intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phục hồi chức năng và vật lý trị liệu - Trường TC Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Chia sẻ: Caphesuadathemduong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

74
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Phục hồi chức năng và vật lý trị liệu cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương phục hồi chức năng và vật lý trị liệu; Vai trò của phục hồi chức năng đối với người bệnh; Quá trình tàn tật và các biện pháp phòng ngừa; Một số phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phục hồi chức năng và vật lý trị liệu - Trường TC Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

  1. Giáo trình (Dành cho Y sĩ đa khoa) Biên soạn:  CNĐD. Ngô Minh Trí  CNĐD. Nguyễn Văn Cường Lưu hành nội bộ Năm 2013 Trang Bài 1: ĐẠI CƯƠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU ............. 1 Bài 2: VAI TRÒ CỦA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH ..........4 Bài 3: QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ................ 8 Bài 4: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ..........................................................................................................................11 i
  2. Bài 5: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ VẬN ĐỘNG .. 20 Bài 6: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN .. 24 Bài 7: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BẠI NÃO ................................... 26 Bài 8: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG ................. 29 Bài 9: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH HÔ HẤP ......................... 32 Bài 10: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT ........................................................................................................................ 35 Bài 11: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỊ ĐỘNG KINH ...................... 38 Bài 12: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO SẢN PHỤ TRƯỚC VÀ SAU KHI SINH ............................................................................................................................ 42 Bài 13: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ............................... 47 PHẦN ĐÁP ÁN ............................................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 51 ii
  3. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL Bài 1 ĐẠI CƯƠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU MỤC TIÊU 1. Trình bày được định nghĩa, mục đích của phục hồi chức năng. 2. Kể được các phạm vi của phục hồi chức năng. 3. Trình bày được các hình thức của phục hồi chức năng, những ưu nhược điểm của từng loại hình phục hồi chức năng. 1. Định nghĩa: Phục hồi chức năng là ngành nghiên cứu, sử dụng các biện pháp y học, kinh tế xã hội học, giáo dục, hướng nghiệp và các kỹ thuật phục hồi để làm giảm tác động của bệnh tật, giúp cho người bệnh, người khuyết tật có cơ hội phục hồi tối đa về thể chất, tinh thần để hòa nhập, tái hòa nhập xã hội. 2. Mục đích của phục hồi chức năng: - Giúp cho người tàn tật có khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành vi ứng xử, nghề nghiệp. - Phục hồi tối đa khả năng giảm thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã hội. - Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp. - Tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả, tàn tật. - Thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đẳng của xã hội. - Cải thiện môi trường để người tàn tật với xã hội như: đường đi, trường học, công sở, giao thông, nơi sinh hoạt văn hóa, du lịch thể thao… - Động viên toàn xã hội ý thức trong việc phòng ngừa tàn tật của mọi người mọi lúc, mọi nơi để giảm thiểu tỷ lệ tàn tật. 3. Phạm vi của phục hồi chức năng: Kỹ thuật phục hồi chức năng rất phong phú và đa dạng: 3.1. Các kỹ thuật can thiệp vào cơ thể người bệnh: - Y học: phẫu thuật chỉnh hình, y học nội khoa. - Sản xuất cung cấp các dụng cụ chỉnh hình thay thế như mắt, tai nghe, xe lăn, máy phát âm thanh… 3.2.Các kỹ thuật trợ giúp con người hoạt động: - Ngôn ngữ trị liệu. - Hoạt động trị liệu. - Vận động trị liệu. - Sản xuất chi giả, dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ thay thế. - Tâm lý trị liệu 3.3. Các kỹ thuật giúp người tàn tật tham gia gia nhập xã hội: - Cán bộ xã hội. - Giáo dục đặc biệt: giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt… - Dạy nghề, cải thiện môi trường. 1
