Giáo trình Sửa chữa Laptop (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 15
download
Giáo trình "Sửa chữa Laptop (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" cung cấp cho người học những kiến thức như: các thành phần của Laptop; các quy trình chẩn đoán và khắc phục lỗi ở Laptop; kỹ năng tháo lắp và nhận dạng các thiết bị đặc trưng của các Laptop; giải quyết được các vấn đề về nâng cấp CPU, RAM, HDD... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa Laptop (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬA CHỮA LAPTOP NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Kỹ thuật sữa chữa và lắp ráp máy tính ở trình độ Cao Đẳng và Trung Cấp, giáo trình “Sửa chữa Laptop ” là một trong những giáo trình môn đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thể sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Khoa Điện tử - Tin học, Trường Cao Đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn, 172 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn. Tham gia biên soạn 1. Lê Hoàng Linh 2. Lê Tấn Hòa 2
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên Mô Đun: Sửa chữa Laptop Mã mô đun: MĐ 19 I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí của mô đun + Môđun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học cấu trúc máy tính, lắp ráp, sửa chữa mạch điện tử cơ bản, sửa chữa mainboard và môđun Lắp ráp và cài đặt máy tính, . + Học song song các môn học mô đun đào tạo chuyên ngành. - Tính chất của mô đun Là mô đun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính. II. Mục tiêu mô đun - Kiến thức: + Nhận biết được các thành phần của Laptop. + Phân tích được các quy trình chẩn đoán và khắc phục lỗi ở Laptop. - Kỹ năng + Tháo lắp và nhận dạng các thiết bị đặc trưng của các Laptop + Sử dụng các công cụ chẩn đoán và khắc phục các lỗi của Laptop. + Sử dụng được máy hàn chíp, sửa chữa bo mạch máy Laptop. + Sửa chữa, thay thế màn hình máy Laptop. + Giải quyết được các vấn đề về nâng cấp CPU, RAM, HDD.... + Sửa chữa các thiết bị khác trên Laptop như: Keyboard, TouchPad, WiFi, …. . - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: + Đi học đầy đủ, tích cực tham gia thảo luận, chăm chỉ đọc tài liệu tham khảo để nắm bắt được những kiến thức quan trọng. + Rèn luyện cho sinh viên thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và trong thực hiện công việc. III. Nội dung của mô đun. 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian. Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT 1 Bài 1: Các thành phần chính của Laptop 20 6 14 2 Bài 2: Phân tích nguyên lý khối cấp nguồn 30 6 23 1 3 Bài 3: Sửa chữa mạch xung Clock và tín hiệu Reset 15 6 8 1 4 Bài 4: Phân tích hoạt động của CPU và Bios 15 6 9 5 Bài 5: Sửa chữa mạch Ram và chip Video 15 5 9 1 6 Bài 6: Sửa chữa màn hình LCD và cao áp 20 8 12 7 Bài 7: Sửa chữa mạch Sound, Audio và Network 20 8 12 Cộng 135 45 87 3 3
- MỤC LỤC BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA LAPTOP 5 1.1. Cấu tạo, chức năng các bộ phận Laptop 5 1.2. Quy trình chuẩn đoán và giải quyết sự cố Laptop 11 1.3. Xử lý lỗi phần mềm Laptop 11 1.4. Tháo lắp laptop 12 BÀI 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ KHỐI CẤP NGUỒN 13 2.1. Sơ đồ khối của mạch cấp nguồn laptop 13 2.2. Nguyên lý hoạt động của mạch 15 2.3. Đo, kiểm tra điện áp nguồn đầu vào 16 2.4. Đo, kiểm tra mạch lọc nguồn đầu vào 17 2.5. Đo, kiểm tra nguồn điện áp chờ 18 2.6. Đo kiểm tra nguồn cấp trước 20 2.7. Đo kiểm tra nguồn thứ cấp 20 2.8 Đo, kiểm tra nguồn VCORE 21 2.9. Phương pháp kiểm tra bằng bộ nguồn đa năng 22 BÀI 3: SỬA CHỮA MẠCH XUNG CLOCK VÀ TÍN HIỆU RESET 24 3.1. Sửa chữa mạch Clock và xung clock 24 3.2. Tín hiệu Reset và mạch tạo tín hiệu Reset 28 3.3. Đo, kiểm tra tín hiệu Reset hệ thống 31 BÀI 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CPU VÀ BIOS 33 4.1. Phân tích quá trình POST của máy 33 4.2. Phân tích hư hỏng thông qua dòng tiêu thụ 34 4.3. Nạp lại ROM BIOS 34 BÀI 5: SỬA CHỮA MẠCH RAM VÀ CHIP VIDEO 36 5.1. Kiểm tra sửa chữa RAM 36 5.2. Kiểm tra, sửa chữa Chip video trong laptop 46 BÀI 6: SỬA CHỮA MÀN HÌNH LDC VÀ CAO ÁP 54 6.1. Màn hình LCD 54 6.2. Sửa chữa mạch điện điều khiển điện áp 59 6.3. Sửa chữa hiện tượng mất điện áp 24V 61 6.4. Sửa chữa hiện tượng mất điện áp 8,5V 62 6.5. IC giải mã tín hiệu LVDS trên màn hình. 62 6.6. Sửa chữa mạch cao áp 68 BÀI 7: SỬA CHỮA MẠCH SOUND, AUDIO VÀ NETWORK 73 7.1. Nguyên lý họat động 73 7.2. Kiểm tra sửa chữa khi máy không nhận Card Sound 75 7.3. Kiểm tra sửa chữa sự cố không có tiếng ra loa 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 4
- BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA LAPTOP Mã bài: MĐ 19-01 Thời gian: 20 giờ (LT: 2; TH: 10; Tự học: 8) Giới thiệu: Để giúp người học sửa chữa được laptop, thì cần có kiến thức về các thành phần của Laptop, chức năng của chúng. Trong hệ thống máy tính Laptop gồm một số linh kiện cơ bản trên mainboard nếu nắm được các thành phần và nhiện vụ củ từng thành phần sẽ giúp cho người sửa chữa dễ dàng hơn. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Nhận diện chính xác các thiết bị chính của máy tính xách tay; - Nắm vững nguyên tắc khi tháo lắp máy tính xách tay; - Xác định các yếu tố hình thù của máy tính; - Rèn luyện khả năng nhìn nhận quan sát vấn đề. Nội dung của bài 1.1. Cấu tạo, chức năng các bộ phận Laptop 1.1.1. Màn hình LCD Hình 1.1. Màn hình LCD - Màn hình Laptop thường sử dụng màn hình tinh thể lỏng, là nơi hiển thị hình ảnh mầu cho chúng ta giao tiếp với máy tính. - Màn hình trên mỗi dòng máy thường có độ phân giải khác nhau nhưng chúng thường có chuẩn chân cắm là 20 chân hoặc 30 chân tín hiệu. - Trên màn hình được cấu tạo bởi các điểm ảnh (pixels), độ phân giải của màn hình được tính bởi số điểm ảnh theo chiều ngang nhân với số điểm ảnh theo chiều dọc. - Màn hình có thể bị hỏng với các biểu hiện: + Có màn sáng trắng không có hình. + Hình ảnh có kẻ ngang, dọc. + Hình bị nhiễu mầu, ảnh chớp giật. 1.1.2. Bo cao áp 5
