intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa cơ khí động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Sửa chữa cơ khí động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học nhận dạng được động cơ xăng 2 kỳ và 4 kỳ; động cơ diesel 2 kỳ và 4 kỳ; trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ nhiều xi lanh; phân tích được hiện tượng, nguyên nhân mài mòn và trình bày đúng phương pháp kiểm tra, sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cơ cấu khác thuộc động cơ;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa cơ khí động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬA CHỮA CƠ KHÍ ĐỘNG CƠ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-KTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014 và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 Quy định về quy trình xây 3
  3. dựng, thẩm định và ban hành chương trình, tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình trình độ đào tạo Trung cấp, Cao đẳng, trong năm 2017 Khoa Công nghệ ô tô Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn đã xây dựng chương trình đào tạo nghề Công nghệ ô tô và được hội đồng thẩm định chương trình của trường thẩm định và Hiệu trưởng ký quyết định ban hành. Từ năm học 2017-2018, Khoa Công nghệ ô tô đã thực hiện đào tạo theo Chương trình mới xây dựng, thẩm định và ban hành này. Trong chương trình mới các môn học, mô đun được xây dựng lại cho phù hợp với thực tiễn công việc nghề Công nghệ ô tô trong xã hội, trong đó có mô đun “Sửa chữa cơ khí động cơ”. Đây là mô đun mang tính trọng tâm của nghề. Để hổ trợ cho người học về tài liệu học tập, hổ trợ giáo viên trong việc tổ chức dạy học khoa Công nghệ ô tô chúng tôi tiến hành biên soạn tập “Giáo trình Sửa chữa cơ khí động cơ”. Giáo trình mô đun “Sửa chữa cơ khí động cơ” được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại và sát với thực tế sản xuất. Giáo trình này gồm có 19 bài với hình thức trình bày một cách có hệ thống và cô đọng nội dung các bài học theo chương trình. Nội dung chính được giáo trình trình bày là nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành động cơ, đặc điểm cấu tạo, điều kiện làm việc và những hư hỏng có thể có, nguyaan nhân, kỹ thuật kiểm tra, sửa chữa và hướng dẫn quy trình kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra, sửa chữa. Giáo trình giúp ích cho người đọc có được một số kiến thức cơ bản về về động cơ và kỹ thuật kiểm tra, sửa chữa phần cơ khí độngc ơ và hổ trợ cho việc thực hành, luyện tập rèn kỹ năng thực hiện kiểm tra, sửa chữa các bộ phận của động cơ. Giáo trình môn học “Sửa chữa cơ khí động cơ” được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn nghiệm thu và nhất trí đưa vào sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh sinh viên trong nhà trường. Giáo trình này được biên soạn lần đầu, mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu, sưu tầm để biên soạn, song không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả biên soạn mong nhận được những đóng góp ý kiến của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện giáo trình này. Bình Định, ngày tháng 3 năm 2018 Người biên soạn Đặng Đức Cường MỤC LỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 2 Lời giới thiệu 3 4
  4. Mục lục 4 Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò, mục tiêu, nội dung của mô đun 5 Bài 1: Nhận dạng động cơ ô tô, tháo động cơ ra khỏi xe 7 Bài 2: Tháo, lắp cơ cấu phân phối khí 13 Bài 3: Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phân phối khí 18 Bài 4: Kiểm tra, sửa chữa nắp máy động cơ 26 Bài 5: Kiểm tra, sửa chữa đáy dầu, đệm đáy dầu động cơ 31 Bài 6: Tháo lắp nhóm pít-tông, thanh truyền động cơ 34 Bài 7: Kiểm tra, thay thế xéc-măng động cơ 40 Bài 8: Kiểm tra, sửa chữa pít-tông, chốt pít-tông 47 Bài 9: Kiểm tra, sửa chữa thanh truyền 52 Bài 10: Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu, bánh đà động cơ 57 Bài 11: Kiểm tra, cạo rà bạc lót cổ trục chính, cổ trục thanh truyền 63 Bài 12: Kiểm tra, sửa chữa xy-lanh động cơ 67 Bài 13: Kiểm tra, sửa chữa thân máy 71 Bài 14: Kiểm tra, sửa chữa bơm nhớt 75 Bài 15: Kiểm tra, sửa chữa bơm nước 81 Bài 16: Kiểm tra, sửa chữa két làm mát nước và van hằng nhiệt 86 Bài 17: Lắp ráp động cơ, đặt cam cho động cơ 93 Bài 18: Lắp ráp hoàn chỉnh động cơ vào xe ô tô 99 Bài 19: Chạy rà động cơ, hiệu chỉnh động cơ 103 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: SỬA CHỮA CƠ KHÍ ĐỘNG CƠ Mã mô đun: MĐ13 I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau các mô-đun sau: Bảo dưỡng kỹ thuật động cơ ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật gầm ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật điện ô tô 5
  5. - Tính chất: Giúp người học nắm được kết cấu của một động cơ; thực hiện được các công việc kiểm tra, sửa chữa cho một động cơ ô tô. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Nhận dạng được động cơ xăng 2 kỳ và 4 kỳ; động cơ diesel 2 kỳ và 4 kỳ . + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ nhiều xi lanh + Trình bày đúng nhiệm vụ, điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận, cơ cấu khác thuộc động cơ +Phân tích được hiện tượng, nguyên nhân mài mòn và trình bày đúng phương pháp kiểm tra, sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cơ cấu khác thuộc động cơ - Kỹ năng: +Thực hiện được các công việc: Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận, cơ cấu khác thuộc động cơ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động +Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ và thiết bị tháo lắp, đo kiểm tra trong quá trình tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm và giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi. + Chịu trách nhiệm về hoạt động của cá nhân và nhóm. + Phải tự đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành của cá nhân và cả nhóm. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô-đun TT TS LT TH KT Bài 1: Nhận dạng động cơ ô tô, tháo động cơ ra khỏi 1 7 3 4 xe 2 Bài 2: Tháo, lắp cơ cấu phân phối khí 7 2 5 3 Bài 3: Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phân phối khí 7 3 4 4 Bài 4: Kiểm tra, sửa chữa nắp máy động cơ 7 2 5 Bài 5: Kiểm tra, sửa chữa đáy dầu, đệm đáy dầu 5 7 2 5 động cơ 6 Bài 6: Tháo lắp nhóm pít-tông, thanh truyền động cơ 7 2 4 1 7 Bài 7: Kiểm tra, thay thế xéc-măng động cơ 7 2 5 9 Bài 8: Kiểm tra, sửa chữa pít-tông, chốt pít-tông 7 2 5 9 Bài 9: Kiểm tra, sửa chữa thanh truyền 7 2 5 Bài 10: Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu, bánh đà động 10 7 3 4 cơ Bài 11: Kiểm tra, cạo rà bạc lót cổ trục chính, cổ trục 11 8 3 4 1 thanh truyền 6
  6. Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô-đun TT TS LT TH KT 12 Bài 12: Kiểm tra, sửa chữa xy-lanh động cơ 7 2 5 13 Bài 13: Kiểm tra, sửa chữa thân máy 7 3 4 14 Bài 14: Kiểm tra, sửa chữa bơm nhớt 7 2 5 15 Bài 15: Kiểm tra, sửa chữa bơm nước 7 2 5 Bài 16: Kiểm tra, sửa chữa két làm mát nước và van 16 7 2 5 hằng nhiệt 17 Bài 17: Lắp ráp động cơ, đặt cam cho động cơ 7 3 4 18 Bài 18: Lắp ráp hoàn chỉnh động cơ vào xe ô tô 7 2 5 19 Bài 19: Chạy rà động cơ, hiệu chỉnh động cơ 8 3 4 1 Cộng 135 45 87 03 2. Nội dung chi tiết: Bài 01. NHẬN DẠNG ĐỘNG CƠ Ô TÔ, THÁO ĐỘNG CƠ RA KHỎI XE Mã bài: MĐ13-01 Giới thiệu Bảo dưỡng, sửa chữa một động cơ ô tô chỉ thực hiện đúng khi người thợ bảo dưỡng, sửa chữa biết được xe ô tô đó là dòng xe nào (Hãng nào, đời nào); xe đang dùng loại động cơ gì ... Động cơ xe ô tô có nhiều chủng loại; nhiều Hãng sản xuất khác nhau, do đó sẽ có những thông số chế tạo, lắp ghép khác nhau. Việc nhận dạng động cơ trước 7
  7. khi tiến hành bảo dưỡng, hay tháo lắp, kiểm tra sửa chữa là yêu cầu bắt buộc cho mỗi thợ sửa chữa động cơ ô tô. Bài học này giúp người học hiểu được tổng thể các nội dung cơ bản như: Nhận dạng loại động cơ, hiểu được cấu tạo và nguyên lý tổng quát của từng loại động cơ, các liên kết giữa động cơ với khung xe và quy trình tháo động cơ ra khỏi xe để phục vụ cho việc tháo, kiểm tra, sửa chữa. Mục tiêu của bài - Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc tổng quát của động cơ 4 kỳ xăng và 4 kỳ dầu (diesel) dùng trên ô tô - Nhận dạng, phân loại được các loại động cơ dùng trên xe ô tô - Hướng dẫn quy trình tháo động cơ ra khỏi xe. Nội dung của bài 1.1. Nhận dạng động cơ ô tô Lý thuyết liên quan 1.1.1. Cấu tạo tổng quát và nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ Cấu tạo tổng quát của một động cơ xăng 4 kỳ gồm 2 cơ cấu và 5 hệ thống: - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền: gồm các nhóm chi tiết chính là trục khuỷu, thanh truyền và pít tông và các chi tiết lắp ghép trong cơ cấu. Đây là cơ cấu chính của động cơ. Trên pít tông có lắp xéc măng để bao kín khe hở giữa pít tông và thành xi lanh. Ngoài ra còn có thân máy là khung để lắp xi lanh và các cơ cấu cũng như các hệ thống phục vụ của động cơ, nắp máy (nắp xi lanh) là chi tiết đậy kín xi lanh và để lắp xupáp, ống nạp, ống thải và các chi tiết khác. - Cơ cấu phân phối khí: gồm xupáp, trục cam và các chi tiết trung gian để điều khiển xupáp đóng mở. - Hệ thống cung cấp nhiêu liệu: thực hiện cung cấp nhiên liệu và hòa trộn nhiên liệu với không khí ở tỉ lệ thích hợp cho động cơ làm việc. - Hệ thống đánh lửa: bật tia lửa điện đúng thời điểm để đốt nhiên liệu đối với động cơ xăng. - Hệ thống bôi trơn: đảm bảo cung cấp dầu bôi trơn cho các chi tiết ma sát để giảm mài mòn. - Hệ thống làm mát: thực hiện tản nhiệt cho các chi tiết và duy trì trạng thái nhiệt ổn định cho động cơ ở mức không nóng quá và cũng không nguội quá để động cơ làm việc bình thường. - Hệ thống khởi động: để dẫn động trục khuỷu quay để động cơ nổ được. Động cơ xăng gồm các bộ phận chính sau: 1- đường ống nạp 2- Xupáp nạp 8
  8. 3- Bu-gi 4- Xupáp thải 5- Đường ống thải 6- Xy-lanh 7- Piston 8- Thanh truyền 9- Trục khuỷu 10- Chiều quay động cơ 11- Nắp máy Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo tổng quát động cơ xăng 4 kỳ Nguyên lý làm việc động cơ xăng 4 kỳ (1 xi lanh) Một chu trình làm việc của động cơ trải qua 4 kỳ (hút, nén, nổ, xả) tương ứng với 4 hành trình dịch chuyển của piston hay 2 vòng quay trục khuỷu: - Kỳ hút +Xupáp hút: Mở , Xupáp xả: Đóng + Trục khuỷu quay: Từ 0 ÷1800 + Piston dịch chuyển: Từ ĐCT → ĐCD Hỗn hợp đốt (xăng và không khí sạch) được hút vào xy lanh qua xupáp nạp do áp suất buồng đốt nhỏ hơn áp suất không khí. - Kỳ nén + Xupáp hút: Đóng, Xupáp xả: Đóng + Piston dịch chuyển: Từ ĐCD → ĐCT + Trục khuỷu quay: Từ 1800 ÷ 3600 Hỗn hợp đốt được nén lại trong buồng đốt. - Kỳ nổ Khi piston gần đến điểm chết trên cách điểm chết trên một khoảng tương ứng với một góc quay ϕs (góc đánh lửa sớm) của trục khuỷu thì bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp, sinh công. + Xupáp hút: Đóng, Xupáp xả: Đóng + Piston dịch chuyển: Từ ĐCT → ĐCD + Trục khuỷu quay: Từ 3600 ÷ 5400 - Kỳ xả + Piston: ĐCD → ĐCT + Trục khuỷu: 5400 ÷ 7200 + Xupáp hút: Đóng, Xupáp xả: Mở. Sản phẩm cháy được xả ra ngoài qua xupáp xả. 1.1.2. Cấu tạo tổng quát và nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ 9
  9. Một động cơ diesel 4 kỳ có cấu tạo cơ bản giống như động cơ xăng 4 kỳ tuy nhiên không có hệ thống đánh lửa, nên động cơ diesel có 2 cơ cấu và 4 hệ thống, gồm: - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. - Cơ cấu phân phối khí. - Hệ thống cung cấp nhiêu liệu. - Hệ thống bôi trơn. - Hệ thống làm mát. - Hệ thống khởi động. Phần lớn các cơ cấu, hệ thống của động cơ xăng và động cơ diesel 4 kỳ là giống nhau, trong đó điểm khác chính là cấu tạo hệ thống nhiên liệu và kết cấu cơ cấu trục khuỷu thanh truyền của động cơ diesel có tỷ số nén cao hơn nhiều so với động cơ xăng. * Nguyên lý làm việc động cơ diesel 4 kỳ (1 xi lanh) Một chu trình làm việc của động cơ diesel 4 kỳ trải qua 4 kỳ (hút, nén, nổ, xả) tương ứng với 4 hành trình dịch chuyển của piston hay 2 vòng quay trục khuỷu: - Kỳ hút +Xupáp hút: Mở, Xupáp xả: Đóng + Trục khuỷu quay: Từ 0 ÷1800 + Piston dịch chuyển: Từ ĐCT → ĐCD Không khí sạch được hút vào xy lanh qua xupáp nạp do áp suất buồng đốt nhỏ hơn áp suất không khí. - Kỳ nén + Xupáp hút: Đóng, Xupáp xả: Đóng + Piston dịch chuyển: Từ ĐCD → ĐCT + Trục khuỷu quay: Từ 1800 ÷ 3600 Không khí trong xi lanh được nén lại trong buồng đốt. - Kỳ nổ + Xupáp hút: Đóng, Xupáp xả: Đóng Khi piston gần đến điểm chết trên cách điểm chết trên một khoảng tương ứng với một góc quay ϕs (góc phun dầu sớm) của trục khuỷu thì vòi phun cao áp phun tơi nhiên liệu vào buồng đốt hòa trộn với không khí có nhiệt độ và áp suất cao nên hỗn hợp bốc cháy, sinh công. + Piston dịch chuyển: Từ ĐCT → ĐCD + Trục khuỷu quay: Từ 3600 ÷ 5400 - Kỳ xả + Piston: ĐCD → ĐCT + Trục khuỷu: 5400 ÷ 7200 + Xupáp hút: Đóng, Xupáp xả: Mở Sản phẩm cháy được xả ra ngoài qua xupáp xả Trình tự thực hiện 1.1.3. Nhận dạng, phân loại động cơ ô tô Để quan sát nhận dạng, phân loại động cơ ô tô cần thực hiện các bước sau: 10
  10. B1. Tháo nắp ca bô hoặc nắp khoang máy. B2. Quan sát kết cấu tổng quát của động cơ, chú ý đến hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa. B3. Xác định động cơ xăng hay động cơ diesel B4. Nếu động cơ xăng xác định đó là động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí hay phun xăng điện tử. Nếu động cơ diesel xác định đó là động cơ điều khiển cơ khí hay hay phun dầu điện tử. 1.2. Tháo, cẩu nâng động cơ ra khỏi xe ô tô Lý thuyết liên quan 1.2.1. Các liên kết giữa động cơ với khung xe ô tô Động cơ ô tô được lắp đặt trong khoang máy, động cơ có sự liên kết với khung xe trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bộ phận sau: - Chân máy (cao su chân máy): Là bộ phận liên kết trực tiếp giữa động cơ với khung xe, đỡ lấy động cơ. - Hệ thống truyền động: ly hợp, hộp số, trục truyền: Liên kết với động cơ qua bộ ly hợp. - Hệ thống nạp, thải: cổ hút, cổ xả là bộ phận của động cơ nhưng có sự gá đỡ bởi khung xe. - Hệ thống dây điện: các dây điện, bó dây điện liên quan đến động cơ và được lắp trên khung xe. - Hệ thống nhiên liệu: ống nhiên liệu nối từ thùng nhiên liệu đến động cơ và ngược lại. - Hệ thống cáp điều khiển ga, ly hợp, số: Nối từ trong xe ra động cơ, hệ thống truyền động - Hệ thống làm mát: ống nước, két nước để làm mát cho động cơ, nhưng được lắp trên khung xe. Để nhận biết các bộ phận liên kết giữa động cơ với khung xe phải mở nắp ca bô, nâng xe lên để quan sát nhận biết. Hình 1.2. Vị trí lắp đặt động cơ và hệ thống truyền động Trình tự thực hiện 1.2.2. Tháo, cẩu nâng động cơ ra khỏi xe 11
  11. Để tháo động cơ ra khỏi xe phải làm công tác chuẩn bị gồm: - Xem xét kết cấu, bố trí lắp đặt động cơ trên xe. - Bố trí vị trí làm việc, đưa xe vào vị trí phù hợp. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nâng đỡ, tháo lắp… - Kiểm tra công tác an toàn lao động, kê kích, cố định xe … Quy trình tháo, cẩu nâng động cơ ra khỏi xe B1- Tháo nguồn điện (cọc ắc quy) B2- Tháo các giắc điện nối đến động cơ B3- Xả nước làm mát, tháo các ống nước đến két nước B4- Tháo hệ thống cáp điều khiển, ống nhiên liệu, ống khí (chân không) B5- Tháo tách cụm bơm trợ lực lái (nếu có) B6- Tháo tách máy nén hệ thống điều hòa (nếu có) B7- Tháo cổ xả, cổ xả (có thể có trường hợp không phải tháo cổ hút) B8 - Treo đỡ động cơ B9- Tháo tách hệ thống truyền động (trục láp hoặc có thể cả hộp số và vỏ ly hợp) B10- Tháo các cao su chân máy B11- Cẩu nâng động cơ ra khỏi xe đặt lên bàn tháo/khung giá đỡ * Bài tập thực hành: Công việc 1- Nhận biết loại động cơ, các liên kết giữa động cơ với khung xe. Tháo, cẩu nâng cơ ra khỏi xe Kia Concord Công việc 2- Nhận biết loại động cơ, các liên kết giữa động cơ với khung xe. Tháo, cẩu nâng cơ ra khỏi xe Hyundai Accent. Công việc 3- Nhận biết loại động cơ, các liên kết giữa động cơ với khung xe. Tháo, cẩu nâng cơ ra khỏi xe Honda Accord. Công việc 4- Nhận biết loại động cơ, các liên kết giữa động cơ với khung xe. Tháo, cẩu nâng cơ ra khỏi xe tải Zil 130. * Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Trình bày được cấu tạo tổng quát và nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 4 kỳ, động cơ diesel 4 kỳ. - Nhận dạng, phân loại được động cơ ô tô. - Tháo đưa được động cơ ra khỏi xe ô tô. * Ghi nhớ: - Các cơ cấu, hệ thống cấu tạo thành động cơ ô tô. - Nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 4 kỳ, động cơ diesel 4 kỳ. * Câu hỏi Câu 1. Điểm khác nhau về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 4 kỳ và động cơ diesel 4 kỳ. Câu2. Ngoài các chân máy động cơ còn gián tiếp gắn với khung xe qua những bộ phận nào? 12
  12. Bài 02. THÁO LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ Mã bài: MĐ13-02 Giới thiệu Việc đánh giá công suất, hiệu suất và tình trạng khí xả của một động cơ nói riêng, xe ô tô nói chung đều phụ thuộc vào cơ cấu phân phối khí của động cơ đó. Điều này nói lên tầm quan trọng của cơ cấu phân phối khí động cơ Mặt khác, cơ cấu phân phối khí có cấu tạo nhiều chi tiết, chi tiết nhỏ nhưng yêu cầu độ chính xác cao. Do đó khi người thợ kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phân phối khí cần phải thực hiện đúng qui trình, thao tác và sử dụng hợp lý các đồ nghề, dụng cụ chuyên dùng mới mong đem lại kết quả đạt yêu cầu kỹ thuật cao Mỗi loại động cơ có thể có kiểu phân phối khí khác nhau, do đó sẽ có những thông số chế tạo, lắp ghép khác nhau. Việc nhận dạng cơ cấu phân phối khí trước khi tiến hành tháo lắp là yêu cầu bắt buộc cho mỗi thợ sửa chữa ô tô Bài học này giúp người học hiểu được cơ cấu phân phối khí của động cơ, nội dung cơ bản như: Nhận dạng loại cơ cấu phân phối khí, cấu tạo và nguyên lý tổng quát của từng loại cơ cấu, hiểu được qui trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí động cơ. Mục tiêu của bài - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của từng loại cơ cấu phân phối khí động cơ 4 kỳ xăng và 4 kỳ diesel dùng trên ô tô - Nhận dạng được các bộ phận, chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí của một động cơ. - Thực hiện được qui trình tháo, lắp cơ cấu phân phối khí động cơ đúng kỹ thuật. 13
  13. Nội dung của bài Lý thuyết liên quan 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại cơ cấu phân phối khí 2.1.1.Nhiệm vụ Cơ cấu phân phối khí động cơ có nhiệm vụ chính: -Với động cơ 2 kỳ xăng: Piston khi chạy lên xuống trong xi lanh sẽ đóng, mở các cửa hút-nạp-xả ở xi lanh động cơ để cung cấp hòa khí hoặc xả khí cháy ra ngoài -Với động cơ 4 kỳ: Truyền động từ trục cam sẽ làm đóng, mở các xu páp hút và xu páp xả để nạp không khí hoặc hòa khí vào xi lanh ở kỳ hút và xả khí cháy ra khỏi xi lanh ở kỳ xả. 2.1.2.Yêu cầu -Các xu páp phải đóng, mở đúng thời điểm qui định -Đảm bảo nạp đầy hỗn hợp nhiên liệu vào xi lanh và thải sạch khí cháy ra khỏi xi lanh -Các xu páp phải đóng kín tốt, tránh lọt khí khi ở kỳ nén và nổ -Cơ cấu phải làm việc êm dịu, không có tiếng ồn, tiếng gõ khi làm việc 2.1.3. Phân loại Theo cách bố trí xu páp có: kiểu xu páp đặt và kiếu xu páp treo Theo số lượng trục cam có: Cơ cấu phân phối khí dùng 1 trục cam và cơ cấu phân phối khí dùng 2 trục cam. 2.2.Cấu tạo, nguyên lý hoạt động 2.2.1.Cấu tạo Cấu tạo cơ cấu phân phối khí có sơ đồ như hình 2.1: Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu phân phối khí động cơ 1. Ổ đặt xu páp, 2. Xu páp, 3. Bạc dẫn hướng, 4. Lò xo, 5. Đĩa tựa, 6.Móng hãm. 7. Đòn gánh, 8. Trục đòn gánh, 9. Vít điều chỉnh, 10. Giá đỡ, 11. Đũa đẩy, 12. Con đội, 13. Cam, 14. Bánh răng 2.2.2. Nguyên lý hoạt động - Khi phần cao của cam tác động: Con đội được chuyển động đi lên→ đũa đẩy đi lên → thông qua đòn gánh → lò xo 4 bị nén lại → xu páp chuyển động 14
  14. xuống phía dưới mở van nạp (xả), hút hỗn hợp hoặc không khí vào buồng đốt với xu pap hút xả khí đã cháy với xu páp xả - Khi phần cao của cam không tác động: thông qua con đội, đũa đẩy, đòn gánh, lò xo bị giãn ra kéo xu páp trở lại vị trí đóng như ban đầu. Trình tự thực hiện 2.3.Tháo lắp cơ cấu phân phối khí 2.3.1.Tháo lắp cơ cấu phân phối khí dùng một trục cam ( SOHC ) * Công việc chuẩn bị: +Bộ đồ nghề thích hợp, cảo xu páp, búa gỗ +Vải lau, dầu rửa, khí nén +Bàn thợ, giá đỡ động cơ * Qui trình tháo: Sau khi đã tháo các bộ phận liên quan bên ngoài động cơ, như: bộ phận đánh lửa; bộ phận nhiên liệu, các cổ góp xả, hút, tiếp theo: -Tháo nắp đậy giàn cò mổ, xu páp -Tháo nắp đậy bộ truyền động cam -Quay kiểm tra dấu cam – cơ ( piston máy 1 ở ĐCT ) -Tháo bộ căng dây đai -Lấy dây đai ra khỏi các bánh đai ( Nếu dây đai dùng lại phải đánh dầu chiều quay của dây đai ) -Đánh dấu thứ tự các nắp gối đỡ trục cam, tháo các gối đỡ trục (tháo từ giữa ra) để đưa trục cam ra ngoài -Tháo các bu-lông nắp máy theo phương pháp xoắn ốc hoặc đối xứng, lấy nắp máy ra khỏi thân động cơ. -Đánh dấu vị trí và thứ tự các xu páp, dùng cảo chuyên dùng để cảo tháo các xu páp ra khỏi nắp máy Hình 2.2.Cảo tháo xú-páp *Chú ý: -Các chi tiết gối đỡ trục cam, xu páp, lò xo, chén chận lò xo và khoen hãm đuôi xu páp (móng ngựa ) nên đặt theo thứ tự trong khay đựng -Dây đai cam không để nơi có dầu, nhớt -Không để bề mặt làm việc của nắp máy trực tiếp lên bàn (dễ gây trầy xướt) * Qui trình lắp: 15
  15. Sau khi đã kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí, ta tiến hành lắp lại cơ cấu phân phối khí theo các bước sau: -Rửa sạch các chi tiết cơ cấu phân phối khí bằng dầu diesel -Thổi sạch bằng khí nén -Lắp các xu páp vào lại nắp máy ( đúng vị trí, đúng thứ tự ) -Lắp nắp máy vào thân máy ( chú ý đệm nắp máy và lực siết bu-lông ) - Lắp các đệm đẩy và cò mổ xu páp đúng vị trí - Lắp trục cam vào lại nắp máy (đúng chiều, đúng vị trí ) *Chú ý: -Khi lắp bộ căng dây đai cam phải tiến hành đặt cam và điều chỉnh lực căng đai đúng theo qui định cho động cơ 2.3.2.Tháo lắp cơ cấu phân phối khí dùng hai trục cam ( DOHC ) * Công việc chuẩn bị: -Bộ đồ nghề thích hợp, cảo xu páp, búa gỗ -Vải lau, dầu rửa, khí nén -Bàn thợ, giá đỡ động cơ * Qui trình tháo: Sau khi đã tháo các bộ phận liên quan bên ngoài động cơ, ta tiến hành các bước: -Tháo nắp đậy giàn cò xu páp -Tháo nắp đậy bộ truyền động cam -Quay động cơ kiểm tra dấu cam – cơ ( piston máy 1 ở ĐCT ) Hình 2.3.Quay động cơ kiểm tra dấu cam-cơ -Tháo bộ căng dây đai -Lấy dây đai ra khỏi các bánh đai ( Nếu dây đai dùng lại phải đánh dầu chiều quay của dây đai) - Dùng bu lông cố định vánh răng chống ồn -Đánh dấu thứ tự các bợ trục cam, tháo các bợ trục bên xu páp xả (tháo từ giữa tháo ra) để đưa trục cam xả ra ngoài -Đánh dấu thứ tự các bợ trục cam, tháo các bợ trục bên xu páp hút (tháo từ giữa tháo ra) để đưa trục cam hút ra ngoài -Tháo các bu-lông nắp máy theo phương pháp xoắn ốc hoặc đối xứng, lấy nắp máy ra khỏi thân động cơ. 16
  16. -Đánh dấu vị trí và thứ tự các xu páp, dùng cảo chuyên dùng để cảo tháo các xu páp ra khỏi nắp máy * Qui trình lắp: Sau khi đã kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí, để tiến hành lắp lại cơ cấu phân phối khí, ta thực hiện các bước sau: -Rửa sạch bằng dầu diesel -Thổi sạch bằng khí nén -Lắp các xu páp vào lại nắp máy (đúng vị trí) -Lắp nắp máy vào thân máy ( chú ý đệm nắp máy và lực siết bu-lông ) - Lắp các đệm đẩy và cò mổ xu páp đúng vị trí - Lắp trục cam xả vào lại nắp máy (các nắp gối đỡ đúng chiều, đúng vị trí ) - Lắp trục cam hút vào lại nắp máy (các nắp gối đỡ đúng chiều, đúng vị trí, bánh răng đúng dấu ăn khớp răng) *Chú ý: -Trước khi lắp dây đai cam vào động cơ phải quay trục khuỷu động cơ cho các dấu ở bánh răng cam – cơ trùng với vạch dấu chuẩn Hình 2.4.Kiểm tra dấu khi lắp dây đai -Nếu dùng lại dây đai cam cũ, khi lắp phải chú ý chiều quay dây đai -Trước khi lắp nên bôi nhớt sạch vào những nơi tiếp xúc chuyển động, như đệm đẩy, cổ trục cam . . . * Bài tập thực hành: Công việc 1- Tháo lắp cơ cấu phân phối khí động cơ loại 1 trục cam trong thân máy của động cơ Toyota 2R Công việc 2- Tháo lắp cơ cấu phân phối khí động cơ loại 1 trục cam trên nắp máy của động cơ Toyota 1S Công việc 3- Tháo lắp cơ cấu phân phối khí động cơ loại 2 trục cam trên nắp máy của động cơ Toyota 3S Công việc 4- Tháo lắp cơ cấu phân phối khí động cơ hình chữ V của động cơ Hyundai V6-3000. * Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Nhận biết đúng các chi tiết của cơ cấu phân phối khí. - Tháo lắp được các bộ phận của cơ cấu phân phối khí đúng kỹ thuật. * Ghi nhớ: 17
  17. - Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí - Xác định dấu đặt cam. * Câu hỏi Câu 1. Loại cơ cấu phân phối khí nào ngày nay sử dụng phổ biến hơn? Tại sao? Câu 2. Tại sao phải xác định dấu cam trước khi tháo cơ cấu phân phối khí? Bài 03. KIỂM TRA, SỬA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ Mã bài: MĐ13-03 Giới thiệu Cơ cấu phân phối khí động cơ được kiểm tra, sửa chữa khi có hư hỏng xảy ra ở cơ cấu hoặc khi tiến hành đại tu động cơ. Cơ cấu phân phối khí động cơ có nhiều chủng loại; nhiều cách bố trí khác nhau do đó sẽ có những thông số chế tạo, lắp ghép khác nhau. Nhận dạng chi tiết, xác định qui trình kỹ thuật kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp cơ cấu phân phối khí là yêu cầu bắt buộc cho mỗi thợ sửa chữa động cơ ô tô. Bài học này trang bị cho người học hiểu được tổng thể các nội dung cơ bản như: Những hư hỏng cơ cấu phân phối khí, nguyên nhân, kỹ thuật kiểm tra và phương án sửa chữa các chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí của động cơ. Mục tiêu của bài - Trình bày hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa các bộ phận, chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí của một động cơ. - Qui trình kỹ thuật kiểm tra, sửa chữa các chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí động cơ đúng kỹ thuật. Nội dung của bài Lý thuyết liên quan 3.1. Hư hỏng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phân phối khí. Qua quá trình làm việc cơ cấu phân phối khí của động cơ có thể có các hư hỏng gây ra hiện tượng như động cơ hoạt động kêu ồn, giảm công suất động cơ, tiêu hao nhiều nhiên liệu, dầu bôi trơn, khí thải nhiều khói ... Sau đây là các hư hỏng và nguyên nhân cũng như phương pháp kiểm tra, sửa chữa đối với hệ thống phân phối khí: Hư hỏng Nguyên nhân Phương pháp kiểm tra Phương pháp sửa chữa Hệ thống phân Đứt đai cam, Quan sát Thay thế phối khí không xích cam, gãy hoạt động trục cam Giảm/mất áp suất Xu páp đóng Thử kín cụm xu páp Xoáy xu páp, thay thế nén làm động cơ không kín Kiểm tra các chi tiết chi tiết hỏng 18
  18. yếu, hao nhiên liệu Rò nhớt qua xu Phớt chặn nhớt Quan sát kỹ Thay phớt chặn nhớt páp, hao nhớt, thải đuôi xu páp đuôi xu páp khói đen hỏng Hệ thống hoạt Các chi tiết mòn Đo kiểm tra độ mòn, Thay chi tiết mòn, nắn động nặng nhiều, cong vênh độ cong chi tiết cong vênh Hệ thống hoạt Các chi tiết mòn Đo kiểm tra độ mòn, Điều chỉnh hoặc thay động kêu ồn khuyết, trầy khe hở các chi tiết thế xướt Trình tự thực hiện 3.2. Kiểm tra, sửa chữa các bộ phận của cơ cấu phân phối khí. 3.2.1. Kiểm tra, sửa chữa xu páp Chuẩn bị: -Bộ đồ dụng cụ cầm tay, cảo xupáp, máy mài xupáp, bộ dao mài bệ xupáp -Hộp cát xoáy xupáp, vải lau, dầu rửa, khí nén -Bàn thợ, giá đỡ động cơ, khối V . . . Qui trình kiểm tra, sửa chữa xupáp: - Dùng dầu lửa thử kín xu páp, nếu xu páp không kín, tháo xu páp kiểm tra hư hỏng, sửa chữa: + Dùng so kế để kiểm tra sự cong của thân xupáp. Nếu ở mức độ cong nhỏ hơn 0,10 mm ta tiến hành nắn thẳng lại; cong lớn hơn ta thay mới xupáp. + Dùng pan me, so kế để kiểm tra khe hở giữa thân xupáp và ống dẫn hướng xupáp (ống kiềm xupáp) . Nếu khe hở vượt quá qui định của nhà sản xuất ta có thể thay ống dẫn hướng, hoặc cả ống dẫn hướng và xupáp mới để có khe hở thích hợp Hình 3.1.Kiểm tra thân xu páp + Quan sát kỹ các mặt côn kin xu páp để kiểm tra sự kín giữa bệ và lợi xupáp. Trường hợp mức độ mòn, rổ mặt làm việc của bệ và lợi xupáp nhỏ ta tiến hành xoáy xupáp; trường hợp mòn, khuyết lớn ta tiến hành mài lại bệ và lợi xupáp hoặc thay thế xu páp, sau đó rà xoáy lại xu páp. Mài cắt bệ xu páp: Tùy theo góc nghiêng bề mặt làm việc của bệ xupáp mà chọn dao mài thích hợp - Chọn chốt định tâm (pilot) dao thích hợp với kích thước ống dẫn hướng xupáp 19
  19. Hình 3.2.Mài bệ xú-páp -Đặt dao mài vào thốt định tâm -Ấn đè cán dao đồng thời xoay dao đi góc 900, ngưng đè cán dao đồng thời xoay dao ngược lại vị trí đầu -Tương tự, ấn đè cán dao để xoay mài tiếp như trước. Tiếp tục như thế cho đến khi đạt thì thôi ( sờ ngón tay đánh giá vết mài đều ) Mài lợi xu páp: -Gá lắp xú-páp lên máy mài, khóa chặt xupáp ( không đảo ) -Điều chỉnh hướng nghiêng dao mài tương ứng góc nghiêng lợi xu páp -Bật máy mài, quay điểu chỉnh cho dao mài tiến vào mài lợi xupáp với lượng cắt mỗi lần 0,05 – 0,1 mm -Mài bóng với lượng cắt 0,02 mm -Tiến hành mài phẳng đuôi xú-páp nếu bị mòn lõm Hình 3.3.Mài lợi xú-páp Hình 3.4.Mài đuôi xú-páp Xoáy xú-páp: -Bôi cát xoáy lớn lên quanh bệ ( hoặc lợi ) xu páp với cách khoảng nhau 10 mm -Dùng núm chụp cao su đặt lên nấm xupáp( hoặc ống mềm, dây rút đặt vào thân xupáp) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1