  4. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL 4. Các hình thức phục hồi chức năng: Để phục hồi chức năng cho người tàn tật có 03 hình thức phục hồi chức năng đã được áp dụng: 4.1. Phục hồi chức năng tại trung tâm: - Là hình thức phục hồi chức năng có trên 150 năm ở nhiều quốc gia. Người tàn tật phải đến trung tâm có cán bộ chuyên khoa và trang thiết bị phục hồi chức năng đầy đủ. - Ưu điểm: + Kỹ thuật phục hồi chức năng tốt. + Cán bộ được đào tạo chuyên khoa sâu. - Nhược điểm: + Bệnh nhân đi xa. + Giá thành cao. + Số lượng người tàn tật được phục hồi ít. + Không đạt mục tiêu hòa nhập xã hội. - Vì vậy ở các trung tâm chỉ phục hồi chức năng với người tàn tật nặng, nơi đào tạo nghiên cứu khoa học và chỉ đạo ngành. 4.2. Phục hồi chức năng ngoài trung tâm: - Là hình thức phục hồi chức năng mà cán bộ chuyên khoa cùng phương tiện đến phục hồi chức năng ở địa phương người tàn tật sinh sống. - Ưu điểm: + Người tàn tật không phải đi xa. + Số lượng người tàn tật được phục hồi tăng lên. + Giá thành chấp nhận được. + Người tàn tật được phục hồi chức năng tại môi trường mà họ đang sinh sống. - Nhược điểm: Cán bộ chuyên khoa không đáp ứng đầy đủ. 4.3. Phục hồi chức năng tại cộng đồng: - Là chiến lược phát triển cộng đồng về phục hồi chức năng, bình đẳng phúc lợi và hội nhập xã hội của tất cả mọi người tàn tật. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai qua cố gắng hợp tác của người tàn tật, gia đình họ, cũng như dịch vụ xã hội, nghề nghiệp, giáo dục và sức khỏe một cách thích ứng. - Ưu điểm: + Xã hội hóa cao. + Kinh phí chấp nhận được. + Chất lượng phục hồi chức năng cao vì đáp ứng nhu cầu hòa nhập xã hội giữa phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và phục hồi chức năng tại viện có mối liên hệ mật thiết. + Có thể lồng ghép phục hồi chức năng vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. 5. Nguyên tắc của phục hồi chức năng: - Đánh giá cao vai trò của người tàn tật, gia đình họ và cộng đồng. - Phục hồi tối đa các khả năng bị giảm để người tàn tật có khả năng tham gia hoạt động trong các lĩnh vực tự chăm sóc, tạo ra của cải và vui chơi giải trí để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. - Phục hồi chức năng dự phòng là nguyên tắc chiến lược trong phát triển ngành phục hồi chức năng. 2
  5. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL 6. Kết luận: - Chăm sóc mức độ cơ thể bị khiếm khuyết thường là các biện pháp y học ở tất cả các chuyên khoa. Chăm sóc ở mức con người bị giảm khả năng thường là các kỹ thuật điều trị phải có tham gia của người khuyết tật. - Tạo thuận lợi để người tàn tật hòa nhập, tái hòa nhập xã hội thường được gọi là phục hồi chức năng có sự tham gia của thầy thuốc, người tàn tật, gia đình và cộng đồng gọi là chăm sóc ở mức xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Phục hồi chức năng – vật lý trị liệu, NXB Hà Nội - 2005 TỰ LƯỢNG GIÁ: BÀI 1: Câu 1: Mục đích phục hồi chức năng: A. Giúp cho người tàn tật có khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành vi ứng xử, nghề nghiệp. B. Phục hồi tối đa khả năng giảm thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã hội. C. Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp. D. Tất cả đều đúng Câu 2: Các kỹ thuật trợ giúp con người hoạt động: A. Ngôn ngữ trị liệu. B. Hoạt động trị liệu. C. Vận động trị liệu. D. Tất cả đều đúng Câu 3: Ưu điểm phục hồi chức năng tại trung tâm A. Bệnh nhân đi xa. B. Cán bộ được đào tạo chuyên khoa sâu. C. Giá thành cao. D. Số lượng người tàn tật được phục hồi ít. Câu 4: Khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phục hồi chức năng cho bệnh nhân nhằm mục đích: A. Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp. B. Phục hồi tối thiểu các khả năng còn lại của bệnh nhân. C. Giúp đỡ người tàn tật thực hiện các công việc cá nhân. D. Tất cả đều đúng. Câu 5. Nhược điểm phục hồi chức năng tại trung tâm là: A. Bệnh nhân không cần phải đi xa. B. Bệnh nhân đi xa. C. Giá thành chấp nhận được. D. Số lượng người hồi phục được nâng lên. 3
  6. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL Bài 2 VAI TRÒ CỦA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH MỤC TIÊU 1. Trình bày được lịch sử hình thành của ngành phục hồi chức năng. 2. Kể được đặc điểm, nhiệm vụ, vai trò của người điều dưỡng trong công tác phục hồi chức năng. I. Lịch sử hình thành ngành phục hồi chức năng: - Ngành phục hồi chức năng ra đời ở Việt Nam năm 1983, nó được xây dựng và phát triển phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người tàn tật, có được những kinh nghiệm truyền thống chăm sóc người tàn tật của nhân dân Việt Nam. Cán bộ làm công tác phục hồi chức năng từ trung ương đến địa phương được sự ủng hộ của các tổ chức Quốc Tế, của nhân dân và ngành y tế đã làm việc quên mình để thực hiện ý nguyện phục hồi chức năng cho mọi người tàn tật trên quê hương mình, phòng ngừa tàn tật hữu hiệu, giảm tỷ lệ tàn tật đến mức thấp nhất. - Phục hồi chức năng được thành lập đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh tháng 07/1987. Ngày 15/03/1991 Hội PHCN Việt Nam được thành lập. Từ đó đến nay nhiều địa phương đã thành lập PHCN ở: Cao Bằng, Hải Dương, Tiền Giang… II. Đặc điểm của người điều dưỡng trong công tác phục hồi chức năng: - Làm việc với nhiều dạng hình thức và dạng tổ chức khác nhau: Bệnh viện, gia đình… - Phối hợp với các thành viên khác trong nhóm phục hồi chức năng. - Luôn đạt được mục tiêu đề ra. - Là một quá trình điều trị, chăm sóc lâu dài. III. Nhiệm vụ của người điều dưỡng trong công tác phục hồi chức năng: - Giáo dục gia đình trong công tác phục hồi chức năng. - Chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân trong việc tự phục hồi. - Giúp bệnh nhân tận dụng khả năng còn lại của mình. - Giúp họ phát huy khả năng còn lại để chấp nhận cuộc sống. - Xác định được nhu cầu của bệnh nhân cần được đáp ứng. - Giải thích cho gia đình và cộng đồng hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người bệnh. - Phòng ngừa biến chứng của bệnh. IV. Vai trò của người điều dưỡng trong công tác phục hồi chức năng: - Vai trò của người điều dưỡng là rất quan trọng trong việc phục hồi cho người bệnh, đặt ra kế hoạch đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó xác định mức độ phục hồi của người bệnh. - Tàn tật ảnh hưởng rất lớn đối với bản thân và gia đình bệnh nhân, vì vậy người điều dưỡng phải làm sao để giúp họ vượt qua những ảnh hưởng đó: 4
  7. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL + Giáo dục cách chăm sóc bệnh nhân, cung cấp thông tin và kỹ thuật. Trách nhiệm của người điều dưỡng là giúp đỡ bệnh nhân và gia đình thực hiện, giúp họ tăng niềm tin và tính tự lập. + Chăm sóc, duy trì khả năng của người bệnh, phòng ngừa biến chứng. Quan sát và giám sát những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân để xem họ có thực hiện đúng kế hoạch không. + Điều dưỡng là người biện hộ cho bệnh nhân, thông báo cho cộng đồng về bệnh tật và những khó khăn của bệnh nhân giúp thay đổi quan điểm và thái độ cộng đồng đối với bệnh nhân. Người điều dưỡng phải sâu sắc để hiểu được dư luận và tránh những thái độ, hành động xúc phạm đến bệnh nhân. + Điều dưỡng làm việc như một cố vấn, lập kế hoạch giúp đỡ và có những lời khuyên bổ ích đối với người bệnh đặc biệt khi họ trở về gia đình. + Bên cạnh việc chăm sóc và phục hồi cho bệnh nhân, người điều dưỡng có vai trò nghiên cứu, phải hiểu được thực tế của từng địa phương. Từ đó người điều dưỡng đề ra những biện pháp thích hợp để công tác phục hồi đạt hiệu quả tốt hơn. V. Kỹ thuật điều dưỡng phục hồi: 5.1. Những kỹ thuật chăm sóc nhằm duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần ở mức tối đa: - Đây là những phương thức cơ bản của tất cả các chăm sóc điều dưỡng như: giúp người bệnh giữ vệ sinh tốt, tạo môi trường sống sạch sẽ, không khí thoải mái vui tươi, người bệnh được nghỉ ngơi và ngủ đúng cách, dinh dưỡng đầy đủ và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. 5.2. Những kỹ thuật phòng tránh gây thêm biến dạng: - Ngăn ngừa những biến dạng co rút: + Giữ đúng tư thế. + Sử dụng những dụng cụ đơn giản: tấm ván kê chân, túi cát, gối đệm… + Thực hiện tập một số động tác phục hồi đơn giản để duy trì trương lực và sức cơ bình thường. + Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc: rửa mặt, chải tóc, đánh răng, xoay trở trên giường, di chuyển từ giường xuống xe lăn và ngược lại.. là những hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thường của khớp. + Người điều dưỡng phải biết sử dụng các dụng cụ như: nạng, nẹp, chân tay giả, xe lăn và các loại dụng cụ trợ giúp khác. 5.3. Những kỹ thuật chăm sóc liên quan đến vấn đề bài tiết khác: 5.3.1. Chăm sóc bàng quang: - Mục đích: + Xác định khả năng người bệnh có tiểu được không sau khi rút ống thông tiểu. + Ghi nhận được lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang giúp phản ánh khả năng làm trống bàng quang của người bệnh. + Đạt được sự kiểm soát đường tiểu tốt hơn khi người bệnh được rút thông tiểu trong một thời gian. + Duy trì sự thoải mái cho người bệnh. + Phòng ngừa loét nằm và hỗ trợ cho chương trình phục hồi chức năng toàn diện. 5
  8. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL 5.3.2. Chăm sóc đường ruột: Người điều dưỡng cần tìm hiểu người bệnh hoặc thông qua người nhà của bệnh nhân về thói quen đại tiện trước đây và hiện nay nhằm mục đích: + Tạo được thói quen bài tiết phân đều đặn vào giờ giấc nhất định. + Tránh tình trạng táo bón. 5.4. Phòng ngừa loét nằm: - Người điều dưỡng có vai trò quan trọng trong vấn đề phòng ngừa cũng như điều trị vết loét nằm. - Mục đích: + Ngăn ngừa các vết loét đè. + Hướng dẫn bệnh nhân biết cách chăm sóc các vùng da dễ bị loét - Phương pháp: Phòng ngừa loét ít tốn công sức hơn điều trị loét rất nhiều. + Khám để phát hiện các vùng da bị đỏ mỗi ngày. + Tắm mỗi ngày với nước ấm và xà phòng sau đó thoa phấn lên các vùng da, đặc biệt chú ý đến các vùng như: lưng, mông, gót chân, bàn chân… + Dùng gối mềm, nệm hơi, nệm nước… để giảm sự đè ép trên các vùng da bị đỏ, thông báo ngay tình trạng với Bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường ở da. + Thường xuyên thay đổi tư thế, không để tình trạng đè ép trên một vùng da lâu hơn 2 giờ. + Luôn giữ cho da sạch và khô ráo. + Nếu người bệnh mang nẹp cần phát hiện và giải quyết ngay các dấu hiệu chèn ép do nẹp. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Phục hồi chức năng – vật lý trị liệu, NXB Hà Nội - 2005 TỰ LƯỢNG GIÁ: BÀI 2: câu 1: Ngành phục hồi chức năng ra đời ở Việt Nam năm: A. 1982 B. 1983 C. 1984 D. 1985 Câu 2: Phục hồi chức năng được thành lập đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh tháng A. 07/1980 B. 07/1987 C. 10/1980 D. 10/1987 CÂU 3. Ngành phục hồi chức năng được thành lập đầu tiên tại thành phố nào? A. Cần Thơ. B. Hà Nội. C. Đà Nẵng. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 4. Chăm sóc phục hồi chức năng đường ruột cho bệnh nhân nhằm mục đích: A. Phòng ngừa táo bón. 6
  9. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL B. Phòng ngừa viêm phổi. C. Phòng ngừa nhiễm trùng tiểu. D. Phòng ngừa teo cơ. Câu 5. Nhu động ruột người bình thường bao nhiêu lần 1 phút. A. 10 – 30 lần/phút. B. 10 – 32 lần/phút. C. 4 – 32 lần/phút. D. 4 – 20 lần/phút. 7
  10. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL Bài 3 QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA Mục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa về khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật. 2. Kể được phân loại, nguyên nhân và hậu quả của tàn tật. 3. Trình bày được các biện pháp phòng ngừa tàn tật. 1. Các khái niệm về tàn tật: 1.1. Quá trình tàn tật: Người khỏe mạnh  Bệnh  Khiếm khuyết  Giảm khả năng  Tàn tật  Chết. 1.2. Khiếm khuyết: Là sự mất, thiếu hụt hay bất thường cấu trúc, chức năng, giải phẫu, sinh lý thường do bệnh hay tai nạn gây ra. Ví dụ: + Cụt chi do vết thương chiến tranh, tai nạn giao thông hay tai nạn sinh hoạt. + Trẻ trí tuệ kém phát triển do mẹ mang thai thiếu dinh dưỡng, thiếu Iod. 1.3. Giảm chức năng: Là mất, giảm một hoặc nhiều chức năng nào đó của cơ thể do khiếm khuyết tạo nên. Ví dụ: + Do cụt chi nên bệnh nhân không đi lại được. + Do chậm phát triển nên trẻ khó khăn trong việc học hành. 1.4. Tàn tật: Là tình trạng do khiếm khuyết và giảm chức năng cản trở người đó thực hiện vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng mà phải phụ thuộc một phần hay hoàn toàn vào người khác, trong khi người khác cùng tuổi cùng hoàn cảnh có thể làm được. Ví dụ: + Người cụt chi, mù lòa nên không làm việc để nuôi sống mình hoặc thực hiện các công việc hàng ngày mà phải phụ thuộc vào người khác. + Người trí tuệ chậm phát triển nếu phụ thuộc hoàn toàn vào người khác về sinh hoạt, ăn uống, kinh tế. 2. Phân loại, nguyên nhân và hậu quả của tàn tật: 2.1. Phân loại: nhiều phân loại + Tàn tật về tinh thần: như tâm thần, chậm phát triển trí tuệ. + Tàn tật về thể chất: Vận động, cảm giác, cơ quan nội tạng. + Đa tàn tật: tinh thần, thể chất. - Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) trong chương trình PHCN dựa vào cộng đồng chia theo 07 nhóm: + Nhóm khó khăn về vận động: cụt chi, liệt nữa người, liệt hai chi dưới, bại não và các cơ xương khớp. + Nhóm khó khăn về học hành: Hội chứng Down, chậm phát triển trí tuệ.. 8
  11. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL + Nhóm khó khăn về nhìn: mù, quáng gà, đục thủy tinh thể… + Nhóm khó khăn về nghe, nói: câm, điếc. + Nhóm hành vi xa lạ: tâm thần. + Động kinh. + Mất cảm giác: bệnh phong. 2.2. Nguyên nhân: - Do bản thân tàn tật. - Do môi trường. - Do thái độ của xã hội. 2.3. Hậu quả: - Với xã hội: + Không tham gia tạo ra của cải vật chất cho xã hội. + Xã hội phải chi kinh phí để giúp đỡ những người tàn tật. - Với gia đình: + Không tham gia vào hoạt động, sinh hoạt chung của gia đình. + Gánh nặng cho gia đình. + Bị các thành viên trong gia đình xem thường. - Với bản thân: + Trẻ bị chết sớm. + Tỷ lệ mắc bệnh cao. + Không được vui chơi, học hành. + Không có việc làm để tự nuôi sống bản thân. + Không có thu nhập phải sống nhờ sự thương hại của người khác nên bị xã hội khinh rẽ. + Dễ tự ti, mặc cảm về bản thân nên khó hòa nhập với cộng đồng. + Không có hoặc ít có cơ hội để kết hôn. 3. Các biện pháp phòng ngừa: 3.1. Phòng ngừa tàn tật bước 1: - Tiêm chủng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. - Phát hiện và điều trị sớm bệnh. - Đảm bảo dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. - Cung cấp nước sạch, an toàn và vệ sinh thực phẩm. - Bảo vệ môi trường. - Vệ sinh an toàn lao động. - Phát triển mạng lưới cộng đồng và PHCN. - Giáo dục sức khỏe. 3.2. Phòng ngừa tàn tật bước 2: Là sử dụng các biện pháp phòng ngừa để các khiếm khuyết không trở thành giảm khả năng gồm: - Phát hiện sớm, điều trị tích cực và hiệu quả. - Phục hồi chức năng giai đoạn sớm. - Giáo dục đặc biệt và sớm cho trẻ khuyết tật. - Tạo điều kiện cho người tàn tật học hành và tham gia vào các hoạt động của xã hội. - Phát triển ngành PHCN. 3.2. Phòng ngừa tàn tật bước 3: Là sử dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng không trở thành tàn tật. 9
  12. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL - Cung cấp các dụng cụ thích nghi. - Thực hiện các chính sách xã hội tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập cộng đồng. - Giúp người tàn tật có việc làm, có thu nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Phục hồi chức năng – vật lý trị liệu, NXB Hà Nội - 2005 TỰ LƯỢNG GIÁ: Câu 1. Quá trình tàn tật, điều quan trọng nhất là tránh để bệnh nhân rơi vào giai đoạn: A. Bệnh B. Khiếm khuyết C. Giảm chức năng D. Tàn tật Câu 2. Giảm chức năng: A. Là mất, giảm một hoặc nhiều chức năng nào đó của cơ thể do bệnh tạo nên. B. Là mất, giảm một hoặc nhiều chức năng của cơ thể do khiếm khuyết tạo nên. C. Là mất, giảm một hoặc nhiều chức năng nào đó của cơ thể do tàn tật tạo nên. D. Tất cả đều sai. Câu 3. Hội chứng Down, chậm phát triển trí tuệ.. thuộc nhóm: A. Nhóm khó khăn về nhìn B. Nhóm khó khăn về nghe, nói C. Nhóm khó khăn về học hành D. Nhóm hành vi xa lạ Câu 4. Nguyên nhân gây tàn tật: A. Do bản thân tàn tật. B. Do môi trường. C. Do thái độ của xã hội. D. Tất cả đều đúng Câu 5. Tỷ lệ trẻ chết sớm, mắc bệnh cao… là hậu quả tàn tật với: A. Xã hôi B. Gia đình C. Bản thân D. Tất cả đều đúng 10
  13. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL Bài 4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Mục tiêu 1. Trình bày được 7 phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng. 2. Trình bày được định nghĩa và mục đích của từng phương pháp. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng trong PHCN: - Nhiệt trị liệu. - Thủy trị liệu. - Ánh sáng trị liệu. - Điện trị liệu. - Kéo giãn trị liệu. - Xoa bóp trị liệu. - Vận động trị liệu. Các phương pháp vật lý trị liệu hầu hết là các phương thức điều trị thụ động, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc thù, tạm thời, không thể thay thế các phương pháp phục hồi chức năng chủ động như các bài tập phục hồi chức năng. 1. Nhiệt trị liệu: 1.1.Nóng trị liệu: - Tác dụng của mô cơ thể phụ thuộc vào cường độ nóng được áp dụng (40-500C), thời gian tác dụng (3-30 phút), phạm vi cơ thể được sưởi nóng, tốc độ sưởi nóng. - Nhiệt làm giãn mạch tại chỗ hay toàn thân qua cơ chế phản xạ. Nhờ giãn mạch trong giai đoạn cấp hay mạn tính làm giảm quá trình viêm, tiết dịch, thúc đẩy quá trình lành vết thương do tăng quá trình dinh dưỡng tại chỗ - Chỉ định: + Giảm đau cơ, khớp. + Người già và trẻ em khi trời rét. + Co rút cơ, khớp, giảm tầm hoạt đồng. - Chống chỉ định: + Viêm ruột thừa cấp. + Chân thương mới. + Chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu. + Vùng da mất cảm giác. + Mất nhận thức đau. + U, phù. Các phương thức truyền nhiệt: nhiệt trị liệu có thể áp dụng nhiệt nông hoặc nhiệt sâu. - Dẫn nhiệt: tiếp xúc hai bề mặt. - Đối lưu: qua không khí, nước. - Bức xạ: qua năng lượng điện từ (chiếu nhiệt, siêu âm, sóng ngắn, vi sóng..). 1.1 .1.Nhiệt trị liệu nông: - Được áp dụng nhiệt ở các vùng được che phủ bởi lớp tổ chức liên kết mỏng (bàn tay, bàn chân) và có thể tác dụng nhờ cơ chế phản xạ, nhiệt tác dụng tối đa ở da và tổ chức mỡ dưới da. 11
  14. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL * Các phương thức dẫn nhiệt: - Túi nóng ẩm: là những túi chứa Silicat ngậm nước được nhúng vào nước có nhiệt độ 70 – 800C. Túi đặt trong khăn có 6-8 lớp và được đắp vào vùng điều trị từ 20-30 phút. - Parafin: là hỗn hợp 1 phần dầu khoáng, 7 phần paraffin được đun nóng 52-540C . Parafin được sử dụng ở các đầu chi trong bệnh khớp, co rút các ngón, xơ cứng bì… Thời gian điều trị kéo dài từ 20-30 phút. * Các phương pháp nhiệt đối lưu: - Trị liệu bằng chất lỏng là thiết bị để thổi không khí qua môi trường có chứa bột mịn Cenlulose để tạo ra chất lỏng trộn lẫn không khí nóng có nhiệt độ 38-470C để nhúng đầu chi cần điều trị trong 20-30 phút. * Các phương pháp nhiệt bức xạ: - Năng lượng hồng ngoại có thể chiếu qua da và được chuyển thành nhiệt điều trị nông, điều trị hồng ngoại bằng cách chiếu đèn hồng ngoại qua da, khoảng cách từ đèn đến bề mặt da 45-60cm. Thời gian điều trị 20-30 phút. 1.1.2. Nhiệt trị liệu sâu: - Nhiệt trị liệu sâu có thể tăng nhiệt độ ở vùng mô từ 3-5cm hoặc hơn nhưng không làm tăng nhiệt độ da và các tổ chức dưới da. Nhiệt sâu để điều trị các cấu trúc sâu như: khớp hông, thân cơ thang. Chúng được sinh ra từ chuyển năng lượng thành nhiệt qua da vào các tổ chức dây chằng, cơ, xương, bao khớp. Nhiệt trị liệu sâu thường sử dụng là siêu âm, sóng ngắn, vi sóng. * Siêu âm trị liệu: - Sóng âm tai người có thể nghe được ở tần số từ 20-20.000Hz/giây. - Sóng âm > 20.000Hz/giây: sóng siêu âm. - Siêu âm điều trị có tần số: 700.000 – 1.100.000Hz/giây. - Chỉ định: + Siêu âm có hiệu quả trên các bệnh lý thần kinh – cơ và cơ xương. + Viêm chu vi khớp. + Sẹo lòi. + Bong gân. + Gia tăng tầm hoạt động của khớp thoái hóa, vùng khớp có mô sẹo, giới hạn tầm hoạt động của khớp sau bó bột. + Giảm đau do bướu thần kinh sau phẫu thuật cắt cụt. - Chống chỉ định: + Siêu âm được chống chỉ định như nhiệt trị liệu. + Ngoài ra siêu âm không được điều trị vùng có chứa nhiều chất dịch và tế bào đang phát triển như: mắt, tinh hoàn, não, hạch giao cảm ở cổ, viêm tắc tĩnh mạch, sụn nối, xương nhiễm trùng, vùng có kim loại… * Sóng ngắn: - Sử dụng sóng điện từ biến đổi thành nhiệt để điều trị. Sóng ngắn được tạo nên ở máy tạo sóng ngắn và dẫn qua cơ thể bằng tụ điện hoặc dây dẫn. Khi sử dụng 12
  15. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL sóng ngắn nhiệt độ ở tổ chức da và mỡ có thể tăng 150C và ở tổ chức cơ 4-60C. Thời gian điều trị 15-30 phút. - Chỉ định: + Cơ co thắt. + Co rút cơ khớp. + Viêm gân, viêm bao hoạt dịch. - Chống chỉ định: + Như các loại nhiệt trị liệu. + Ngoài ra không được điều trị trong trường hợp: vùng cơ có kim loại, đặt máy tạo nhịp, có thai, da ẩm, da bị kích ứng. * Vi sóng trị liệu: - Có thể tạo nhiệt sâu điều trị bằng sử dụng vi sóng có tần số 915-2450MHz như sóng ngắn, vi sóng tăng nhiệt ở tổ chức dưới da lên đến 10-120C, ở cơ 7-90C. Thời gian điều trị 15-30 phút. - Chống chỉ định: như sóng ngắn. 1.2.Lạnh trị liệu: - Tác dụng sinh lý co mạch tại chỗ, có thể lan rộng nhờ cơ chế phản xạ, giảm chuyển hóa, tăng ngưỡng kích thích thần kinh, giảm dẫn truyền cảm giác vận động thần kinh. - Chỉ định: + Giảm đau. + Giảm co rút, co giật. + Chống viêm, chống phù nề sau chấn thương mới (24-48 giờ). - Chống chỉ định: + Vùng da mất cảm giác. + Vùng da vô mạch. + Thiếu máu. - Các hình thức áp dụng: + Túi chườm lạnh: đặt trong tủ lạnh 50C, chườm trong 20 phút. + Khăn lạnh: cho khăn vào nước đá, vắt khô đặt lên vùng điều trị. + Bể nước lạnh từ 13-180C, nhúng các phần chi thể cần điều trị từ 20-30 phút. + Phun hơi lạnh: Ethylchloride hoặc Fluorimethane giảm co rút cơ. + Hệ thống nước lạnh bơm kiểm soát. 2. Thủy trị liệu: - Sử dụng nước bề mặt để giải quyết giảm chức năng của cơ thể. Tác dụng của thủy trị liệu nhờ tính chất đặc thù của nước: + Sức đẩy. + Áp lực, trọng lực riêng. + Tính linh hoạt. + Nhiệt độ. + Hóa chất. Có thể dùng bơm tạo áp lực nước để điều trị cục bộ hoặc toàn thân. - Chỉ định: + Sau chấn thương. + Sau bó bột. + Viêm khớp, co rút cơ. - Chống chỉ định: + Giống như nhiệt trị liệu. + Chú ý vô trùng bể khi điều trị các vết thương hở. - Các hình thức sử dụng: + Bể tắm một phần cơ thể: nhiệt độ từ 38-450C, thời gian từ 5-20 phút. + Bể tắm toàn thân: nhiệt độ từ 37-390C. 13
  16. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL + Bể nước nóng lạnh: nước nóng từ 38-440C và lạnh từ 10-180C. Mục đích để tăng cường cấp máu cho các đầu chi. Nhunga nước nóng 3-10 phút, sau đó nhúng nước lạnh 4-10 phút. + Nước khoáng, bùn, khí hậu, nước biển trị liệu… 3. Ánh sáng trị liệu: 3.1. Tia cực tím: - Tia cực tím có bước sóng 200-400nm. - Tia cực tím có thể được tạo ra bởi đèn thạch anh, đèn có hơi thủy ngân áp lực thấp hoặc đèn thạch anh lạnh. Tia cực tím cũng có thể tác động lên tổ chức, vi khuẩn tạo nên những phản ứng quang hóa không nhiệt và biến đổi trong AND và protein tế bào. - Tác dụng: diệt khuẩn, giãn mạch, tăng sản, tróc vảy, sạm da, tăng vitamin D, tăng chuyển hóa Calci. - Chỉ định: + Vết thương da. + Các bệnh về da như: vảy nến, trứng cá, viêm lỗ chân lông… - Chống chỉ định: + Bệnh nhân dị ứng với ánh sáng, đang sử dụng thuốc, mỹ phẩm có nhạy cảm với ánh sáng. + Cường giáp. + Suy gan thận. + Viêm da toàn thể. + Xơ vữa động mạch nặng. + Lao tiến triển. + Không chiếu lên mắt bệnh nhân. 3.2 Laser năng lượng thấp: - Trong chuyên ngành PHCN Laser năng lượng thấp thường được chế tạo bởi khí Helium-Neon hoặc bằng Gallium-Arsenide, Laser bán dẫn. - Tác dụng: tạo sự thuận lợi lành vết thương, vết loét bằng cách kích thích tạo sợi xơ, tăng cường thực bào và diệt khuẩn, giảm đau, tránh nguy cơ hình thành sẹo nhờ kích thích phát triển biểu bì với giảm bài tiết thanh dịch và tăng cường mô liên kết collagen. - Chỉ định: + Điều trị loét, sau bỏng, đụng giập phần mềm. + Đau đầu, đau lưng, viêm sụn khớp, đau rễ thần kinh, gãy xương khó liền. + Khi để điều trị giảm đau có thể áp dụng châm cứu Laser hoặc với điện trị liệu. - Chống chỉ định: + Không điều trị trực tiếp vào mắt. + Có thai 3 tháng đầu. + Ung thư. 4. Điện trị liệu: - Điện trị liệu là sử dụng năng lượng điện qua bề mặt cơ thể để kích thích thần kinh cơ, cơ hoặc cả hai bằng cách sử dụng điện cực trên bề mặt cơ thể. - Tác dụng: + Co nhóm cơ làm tăng tầm hoạt động của khớp, tái rèn luyện cơ, phục hồi teo cơ, tăng sức mạnh cơ, tăng tuần hoàn máu, giảm đau, giảm co rút cơ. + Kích thích điện làm giải phóng các chất polypeptide và chất dẫn truyền thần kinh như: Endorphine, Dopamine, Enkephaline, Serotonine… 14
  17. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL + Ức chế đau và có thể dẫn một số thuốc vào cơ thể qua da nhờ điện Ionophoresis. - Chỉ định: + Giảm đau, đau cấp, mạn trong các bệnh lý cơ – xương – khớp, đau thần kinh. + Co rút cơ, teo cơ. + Loét da, tổn thương da. + Rối loạn vận mạch như suy tĩnh mạch.. - Chống chỉ định: + Nhồi máu động tĩnh mạch. + Viêm tắc tĩnh mạch. + Loạn nhịp tim. + Mang máy tạo nhịp. + Có thai. + Gãy xương giai đoạn sớm. + Bỏng da, da mất cảm giác. - Các hình thức sử dụng: + Dòng điện một chiều (hay dòng điện Galva). + Dòng điện xung. + Xung điện giảm đau (hay dòng điện Bernard). 5. Kéo giãn trị liệu: - Kéo giãn trị liệu là áp dụng lực thích ứng để kéo cột sống cổ hay cột sống thắt lưng. - Tác dụng: - + Giảm đau khớp cột sống. + Phòng ngừa và giảm thiểu dính trong màng cứng tủy, rễ thần kinh, cấu trúc bao hoạt dịch, đĩa đệm. + Tăng cường tuần hoàn ngoài màng cứng, ống rễ thần kinh. + Giảm đau, giảm viêm, chống co cứng cơ - Chỉ định: + Giảm đau do thoát vị đĩa đệm có hoặc không chèn ép rễ thần kinh. + Khi thoát vị đĩa đệm cấp, kéo cột sống được áp dụng để giữ bệnh nhân bất động trên giường bệnh. - Kéo cột sống thường không có kết quả do: lực kéo không đủ, tư thế không đúng. Vì vậy kỹ thuật kéo chỉ thực hiện bởi kỹ thuật viên được đào tạo thành thục. - Chống chỉ định: + Bệnh trượt cột sống do tổn thương tủy. + U ác tính. + Nhiễm trùng đốt sống. + Loãng xương nặng. + Cột sống biến dạng bẩm sinh. + Bệnh nhân hôn mê, bệnh tim mạch. 5.1.Kéo cột sống cổ: - Kéo cổ bằng tay: là một phương thức của kéo nắn trị liệu, được kéo điều trị trước khi kéo bằng máy. Bệnh nhân nằm ngửa, cổ gập 20-250, một tay thầy thuốc để sau chẩm, một tay ở cằm. Lực kéo chủ yếu tác dụng ở vùng chẩm theo chiều của cột sống cổ. - Kéo cổ bằng hệ thống cơ học: dùng trọng lượng là hệ thống dây và ròng rọc để kéo cột sống cổ. Lực kéo phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, trọng lượng kéo khoảng 5-15kg, thời gian 15-20 phút. Đầu bệnh nhân ở tư thế gập 20- 15
  18. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL 300C, bệnh nhân ngồi ghế hoặc nằm, bệnh nhân cần được điều trị 3-4 lần, mỗi đợt điều trị 3-4 tuần. - Kéo cột sống cổ bằng máy có khoảng nghỉ: đó là dùng máy kéo điều khiển chính xác thời gian nghỉ 1-2 giây giữa các khoảng kéo. Kéo có khoảng nghỉ bệnh nhân có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn và bệnh nhân có thể chịu được lực kéo lớn hơn. Bệnh nhân phải được điều trị tại trung tâm và theo dõi chặt chẽ. - Kéo cột sống cổ cơ học không có khoảng nghỉ: + Kéo cổ bằng máy: kéo ở mức liên tục tạo thuận lợi để các cơ ở cạnh cột sống cổ cũng bị ảnh hưởng. Phương pháp này tạo cho bệnh nhân cảm giác không thoải mái và bệnh nhân chịu lực kéo thấp hơn là kéo có khoảng nghỉ. + Kéo cổ không dùng máy: hệ thống bao gồm quang nâng đầu, hệ ròng rọc có túi đựng cát hoặc nước được định mức trọng lượng từ 10kg trở lên. Bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm ngửa trên giường kéo. Hệ thống này bệnh nhân có thể tự điều trị ở nhà nên có thể sai vị thế, trọng lượng không đúng quy định vì vậy thầy thuốc cần theo dõi thường xuyên. 5.2.Kéo cột sống thắt lưng: - Kéo cột sống thắt lưng cần sử dụng lực lớn hơn 30-100kg hoặc bằng ½ trọng lượng cơ thể bệnh nhân. - Kéo cột sống thắt lưng bằng tay: bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ngửa, đây là phương thức kéo nắn trị liệu trước khi dùng máy. Dung một bàn kéo có thể tách ra một phần cố định, một phần di dộng để giảm thiểu lực ma sát giữa co thể và mặt bàn. - Kéo bằng dụng cụ: sử dụng bàn tách đôi, một phần bàn không trượt với quang kéo và hệ thống ròng rọc. Bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm sấp. Quang kéo sau đó được nối với ròng rọc được kéo với quả cân hoặc thiết bị kéo động cơ điện. - Kéo thắt lưng bằng dụng cụ có khoảng nghỉ: dùng hệ thống ròng rọc với động cơ điện có khoảng nghỉ 2-3 giây, ở giữa các khoảng kéo lực tăng dần từ 25kg trong khoảng 7-60 giây, thời gian điều trị khoảng 20-30 phút. Phương pháp này bệnh nhân chịu đựng tốt hơn là kéo liên tục. - Tự kéo: Sử dụng bàn kéo, bệnh nhân nằm trên bàn và chủ động điều khiển lực kéo qua công tắc. - Kéo bằng chính sức mạnh của bệnh nhân: cẩn trọng với bệnh nhân tăng huyết áp, chảy máu… 6. Xoa bóp trị liệu: - Xoa bóp là thủ thuật xoa nắn các mô của cơ thể một cách khoa học và hệ thống, chủ yếu được thực hiện hai tay của người điều trị nhằm mục đích tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ và cả trên hệ tuần hoàn toàn thể. - Chỉ định: + Giảm đau, giảm phù nề, giảm mỏi các cơ. + Xoa bóp ở giai đoạn hồi phục: gãy xương, chấn thương khớp, bong gân, tổn thương dây chằng và thần kinh. - Chống chỉ định: + Nhiễm trùng. + Ung thư. + Bệnh ngoài da. + Vùng mới mọc da non. + Viêm tĩnh mạch huyết khối. 16
  19. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL - Các kỹ thuật xoa bóp: - Các kỹ thuật xoa bóp rất đa dạng và khó có thể mô tả một cách đầy đủ nhưng có thể thu gọn một số nguyên tắc sau: + Người bệnh phải được thư giãn và thoải mái, áo quần không quá chặt đặc biệt là nơi gần vùng điều trị. + Người điều trị cần phải thư giãn và ở một tư thế thoải mái sao cho các thao tác thực hiện dễ dàng và không thay đổi vị trí. + Thực hiện kỹ thuật phải khéo léo để tránh gây đau và khó chịu cho bệnh nhân. + Có thể sử dụng dầu thoa, phấn hay thuốc mỡ có tác dụng tạo thuận lợi cho các kỹ thuật xoa bóp. - Vuốt về: được thực hiện bằng cách để bàn tay vuốt nhẹ lên mặt da, lực vuốt khởi đầu từ xa đến gần để tạo thuận lợi cho sự lưu thông máu. - Xoa: có thể được xem như cử động theo đó các mô mềm được nhấc lên giữa các ngón tay và thực hiện một cách luân phiên tạo cử động trong giới hạn của chính cơ đó. - Ép: được thực hiện các cơ vùng rộng hơn. Ép vùng điều trị hay giữa hay bàn tay và một vật cứng. - Chà xát: là cử động vòng tròn thực hiện bằng cách đặt một phần nhỏ của bàn tay lên vùng điều trị, có thể là ngón cái, cổ bàn tay hay các đầu ngón tay cử động theo hướng vòng tròn và thực hiện nhanh với gia tăng tần số. - Giần: được thực hiện với bề ngoài của bàn tay hay với các ngón tay thư giãn. - Vỗ: được thực hiện bởi hai gan bàn tay theo cùng một cách, âm thanh tạo ra gây nên một hiệu quả tâm lý. - Đập: được thực hiện với hay bàn tay nắm theo cùng một cách. - Rung: bằng cách đặt các đầu ngón tay tiếp xúc với mặt da và lay toàn cánh tay truyền một cử động rung đến người bệnh. - Các kỹ thuật xoa bóp không được thực hiện theo một chuỗi thứ tự liên tục nhưng là một sự trộn lẫn các động tác khác nhau nhằm đạt các mục tiêu khác nhau. 7. Vận động trị liệu: - Định nghĩa: vận động học là môn khoa học nghiên cứu về các mẫu vận động của cơ thể. Vận động trị liệu là môn học áp dụng các kiến thức, kỹ năng vận động vào công tác phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng. - Mục đích: là làm tăng sức mạnh, sức chịu đựng của cơ tại chỗ, tăng tính mềm dẽo của cơ, bao khớp, phục hồi tầm hoạt động của khớp, tái rèn luyện các cơ bị liệt mất chức năng, tăng khả năng thực hiện các động tác của các chi để đề phòng các thương tật thứ cấp. - Các loại tập vận động trong phục hồi chức năng: Muốn áp dụng được vận động trị liệu, người điều trị phải nắm được các nguyên tắc vật lý cơ học, giải phẫu và sinh lý. 7.1.Tập theo tầm hoạt động của khớp: - Tập vận động thụ động: Là động tác thực hiện bởi người điều trị hoặc dụng cụ, không có sự co cơ chủ động, cử động trong tầm vận động không bị hạn chế của một đoạn chi thể nhờ hoàn toàn bằng lực bên ngoài nhằm mục đích: + Duy trì sự nguyên vẹn của khớp và mô mềm. + Hạn chế tối thiểu sự hình thành co rút. + Duy trì tính đàn hồi cơ học của cơ. 17
  20. Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ Giáo trình PHCN-VLTL + Tăng cường tuần hoàn và sự lưu thông của dịch khớp. + Giúp quá trình lành bệnh sau chấn thương hay phẫu thuật. - Chỉ định: + Bệnh nhân không thể vận động một cách chủ động. + Hôn mê. + Liệt hay bất động hoàn toàn. - Tập chủ động có trợ giúp: đó là động tác tập do người bệnh tự co cơ nhưng có sự trợ giúp của một lực bên ngoài bởi người điều trị hay dụng cụ cơ học, máy, thậm chí cả tự trợ giúp. - Chỉ định: sức cơ bậc 2. - Mục đích: tăng sức mạnh của cơ, lập mẫu cử động điều hợp, điều hòa thông khí, tăng cường sự đáp ứng về điều hòa tuần hoàn hô hấp. - Tập chủ động: là động tác người bệnh tự co cơ và hoàn toàn không cần trợ giúp. - Chỉ định: sức cơ bậc 3. - Mục đích: tương tự như vận động thụ động nhưng kèm theo sự co cơ. 7.2.Tập kháng trở: - Bài tập kháng trở là bất kỳ bài tập chủ động nào trong đó sự co cơ động hay tĩnh bị kháng lại bởi một lực bên ngoài, lực kháng bên ngoài có thể bằng tay hoặc bằng máy. - Chỉ định: tập kháng trở khi cơ đã đạt bậc 4 hay bậc 5 nhằm mục đích tăng sức mạnh của cơ, tăng sức bền của cơ, tăng công của cơ. 7.3.Tập kéo giãn: - Là động tác dùng cử động cưỡng bức do người điều trị, dụng cụ cơ học hay bệnh nhân tự kéo giãn. - Mục đích: tái lập tầm hoạt động của khớp và vận động của các tổ chức phần mềm xung quanh khớp, đề phòng co rút vĩnh viễn, đề phòng các tổn thương gân. - Chỉ định: + khi tầm hoạt động bị hạn chế do hậu quả co rút, dính khớp và hình thành sẹo tổ chức dẫn đến các cơ, tổ chức liên kết và da bị ngắn lại. + Khi cơ co rút làm gián đoạn các chức năng sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc điều dưỡng. - Chống chỉ định: + Bệnh nhân loãng xương, nằm lâu hoặc bất động lâu, tuổi cao hay dùng Corticoide kéo dài. + Các cơ và mô liên kết bị bất động lâu ngày, các cơ quá yếu. + Viêm cấp tính, nhiễm trùng hay có khối máu tụ. + Sau khi gãy xương mới. + Cơn đau chói và cơn đau cấp tính. - Các bài tập vận động trị liệu chức năng: + Tập trên nệm: tập thay đổi tư thế nằm sấp hay nằm ngửa, tập thăng bằng khi ngồi, tập các cơ lưng, bụng. + Tập trong thanh song song: tập tăng sức chịu đựng khi đứng, sức nặng cơ thể, tập thăng bằng, tập mạnh chi trên, tập kiểm soát khung chậu, tập sử dụng chân giả, tập dáng đi cơ bản.. + Tập thăng bằng với nạng: tập thăng bằng, tập kiểm soát khung chậu, tập đi nạng theo các hướng, tập sử dụng nạng.. + Tập di chuyển: tập dáng đi, tập kỹ thuật di chuyển bằng xe lăn, với nạng nẹp, tập đi nhanh, lên cầu thang, tập ngã… 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2