GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 6
lượt xem 33
download
3.7. Tổng hợp đánh giá TNSX đất lâm nghiệp Trên cơ sở kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp ở các vùng, chúng tôi tổng hợp kết quả đánh giá trong bảng 3.7; bảng 3.8 và bảng 3.9. Dựa trên kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp theo 8 vùng sinh thái nông nghiệp, cụ thể đưa ra một số đánh giá như sau: Nếu coi đất đai thuộc cấp I và II là những đất có độ phì cao và khá, yếu tố hạn chế trong sử dụng ít và nhìn chung thuận lợi trong sử dụng đất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 6
- 49 3.7. Tổng hợp đánh giá TNSX đất lâm nghiệp Trên cơ sở kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp ở các vùng, chúng tôi tổng hợp kết quả đánh giá trong bảng 3.7; bảng 3.8 và bảng 3.9. Dựa trên kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp theo 8 vùng sinh thái nông nghiệp, cụ thể đưa ra một số đánh giá như sau: Nếu coi đất đai thuộc cấp I và II là những đất có độ phì cao và khá, yếu tố hạn chế trong sử dụng ít và nhìn chung thuận lợi trong sử dụng đất thì sắp xếp theo thứ tự các vùng là: (i) Trung tâm - 82; (ii) Đông Nam Bộ - 67%, (iii) Tây Nguyên - 42%; (iv) Khu IV cũ - 39%; (v) DHMT - 31%; (vi) Tây Bắc - 20% và Đông Bắc - 16%. Bảng 3.7. Tổng lượng TNSX đất lâm nghiệp vùng khu IV Tiềm năng đất sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Các tiêu chí Đất Đất Đất Đất Có Có Có Có rừng trống rừng trống rừng trống rừng trống Độ dốc 2,1 9,7 14,1 14,4 29,6 15,9 11,4 2,7 Độ dày tầng đất 7,9 6,0 33,3 21,4 16,0 15,4 TPCG 21,0 30,3 8,1 21,4 7,9 4,1 Hàm lượng hữu cơ 8,9 0,2 26,9 4,1 16,7 20,7 4,2 18,3 Đánh giá tổng hợp 0,08 0,03 21,7 17,4 34,8 22,1 0,6 3,3 Nếu xét đến cấp IV là cấp có độ phì kém, yếu tố hạn chế trong sử dụng lớn thì 3 vùng có diện tích đáng kể là DHMT (43%), tiếp đến là Tây Bắc và Đông Bắc có tỷ lệ gần như nhau (17%). Các vùng còn lại có diện tích nhỏ, đặc biệt là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng Trung tâm, hầu như không đáng kể. Đối với đất có rừng cấp I và II phân bố ở các vùng như sau: Vùng Đông Nam Bộ (67%), tiếp theo là vùng Trung tâm (43%), vùng Tây Nguyên (34%), Khu IV cũ (22%), các vùng còn lại diện tích không đáng kể. Đất không có rừng đa số phân bố ở cấp III và IV trong đó đáng chú ý là cấp III. Tây Bắc chiếm tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất (52%), sau đó là các vùng Đông Bắc, Khu IV và Tây Ngưyên, còn cấp IV vùng Duyên Hải Miền Trung chiếm diện tích lớn (19,3%), sau đó là Tây Bắc (14%). Đất không có rừng ở cấp II với độ phì tiềm tàng khá và yếu tố hạn chế trong sử dụng không lớn thì vùng Trung tâm chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (40%). Bảng 3.8. Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Duyên hải Miền Trung Tiềm năng đất sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Các tiêu chí Đất Đất Đất Đất Có Có Có Có rừng trống rừng trống rừng trống rừng trống Độ dốc 11,5 23,2 6,3 5,3 1,7 1,4 34,0 10,6 Độ dày tầng đất 14,5 23,5 18,2 6,4 21,8 15,6 TPCG 2,8 5,2 48,9 35,1 2,0 6,0 Hàm lượng hữu cơ 0,9 0,0 6,2 0,4 18,0 1,6 29,3 44,2 Đánh giá tổng hợp 0,0 0,0 10,1 21,3 20,3 5,7 23,3 19,3
