intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phục hình tháo lắp từng phần (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Phục hình tháo lắp từng phần (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng)" là môn cơ sở ngành. Môn này cung cấp cho người học về kiến thức sinh cơ học của hàm giả tháo lắp nền nhựa. Quy trình kỹ thuật phục hình hàm giả tháo lắp, sửa chữa hàm bị gãy và thay thế các răng của hàm giả bị gãy. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phục hình tháo lắp từng phần (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN NGÀNH: KỸ THUẬT PHỤC HÌNH RĂNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 549 /QĐ - CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho người học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng “Phục hình tháo lắp từng phần” được các giảng viên Bộ môn Chuyên khoa biên soạn dùng cho hệ cao đẳng kỹ thuật viên phục hình răng dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn “Cắn khớp học” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về giải phẫu răng và khớp cắn đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. Bs. Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths.Bs. Hoàng Thị Thuỳ 3. BS. Nguyễn Thị Hà Linh 4. BS. Nguyễn Thị Hằng 5. CNĐD. Nguyễn Ngọc Thúy Hồng 6. CNĐD. Bùi Huyền Trang
  4. 4
  5. 5 MỤC LỤC BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN ........... 7 BÀI 2: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN CỦA PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN .................................................................................................... 11 BÀI 3: MẪU VÀ DẤU SƠ KHỞI ........................................................... 15 BÀI 4: LẤY DẤU SAU CÙNG VÀ MẪU SAU CÙNG ............................ 24 BÀI 5: SONG SONG KẾ ....................................................................... 30 BÀI 6: SỰ PHÂN LOẠI MẤT RĂNG .................................................... 38 BÀI 7: MÓC DÙNG TRONG PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN .. 43 BÀI 8: TƢƠNG QUAN KHỚP CẮN TRONG PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN ........................................................................................ 47 BÀI 9: GIÁ KHỚP VÀ SỬ DỤNG GIÁ KHỚP....................................... 50 BÀI 10: LỰA CHỌN RĂNG .................................................................. 55 BÀI 11: PHƢƠNG PHÁP SẮP RĂNG TRƢỚC ...................................... 62 BÀI 12: PHƢƠNG PHÁP SẮP RĂNG SAU............................................ 69 BÀI 13: PHUƠNG PHÁP LÀM SÁP NƢỚU .......................................... 73 BÀI 14: KỸ THUẬT CHUYỂN HÀM SÁP THÀNH HÀM NHỰA TRONG PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN................................................ 78 BÀI 15: SỬA CHỮA HÀM GIẢ ............................................................. 86
  6. 6 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: Kỹ thuật phục hình tháo lắp từng phần Mã môn học: MH34 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn “Kỹ thuật phục hình tháo lắp từng phần” là môn học được bố trí học sau các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. - Tính chất: Môn “Kỹ thuật phục hình tháo lắp từng phần” là môn cơ sở ngành. Môn này cung cấp cho người học về kiến thức sinh cơ học của hàm giả tháo lắp nền nhựa. Quy trình kỹ thuật phục hình hàm giả tháo lắp, sửa chữa hàm bị gãy và thay thế các răng của hàm giả bị gãy. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về cơ sinh học, giải phẫu, bất lợi và thuận lợi, chỉ định và chống chỉ địnhcủa phục hình tháo lápw từng phần. Từ đó người học vận dụng trong thực hành trong các kỹ thuật làm phục hình răng tháo lắp Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: - Trình bày được cơ sở sinh, cơ học của hàm giả tháo lắp từng phần . - Trình bày được các giai đoạn của hàm giả tháo lắp từng phần . - Mô tả được hàm giả nền nhựa và các loại móc dây thép thường dùng. - Trình bày được cách sửa chữa hàm giả bị gãy hoặc thay răng bị bong. - Về kỹ năng: - Thực hiện được kỹ thuật thực hiện các loại phục hình tháo lắp từng phần . - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thực hiện các quy định về y đức,quy chế chuyên môn và chấp hành quy định của pháp luật - Rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết và tỉ mỉ trong học tập phục hình tháo lắp từng phần. Nội dung của môn học:
  7. 7 BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN (2 TIẾT) GIỚI THIỆU: Phục hình tháo lắp từng phần được sử dụng rộng rãi, là loại phục hình thay thế cho hàm mất răng lẻ tẻ mà không thể làm phục hình cố định được. MỤC TIÊU - Nêu các chỉ định và chống chỉ định phục hình tháo lắp từng phần nền nhựa. - Kể được ưu và nhược điểm của phục hình tháo lắp từng phần nền nhựa. - Nêu được các nguyên nhân thất bại của việc thực hiện một phục hình tháo lắp từng phần nền nhựa. NỘI DUNG CHÍNH Phục hình tháo lắp từng phần nền nhựa là loại phục hình thay thế cho hàm mất răng từng phần gồm một hệ thống bao gồm: nền hàm và móc. 1. Nền hàm bằng nhựa acrylic mang các răng giả và tựa trực tiếp lên mô xương – niên mạc và một phần lên các răng thật còn lại. 2. Móc được gắn vào răng trụ để lưu dữ phục hình. Hệ thống này kết hợp với cung hàm còn lại để đảm nhiệm các chức năng nhai, nói và thẩm mỹ của một phục hình. Phục hình tháo lắp từng phần nền nhựa lực nhai được phân bố hoàn toàn lên mô niêm mạc - xương. 1. Chỉ định của phục hình tháo lắp từng phần 1.1. Về kỹ thuật Phục hình tháo lắp được chỉ định trong các trường hợp sau: - Mất răng xen kẽ với khoảng mất răng quá dài không thể làm phục hình cố định được. - Mất răng phía sau và không còn răng cuối. Có thể được thể hiện như một nẹp nha chu khi làm mất răng bán phần có mô nha chu bị tổn thương hoặc suy yếu. - Là phục hình tháo lắp tốt sau một phẫu thuật hàm mặt. - Là phục hình tháo lắp từng phần kết hợp với phục hình cố định (phục hình kết hợp).
  8. 8 1.2. Về tâm lý - Một số bệnh nhân không muốn mài răng để làm phục hình cố định. - Một số bệnh nhân sợ đau trong một số công việc khi làm phục hình cố định (lấy tủy, mài răng, khoan ống chân răng...). 1.3. Về kinh tế - Với cùng một số răng mất như nhau, làm phục hình tháo lắp sẽ ít tốn kém hơn làm phục hình cố định. - Phục hình cố định cần can thiệp đến một số răng còn nguyên để làm trụ cầu có thể sẽ làm cho các răng này dễ bị sâu hơn. - Khi mất thêm răng việc thêm răng giả vào phục hình tháo lắp sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn là phục hình cố định. 2. Chống chỉ định - Phục hình tháo lắp từng phần không được chỉ định khi - Các răng còn lại có bệnh nha chu, điều trị chưa ổn định. - Bệnh nhân có rối loạn tâm thần và bệnh nhân không hợp tác khi điều trị. - Các răng trụ xoay nhiều. 3. Ƣu điểm của phục hình tháo lắp bán phần - Giữ vệ sinh cho hàm giả. - Giữ vệ sinh các răng thật còn lại và mô mềm trong miệng. - Thực hiện các sửa chữa hàm khi cần như: thêm răng, thêm móc, đệm hàm. - Vì không phải dùng các răng cửa làm trụ cầu nên khi phục hình cho các trường hợp mất răng phía trước sẽ đạt yêu cầu thẩm mỹ hơn. 4. Nhƣợc điểm của phục hình tháo lắp bán phần Với bản chất là tháo lắp: - Phục hình tháo lắp từng phần sẽ là một vật lạ, cồng kềnh, rất khó chịu khi mang trong miệng. - Phục hình có tính xê dịch, tạo cảm giác bất ổn. - Một số trường hợp mất răng trước, nếu phải dùng móc hay nướu giả thì sẽ mất thẩm mỹ. - Phần lớn hàm giả tựa lên mô xương – niêm mạc nên hàm bị lún, sức nhai kém và gây ra tiêu xương. - Đối với phục hình tháo lắp từng phần nền nhựa, dọc theo vùng nướu giả tiếp xúc với răng thật thường dễ gây ra sâu răng, viêm nướu. 5. Nguyên nhân thất bại của phục hình tháo lắp từng phần
  9. 9 - Chẩn đoán sai và đặt kế hoạch thiếu sót cho việc phục hình. - Điều trị tiền phục hình cho bệnh nhân chưa tốt. - Sử dụng song song kế chưa đúng. - Chưa chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân tốt nên bệnh nhân thiếu cộng tác khi mang phục hình. - Bác sĩ điều trị và kỹ thuật viên hợp tác chưa tốt. 6. Các giai đoạn thực hiện một phục hình tháo lắp từng phần nền nhựa Lần hẹn Lâm sàng Labo - Khám - Lập bệnh án - Chụp phim 1 - Lấy dấu răng alginate 2 hàm - Đổ mẫu hàm, có thể làm khay cá nhân - Xác định khớp cắn trung tâm hay tương quan tâm 2 - Vô giá khớp - Lên răng -Thử răng 3 - Vô khuôn, ép nhựa, làm nguội, đánh bóng 4 -Lắp hàm 5 -Chữa đau GHI NHỚ - Chỉ định làm phục hình tháo lắp từng phần - Ưu, nhược điểm của phục hình tháo lắp từng phần - Nguyên nhân thất bại - Các giai đoạn thực hiện một phục hình
  10. 10 LƢỢNG GIÁ Câu 1: Phục hình tháo lắp từng phần nền nhựa lực nhai được phân bố hoàn toàn lên mô niêm mạc - xương. A. Đúng. B. Sai. Câu 2: Phục hình tháo lắp được chỉ định trong trường hợp mất răng xen kẽ với khoảng mất răng quá dài không thể làm phục hình cố định được. A.Đúng B. Sai Câu 3: Phục hình tháo lắp được chỉ định trong trường hợp mất răng phía sau và không còn răng cuối. A.Đúng B. Sai Câu 4: Phục hình tháo lắp từng phần có chỉ định khi các răng còn lại có bệnh nha chu, điều trị chưa ổn định. A. Đúng. B. Sai . Câu 5: Phục hình tháo lắp nền nhựa rất thuận tiện khi thêm răng giả và ít tốn kém hơn là phục hình cố định. A. Đúng. B. Sai.
  11. 11 BÀI 2: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN CỦA PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN (4 TIẾT) GIỚI THIỆU: Một phục hình tháo lắp có thể sử dụng được thì phải có những yêu cầu căn bản nhất định cả đối với người bệnh hay đối với bác sĩ và labo MỤC TIÊU - Kể và chỉ ra được những điểm thuân lợi và không thuân lợi ở hàm trên và hàm dưới. - Mô tả và vẽ được các mặt phẳng Camper, Francfort và mặt phẳng nhai NỘI DUNG CHÍNH 1.Hàm trên 1.1. Phần tử cơ thể và sinh lý thuận lợi 1.1.1. Độ cong lồi của thân răng các răng còn lại trên cung hàm, nhất là răng trụ Nhờ sự cong lồi của thân răng mà nền nhựa vững chắc và móc cũng có tác dụng kềm giữa hàm tốt hơn. Các răng có hình trụ hay hình nón cụt ( không có vùng lẹm ) gây trở ngại cho việc giữ dính của hàm giả. 1.1.2. Điểm tiếp xúc Giữa các răng còn điểm tiếp xúc giúp cho nền hàm vững chắc và thức ăn không nhét vào được các kẽ răng để tránh sâu răng hại cho các răng thật. 1.1.3. Vùng sau răng cửa và triền sống hàm phía khẩu cái vùng này được che chở bởi lớp niên mạc sợi săn chắc, chịu đựng được các lực. 1.1.4. Sống hàm Đỉnh sống hàm thường được phủ bởi lớp niên mạc sợi săn chắc, và triền phiá má của sống hàm cũng là điểm thuận lợi cho việc mang hàm giả. 1.1.5. Lồi cùng Điểm thuận lợi trong trường hợp hàm mất những răng cối sau cùng. Hàm giả sẽ bao phủ lồi cùng tới giới hạn rãnh chân bướm hàm nó bảo đảm cho sự yên vị của hàm giả theo chiều ngang lẫn chiều đứng. 1.1.6. Giới hạn của khẩu cái cứng và khẩu cái mềm Khi mất răng quá nhiều và mất hết các răng phía sau ta áp dụng nguyên tắc toàn hàm cho giới hạng sau cùng của hàm giả. Những phần tử cơ thể và sinh lý thuận lợi.
  12. 12 - Vùng sau răng cửa - Triền sống hàm về phía khẩu cái - Đường đỉnh sống hàm - Lồi cùng - Giới hạn giữa khẩu cái cứng và mềm 1.2. Phần tử cơ thể và sinh lý bất lợi 1.2.1. Sau răng cửa Nơi đây có dây thần kinh và mạch máu đi ra từ lỗ khẩu cái trước.Ta tránh đè nén lên vùng này nhiều. 1.2.2. Đường nối giữa xương hàm trên Đường này được xem như bất lợi trong trường hợp nó lồi lên. Lớp niên mạc sợi phủ trên đường này rất mỏng, nó không chịu được lực nén quá mạnh. 1.2.3. Lồi rắn hàm trên Nếu lồi rắn quá lớn ta phải giải phẫu trước khi thực hiện phục hình. 1.2.4. Vùng Schroder Là vùng lõm ở khẩu cái từ vị trí các răng cồi trở vào trong. Hai vùng này có nhiều mô mỡ và mô tuyến không chịu được lực nén mạnh. 1.2.5. Nơi bám của cơ và dây chằng Hàm giả phải tránh các nơi bám của cơ và dây chằng. 1.2.6. Những u xương và gai xương Những nơi này cần phải loại bỏ bằng phẫu thuật trước khi làm phục hình. Những phần tử cơ thể và sinh lý bất lợi: - Núm sâu răng cửa - Đường nối giữa xương hàm trên - Vùng Schorder - Thắng bên - Dây chằng chân bướm hàm 2. Hàm dƣới 2.1.Phần tử cơ thể và sinh lý thuận lợi - Độ cong lồi của thân răng còn lại trên hàm. - Điểm tiếp xúc. - Sống hàm.
  13. 13 - Tam giác hậu hàm. 2.2. Phần tử cơ thể và sinh lý bất lợi - Nơi bám của cơ và dây chằng. - Đường chéo trong. 3. Mặt phẳng nhai Về phương diện phục hình, có một vài mặt phẳng liên quan đến sọ mặt mà chúng ta cần biết. Ta có thể đề cập đến: - Mặt phẳng Camper: Là mặt phẳng tưởng tượng đi qua 2 điểm tragus (ở 2 nắp tai) và điểm phía dưới cánh mũi. - Mặt phẳng Francfort: Là mặt phẳng tưởng tượng đi qua 2 điểm tragus và lỗ dưới hốc mắt. - Mặt phẳng nhai phục hình là mặt phẳng tưởng tượng song song với mặt phẳng Camper nó đi qua bờ cắn của răng cửa và mặt nhai của các răng cối. Thực ra mặt phẳng nhai không phải là một mặt phẳng theo đúng nghĩa của chữ này. Nếu nối từ bờ cắn răng cửa với đỉnh múi các răng cối nhỏ và răng cối lớn ta thấy các răng được sắp xếp theo một đường cong. Đường cong này có dạng lồi đối với cung răng trên và lõm đối với cung raăng dưới. Ta gọi đó là đường cong Spee. 4. Hệ số nhai Trên một hàm mất răng bán phần muốn nghiên cứu để phục hình răng ta cần phải biết tình trạng các còn lại răng trên cung hàm. Muốn biết tình trạng các răng còn lại mạnh hay yếu ra sao người ta phải chú ý đến sức nhai của bệnh nhân. Một số tác giả cho rằng có thể tính được sức nhai bằng cách cho mỗi răng, một số điểm để định giá trị của nó, điểm đó gọi là hệ số nhai của răng. Thường thường tổng số X của hệ số nhai toàn hàm được định là 100. Ta có thể biết được sức nhai còn lại của hàm mất răng bằng cách cộng các hệ số nhai của các răng còn lại trên hàm. Thật ra hệ số nhai không thể xác định chính xác sức nhai của các răng còn lại vì còn tùy theo răng còn lại có bị nha chu không, xương ổ răng tiêu nhiều hay ít, có mọc nghiêng hay không, hình dạng của nó lớn hay nhỏ. Hệ số nhai 2 1 4 3 3 5 5 3 Hàm trên 1 2 3 4 5 6 7 8 Hàm dưới 1 2 3 4 5 6 7 8
  14. 14 Hệ số nhai 1 1 4 3 3 5 5 2 GHI NHỚ - Những thuận lợi và bất lợi từ bản thân người bệnh ở hàm trên và hàm dưới. - Mặt phẳng nhai - Hệ số nhai LƢỢNG GIÁ Câu 1: Độ cong lồi của thân răng các răng còn lại trên cung hàm, nhất là răng trụ Nhờ sự cong lồi của thân răng mà nền nhựa vững chắc và móc cũng có tác dụng kềm giữa hàm tốt hơn. A. Đúng. B. Sai Câu 2: Điểm tiếp xúc giúp các răng còn lại cho nền hàm vững chắc và thức ăn không nhét vào được các kẽ răng để tránh sâu răng hại cho các răng thật. A. Đúng. B. Sai. Câu 3: Triền sống hàm phía khẩu cái vùng này được che chở bởi lớp niên mạc sợi săn chắc, chịu đựng được các lực. A. Đúng. B. Sai. Câu 4: Đỉnh sống hàm thường được phủ bởi lớp niên mạc sợi săn chắc và triền phiá má của sống hàm cũng là điểm thuận lợi cho việc mang hàm giả. A. Đúng. B. Sai. Câu 5: Hàm giả sẽ bao phủ lồi cùng tới giới hạn rãnh chân bướm hàm nó bảo đảm cho sự yên vị của hàm giả theo chiều ngang lẫn chiều đứng. A. Đúng. B. Sai.
  15. 15 BÀI 3: MẪU VÀ DẤU SƠ KHỞI (2 TIẾT) GIỚI THIỆU: Để làm ra được một phục hình tháo lắp mà vừa đạt được yếu tố thẩm mỹ lẫn yếu tố chức năng bệnh nhân ăn nhai tốt được thì ngoài việc xác định được các yếu tố thuận lợi và bất lợi tại chính bệnh nhân thì lấy dấu và đổ mẫu là bước cũng vô cùng quan trọng, cần độ chính xác MỤC TIÊU - Nêu được ý nghĩa của dấu sơ khởi. - Nêu được ý nghĩa của mẫu sơ khởi. - Trình bày cách phân tích và đánh giá mẫu sơ khởi. NỘI DUNG CHÍNH 1. Dấu sơ khởi Lấy dấu sơ khởi là giai đoạn đầu tiên của việc thực hiện phục hình tháo lắp từng phần. Dấu sau khi lấy phải thể hiện được : - Giải phẫu học của những răng còn trên cung hàm với đầy đủ các chi tiết mặt nhai. - Hình thái của bề mặt tựa - Vị trí của các cơ quan quanh phục hình (thắng, màn hầu, sàn miệng…) Dấu sẽ được đổ ra các hàm mẫu để: - Nghiên cứu sơ khởi trên song song kế. - Có khái niệm về việc phát họa khung sườn, - Nghiên cứu sau cùng trên song song kế. - Thực hiện khay lấy dấu cá nhân. 1.1. Lấy dấu sơ khởi Dấu sơ khởi là một dấu hiệu giải phẫu chủ yếu cho những mô cứng. Đây là hình ảnh địa thế mà trên đó nền phục hình được thực hiện. Việc chọn vật liệu alginate và khay lấy dấu theo tiêu chuẩn làm cho những vùng mất răng thường bị nén quá mức khi lấy dấu và thường lấn ra xung quanh ở cả hàm dưới lẫn cả hàm trên. Tuy nhiên, một dấu có chất lượng giải phẫu có nghĩa là toàn bộ những giới hạn của nền phục hình tương lai được thể hiện trên dấu. Trong bất cứ trường hợp nào, đừng nghĩ là dấu này có thể cải thiện khi lấy dấu sau cùng. Để có một kết quả thật hoàn hảo, phải biết tầm quan trọng của: - Vật liệu lấy dấu
  16. 16 - Chọn khay lấy dấu - Kỹ thuật lấy dấu 1.1.1.Vật liệu Vật liệu thông thường nhất là Alginate, vật liệu này cho phép thực hiện tốt dấu sơ khởi với điều kiện phải tôn trọng cách sử dụng, cả khi trộn bằng tay hay trộn bằng máy (dưới chân không). Tuy nhiên, dù là chất lấy dấu nào, thường cần phải dùng những vật liệu nhiệt dẻo (sáp hay tốt hơn là hợp chất nhiệt dẻo) để điều chỉnh khay lấy dấu. Alginate rất thích hợp để lấy dấu sơ khởi trong tất cả những trường hợp cần nén nhẹ hay muốn đẩy lùi các cơ quan quanh phục hình: sàn miệng, hành lang hẹp hay không rõ v.v… Theo Schreinmaker [24], việc dùng alginate nào không quan trọng miễn là phải có đủ độ đặc, alginate rắn chắc (loại A) đặt trong khay lấy dấu cho phép ghi chính xác tất cả các mặt răng và niêm mạc. Ưu điểm: - Vật liệu ưa nước - Kỹ thuật dễ làm - Sao lại các bề mặt rất tốt - Có thể tạo độ nhớt phù hợp bằng cách thay đổi tỉ lệ bột/nước - Thời gian đông thay đổi theo nhiệt độ nước - Giá thành rẻ Nhược điểm: - Không ổn định kích thước theo thời gian - Phải đổ mẫu ngay - Có phản ứng giữa acide alginique và thạch cao Vật liệu điều chỉnh khay: được dùng để nối thêm khay hay điều chỉnh khay lấy dấu làm sẵn khi lấy dấu sơ khởi (sáp hay hợp chất nhiệt dẻo). Nên dùng hợp chất nhiệt dẻo như baton de kerr vì nó không bị biến dạng ở trong miệng. 1.1.2. Chọn khay lấy dấu làm sẵn Để lấy dấu sơ khởi, bác sĩ sử dụng những khay bán sẵn trên thị trường, mặc dù khay có tiêu chuẩn nhưng người ta thích có thể điều chỉnh khay cho phù hợp hơn với mỗi tình huống lâm sàng. Khay lấy dấu phải có cấu trúc cứng rắn để không làm biến dạng alginate vì tính vẫn đàn hồi sau khi đông của alginate. Khay phải lưu giữ tốt vật liệu lấy dấu. Điều này được bảo đảm nhờ những lỗ thủng trên khay hay nhờ hệ thống gờ nổi phía trong bờ khay và hệ thống dây hàn vào mặt trong khay và được bổ sung bằng keo dán.
  17. 17 Khay lấy dấu có đục lỗ. Khay lấy dấu có gờ ở mặt trong bờ khay và những đường dây hàn, khay loại ASA, Rimlock, không đục lỗ. 1.2.Kỹ thuật lấy dấu Gồm các giai đoạn: -Thử khay lấy dấu - Điều chỉnh khay. - Làm vững ổn khay. - Sau cùng là lấy dấu. 1.2.1. Thử khay lấy dấu Tốt hơn là bày một bộ 10 loại khay lấy dấu khác nhau làm cho hàm trên và hàm dưới. Đối với mỗi cung hàm phải thử khay, kiểm tra kích thước và chiều dài khay. Khay phải đủ lớn và phủ kín những răng cối sau cùng trên cung hàm, và răng nằm ở giữa khay để khoảng trống đều đặn giữa khay và răng. Khi thử khay, cần đánh giá các chiều trước - sau, bên và xác định vị trí trung tâm của khay. Viêc thử khay đầu tiên để lựa chọn khay cho hàm trên và hàm dưới, như vậy cần phải làm khay vững ổn và điều chỉnh khay theo loại Kennedy của cung răng lấy dấu. 1.2.2. Lấy dấu Việc lấy dấu là để ghi và sau đó tái lập lại 3 chiều trong không gian hình dạng của cung răng và vùng mất răng một cách thật trung thực, do đó: - Vật liệu ghi dấu phải có một áp lực đủ và đồng đều trên tất cả các bề mặt. - Tránh tạo ra những bọt do không khí hay nước bọt. - Tránh làm biến dạng dấu khi tháo khay ra trên lâm sàng và tránh biến dạng sau đó do thời gian. - Đổ mẫu ngay trong thời gian ngắn. Alginate được trộn với tỉ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đặt vật liệu lên khay và dùng những ngón tay ướt làm láng bề mặt để có một lớp mịn và lỏng có thể ghi được những chi tiết nhỏ của niêm mạc và răng. Có thể bôi trước alginate lên mặt nhai và kẽ răng để có chất lượng dấu tốt hơn, kế đó đặt khay lấy dấu có lấp đầy alginate vào miệng, canh cho giữa cung răng, bảo vệ nhân cử động môi, má và đưa lưỡi khi lấy dấu hàm dưới. Khi vật liệu đông đặc, tháo khay ra theo trục răng một cách dứt khoát, kiểm tra dấu sau khi đã rửa sạch và khử trùng bằng dung dịch hypochloride 2%. Dấu không được có các khuyết điểm và sao chép lại được mặt nhai của răng và bề mặt chịu của vùng mất răng. 2. Mẫu hàm sơ khởi
  18. 18 Mẫu hàm sơ khởi (hay còn gọi là mẫu hàm nghiên cứu, mẫu phân tích): là mẫu hàm dùng để khảo sát tình trạng hiện tại của răng, sống hàm, dây chằng, thắng, niêm mạc.. của bệnh nhân, qua đó có phân tích dự đoán và dự kiến hàm sau cùng của bệnh nhân sau này, để chuẩn bị cho mẫu sau cùng được hoàn chỉnh và đặt kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên mục đích chủ yếu của mẫu sơ khởi là để làm khay lấy dấu cá nhân. Mẫu sơ khởi cũng đòi hỏi đầy đủ các chi tiết sau: - Các dấu mốc - Tình trạng sống hàm - Các răng còn lại - Các thắng ( phanh môi- má –lưỡi....) Các loại mẫu sơ khởi: - Mẫu sơ khởi hoàn toàn: mẫu không còn răng nhưng phải có đủ các chi tiết về sống hàm, niêm mạc, thắng, lồi cùng hàm trên, tam giác hậu hàm hàm dưới... - Mẫu sơ khởi hàm từng phần và khung bộ: Vùng còn răng xen kẻ với vùng mất răng, đòi hỏi đủ chi tiết các vùng mất răng và còn răng, niêm mạc, thắng... Ngoài ra còn có các loại mẫu sơ khởi của cố định, implant … Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến mẫu sơ khởi hàm phục hình gia công nhựa. 2.1.Xử lí dấu sơ khởi ở lab và đổ mẫu 2.1.1.Dấu sơ khởi - Dấu sơ khởi có thể lấy được bằng thạch cao, Alginate, cao su ... Mục tiêu của Lab là bảo quản nguyên vẹn các chi tiết trên dấu mà bác sĩ đã ghi lại trên lâm sàng, do đó cũng cần phải nắm rõ một số đặc điểm của các chất lấy dấu để xử lý phù hợp. - Thạch cao lấy dấu: đây là loại vật liệu lấy dấu không tạo sức ép lên khay, khá chính xác trong việc sao chép các bề mặt, cho một dấu bền vững lâu không biến dạng, tuy nhiên đây là loại vật liệu ưa nước, có khả năng hút ẩm tạo sự dãn nở lên gấp 2-5 lần sự dãn nở khi đông đặc trong không khí, sự đông đặc thạch cao đi kèm với sự tăng thể tích khoảng 0,12%. Độ hòa tan ở nhiệt độ 200C, độ bền tăng khi cho thêm dẫn xuất của lignin đó là lignosulfonat. - Alginate (Hydrocolloid không hoàn nguyên): là loại vật liệu thường được dùng để lấy dấu sơ khởi, ghi dấu khá chính xác, tuy nhiên đây cũng là loại vật liệu ưa nước, không ổn định về kích thước, có thời gian đông đặc thay đổi tùy theo nhiệt độ của nước, có khả năng biến dạng cơ học sau khi đông như lấy dấu ra vụng về chậm chạp sai hướng trục răng hoặc biến dạng thủy động học như sẽ phình to khi tiếp xúc với nước bọt, máu, nước rửa ... hoặc sẽ bị co lại để quá lâu trong không khí do mất nước. Tốt nhất đổ mẫu ngay sau khi lấy mẫu.
  19. 19 - Cao su lấy dấu: đây là loại chất lấy dấu có tính đàn hồi và chính xác cao, và được chia làm 4 loại tùy theo độ nhớt: + Loại nhẹ + Loại trung bình + Loại nặng + Loại rất nặng Về mặt hóa học là 4 loại: + Polysulfide + Siliconen polyme hóa trùng ngưng + Silicon polyme hóa phản ứng cộng + Polyether Trong phục hình toàn phần và từng phần người ta thường dùng Silicone (độ nhớt trung bình), loại vật liệu này để sau 1 giờ mới đổ mẫu cũng không gây ảnh hưởng đối với kích thước của dấu, tuy nhiên nếu không trộn theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất hay trộn không đều sẻ tạo ra sản phẩm phụ là H2 sẽ làm rỗ bề mặt thạch cao khi đổ mẫu, điều này khắc phục bằng cách thêm palldium là chất lọc làm giảm sự phóng thích hydro. 2.2. Xử lý dấu sơ khởi ở lab - Sau khi lâm sàng chuyển dấu sơ khởi vào lab, nhiệm vụ của người làm lab là phải biết xử lý dấu và đỗ mẫu, tuy nhiên cũng nên quan sát dấu kỹ trước khi đổ mẫu để đảm bảo mẫu đầy đủ các chi tiết đòi hỏi, nếu không có thể yêu cầu lâm sàng lấy dấu lại, đặc biệt là trong toàn hàm để đảm bảo kết quả sau cùng như mong muốn. - Đầu tiên dấu phải được rửa sạch dưới vòi nước (nước không chảy quá mạnh) tránh làm biến dạng dấu) để loại bỏ nước bọt và máu của bệnh nhân trong vòng 15 giây, sau đó phun dung dịch Hypochlorite 2% không ngâm vì tránh hiện tượng hút ẩm của vật liệu lấy dấu để dấu vào nilon trên dấu có gạc hay gòn ẩm chuyển liền cho lab không quá 5 – 10 phút, nếu không lâm sàng phải tự đổ mẫu thông thường giai đoạn này sẽ được thực hiện bởi phụ tá. *Lab: kiểm tra lại xem dấu đã sát trùng sạch máu và nước bọt bệnh nhân chưa, nếu chưa thực hiện lại qui trình như trên, sau đó vẫy phần nước đọng trong dấu cho ráo rồi đổ mẫu, không dùng air thổi khô dấu chỉ vẫy nhẹ cho ráo nước vì áp lực của air làm biến dạng dấu. - Đối với dấu bằng Alginate: Sau khi khử trùng nếu không có kỹ thuật viên bên cạnh bác sĩ nên đổ ngay, nên tẩy sạch dấu bằng một nhúm thạch cao (cùng loại thạch cao đổ mẫu) vì loại bỏ được nước bọt và các phản ứng giữa thạch cao và Na3PO4), phản ứng này có thể làm hư hỏng bề mặt mẫu hàm.
  20. 20 - Đối với dấu bằng cao su: mặc dù cao su ít bị biến dạng nhất là đối với silicone phản ứng cộng nhưng dấu cũng nên đổ càng sớm càng tốt - Đối với dấu bằng thạch cao: trước khi đổ phải cách li, có thể ngâm trong xà phòng từ 5 – 10 phút nhưng không được quá lâu vì thạch cao có tính hút ẩm hoặc quét chất cách li dạng dung dịch. - Đỗ mẫu: kỹ thuật đổ mẫu đòi hỏi phải có ở tất cả các kỹ thuật viên, đòi hỏi mẫu sau khi đổ không bọt, không quá mềm, đầy đủ các chi tiết của dấu, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Vật liệu đổ mẫu chủ yếu là thạch cao, việc phân loại thạch cao tùy thuộc chủ yếu vào tỉ lệ bột nước, thì tỉ lệ đó như sau - H2O > 40% là thạch cao loại 1 hay loại 2 (thạch cao thường ở VN) - H2O từ 25% - 40% là thạch cao loại 3 (thạch cao cứng ở VN) - H2O < 25% là loại thạch cao loại 4 (tương đương) thạch cao đặc biệt ở VN) - Thạch cao loại 5 là thạch cao tổng hợp 2.3. Kỹ thuật trộn thạch cao - Thạch cao dùng để đổ mẫu sơ khởi thông thường là thạch cao thường (tỉ lệ bột : nước của loại này ở Việt Nam là 3:1) - Cho nước theo tỉ lệ nhà sản xuất vào chén trộn nước, sau đó rắc bột từ từ theo phân lượng đã chuẩn bị, mục đích để ngấm đều thạch cao vừa rắc, và tránh được thực hiện bọt do có những phần tử thạch cao chưa kịp ngậm nước. - Trộn thạch cao với tốc độ 60 vòng/phút trộn theo một chiều tốc độ càng cao thạch cao càng mau đông, hoặc trộn thạch cao thấm đều rồi đặt trên máy rung ở mức độ rung trung bình (nếu chậm quá không đẩy được bọt khí, nếu nhanh quá lại vô tình tạo bột khí trong thạch cao), sau khi trộn xong (đối với trộn tay không máy rung khoảng 1 phút chuẩn bị đổ mẫu, đối với máy rung cũng tương tự tuy nhiên do máy có tốc độ nhanh hơn trộn tay nên thời gian ngắn hơn khoảng 30 giây là có thể dừng lại) giai đoạn này ta không nhất thiết phải trộn thạch cao bằng máy hút chân không. 2.4. Phương pháp đỗ mẫu - Kiểm tra mức độ mịn và bọt thạch cao bằng cách gõ nhẹ chén trộn thạch cao lên bàn nơi trộn thạch cao, nếu thấy trên bề mặt của thạch cao không có bọt hoặc có rất ít, dùng bay trộn quét ngang chén trộn tất cả đều mịn, điều này chứng tỏ ở giai đoạn trộn đã thực hiện đúng kỹ thuật, tất cả các thao tác đòi hỏi phải nhanh gọn. - Dấu được vẫy ráo, đặt dấu lên máy rung, chỉ đặt phần cán khay lên máy rung để tránh tác động lực lên dấu gây hiện tượng biến dạng dấu. - Đổ thạch cao từ một góc của dấu cho thạch cao chảy từ từ qua tất cả các chi tiết trên dấu nghiêng khay theo chiều chảy của thạch cao, loại bỏ những bọt khí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2