- Hình 1.2. Bo cao áp - Bo cao áp nằm ở ngay phía dưới màn hình LCD, nó có nhiệm vụ kích điện áp DC lên đến khoảng 1500V để cấp cho bóng cao áp ở mép màn hình để tạo ánh sáng nền cho màn hình. 1.1.3. Bàn phím & Chuột Touch pad Hình 1.3. Bàn phím - Bàn phím của Laptop là phần cho phép chúng ta nhập dữ liệu vào máy tính, khác với các bàn phím PC, bàn phím Laptop thường có thêm các phím chức năng như phím điều chỉnh độ sáng, xuất tín hiệu ra cổng CRT... khi chúng ta bấm kết hợp các phím đó với phím Fn. - Bàn phím Laptop là phần che vỉ máy bên dưới, nếu bạn tháo bàn phím ra bạn sẽ nhìn thấy vỉ máy và các linh kiện của Main 1.1.4. Ổ cứng HDD. 6
- Hình 1.4. Ổ cứng HDD - Ổ cứng có chức năng lưu trữ các phần mềm của máy tính như hệ điều hành, các chương trình ứng dụng, tài liệu... - Khi ổ cứng chưa được cài đặt thì máy tính bật lên chỉ có logo của nhà sản xuất hoặc có một số thông báo không có dữ liệu trong ổ cứng, khi máy tính không có ổ cứng thì nó chạy bằng chương trình BIOS do nhà sản xuất nạp vào trong bộ nhớ ROM. 1.1.5. Ổ Cd Rom Hình 1.5. Ổ CD Rom - Ổ CD ROM trong máy tính cho phép chúng ta ghi đọc dữ liệu trên các đĩa CD, DVD. - Ổ CD ROM có thể tháo ra dễ dàng, khi máy không có ổ CD ROM nó vẫn có thể hoạt động và vẫn vào được Windows. 1.1.6. Bộ nhớ RAM 7
- Hình 1.6. RAM - Bộ nhớ RAM là bộ nhớ quan trọng trong hoạt động của máy tính, nếu không có RAM thì máy tính không thể hoạt động, dung lượng bộ nhớ RAM có quyết định đến tốc độ máy tính. - Trong quá trình máy tính hoạt động, bộ nhớ RAM sẽ lưu tạm toàn bộ các chương trình mà máy tính đang chạy như phần lõi hệ điều hành, các chương trình bạn đang chạy, các hình ảnh, video mà bạn đang xem đều được lưu tạm trong RAM. 1.1.7. Vỉ máy - Mainboard. Hình 1.7. Main board - Vỉ máy được thiết kế bên dưới bàn phím, vỉ máy là nơi liên kết các linh kiện của máy thông qua các đường mạch in, trên vỉ máy là các linh kiện như Chipset, IC, điện trở, tụ điện... - Vỉ máy Laptop thường có nhiều lớp mạch in, vì vậy việc dò mạch trên vỉ máy Laptop là điều rất khó khăn phức tạp. - Để sửa chữa vỉ máy Laptop, người ta thường dựa vào sự hiểu biết nguyên lý mạch hơn là sự quan sát hay dò mạch mà những người thợ điện tử vẫn áp dụng. 1.1.8. CPU. 8
- Hình 1.8. CPU - CPU hay còn gọi là Chip, là một IC duy nhất trên máy có thể tháo lắp mà không cần dùng đến máy hàn, trong máy tính CPU là linh kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ xử lý của máy. - Hiện trên thị trường máy tính thì CPU thường sử dụng hai loại chip là chip Intel và Chip AMD, ở VN thì người tiêu dùng thường ưa chuộng dòng chip Intel hơn bởi tính ổn định của nó, còn chip AMD thì có sức mạnh về xử lý đồ hoạ nhưng độ ổn định kém hơn và chạy nóng hơn. - Nếu CPU của máy tính bị hỏng thì máy sẽ không thể khởi động được 1.1.9. Card Wireless. Hình 1.9. Card Wireless - Card Wireless cho phép máy tính kết nối đến hệ thống mạng LAN hoặc kết nối Internet qua sóng Wifi. - Card Wireless thường được gắn vào máy qua khe PCI hoặc Mini PCI và có thể tháo ra thay thế dễ dàng. 1.1.10. Pin - BATERY. 9
- Hình 1.10. Card Wireless - Pin là bộ phận cung cấp điện cho máy tính, nếu máy tính không cắm điện mà chạy bằng Pin thì được khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ, bên trong Pin có thể có 4, 6 hoặc 8 quả Pin và gọi là Cell, Pin càng nhiều Cell thì thời gian sử dụng càng bền. - Máy tính không có Pin bạn vẫn có thể sử dụng khi dùng Adapter và cấp nguồn qua cổng DC In. 1.1.11. Chipset bắc. - Chipset bắc là linh kiện trên vỉ máy, chân gầm, chúng thường bố trí đứng cạnh CPU và trao đổi dữ liệu trực tiếp với CPU. - Chipset bắc có nhiệm vụ điều khiển dữ liệu vào ra các thành phần như CPU, RAM, Chip Video. - Một số dòng máy thì Chipset bắc tích hợp luôn Chip video. - Nếu hỏng Chipset bắc thì máy mất khả năng khởi động, đèn báo nguồn sáng nhưng không sáng màn hình. 1.1.12. Chipset nam. - Là chip chân gầm thường đứng gần Chipset bắc nhưng không đứng gần CPU. - Chipset nam thường là Chip do Intel sản xuất, trên thân Chip thường có ký hiệu là: 82801xxx, trong đó xxx là ba ký tự cuối như FBM hoặc DBM... - Chipset nam kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ trên máy tính như: + Điều khiển ổ đĩa HDD, CDROM + Giao tiếp ra các Card mở rộng qua cổng PCI + Giao tiếp với BIOS + Giao tiếp và điều khiển card Sound, card Net. + Giao tiếp với chip điều khiển nguồn. Khi máy tính khởi động, Chipset nam là linh kiện kiểm tra các mạch nguồn, nếu các mạch nguồn OK thì nó tạo ra tín hiệu Reset để khởi động máy. Hỏng Chipset nam thì máy sẽ mất khả năng khởi động và mất tín hiệu Reset hệ thống. 10
- Hình 1.11. Chipset bắc, chipset nam 1.1.13. Chip Video. - Chip Video trong Laptop thường có ký hiệu là ATI hoặc nVIDIA, chip này đứng cạnh chipset bắc. - Các máy không có chip Video thì chipset bắc đã tích hợp chức năng của Chip video vào nó. - Chip Video có nhiệm vụ xử lý dữ liệu rồi cung cấp cho màn hình LCD, nó giúp cho màn hình hiển thị được các hình ảnh có độ phân giải cao hơn, tốc độ làm tươi nhanh hơn, vì vậy làm cho hỉnh ảnh đẹp và linh hoạt hơn. - Nếu hỏng Chip Video thì máy sẽ mất hình, mất ánh sáng màn hình (vì có lệnh điều khiển cao áp xuất phát từ Chip Video). 1.2. Quy trình chuẩn đoán và giải quyết sự cố Laptop Hệ thống có thể hoàn tất quá trình POST (tự kiểm tra khi khởi động) hay chỉ dừng lại ở một quá trình nào đó? Nếu hệ thống có thể hoàn tất quá trình POST và tiếp tục quá trình khởi động thì khả năng lỗi thuộc về Mainboard, CPU và RAM là khá ít. Nếu hệ thống bị treo ở một bước nào đó, hãy bắt đầu với các bước chẩn đoán. Để chuẩn đoán lỗi phần cứng nhanh chúng ta sử dụng công cụ nguồn đa năng để chuẩn đoán. Dựa vào mức tiêu thụ dòng điện để chuẩn đoán thành phần phần cứng nào bị lỗi. Quá trình được thực hiện như sau: - Cấp nguồn cho laptop bằng máy cấp nguồn đa năng - Quan sát hoạt động của máy. Khi máy không tiêu thụ dòng, điều này chứng tỏ máy không có nguồn cấp trước. - Nếu dòng tiêu thụ tăng đột ngt lên đến 3 - 4A điều này cho thấy dấu hiệu của hiện tượng chập nguồn đầu vào. 11
- - Khi cấp nguồn (chưa bấm công tắc mở nguồn), nếu máy có dòng tiêu thụ khoảng 0,02 đến 0,04A => nghĩa là máy đã có nguồn cấp trước 5V, 3V - Nhấn công tắc, nếu dòng tiêu thụ tăng lên đến khoảng 0,3 đến 0,4A điều này chứng tỏ máy đã có các điện áp thứ cấp, nếu CPU hoạt động thì dòng tiêu thụ tiếp tục tăng đến khoảng 0,7A đến 0,8A, tiếp sau đó máy sẽ nhận RAM và kích hoạt cho Chip Video hoạt động, khi Chip video hoạt động => dòng tiêu thụ của máy sẽ tăng lên khoảng 1,1A đến 1,2A, sau đó màn hình sẽ hiển thị - Nếu lên màn sáng và hiển thị Logo thì lúc này máy ăn dòng khoảng 1,4 đến 1,5A.. 1.3. Xử lý lỗi phần mềm Laptop 1.3.1 Lý thuyết liên quan Dựa vào các thông báo lỗi trong quá trình khởi động máy tính và những thông báo lỗi trên màn hình để xác định lỗi. Lỗi phần mềm thường do các tập tin khởi động bị hỏng. Các lỗi phần mềm Laptop thường gặp: - Lỗi máy tính không khởi động vào windows được - Lỗi máy tính đang hoạt động bị treo - Sự cố máy tính hoạt động chậm - Lỗi cài đặt phần mềm không tương thích báo màn hình xanh 1.3.2 Trình tự thực hiện: Bước 1: Khởi động máy tính. Bước 2: Quan sát biểu hiện trong quá trình khởi động máy tính, cũng như những thông báo xuất hiện. Bước 3: Sử dụng các công cụ Fix lỗi phần mềm Bước 4: Gỡ bỏ và cài đặt lại phần mềm nếu Fix lỗi không được 1.3.3 Thực hành - Thực hiện khảo sát lỗi và xác định lỗi. - Thực hiện khắc phục lỗi. - Học viên thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Phân nhóm học sinh thực hành, mỗi nhóm không quá 02 học viên. 1.4. Tháo lắp laptop 1.4.1. Lý thuyết liên quan Khi tháo lắp Laptop cần chú ý những điểm sau: - Lắp ốc vít đúng màu, đúng kính cỡ, đủ ốc - Kiểm tra sự nguyên vẹn của vỏ máy - Thử các công tắc gạt chức năng (wifi )… - Thử vào internet bằng Wireless, Lan - Thử âm thanh loa nghe nhạc, card sound… - Kiểm tra card màn hình - Cắm sạc thử pin, ktra % pin - Gõ đủ từng phím kiểm tra bàn phím - Thử các cổng USB - Kiểm tra Webcam (nếu có). - Kiểm tra các phần mềm office, văn phòng cơ bản. 12
- - Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài máy, keyboard, LCD … - Kiểm tra dung lượng HDD, RAM theo phiếu nhận. - Thử out ra cổng VGA, HDMI, máy chiếu… 1.4.2. Trình tự thực hiện Laptop có cấu trúc nhỏ gọn hơn. Do đó việc tháo và ráp đòi hỏi phải tư duy và cẩn thận, chi tiết tuần tự. Các bước thực hiện tháo lắp Laptop như sau: - Bước 1: Tháo Battery (Pin) - Bước 2: Tháo DVD, HDD - Bước 3: tháo Card Wless - Bước 4: Tháo bàn phím - Bước 5: tháo màn hình - Bước 6: tháo Quạt, CPU - Bước 7: tháo VGA Card (nếu có) - Bước 8: tháo Mainboard Quá trình lắp đi ngược lại các bước trong quá trình tháo. 1.4.3 Thực hành - Thực hiện tháo lắp laptop - Học viên thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Phân nhóm học sinh thực hành, mỗi nhóm không quá 02 học viên. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Phân tích chức năng các linh kiện trên mainboard laptop Câu 2: Thực hiện tháo lắp các dòng Laptop thông dụng. 13
- BÀI 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ KHỐI CẤP NGUỒN Mã bài: MĐ 19 – 02 Thời gian: 30 giờ (LT: 6; TH: 10; Tự học: 13; KT: 1giờ) Giới thiệu: Mỗi dòng máy laptop có khoảng 10 điện áp khác nhau, chúng có tên gọi khác nhau. Vì vậy tên các đường điện áp là một tích số giữa số dòng máy Laptop và số lượng điện áp trong mỗi dòng. Việc phân tích các khối nguồn này sẽ giúp cho người học sửa chữa được các hiện tượng hư hỏng lien quan đến nguồn của máy tính laptop. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Xác định được nguyên lý hoạt động của khối cấp nguồn cho laptop. - Nhận biết được các nguồn có trong laptop. - Đo và kiểm tra được mạch nguồn đầu vào. - Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp ở mạch khởi động tắt mở nguồn. - Tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc. Nội dung của bài 2.1. Sơ đồ khối của mạch cấp nguồn laptop 2.1.1 Lý thuyết liên quan - Mỗi dòng máy Laptop có khoảng 10 loại điện áp khác nhau, chúng có tên gọi khác nhau, vì vậy tên các đường điện áp là một tích số giữa số dòng máy và số lượng điện áp trong trong mỗi dòng, vì thế chúng có hàng chục thậm chí 14
- cả trăm cái tên gọi cho các đường điện áp, điều này làm cho bất kỳ người thợ nào cũng cảm thấy đau đầu và khó nhớ. Bỏ qua các tên gọi khó nhớ thì trong một máy Laptop thường có các điện áp như sau: ● Điện áp đầu vào từ 16 đến 20V (là điểm tập trung giữa nguồn DC IN và nguồn PIN) ● Điện áp chờ 5V hoặc (5V và 3V) - là điện áp thấp đầu tiên của máy còn gọi là điện áp All Always_On ● Điện áp 5V và 3,3V cấp trước (có trước khi bấm công tắc Power nếu máy sử dụng Adapter). Hai điện áp này có trước để cấp cho mạch điều khiển xạc. ● Điện áp 5V thứ cấp (xuất hiện sau khi bấm công tắc- cấp cho các ổ đĩa, chipset nam, cổng USB, màn hình LCD...) ● Điện áp 3,3V thứ cấp (cấp cho Chipset nam, BIOS, SIO, Clock Gen, PCI, Sound, Network..) ● Điện áp 2,5V thứ cấp - cấp cho DDR1 (nếu máy dùng DDR1) ● Điện áp 1,8V thứ cấp - cấp cho Chip Video và cho DDR2 ● Điện áp 1,5V thứ cấp - cấp cho hai Chipset. ● Điện áp 1,25V thứ cấp - cấp nguồn phụ cho DDR1 (nếu máy sử dụng DDR1) ● Điện áp 1,2V thứ cấp - cấp nguồn phụ cho hai Chipset ● Điện áp VIO thứ cấp - khoảng 1,05V cấp nguồn cho hai chipset và CPU. ● Điện áp 0,9V thứ cấp - cấp nguồn phụ cho DDR2 ● Điện ápVCORE cấp nguồn chính cho CPU Trong một dòng máy thì các điện áp trên có tên gọi khác nhau: - Ví dụ trong máy IBM T42 điện áp đầu vào có tên là VINT16 và điện áp 5V cấp trước có tên là VCC5M, điện áp 5V thứ cấp có tên là VCC5VB Trong các dòng máy khác nhau thì tên gọi lại khác nhau: - Ví dụ: điện áp đầu vào của máy IBM T42 có tên là VINT16 nhưng điện áp đầu vào của máy ASUS lại có tên là AC_BAT_SYS hoặc điện áp 5V cấp trước của IBM T42 có tên là VCC5M nhưng trên máy ASUS thì điện áp 5V cấp trước có tên là 5VSUS... Các đường điện áp trên chúng lại có những đặc điểm chung, để cho dễ nhớ thì dựa vào các đặc điểm chung, chúng ta chia các điện áp trên thành 5 nhóm điện áp như sau: ● Điện áp đầu vào (Nguồn đầu vào) ● Điện áp chờ (Nguồn chờ) ● Điện áp cấp trước (Nguồn cấp trước) ● Điện áp thứ cấp (Nguồn thứ cấp) ● Điện áp VCORE (Nguồn VCORE) 2.1.2 Trình tự các bước xác định nguồn cấp trong laptop: Bước 1: Cấp nguồn cho laptop bằng bộ nguồn đa năng, khởi động laptop. Bước 2: Đo, xác định nguồn đầu vào. Điện áp đầu vào từ 16V đến 20V, đo tại điểm vào của nguồn Adaptor. 15
- Bước 3: Đo điện áp nguồn chờ 5V và 3,3V điện áp này luôn có khi chưa nhấn nút mở máy Bước 4: Mở máy và đo xác định các nguồn thứ cấp, nguồn thứ cấp sẽ cung cấp cho các thành phần trên laptop. Bước 5: Đo điện áp nguồn Vcore 2.1.3 Thực hành - Thực hiện đo các điểm cấp nguồn cho các thành phần của Laptop - Học viên thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Phân nhóm học sinh thực hành, mỗi nhóm không quá 02 học viên. 2.2. Nguyên lý hoạt động của mạch ● 5 nhóm điện áp trên có thời gian xuất hiện khác nhau theo thứ từ tăng dần là: Điện áp đầu vào (1) => Điện áp chờ (2) => Điện áp cấp trước (3) => Điện áp thứ cấp (4) => Điện áp VCORE (5) ● Các điện áp trong cùng một nhóm thì có thời gian xuất hiện ngang nhau. ● Các nhóm điện áp trên xuất hiện theo tính chất bắc cầu, nghĩa là có điện áp trước thì mới có điện áp sau, điều này bạn hãy lưu ý vì nó giúp cho bạn dễ dàng khoanh vùng để xá định nguyên nhân của bệnh. Nguồn điện Đặc điểm - mục đích sử dụng. áp ● Điện áp đầu vào từ 12 đến 20V (là điểm tập trung giữa nguồn DC IN và nguồn PIN). ● Là nguồn điện đầu tiên xuất hiện trên máy khi ta gắn 1 - Điện áp Pin hoặc cắm Adapter. đầu vào ● Trên máy laptop, nguồn đầu vào đi đến các nguồn (Nguồn đầu xung để cung cấp điện áp cho các nguồn xung hoạt động, vào) ngoài ra nguồn đầu vào chỉ cấp trực tiếp cho khối cao áp (Inverter) để tạo điện áp chiếu sáng màn hình. ● Khi máy có nguồn đầu vào, máy vẫn chưa ăn dòng hoặc ăn dòng không đáng kể. ● Điện áp chờ 5V (hoặc 5V và 3V) là nguồn điện áp thấp đầu tiên có trên máy để cung cấp cho một số mạch điện cần điện áp thấp để chạy trước khi các nguồn xung hoạt động. ● Điện áp chờ thường đi ra từ chân All Always_On của 2 - Điện áp IC dao động tạo điện áp 5V và 3V cấp trước, chân này chờ (Nguồn thường có các tên gọi là VL, hoặc LDO hoặc VREG3 và chờ) VREG5. ● Điện áp chờ có thể được sử dụng để cấp nguồn cho chip SIO (IC điều khiển nguồn) hoặc cấp cho lệnh mở nguồn 5V, 3V cấp trước và tạm cấp cho chân Vcc(5V) của IC dao động nguồn cấp trước. 16
- ● Nếu máy không có nguồn đầu vào thì cũng không có nguồn chờ và nếu không có nguồn chờ thì cũng không có các nguồn điện phía sau. ● Khi máy có nguồn chờ, máy vẫn chưa ăn dòng hoặc ăn dòng không đáng kể. ● Điện áp 5V và 3V cấp trước là điện áp thấp đầu tiên nhưng do nguồn xung tạo ra để cung cấp cho mạch điều khiển xạc và nguồn thứ cấp 5V , 3V sau này. ● Nguồn 5V, 3V cấp trước hoạt động trước khi ta bấm công tắc mở nguồn (nếu máy sử dụng nguồn Adapter), nếu không cắm Adapter chỉ chạy Pin thì nó chạy sau khi bấm 3 - Các điện công tắc. áp cấp trước ● Nguồn cấp trước phụ thuộc vào nguồn đầu vào và (Nguồn cấp nguồn chờ, nếu không có hai điện áp này thì nguồn cấp trước) trước cũng không có. ● Các máy bật không lên đèn báo (tương đương không có nguồn thứ cấp) thì nguyên nhân thường do mất nguồn cấp trước 5V, 3V. ● Khi máy có nguồn cấp trước, thông thường máy tiêu thụ dòng điện khoảng 0,01 đến 0,03A ● Nguồn thứ cấp là toàn bộ các điện áp xuất hiện sau khi bấm công tắc để chuẩn bị đưa máy vào chế độ hoạt động, chúng bao gồm các điện áp sau đây. ● Điện áp 5V thứ cấp (cấp cho các ổ đĩa, các cổng USB, màn hình LCD, IC công suất tiếng) ● Điện áp 3,3V thứ cấp (cấp cho Chipset nam, BIOS, SIO, Clock Gen, khe Mini PCI, Sound, Network..) và cấp cho đèn báo nguồn. 4 - Các điện ● Điện áp 2,5V (nếu có) cấp nguồn chính cho DDR1 áp thứ cấp ● Điện áp 1,8V cấp cho Chip Video và nguồn chính (Nguồn thứ cho DDR2 cấp) ● Điện áp 1,5V cấp cho hai Chipset. ● Điện áp 1,25V (nếu có) cấp nguồn phụ cho DDR1 ● Điện áp 1,2V cấp nguồn phụ cho hai Chipset ● Điện áp VIO khoảng 1,05V cấp nguồn phụ cho CPU và cho hai chipset. ● Điện áp 0,9V cấp nguồn phụ cho DDR2 ● Các nguồn thứ cấp chỉ hoạt động được khi nguồn 5V cấp trước của máy đã hoạt động tốt (vì điện áp này cấp cho chân Vcc của IC dao động các nguồn thứ cấp) 5 - Điện áp ● Điện ápVCORE cấp nguồn chính cho CPU. VCORE 17
- (Nguồn ● Nguồn VCORE xuất hiện sau cùng và nó phụ thuộc VCORE) vào điện áp 5V và 3V thứ cấp.(vì các điện áp này cấp nguồn cho chân Vcc của IC dao động nguồn VCORE) 2.3. Đo, kiểm tra điện áp nguồn đầu vào 2.3.1 Lý Thuyết liên quan - Điện áp đầu vào là điểm tập trung giữa nguồn DC IN và nguồn BATERY. - Điện áp này có 12V khi chỉ dùng PIN và có 16 đến 20V khi dùng Adapter - Nguồn đầu vào là nguồn cấp cho toàn bộ các nguồn xung khác của máy - Nguồn đầu vào xuất hiện đầu tiên sau khi ta gắn Pin hay cắm Adapter. Hình 3.1. Sơ đồ khối mạch nguồn điện áp đầu vào 2.3.2 Trình tự các bước kiểm tra nguồn đầu vào: - Bước 1: Cấp nguồn cho laptop bằng bộ nguồn đa năng - Bước 2: Quan sát mức tiêu thụ dòng của máy laptop - Bước 3: Đo điện áp tại ngõ ra của Adaptor. - Bước 4: Tháo mặt sau của máy - Bước 5: Đo điện áp tại vị trí chân IC nguồn đầu vào hoặc tại cuộn dây lọc nguồn đầu vào. 18
- - Bước 6: Nếu đầu ra adaptor có nguồn mà tại vị trí chân IC không có nguồn, thực hiện kiểm tra mạch lọc nguồn đầu vào. Thường bị đứt cầu chì hay chết Diode. 2.3.3 Thực hành - Thực hiện đo điện áp các điểm nguồn đầu vào. - Học viên thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Phân nhóm học sinh thực hành, mỗi nhóm không quá 02 học viên. 2.4. Đo, kiểm tra mạch lọc nguồn đầu vào 2.4.1 Lý thuyết liên quan Mạch lọc nguồn đầu vào bao gồm các thành phần: + Cầu chì bảo vệ + Các mạch bảo vệ 1,2,3 + Mạch số + Mạch đầu vào DC IN Hình 3.2. Sơ đồ khối mạch nguồn đầu vào 2.4.2 Trình tự thực hiện - Bước 1: Kiểm tra cầu chì có bị đứt không - Bước 2: Đo đạt, Kiểm tra Mosfet của mạch đầu vào DC IN - Bước 3: xác định mạch bảo vệ số 1, 2, 3, kiểm tra IC điều khiển của mạch - Bước 4: Xác định mạch số, kiểm tra IC, nguồn cấp, ngõ vào ra. 2.4.3 Thực hành - Thực hiện đo điện áp các điểm nguồn đầu vào - Học viên thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao - Nghề: Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
159 p | 184 | 56
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính xách tay (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
158 p | 85 | 31
-
Giáo trình Sửa chữa Laptop (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
149 p | 97 | 29
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
154 p | 71 | 25
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
80 p | 47 | 23
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
58 p | 41 | 22
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
75 p | 58 | 15
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
79 p | 34 | 15
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
143 p | 21 | 15
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
63 p | 66 | 13
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề) - Trường Cao đẳng nghề Số 20
154 p | 5 | 3
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Ngành: Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
167 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn