Giáo trình Phương pháp học đại học và kỹ năng lập chiến lược phát triển thời sinh viên: Phần 1
lượt xem 5
download
Giáo trình "Phương pháp học đại học và kỹ năng lập chiến lược phát triển thời sinh viên: Phần 1" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Sự khác nhau giữa môi trường THPT và đại học; Xác định nghề nghiệp sẽ làm trước khi bắc đầu mọi thức ở bậc đại học; Ba mảng nội dung học tập thời đại học;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phương pháp học đại học và kỹ năng lập chiến lược phát triển thời sinh viên: Phần 1
- PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC & KỸ NĂNG LẬP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỜI SINH VIÊN MỤC LỤC PHẦN 1. SỰ KHÁC NHAU GIỮ MÔI TRƯỜNG THPT VÀ ĐẠI HỌC .................................................................................. trang 1. PHẦN 2. XÁC ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP SẼ LÀM TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU MỌI THỨ Ở BẬC ĐẠI HỌC ..................................... trang 10. PHẦN 3. BA MẢNG NỘI DUNG HỌC TẬP THỜI ĐẠI HỌC ........................................................................................... trang 30. PHẦN 4. LÀM SAO HỌC & TỰ HỌC ĐỂ BỨT PHÁ VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN? ...................................................... trang 34. PHẦN 5. LÀM SAO ĐỂ GIỎI KỸ NĂNG MỀM? ............... trang 60. PHẦN 6. RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT - THÁI ĐỘ .............. trang 84. PHẦN 7. LẬP BA KẾ HOẠCH QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CUỘC ĐỜI SINH VIÊN ................................................................ trang 98.
- PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC & KỸ NĂNG LẬP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỜI SINH VIÊN “Đại học là tự học. Nơi đâu con người biết tự học, nơi đó mới thật sự là đại học.” Hình ảnh suy ngẫm: Cây lục bình sống trong môi trường có sẵn nước và chất dinh dưỡng xung quanh, nên nó chỉ cần có một bộ rễ chùm ngắn là có thể hút đủ dưỡng chất để mà tồn tại. Học sinh cũng vậy, sống trong môi trường mà kiến thức đã có sẵn xung quanh, có trong sách giáo khoa, có trong bài giảng của thầy cô, có trong bài các tập về nhà, nên chỉ cần có kỹ năng học bài và làm bài đầy đủ là có thể đạt yêu cầu. Cây xương rồng thì khác, sống trong môi trường khắc nghiệt, nước và dưỡng chất thì nằm rải rác hoặc dưới sâu lòng đất, nên nó phải tiêu biến lá đi vì không còn cần thiết, thân phải biết tích trữ, và bộ rễ phải đủ dài - tỏa đủ rộng - cắm đủ sâu mới có thể tìm đủ nước và dưỡng chất để sống khỏe và thậm chí nở hoa. Lục bình nếu chuyển môi trường sống sang sa mạc, nó sẽ chết khô nếu không biết tiêu biến đi những cái cũ không còn phù hợp và mọc ra thêm kiểu rễ mới để thích nghi. Một khi thay đổi môi trường sống, một cái cây còn biết thích nghi. Học sinh chuyển từ môi trường phổ thông sang môi trường đại học, cũng phải biết thích nghi với môi trường học tập mới. Khi bước vào môi trường đại học, “đại” nghĩa là rộng lớn, kiến thức không chỉ nằm trong sách vở, trong bài giảng, trên giảng đường mà còn nằm trong thư việc, đặc biệt là những kiến thức kinh nghiệm quý giá nhất là trong thực tiễn. Do đó, nếu học sinh không biết tiêu biến đi cách học cũ đã không còn phù hợp, không mọc ra bộ rễ mới dài hơn - tỏa rộng hơn - cắm sâu hơn để hút đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, thì sinh viên ấy sẽ trở thành một sinh viên “suy dinh dưỡng về chuyên môn nghề 1
- nghiệp”, đi làm khó khăn, hoặc gia nhập vào lực lượng 200.000 cử nhân và thạc sĩ đang thất nghiệp trong xã hội. Vậy, đại học khác gì so với phổ thông? Sinh viên phải có cách học thế nào để trở thành một sinh viên được việc, lành nghề và xuất sắc? PHẦN 1. SỰ KHÁC NHAU GIỮ MÔI TRƯỜNG THPT VÀ ĐẠI HỌC: Sau đây là một số sự khác biệt chủ yếu mà sinh viên cần biết để thay đổi tâm thế học tập của mình: Trong đó, sinh viên cần nhớ, khi học đại học: 1. Về mục đích đi học: - Ở THPT, học là để biết, để phát triển trí tuệ. Còn ở đại học, học là để đi làm. Trong khi đó, “làm” thì khó gấp trăm lần so với “biết”. Chẳng hạn như, “biết” thấu kính phân kì là một việc rất dễ dàng. Nhưng để “làm” ra một thấu kính phân kì thì khó hơn nhiều, có thể bạn không thể làm được vì thiếu vật liệu, hoặc có vật liệu phù hợp thì lại thiếu dụng cụ chế tạo, hoặc có dụng cụ thì trong quá trình chế tác lại có thể làm sai, làm hỏng. Học sinh học là để biết, sinh viên học là để đi làm. Nếu biết sai, bạn có thể học lại là xong; còn nếu gây hậu quả, thì tự bạn phải chịu (bị trừ 2
- điểm, bị thi trượt...). Tuy nhiên, là người đi làm, nếu làm sai, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến cả tập thể, có khi làm hỏng dây chuyền sản xuất, làm hư sản phẩm, gây cháy nổ, hoặc làm mất khách hàng, hoặc làm tổn hại thương hiệu của doanh nghiệp. Hậu quả của việc “làm sai” lớn hơn nhiều. => Do đó, học đại học phải nghiêm túc hơn gấp trăm lần. Do đó, học đại học phải gắn liền với thực tế, phải thường xuyên tìm cách thực hành, làm bài tập, ứng dụng vào thực tế, đi thực tập, đi làm thêm một số việc liên quan đến vị trí tương lai (thậm chí là làm không công) để có cơ hội áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế. 2. Về nơi hàm chứa nội dung cần học: Ở bậc phổ thông, kiến thức chủ yếu nằm trên lớp (chủ yếu trong sách giáo khoa, trong bài giảng của thầy cô, trong các bài tập thầy cô giao). Ở bậc đại học, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp không chỉ nằm trên lớp, mà nằm ở 3 nguồn khác nhau: Nếu vẫn giữ cách học cũ thời phổ thông, chỉ dựa vào việc lên lớp rồi trông chờ vào bài giảng và giáo trình, thì chắc chắn sinh viên sẽ thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng nghề nghiệp. => Do đó, khi bước lên đại học, sinh viên phải chuyển từ "bộ rễ chùm" khá nông của thời THPT sang 3 chiếc "rễ cọc" cắm sâu vào 3 đối tượng để hút kinh nghiệm làm việc cho mình: Lớp học – Thư viện – Thực tế. Ba nguồn trên là tương đương nhau: - Nguồn 1: “Lớp học”, bao gồm giảng viên và giáo trình. Giảng viên sẽ đúc kết những kinh nghiệm tinh hoa để bạn rút ngắn quá trình mày mò học tập, giúp bạn giải đáp những thắc mắc mà chưa ai giải đáp. Để khai thác nguồn này, bạn phải đi học đầy đủ, nghe giảng đầy đủ, đọc 3
- giáo trình đầy đủ. Đặc biệt, phải thường xuyên giơ tay đặt câu hỏi để khai thác kinh nghiệm của giảng viên, “hút” kinh nghiệm và trí tuệ của họ thông qua các câu hỏi khai thác thông tin do bạn đặt. Ngoài ra, giáo trình là xương sống của môn học, bạn phải “đọc kỹ, đọc sâu, đọc nát” những gì giáo trình hướng dẫn. - Nguồn 2: “Thư viện”. Thư viện thường gồm: sách chuyên khảo và sách tham khảo. Trong đó, sách chuyên khảo thường do các chuyên gia đầu ngành viết. Sách sẽ mở rộng trí tuệ của bạn thông qua trí tuệ của người viết, đây là cách để bạn “đứng trên vai những người khổng lồ”. Do đó, ngoài thời gian học trên lớp, thời gian trên thư viện hoặc thời gian đọc sách phải chiếm ít nhất 1/3 trên tiến trình học tập của bạn. Tuy nhiên, hai nguồn trên cũng có những khiếm khuyết. Không phải giảng viên nào cũng “chất”; nhiều giảng viên còn giảng lý thuyết nhiều, thậm chí có những giảng viên chỉ dạy theo kiến thức có trong giáo trình mà chưa có kinh nghiệm hoạt động thực sự trong doanh nghiệp, xí nghiệp. Còn sách cũng có “độ trễ” nhất định so với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, của thời đại, của thị trường; ngoài ra, rất nhiều sách được viết bởi người làm “nghề viết”, chứ không phải là đúc kết từ thực tiễn, do đó bạn cần biết chọn lựa sách để tiếp nạp và học hỏi làm theo. - Vậy, “Thực tế” mới là trường Đại học thực thụ, là nơi mà bạn sẽ làm việc trong tương lai, đó mới là nơi có những kinh nghiệm sát với thực tế nghề nghiệp nhất. Vì vậy, “Thực tế” là một nguồn học tập mà bạn phải có, không thể thiếu thời đại học. Thông thường, nhà trường sẽ có phòng thí nghiệm mô phỏng thực tế, nhưng phòng thí nghiệm khó mà so bằng với công nghệ thực thụ trong chính nhà máy sản xuất (trừ một số trường chất lượng cao và chịu khó đầu tư về công nghệ cho sinh viên học tập). Ngoài ra, đa số nhà trường sẽ cho bạn đi kiến tập (tham quan) vào khoảng năm 3 và và thực tập (làm thử) vào năm 4. Mỗi kì thực tập thường chỉ chiếm một khoảng thời gian tương đối ngắn (tùy ngành, tùy trường). Do đó, ngoài các kênh mà nhà trường hỗ trợ bạn tiếp cận thực tế, bạn phải có những cách riêng để thiết lập “chiếc rễ” cắm vào thực tiễn để hút kinh nghiệm vào đầu từ kênh này. Chẳng hạn như: xin làm trợ lý cho một người đang hành nghề, hoặc tham gia các cuộc thi kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, hoặc tham gia các câu lạc bộ thực hành, hoặc cộng tác đi làm thêm ở doanh nghiệp trong ngành, bằng cách tìm người giỏi nghề nhận lời coach/ hướng dẫn/ đào tạo cho mình, hoặc bằng các cách khác do bạn thiết lập được, tùy khả năng của bạn. 4
- 3. Về phương pháp học: Học ở phổ thông, phương pháp chính là nghe giảng, sau đó học bài và làm bài. Học đại học thì khác, phương pháp chính chính là tự học. Ở bậc học mới này, giảng viên chỉ là phụ, tự học với lộ trình mình lập ra là chính. Do đó, lộ trình này cần lập một cách kỹ càng, khôn ngoan, có chiến lược, được thầy cô hướng dẫn, được những người hành nghề thực tế góp ý, phản biện. (Cách lập lộ trình học tập sẽ được hướng dẫn ở phần sau). Theo đúng quan điểm giáo dục hiện đại, giảng viên chỉ nên giữ vai trò chính là định hướng, giúp sinh viên biết lộ trình học tập từng môn học mà họ phụ trách, sau đó giao nhiệm vụ hoạt động cho sinh viên để sinh viên tự làm (như: tự nghiên cứu tài liệu, tự tìm thông tin liên quan đến môn học, thuyết trình theo chủ đề, làm bài tập thực hành. Tuy nhiên, không phải giảng viên nào cũng đổi mới vai trò, để chuyển giao vị thế trung tâm về sinh viên, rèn cho sinh viên tính tích cực - chủ động - tinh thần tự học. Do đó, một số giảng viên vẫn giữ phong cách giảng bài như thời phổ thông. Dù vậy, sinh viên vẫn phải nhớ rằng, lộ trình học tập là do mình phải tự xây dựng là chính, nhiệm vụ học tập là do tự mình thực hiện, bản thân phải chủ động đào tạo chính mình, không quá dựa dẫm vào giảng viên và bài giảng trên lớp. Còn phương pháp học cụ thể, phần này sẽ được hướng dẫn chi tiết ở phần sau. 4. Về kiểm tra đánh giá: - Ngày xưa, giáo viên phổ thông có bài kiểm tra đầu giờ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ… Hàng ngày hầu như đều kiểm tra nhắc nhở học sinh. Tuy nhiên, ở bậc đại học, hàng ngày giảng viên không có điều kiện kiểm tra từng người học, cũng không thường xuyên nhắc nhở như thời bạn còn là học sinh. - Các kỳ thi ở đại học có một chức năng chính, đó là dịp để sinh viên tự đánh giá lại xem mình đã đạt được mục tiêu của môn học hay chưa. Đừng xem điểm số là mục tiêu của việc học, mà chính kiến thức – thái độ - kỹ năng ẩn hàm trong môn học đó mới là mục tiêu thực sự. Do đó, nếu điểm thi của bạn là 7/10, thì bạn biết rằng mình chỉ mới đạt được 70% mục tiêu môn học (mà giảng viên mong muốn). Còn 30% là lỗ 5
- hổng, phải tự mình bù khuyết, giảng viên sẽ không hề tham gia vào việc bù khuyết của từng sinh viên, mà sinh viên phải chủ động tự làm. - Ngoài ra, bài thi kết thúc môn có một chức năng phụ, đó là lượng hóa kết quả học tập của sinh viên, được sử dụng làm căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp. Sau khi sinh viên thi xong, chỉ biết điểm thi, không hề có buổi giảng viên sửa bài hay rút kinh nghiệm cho người học sau khi thi xong. Việc này người học phải chủ động tự làm. - Hơn nữa, đề thi không hề hoàn toàn đánh giá được rằng bạn đã có đủ kiến thức - thái độ - kỹ năng mà môn học đó yêu cầu hay chưa. Đề thi chỉ kiểm tra được một mảng nào đó, và chủ yếu là kiểm tra mảng kiến thức; còn mảng thái độ làm việc, kỹ năng nghề nghiệp thì thường đề thi rất khó để đánh giá (chỉ khi kiểm tra bằng hình thức làm dự án, làm bài tập thực hành, làm thí nghiệm, thi tay nghề… mới thực sự kiểm tra được kỹ năng; chỉ khi giảng viên quan sát thái độ làm việc của từng sinh viên mới đánh giá được cụ thể về thái độ). Do đó, để đánh giá hai mảng thái độ và kỹ năng nghề nghiệp, thì sinh viên phải tự đánh giá bản thân, tự mình chủ động làm là chủ yếu. 5. Về giảng viên: - Thời phổ thông lấy sách giáo khoa làm chuẩn, giáo viên là người truyền thụ cho học sinh kiến thức từ giáo khoa (quan điểm “truyền thụ” đã cũ, nhưng trong thực tế vẫn còn phổ biến), đồng thời là trọng tài kiến thức trong lớp, nên giáo viên gần như là người đại diện cho kiến thức “chuẩn”. Vì vậy, trong lớp, uy tín của giáo viên rất cao. - Tuy nhiên, ở thời đại học, vì kiến thức quá rộng lớn, chuẩn không nằm trong giáo trình, cũng không nằm ở giảng viên, mà chuẩn là “thực tiễn khách quan”, nên giảng viên chưa hẳn là người luôn có hiểu biết đúng nhất - mới nhất - sát với thực tiễn nhất - hay hiệu quả nhất. Đôi khi, hiểu biết của giảng viên chỉ đúng ở một mặt nào đó so với thực tiễn, hoặc đúng ở một môi trường làm việc nào đó, hoặc đúng ở thời điểm mà họ được đào tạo. Cho nên, sinh viên cần xem Thực tiễn là người Thầy chính. Từ đó, nếu sinh viên nào biết học từ Thực tiễn, thì đôi khi sẽ có thể có những hiểu biết mới mẻ hơn cả giảng viên, đúng thực tế hơn cả giảng viên. Ngoài ra, đại học khá đông sinh viên, quan điểm của giảng viên có thể chỉ phù hợp với một phần, khó mà phù hợp với tất cả, như quan điểm của giáo trình kỹ năng mềm mà bạn đang học chẳng hạn. Do đó, sinh viên hoàn toàn được quyền chủ động chọn lựa cái nào phù hợp với mình, hoặc chọn lựa quan điểm của Thầy nào mà mình 6
- thấy là tốt cho mình nhất. Tất nhiên, trong đa số trường hợp, giảng viên là người đi trước, có kinh nghiệm nhiều hơn, đôi khi là chuyên gia trong ngành, nên rất đáng để ta học hỏi, tin tưởng và tôn trọng. Tuy nhiên, ở bậc đại học, giảng viên là người chỉ ra chân lý, chứ không phải là chân lý. 6. Về thái độ học tập: - Thời phổ thông: khi ở nhà, học sinh có cha mẹ nhắc nhở; khi ở trường, học sinh có thầy cô nhắc nhở. Tuy nhiên, ở đại học, phụ huynh không còn theo sát, giảng viên cũng không có điều kiện quan tâm nhắc nhở từng sinh viên. Trong khi đó, sinh viên phải tự lên lộ trình học tập, tự học tự đào tạo rất nhiều, cũng như phải tự kiểm tra đánh giá. Vì vậy, về thái độ học tập, sinh viên phải có tính chủ động rất cao. - Môi trường đại học là một môi trường khá tự do. Không kể đến việc tự do trong sinh hoạt (sinh viên tự lo chuyện ăn uống, tự quản lý giờ giấc, tự chăm sóc sức khỏe, tự quản lý chi tiêu…); chỉ tính đến việc học trên lớp, sinh viên cũng khá tự do so với thời học sinh khi ít chịu sự quản lý nhắc nhở của giảng viên hơn. Ngoài ra, việc tự học trên thư viện hay tự học ngoài thực tiễn hay giờ tự tại nhà, sinh viên cũng được tự do hoàn toàn và không hề có ai kiểm tra nhắc nhở. “Tự do” chính là thứ mà học sinh viên cực kỳ thích thú khi bước vào đại học, tuy nhiên, tự do phải đi kèm với “tự kỉ luật”; nếu không, “tự do” sẽ trở thành “cái bẫy của sự tự do”. Ảnh: Sinh viên dễ làm việc riêng trong giờ học, thiếu nghiêm túc trong ghi chép kiến thức (Nguồn ảnh: Tiin và Welax) - Những sinh viên bị rơi vào “Cái bẫy của sự tự do” thường có 20 biểu hiện sau: 1. Không tuân thủ đúng giờ giấc lên lớp: Hay bỏ giờ học trên lớp vì lý do lười; hoặc hay đi học muộn, trốn về sớm; hoặc có mặt cốt chỉ để kịp giờ điểm danh. 7
- 2. Ngủ trong lớp học, hoặc online - Tiktok - Facebook - chơi game - nhắn tin - ăn vụng - làm việc riêng… trong khi giảng viên đang giảng. 3. Không đọc giáo trình trước buổi học, không làm bài tập sau buổi học nếu không bị ai kiểm tra. 4. Ngoài giáo trình chính ra, rất ít khi mua sách, ít đầu tư cho các dụng cụ học tập cần thiết. 5. Hay quên mang vở, hoặc ít khi ghi chép, hoặc ghi chép qua loa, hoặc ghi chép lộn xộn nhiều môn vào một vở, hoặc chỉ chụp hình slide bài giảng và không bao giờ xem lại. 6. Hiếm khi chủ động đặt câu hỏi để khai thác kinh nghiệm của giảng viên. 7. Lười làm bài tập nhóm, để các thành viên khác làm là chủ yếu, bản thân chỉ làm qua loa rồi hưởng điểm chung. 8. Khi làm tiểu luận hay tự luận, thường dùng phương pháp “copy - paste”, sao chép bài của người khác, sao chép bài trên internet... vào bài của mình, ít có quan điểm riêng hay ít có nội dung do nghiên cứu tìm tòi riêng, làm bài để nộp đối phó chứ không phải làm để mình có kỹ năng và kiến thức. 9. Hiếm khi ôn bài ngay sau khi học, đợi “nước đến chân mới nhảy”, để gần sát kì thi mới chịu học bài, học để đối phó với kì thi chứ không phải để khắc ghi kiến thức cho việc đi làm sau này. 10. Đi học chỉ cầu mong đủ điểm qua môn, chứ không cầu kỹ năng - kiến thức - thái độ. 11. Thi xong không bao giờ tự đánh giá để xem mình còn khuyết ở đâu, không phát hiện lỗ hổng nên không bao giờ chủ động tự bù khuyết cho lỗ hổng của bản thân. 12. Rất hiếm khi chủ động đến thư viện để tìm sách chuyên khảo để học thêm. 13. Hầu như không bao giờ chịu khó thiết lập kênh học tập từ “Thực tiễn”. Ví dụ như không thiết lập kênh nào trong các kênh sau: tìm cách làm trợ lý cho một người đang hành nghề, hoặc có việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành, hoặc tìm môi trường thực tiễn để thực hành thử các kỹ năng nghề nghiệp học được, hoặc cố gắng tìm người hướng dẫn/ coach/ mentor cho lộ trình nghề nghiệp của bản thân (dù hướng dẫn qua kênh online hay hướng dẫn offline trực tiếp), tìm cách xin giúp việc cho một phòng thí nghiệm hoặc cơ sở hoạt động có liên quan đến chuyên ngành, chủ động tìm và tham gia các hội nhóm nghề nghiệp chuyên ngành (online hoặc offline) để tiếp xúc học hỏi người trong nghề, hoặc không có kênh tiếp cận thực tiễn riêng nào do bản thân mình tự thiết lập. 8
- 14. Lười tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng trong trường như: lười tham gia câu lạc bộ học thuật, lười tham gia các cuộc thi kỹ năng, lười tham gia cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học… 15. Lười tham gia các lớp đào tạo ngoài chương trình, hoặc không có các kênh tự đào tạo bên ngoài trường như: lười tham gia các hội thảo chuyên môn, lười tham gia các khóa đào tạo chứng chỉ bổ sung bên ngoài trường… 16. Không biết chuẩn đầu ra của ngành mình đang học là gì. 17. Không biết ngành mình đang học khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở những vị trí nghề nghiệp cụ thể nào; hoặc chỉ biết sơ bộ chứ chưa tìm hiểu. 18. Không bao giờ xem đề cương môn học để biết mục tiêu môn học là gì, hoặc có xem khi đăng kí học phần nhưng cũng không để ý và không nhớ mục tiêu của học phần đó. 19. Không lập kế hoạch học tập cho 4 năm đại học (kế hoạch phân bố các học phần trong chương trình, đăng kí học phần theo kiểu “tới học kì nào thì tính học kì đó”. 20. Không có kế hoạch rèn luyện mảng kỹ năng mềm hoặc không có kế hoạch tự rèn luyện phẩm chất thái độ hoặc không có cả hai. BÀI TẬP 1. TỰ ĐÁNH GIÁ TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA BẢN THÂN Bạn hãy tự đánh giá xem từ khi nhập học đến nay, mình đã thường xuyên có bao nhiêu biểu hiện của một sinh viên đang bị rơi vào “Cái bẫy của sự tự do”? Kết quả: * Không có biểu hiện nào: Thái độ cực kỳ chủ động, học tập rất nghiêm túc. * Có từ 1 - 5 biểu hiện: Đã chủ động học tập nghiêm túc, tốt hơn so với mặt bằng chung. Tuy nhiên vẫn cần cải thiện một số khiếm khuyết để có phong độ học tập tốt nhất có thể. * Có từ 6 - 10 biểu hiện: Thái độ học tập có rất nhiều vấn đề, cần cảnh giác với chính bản thân mình, cần lên kế hoạch cải thiện để tránh rơi vào lường biếng và trở thành sinh viên kém chất lượng khi ra trường. 9
- * Có từ 11 - 15 biểu hiện: Thái độ thiếu chủ động, chưa thích nghi khi chuyển đổi từ môi trường phổ thông sang đại học. Cần tái cấu trúc lại ngay phong cách học tập của bản thân. * Có từ 16 - 20 biểu hiện: Thái độ học tập cực kỳ thụ động, hoàn toàn bị rơi vào “Cái bẫy của sự tự do” của thời đại học. Tình trạng đáng báo động. Ngoài các vấn đề chủ động đã đề cập ở trên, khi học đại học, sinh viên còn phải hoàn toàn chủ động trong các việc sau: 1. Chủ động khám phá thế mạnh của bản thân (tiềm lực của bản thân, năng khiếu của bản thân, tính cách của bản thân, ưu khuyết điểm của bản thân) và hứng thú nghề nghiệp của bản thân. 2. Chủ động chọn một vị trí nghề nghiệp cụ thể sao cho hợp với thế mạnh và hứng thú đó. 3. Chủ động đặt một mục tiêu để hướng đến trong nghề nghiệp tương lai. 4. Từ đó, chủ động lập lộ trình nghề nghiệp (trong đó có lộ trình học tập cho 4 năm đại học & lộ trình tự học để nâng cấp bản thân sau khi ra trường & lộ trình công danh sau khi đã đi làm) 5. Chủ động thực hiện lộ trình, kế hoạch đã lập. 6. Chủ động kiểm tra đánh giá bản thân, chủ động bù khuyết liên tục trong quá trình học và hành nghề. Ở môi trường đại học, nhà trường và giảng viên chỉ là người hỗ trợ cho quá trình học tập của một số lượng sinh viên rất đông đảo. Còn về định hướng cá nhân, không ai ngoài chính bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời của chính mình. PHẦN 2. XÁC ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP SẼ LÀM TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU MỌI THỨ Ở BẬC ĐẠI HỌC 1. Vì sao cần xác định “nghề nghiệp” trước khi bắt đầu mọi thứ ở bậc đại học? Bạn có thể cảm thấy lạ khi việc “xác định nghề nghiệp” lại là việc đầu tiên trước khi bắt đầu mọi thứ khác khi học đại học. Thực ra, theo suy nghĩ thông thường của tuyệt đại đa số sinh viên, việc đăng kí chọn ngành mà mình đã thực hiện sau khi thi tốt nghiệp THPT nghĩa là đã chọn nghề xong. Thực ra, bước vào năm nhất đại học, ta chỉ mới “chọn ngành”, chứ chưa phải “chọn nghề”. 10
- “Ngành” là thuật ngữ chỉ để chỉ lĩnh vực mà trường đại học đào tạo. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo đó, bạn làm ở vị trí cụ thể nào trong ngành, thì mới gọi là “nghề”. Các sinh viên tốt nghiệp cùng một ngành nhưng lại có thể làm việc ở nhiều vị trí nghề khác nhau. Một ngành có nhiều ngách, mỗi ngách là một nghề. Một ngành đào tạo thường hướng tới nhiều vị trí nghề nghiệp cụ thể trong cùng một lĩnh vực Ví dụ 1: - Quản trị Kinh doanh chỉ là ngành, sau khi ra trường có thể làm ở các vị trí như: chuyên viên sale, chuyên viên marketing, chuyên viên quản lý thương hiệu, chuyên viên quản lý sản xuất, chuyên viên quản lý dự án, chuyên viên quản lý nhân sự, chuyên viên chăm sóc khách hàng, thư ký giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc điều hành, doanh chủ tự khởi nghiệp… => Các vị trí nghề này khá khác nhau. Do đó, ngoài kiến thức nền mà trường đào tạo, bạn cần có một lộ trình "cá biệt hoá" để tự đào tạo chuyên sâu vào vị trí mà mình hướng tới. => Mỗi vị trí nghề lại có nhiều lĩnh vực để chuyên sâu. Chẳng hạn như, nếu bạn hướng tới vị trí chuyên viên sale, thì ra trường lại có nhiều lĩnh vực lớn để bạn lựa chọn: sale trong lĩnh vực bất động sản, sale trong lĩnh vực vận tải quốc tế, sale trong lĩnh vực F&B, sale trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, sale trong lĩnh vực xây dựng… Nếu bạn xác định được lĩnh vực mình hứng thú từ sớm (như lĩnh vực bất động sản chẳng hạn), thì trong quá trình học, song song với chương trình đào tạo của trường, bạn còn tìm hiểu trước về lĩnh vực bất động sản, đọc các sách về lĩnh vực bất động sản, đi kiến tập thực tập trong doanh nghiệp bất động sản, làm đề tài ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có việc làm thêm trong lĩnh vực bất động sản… Khi đó, lúc tốt nghiệp ra trường, trong khi các sinh viên khác chỉ có “kiến thức & kỹ năng nền” của nghề 11
- kinh doanh, thì bạn lại có thêm “kiến thức & kỹ năng trong lĩnh vực bất động sản”. Bạn đã bứt phá và vượt lên bạn cùng trang lứa về kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. Ví dụ 2: Ngành kế toán - mặc nhiên ra trường làm ở vị trí kế toán viên, nên xem như là một ngách rất cụ thể “học gì làm đó”. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào, một ngành cụ thể như ngành kế toán cũng có thể có những vị trí làm việc khác nhau. Chẳng hạn như: Chuyên viên kế toán hành chính, chuyên viên kế toán - kiểm toán, chuyên viên thuế, chuyên viên giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, nhân viên môi giới chứng khoán, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, nghiên cứu viên về kế toán cho các công ty công nghệ phần mềm kế toán, giảng viên kế toán, thanh tra kinh tế… => Nếu bạn xác định muốn làm kế toán viên, nhưng là kế toán viên trong tập đoàn có yếu tố nước ngoài, bạn cần học giỏi tiếng Anh và học thêm một số chứng chỉ kế toán có giá trị quốc tế; hoặc nếu bạn muốn làm chuyên viên chuyên về thuế thì bạn phải tự thiết kế thêm một chương trình đi sâu về nghiệp vụ thuế để tự đào tạo cho chính mình (bằng cách đăng kí những học phần tự chọn về thuế, lấy thêm các chứng chỉ liên quan đến thuế, dự các hội thảo kiến thức cần thiết về thuế, làm quen học hỏi các chuyên viên thuế, hay chọn nơi thực tập cũng như làm khóa luận tốt nghiệp về lĩnh vực này). Do đó, từ thời sinh viên, ngoài kiến thức và kỹ năng nền của ngành (thể hiện qua chương trình đào tạo chung cho tất cả sinh viên đang theo học ngành đó) mà bạn phải biết, ngoài một số học phần mang tính phân ngành mà bạn được chọn ở hai năm cuối trong chương trình đại học, thì bạn nên lập một kế hoạch tự đào tạo chuyên sâu vào một vị trí nghề nghiệp cụ thể mà mình nhắm tới, để thật sự có hiểu biết sâu hơn và tay nghề cao hơn trong lĩnh vực đó để thuận lợi hơn nhiều sau khi ra trường đi làm. Đó cũng sẽ là lợi thế cạnh tranh của riêng bạn khi tốt nghiệp so với các bạn khác cùng niên khóa. Ví dụ 3: Tốt nghiệp ngành Công nghiệp thực phẩm, bạn có thể ra trường làm ở rất nhiều ngách khác nhau như: 12
- 1. Kỹ sư chế biến thực phẩm, làm việc ở các cơ sở chế biến sản xuất thực phẩm. 2. Nghiên cứu viên nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng R&D (Phòng Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm). 3. Cán bộ quản lý làm việc trong cơ quan nhà nước, chuyên quản lý về lĩnh vực thực phẩm. 4. Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm và trung tâm dinh dưỡng. 5. Cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo chuyên ngành công nghệ thực phẩm. 6. Chuyên viên tư vấn về quy định, về công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm 7. Kỹ sư phụ trách kỹ thuật ở các dây chuyền chế biến, các kho áp dụng công nghệ bảo quản, hoặc nhân viên phụ trách kỹ thuật trong hệ thống phân phối sản phẩm thực phẩm. Trong đó, ngách 1 là vị trí “Kỹ sư chế biến thực phẩm”. Nếu đi vào từng lĩnh vực thực phẩm, ngách này sẽ lại chia thành các ngách cụ thể hơn. Chẳng hạn như: Kỹ sư chế biến các loại thịt & các loại thủy sản; Kỹ sư chế biến nông sản sau thu hoạch, thực vật & sản xuất dầu thực vật; Kỹ sư chế biến đường và các loại bánh kẹo; Kỹ sư chế biến rượu - bia - các loại nước giải khát; Kỹ sư chế biến mảng gia vị & nước chấm; Kỹ sư chế biến các sản phẩm từ sữa… Do đó, “Công nghệ thực phẩm” là một ngành, mà ngành thì sẽ khá rộng. Tất cả các sinh viên theo ngành này đều được học một chương trình tương đối giống nhau. Tuy nhiên, nếu bạn chọn cho mình vị trí là 13
- “Kỹ sư chế biến” và muốn đi chuyên sâu vào mảng “thịt & các loại thủy sản” để ra trường có thể làm việc trong các doanh nghiệp chế biến súc sản và doanh nghiệp chế biến thủy sản, thì ngoài chương trình đào tạo chung như tất cả các sinh viên khác đang học, bạn cần tự xây dựng một chương trình đào tạo chuyên sâu cho mình về lĩnh vực này trong suốt bốn năm đại học để có một độ dày hiểu biết, một bề dày kinh nghiệm, một tay nghề vững chắc trong lĩnh vực này. Lưu ý: * Trong xu thế tương lai, một số nghề riêng lẻ sẽ biến đổi thành nghề tích hợp nên sẽ đòi hỏi người lao động phải có "năng lực liên ngành". Nếu nghề bạn nhắm tới thuộc nhóm nghề đòi hỏi năng lực liên ngành này, thì thay vì chỉ chọn ngách chuyên sâu để có ưu thế tay nghề riêng, bạn cần thiết kế một chương trình đào tạo riêng cho mình để đáp ứng đòi hỏi của xu thế này. BÀI TẬP 2. THỰC HÀNH TÌM HIỂU NGHỀ & NGÁCH TRONG NGÀNH ĐANG HỌC a. Tìm hiểu “nghề”: Khi tốt nghiệp, ngành mình đang học có thể ra trường làm những công việc nào? b. Tìm hiểu “ngách”: Mỗi công việc, nếu chia theo các lĩnh vực - hoặc chia theo sản phẩm - hoặc chia theo thị trường - hoặc chia theo đối tượng khách hàng, thì sẽ thành những phân nhánh nào cụ thể hơn? Gợi ý: Bạn có thể áp dụng 5 cách sau đây để tìm hiểu: 1. Xem chuẩn đầu ra: Mỗi chương trình đào tạo của ngành đều có chuẩn đầu ra. Trong đó, có một mục mô tả về các việc mà sinh viên tốt nghiệp có thể làm sau khi ra trường. Chuẩn đầu ra thường được công bố trên website của trường. Nếu website không có, hãy yêu cầu cố vấn học tập hoặc Ban chủ nhiệm khoa cung cấp. Sau đó, hãy liệt kê ra giấy từng công việc mà chuẩn đầu ra nhắc đến. 2. Phỏng vấn giảng viên bộ môn & cố vấn học tập: Nhiều giảng viên ở trường đại học xuất phát từ nghề nghiệp thực tiễn đi lên, một số giảng viên vừa giảng dạy ở trường đại học vừa là kỹ sư/ chuyên gia/ nhân viên lao động thực tế trong nghề. Do đó, họ sẽ biết ngành này thực tế có thể làm những nghề nào, hoặc đã từng chứng kiến các lứa sinh viên tốt nghiệp đang làm những dạng công việc nào. Do đó, hãy đặt câu hỏi cho các giảng viên khác nhau và tổng hợp lại tất cả các câu trả lời của họ. 3. Hỏi người trong ngành: Người trong ngành đang hoạt động sâu trong các vị trí nghề nghiệp khác nhau, bạn hãy tìm hiểu xem nghề nghiệp cụ 14
- thể của họ là gì, họ làm ở môi trường nào. Song song đó, hãy hỏi họ và nhờ họ dự đoán xem trong khoảng vài năm tới (khi bạn ra trường), thì những công việc nào trong ngành sẽ rất cần nhân lực. Sau đó hãy tổng hợp lại tất cả các câu trả lời của họ. 4. Xem trên các website tuyển dụng: Hãy vào các website tuyển dụng đa ngành, cũng như những website tuyển dụng chuyên ngành (bạn nên tham khảo 100 website tuyển dụng tại Việt Nam bằng cách đọc giáo trình môn “Kỹ năng tìm việc & chinh phục nhà tuyển dụng”). Trên mỗi website, các thông báo tuyển dụng thường được chia ra theo từng lĩnh vực. Hãy tìm lĩnh vực nào có ngành của bạn, Sau đó hãy tổng hợp lại tất cả các vị trí nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cần có bằng cấp là tốt nghiệp ngành mà bạn đang theo học. 5. Tổng hợp thông tin trên internet: Tìm kiếm trên internet từ khóa liên quan, ví dụ: “Học công nghiệp thực phẩm ra trường làm gì?” và tổng hợp các vị trí nghề nghiệp mà kết quả tìm kiếm nhắc đến. (Tuy nhiên, nhiều bài trên internet chỉ do nhà báo hay do biên tập viên của trang đó viết, không phải do người trong nghề viết. Vì vậy, có thể các liệt kê của họ là chủ quan và không sát với thực tế vì họ không phải người trong ngành. Vì vậy, bạn chỉ nên tham khảo những thông tin từ các trang web đáng tin cậy, hoặc cần kiểm chứng lại lần nữa xem các nghề nghiệp mà các trang web đó liệt kê có đúng với thực tế không bằng cách nhờ giảng viên/ cố vấn học tập/ người trong ngành đánh giá). Việc chọn ngách chuyên sâu phải đảm bảo các tiêu chí chọn nghề (cái mình giỏi - cái mình thích - cái làm ra tiền) để tránh đi sâu vào một phân ngành sẽ biến mất trong tương lai và khó tìm được việc làm hoặc tránh đi sâu vào một phân ngành mà thuộc về sở đoản của chính bạn. Sau đây là cách thức chọn nghề sao cho đúng, bạn cần kiên nhẫn thực hành phần này trước khi bắt đầu lên kế hoạch học tập cho quãng đường đại học sắp tới. 2. Phương pháp chọn nghề - chọn ngách chuyên sâu: a. Phương pháp này ứng dụng để: - Chọn ngành để học (khi còn là học sinh THPT) - Chọn nghề sẽ làm sau khi ra trường (khi còn là sinh viên) => Từ đó chọn ngách chuyên sâu để luyện thêm trong suốt bốn năm đại học. - Chọn lại nghề nghiệp (dành cho người đã đi làm nhưng nhận ra mình không hợp với công việc hiện tại và muốn chọn lại). 15
- Trong giáo trình này, phương pháp chọn nghề để thực hiện ứng dụng thứ hai, nhằm giúp sinh viên chọn được một vị trí nghề nghiệp cụ thể sẽ làm sau khi ra trường. b. Vấn đề của sinh viên khi chọn nghề - chọn ngách: BÀI TẬP 3. TỰ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ CHỌN NGHỀ CỦA BẢN THÂN Hãy đánh dấu vào những biểu hiện xuất hiện ở bạn: Một là: Không quan tâm, không nghiêm túc trong việc định hướng nghề nghiệp sẽ làm sau khi ra trường. Từ đó, sẽ dẫn đến sinh viên "3 không": - Không có mục tiêu nghề nghiệp, không biết mình ra trường sẽ làm vị trí cụ thể nào trong lĩnh vực ngành đang theo học. - Không có danh sách các tiêu chí yêu cầu của nghề nghiệp mà mình cần phải đạt trước khi ra trường. - Không có lộ trình học tập khôn ngoan trong 4 năm đại học để thoả mãn tất cả các tiêu chí yêu cầu nên trên. Đây là cái "không" nghiêm trọng nhất, vì học tập không có chiến lược thì khó đạt thành. Việc học diễn ra một cách thiếu tính toán, thiếu tập trung. Việc lựa chọn môn học thiếu chiến lược, chọn môi trường thực tập thiếu định hướng, chọn đề tài nghiên cứu & đề tài tốt nghiệp cũng ngẫu nhiên, chọn sách để đọc rất dàn trải, hay không nghĩ đến việc tham dự các chứng chỉ bồi dưỡng nào thêm bên ngoài. Do đó, việc đào tạo bản thân không tập trung vào một mũi nhọn chuyên môn hay một mục tiêu vị trí nghề nghiệp cụ thể nào cả. Từ đó, ra trường bị thiếu kỹ năng này, thiếu chuyên môn kia, thiếu chứng chỉ nọ và gấp gáp bổ sung hoặc phải đi học lại, doanh nghiệp phải đào tạo lại. Nhiều sinh viên ngày nay ra trường rồi mới nghĩ đến việc làm nghề gì, xin việc gì, "rải hồ sơ" khắp nơi, ở đâu gọi thì đến phỏng vấn, rớt thì đi nơi khác, đậu thì đi làm thử, làm không hợp thì nghỉ. Do đó, cuộc đời cứ trôi dạt lông bông do không có sự tập trung để đi trên một con đường khôn ngoan thẳng thớm để nhanh đến đích. Hai là: Không biết tiêu chí của một nghề nghiệp đúng. Từ đó, nhiều sinh viên hay chọn vị trí nghề nghiệp nào dễ "giàu” mà không quan tâm đến năng lực sở trường; hoặc nhắm tới những vị trí mình cảm thấy thích mà không quan tâm đến thị trường; hoặc nhắm tới những vị trí mà mình thấy bản thân làm được mà không quan tâm đến 16
- đam mê hứng thú lâu dài; hoặc hoang mang phân vân giữa quá nhiều lối đi mà không ra quyết định được nên chọn lối đi nào. Đây là những sinh viên thiếu mô hình chọn nghề cụ thể, nên không biết việc chọn nghề gồm những tiêu chí nào để đưa ra thành một bộ khung "chấm điểm" các hướng đi. Ba là: Bỏ qua khâu khám phá ưu thế bản thân, chưa định vị được năng lực bản thân mà đã quyết định chọn nghề. Bốn là: Chưa định hướng mục tiêu cuộc đời, không có ước mơ, không biết mình hứng thú gì. Chọn nghề là một bước đi lớn, tuy nhiên vẫn phải nằm trong con đường chiến lược chung của cả cuộc đời. Ví dụ: nếu cuộc đời bạn thích tự do, nhưng chọn nghề lại chọn công việc ổn định, gắn liền với công sở, mang tính lặp đi lặp lại thì rất dễ tuột năng lượng và dễ bỏ nghề. Ngược lại, nếu thích cuộc đời ổn định nhàn hạ, nhưng lại chọn môi trường công việc phải đi nhiều, mạo hiểm, liên tục phải đổi mới, phải thử thách bản thân... thì sẽ vô cùng khổ sở. Năm là: Chưa tìm hiểu kỹ nghề nghiệp (yêu cầu của nghề, thu nhập, nhu cầu xã hội, điều kiện tuyển dụng...) nhưng đã lựa chọn. c. Ba tiêu chí của một nghề nghiệp đúng Sơ đồ: Mô hình chọn nghề gồm 3 tiêu chí Muốn có một nghề nghiệp hợp lý nhất, phải thỏa mãn cả 3 tiêu chí chọn nghề như sau: 17
- Một là cái mình giỏi. Đây là thế mạnh chuyên môn có được từ quá trình học tập khổ luyện, hoặc từ năng khiếu sẵn có và được rèn luyện mài giũa thêm. Hai là cái mình thích. Đây là cái bạn hứng thú làm, mang đến cho bạn niềm vui, sự "hưởng thụ" ngay trong quá trình làm việc, giúp bạn không còn là làm việc mà thực sự là đang sống theo ý thích. Nhờ sự hứng thú này, bạn có động lực để say mê theo đuổi thật sâu và tạo ra các thành phẩm cực kỳ công phu. Nhờ sự hứng thú này, bạn có động lực để sáng tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công việc. Nhờ sự hứng thú này, bạn cảm thấy cuộc sống hạnh phúc khi đi làm, vui vẻ bước đến nơi làm việc. Ba là cơ hội nghề nghiệp. Đây là công việc có nhiều cơ hội tìm việc hoặc có nhiều cơ hội để bạn tự tạo việc làm. Những ngành nghề nào mà xã hội rất cần lao động sẽ dễ có thu nhập tốt. d. Bốn bước chọn nghề: Từ các phân tích trên, có thể tóm tắt các việc cần làm để tự hướng nghiệp một cách hiệu quả cho bản thân như sau: Sơ đồ: Quy trình các bước để tự hướng nghiệp e. Bước 1: Khám phá bản thân Xác định điểm mạnh – điểm yếu – tính cách – sở thích – mục đích sống của bản thân để làm cơ sở cho việc chọn nghề. 18
- Để tìm hiểu phần này, vui lòng đăng kí học phần hoặc tham khảo nội dung giáo trình của học phần “Kỹ năng khám phá bản thân”. BÀI TẬP 4. THỰC HÀNH KHÁM PHÁ THẾ MẠNH CỦA BẢN THÂN Đăng ký học hoặc tìm đọc giáo trình của học phần “Kỹ năng khám phá bản thân”. Từ đó, ứng dụng sáu cách mà giáo trình hướng dẫn để xác định thế mạnh của mình. g. Bước 2: Tìm hiểu các vị trí nghề Như đã phân tích ở trên, “ngành” mà bạn đang học có thể ra trường làm ở nhiều vị trí “nghề” cụ thể khác nhau (tham khảo lại mục . Do đó, bạn cần tìm hiểu xem chuyên ngành bạn đang học có thể làm ở những vị trí cụ thể nào sau khi ra trường. Ở mỗi vị trí nghề nghiệp, bạn cần tìm hiểu các thông tin gồm: - Tên vị trí nghề nghiệp - Mô tả công việc chính của vị trí đó - Yêu cầu đầu vào/ các tiêu chí khi tuyển dụng - Cái hay và cái dở, thuận lợi và khó khăn khi làm việc ở vị trí đó - Mức thu nhập bình quân - Nhu cầu của thị trường/ khả năng tìm việc làm - Những cơ quan nào có nhu cầu tuyển dụng vị trí ấy - Những thông tin khác mà bạn thấy cần thiết phải biết h. Bước 3: Lựa chọn vị trí nghề bằng mô hình "Cây nghề nghiệp" Mô hình "Cây nghề nghiệp" thực chất là mô hình cụ thể hoá 3 nhóm tiêu chí đã tìm hiểu ở trên: + Bên dưới các rễ cây: liệt kê ra CÁI MÌNH GIỎI (các khả năng) + Bên trái tán lá: liệt kê ra CÁI MÌNH THÍCH (các tiêu chí) + Bên phải tán: liệt kê ra CÁI LÀM RA TIỀN (nhu cầu của thị trường lao động, cơ hội việc làm & mức thu nhập) 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phương pháp giảng dạy: Phần 2 - ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh
93 p | 331 | 134
-
Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lí (ở trường THPT): Phần 1
50 p | 635 | 55
-
Giáo trình Xã hội học đại cương - Phần 1
90 p | 150 | 31
-
Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1
81 p | 64 | 19
-
Giáo trình Xã hội học đại cương - TS. Tạ Minh
89 p | 120 | 18
-
Bài giảng Bài 3: Phương pháp học đại học
19 p | 89 | 15
-
Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Tái bản lần thứ mười hai): Phần 1
105 p | 23 | 15
-
Giáo trình Xã hội học đại cương
186 p | 29 | 12
-
Giáo trình Xã hội học đại cương – ThS. Kiều Văn Đạt
67 p | 49 | 10
-
Giáo trình Phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu tâm lý học: Phần 2
141 p | 25 | 10
-
Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Vũ Cao Đàm
62 p | 26 | 9
-
Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên)
94 p | 53 | 9
-
Giáo trình Phương pháp học đại học và kỹ năng lập chiến lược phát triển thời sinh viên: Phần 2
53 p | 15 | 5
-
Giáo trình Phương pháp dạy học đại số và giải tích: Phần 1
71 p | 12 | 5
-
Giáo trình Phương pháp dạy học đại số và giải tích: Phần 2
79 p | 7 | 5
-
Phương pháp học đại học: Phần 1
60 p | 17 | 3
-
Vài ý kiến về nội dung môn Phương pháp học đại học
9 p | 77 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn