intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý tài nguyên đất

Chia sẻ: Nguyễn Khắc Bách | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:129

1.584
lượt xem
583
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc quản lý Tài nguyên đất trong những năm gần đây đã có những thay đổiquan trọng nhờ sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ra đời của công cụ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý . Đất đai được xem là tài sản của một Quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý tài nguyên đất

  1. Giáo trình Quản lý tài nguyên đất 1
  2. Mục lục 1.1. Đất và sự hình thành đất ........................................................................... 4 1.2. Các yếu tố hình thành và phát triển của đất ................................ ............ 4 1.2.1. Yếu tố vô sinh: ........................................................................................ 4 CHƯƠNG VI : TÀI NGUYÊN ĐẤT THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .............. 13 2.2.1. Địa hình và địa chất Việt Nam ................................................................ 27 2.2.2. Khí hậu và thảm thực vật ................................ ........................................ 28 2.2.3. Thuỷ văn ................................................................................................ 29 CHƯƠNG VII: THOÁI HOÁ VÀ Ô NHIỄM ĐẤT ..................................... 31 Hình: Phương pháp tách chiết đất bị ô nhiễm .............................................. 68 1.1. Bảo vệ đất ................................................................................................. 72 1.2. Cải tạo đất................................................................................................. 73 2.2.2. Các biện pháp cải tạo ............................................................................ 74 2.3.1. Nguồn gốc, phân loại ............................................................................ 74 2.3.2. Tính chất chung của đất mặn................................................................ 77 2.2.3. Các biện pháp cải tạo đất mặn ................................ .............................. 78 1) Hệ thống mương tiêu................................................................ .................... 84 2) Hệ thống cống ngầm ................................................................ .................... 84 3) Hệ thống giếng bơm thoát nước: khoảng cách giữa các giếng và độ sâu khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảch địa lý và thiết bị. ............................................... 84 2.4.1. Nguồn gốc................................................................ .............................. 85 2.4.2. Phân lo ại và tính chất của đất phèn ...................................................... 87 a. Đ ất phèn tiềm tàng ...................................................................................... 87 b. Đ ất phèn hoạt động ..................................................................................... 88 2.4.3. Biện pháp cải tạo ................................................................................... 89 a. Đ ối với trồng lúa .......................................................................................... 89 b. Đ ối với đất trồng dứa................................................................................... 92 c. Các biện pháp sử dụng khác ....................................................................... 94 2.5.1. Nguồn gốc và phân bố ........................................................................... 95 2.5.2. Một số tính chất hóa, lý của đất bạc màu .............................................. 95 2.5.3. Cải tạo đất bạc màu ............................................................................... 97 a. Biện pháp cày sâu........................................................................................ 98 b. Biện pháp tăng cường thêm ch ất hữu cơ ................................ .................... 98 c. Bón phân hóa học...................................................................................... 100 d. Biện pháp bón vôi ...................................................................................... 101 e. Biện pháp bón phù sa sông và đất đỏ ........................................................ 101 f. Biện pháp cây trồng ................................................................................... 102 g. Biện pháp thủy lợi ..................................................................................... 102 h. Các biện pháp khác ................................................................................... 103 2
  3. 2.6.1. Nguồn gốc hình thành và phân loại .................................................... 103 2.6.2. Cải tạo đất cát ven biển................................................................ ........ 106 a. Biện pháp cơ học (làm tường chắn gió) .................................................... 106 b. Di chuyển cát bằng những thành chắn di động ................................ ........ 107 c. Biện pháp hóa lí......................................................................................... 107 d. Trồng cỏ ................................ .................................................................... 107 e. Trồng rừng ................................................................................................ 108 2.7.1. Nguồn gốc................................................................ ............................ 108 a. Những yếu tố nhân tạo .............................................................................. 110 b. Những yếu tố tự nhiên .............................................................................. 110 2.7.2. Quan hệ giữa tính chất đất và xói mòn ............................................... 112 2.7.3. Cải tạo đất xói mòn trơ sỏ i đá .............................................................. 114 a. Những biện pháp kinh tế tổ chức .............................................................. 115 b. Sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất bị xói mòn bằng những biện pháp canh tác và biện pháp sinh học .................................................................................... 115 c. Chống xói mòn bằng những biện pháp lâm nghiệp .................................. 120 d. Biện pháp kỹ thuật công trình ................................................................... 122 3
  4. CHƯƠNG III. TÀI NGUYÊN ĐẤT Việc quản lý Tài nguyên đất trong những năm gần đây đ ã có những thay đổi quan trọng nhờ sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, đ ặc biệt là sự ra đời của công cụ viễn thám (Remote Sensing – RS) và h ệ thống thông tin địa lý (Geographic information system – GIS). Đất đai được xem là tài sản của một Quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đồng thời cũng là đối tượng và sản phẩm của lao động. 1. Khái quát về tài nguyên đất 1.1. Đất và sự hình thành đất Theo docutraev (1897), đất là một vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố h ình thành là đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình theo thời gian. Đ = f (đá m ẹ, SV, KH, ĐH, người)t Đất được h ình thành từ “đá mẹ”, dưới các điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất đ ịnh, các thông số về khí hậu, thời tiết, sự tham gia của các yếu tố sinh vật và con người … quá trình phong hóa vật lý, hoá học và sinh h ọc. Đá m ẹ thông qua sự phong hoá vật lý, hoá học và sinh học, cùng với sự thay đổi đột ngột của khí hậu… Các lớp đá có cấu trúc từ những khoáng vật khác nhau, cùng với những tác nhân có trong nư ớc mưa (H2SO4, NHO3 …) đã làm vỡ tan nhanh chóng, tạo thành các mảnh vụn. Quá trình đó d iễn ra liên tục để cho ra sản phẩm là những “m ẫu chất”. Từ các mẫu chất, đất được h ình thành nhờ có sự tham gia của các thành phần hữu cơ do sinh vật đ ể lại. Như vậy, đ ất được hình thành từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất. 1.2. Các yếu tố hình thành và phát triển của đất Xét theo quan điểm vĩ mô th ì có 2 yếu tố chính liên quan đ ến quá trình thành tạo đất là: yếu tố vô sinh (đá mẹ, chế độ nư ớc, khí hậu, địa hình …) và yếu tố hữu sinh (thực vật, động vật, vi sinh vật …). Ngo ài 2 yếu tố trên, con ngư ời và các hoạt động của con người cũng góp phần không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của đất. 1.2.1. Yếu tố vô sinh: a, Đá mẹ: Đá mẹ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự thành tạo đất do ảnh hưởng đến lý tính, hoá tính của đất. Ví dụ , đá acid (t ỷ lệ SiO2 = 65 – 75 %) khi phong hoá cho ra lớp đ ất mỏng, chua, nhiều cát, ít sét, nghèo chất kiềm và kiềm thổ; đ á bazơ và siêu bazơ (tỷ lệ SiO2 = 40%) khi phong hoá cho ra tầng đất dày, pH trung tính hay kiềm, nhiều kiềm và kiềm thổ, sét cao, ít cát, cấu trúc đ ất thoáng, xốp … Riêng đối với vùng đất phù sa thì vai trò của đá mẹ không được thể hiện một cách rõ rệt m à phụ thuộc vào sự h ình thành các bồi tích phù sa. 4
  5. b, Yếu tố khí hậu: Các thông số khí hậu như mưa, gió, nhiệt độ, biến thiên nhiệt độ (theo ngày, đ êm, theo mùa) có tác dụng mạnh mẽ đ ến sự hình thành đ ất. Ở mỗi đới khí hậu hình thành nên một kiểu đất khác nhau. Ở Việt Nam, vùng núi Bắc bộ (bao gồm toàn bộ vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc) là cửa ngõ đón gió mùa Đông bắc nên có nền nhiệt về mùa đông th ấp nhất so với toàn quốc (nhiệt độ thấp hơn 200C kéo dài h ơn 4 tháng); lượng mưa hàng năm không đ ều, nơi thì mưa nhiều (Bắc Quang, Sa Pa, Tiên Yên, Móng Cái); nơi thì mưa ít (Lạng Sơn, Sông Mã, Yên Châu) nên có quá trình phong hoá kém, sản phẩm phong hoá ngh èo nàn. c, Yếu tố thuỷ văn và môi trường nước: đất và nguồn nước là 2 yếu tố chính yếu của môi trường có mối quan hệ chặt chẽ “không thể tách rời được”, trong đất có sự tồn tại của nước và trong nước cũng có đất. Nước và đất có quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác với nhau để hình thành những kiểu đất khác nhau. Trong quá trình hình thành đất, nư ớc đóng vai trò là “vật mang” và là n ơi hoà tan các vật liệu cấu tạo nên đất. Chế độ nước có ảnh hư ởng không nhỏ đ ến sự thành tạo đất và tính ch ất môi trường sinh thái vùng đó. Vùng khô hạn thì đ ất sẽ trơ sỏi đ á, vùng ngập úng thì đ ất sẽ yếm khí, vùng nhiễm phèn thì đất sẽ bị phèn hoá, vùng bị ảnh hưởng mặn thì đ ất sẽ bị nhiễm mặn (nhiều muối NaCl), vùng nước ngập dầu thì môi trường đ ất sẽ bị nhiễm dầu, nước bị nhiễm vi sinh th ì môi trường đ ất cũng bị nhiễm vi sinh… Lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy sẽ gây xói mòn nơi này và bồi tích nơi khác, tạo nên những dạng đất đai khác nhau. Nhìn chung ở vùng nhiệt đới mưa nhiều thì đ ất đai trở nên chua do bị rửa trôi các ion kiềm và kiềm thổ. Nước và nhiệt độ còn có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lên quá trình phong hoá khoáng vật, ví dụ: 2FeS2 + 7O2 + 2H2O -> 2FeSO4 + 2H2SO4 12FeSO4 + 7O2 + 6 H2O -> 4Fe2(SO4)3 + 4 Fe(OH)3 2Fe(SO4)3 + 9H2O -> 2Fe2O3.3H2O + 6H2SO4 Các phản ứng trên đều có sự tham gia của nước đ ể tạo n ên một loại đ ất chua, giàu H2SO4, thường xuất hiện trong quá trình tạo th ành môi trường sinh thái đ ất phèn. Ngoài ra, quá trình rửa trôi và tích tụ ở những vùng khí hậu nhiệt đ ới cũng sẽ tạo ra đ ất feralite và đất laterite. Nh ư vậy, quá trình thành tạo tài nguyên đất đ ai có sự đóng góp đáng kể của yếu tố nước. Trong đó, đáng chú ý nhất vẫn là nư ớc ngầm, nư ớc ngầm ảnh hưởng đến chiều hư ớng hoạt hoá của môi trường sinh thái đ ất và quyết định lên tính chất đất đ ai. d, Yếu tố địa h ình, địa mạo: Yếu tố địa hình, địa mạo có vai trò quan trọng trong việc hình thành tài nguyên đất. Biểu hiện: 5
  6. Độ cao: theo quy luật phi nhiệt đ ới (quy luật độ cao) th ì càng lên cao, khí hậu - càng trở nên lạnh hơn, quá trình phòng hoá đá mẹ để tạo ra đất đai sẽ khác hẳn ở nơi th ấp. Ví dụ : ở độ cao dưới 1800m, quá trình hình thành đất theo kiểu feralite; từ 1800m – 2300m, đất sẽ h ình thành theo kiểu mùn alite. Ngoài ra xét theo phương kinh tuyến (theo quy luật địa đới) thì càng đi về phía hai cực, khí hậu càng trở nên lạnh hơn, do đó quá trình hình thành đất đai cũng như các dạng tài nguyên khác sẽ phân hoá tương tự như theo đai độ cao (nếu không xét đến vấn đề thuỷ chế). Độ dốc: Thực tế cho thấy, nếu độ dốc càng tăng thì khả năng xói mòn càng lớn - và các tài nguyên đất cũng được h ình thành theo kiểu độ dốc tương ứng. Nếu ở nơi thấp trũng, khả năng bồi tích lớn, th ì đất được hình thành rất phức tạp cả về hình thái phẫu diện lẫn tính chất đất. Càng lên cao, chế độ nhiệt mưa, gió khác nhau sẽ tạo ra các đ ới khí hậu khác nhau. Vì vậy, nó sẽ tạo ra các dạng đ ất đai khác nhau. Ví dụ: Trường Sơn Bắc được cấu tạo chủ yếu từ cát kết và đá vôi; trong khi đó, Trư ờng Sơn Tây có độ dốc vừa phải, h ình thành nhiều sông và chảy qua độ dài vài km lại hạ thấp mực nước xuống đ ến gần mực nước cơ sở, cho n ên vách thung lũng càng dựng đứng, xâm thực càng mãnh liệt hơn. e, Yếu tố sự cố môi trường (the role of environmental risk): Các sự cố môi trường như : vận động địa chất, phun trào của núi lửa, trượt lở đ ất đai, quá trình biển tiến, biển thoái, lốc, bão, động đất, ngập lụt… đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng không nhỏ lên quá trình thành tạo tài nguyên môi trường đất và quá trình thành tạo môi trường đất. Bởi vì, mỗi sự cố môi trường đất sẽ làm biến đổi một hay vài nhân tố (nước, không khí, khí hậu, sinh vật…) sẽ làm cho quá trình thành tạo đất đ ai b ị biến dạng hay thậm chí ngược hẳn với quá trình vốn có của nó. Do đ ó, sự cố môi trường sẽ làm cho đất đai hình thành khác hẳn với xu thế đ ang diễn tiến hoặc khác hoàn toàn so với trạng thái ban đầu.  Yếu tố hữu sinh: Các nhà khoa học đều thống nhất yếu tố sinh học là quan trọng nhất trong sự thành tạo tài nguyên đất. Hay nói cách khác, yếu tố sinh học là tác nhân chủ đạo trong diễn thế đất đai. Yếu tố sinh học có thể phân thành 3 nhóm chính: động vật, thực vật và vi sinh vật. a, Động vật: Trong môi trư ờng sinh thái đất có rất nhiều loại động vật sinh sống như: các loài nguyên sinh động vật, côn trùng, động vật có xương sống và một số lo ài chim làm tổ trong đất. Vai trò của động vật đối với sự thành tạo đất đai được xác định: 6
  7. Ăn các tạp chất hữu cơ tàn tích trong đất và trên m ặt đ ất: thông qua quá trình - tiêu hoá, các chất hữu cơ đơn giản (gần với các hợp chất mùn) được thải ra ngoài môi trường đ ất để cùng làm giàu dinh dưỡng cho đ ất Quá trình hoạt động sống của động vật: xây tổ, đào hang (ngo ại trừ tổ mối làm - cho đ ất kết vón) làm tăng kết cấu của đ ất, tăng độ thoáng khí và giữ ẩm cho đ ất. Trong các loài động vật sống trong đất thì giun đ ất đ ược xem là động vật tiên phong, bởi vì ho ạt đ ộng sống của chúng cùng với số lượng của chúng (1ha có tới 2 500 000 con giun – theo Recssell) đã làm cho “đ ất được vun xới m ãi mãi”. Do đó, người ta thường ví “con giun là lưỡi cày muôn thuở cho nhà nông”. b, Thực vật: Trong khi n ghiên cứu về vai trò của thực vật đối với sự thành tạo tài nguyên đất, chúng ta chia thực vật làm 2 loại đó là: thực vật có diệp lục và th ực vật không có diệp lục. Mỗi loài đều có vai trò nhất định. Thực vật có diệp lục (thực vật có màu xanh): nhờ vào khả năng quang hợp của - nó mà tạo ra “n ăng suất chất xanh” rất lớn. Ví dụ: các nghiên cứu trước đây đều cho rằng trong rừng nhiệt đới, xác b ã, tàn tích thực vật trên cạn, thực vật vùng ngập mặn khác với thực vật vùng sinh thái ngọt và khác với vùng nhiễm phèn… Khi chết đi, mỗi lo ài thực vật sẽ đ ể lại cho môi trường đất ở vùng đó những sản phẩm hữu cơ đặc thù. Ví d ụ: ở đ ai cao, rừng để lại nhiều thảm mục và tạo ra “mùn thô trên núi”; còn ở h ệ sinh thái rừng ngập mặn do quá trình sống thực vật đ ã sử dụng rất nhiều muối FeSO4, nên khi chết đ i sản phẩm để lại giàu lưu hu ỳnh. Nhìn chung thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra hàm lượng và chất lượng mùn trên tầng đất mặt. Trong số thực vật có diệp lục tố thì trước tiên ph ải kể đ ến vai trò của tảo, số lư ợng của chúng có thể đạt đến hàng ngàn cá th ể trong 1g đất. Trong những loại môi trư ờng đất khác nhau thì số lượng tảo sẽ khác nhau, nhưng khả năng của chúng đạt 7 – 500kg tảo/ha. Trong môi trư ờng rừng thì tảo xanh chiếm ưu th ế, ở đồng cỏ là tảo xanh lá cây, còn ở đ ất bạc m àu, đất nhiệt đới thì khuê tảo lại chiếm ưu thế. Thực vật không diệp lục (thực vật không màu xanh): thực vật không màu xanh - có vai trò không lớn bằng thực vật m àu xanh nhưng nó cũng có đóng góp đáng kể cho việc hình thành nên tài nguyên môi trường đ ất. Thực vật này sống trong lòng đất hoặc tồn tại ở dạng đ ơn bào tử. Khối lư ợng từng cá thể không đ áng kể, nhưng có rất nhiều cá thể cùng tồn tại nên nó có tác động đáng kể đ ến thành phần hữu cơ của môi trường đ ất. Địa y là thực vật tiên phong trong sự phong hoá đ á m ẹ tạo thành đất, địa y nhận nước và cacbon từ không khí và các nguyên tố khoáng trong sự phá huỷ đ á đ ể tiết ra các chất tiếp tục phá huỷ đá làm cho sự phong hoá luôn tiếp diễn. 7
  8. c, Vi sinh vật: Trong môi trường sinh thái đất có sự tồn tại của những vi khuẩn (yếm khí, háo khí, nửa yếm khí, nửa hảo khí), xạ khuẩn, các hạt nấm. Tổng trọng lượng của vi sinh vật trong tầng đất mặt có thể lên tới vài tấn/ha. Trung bình trong 1g đất có tới hàng trăm triệu đến hàng tỷ con. Trong thành phần của vi sinh vật th ì có các dạng chấm khuẩn, gậy không b ào tử (trực khuẩn) dạng phẩy, dạng xoắn, vi khuẩn sắt dạng chỉ, vi khuẩn nốt sần... Vai trò vi sinh vật trong đất được đ ặc trưng trên 3 phương diện: Phân giải chất hữu cơ: Các xác bã động, thực vật đã được các loại vi sinh vật - trong đất phân giải th ành các ch ất hữu cơ đ ơn giản hơn hoặc th ành các khoáng, quá trình này được gọi là sự khoáng hoá (quá trình khoáng hoá). Chính nh ờ quá trình khoáng hoá m à các tàn tích động, thực vật được tiêu biến đi về khối lượng, thể tích và đ ất cũng như cây xanh có thêm khoáng dưỡng chất. Tổng hợp chất hữu cơ: Trong môi trường đ ất không chỉ có sự phân giải chất - hữu cơ mà còn có một quá trình khác là tổng hợp chất hữu cơ trung gian thành hợp chất phức tạp h ơn gọi là mùn, quá trình này gọi là mùn hoá. Mùn hoá giúp cho môi trư ờng sinh thái đ ất tích luỹ đ ược chất hữu cơ, làm giàu ch ất dinh dưỡng và tăng khả năng h ấp thụ của cây trồng. Nhờ có quá trình này mà đ ất đ ai mới được h ình thành theo hướng “sinh thái”. Cố định đ ạm khí trời: Trong đất còn có một số loại vi sinh vật trong đó có “vi - khuẩn cố định đ ạm khí trời”. Loại vi sinh vật n ày có kh ả n ăng cố định N từ khí trời thông qua “nốt sần” của rễ cây (chủ yếu là rễ cây họ đậu). Như ta đ ã biết, vai trò của N là vô cùng quan trọn g đối với đất vì không có nó thì “chất sống” sẽ không tồn tại. Do vậy, có thể nói vai trò của vi khuẩn “nốt sần” là rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. d, Vai trò của con người (human dimension) : Con người đã gây nên hai tác động đối với sự hình thành đ ất đai, đó là tác động tích cực và tác động tiêu cực. Tác động tích cực : Với kinh nghiệm, sự hiểu biết và các tiến bộ trong khoa học - kỹ thuật, con người ho àn toàn có thể làm cho môi trường đất phát triển theo chiều hướng tốt hơn. Các k ỹ thuật giữ ẩm, tưới cây, thuỷ nông, xả phèn, chống hạn, rửa mặn, tiêu úng, bón vôi, bón phân đúng quy cách, cày ải, xới đất, làm ruộng bậc thang, nuôi th êm giun đ ất... Con ngư ời hoàn toàn làm cho đất thoáng khí, điều chỉnh các phản ứng của đ ất với môi trường, làm tăng tính đệm của môi trường sinh thái đất... Những việc làm đó đã giúp cho hoạt tính bản chất của cơ th ể sống đ ất được duy trì và phát triển. Xét về mặt môi trư ờng học, loại 8
  9. đất có độ phì cao khi môi trường đất đó ho ạt động như một cơ thể sống, do đó sự điều tiết của con người đ ến tài nguyên đ ất là vô cùng quan trọng. Tác động tiêu cực : Một khi con người khai thác đ ến kiệt quệ tài nguyên đ ất - (phát quang rừng để canh tác, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách tuỳ tiện,...) dẫn đến mạch nước ngầm tụt sâu xuống, xói mòn và hoang hoá đ ất đ ai gia tăng, sa m ạc hoá, đá ong hoá, phèn hoá... xảy ra làm cho đất xấu đ i, các ho ạt động sống trong đất bị giảm sút đáng kể, thậm chí đất trở thành « đất chết » 1 . Khái niệm về đất đai (land) Đất đ ai là một d iện tích khoanh vẽ của bề mặt trái đ ất, chứa đựng tất cả các đặc - trưng của sinh khí quyển ngay b ên trên và bên dưới lớp mặt này, bao gồm khí hậu gần mặt đất và dạng địa hình nư ớc mặt (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm trũng và đầm lầy), lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình đ ịnh cư của con người và những hoạt động của con người (Lê Quang Trí, 2000) 2 . Tài nguyên đất Tất cả các đ ặc tính của đ ất (độ ph ì, giá thể, chức năng làm sạch, cân bằng môi - trường, không gian sống,...) được con người sử dụng vào các mục đích an ninh lương thực, văn hoá, tinh th ần, thể thao,... Vai trò của tài nguyên đất : -  Chức năng không gian sống : đất là giá th ể cho sinh vật và con người  Chức năng sản xuất và môi trư ờng sống : đất cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật, vi sinh vật  Chức năng điều hoà khí hậu  Chức năng điều hoà nguồn nước  Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm  Chức năng tồn trữ : kho nguyên vật liệu cho xây dựng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp  Chức năng bảo tồn văn hoá và lịch sử : Giá trị về văn hoá và tinh th ần  Chức năng nối liền không gian : cầu nối vận chuyển vật chất năng lượng giữa các vùng sinh thái với nhau. Đất đai có tính trư ờng tồn : đ ất đ ai là tài sản mãi mãi với lo ài người, là điều - kiện cần đ ể sinh tồn, là đ iều kiện không thể thiếu được đ ể sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ b ản trong nông lâm nghiệp. 9
  10. Theo Lu ật đất đai năm 1993 : « Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu - sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đ ầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đ ất đai như ngày nay ». Đặc điểm đất đai và ý nghĩa kinh tế đối với sử dụng tài nguyên đất : 1 . Đặc tính không thể sản sinh (tăng diện tích) và có khả năng tái tạo của đất đai Phải sử dụng tiết kiệm - Đúng mục đ ích - Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng đất - 2 . Đất đ ai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người Trong quá trình hoạt động sản xuất, đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể - thiếu được của con người. Tác động của con người đối với đất đ ai mang tính đ a dạng và phong phú Con người không tạo ra được đ ất đ ai, nhưng bằng b àn tay và kh ối óc của mình, - con người đã có thể làm cho đ ất tốt hơn và làm tăng năng su ất cây trồng và vật nuôi Mối quan hệ về đ ất đ ai là mối quan hệ kinh tế - xã hội. Trong xã hội có giai - cấp, mâu thuẫn đ ã xảy ra giữa địa chủ và tầng lớp nông dân rất sâu sắc Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai trở thành đối tượng của sự trao đổi, - mua bán, chuyển nh ượng và hình thành một thị trư ờng đất đai 3 . Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai Thời nguyên thu ỷ, đất đai thuộc quyền sở hữu của cộng đồng - Cùng với sự phát triển của loài người, chế độ sở hữu và chiếm hữu đất đai phát - triển và biến hoá ở nhiều kiểu khác nhau : phong kiến, tư b ản, xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Quyền sở hữu tài nguyên đất có thể đem lại đ ịa vị kinh tế và xã hội cho một bộ - phận/giai cấp ; những người không có đất trở th ành người làm thuê và bị bóc lột Xu ất hiện tầng lớp cho vay nặng lãi, phát canh thu tô,... - Sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân - 4 . Tính đa dạng và phong phú của đất đ ai 10
  11. Tính đa dạng của đất đai theo 5 yếu tố phát sinh mà hình thành các loại đ ất khác - nhau Một loại đ ất có thể sử dụng vào mục đích khác nhau. Đòi hỏi đ ất đ ai ph ải sử - dụng theo quy hoạch tổng thể, phân vùng kinh tế sinh thái Những quy luật cơ bản về sự phân bố địa lý của đất : Phân bố đất theo độ cao : chiều cao của địa hình (quan tâm nhiều đến địa hình - núi) núi, sườn núi. Phân bố theo đới ngang : xuất hiện trên b ề mặt ngang rộng lớn, chung đ iều kiện - địa hình b ằng phẳng. Hai quy lu ật n ày chi phối sự hình thành các loại đ ất từ Bắc đến Nam bán cầu.  Phân bố theo đới ngang : 1 . Từ cực Bắc đến 70 – > 60 vĩ độ Bắc : gồm các hòn đ ảo của đ ại dương, b ăng hà, Bắc cực, bờ biển Á Âu, Bắc Mỹ. 2 . Bắc Bán cầu : 70 – 600 – > 45 vĩ độ Bắc : lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ 3 . Nhiệt đới phía Bắc : 45 và 20 -> 150 là một đất, trải d ài Á – Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ 4 . Nhiệt đới : 25 – 15 0 vĩ độ Bắc và Nam : châu Á, Nam Á, Bắc Úc, Châu Phi và Nam Mỹ 11
  12. 5 . Ngoài nhiệt đới : 20 – 50 vĩ độ Nam gồm : châu Úc, Nam Phi và một phần Nam Mỹ 6 . Cực Nam : từ 50 vĩ độ Nam -> cực Nam : Đặc điểm của nhiệt đới: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều - Ngoài nhiệt đới: khô và ấm áp - Cực Bắc bán cầu: quanh n ăm lạnh - Dải Bắc bán cầu: khí hậu tương đối ôn hoà - + Vùng đồng bằng: sự phân bố các đất theo đới ngang  Quy luật phân bố theo độ cao: Xu ất hiện ở những vùng sườn núi và những loại đất riêng biệt tạo thành các d ải - trên các sườn núi, thay thế cho nhau theo các độ cao. Bản chất của quy luật: trên sườn núi thảm phủ đất được phân bố thành hàng lo ạt - các d ải và thay thế cho nhau từ chân núi đ ến đỉnh núi, theo một quy luật nhất định, phụ thuộc và điều kiện khí hậu và thảm phủ thực vật  Ngoài ra còn có sự phân bố theo tính địa phương (tính tỉnh) của đất: Phụ thuộc: khí hậu, thảm phủ thực vật và điều kiện địa h ình -> đặc điểm tạo sơn. 12
  13. CHƯƠNG VI : TÀI NGUYÊN ĐẤT THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1 . Đất thế giới Tình hình sử dụng đất trên thế giới 1 .1. Tổng diện tích đất tự nhiên : 148 triệu km 2 Đất xấu (tuyết, băng hồ bao phủ, đ ất sa mạc, đất núi, đ ất đài nguyên) : 40,5% -  Đất đài nguyên : chủ yếu nằm ở các cực của Trái đ ất và Liên Xô, chiếm 4% diện tích toàn th ế giới. Tầng đất rất mỏng, có bề dày không vượt quá 20 – 30cm nên th ực vật chủ yếu là th ực vật bậc thấp nh ư rêu, địa y và một số cây hoà thảo khác. Chỉ khai thác đ ược đất đài nguyên trong 3 tháng hè, trồng các loại cây như củ cải đường, khoai tây ...  Đất sa mạc : h ình thành ở vùng sa mạc và bán sa m ạc, chiếm khoảng 17% diện tích đất lục đ ịa, tầng mùn rất mỏng chỉ 10 – 1 5cm, th ảm thực vật chủ yếu là những cây bụi và những cây chịu được hạn Đất tốt (đất phù sa, đất đ en, đất nâu rừng) : 12,6% - Các loại đ ất khác (đ ất podzol, đ ất đỏ vàng) : 46,9% - Hiện trạng sử dụng đ ất trên thế giới 1 .2. Tài nguyên đ ất trên thế giới là rất lớn nhưng % sử dụng được lại nhỏ -  Vùng quá lạnh : 20% diện tích  Quá khô, sa mạc : 20%  Quá dốc, không làm nông nghiệp được : 20%  Đồng cỏ : 20%  Đất có tầng mỏng : 10%  Đất đ ang canh tác : 10% (1,5t ỷ ha), FAO dự tính tăng diện tích đất canh tác lên 3,2tỷ ha. Đất lại không phân bố đều giữa các Châu lục - Châu lục % diện tích đất canh tác TT 1 Châu Âu 31 2 Châu Phi 9 Nam Mỹ 3 4 Đông Nam Á 4 16 5 Châu ÚC 1,2 13
  14. Đất lại phân bố không đều giữa các Quốc gia : - Quốc gia % diện tích đất canh tác TT 1 Java 70 Ấn Độ 2 30,1 Mỹ 3 14 4 Canada 2,4 Trung Quốc 5 8,2 6 Braxin 1,1 Việt Nam 7 28,6 Đất trồng trọt là lo ại đất tốt, dễ khai thác nhưng đ ất n ăng suất cao chiếm diện - tích ít, đất xấu th ì quá nhiều : 1 . Đất có n ăng suất cao : 14% 2 . Đất có n ăng suất trung bình : 28% 3 . Đất có n ăng suất thấp : 58% Hàng năm, qu ỹ đất nông nghiệp quý hiếm lại bị mất đ i, do : - 1 . Cho xây dựng : 8tr ha/năm 2 . Xói mòn, nhiễm mặn, ô nhiễm : 4 tr ha/năm 3 . Dân số hàng năm tăng thêm 90tr người : 20tr ha/n ăm (Tổng : 32tr ha/năm đ ất nông nghiệp bị mất đi) Bảng : Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do dân số tăng nhanh 14
  15. Hectare DiÖn tÝch ngò cèc theo ®Çu ng­êi 0.25 trªn toµn thÕ giíi 1950-1999 0.2 0.15 0.1 Gi¶m m ¹nh 0.05 N¨m 0 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 2030 Nguån: USDA, Vital Signs 2000 Phân bố các hệ thống canh tác ở Nam Á 1. Lúa nước 2. Hệ thống nuôi trồng thu ỷ sản ven biển 3. Lúa-Lúa mì 4. Hệ canh tác trên núi cao 5. Hệ thống canh tác dựa vào nước trời (hỗn tạp) 6. Hệ thống canh tác dựa vào nước trời (vùng khô hạn) 7. Đồng cỏ chăn nuôi 8. Hệ canh tác phân tán (Khô hạn) 9. Hệ canh tác phân tán (n úi cao) Tài nguyên đất trên th ế giới và sự suy thoái đất nông nghiệp 1 .3. Theo Ghassemi và cộng sự, 1995, tổng diện tích đất cũng như đất nông nghiệp của thế giới : Bảng : Tài nguyên đất của thế giới (triệu ha) Khu vực Tổng diện tích Tiềm nă ng đất Diện tích đất Diện tích đất nông nghiệp canh tác được tưới Châu Phi 2964 734 185 11 Châu Á 2679 627 456 142 15
  16. Châu Đại 843 153 49 2 Dương Châu Âu 473 174 140 17 Bắc Mỹ 2138 465 274 26 Nam Mỹ 1753 681 142 9 Liên Xô cũ 2227 356 233 20 Tổng số 13077 3190 1474 227 Nh ư vậy, theo Ghassemi 1995, diện tích đất nông nghiệp hiện nay của toàn th ế giới là khoảng 1,5tỷ ha, chiếm 11% diện tích lục địa. Lo ài người có thể khai hoang ở các vùng đất xấu khác để làm nông nghiệp và có thể đưa diện tích nông nghiệp lên tối đa 3,2tỷ ha. Tuy nhiên 1,7tỷ ha có thể được khai hoang này đ ều là những vùng đất khó khăn cho phát triển nông nghiệp nh ư : quá dốc, tầng đất quá mỏng, quá lạnh, quá khô hạn... Cho n ên có thể nói rằng sản lư ợng lương thực, thực phẩm của thế giới chủ yếu vẫn dựa vào 1,5tỷ ha đất nông nghiệp hiện nay. Theo Ghassemi, nếu tính từ 1970 đến 1990, diện tích đất nông nghiệp thế giới đã tăng lên 4,8%. Sự tăng này chủ yếu là ở các nước đang phát triển (9%), còn ở các nước phát triển, diện tích đất nông nghiệp tăng lên không đ áng kể (0,3%). Tuy nhiên do bùng n ổ dân số, bình quân đất nông nghiệp đầu người đ ã giảm từ 0,38ha vào n ăm 1970 xuống 0,28ha vào n ăm 1990. Và theo tác giả, nếu diện tích đất nông nghiệp của thế giới vẫn được duy trì như hiện nay (kho ảng 1,5tỷ ha), tức là đất nông nghiệp không bị mất đi do suy thoái và chuyển sang làm việc khác thì bình quân đất nông nghiệp đầu người của thế giới sẽ giảm xuống 0,15ha vào năm 2050 và 0,14ha vào năm 2100. Hiện nay chúng ta đ ang ở mức b ình quân 0,24ha/ngư ời. Tuy nhiên trong th ực tế, diện tích đ ất nông nghiệp h àng năm sẽ giảm đ i đáng kể. Trước hết do công nghiệp hoá, đô th ị hoá, giao thông vận tải và nhà ở tăng lên. Theo Martin W. Holdgate và cộng sự (1985), từ năm 1972 đến 1982, thế giới đã mất đ i khoảng 6 -7 triệu ha đất nông nghiệp cho xây dựng. Bên cạnh đó diện tích đ ất nông nghiệp bị suy thoái do xói mòn, chua hoá, mặn hoá và sa m ạc hoá cũng không ngừng tăng lên. Theo tác giả, một số nước nông nghiệp thâm canh, nguy cơ nhiễm mặn và úng đã lên đến ½ d iện tích đ ất đ ược tưới. Riêng ở vùng đất khô hạn và bán khô hạn, trong vòng 1 thế kỷ từ 1972 đến 1982, mỗi n ăm phá hu ỷ và làm suy thoái khoảng 6triệu ha. Trong tổng số 1,5tỷ ha đất nông nghiệp th ì diện tích được tưới chiếm 15,4%, tập trung nhiều ở Châu Á, vì đây là vùng sản xuất lúa nước là chủ yếu. Nếu so với số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc năm 1980 thì diện tích được tưới của thế giới đã được tăng lên đáng kể, từ 126triệu ha năm 1980 lên 227triệu ha năm 1995. Đây là một sự cố gắng lớn trong phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao năng su ất cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng lên của thế giới. Song cùng với diện tích được tăng lên thì nguy cơ nhiễm mặn đất cũng tăng lên đáng kể, do muối 16
  17. trong nư ớc tưới đ ể lại trong đất ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó là việc nâng cao mực nước ngầm và gây úng cũng thường xảy ra ngày càng nghiêm trọng ở các vùng đ ất được tưới th ường xuyên. Sự bùng nổ dân số thế giới trong thế kỷ XX đã làm tăng sức ép lên các vùng đ ất nông nghiệp của thế giới, đặc biệt ở khu vực các nước kém phát triển vùng nhiệt đới của Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh, dẫn đến việc khai thác quá mức và không h ợp lý các vùng đất này, làm cho đất bị suy thoái đáng kể. Sự gia tăng dân số thế giới, đặc biệt ở khu vực nhiệt đới này đã làm tăng m ạnh sức ép lên m ảnh đất nông nghiệp. Sự đầu tư n ăng lượng hoá th ạch trong phát triển nông nghiệp ngày càng tăng lên, nhằm giải quyết vấn đề lương th ực đ ã d ẫn đến sự suy thoái nhanh chóng hệ thống sản xuất quan trọng này. Xói mòn, chu a hoá, mặn hoá và sa mạc hoá đang là hiện tượng rất phổ biến ở nhiều nước nghèo vùng nhiệt đới. Theo thống kê của FAO, hiện nay thế giới có khoảng 10% diện tích đất nông nghiệp, tương đương 1,5tỷ ha, trong khi dân số thế giới là 6,5tỷ người. Nhưng theo dự báo của quỹ dân số thế giới thì đến n ăm 2050 dân số thế giới là 10tỷ. Trong khi đó đ ất nông nghiệp màu mỡ ngày một giảm đ i nhanh chóng, do đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển giao thông và nhà ở (theo FAO mỗi năm mất đi 8triệu ha) và do canh tác quá mức và không h ợp lý dẫn tới chua hoá, mặn hoá và sa mạc hoá (mỗi năm mất đi 4triệu ha). Như vậy sức ép dân số lên hệ sinh thái nông nghiệp sẽ tăng lên rất mạnh trong nh ững thập kỷ tới. Làm th ế n ào đ ể hạn chế sự suy thoái đ ất nông nghiệp và đ áp ứng đủ nhu cầu ăn của nhân loại đang là một vấn đề lớn đặt ra cho thế giới nói chung cũng như các nước đang và kém phát triển trong khu vực nhiệt đ ới nói riêng. Canh tác bất hợp lý đ ất nông nghiệp (552triệu ha) ; khai thác quá mức thảm thực vật để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt (133triệu ha) và các hoạt động công nghiệp dẫn tới ô nhiễm đất (23triệu ha). Mức độ suy thoái đất thế giới được Oldeman và cộng sự (1991) chỉ ra trong bảng sau. Bảng : Mức độ suy thoái đất thế giới do con người gây ra Dạng suy thoái Nhẹ Trung Nặng Rất nặng Tổng số bình (triệu (triệu (triệu (triệu ha) (triệu ha) ha) ha) ha) Xói mòn do n ước 301,2 454,5 164,2 3,8 920,3 Xói mòn do gió 230,5 213,5 9,4 0,9 454,2 Mất dinh dưỡng 52,4 63,1 19,8 - 135,3 Mặn hoá 34,8 20,4 20,3 0,8 76,3 Ô nhiễm 4 ,1 17,1 0,5 - 21,8 Chua hoá 1 ,7 2,7 1,3 - 5 ,7 Kết cấu viên 34,6 22,1 11,3 - 68,2 Úng 6 ,0 3,7 0,8 - 10,5 17
  18. Giảm chất hữu cơ 3 ,4 1,0 0,2 - 4 ,6 Tổng số Thâm canh cây trồng theo kiểu tăng cư ờng đầu tư năng lư ợng hoá thạch như phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các chất kích thích sinh trưởng, thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá là một xu hướn g tất yếu trong phát triển nông nghiệp của các n ước vùng nhiệt đ ới. Điều này đã làm thay đ ổi các tính chất của đất dẫn đến suy thoái đất nông nghiệp vùng nhiệt đới ngày càng trầm trọng hơn.  Làm thay đối tính chất hoá học của đ ất : Chua hoá đ ất : Rửa trôi mất dần các cation kiềm trong đ ất là nguyên nhân chủ - yếu dẫn đ ến chua hoá đ ất, đặc biệt ở những vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung. Quá trình rửa trôi mất các cation kiềm trong đ ất thường gắn liền với việc bón nhiều phân hoá học. Khi bón phân khoáng vào đất, các nguyên tố dinh dưỡng thư ờng được hoà tan dưới dạng cation (như K+, NH4+, Ca2+…) hoặc anion (như NO3-, PO4-…) và quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất xảy ra. Vì keo đất là keo âm nên quá trình trao đổi cation là chủ yếu. Sự chua ho á đ ất xảy ra theo cơ chế mất dần các cation kiềm của keo đất do rửa trôi. Ví dụ khi bón sulfat kali vào đất, quá trình trao đổi cation giữa keo đất và dung dịch đ ất diễn ra như sau : Ca2+ 2 K+ Keo đất H+ K+ -> Keo đất H+ CaSO4↓ (bị rửa trôi) + + Mg2+ SO42- Mg2+ Ca2+ 2 K+ Keo đất H+ K+ -> Keo đất H+ Ca(OH)2↓(bị rửa trôi) + + Mg2+ OH- Mg2+ Mặt khác, các gốc sulfat (SO42-) hoặc Clo (Cl-) của các loại phân hoá học cũng có thể kết hợp với H+ của keo đ ất hoặc từ rễ cây khi bị khử đ ẩy ra dung dịch đất do quá trình trao đổi cation với K+ hoặc NH4+ để hình thành axit gây chua cho đ ất. Một số loại phân trong thành phần của chúng có chứa một lượng axit dư tự do (như supe lân, hoặc sulfat đạm có chứa axit sulfuaric d ư), khi bón vào đất cũng gây chua cho đất. Ngo ài ra khi tăng cường bón phân hoá học, rễ cây phải hô hấp mạnh để hấp thu dinh dưỡng, như vậy sẽ giải phóng nhiều CO2, từ đó hình thành H2CO3. H+ ở bề mặt lông hút sẽ trao đổi với các cation của dung dịch đ ất như K+, NH4+ hoặc Ca2+, 18
  19. từ đ ó nó kết hợp với các gốc sulfat (SO42-) hoặc Clo (Cl-) của phân để hình thành nên axit gây chua cho đất. Vì giữa keo đất và dung d ịch đất có sự cân bằng ion. Nếu dung dịch đất bị rễ cây hút đi nhiều cation kim loại thì những cation kim loại trên bề mặt keo đ ất cũng bị đẩy ra và thay thế vào đó là các ion H+ và keo đất cũng hoá chua dần. Theo Lester R.Brown (1985), việc sử dụng phân hoá học trong nông nghiệp thế giới đã tăng lên rất mạnh. Tính riêng giai đo ạn từ n ăm 1950 đến 1983, lượng phân hoá học được sử dụng đã tăng lên từ 15triệu tấn (n ăm 1950) lên 114triệu tấn (n ăm 1983), tăng lên gấp 8lần. Việc thâm canh cây trồng với đầu tư nhiều phân hoá học là một trong những nguyên nhân hoá chua của đất. Ngoài ra, m ưa axit cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây chua hoá đ ất hiện nay. Mặn hoá nông nghiệp : Đây là m ột xu h ướng suy thoái đất nông nghiệp khá phổ - biến hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là ở những vùng đ ất cây trồng màu có tưới. Thâm canh cao trong nông nghiệp thường gắn liền với việc tăng cư ờng nước tưới. Trong nước tưới bao giờ cũng chứa muối. Quá trình bay hơi nước qua mặt đất và thoát hơi nước qua mặt lá sẽ để lại muối của nước tưới trong đất làm đ ất hoá mặn dần. Theo Ghessmi, 1995, giả sử nước tưới chứa 500mg muối/lít thì cứ 1000m3 nước tưới sẽ để lại cho đất 0,5tấn muối. Trong khi đó yêu cầu nư ớc tưới của cây trồng trong một năm là kho ảng 5000 đến 10000m3 cho 1ha. Đây là nguồn muối rất đáng kể gây mặn hoá đ ất nông nghiệp. Ngoài ra, quá trình hút nước và dinh dưỡng của rễ cây từ các lớp đ ất sâu m ạn h lên cũng góp phần làm n ăng lượng muối trên lớp đất mặt. Mặn hoá cũng thường xảy ra nhanh trong trường hợp bón nhiều phân hoá học liên tiếp nhau trong nhiều năm. Bởi vì các loại phân hoá học, thực chất là các muối. Khi bón phân vào đất, cây chỉ hấp thu các nguyên tố dinh d ưỡng dưới dạng cation hoặc anion (như K+, NH4+, PO43-, Ca2+…) còn để lại trong dung dịch đất các gốc muối SO42- ho ặc Cl-, từ đó gây mặn hoá cho đất. Mặt khác khi bón phân hoá học cần phải tưới nhiều nước và muối trong nước tưới làm mặn hoá đ ất nhanh hơn. Oldeman và các cộng sự (1991) đã chỉ ra rằng hơn 76triệu ha đ ất nông nghiệp thế giới đã bị mặn hoá, trong đó ở Châu Á là 52,7triệu ha (69%), Châu Phi là 14,8triệu ha (19%) và Châu Âu là 3,8triệu ha (5%). Bảng : Mức độ mặn hoá đất thế giới do con ng ười gây ra (triệu ha) K hu vực Nhẹ Trung Nặng Rất nặng Tổng số bình Châu Phi 4,7 7 ,7 2 ,4 - 14,8 Châu Á 26,8 8 ,5 17,0 0 ,4 52,7 Nam Mỹ 1,8 0 ,3 - - 2,1 19
  20. Bắc và Trung Mỹ 0,3 1 ,5 0 ,5 - 2,3 Châu Âu 1,0 2 ,3 0 ,5 - 3,8 Châu Úc - 0 ,5 - 0 ,4 0,9 Tổng số 34,6 20,8 20,4 0 ,8 76,6 Quá trình chua hoá và m ặn hoá đ ất có thể xảy ra đồng thời với tốc độ khác nhau tu ỳ theo tính chất đất, chế độ luân canh cây trồng và đ iều kiện khí hậu. Tuy nhiên kết quả cuối cùng của hai quá trình này là làm cho đ ất bị suy thoái mạnh và mất dần khả năng trồng trọt.  Làm thay đổi tính chất vật lý của đất : Bón phân hoá học liên tục trong nhiều năm sẽ dẫn đ ến hàm lượng mùn trong đ ất giảm xuống, phá vỡ kết cấu viên của đất. Bởi vì kết cấu viên của đất được h ình thành do sự gắn kết các h ạt đ ất lại với nhau b ởi các axit mùn như humic, fulvic. Kết cấu viên của đất bị phá vỡ sẽ làm cho đất không còn tơi xốp, mất dần khả năng thấm nước, thấm khí và chai cứng lại. Đây cũng là một yếu tố dẫn đ ến sa mạc hoá đ ất nông nghiệp.  Làm thay đổi tính ch ất sinh học của đất : Bón nhiều phân hoá học cùng với việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, trừ cỏ dẫn tới hu ỷ diệt hệ thống sinh học sống trong đ ất. Các sinh vật sống trong đất như giun đất, vi sinh vật đ ất có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các tính chất hoá học và lý học của đất, cũng nh ư quá trình phân giải chất hữu cơ và hấp thu dinh dư ỡng của rễ cây.  Xói mòn : Xói mòn là một trong những nguy cơ quan trọng nhất dẫn đ ến sự suy thoái các vùng đ ất nông nghiệp của thế giới, đặc biệt ở khu vực các nước nhiệt đ ới, m ưa lớn và tập trung. Theo nh à đ ịa chất học Sheldon Judson, 1968, người đầu tiên trên thế giới ước tính tổng lượng phù sa từ các con sông đổ ra biển hàng n ăm từ tăng lên từ 9tỷ tấn (trước khi có nông nghiệp, chăn th ả và các hoạt động khác của con n gười) lên 24tỷ tấn do ho ạt động nông nghiệp của con người. Tác giả đã chỉ ra rằng hoạt động nông nghiệp đã làm tăng lượng đất bị xói mòn lên nhiều lần so với đ ất có thảm thực vật tự nhiên che phủ. El-Swaifi và Dagler, 1982 đã ước tính lượng phù sa ở một số con sông lớn trên th ế giới đổ ra biển hàng năm là rất lớn. Bảng : Lượng phù sa đổ ra biển hàng nă m của một số con sông lớn trên thế giới Sông Nước Lượng phù sa hàng năm (triệu tấn) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0