3. Phòng trừ sâu bệnh bằng phƣơng pháp sinh vật học 48 4. Phòng trừ bằng thuốc hóa học 48 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 50
- 10 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY DÂU Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun Mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Kỹ thuật trồng dâu – nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày các loại sâu bệnh hại chính trên cây dâu, triệu chứng biểu hiện trên cây dâu khi bị sâu bệnh hại và các biện pháp phòng trừ. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có khả năng nhâ ̣n biế t đƣợc các triê ̣u chƣ́ng gây ha ̣i trên cây dâu và quyế t đinh đƣợc biê ̣n pháp phòng trƣ̀ các đối tƣợng gây hại trên cây dâu, ̣ biết lựa chọn biê ̣n pháp phòng trƣ̀ tổ ng hơ ̣p hiê ̣u quả , an toàn cho ngƣời và t ằm nuôi.
- 11 Bài 1: SÂU HẠI DÂU Mã bài: MĐ03-1 Sâu hại trên cây trồng nói chung, cây dâu nói riêng rất đa dạng về loài. Mỗi loại sâu phá hại trên các bộ phận khác nhau trên cây dâu. Thậm chí, trong cùng một loại sâu, các giai đoạn khác nhau sẽ phá hại trên những bộ phận khác nhau ở cây dâu. Dù phá hại ở bộ phận nào thì sâu vẫn ảnh hƣởng đến năng suất phẩm chát lá dâu khi thu hoạch, từ đó ảnh hƣởng đến quá trình nuôi tằm, chất lƣợng và số lƣợng tơ tằm. Nắm vững đặc tính sinh học của loài sâu hại và bộ phận bị hại mà nhà nông có các biện pháp phòng trừ phù hợp, hiệu quả. Để phòng trừ có hiệu quả sự phát sinh và lây lan của các loại sâu hại, đảm bảo nâng cao sản lƣợng và an toàn cho việc nuôi tằm cần phải áp dụng phƣơng châm: "dự phòng là chính và phòng trừ tổng hợp". Mục tiêu Thu thâ ̣p đƣơ ̣c các triê ̣u chƣ́ng trên các bô ̣ phâ ̣n của cây dâu bi ̣ha ̣i do sâu. Nhận diện đƣợc các loại côn trùng gây hại. Đánh giá đƣơ ̣c mƣ́c đô ̣ gây hại của côn trùng. Trình bày đƣợc đặc điểm sinh sống, quy luật phát sinh gây hại của sậu sâu hại chủ yếu trên cây dâu. Thực hiện đƣợc các biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ đƣợc môi trƣờng. A. Nội dung 1. Sâu hại dâu Cây dâu cũng nhƣ một số cây trồng khác, có nhiều loại sâu hại khác nhau. Có nhiều cách phân loại sâu hại dâu: Phân loại sâu hại dâu theo vị trí bị hại trên cây dâu: Sâu hại lá, sâu hại mầm, búp ngọn, sâu hại thân cành, hoa quả và sâu hại rễ. Phân loại theo cấu tạo cơ thể: Sâu thuộc bộ cánh cứng, cánh vảy, cánh nửa, cánh đều, cánh màng… Phân loại theo kiểu miệng bao gồm: Sâu miệng gặm nhai, sâu miệng chích hút nhƣ các loài rệp, rầy … Những đối tƣợng này có thể gây hại trực tiếp và gián tiếp đến cây dâu, làm ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm. 2. Một số loại sâu hại cây dâu phổ biến 2.1. Dế hại dâu
- 12 Dế là một đối tƣợng gây hại trên cây dâu mang tính phổ biến, là loại sâu ăn rộng, dế thƣờng gây hại trực tiếp. Khả năng bị hại do dế cắn trên cây dâu có thể lên tới trên 20%. Dế cắn phá các bộ phận trên cây dâu nhƣ búp dâu, lá non, dế có thể cắn gãy cây. Ở những vùng đất cát, đất bãi thƣờng bị dế hại nhiều. Dế phá hại chủ yếu ở thời kỳ trƣởng thành. 2.1.1. Hình thái Dế thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn, bộ cánh thẳng, họ chân nhảy, miệng gặm nhai. Trứng: Trứng dế màu nâu nhạt, hình ống, mặt trứng trơn nhẵn. Chiều dài trứng khoảng 4 – 5 mm. Sâu non: Giai đoạn sâu non khác với trƣởng thành chỉ về độ lớn, chiều dài thân và chiều dài cánh. Ở giai đoạn sâu non, cơ thể dế còn nhỏ, tuổi 1 chỉ có mầm cánh, sau đó cánh phát triển theo độ tuổi đến khi đầy đủ. Dế trƣởng thành: Cơ thể có màu nâu, nâu sẫm. Đầu lớn hơn ngực. Mắt kép màu đen. Râu hình sợi chỉ dài hơn thân, Cánh trƣớc màu nâu nhạt, cánh sau xếp vào thân nhƣ cái đuôi. 2.1.2. Tập quán hoạt động Dế mỗi năm phát sinh một lứa. Dế có tập tính qua đông. Dế qua đông ở giai đoạn sâu non, đến sang năm dế hóa trƣởng thành. Dế sinh sống chủ yếu dƣới đất, đào thành hố sâu quanh co để làm nơi cƣ trú và là nơi sinh sản của dế. Ban ngày dế thƣờng nấp dƣới hang, ban đêm dế xuất hiện và gây hại cắn phá cây dâu. Dế còn có tập quán dự trữ thức ăn. Do đó dế còn cắn mầm, lá dâu mang về hang để ăn dần. 2.1.3. Phòng trừ Có thể trừ dế bằng nhiều phƣơng pháp : Phƣơng pháp bắt dế:
- 13 + Dùng nƣớc đổ đầy hang dế ngộp nƣớc bò ra khỏi hang. + Có thể lợi dụng trời mƣa dụ dế bò ra ngoài do ngập nƣớc. Dùng bả độc: + Dùng thuốc vị độc trộn với cám rang theo tỷ lệ 1/15. + Vò hỗn hợp thành viên. + Vào lúc chiều tối, đƣa bả đặt vào miệng hang dế. + Dế ăn phải bả độc sẽ chết. + Có thể rắc bả ra vƣờn dâu để tiêu diêt dế, hoặc trộn thuốc vị độc với các loại mầm cây, lá non để làm bả. 2.2. Sâu cuốn lá Sâu cuốn lá là đối tƣợng gây hại phổ biến, thuộc côn trùng ăn tạp và thuộc bộ cánh vảy. 2.2.1. Phân bố và tác hại Sâu cuốn lá phân bố ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Sâu hại chủ yếu vào mùa hè, mùa thu. Sâu cuốn lá ăn hết phần thịt lá, chỉ còn lại tầng biểu bì. Khi ruộng dâu bị hại nặng, toàn bộ lá bị khô vàng không có màu xanh. Phân của sâu thải ra dính ở mặt lá dâu, khi tằm ăn vào rất dễ phát sinh bệnh. 2.2.2. Hình thái Trứng: Trứng của sâu cuốn lá có màu vàng phớt lục, dài 0,7 mm, rộng 0,4 mm. Trứng hình tròn dẹt, trên mặt trứng phủ 1 lớp phấn có khả năng phản quang. H03-1: Trứng của sâu cuốn lá
- 14 Sâu non: Sâu non mới nở có màu vàng nhạt, có lông giống nhƣ tằm kiến. Sâu đẫy sức có màu xanh, trên lƣng có một vệt màu lục sẫm. Sâu non lột xác 4 lần. Kích thƣớc sâu non dài nhất là 20 – 23,5 mm. Khi sắp hóa nhộng sâu co ngắn lại. H03-2: Sâu non cuốn lá Nhộng: Nhộng sâu cuốn lá thuộc loại hình nhộng màng, thon dài. Nhộng có màu nâu phớt vàng. Nhộng có kích thƣớc dài 11,8 mm, rộng 2,7 mm. Nhộng đực nhỏ và ngắn hơn nhộng cái. H03-3: Nhộng sâu cuốn lá
- 15 Trƣởng thành: Là loại bƣớm có màu nâu đỏ, đầu nhỏ, trên thân có một lớp lông trắng mịn. Bƣớm có chiều dài 10 – 15 mm, cánh dang rộng 17 – 20 cm. Cánh trƣớc và cánh sau có lớp phấn phản quang màu tím lấp lánh. Cánh trƣớc của bƣớm có 5 vân màu nâu đỏ, nhạt hơn màu của thân. Vân ngoài rộng, màu đậm hơn vân trong. H03-4: Trƣởng thành của sâu cuốn lá 2.2.3. Tập tính hoạt động Sâu cuốn lá một năm phát sinh 4 – 5 lứa, có khi 9 – 10 lứa. Lứa thứ nhất giữa tháng tƣ và tháng năm sâu non nở rộ, ăn lá vụ hè. Lứa thứ hai vào tháng bảy, lứa thứ ba vào tháng tám ăn lá vụ thu. Lứa thứ bốn, thứ năm vào giữa tháng chín, cuối tháng mƣời, ăn lá cuối thu. Bƣớm: Bƣớm giao phối vào ban đêm từ 30 – 60 phút. Sau 1 – 2 ngày đẻ trứng. Bƣớm đẻ trứng vào lúc 6 – 12 giờ đêm. Bƣớm thƣờng hay đẻ trứng ở mặt sau lá những phần ngọn. Trứng đẻ thành từng cụm, mỗi lá 20 – 23 trứng. Mỗi bƣớm có thể đẻ đƣợc 500 trứng Trứng: Thời kỳ trứng kéo dài 8 ngày. Sâu non nở vào ban ngày, tập trung nở rộ vào buổi trƣa.
- 16 Trứng thụ tinh nở 75%, ẩm độ cao có thể đạt 100%. Trời khô hạn trứng sẽ bị chết. Sâu non: Sâu non mới nở nằm ở góc giữa hai gân lá, ăn biểu bì dƣới lá và nhu mô lá. Sâu tuổi ba nhả tơ và cuốn lá, có thể cuốn nhiều lá lại với nhau rồi ăn trong đó. Trong một tổ cuốn có thể có nhiều con. Khi hết thức ăn, sâu di chuyển sang lá khác bằng cách nhả tơ, di chuyển nhờ gió. 2.2.4. Thiên địch Thiên địch của sâu cuốn lá có rất nhiều loại, do đó làm hạn chế rất lớn sâu hại trên đồng ruộng. Một số loại thiên địch điển hình: Thời kỳ trứng: ong mắt đỏ. Thời kỳ sâu non: ong kén mịn, ong kén đỏ. Thời kỳ nhộng: ong có u đốm đen. 2.2.5. Phòng trừ Có thể dùng một số biện pháp nhƣ sau: Dùng nhân lực bắt: ngắt những lá có sâu mới nở. Dùng bẫy đèn bắt bƣớm. Nuôi và bảo vệ thiên địch. Dùng biện pháp hóa học khi sâu phá hại nặng. 2.3. Sâu đo Ở nƣớc ta sâu phát triển và phá hại nhiều ở các vùng dâu bãi vào vụ hè. Sâu phá hại ở thời kỳ sâu non. Sâu ăn lá và ăn mầm dâu vào thời kỳ sau khi dâu nảy mầm, ra lá. 2.3.1. Hình thái Trứng: Trứng có hình bầu dục, màu lục nhạt. Kích thƣớc trứng dài khoảng 0,8 mm, rộng khoảng 0,5 mm. Sâu non: Sâu đo là loại côn trùng biến thái hoàn toàn. Mình sâu tròn nửa dƣới to hơn nửa trên.
- 17 Lúc nhỏ có màu xanh giống nhƣ màu của lá dâu nhƣng khi sâu đẫy sức lại có màu nâu nhạt giống nhƣ màu cành dâu. Khi sâu bám ở cành rất khó phát hiện. Sâu thƣờng bám vào cây với tƣ thế hai chân sau bám vào cành lá dâu, đầu ngẩng lên giống nhƣ một cành khô nhỏ. Đặc điểm nổi bật: Sâu non chỉ có 3 đôi chân bụng, nên khi di chuyển sâu uốn cong thân nhƣ đo. H03-5: Giai đoạn sâu non của sâu đo Nhộng: Nhộng sâu đo có màu xám tím. Nhộng nằm trong kén có màu xám nâu. Trƣởng thành: Bƣớm sâu đo có màu nâu xám. Thân dài 18 – 20 mm, cánh rộng 45 – 47 mm. Con đực nhỏ hơn con cái, râu con cái dài hơn con đực, râu có hình răng lƣợc kép. Đặc điểm nổi bật là đầu cánh có hình răng cƣa to nhỏ khác nhau, cánh trƣớc có hai vệt có màu nâu sẫm hơn màu cánh.
- 18 H03-6: Sâu đo hại dâu 2.3.2. Tập tính và tác hại Sâu non lúc mới nở sống tập trung ở dƣới mặt lá. Sâu non ăn biểu bì mặt dƣới và nhu mô lá non, mầm dâu. Sâu tuổi lớn ăn lá và mầm non, sâu ăn cả ngày lẫn đêm. Sâu thƣờng bám vào cây với tƣ thế hai chân sau bám vào cành lá dâu, đầu ngẩng lên giống nhƣ một cành khô nhỏ. Từ tháng 10 đến tháng 11, khi nhiệt độ giảm xuống dƣới 150C, sâu đo ẩn ở kẽ cây, bất động. Nếu nhiệt độ ấm lên sâu lại bò ra hoạt động. Khi đẫy sức, sâu chui vào kẽ đất hoặc kẽ hở của cành cây, rồi nhà tơ cuộn lá lại kết kén hóa nhộng. Nhộng trải qua 13 – 18 ngày vũ hóa. Trong một năm, sâu vũ hóa 4 lần. Sau khi vũ hóa lần thứ 4 sâu non qua đông ở kẽ cây hoặc cỏ rác ở ruộng dâu. Sâu non chỉ lột xác hai lần. Con truởng thành thƣờng đẻ 600 – 1000 quả trứng ở mặt sau của lá. Trứng trải qua 5 – 7 ngày nở thành sâu non. Khi cây dâu bị hại nặng thƣờng thấy trên cây chỉ còn lại vỏ của mầm và mầm không nảy đƣợc, ảnh hƣởng rất lớn đến thức ăn cho tằm ở vụ xuân. 2.3.3. Thiên địch Thiên địch của sâu đo có nhiều loại nhƣ: Ong làm kén lƣng đen: ký sinh ở giai đoạn sâu non. Ong kén mịn: ký sinh ở giai đoạn sâu non.
- 19 Ong trứng đen: ký sinh trên trứng sâu đo. Nhặng: ký sinh trên sâu non. 2.3.4. Phòng trừ Các biện pháp phòng trừ sâu đo hại dâu: Dùng nhân lực bắt sâu. Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dƣ để hạn chế nơi sâu qua đông. Nuôi và bảo vệ thiên địch. Dùng biện pháp hóa học. Dùng đèn bẫy bƣớm. 2.4. Sâu róm 2.4.1. Hình thái Trứng: Trứng sâu róm tròn dẹt, màu vàng phớt nâu. Mặt trứng hơi lõm xuống, trên trứng đƣợc phủ lớp lông màu vàng. Trứng sâu róm đẻ thành từng ổ. Sâu non: Sâu non có chiều dài 26 mm. Đầu màu đen. Lƣng, ngực, bụng có vân màu vàng. Ngực có hai u màu đỏ, trên u có lông đen và dài. Đốt bụng 1 và 2 to hơn các đốt khác, trên mỗi đốt có 2 chùm lông dài và sẫm. Mỗi đốt bụng có một đôi lỗ thở màu hồng, bên cạnh có những lông màu trắng xám, đó là những lông độc. Nhộng: Nhộng sâu róm có hình ống, màu nâu phớt hồng, Đuôi nhộng có một chùm lông gai. Nhộng nằm trong kén có màu xám, kén dài 13 – 18 mm, rộng 7 – 11 mm. Kén sâu róm mỏng, trên kén có lông độc. Trƣởng thành: Mình và cánh có màu xám trắng, mắt đen, râu vàng nhạt, râu con đực nhỏ và ngắn hơn con cái. Mép dƣới cánh có vết đốm màu nâu, viền trên cánh trƣớc có màu nâu sẫm hơn.
- 20 Bƣớm sau khi đẻ dùng lông ở phía đuôi phủ lên mặt trứng. H03-7: Sâu róm hại dâu 2.4.2. Tập tính và tác hại Sâu róm xuất hiện hầu hết ở các tháng trong năm, nhƣng tập trung nhiều nhất ở các tháng 8 – 12. Sâu non qua 5 lần lột xác rồi hóa nhộng. Mỗi bƣớm cái có thể đẻ 500 trứng và đẻ trứng ở mặt sau của lá. Sâu non sau khi nở có tập tính sống tập trung ở mặt dƣới lá và ăn thịt lá, đến tuổi 4 thì sâu phân tán đi phá hại các cây khác. Sâu non ăn lá non và mầm dâu. Sâu nhỏ chỉ ăn phần thịt lá. Sâu lớn ăn cả lá, chỉ chừa lại gân. Phƣơng thức dịch chuyển của sâu là nhả tơ rũ xuống, nhờ gió để dịch chuyển sang cây khác. Ở mùa xuân, khi nhiệt độ trên 150C, cây dâu bắt đầu nảy mầm thì sâu non bắt đầu hoạt động phá hoại mầm dâu, làm cho dâu không nảy mầm đƣợc. Cây dâu bị hại nặng thì toàn thân trơ trụi. Nếu tằm ăn phải lá dâu có dính lông của sâu róm thì mình tằm sẽ xuất hiện vết đen. 2.4.3.Thiên địch Sâu róm bị một số loại thiên địch hại nhƣ:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho cây chuối - MĐ04: Trồng chuối
96 p | 370 | 136
-
Giáo trình Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại cây lúa cạn - MĐ03: Trồng lúa cạn
124 p | 437 | 129
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho sầu riêng, măng cụt - MĐ06: Trồng sầu riêng, măng cụt
80 p | 308 | 108
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại chè
61 p | 251 | 88
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng dưa hấu, dưa bở
116 p | 222 | 78
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại - MĐ05: Trồng tre lấy măng
94 p | 221 | 63
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng đậu lạc
158 p | 199 | 57
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại dứa - MĐ05: Trồng dứa (khóm, thơm)
99 p | 217 | 56
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại ong - MĐ05: Nuôi ong mật
46 p | 227 | 51
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại khoai tây - MĐ05: Nhân giống và trồng khoai tây
108 p | 168 | 50
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại
158 p | 184 | 39
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại điều - MĐ04: Trồng điều
87 p | 139 | 34
-
Tài liệu đào tạo nghề Phòng trừ bệnh cho cây lương thực - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
79 p | 138 | 25
-
Giáo trình Trồng quế hữu cơ (Trình độ: Sơ cấp nghề) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
59 p | 41 | 14
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
71 p | 44 | 5
-
Giáo trình Quản lý sâu bệnh hại (Nghề: Trồng mãng cầu ta) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
83 p | 30 | 5
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
71 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn