Giáo trình Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên - MĐ03: Nuôi cá lăng, cá chiên
lượt xem 33
download
Giáo trình được biên soạn theo Chương trình mô đun Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu nội dung kiến thức và kỹ năng nghề về các công việc kiểm tra cá, tính lượng thức ăn và cho cá ăn hàng ngày; kiểm tra ao, bè và xử lý được các yếu tố môi trường bất lợi cho cá và xử lý nước thải.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên - MĐ03: Nuôi cá lăng, cá chiên
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2014
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghề nuôi cá lăng, cá chiên trong những năm qua đã cung cấp lượng cá thương phẩm lớn cho thị trường. Thành quả đạt được của nghề là rất lớn nhưng nâng cao chất lượng cá lăng, cá chiên thương phẩm là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người nuôi cá cần có những hiểu biết nhất định và tuân thủ qui trình nuôi khoa học. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề nuôi cá và bà con lao động khác có nhu cầu nhằm giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá phát triển bền vững. Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản, chúng tôi đã tiến hành xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình cho nghề Nuôi cá lăng, cá chiên dùng cho học viên. Chương trình, giáo trình đã được phản biện, nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp tại một số đơn vị thông qua các buổi hội thảo. Chương trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp gồm 05 mô đun: Mô đun 01. Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên Mô đun 02. Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên Mô đun 03. Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên Mô đun 04. Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên Mô đun 05. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên Giáo trình Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên được biên soạn theo Chương trình mô đun Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu nội dung kiến thức và kỹ năng nghề về các công việc kiểm tra cá, tính lượng thức ăn và cho cá ăn hàng ngày; kiểm tra ao, bè và xử lý được các yếu tố môi trường bất lợi cho cá và xử lý nước thải. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 96 giờ và gồm 6 bài: Bài 1. Giới thiệu về Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) Bài 2. Cho cá ăn Bài 3. Kiểm tra cá
- 3 Bài 4. Kiểm tra và xử lý môi trường nước ao, bè nuôi cá Bài 5. Xử lý chất thải Bài 6. Ghi nhật ký Nhóm xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các viện, trường, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này được hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được hoàn thiện hơn Tham gia biên soạn Chủ biên: Lê Tiến Dũng Lê Thị Minh Nguyệt
- 4 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 C C THU T NG CHUYÊN M N, CH VI T T T 8 Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 10 TỐT TẠI VIỆT NAM (VIET GAP) 1. Lợi ích của Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam 10 (VietGAP) 1.1. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là gì? 10 1.2. Lợi ích của Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam 11 (VietGAP) 2. Nội dung Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt 12 Nam (VietGAP) 2.1. Các yêu cầu chung 12 2.2. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm 12 2.3. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản 13 2.4. Bảo vệ môi trường 15 2.5. Các khía cạnh kinh tế - xã hội 15 3. Áp dụng nuôi cá lăng, cá chiên theo tiêu chí thực hành nông 17 nghiệp tốt Bài 2. CHO C ĂN 19 1. Lựa chọn thức ăn 19 1.1. Chọn thức ăn công nghiệp 20 1.2. Chuẩn bị thức ăn 25 2. Tính lượng thức ăn và cho cá ăn theo nguyên tắc 4 đúng 31 2.1. Xác định lượng thức ăn hàng ngày cho cá 31 2.2. Xác định thời gian, số lần cho cá ăn 32 2.3. Thực hiện cho cá ăn 32 2.4. Tính hệ số thức ăn 35 Bài 3. KIỂM TRA CÁ 38 1. Kiểm tra hoạt động của cá 38 1.1. Quan sát cá hoạt động 38
- 5 1.2. Quan sát cá ăn 39 2. Kiểm tra ngoại hình cá nuôi 39 3. Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 40 3.1. Kiểm tra khối lượng cá 40 3.2. Tính độ tăng trưởng của cá 43 Bài 4. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ M I TRƯỜNG NƯỚC AO, BÈ NUÔI 45 CÁ 1. Thay nước ao trong quá trình nuôi 45 2. Kiểm tra pH nước 46 2.1. Ảnh hưởng của pH nước ao nuôi đến cá 46 2.2. Đo pH nước 47 2.3. Xử lý khi pH nước ao nuôi vượt ra ngoài mức thích hợp 49 3. Kiểm tra oxy hòa tan trong nước 52 3.1. Ảnh hưởng của oxy hòa tan trong nước đến cá lăng, cá chiên 52 3.2. Đo ôxy hòa tan trong nước 53 3.3. Xử lý khi hàm lượng ôxy hòa tan trong nước vượt ra ngoài mức 54 thích hợp 4. Kiểm tra nhiệt độ nước 55 4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến cá lăng, cá chiên 55 4.2. Đo nhiệt độ nước 55 4.3. Xử lý khi nhiệt độ nước vượt ra ngoài mức thích hợp 56 5. Kiểm tra độ trong và màu nước 56 5.1. Ảnh hưởng của màu nước và độ trong nước nuôi đến cá cá lăng, 56 cá chiên 5.2. Quan sát màu và đo độ trong của nước 57 5.3. Xử lý khi màu và độ trong của nước ao vượt ra ngoài mức thích 58 hợp 6. Kiểm tra NH3 59 6.1. Ảnh hưởng của NH3 đến cá lăng, cá chiên 59 6.2. Đo NH3 59 6.3. Xử lý khi NH3 nước vượt ra ngoài mức thích hợp 60 7. Kiểm tra ao 63 7.1. Kiểm tra bờ 63
- 6 7.2. Kiểm tra cống 63 7.3. Kiểm tra lưới bao 63 7.4. Kiểm tra đáy ao 64 8. Kiểm tra bè nuôi 64 8.1. Đo chỉ tiêu môi trường nước sông khu vực đặt bè 64 8.2. Kiểm tra khung, đáy bè, lồng lưới 65 8.3. Kiểm tra dây, neo bè 67 8.4. Xử lý sự cố 68 Bài 5. XỬ LÝ CHẤT THẢI 69 1. Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải 69 2. Xử lý bùn đáy 70 3. Lắng nước thải 71 4. Tiêu diệt mầm bệnh trong nước thải 72 5. Trả nước thải về môi trường 73 Bài 6. GHI NH T KÝ NUÔI CÁ 75 1. Ý nghĩa của việc ghi nhật ký nuôi cá 75 2. Ghi thông tin về cá giống 75 3. Ghi thông tin về thức ăn 75 4. Ghi thông tin về môi trường nuôi hàng ngày 76 5. Ghi thông tin về mức độ tăng trưởng và hoạt động của cá 78 5.1. Ghi thông tin về kết quả kiểm tra tốc độ tăng trưởng 78 5.2. Ghi thông tin về hoạt động của cá 78 6. Ghi thông tin về thuốc, hóa chất đã sử dụng 79 7. Ghi thông tin về chi phí nuôi, kết quả thu hoạch 81 BÀI ĐỌC THÊM 83 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY M ĐUN 105 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM 123 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 123
- 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ I T T T 1. Khẩu phần: Tỷ lệ % khối lượng thức ăn hàng ngày so với khối lượng cơ thể của sinh vật. Khẩu phần của sinh vật ở giai đoạn nhỏ cao hơn khẩu phần của sinh vật ở giai đoạn lớn. 2. FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn Là số đơn vị khối lượng thức ăn phải tiêu tốn để tăng lên 1 đơn vị khối lượng cơ thể sinh vật. FCR được tính bằng cách lấy tổng khối lượng thức ăn cho ăn chia cho tổng khối lượng tăng lên của cơ thể sinh vật. FCR phụ thuộc vào chất lượng thức ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn. 3. ppm: Nồng độ phần triệu Có thể thể hiện bằng g/m3 hay mg/l nếu chất hòa tan ở thể rắn hoặc ml/m3 nếu chất hòa tan ở thể lỏng.
- 8 MÔ ĐUN QUẢN LÝ AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Mã mô đun: MĐ 03 Mô đun Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên có thời gian học tập 96 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành, 05 giờ kiểm tra định kỳ và 05 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về các công việc kiểm tra cá, tính lượng thức ăn và cho cá ăn hàng ngày; kiểm tra ao, bè và xử lý được các yếu tố môi trường bất lợi cho cá và xử lý nước thải đạt chất lượng và hiệu quả cao. Mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết của mô đun được trình bày ở lớp học và học viên được thực hành tại các cơ sở nuôi cá lăng, cá chiên. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên.
- 9 Bài 1. GIỚI THIỆU Ề THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT TẠI IỆT NAM ( IET GAP) Mã bài: MĐ 03-01 Theo sự phát triển về kinh tế, nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển từ “ăn no, mặc ấm” sang “ăn ngon, mặc đẹp”. “Ăn ngon” hiểu theo nghĩa rộng là ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sống tốt cho cộng đồng. Cùng với đáp ứng nhu cầu cung cấp đạm cho dinh dưỡng trong nước, sản phẩm nuôi trồng thủy sản đang hướng đến xuất khẩu với yêu cầu rất cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sống. Việc giới thiệu, hướng dẫn cho người nuôi cá lăng, cá chiên áp dụng các biện pháp theo tiêu chuẩn của thực hành nuôi trồng thủy sản tốt ở Việt Nam (VietGAP) là cần thiết để sản phẩm cá lăng, cá chiên của nước ta vững vàng bước ra thế giới, góp phần phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho người nuôi cá. Mục tiêu - Hiểu được lợi ích của Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Viet GAP); - Nêu được nội dung Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Viet GAP); A. Nội dung 1. Lợi ích của Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại iệt Nam (VietGAP) 1.1. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là gì? Thực hành nông nghiệp tốt (GAP, Good Agriculture Practices) đã phát triển vào những năm gần đây, là kết quả của nhiều mối quan tâm, cam kết của những người quản lý sản xuất thực phẩm đối với an ninh lương thực, chất lượng và an toàn thực phẩm, sự bền vững môi trường của ngành nông nghiệp. GAP áp dụng những kiến thức sẵn có vào sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng, an toàn, bền vững môi trường. Lợi ích của những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt mang lại rất lớn. Nó giúp cho những người nông dân nhận được giá trị tăng thêm từ những sản phẩm của họ do được áp dụng một quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và an toàn; người tiêu dùng sẽ có những sản phẩm chất lượng và an toàn; những nhà kinh doanh sẽ có những lợi nhuận nhiều hơn từ những sản phẩm tốt hơn còn cộng đồng sẽ có một môi trường tốt hơn và thân thiện với môi trường hơn.
- 10 Thực hành nông nghiệp tốt GAP có mức độ khác nhau tùy theo trình độ sản xuất: GAP t àn c u (GlobalGAP) Quy trình sản xuất - chế biến - bảo quản hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng hóa nông sản đạt tiêu chuẩn GlobalG P có thể xuất khẩu đến tất cả các nước trên thế giới, kể cả những nước đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất như Mỹ, Nhật, Canada... GAP châu Âu (EuroGAP) Sản xuất theo quy trình G P của các nước châu u Pháp, nh, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ...). Hàng hóa nông sản nhập khẩu vào châu u phải có chứng nhận Euro GAP. ASEANGAP Tiêu chuẩn G P của các nước Đông Nam khối S N). p dụng quy trình này thì nông sản được ph p nhập vào các nước thành viên S N. VietGAP Thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam quy định những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nông, thủy sản bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 1.2. Lợi ích của Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại iệt Nam (VietGAP) Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAP, Vietnamese Good Aquaculture Practices) là Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Việc thực hiện Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam mang lại các lợi ích: - Tạo niềm tin cho khách hàng. - Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Nâng tầm của nhà sản xuất trên thị trường. - Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính. - Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng - đấu thầu. - Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- 11 - Đáp ứng qui định của Nhà nước và các nước dự định bán hàng trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng. 2. Nội dung Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại iệt Nam (VietGAP) Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Các nội dung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm: 2.1. Các yêu c u chung Các yêu cầu chung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về: 2.1.1. Yêu c u pháp lý - Hoạt động của cơ sở nuôi phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. - Cơ sở nuôi phải có hồ sơ đăng ký hoạt động sản xuất hợp lệ. - Vị trí địa lý của cơ sở nuôi phải được xác định rõ ràng. - Cơ sở nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản. 2.1.2. Hồ sơ ghi chép - Cơ sở nuôi phải xây dựng hệ thống đánh dấu cho từng khu vực sản xuất và thể hiện trên sơ đồ/bản đồ. - Phải có hồ sơ ghi ch p tổng thể và chi tiết đến từng ao nuôi bao gồm các thông tin về hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra tại cơ sở nuôi. - Cơ sở nuôi phải có hồ sơ và tài liệu hướng dẫn về đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). 2.1.3. Truy xuất nguồn gốc - Trong trường hợp cơ sở nuôi chỉ xin đăng ký cấp chứng nhận VietGAP cho một phần của sản phẩm thì phải có hệ thống phân biệt chứng minh được các sản phẩm được cấp chứng nhận VietG P và không được chứng nhận VietGAP. - Việc di chuyển động vật thủy sản nuôi bên trong cơ sở nuôi, từ ngoài vào hoặc từ trong ra phải lưu vào hồ sơ và truy xuất được. 2.2. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo được chất lượng và vệ sinh an toàn
- 12 thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 2.2.1. Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học - Cơ sở nuôi phải thực hiện kiểm kê, cập nhật tất cả các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong kho. - Cơ sở nuôi chỉ được sử dụng những loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học nằm trong danh mục được ph p lưu hành của cấp có thẩm quyền và phương pháp điều trị đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn áp dụng đối với từng loài nuôi cụ thể. - Cơ sở nuôi phải bảo quản các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học theo hướng dẫn ghi trên nhãn, đúng quy định. - Các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học quá hạn sử dụng phải được loại bỏ đúng cách. 2.2.2. Vệ sinh - Cơ sở nuôi phải có bản đánh giá mối nguy về an toàn vệ sinh. - Cơ sở nuôi phải có các văn bản hướng dẫn về an toàn vệ sinh. 2.2.3. Chất thải - Các loại chất thải và nguồn có khả năng gây ô nhiễm phải được nhận diện tại cơ sở nuôi. - Cơ sở nuôi phải có hệ thống và thực hiện thu gom, phân loại, tập kết và xử lý rác/ chất thải đúng qui định. - Cơ sở nuôi phải dọn sạch rác và chất thải. - Cơ sở nuôi phải có đủ nhà vệ sinh tự hoại và nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh không làm nhiễm bẩn khu vực sản xuất và hệ thống cấp nước. 2.2.4. Thu hoạch và sau thu hoạch - Thu hoạch và vận chuyển sản phẩm nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Giữa hai vụ nuôi, cơ sở nuôi phải thực hiện tẩy trùng và/hoặc tạm ngừng nuôi. 2.3. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất.
- 13 2.3.1. Kế h ạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản - Phải có Kế hoạch quản lý sức khỏe vật nuôi và được cán bộ chuyên môn xác nhận. - Tất cả các biện pháp điều trị bệnh động vật thủy sản nuôi phải được áp dụng và được ghi chép phù hợp với các quy định hiện hành (nếu có) và phù hợp với Kế hoạch quản lý sức khỏe vật nuôi. 2.3.2. Con giống và thức ăn - Con giống thả nuôi phải được mua từ cơ sở cung cấp giống đã được cơ quan thẩm quyền chứng nhận đạt chuẩn. - Con giống đưa vào cơ sở nuôi phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và phải được kiểm dịch. - Lượng thức ăn và chế độ cho ăn cho ăn phải phù hợp với nhu cầu của động vật thủy sản nuôi. - Thức ăn sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng. Nếu là thức ăn công nghiệp thì phải được cấp ph p lưu hành của cơ quan thẩm quyền. - Cơ sở nuôi phải có tài liệu ghi chép về các chất bổ sung vào thức ăn nếu có sử dụng. - Các loại thức ăn, bao gồm cả thức ăn có trộn thuốc, phải được bảo quản và sử dụng theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất. 2.3.3. Điều trị - Không sử dụng các loại hormone và các chất kháng sinh để kích thích tăng trưởng hay phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi. - Cơ sở nuôi phải lưu giữ hồ sơ về việc mua và sử dụng thuốc thú y hợp pháp bao gồm cả việc sử dụng thức ăn trộn dược phẩm. 2.3.4. Theo dõi tỷ lệ sống - Số lượng con giống, khối lượng trung bình, mật độ nuôi và tổng sinh khối của động vật thủy sản nuôi phải được theo dõi thường xuyên. - Các dấu hiệu động vật thủy sản nuôi bị stress hoặc bị bệnh phải được ghi chép hàng ngày. - Việc kiểm tra và loại bỏ động vật thủy sản nuôi bị chết phải được thực hiện hàng ngày. - Cơ sở nuôi phải thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan về dịch bệnh theo quy định. - Cơ sở nuôi phải có hệ thống thu gom và xử lý động vật thủy sản chết theo quy định.
- 14 2.4. Bảo vệ môi trường Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trường của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. 2.4.1. Quản lý tác động môi trường - Cơ sở nuôi phải đánh giá tác động môi trường ĐTM) có sự tham gia của cộng đồng và thông báo công khai kết quả. - Cơ sở nuôi xây dựng sau tháng 5 năm 1999 phải nằm ngoài các hệ sinh thái rừng ngập mặn hoặc các khu vực đất ngập nước tự nhiên có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái như đã nêu trong ĐTM. - Vị trí cơ sở nuôi và các cơ sở vật chất liên quan phải nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn (KVBT) quốc gia hoặc quốc tế. - Nếu KVBT nằm trong hạng mục V hoặc VI của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), cần có sự đồng ý của cơ quan quản lý KVBT. 2.4.2. Sử dụng và thải nước - Việc sử dụng nước và xả thải phải tuân thủ các yêu cầu của cơ quan chức năng. - Không sử dụng nước sinh hoạt nước máy) để pha loãng, làm giảm độ mặn trong ao nuôi. - Cơ sở nuôi phải thường xuyên quan trắc và quản lý chất lượng nước - Cơ sở nuôi không được làm nhiễm mặn các nguồn nước ngọt tự nhiên. - Các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương phải được thông báo khi nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn. - Bùn thải từ cơ sở nuôi phải được gom và lưu trữ đúng cách. 2.4.3. Kiểm soát địch hại - Không áp dụng phương pháp kiểm soát địch hại gây chết đối với động vật. - Hoạt động của cơ sở nuôi không được gây chết cho những loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. 2.5. Các khía cạnh kinh tế - xã hội Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động
- 15 Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người nuôi và các cộng đồng xung quanh. Nuôi trồng thủy sản phải tích cực đóng góp vào sự phát triển nông thôn, đem lại lợi ích, sự công bằng và góp phần giảm đói nghèo cũng như tăng cường an ninh thực phẩm ở địa phương. Do đó các vấn đề kinh tế - xã hội phải được xem xét trong tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi từ xây dựng, phát triển và triển khai các kế hoạch nuôi trồng thủy sản. 2.5.1. Điều kiện làm việc - Tất cả lao động làm thuê tại cơ sở nuôi phải đủ 15 tuổi trở lên. - Đối với người lao động dưới 18 tuổi, cơ sở nuôi phải áp dụng các điều kiện làm việc sau: 1. Có quyền được đi học nếu muốn); 2. Tổng số giờ làm việc không vượt quá 8 giờ/ ngày; 3. Giới hạn ở mức độ lao động nhẹ, giản đơn; 4. Không nguy hiểm đến tính mạng - Người lao động phải được phép nghỉ việc và nhận đủ tiền công cho cả ngày làm việc cuối cùng khi có đơn xin nghỉ hợp lý. - Người lao động được phép thành lập hoặc tham gia các tổ chức để bảo vệ quyền lợi của họ (kể cả quyền đàm phán tập thể) mà không bị người sử dụng lao động can thiệp và không phải chịu hậu quả nào sau khi thực hiện quyền này. - Người lao động không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động khác ở cơ sở nuôi. - Chủ cơ sở nuôi phải tôn trọng nhân phẩm tất cả các công nhân làm thuê. - Thời gian làm việc ngoài giờ phải đảm bảo các điều kiện sau: 1. Là tự nguyện; 2. Không vượt quá mức tối đa theo quy định của Nhà nước; 3. Chỉ xảy ra trong trường hợp đặc biệt không thường xuyên); 4. Được trả công cao hơn quy định. - Điều kiện sinh hoạt của người lao động phải đảm bảo vệ sinh. 2.5.2. An toàn lao động và sức khỏe - Chủ cơ sở nuôi phải có văn bản đánh giá về các mối nguy đối với sức khỏe, sự an toàn của người lao động và quy trình giải quyết. - Chủ cơ sở nuôi phải tạo môi trường sống và làm việc an toàn cho công nhân.
- 16 - Tất cả người lao động phải được đào tạo, hướng dẫn về sức khỏe và an toàn lao động. - Tất cả các tai nạn phải được ghi chép lại và phải có các hành động xử lý đối với từng tai nạn. 2.5.3. Hợp đồng và tiền lương (tiền công) - Người lao động thường xuyên phải có hợp đồng lao động và hiểu rõ các điều khoản ghi trong hợp đồng lao động của họ - Thời gian thử việc tối đa phải đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Chủ cơ sở nuôi phải trả không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành. - Phải có Bảng chấm công ghi số giờ làm việc của mỗi lao động ở cơ sở nuôi. - Lương hoặc tiền công phải được trả bằng tiền mặt hoặc bằng cách tiện lợi nhất cho người lao động. 2.5.4. Các kênh liên lạc - Chủ cơ sở nuôi phải bảo đảm tất cả người lao động có các kênh liên lạc thích hợp với chủ lao động về các vấn đề liên quan tới quyền lao động và điều kiện làm việc. - Tất cả các vấn đề khó khăn mà người lao động nêu ra phải được chủ cơ sở nuôi xem xét và phản hồi. 2.5.5. Các vấn đề trong cộng đồng Chủ cơ sở nuôi phải xây dựng và áp dụng các phương án giải quyết mâu thuẫn đối với cộng đồng xung quanh. 3. Áp dụng nuôi cá lăng, cá chiên the tiêu chí thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Cá lăng, cá chiên có giá trị kinh tế cao do thơm ngon, được tiêu thụ nhiều trong các nhà hàng, khách sạn... với giá cao hơn một số loài thủy sản xuất khẩu phổ biến khác. Tuy nhiên, do kỹ thuật nuôi chưa được xây dựng hoàn chỉnh, quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên việc xây dựng và áp dụng Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt đối với 2 loài cá này chưa được quan tâm đúng mức. Trong tương lai, cá lăng, cá chiên có thể được xuất khẩu sang thị trường quốc tế với đòi hỏi về chất lượng và bảo vệ môi trường nghiêm ngặt hơn thị trường nội địa nhiều.
- 17 Mặt khác, khi khách quốc tế đến nước ta ngày càng nhiều, thị trường nội địa cũng sẽ có yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng của cá lăng, cá chiên và bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Để cá lăng, cá chiên Việt Nam có chỗ đứng ổn định, có ưu thế cạnh tranh ở thị trường quốc tế và trong các nhà hàng, khách sạn nội địa như một hình thức “xuất khẩu tại chỗ”, việc xây dựng, tuyên truyền và áp dụng Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt là rất cần thiết đối với các cơ quan chức năng và các cơ sở và cá nhân nuôi cá lăng, cá chiên thương phẩm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: 1. Nêu ý nghĩa của thực hành nông nghiệp tốt. 2. Nêu các nội dung chính áp dụng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chí thực hành nông nghiệp tốt. C. Ghi nhớ VietGAP yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn, công bằng, giảm đói nghèo và an ninh thực phẩm ở địa phương. VietGAP sẽ tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- 18 Bài 2. CHO CÁ ĂN Mã bài: MĐ 03-02 Cho cá ăn là công việc hàng ngày trong quá trình nuôi nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, giúp cá tăng trưởng nhanh. Hiện nay cá lăng, cá chiên được nuôi trong ao, lồng, cho ăn bằng cá tươi, thức ăn công nghiệp nên chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành. Cho cá ăn được thực hiện 2 - 3 lần/ngày tùy giai đoạn nuôi. Người nuôi cần biết điều chỉnh tăng, giảm lượng thức ăn trên cơ sở tính toán lượng thức ăn mỗi ngày là góp phần giữ sạch môi trường, giảm chi phí thức ăn, bảo đảm hiệu quả kinh tế. Mục tiêu - Nêu được yêu cầu của thức ăn công nghiệp; - Chọn và chế biến được thức ăn cho cá đạt chất lượng; - Tính được lượng thức ăn và thực hiện cho cá ăn theo nguyên tắc 4 đúng. A. Nội dung 1. Lựa chọn thức ăn Có thể cho cá lăng, cá chiên ăn bằng các cách sau: - Cho ăn cá tươi. Các loại cá này cá linh, đối…) phải còn tươi nên không sử dụng cá biển tạp cho cá lăng, cá chiên ăn hay cá được ướp bảo quản bằng các hóa chất bị cấm như hàn the, kháng sinh... Cho ăn khi cá lăng, cá chiên mới được thả nuôi. Hình 3.2.1. Cá tươi
- 19 - Cho ăn thức ăn tự chế biến gồm cám hay thức ăn công nghiệp trộn với trùn quế hoặc cá tươi xay nhuyễn. Thực hiện khi chuyển đổi từ cho ăn thức ăn tươi sang thức ăn công nghiệp. Hình 3.2.2. Trùn quế - Cho ăn thức ăn công nghiệp là thức ăn p viên được chế biến công nghiệp, được tính toán và phối trộn hợp lý các thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng nuôi. Thức ăn viên công nghiệp cho cá lăng, cá chiên có độ đạm 35% trở lên, dạng nổi hoặc chìm. Hình 3.2.3. Thức ăn viên dạng nổi - Ngoài ra, có thể bổ sung cá sống của một số loài cá nhỏ như rô phi để làm thức ăn cho cá lăng, cá chiên. 1.1. Chọn thức ăn công nghiệp 1.1.1. Yêu c u kỹ thuật Chất lượng thức ăn, bao bì và cách bảo quản thức ăn nuôi cá phải đúng theo quy định. Các thông tin trên bao bì và cách bảo quản góp phần vào việc chọn loại thức ăn nuôi cá phù hợp. - Chỉ tiêu cảm quan Thức ăn viên cần đảm bảo các yêu cầu quy định ở bảng 3.2.1 Bảng 3.2.1. Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên STT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Hình dạng bên ngoài Viên hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt
212 p | 393 | 78
-
Giáo trình Cho cua ăn và quản lý ao, ruộng nuôi cua - MĐ04: Nuôi cua đồng
96 p | 193 | 58
-
Giáo trình Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi - MĐ04: Nuôi tôm càng xanh
140 p | 162 | 51
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa - MĐ01: Nuôi cá tra, cá ba sa
121 p | 223 | 46
-
Giáo trình quản lý chất lượng trong ao nuôi cá nước ngọt
212 p | 204 | 42
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè cá lăng, cá chiên - MĐ01: Nuôi cá lăng, cá chiên
117 p | 179 | 42
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - MĐ04: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
97 p | 127 | 35
-
Giáo trình Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá tra, cá ba sa - MĐ02: Nuôi nuôi cá tra, cá ba sa
102 p | 144 | 34
-
Giáo trình Quản lý ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa - MĐ03: Nuôi cá tra, cá ba sa
115 p | 139 | 33
-
Giáo trình Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên - MĐ02: Nuôi cá lăng, cá chiên
109 p | 120 | 29
-
Giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
42 p | 36 | 9
-
Bài giảng mô đun Nuôi cá nước ngọt (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
64 p | 24 | 7
-
Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
107 p | 20 | 7
-
Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
107 p | 17 | 7
-
Giáo trình Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
107 p | 17 | 6
-
Giáo trình Quản lý môi trường ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
107 p | 34 | 6
-
Giáo trình mô đun Nuôi cua (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
36 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn