intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phục hồi chức năng (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:82

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Phục hồi chức năng (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp)" bao gồm các bài sau: Bài 1: Đại cương vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng và cách phòng ngừa tàn tật; Bài 2: Một số phương pháp vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thường dùng; Bài 3: Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh ngoại biên và thân kinh tủy sống; Bài 4: Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nữa người; Bài 5: Phục hồi chức năng trong các bệnh hô hấp; Bài 6: Phục hồi chức năng bệnh nhân bị não; Bài 7: Phục hồi chức năng và các trường hợp gãy xương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phục hồi chức năng (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH TÊN MÔN HỌC: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÀNH: Y SỸ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định /QĐ-CĐYT ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng y tế Cà Mau) Cà Mau, năm 2022 Lưu hành nội bộ
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính chất lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là kết hợp chặt chẽ giữa YHHĐ với YHCT trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Để thực hiện tốt chủ trương này, ngay từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước, bộ môn YHCT đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Trung cấp và Đại học chuyên ngành Y. Như chúng ta đã biết nền Y học cổ truyền Việt Nam đã tồn tại và đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước từ rất lâu. Do vậy, kết hợp chặt chẽ giữa Đông y -Tây y để xây dựng nền Y học mang đặc thù Việt Nam là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phát huy được đặc điểm về vị trí địa lý của Việt Nam; vì nước ta vốn là một đất nước có khí hậu nhiệt đới, với nhiều cây con có thể sử dụng để làm dược liệu. Trong nhiều thập kỷ gần đây, YHCT phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã được nhiều nước, nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới quan tâm nghiên cứu, ứng dụng; trên cơ sở đó người ta đã phát hiện ra nhiều tính ưu việt của nền YHCT, ví dụ như: thuốc YHCT đa phần là triết xuất từ thảo mộc nên khá an toàn cho người sử dụng, rất phù hợp cho người già vì mắc nhiều bệnh mãn tính cùng lúc và phải điều trị trong một thời gian dài, trong khi chức năng gan thận theo thời gian đã suy kém. Các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT như châm cứu, nhĩ châm, xoa bóp-bấm huyệt, dưỡng sinh, … dễ thực hành, ít tai biến và cũng rất có giá trị trong phòng và chữa bệnh,… Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp . Thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn giáo trình Pháp luật tổ chức y dành riêng cho người học trình độ cao đẳng. Nội dung giáo trình bao gồm các bài sau: Bài1: Đại cương vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng và cách phòng ngừa tàn tật Bài 2:Một số phương pháp vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thường dùng Bài 3:Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh ngoại biên và thân kinh tủy sống Bài 4: Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nữa người Bài 5:Phục hồi chức năng trong các bệnh hô hấp Bài 6:Phục hồi chức năng bệnh nhân bị não Bài 7:Phục hồi chức năng và các trường hợp gãy xương Bộ môn Y học Dự phòng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Y và tất cả các thành viên hội đồng đã tạo điều kiện hoặc góp phần để giáo trình sớm đến tay bạn đọc. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Bên cạnh đó, trong quá trình biên soạn chắc chắn về nội dung và hình thức sẽ không thể hoàn hảo và đầy đủ như mong muốn. Bộ môn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp cho giáo trình của các đồng nghiệp và bạn đọc. Cà Mau, ngày tháng năm 20 3
  4. Tham gia biên soạn Chủ biên: Bs Nguyễn Hồng Quân 1. Bs. Dương Văn Ngữ 4
  5. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu Trang 2 2. Mục lục 3 3. Giáo trình mô đun 4 Bài1: Đại cương vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng và 4. 10 cách phòng ngừa tàn tật Bài 2:Một số phương pháp vật lý trị liệu – Phục hồi chức 5. 22 năng thường dùng Bài 3:Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh ngoại biên 6. 33 và thân kinh tủy sống Bài 4: Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nữa người 7. 42 Bài 5:Phục hồi chức năng trong các bệnh hô hấp 8. 54 Bài 6:Phục hồi chức năng bệnh nhân bị não 9. 64 Bài 7:Phục hồi chức năng và các trường hợp gãy xương 10. 73 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1.Tên môn học: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 2.Mã môn học:KY04008 3.Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 3.1.Vị trí: Học kỳ IV 3.2.Tính chất: Giáo trình dành cho người học trình độ trung cấp tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.3.Ý nghĩa và vai trò: Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về Y học cổ truyền- phục hồi chức năng. Trên cơ sở đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học trong học phần này vào việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cá nhân, gia đình và cộng đồng. 4.Mục tiêu mô đun: 4.1. Kiến thức: A1. Trình bày được Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm - Dương, ngũ hành, tạng tượng, nguyên nhân gây bệnh,tứ chuẩn, bát cương, bát pháp, kinh lạc, huyệt vị… A2. Trình bày được kiến thức cơ bản về dân số và sức khỏe. A3. Trình bày được các khái niệm cơ bản về VLTL- PHCN,các kỹ thuật phục hồi ở một số bệnh thường gặp 4.2.Kỹ năng: B1. Vận dụng được những kiến thức cơ bản của y học cổ truyền vào việc chăm sóc, bảo vệ, phòng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh B2.Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh tại gia đình và cộng đồng. B3. Hướng dẫn được người nhà và bệnh nhân các bài tập VLTL - PHCN để bệnh nhân tự tập tại giường bệnh, tại nhà. 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. . Có ý thức kỷ luật trong học tập, có tinh thần tự giác trong học tập C2. Thực hành nghề nhiệp theo pháp luật, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. C3. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. 5.Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung 6
  7. K H O A SỐ SỐ ĐÁN H Đ MÔ TIẾ ĐV H Ệ Ả MÃ MÔN N T HT GIÁ SỐ M TT HỌC TR /MÔ Á ĐUN C H K K TT T TS LT TH TT TĐ CS HI X K HỌC KỲ I Anh 90 60 30 0 5 2 2 1 5 Khoa NT01 1 văn cơ 002 bản 7
  8. Vi 30 30 0 0 2 2 1+1 1 2 sinh vật - Khoa KD0 2 Ký dược 7001 sinh trùng Giải 90 60 30 0 5 2 2 1+1 5 phẫu Khoa KY0 3 - y 1008 Sinh lý Điều 60 30 30 0 3 1 1 1+1 3 dưỡn g cơ KY0 4 bản 5060 và KTĐ D Bệnh 75 60 15 0 5 2 2 1+1 5 học KY0 5 nội 2001 khoa Bệnh 60 60 0 0 4 1 1 1 4 Kh học oa KY0 6 ngoại y 2002 khoa Sức 75 75 0 0 5 2 2 1 5 khỏe KY0 7 trẻ 2003 em Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 tập Điều 8 KY dưỡn g cơ sở 1 Tổng cộng 56 375 105 80 1 0 HỌC KỲ II Tin 60 30 30 0 3 1 1 1 3 NT02 1 học 2005 Giáo 75 30 45 0 3 1 1 1 3 Kh dục oa An cơ KC0 2 ninh - bả 1002 Quốc n phòn g 8
  9. 60 30 15 0 3 1 1+1 1 3 Kh oa KD0 3 Dược dư 1005 lý ợc Sức 90 60 30 0 5 2 2 1 5 Kh khỏe oa KY0 4 sinh y 6029 sản Kỹ 60 30 30 0 3 1 1 1 3 năng giao KY0 5 tiếp 3024 và GDS K Bệnh 75 75 0 0 5 2 2 1 5 truyề n KY0 6 nhiễ 1009 m, xã hội Bệnh 60 60 0 0 4 1 1 1 4 chuy KY0 7 ên 2004 khoa Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 tập lâm KY0 8 sàng 2005 Nội khoa 1 Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 tập lâm sàng KY0 9 Ngoạ 2006 i khoa 1 10 Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 KY0 tập 2007 lâm sàng Nhi khoa 1 9
  10. Thực 40 0 0 40 1 0 0 1 1 tập lâm KY0 11 sàngs 6030 ản khoa 1 Tổng cộng 760 315 165 280 30 Học kỳ III Giáo 30 30 0 0 2 1 1 1 2 dục KC01 1 pháp 004 luật Khoa Giáo 60 15 45 0 2 1 1 1 2 cơ bản dục KC02 2 thể 002 chất Y tế 60 30 30 0 3 1 1 1 3 Kh KY03 3 cộng đồng oa 025 Y 60 30 30 0 3 1 1 1 3 y học KY04 4 cổ 007 truyề n Phục 60 30 30 0 3 1 1 1 3 hồi KY04 5 chức 008 năng Dinh 30 30 0 0 2 1 1 1 2 dưỡn g– KY03 6 vệ 026 sinh ATT P Thực 80 0 0 80 1 0 0 0 3 tập lâm KY02 7 sàng 008 Nội khoa 2 8 Thực 80 0 0 80 1 0 0 0 1 KY02 tập 009 lâm sàng Ngoạ i khoa 2 10
  11. Thực 80 0 0 80 1 0 0 0 2 tập lâm KY02 9 sàng 010 Nhi khoa 2 Thực 40 0 0 40 1 0 0 0 2 tập lâm KY06 10 sàngs 031 ản khoa 2 Thực 80 0 0 80 1 0 0 0 2 tập KY02 11 cộng 027 đồng Tổng cộng 660 165 135 360 20 HỌC KỲ IV Giáo 75 55 20 0 5 2 2 1 5 dục KC01 1 chính 003 trị Khởi 30 30 0 0 2 1 1 1 2 Khoa tạo cơ bản doan KC02 2 h 007 nghi ệp Vệ 30 30 0 0 2 1 1 1 2 Kh sinh oa y KY03 3 phòng 028 bệnh Quản 30 30 0 0 2 1 1 1 2 KY03 4 lý y 029 tế Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 tập lâm sàng KY02 5 truyề 011 n nhiễ m 11
  12. Thực 80 0 0 0 1 0 0 1 1 tập lâm sàng KY04 6 Y 009 học cổ truyề n 325 145 20 160 13 Tổng cộng Thực 400 0 0 400 5 0 2 1 5 tập KY 1 tốt 02012 nghi ệp Tổng cộng toàn khóa học 2.70 1.000 425 1.25 98 5 0 5.2.Chương trình chi tiết môn học TÊN BÀI SỐ TIẾT TT GIẢN Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra G Đại cương vật lý trị liệu – Phục hồi 1. chức năng và 8 4 4 cách phòng ngừa tàn tật Một số phương pháp vật lý trị liệu 2. – Phục hồi 9 5 4 chức năng thường dùng Phục hồi chức năng tổn thương 3. thần kinh 9 5 4 ngoại biên và thân kinh tủy sống Phục hồi chức năng 4. bệnh nhân 9 4 5 liệt nữa người 12
  13. Phục hồi chức năng 5. trong các 8 4 4 bệnh hô hấp Phục hồi chức năng 6. bệnh nhân 8 4 4 baị não Phục hồi chức năng và 7. các trường 9 4 5 hợp gãy xương TỔNG 60 30 30 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác:Người học tìm hiểu thực tế bệnh viện nơi tham gia thực tập, thực tế. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% Phương pháp đánh giá 13
  14. Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra SSố Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 1 Sau 30 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A4, B4, C3 1 Sau 55 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết trắc nghiệm A1, A2, A3, A4, A5, 1 Sau 60 giờ học B1, B2, B3, B4, B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:Đối tượng y sỹ trung cấp. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. 14
  15. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Trường Đại Học Y Hà Nội, (2005), Bài giảng Y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học. 2. Ths. Ngô Anh Dũng, (2008), Y lý Y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học. 3. PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu, (2007), Châm cứu học, Nhà xuất bản y học. 2. Ngô Thế Vinh và các tác giả, (1983), Y học phục hồi, Nhà xuất bản y học. BÀI 1 .ĐẠI CƯƠNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA TÀN TẬT  GIỚI THIỆU BÀ 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về một số nội dung cơ bản về đại cương vật lý trị liệu-phục hồi chức năng và cách phòng ngừa tàn tậtđể người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được định nghĩa,mục đích, phương pháp, phạm vi, nhuyên tắc của phục hồi chức năng - Trình bày được các hình thức phục hồi chức năng - Trình bày được quá trình tàn tật và các khái niệm : người khỏe mạnh, bệnh, khiếm khuyết, giảm khả năng, tàn tật  Về kỹ năng: - Phân tích được những tác động đại cương vật lý trị liệu-phục hồi chức năng và cách phòng ngừa tàn tậtđến đời sống thực tế.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn củađại cương vật lý trị liệu- phục hồi chức năng và cách phòng ngừa tàn tậttrong thực tiễn. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi thực tập, làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 15
  16. - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết tại trường. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI9 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  NỘI DUNGBÀI 1 1. Đại cương VLTL-PHCN: Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng là một chuyên ngành lâm sàng của y học. Trong đó, phục hồi chức năng được coi là bước thứ ba của y học hiện đại theo thứ tự: phòng bệnh - chữa bệnh - phục hồi chức năng. Ngày nay, tuy có ba khái niệm khác nhau như là VLTL; PHCN; VLTL - PHCN, nhưng về mục đích, nguyên tắc và kỹ thuật đều giống nhau. Cả ba khái niệm trên đều là sự ứng dụng kỹ thuật bằng các tác nhân vật lý, sinh lý, tâm lý..… để tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể bệnh nhân bằng kích thích điều chỉnh, rèn luyện, tái rèn luyện, tái thích nghi.… nhằm nâng cao sức khỏe; góp phần điều trị toàn diện, phục hồi về y học, dự phòng di chứng và hạn chế tàn tật. 16
  17. Vật lý trị liệu là phương pháp phòng hoặc chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lí tự nhiên hay nhân tạo như: nước, không khí, nhiệt độ, khí hậu, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng vị phóng xạ, xoa bóp, thể dục, thể thao, Phục hồi chức năng là dùng các biện pháp y học, kinh tế-xã hội, giáo dục hướng nghiệp, và các kĩ thuật phục hồi nhằm làm giảm tình trạng khiếm khuyết, giảm chức năng, tàn tật đảm bảo cho người tàn tật hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình, xã hội, để có cuộc sống bình thường tối đa với hoàn cảnh của họ. Phục hồi chức năng là các phương pháp nhằm tạo thuận cho người tàn tật thích nghi để họ hoạt động thích hợp trong xã hội, họ tồn tại và phát triển độc lập càng nhiều càng tốt. 1.2. Các bước phát triển của Y học: Y học phát triển qua 3 giai đoạn: 1.2.1. Y học lâm sàng: - Mục đích: Điều trị và chăm sóc người bệnh. - Phương pháp: + Khám lâm sàng, cận lâm sàng, thuốc men, phẩu thuật, phương pháp vật lý để điều trị. 1.2.2. Y học dự phòng: - Mục đích: giúp cho con người không mắc bệnh. - Phương pháp: tiêm chủng vacxin, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường. 1.2.3. Y học phục hồi: * Mục đích của phục hồi chức năng: - Hoàn thành một cách tối đa thực thể, tinh thần và nghề nghiệp. - Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp. - Tăng cường khả năng còn lại của người tàn tật, giảm hậu quả của tàn tật. - Thay đổi thái độ của xã hội đối với người tàn tật. - Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông, công sở để người tàn tật có thể đến những nơi họ cần đến, làm những việc họ có thể làm. - Làm cho mọi người trong xã hội có ý thức phòng ngừa tàn tật. * Phương pháp Y học phục hồi: - Y học: các biện pháp thăm khám, chẩn đoán, điều trị bằng thuốc men, phẫu thuật. - Xã hội học: các văn bản pháp luật, các chính sách chế độ, phối hợp đa ngành, đa cấp tạo điều kiện cho người tàn tật hội nhập xã hội. - PHCN tiếng nói: cho người giảm khả năng nghe nói. - Giáo dục đặc biệt và hướng nghiệp cho người khiếm thị, người giàm khả năng nghe nói. 17
  18. - Các biện pháp điều trị bằng tâm lý, tâm thần. - Các biện pháp điều trị bằng vật lý: vận động, kéo nắn, điện, nhiệt .. …. - Các biện pháp hoạt động trị liệu để phục hồi chức năng lao động, sinh hoạt. * Nguyên tắc của Y học phục hồi: - Đánh giá cao khả năng của người tàn tật với bản thân gia đình và xã hội. - PHCN tối đa các chức năng bị mất, bị giảm để giảm hậu quả tàn tật đối với cá nhân, gia đình, xã hội. - Đánh gia cao tính độc lập, lòng tự trọng, quyền được bình đẳng và phẩm chất tốt đẹp của người tàn tật. * Phạm vi của Y học phục hồi: - Phục hồi chức năng về y học: Khám, lượng giá chức năng phục hồi và điều trị VLTL, ngôn ngữ trị liệu, mổ chỉnh hình, thuốc men ……. - PHCN về xã hội: thay đổi thái độ của xã hội đối với người tàn tật, làm cho xã hội có trách nhiệm với người tàn tật. - Giáo dục đăc biệt:đặc biệt giáo dục cho trẻ khuyết tật. - Kinh tế:hướng nghiệp công ăn, việc làm có thu nhập, tái giáo dục nghề nghiệp. - Kĩ thuật: sản xuất chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp PHCN: tai nghe, mắt kính……. 1.3.Các hình thức phục hồi chức năng: Có 3 hình thức: 1.3.1. Phục hồi chức năng tại viện, tại trung tâm: Tồn tại từ rất lâu ở nhiều nước 1.3.1.1.Nội dung: -Người tàn tật từ xa xôi đến các trung tâm, các viện để phục hồi 1.3.1.2.Ưu điểm: -Có nhiều phương tiện thiết bị -Có nhiều cán bộ chuyên khoa đươc đào tạo tốt - Phục vụ nghiên cứu, đào tạo cán bộ, PHCN những trường hợp khó 1.3.1.3.Nhược điểm: - Người tàn tật phải đi xa - Số lượng người được phục hồi ít - Giá thành cao - Chỉ phục hồi về mặt y học 1.3.2. Phục hồi chức năng ngoài viện: 1.3.2.1. Nội dung: 18
  19. - Cán bộ PHCN từ các viện đưa phương tiện đến nơi người tàn tật để phục hồi 1.3.2.2. Ưu điểm: - Số người tàn tật được phục hồi nhiều hơn 1.3.2.3. Nhược điểm: - Chi phí tốn kém - Thiếu cán bộ 1.3.3.PHCN dựa vào cộng đồng: 1.3.3.1.Nội dung: - Cán bộ y tế cơ sở, gia đình người tàn tật được chuyển giao kĩ thuật PHCN. Người tàn tật được phát hiện và PHCN tại cộng đồng theo kĩ thuật thích nghi, nguồn nhân lực, tài chính dưạ vào cộng đồng. 1.3.3.2.Ưu điểm: -Tỉ lệ người tàn tật được PHCN nhiều nhất (80% người khiếm khuyết có thể PHCN dựa vào cộng đồng) -Chất lượng phục hồi thích hợp, người tàn tật được hoà nhâp xã hội -Chi phí có thể chấp nhận được -Có thể lồng ghép vào công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầuvà chương trình y tế tại cộng đồng 1.3.3.3.Nhược điểm: - Các trường hợp tàn tật khó không giải quyết được . 2. Quá trình tàn tật và biện pháp phòng ngừa : 2.1. Các khái niệm và quá trình hình thành tàn tật : 2.1.1. Các khái niệm : 2.1.1.1. Người khỏe mạnh: - Người khỏe mạnh là người không có ốm đau, bệnh tật, có trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần, hòa nhập xã hội được sinh ra, lớn lên, phát triển, được vui chơi, học hành, đào tạo, lao động sản xuất, cống hiến, vui hưởng tuổi già. Sức khỏe là của riêng của mỗi cá thể nhưng đồng thời cũng là một tài sản quý của cộng đồng xã hội. Vì vậy bảo vệ sức khỏe là quyền lợi và nghĩa vụ cao cả của mỗi người, của ngành y cũng như toàn xã hội. 2.1.1.2. Bệnh: Bệnh lý là khi tác nhân lý, hóa, sinh học, di truyền, xã hội làm thay đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể. Bệnh là do quá trình bệnh lý tác động vào tế bào, cơ quan, hệ thống cơ thể làm rối loạn chức năng cụ thể của cơ quan hệ thống của cơ thể. Y học điều trị có thể tác động vào bệnh nguyên để cắt đứt quá trình bệnh, chấm dứt bệnh. Một trong những khả năng xấu của bệnh là dẫn đến khuyếm khuyết. 19
  20. 2.1.1.3. Khiếm khuyết: Khuyếm khuyết là sự mất mát thiếu hụt hoặc bất bình thường về cấu trúc, chức năng giải phẩu, sinh lý, thường do bệnh, tai nạn, bẩm sinh tạo nên. + ví dụ: Viêm dính màng phổi: khiếm khuyết chức năng hô hấp, tai nạn bị cắt cụt chi: khiếm khuyết về giải phầu….. 2.1.1.4. Giảm khả năng: Giảm khả năng là bất kỳ sự hạn chế hay mất khả năng thực hiện một hoạt động nào đó của cơ thể gây nên bởi khiếm khuyết. + ví dụ: khiếm khuyết đục thủy tinh thể dẩn đến giảm khả năng nhìn, khiếm khuyết liệt nửa người gây giảm khả năng đi lại. 2.1.1.5.Tàn Tật: Tàn Tật là tình trạng người bệnh do khiếm khuyết, giảm chức năng cản trở người đó thực hiện được vai trò của mình trong cộng đồng mà phải phụ thuộc một phần hay hoàn toàn vào người khác. Trong lúc đó người khác cùng giới cùng hoàn cảnh có thể làm được. Ví dụ: Người A cụt chân không lắp được chân giả sống phục thuộc vào gia đình, người đó gọi là tàn tật. Người B cụt chân nhưng lắp được chân giả, làm việc được, có thu nhập, sống không phục thuộc, người đó không gọi là tàn tật. 2.2. Quá trình tàn tật: Bệnh và tàn tật diễn biến theo quá trình: Người khỏe Bệnh tật khiếm khuyết giảm khả năng tàn tật chết 2.3. Tình hình tàn tật: 2.3.1. Nguyên Nhân Tàn Tật: - Do di chứng bệnh lý: đột quỵ, bại liệt… - Do dị tật bẩm sinh: chủ yếu ở trẻ em như bại não, bệnh Down, di chứng chất độc chiến tranh (Dioxin)… - Chấn thương: trong chiến tranh, do tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông. - Do tàn tật (tàn tật thứ cấp). - Do môi trường không thích hợp. - Do thái độ của bản thân người tàn tật. - Do thái độ của gia đình và xã hội đối xử thiếu công bằng gây ra tàn tật hoặc làm cho tàn tật càng trầm trọng hơn. Xã hội ít chú ý đến nhu cầu, khả năng của người tàn tật càng tạo ra nhiều tàn tật hơn. - Nền y học phát triển chậm, chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa tốt, nhiều người bệnh mang nhiều di chứng thương tật thứ cấp do điều trị không đầy đủ, kịp thời. - Ngành phục hồi chức năng kém phát triển là một nguyên nhân gây ra nhiều tàn tật. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2