- 50 Tóm lại có thể nêu một số nhận định sau: Các vùng Trung tâm, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 3 vùng có tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp cao nhất thuộc cấp I. Mỗi vùng có những ưu thế đặc biệt riêng: vùng Trung tâm có tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp thuộc cấp I và II lớn nhất trong toàn quốc, tầng đất nhìn chung dày, lượng chất hữu cơ trong đất khá và thành phần cơ giới với đất thịt chiếm ưu thế tuyệt đối, đất không có rừng chiếm diện tích khá lớn ở cấp II, phần hạn chế đáng quan tâm là có độ dốc lớn nhưng nằm trong phạm vi hoạt động bình thường của ngành lâm nghiệp. Vùng Đông Nam Bộ có ưu điểm nổi bật là độ dốc thấp, độ dày tầng đất nhìn chung còn khá, đất có rừng hơn một nửa diện tích nằm trong cấp II, diện tích đất xám chiếm khá lớn, mực nước ngầm thấp là điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng lâm nghiệp phát triển. Vùng Tây Nguyên thường được đề cập tới là vùng đất đai “tốt nhất” trong cả nước, nhưng thực tế xem xét trên 4 yếu tố đã nếu thì Tây Nguyên đứng ở vị trí thứ 3 sau vùng Trung tâm và Đông Nam Bộ. Diện tích đất có rừng chủ yếu phân bố ở cấp II và III với tỉ lệ xấp xỉ nhau (33 - 39%). Diện tích đất không có rừng chủ yếu nằm ở cấp III (18,4%). Tuy nhiên, với đặc điểm đa dạng của yếu tố khí hậu Tây Nguyên, với đất bazan màu mỡ nên rừng lá rộng thường xanh có trữ lượng cao (500m3/ha/năm), đường kính cây thành thục công nghệ lớn (>60cm), rừng Thông ba lá có trữ lượng và lượng tăng trưởng khá cao (10-12m3/ha/năm), tiềm năng sản xuất của đất khá cao. Vùng rừng khộp có địa hình rất bằng phẳng nhưng có khó khăn nhất định, đất bazan thoái hóa nên gây trồng rừng cũng không hoàn toàn thuận lợi, năng suất rừng trồng thấp, kể cả các loài cây mọc nhanh. - Vùng Khu IV cũ so với vùng Tây Nguyên có các giá trị phân cấp gần như tương đương ở các cấp I, II và III kể cả đất có rừng và không rừng và có thể xếp và vị trí thứ hai sau nhóm I của 3 vùng: Trung tâm, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. - Vùng Tây Bắc thường được cho là vùng đất thoái hóa mạnh do độ dốc cao, độ che phủ rừng thấp, xói mòn mạnh, khí hậu khô hạn hơn nhưng khi phân tích các yếu tố độ dày, lượng hữu cơ trong đất thì không hoàn toàn thấp, có một số loại đất với độ phì cao phát triển trên đá vôi, đá mácma kiềm, trên phiến sa thạch tím. Tổng hợp lại, Tây Bắc có thể xếp trên vùng Duyên Hải Miền Trung và cả vùng Đông Bắc. Vì vậy cần phải nhìn lại tiềm năng sản xuất đất của vùng Tây Bắc.- Vùng Đông Bắc thực ra không được thuận lợi như các vùng đã kể trên do yếu tố hạn chế lớn về độ dốc (80%), độ dày tầng đất và hàm lượng hữu cơ nhưng so với vùng Duyên Hải Miền Trung thì tỉ lệ đất ở cấp IV thấp hơn nhiều (17% so với 43%) và có thể xếp Duyên Hải Miền Trung ở mức cuối cùng vì có nhiều khó khăn trong sử dụng và độ phì đất kém hơn. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có đặc thù riêng, đặc biệt trong phân hạng, đánh giá tiềm năng sản xuất đất ngập mặn và chua phèn trong đó thấy rằng: Hơn một nửa diện tích đất lâm nghiệp thích hợp trong sử dụng, độ phì khá ít yếu tố hạn chế, còn một nửa diện tích trong sử dụng bị hạn chế cần có đầu tư thỏa đáng. Các mô hình sử dụng đất theo hướng Nông - Ngư kết hợp hoặc Nông - Lâm - Ngư kết hợp cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá tiềm năng sản xuất đất mới phát huy hiệu quả kinh tế và đảm bền vững môi trường
- 51 Bảng 3.10. Tổng hợp đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp theo các vùng Các Cấp TNSX (Tính theo % diện tích đất Lâm nghiệp) Cấp I Cấp II Cấp II Vùng Không Không Không Tổng số Có rừng Tổng số Có rừng Tổng số Có rừng có rừng có rừng có rừng 1. Tây Bắc 3,5 1,5 2,0 16,0 2,3 13,7 63,2 10,9 52,3 2. Trung tâm 3,0 3,0 - 79,5 4,0 39,5 17,5 2,1 15,4 3. Đông Bắc 0 - - 15,5 5,3 19,2 67,7 18,3 29,1 4. Khu IV cũ 0,11 0,08 0,03 39,1 21,7 17,4 56,9 34,8 22,1 5. DHMT 0 - - 31,4 10,1 21,3 26,0 20,3 5,7 6. Tây Nguyên 2,8 1,2 1,6 39,2 33,1 6,1 57,5 39,1 18,4 7. Đông Nam Bộ 10,2 7,7 2,5 57,4 51,6 5,8 31,9 22,5 9,4 8. ĐBSCL 3,7 - - 48,2 - - 48,2 - - Ghi chú: ĐBSCL đánh giá theo 3 cấp: TNSX cao (Cấp I); TNSX trung bình (Cấp II); TNSX hạn chế (Cấp III). 3. 8. Xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã Đặc điểm đất đai là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định đến sinh trưởng và phát triển của rừng. Chính vì vậy việc lựa chọn loài cây trồng phải tuân thủ theo nguyên tắc “Đất nào cây ấy”. Việc đánh giá đất đai tập trung vào việc xác định tiềm năng của đất và độ thích hợp cây trồng. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lý và các chủ sở hữu đất xem xét để lựa chọn phương án sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí và hàng loạt các chỉ tiêu cụ thể. Các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất đai được đề xuất trên các nguyên tắc sau: Tiêu chuẩn: Những qui định cơ bản làm cơ sở cho việc xác định và đánh giá tiềm năng đất đai và độ thích hợp của cây trồng Tiêu chí: Các nhân tố cụ thể và mối quan hệ giữa chúng đảm bảo tuân thủ và phù hợp của các tiêu chuẩn Chỉ tiêu: Những thông số về chất hoặc về lượng có thể đo đếm được để đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chuẩn. Đồng thời các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất đai phải: Phản ánh đặc điểm độ phì của đất và điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến việc đánh giá đất đai Có thể thu thập và xác định được Đơn giản và dễ áp dụng. Trên cơ sở này 2 tiêu chuẩn cho đánh giá đất đai được đề xuất là (i) Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên và (ii) Tiêu chuẩn về điều kinh tê - xã hội. 3.8.1. Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên đề xuất gồm 7 tiêu chí là: (i) Loại đất; (ii) Chất hữu cơ;
- 52 (iii) Độ dốc; (iv) Độ dày tầng đất; (v) Thực bì chỉ thị; (vi) Lượng mưa và (vii) độ cao với tổng số chỉ tiêu định lượng là 26. Chi tiết về các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên được nêu ở dưới đây. Tiêu chí Tiêu chí 1 - Loại đất Loại đất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây trồng và mức độ thích hợp đối với loài cây lựa chọn gây trồng. Loại đất được xác định thông qua TPCG. 1.1. Đất có TPCG nặng (Fs, Fk, Ff) 1.2. Đất có TPCG trung bình (Fa, Fp) 1.3. Đất có TPCG nhẹ (Fq) Tiêu chí 2 - Chất hữu cơ Là một trong những yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất rừng. Xác định chất hữu cơ trong đất dựa vào màu sắc và độ dày của tầng mùn. 2.1. Tầng mùn dày trên 5cm, màu đen sẫm 2.2. Tầng mùn dày 2 - 5cm, màu đen 2.3. Tầng mùn dày dưới 2cm, màu xám nhạt Tiêu chí 3 - Độ dày tầng đất Độ dày tầng đất quyết định sự phát triển của hệ rễ và là nơi cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây trồng. Xác định độ dày tầng đất qua 4 cấp đề xuất: 3.1. Độ dày tầng đất trên 100cm. 3.2. Độ dày tầng đất trên từ 50-100cm. 3.3. Độ dày tầng đất trên từ 30-50cm. 3.4. Độ dày tầng đất trên dưới 30cm. Tiêu chí 4 - Độ dốc Độ dốc là yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và điều kiện gây trồng, mức độ xói mòn của đất. Độ dốc được xác định thông qua 4 cấp: 4.1. Độ dốc dưới 150; 4.2. Độ dốc dưới từ 15 - 250; 4.3. Độ dốc dưới từ 25 - 350; 4.4. Độ dốc dưới trên 350 Tiêu chí 5 - Thực bì chỉ thị Là nhân tố phản ánh độ phì hiện tại của đất và mức độ thoái hoá của đất và tiềm năng tái sinh của rừng. Thực bì chỉ thị phân ra 3 trạng thái: (1).Trạng thái Ic: Mật độ cây gỗ tái sinh với chiều cao trên 1m đạt trên 1000cây/ha.( 2). Trạng thái Ib: Mật độ cây gỗ tái sinh với chiều cao trên 1m dưới 1000cây/ha, chủ yếu cây bụi thảm tươi. (3). Trạng thái Ia: Trảng cỏ xen cây bụi rải rác. Tiêu chí 6 - Lượng mưa bình quân năm Ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ nước của đất và sinh trưởng cây trồng, tiềm năng xói mòn. Lượng mưa chia thành 5 cấp: 6.1. Lượng mưa trên 2500mm. 6.2. Lượng mưa từ 2000 - 2500mm. 6.3. Lượng mưa từ 1500 - 2000mm. 6.4. Lượng mưa từ 1000 - 1500mm. 6.5. Lượng mưa dưới 1000mm. Tiêu chí 7 - Độ cao tuyệt đối Là nhân tố liên quan đến chế độ nhiệt ẩm và phân bố cây trồng. Độ cao dự kiến chia ra 4 cấp như sau: 1. Độ cao trên 1000m; 2. Độ cao trên từ 700 - 1000m; 3. Độ cao trên từ 300 - 7000m; 4. Độ cao trên dưới 300m.
- 53 3.8.2. Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện KTXH có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đất đai và phản ánh mức độ thuận lợi hay khó khăn đối với công tác phát triển trồng rừng ở địa phương. Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội đề xuất gồm 4 tiêu chí là: (i) Điều kiện giao thông và thị trường; (ii) Mật độ dân số; (iii) Thu nhập bình quân; (iv) Nhu cầu địa phương. Tuy nhiên đối với tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội rất khó có thể đưa ra chỉ tiêu định lượng cụ thể mà mới được đề cập theo định tính. Do vậy các tiêu chí và chỉ tiêu về kinh tế - xã hội sẽ được thử nghiệm thông qua việc điều tra đánh giá theo phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA). Chi tiết về các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện kinh tế - xã hội như trình bày dưới đây. Tiêu chí, chỉ tiêu: 1. Tiêu chí 1 - Giao thông và thị trường 1.1. Điều kiện giao thông (khu vực trồng rừng cách đường chính dưới 5km) và thị trường tốt (cách nơi tiêu thụ, chế biến dưới 50km). 1.2. Điều kiện giao thông trung bình (khu vực trồng rừng cách đường chính dưới 5 - 10km) và thị trường trung bình (cách nơi tiêu thụ, chế biến dưới 50 - 100km) 1.3. Điều kiện giao thông (khu vực trồng rừng cách đương chính dưới 5 - 10km) và thị trường trung kém (cách nơi tiêu thụ, chế biến dưới trên 100km). 2. Tiêu chí 2 - Mật độ dân số 2.1. Mật độ dân số cao (trên 200 người/km2). 2.2. Mật độ dân số trung bình (từ 100 - 200 người/km2). 2.3. Mật độ dân số thấp (dưới 100 người/km2). 3. Tiêu chí 3 - Thu nhập bình quân người năm 3.1. Thu nhập bình quân cao. 3.2. Thu nhập bình quân trung bình. 3.3. Thu nhập bình quân thấp. 4. Tiêu chí 4 - Nhu cầu địa phương: 4.1. Trồng loại cây gì 4.2. Ai tham gia trồng (hộ gia đình, nhóm hộ...) 4.3. Khi nào trồng 4.4. Phương thức quản lý 3.9. Thử nghiệm tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất đai 3.9.1. Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp thử nghiệm Mục tiêu Để có cơ sở cho việc lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đề xuất cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng, việc thử nghiệm bộ tiêu chí và các chỉ tiêu đề xuất có hai mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của bộ tiêu chí và chỉ tiêu đề xuất cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng. Điều chỉnh và hoàn thiện bộ tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nội dung
- 54 Nhằm đạt được mục tiêu trên, việc thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh đất phục vụ trồng rừng tập trung vào các nội dung dưới đây: Đánh giá sự phù hợp của các tiêu chí và chỉ tiêu với các văn bản pháp quy về sản xuất lâm nghiệp. Đánh giá mức độ liên quan của các tiêu chí và chỉ tiêu. Đánh giá mức độ liên quan đến các tiêu chí và chỉ tiêu đến mục tiêu đánh giá đất lâm nghiệp. Đánh giá khả năng định lượng của các tiêu chí và các chỉ tiêu. Đánh giá khả năng điều tra, đo đếm và đoán đọc các tiêu chí và chỉ tiêu. Đánh giá khả năng áp dụng thực tế các tiêu chí và chỉ tiêu tại hiện trường. Đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí và chỉ tiêu với người sử dụng. Đối tượng Quá trình thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng được tiến hành trên đất lâm nghiệp không có rừng (đất trống đồi núi trọc) tại xã Thanh Luận huyện Sơn Đông, Bắc Giang và xã Hà Tam huyện An Khê, Gia Lai. Phương pháp Việc thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu về đáng giá đất được thực hiện trên hiện trường tại các điểm lựa chọn thử nghiệm. Quá trình thử nghiệm, đánh giá và hoàn thiện tiêu chí và chỉ tiêu được mô tả ở Hình 5. Hình 5. Sơ đồ các bước thử nghiệm TC & CT đánh giá đất Tiêu chuẩn về điều kiện Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên KTXH Các tiêu chí và chỉ tiêu Các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện KTXH về điều kiện tự nhiên Thử nghiệm đánh giá tại hiện trường và hoàn thiện Sử dụng phương pháp điều tra và đánh giá ngoài hiện trường nhằm đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên. Trên các đối tượng thử nghiệm, lập các tuyến điều tra qua các kiểu địa hình, loại đất, trạng thái thực bì, các loại hình sử dụng đất khác nhau. Trên tuyến các điều tra viên lập các ô tiêu chuẩn để đo đếm và đánh giá mức độ liên quan và tính khả thi của các chỉ tiêu cho từng tiêu chí cụ thể. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng để đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện kinh tế - xã hội. Các thông tin liên quan như điều kiện giao thông, thị trường, dân số, đời sống, các nhu cầu về sử dụng đất v.v... 3.9.2. Thử nghiệm đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chí
- 55 3.9.2.1. Phương pháp tiến hành Đơn vị đất đai là đơn vị cơ bản để đánh giá đất. Đơn vị đất đai được hiểu là một lô hoặc khoanh đất có đặc trưng tương đối đồng nhất bởi 6 tiêu chí đề xuất là thành phần cơ giới đất, độ dốc, trạng thái thực bì, độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối và lượng mưa bình quân năm. Hai nội dung chính của việc đánh giá đất đai là: (i) Xác định tiềm năng sản xuất của đất và (ii) Đánh giá độ thích hợp cây trồng. Sơ đồ quá trình đánh giá đất được mô tả ở Hình 6. Hình 6. Sơ đồ quá trình đánh giá đất đai a. Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Bản đồ địa hình Bản đồ thổ nhưỡng Thu thập tài Xác định liệu liên quan ĐVĐĐ Bản đồ hiện trạng rừng Tài liệu liên quan khác Tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên Tiêu chí đánh giá đất Đánh giá lại Tiêu chí và chỉ tiêu về hiện trường điều kiện KTXH Hoàn thiện Đánh giá điều kiện ĐVĐĐ KTXH Đánh giá tiềm năng của đất Đề xuất cơ cấu cây trồng Đánh giá độ thích hợp a. Đánh giá tiểm nămng sản xuất của đất Đánh giá TNSX của đất là việc xác định khả năng sử dụng đất cho các mục tiêu chính dựa trên các yếu tố hạn chế hoặc thuận lợi trong quá trình sử dụng đất. Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất được tiến hành qua việc đánh giá các tiêu chí, các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên của ĐVĐĐ theo 4 mức sau: Mức 1: Rất thuận lợi, rất tốt hầu như không có hạn chế trong sử dụng
- 56 Mức 2: Thuận lợi, tốt có ít hạn chế trong sử dụng Mức 3: Ít thuận lợi, trung bình Mức 4: Không thuận lợi, xấu nhiều hạn chế trong sử dụng. Tiềm năng sản xuất của đơn vị đất đai được phân ra làm 3 hạng như sau: Hạng 1: Đơn vị đất đai có tiềm năng sản xuất cao Hạng 2: Đơn vị đất đai có tiềm năng sản xuất trung bình Hạng 3: Đơn vị đất đai có tiềm năng sản xuất thấp. Đánh giá tiềm năng sản xuất của các ĐVĐĐ được thực hiện theo phương pháp cho điểm. Tuy nhiên với một số tiêu chí quan trọng, có sử dụng trọng số. Ví dụ, độ dốc nhỏ 150 độ dày tầng đất trên 100cm điểm số được tăng lên 1,5 lần (trọng số 1,5); các tiêu chí khác như độ dốc quá lớn (trên 350, đất trơ sỏi đá hoặc vùng núi rất cao (độ cao tuyệt đối trên 1700m), điểm số bị hạ cấp xuống một nửa (trọng số 0,5). Điểm số xác định cho từng tiêu chí của ĐVĐĐ được xác định ở Bảng 66. Bảng 3.11. Điểm số xác định cho các chỉ tiêu của ĐVĐĐ Chỉ tiêu Ký hiệu Điểm số Tiêu chí 1.1. Trung bình T1 4 1.2. Hơi nặng T2 3 1.Thành phần cơ giới đất 1.3. Nhẹ T3 2 1.4. Rất nặng hoặc rất nhẹ T4 1 2.1. Nhỏ hơn 15 G1 6 2.2. Từ 15 đến 25 G2 3 2. Độ dốc, độ 2.3. Từ 25 đến 35 G3 2 2.4. Lớn hơn 35 G4 0,5 3.1. Lớn hơn 1000 IC 4 3. Trạng thái thực vật, cây 3.2. Từ 300 - 1000 IB1 3 gỗ tái sinh chiều cao lớn 3.3. Nhỏ hơn 300 IB2 2 hơn 1m, cây/ha 3.4. Không có IA 1 4.1. Lớn hơn 100 D1 6 4.2. Từ 50 - 100 D2 3 4. Độ dày tầng đất, cm 4.3. Nhỏ hơn 50 D3 2 4.4. Trơ sỏi đá D4 0,5 5.1. Nhỏ hơn 300; Cao nguyên; H1 4 Bán bình nguyên 5.2. Từ 300 đến nhỏ hơn 700 H2 3 5. Độ cao tuyệt đối, m 5.3. Từ 700 đến nhỏ hơn 1000 H3 2 5.4. Từ 1000 đến nhỏ hơn 1700 H4 1 5.5. Lớn hơn 1700 H5 0,5 6. Lượng mưa, mm 6.1. Lớn hơn 2000 R1 4
- 57 6.2. Từ 1500 đến nhỏ hơn 2000 R2 3 6.3. Từ 1000 đến nhỏ hơn 1500 R3 2 6.4. Nhỏ hơn 1000 R4 1 Tiềm năng của ĐVĐĐ sẽ được xác định trên cơ sở tổng điểm của từng ĐVĐĐ dựa vào quy định điểm số cho từng chỉ tiêu như đã nêu. Tiềm năng sản xuất của ĐVĐĐ được xác định theo 3 hạng như sau: Hạng 1: Tiềm năng sản xuất cao: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 21 điểm trở lên Hạng 2: Tiềm năng sản xuất trung bình: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 12 - 21 điểm Hạng 3: Tiềm năng sản xuất thấp: ĐVĐĐ có tổng điểm dưới 12 điểm. b. Đánh giá độ thích hợp cây trồng Đánh giá độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo từng đơn vị đất đai dựa trên các căn cứ sau: Tiềm năng sản xuất của đơn vị đất đai Đặc tính sinh thái của các loài cây trồng Qui trình trồng các loài cây đã được ban hành Kinh nghiệm, kết quả và những tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng. Độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo 4 cấp thích hợp đưới đây: S1: Thích hợp cao S2: Thích hợp trung bình S3: Thích hợp thấp N: Không thích hợp. Đánh giá độ thích hợp cây trồng bằng phương pháp so sánh dựa trên đặc tính sinh thái của loài cây với điều kiện tự nhiên của ĐVĐĐ. Xác định độ thích hợp cây trồng được tiến hành như sau: Xác định mức độ thích hợp chuẩn của cây trồng dựa trên đặc tính sinh thái của từng loài theo các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, các qui trình trồng một số loài cây đã ban hành, kinh nghiệm, kết quả và những tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng. So sánh cấp thích hợp chuẩn của loài cây dự kiến trồng rừng với các tiêu chí của ĐVĐĐ đã xác định ở khu vực đánh giá để xác định độ thích hợp của các loài cây đó với ĐVĐĐ đang đánh giá. Trong quá trình so sánh, độ thích hợp cây trồng được xác định dựa trên nguyên tắc yếu tố hạn chế, cụ thể là: - Nếu 1 trong 6 tiêu chí đánh giá ở mức không thích hợp (N) thì cây trồng thuộc cấp không thích hợp (N) - Nếu 1 trong 2 tiêu chí độ dốc, độ dày tầng đất ở cấp thích hợp kém (S3) thì cây trồng thuộc cấp thích hợp thấp S3) - Nếu đa số (trên 50%) các tiêu chí đánh giá nằm ở cấp thích hợp nào cây trồng thuộc cấp thích hợp đó. c. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế - xã hội được phân chia thành 3 khu vực là Khu vực I (khu vực bước đầu phát triển), Khu vực II (khu vực tạm ổn) và Khu vực III (khu vực khó khăn).
- 58 Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội bằng phương pháp so sánh đối chiếu điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại của xã hoặc khu vực đánh giá với các tiêu chí và chỉ tiêu về kinh tế - xã hội nêu ở bảng 65. Việc phân chia các xã hoặc khu vực đánh giá theo 3 khu vực nêu trên được thực hiện nguyên tắc là nếu 1 xã có từ 3/4 (tương đương 75%) số tiêu chí phân chia khu vực trở lên thuộc mức (khu vực) nào thì xếp vào mức (khu vực) ấy. d. Lựa chọn cây trồng theo điều kiện kinh tế - xã hội Việc quyết định lựa chọn cây trồng trong một khu vực hoặc một dự án được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá độ thích hợp cây trồng và điều kiện kinh - tế xã hội. Các cơ cấu để đưa ra cơ cấu cây trồng gồm: Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Kết quả đánh giá độ thích hợp cây trồng theo điều kiện tự nhiên Kết quả đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội Kết quả đánh giá nguyện vọng người dân và mục tiêu phát triển lâm nghiệp của khu vực hoặc dự án. Chọn loài cây trồng phù hợp vói điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đén sự thành công của sản xuất lâm nghiệp. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà lựa chọn loài cây trồng cho phù hợp. Việc lựa chọn cây trồng được đề xuất như sau: Với điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 1 (Khu vực I) và mức 2 (Khu vực II), chọn loại cây thích hợp ở cả 3 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1), thích hợp trung bình (S2) và thích hợp thấp (S3). Với những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 3 (Khu vực III), chọn loài cây thích hợp ở 2 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1) CÂU HỎI KIỂM TRA CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích các nhóm yếu tố để phân chia lập địa trong lâm nghiệp ở Việt Nam và các thành phần phân chia lập địa trong lâm nghiệp? CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích để xây dựng bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã ?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thổ nhưỡng học - PGS.TS Trần Văn Chính
309 p | 2438 | 551
-
Giáo trình Quản lý đất lâm nghiệp - TS. Dương Viết Tình
96 p | 382 | 146
-
Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 2
16 p | 327 | 87
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 1
10 p | 258 | 65
-
Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 3
25 p | 206 | 58
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 2
10 p | 199 | 54
-
Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 1
19 p | 167 | 47
-
Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 5
22 p | 199 | 46
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 4
10 p | 174 | 38
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 10
6 p | 253 | 34
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 7
10 p | 154 | 33
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 5
10 p | 123 | 25
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 8
10 p | 118 | 22
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 3
10 p | 115 | 20
-
Giáo trình Quản lý rừng phòng hộ: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
81 p | 34 | 6
-
Giáo trình Quản lý rừng phòng hộ: Phần 2 - ĐH Lâm Nghiệp
36 p | 48 | 6
-
Giáo trình Quản lý trang trại: Phần 2 - ĐH Lâm Nghiệp
73 p | 42 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn