intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu - Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:148

67
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời lượng 190 giờ, gồm các bài: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp tập trung PE; Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp phân phối VE;Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp và vòi phun kết hợp; Sửa chữa và bảo dưỡng bơm thấp áp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu - Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC : SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU  TRÊN ĐỘNG CƠ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ­TRUNG CẤP NGHỀ   Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ­CĐN…   ngày…….tháng….năm .........   …………........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR ­ VT Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015 Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   1                                                                                         
  2. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    LỜI NÓI ĐẦU           Giáo trình  Sửa chữa và bảo dưỡng hệ  thống nhiên liệu   trên  động cơ,  được biên soạn theo chương trình giảng dạy  của Nhà trường  năm 200 7. Nội dung  của giáo trình đã được biên soạn trên cơ  sở  kế  thừa những nội dung được giảng   dạy ở các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao  chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa ­ Hiện đại hóa. Giáo trình  được biên soạn ngắn gọn, dễ  hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ  giáo trình có mối   quan hệ  lôgíc chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình chỉ  là một phần trong nội dung của   chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người học cần tham khảo thêm các giáo  trình có liên quan đối với Mô đun để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.      Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cô gắng cập nhật những kiến thức mới   có liên quan đến Mô đun và phù hợp với đối tượng sử  dụng cũng như  cố  gắng  những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế  thường gặp trong bảo dưỡng,  sửa chữa và sản xuất. Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời lượng 190 giờ, gồm các bài: Bài 1: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ  thống nhiên liệu động cơ  Diesel dùng bơm   cao áp tập trung PE  Bài 2: Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp phân phối VE. Bài 3: Sửa chữa và bảo dưỡng  bơm cao áp và vòi phun kết hợp Bài 4:  Sửa chữa và bảo dưỡng bơm thấp áp.  Bài 5:  Sửa chữa và bảo dưỡng  vòi phun cao áp    Bài 6: Sửa chữa và bảo dưỡng  bộ điều  tốc Bài 7: Sửa chữa và bảo dưỡng  thùng nhiên liệu, các bầu lọc.  Bài 8: Sửa chữa và bảo dưỡng  các dạng buồng đốt, đường ống nạp và ống xả.       Trong quá trình sử  dụng, tùy theo yêu cầu cụ  thể, có thể  điều chỉnh số  tiết  trong mỗi bài cho phù hợp. Giáo trình chúng tôi biên soạn dựa vào chương trình đào   tạo, kết hợp với thiết bị, mô hình, cơ sở vật chất phù hợp khoa học nhất, giúp cho   người học dễ  tiếp thu và rèn luyện kỹ  năng đáp  ứng được yêu cầu thị  trường lao  động.      Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên hệ cao đẳng nghề hoặc   là tài liệu tham khảo cho học sinh trung cấp, công nhân lành nghề 3/7. sau khi học,   đọc xong giáo trình này, có thể tự mình kiểm tra , chẩn đoán, xử lý các hư hỏng.         Mặc dù đã cố  gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất  mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc và các bạn đồng nghiệp để giáo  trình được hoàn chỉnh hơn. Các  ý kiến xin được gửi về Tổ bộ môn Công nghệ ô tô   ­ Khoa Cơ khí Động lực – Trường cao đẳng nghề số 8­ Bộ  quốc phòng ­ cổng 11,   quốc lộ 15, phường Long Bình Tân, TP, Biên Hòa, Đồng Nai. Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    2                                                                                         
  3. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    BÀI 1 SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ  DIESEL DÙNG BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG ­ PE (Bơm cao áp nhiều tổ bơm chung một khối còn gọi là bơm thẳng đứng thẳng  hàng). I. NHIỆM VỤ, PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL  DÙNG BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG ­ PE:       1/ Nhiệm vụ:  Trên động cơ Diesel, hệ thống nhiên liệu đảm trách các vai trò quan trọng sau  đây:  Phun nhiên liệu vào buồng đốt dưới áp suất cao, đủ  về  thành phần và  đúng về số lượng, phù hợp với từng chế độ làm việc. 2/ Yêu cầu:    có 5 yêu cầu * Ấn định lưu lượng : Số  nhiên liệu phun vào các xylanh trên một động cơ  phải đồng nhất và  chính xác để động cơ chạy đều và công suất các xylanh được thống nhất. * Thời điểm phun nhiên liệu :      Muốn đốt cháy trọn vẹn nhiên liệu và để có công suất động cơ đạt tối đa thì  nhiên liệu phải được phun vào xylanh đúng thời điểm cần thiết. nếu phun nhiên   liệu vào buồng nổ quá sớm nhằm lúc khối không khí nén chưa đủ  nóng, nhiên liệu  sẽ chảy không hoàn toàn, số nhiên liệu không kịp cháy sẽ làm cho động cơ nổ động.      Ngược lại nếu phun quá trễ, sức nổ  dãn của nhiên liệu không tạo được lực  đẩy tối đa, quá trình cháy sẽ  kéo dài qua tận thì thoát, động cơ  nóng và nhả  nhiều  khói đen, động cơ mất công suất và tiêu hao nhiều nhiên liệu. * Cách phun nhiên liệu:     Quá trình phun nhiên liệu bao gồm hai yếu tố: thời gian và số nhiên liệu phun   vào xylanh.      Nếu phun nhiên liệu đúng thì công tác, đúng thời điểm nhưng thời gian phun  ngắn và lượng nhiên liệu phun ra ít sẽ  tạo ra bất lợi gần giống như  trường hợp   phun nhiên liệu quá sớm.      Ngược lại nếu phun nhiên liệu đúng thì công tác nhưng thời gian phun kéo dài   và lượng nhiên liệu quá nhiều sẽ tạo ra bất ổn như trường hợp phun nhiên liệu quá  trễ. * Phun sương nhiên liệu:     Trong động cơ diesel thời gian hòa trộn giữa nhiên liệu và không khí ngắn hơn   nhiều so với động cơ  xăng nên đòi hỏi nhiên liệu phun thật tơi và được phân bố  đều trong không gian buồng cháy.  Khi phun vào buồng nổ, nhiên liệu phải được tán  nhuyễn thành sương để bốc cháy nhanh và trọn vẹn. Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   3                                                                                         
  4. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    *  Phân tán nhiên liệu:   Nhiên liệu phải được phun trải ra khắp nơi trong   buồng đốt để  tiếp xúc đều với tất cả  số  không khí nóng, có như  vậy nhiên   liệu mới bốc cháy nhanh và trọn vẹn, công suất động cơ đạt tối đa.   Để  giúp cho nhiên liệu được hòa trộn đều với không khí trong buồng cháy,  người ta đã chế tạo hình dạng buồng cháy sao cho phù hợp tốt nhất với hình dạng   của các tia nhiên liệu, ngoài ra pít tông còn được khoét lõm đỉnh để  không khí phía  trên đỉnh pít tông được chèn và chui vào không gian khoét lõm này tạo ra dòng xoáy  lốc mạnh  ở  thời điểm nhiên liệu được phun vào buồng cháy cuối kỳ  nén. Nhờ  đó  nhiên liệu và không khí được hòa trộn đều với nhau. Yêu cầu của bơm cao áp: ­ Nhiên liệu cao áp tới vòi phun tạo nên chênh áp trước và sau lỗ phun của vòi   phun . ­ Cấp nhiên liệu cho xi lanh động cơ đúng thời điểm và đúng quy luật đã định  ­ Phân phối nhiên liệu đồng đều vào các xi lanh của động cơ . ­ Dễ  dàng và nhanh tróng thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình   phù hợp với chế độ làm viec của động cơ        3/ Phân loại:  3.1/ Dựa vào cơ cấu điều khiển được chia ra làm hai loại:   +Bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng cơ khí.   + Bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử. 3.2/  Dựa vo số lượng xylanh được chia ra:   + Bơm cao áp tập trung PE, 4 phần tử bơm   + Bơm cao áp tập trung PE, 6 phần tử bơm   + Bơm cao áp tập trung PE, 8 phần tử bơm   + Bơm cao áp tập trung PE, 12 phần tử bơm 3.3)Theo phương pháp thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho chu trình chia   thành hai loại :       Bơm cao áp thay đổi và không thay đổi hành trình toàn bộ  của pít tông .  hiện nay , trên ô tô đều sử dụng bơm cao áp không thay đổi hành trình pít tông   gồm hai loại : Bơm cao áp có van xả  trên đường cao áp , mở  rộng van xả  sẽ  giảm lượng   nhiên liệu chu trình  đóng nhỏ van xả sẽ ngược lại . ­ Bơm cao áp có van tiết lưu tên cửa hút . tăng mức tiết lưu của van sẽ làm   giảm nhiên liệu vào xi lanh qua đó sẽ làm giảm được nhiên liệu chu trình , giảm   mức tiết lưu sẽ ngược lại . ­ Bơm cao áp mà hành trình có ích được thay đổi cò gọi là bơm Bosch bơm   bosch là bơm sử dụng nhiều nhất hiện nay. hành trình toàn bộ của pít tông không  Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    4                                                                                         
  5. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    thay đổi , trong đó chỉ có một phần là hành trình có ích dùng để áp nhiên liệu cao   áp cho vòi phun , phần còn lại dùng để đẩy nhiên liệu từ xi lanh bơm qua lỗ nạp   và lỗ  xả  thoát ra ngoài do đó có thể  điều chỉnh tăng hoặc giảm số  nhiên liệu   thoát ra đó để thay đổi hành trình có ích qua đó thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho  chu trình          3.4/ Theo phương pháp phân phối nhiên liệu cho các xi lanh động cơ chia   thành : ­ Bơm nhánh (còn gọi là bơm bộ ) gồm nhiều tổ bơm (số tổ bơm bằng số xi   lanh động cơ ) .. bơm nhánh có thể là bơm rời (các tổ bơm tách rời nhau ) hoặc   bơm cụm (các tổ bơm tạo thành một cụm liền )    + Bơm phân phối dùng một hoặc hai tổ bơm cung cấp nhiên liệu cho nhiều xi   lanh động cơ .  + Theo phương pháp dãn động hành trình bơm chia thành ba loại : dẫn động  bằng trục cam , dẫn động bằng lực lò xo , dẫn động bằng áp xuất nhiên liệu cao   áp .  + Theo quan hệ lắp đặt giũa bơm cao áp và vòi phun chia thành hai loại :  ­ bơm cao áp và vòi phun lắp rời nhau (giữa bơm cao áp và vòi phun có đường   ống cao áp )  ­ Bơm cao áp và vòi phun lắp liền nhau (không có đường ống cao áp ở giữa )      Hiện nay , bơm bosch được dùng rộng rãi nhất để  thực hiện định lượng và   phân phối nhiên liệu cao áp cấp cho xi lanh động cơ . hiểu kỹ thuật về bơm bosch   sẽ  là cơ  sở  tốt để  hiểu các loại định lượng và phân phối nhiên liệu cao áp khác  dùng trên động cơ diesel. 3.5/. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bơm. Ký hiệu ghi trên thân bơm PE: Ví dụ:      ký hiệu PE 6A 70B - PE :  Bơm cao áp dài có trục cam trong vỏ bơm. - 6 : Số lượng phần tử chứa trong bơm. - A : Cỡ của bơm( thường có các cỡ: A: nhỏ; B: trung bình; Z : cỡ lớn - 70 : Đường kính của ty bơm 7 mm. - B : Đặc điểm thay thế chi tiết bơm. Ví dụ PE 6 A 70 B  4  1  2  R  S l14 1   2  3  4   5  6  7  8  9     10   PES  6  A 70 A  l  2  3   R    S 64  Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   5                                                                                         
  6. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    1.  Chỉ loại bơm cao áp cá nhân có chung một cốt cam bơm cốt được điều khiển   qua khớp nối. Nếu có thêm chữ  S là cốt bơm bắt trực tiếp vào mặt bích động cơ  không qua khớp nối. 2. Chỉ số xy lanh bơm cao áp (bằng số xy lanh động cơ ) 3 Kích thước bơm (A : cở nhỏ , B : cớ trung, Z cỡ lớn, M: c ỡ thật nh ỏ , P: đặc   biệt . ZW cỡ thật lớn) 4. Chỉ  đường kính bít tông bơm tính theo 1/10 mm (70 =7 mm ). 5. Chỉ đặc điểm thay thế các bộ phận trong bơm khi ráp bơm ( gồm có : A, B, C,   Q,K,P) 6. Chỉ vị trí dấu ghi nơi đầu cốt bơm.     Nếu số  lẻ: 1,3,5 thì dấu ở đầu cốt bơm.     Nếu số chẳn: 2, 4, 6 thì dấu nằm bên phải nhìn từ cửa sổ. 7. Chỉ thị bộ điều tốc : 0: không có bộ điều tốc 1:Bộ điều tốc ở phía trái. 2: Bộ điều tốc ớ phía phải) 8. Chỉ vị trí bộ phun dầu sớm l. Bộ phun dầu sớm phía trái. 2. Bộ phun dầu sớm phía phải. 9. Chỉ chiều quay cốt bơm nhìn từ đầu cốt nối với động cơ R : chiều quay phải theo kim đồng hồ . L : chiều quay trái ngược chiều kim đồng hồ.. 10. Đặc điểm của nhà chế tạo.  ­ Nếu bơm PE do các nước khác chế  tạo, theo bằng sáng chế  Bosch thì có kí   hiệu riêng ở phía trước. Ví dụ : Kí hiệu :       RO : ( Bơm Bosch do Rumani chế tạo)  ND : ( Bơm Bosch do hãng Nippon Denso Nhật chế tạo) Ngoài ra bơm cao áp PE của Mỹ  có ghi thêm hàng chữ  TIMED FOR PORT  CLOSING : cân góc độ  phun dần theo ngưng trào mạch đóng (pít tông có vạt xéo   dưới)   ­ TIMED POR PORT OPENING : Cân góc độ  phun theo dầu trào mạch hở  (pít   lông có vạt xéo trên). 3.6 . Đặc điểm của bơm pít tông:    ­ Lằn vạt xéo phía trái (nhìn từ đầu pít tông) thì trên đuôi pít tông có ghi chữ N   hay L, bộ điều tốc nếu có thì gắn ở trên bơm. Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    6                                                                                         
  7. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí      ­ Làn vạt xéo phía phải, thì trên đuôi pít tông có ghi chữ R bộ điều tốc nếu có  thì gắn phía phải bơm    II. SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU  ĐỘNG CƠ DIESEL DÙNG BƠM TẬP TRUNG ­ PE       1/ Sơ đồ cấu tạo: Bơm cao áp PE gọi là bơm dài một dãy, cung cấp nhiên liệu cho nhiều xy lanh   của động cơ. Bơm có nhiều phần tử bơm ráp chung trong một vỏ bằng nhôm, được  điều khiển do một trục cam nằm trong vỏ bơm. Một thanh răng chung điều khiển  các ty bơm. Động cơ  Diesel có bao nhiêu xy lanh thì bơm PE của nó có bấy nhiêu phần tử  bơm. Một phần tử  bơm bao gồm: Ti bơm, xy lanh bơm, vòng răng điều khiển ty   bơm thay đổi lưu lượng nhiên liệu và bộ van thoát nhiên liệu cao áp. Hình 1.1      Sơ đồ hệ thống nhiên liệu Diesel – PE 1. thùng chứa; 2. lưới lọc và van một chiều; 3.lọc thô; 4. bơm tiếp vận; 5. bơm   tay; 6. bơm cao áp; 7. lọc thứ cấp; 8.ống cao áp; 9. kim phun; 10 van an toàn; 11.   bộ điều tốc; 12. đường dầu về Phần trên vỏ bơm là phòng nhiên liệu thông với tất cả các xy lanh bơm. Hai đầu  bơm PE còn có bộ điều tốc có cơ cấu phun dầu sớm tự động.   Vỏ bơm có thể chia làm 3 khoang (phần) trong đó có chứa các chi tiết sau: ­ Phần giữa (cửa sổ mặt tiền bơm) bên trong chứa các cặp pít tông xy lanh tương  ứng với số xy lanh của động cơ, các vòng răng và thanh răng địều khiển. Trên vòng  răng có vít xiết để có thể điều chỉnh vị trí các bít tông tương ứng với xy lanh (điều   chỉnh đồng lượng) dưới vòng răng là lò xo và chén chận. Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   7                                                                                         
  8. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    Hình 1.2 Cấu tạo bơm cao áp tập trung – PE ­ Phần dưới bên trong có chứa cốt bơm hai đầu tựa lên hai bạc đạn lắp  ở  nắp  đậy cốt bơm. Cốt bơm có số  bướu bằng số xy lanh động cơ  và có cam sai tâm để  điều khiển bơm tiếp vận bắt ở bên hông bơm. Trên các vấu cam là các đệm dẩy có   con lăn, ở đệm đẩy có bu lông điều chỉnh và đai ốc khóa. Dưới cốt bơm là đáy bơm   có các nắp đậy, bên trong chứa dầu nhờn để bôi trơn. Cốt bơm đầu trước được lắp  một khớp nối (hoặc bộ  phun sớm tự động bằng sức văng ly tâm và khớp nối) nối  với trục truyền động của bánh răng dẫn động bơm cao áp từ động cơ. Đầu sau lắp   quả tạ và chi tiết bộ điều tôc cơ năng (hoặc để trống nếu bộ điều tốc áp thấp).  ­ Phần trên là phòng chứa nhiên liệu thông giữa các xy lanh với nhau (phần này   chứa phần trên xy lanh nơi có lỗ nhiên liệu vào và ra). Các vít kềm xy lanh chỏi ở lỗ  nhiên liệu ra của xy lanh. Một van an toàn để  điều chỉnh áp lực nhiên liệu vào các  xy lanh (gồm viên bi hay bít tông và lò xo). ­ Trên xy lanh là bệ van cao áp, van cao áp lò xo và trên cùng là các  ốc lục giác  dẫn nhiên liệu đến kim phun. Ngoài ra, còn có một bơm tiếp vận loại pít tông gắn ở  hông bơm được điều khiển bởi cam sai tâm của cốt bơm và bộ tiết chế cơ năng hay   áp thấp liên hệ với thanh răng để điều chỉnh tốc độ động cơ (xem bài bộ điều tốc). * Ty bơm( Piston bơm):   Đường kính ty bơm có nhiều cỡ  từ  4 ly đến 40 ly,   khoảng chạy của ty bơm có thể  từ 7 ly đến 35 ly. Bơm do mỹ chế tạo có ký hiệu   APF, do anh chế tạo ký hiệu BPF, của Đức là Robert Bosch. Phần trên của ty bơm   có móc rãnh đứng và rãnh xiên để  tăng giảm lượng nhiên liệu bơm đi. Cả  hai rãnh  này thông với rãnh ngang giữa thân ty bơm. Rãnh xiên có thể được vát bên phải hay   bên trái. Khi ty bơm nằm ở ĐCD, nó sẽ mở hai lỗ nạp và thoát nhiên liệu.  @ Rãnh xiên trên đầu ty bơm có mấy kiểu sau đây:     + Rãnh xiên phía bên phải:  Đường rãnh xiên nằm bên phải rãnh đứng và chúc   xuống bên phải.   + Rãnh xiên phía dưới bên trái:   Đường rãnh xiên nằm bên trái rãnh đứng và  chúc xuống bên trái. Nguyên lý định lượng của hai loại rãnh xiên này giống nhau, tuy nhiên vị  trí bộ  điều tốc trên bơm PE sẽ khác nhau. Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    8                                                                                         
  9. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    Hình1.3­Sơ  đồ  kết cấu của ty   bơm PE a: Rãnh xiên bên phải.  b: Rãnh xiên bên trái. c: Cặp ty bơm và xylanh bơm. +   Rãnh   xiên   nằm   phía   trên   ty   bơm:   Bơm  cao  áp  hiệu PM  của  pháp  thiết kế  kiểu ty bơm này, với kiểu  này, điểm khởi phun thay đổi và điểm dứt phun cố  định. Loại ty bơm này có khả  năng phun dầu sớm tự động khi tăng ga.     2/ Nguyên lý hoạt động:    Hình 1­4   Khi động cơ  hoạt động, trục bơm cao áp điều khiển bơm tiếp vận hút nhiên  1iệu từ  thùng chứa qua bầu lọc rồi đến phòng chứa nhiên liệu nơi thân bơm. Một  phần nhiên liệu qua van an toàn trở về thùng chứa. xét 2 trường hợp sau: Hình 1­4 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động 1. thùng chứa; 2. lưới lọc và van một chiều; 3.lọc thô; 4. bơm tiếp vận; 5.   bơm tay; 6. bơm cao áp; 7. lọc thứ cấp; 8.ống cao áp; 9. kim phun; 10 van an   toàn; 11. bộ điều tốc; 12. đường dầu về    * Khi phần cao của vấu cam tr6n trục cam quay xuống: Nhôø söùc caêng cuûa loø xo (3) ñaåy cho piston (9), con ñoäi (2) ñi xuoáng. Khi piston (9) ñi xuoáng môû cöûa naïp (8) beân thaønh xilanh, aùp suaát trong buoàng coâng taùc cuûa bôm cao aùp giaûm, nhôø söùc caêng cuûa loø xo (7) van thoaùt ñoùng Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   9                                                                                         
  10. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí     * Khi phaàn cao cuûa vaáu cam treân truïc cam quay leân: Con ñoäi (2) ñaåy piston (9) ñi leân, loø xo (3) neùn laïi. Khi beà maët cuûa piston bòt kín cöûa naïp (8) thì quaù trình neùn nhieân lieäu ñ ôïc baét ñaàu. Nhieân lieäu coù aùp suaát cao thaéng ñ ôïc söùccaêngcuûaloø xo (7), vanthoaùt(6) môû.Nhieânlieäutheoñ - ôøng oáng daãncao aùp ñeánvoøi phun, phun vaøo buoàngcoâng taùc ñoängcô ôû cuoái thôøi kyø neùn. Ta goïi thôøi ñieåm ñoù laø thôøi ñieåm baét ñaàu phun. Piston bôm tieáp tuïc ñi leân quaù trình phun vaãn tieáp tuïc cho ñeán khi raõnh vaùt hoài vò treân piston truøng vôùi cöûa xaû (8), nhieân lieäu trong buoàng coâng taùc cuûa bôm seõ ñôïc thoaùt ra ngoaøi khoang cuûa voû bôm, laøm cho aùp suaát trong buoàng coâng taùc cuûa bôm giaûm, loø xo (7) bung ra, van thoaùt ñoùng kín giöõ cho nhieân lieäu treân ñôøng oáng daãn cao aùp khoâng tuït xuoáng. Taïi thôøi ñieåm ñoù voøi phun ngöøng cung caáp nhieân lieäu. Ta goïi thôøi ñieåm ñoù laø thôøi ñieåm keát   thuùc phun Quaù trình ñưôïc laëp ñi laëp laïi theo trình töï laøm vieäc phù hợp với thứ tự thì nổ của động cơ. Nhiên liệu ở kim phun được phun vào lòng  xy lanh đúng thời điểm. Số nhiên liệu dư xuyên qua khe hở của van kim phun được  Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    10                                                                                       
  11. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    Hình 1­4 Nguyên lý làm việc của bộ đôi bơm cao áp Nhờ  trục bơm có cấu tạo thứ  tự  thì ép phù hợp với thứ  tự  thì nổ  động cơ  nên   nhiên liệu đưa đến kim phun đúng lúc, đúng thì. Tất cả các xy lanh bơm đều có một  áp lực nhiên liệu vào như nhau nhờ van an toàn và được điều khiển chung bởi một   thanh răng nên nhiên liệu ở các xy lanh được tăng giảm đồng đều. Trong tất cả các đường ống dẫn nhiên liệu đều không được gió lẫn vào  (Không  khí) vì không khí chịu nén nên nhiên liệu sẽ không đến được các kim phun, hoăc đến  không đồng đều làm cho quá trình cháy không được ổn định. Vì vậy trên các lọc và   bơm cao áp đều có trang bị các ốc hoặc nút xả gió.  Muốn thay đổi tốc độ  động cơ  ta điều khiển thanh răng (việc định lượng nhiên   liệu hoàn toàn giống bơm PF) Cũng như đánh lưả sớm tự động trên động cơ xăng. Trên động cơ Diesel khi tốc  độ càng cao, góc độ phun dầu phải càng sớm để nhiên liệu đủ thời gian hòa trộn tự  bốc cháy phá t ra công suất lớn nhất. Do đó trên hầu hết các động cơ  Diesel có vi   phạm vì thay đổi số vòng quay lớn đều có trang bị bộ phun đầu sđm tự động. Hình 1­5  Sơ đồ thay đổi lưu lượng của bơm cao áp Đối với bơm cao áp PE việc định lượng nhiên liệu tùy theo vị trí lần vát xéo ở pít  tông đối với lỗ dầu ra hay vào ở xy lanh.      Với pít tông có lằn vát xéo phía trên thì điểm khởi phun thay đổi và dứt phun  cố  định với pít tông có lằn vát xéo cả  trên lẫn dưới thì đlểm khởi phun đều thay   đổi. Do đó đối với pít tông có lằn vát xéo phía trên và cả   trên lẫn dưới không cần   trang bị  bộ  phun dầu sớm tự  động vì bản thân lằn vát xéo đã thực hiện việc phun  đầu sớm tự động.      Với pít tông có lằn vát xéo phía dưới thì điểm khởi phun cố  định, điểm dứt   phun thay đổi. Thông thường các bơm cao áp PE đều có lằn vát xéo phía dưới . Nên   phải trang bị bộ phun dầu sớm tự động. Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   11                                                                                       
  12. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí         Đa số bơm PE người ta ứng dụng bộ phận tự động điều khiển góc phun sớm  bằng ly tâm. Điển hình của loại này là bộ phun sớm tự động của hãng Bosh. @ Nguyên tắc làm việc bộ phun sớm kiểu ly tâm của hãng bosch      Loại này được áp dụng trên đa số máy kéo như: T50K. K.700 (Liên Xô) FIAT   ALLIAS (Ý) KOMATSU D 30A (Nhât).        Bộ phận này gồm: một mâm nối thụ động được bắt vào đầu cốt bơm cao   áp, nhờ chốt then hoa và đai ốc giữ.              Một mâm nối chủ  động có khớp nối để  nhận truyền động từ  động cơ.   Chuyển động quay của mâm chủ động truyền qua mâm thụ động qua hai quả tạ.        Trên mâm thụ động có ép hai trục thẳng góc với mâm, hai quả tạ quay trên   hai trục này. Đầu lồi còn lại của quả tạ tỳ vào chốt của mâm chủ động, hai quả tạ  được kềm vào nhau nhờ hai lò xo, đầu lò xo tựa vào trục, đầu còn lại tỳ vào chốt ở  mâm chủ  động. Một miếng chêm nằm trên lò xo để  tăng lực lò xo theo định mức.   Một bọc(vỏ) dính với mâm chủ động có nhiệm vụ bọc hai quả tạ và giới hạn tầm   di chuyển của chúng.       Tất cả cơ cấu vừa kể được che kín bằng một bọc( vỏ) ngoài cùng vặn vào  bề mặt có ren của mâm thụđộng. Các vòng đệm kín bằng cao su hóa học bảo đảm  độ kín giữa bọc và mâm chủ động. Nhờ vậy mà bên trong toàn bộ có đầy dầu nhớt   bôi trơn.        Khi động cơ  làm việc, nếu vận tốc tăng, dưới tác dụng của lực ly tâm hai  quả  tạ  văng ra do mâm thụ  động quay, đôí với mâm chủ  động theo chiều chuyển   động của trục bơm do đó làm tăng góc phun sớm nhiên liệu. Khi tốc độ giảm lực ly   tâm yếu hai quả  tạ  xếp vào, lò xo quay mâm thụ  động cùng với trục cam đối với  mâm chủ  động về  phía chiều quay ngược lại. Do đó, làm giảm tốc độ  phun  sớm   nhiên liệu.       III.   BẢO   DƯỠNG   BÊN   NGOÀI   CÁC   BỘ   PHẬN   CỦA   HỆ   THỐNG   NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL DÙNG BƠM TẬP TRUNG     1/ Công tác chuẩn bị:      + Dụng cụ tháo lắp : Tự chọn. (Chú ý chuẩn bị thêm    Dụng cụ cảo đế van   cao áp;   Bộ gắp đệm đẩy;  Các loại cảo bạc đạn thích hợp; Búa nhựa )      + Dụng cụ kiểm tra.      + Thiết bị và nguyên vật liệu.   2/ Quy trình tháo bơm PE bảo dưỡng      * Yêu cầu trong thực hiện:     + Vị trí làm việc xa bụi bặm.     + Người làm việc tay phải sạch     + Dụng cụ, bàn thợ, bàn kẹp phải sạch.     + Máng đựng chi tiết phải có giây lót. Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    12                                                                                       
  13. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    2.1) Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ. 2.2) Rửa và tẩy sạch chất bẩn, dầu mỡ ở bên ngoài thân bơm. 2.3) Kẹp thân bơm vào bàn kẹp có hàm phụ đỡ  sát, đầu bơm lên phía trên. Tháo   các giắc co ống dầu đến, dầu đi. Tháo bơm tiếp vận và bộ điều tốc ­ Chú ý: Trong khi tháo bơm tiếp vận và bộ điều tốc, nhớt cạt te còn lại có thể  rơi xuống đất, nên ta dùng một máng dầu để hứng. 2.4) Trở  ngược đầu bơm và kẹp vào bàn kẹp, mặt tiền bơm hướng ra ngoài.  Kẹp nơi phần lục giác của các đầu nối ống. 2.5) Tháo nắp đậy mặt tiền bơm. 2.6) Dùng nút vặn vít thích hợp với rãnh của nắp đáy bơm để  tháo các nắp đáy   bơm. Muốn nới lỏng các nắp này ta dùng khúc đồng và búa đánh vào trung tâm của   mỗi nắp. Không nên tăng lực tháo bằng cây nối dài, có thể làm hư dụng cụ hoặc chi   tiết bơm. 2.7) Quay cốt bơm và chêm vào vai của mỗi vít hiệu chỉnh nằm trên đệm đẩy (con đội) của mỗi tổ bơm lúc cam của nó đến điểm chết trên. 2.8) Quan sát và lưu ý: các dấu hiệu 1iên hệ giữa đệm nối và nắp hông bơm khi   ráp vào khỏi bị lộn. 2.9) Tháo đệm nối, dùng thanh chịu tay của đệm nối hoặc dùng mỏ  lếch kềm  đệm nối, không xoay nơi 2 mặt vạt của nó. Dùng chìa khóa, khẩu tháo tán nơi đầu  cốt bơm. Dùng cảo tháo đệm nối ra khỏi cốt bơm. Tháo chốt kềm nơi đầu cốt   bơm. Dùng cây vặn vít tháo 4 vít siết nắp đậy hông bơm. Dùng 2 cây vặn vít chui  vào 2 khe hở đối diện nhau nơi nắp đậy hông bơm này nếu nắp rời khỏi thân bơm. Chú ý: Không được tháo nắp hông bơm khi chưa chêm các vạt đệm đẩy để tránh  trường hợp các chi tiết bên trong bị kẹt. Nắp đậy hông bơm có chứa đựng bạc chận  dầu và vòng ngoài của  ổ  bi. Vì thế  phải tháo chốt kềm đệm nối trước để  bảo vệ  bạc chận dầu. 2.10. Có thể  lấy cốt bơm ra khỏi thân bơm, cẩn thận không va chạm vào các  mấu cam, bạc đạn bi vào thân bơm gây trầy, mẻ các mặt láng. ­ Dùng cây vặn vít dẹp lớn đè đệm đẩy xuống, rút các miếng chêm ra. 2.ll. Dùng dụng cụ gắp đệm đẩy ra khỏi bơm từ lỗ đáy bơm hoặc thân bơm. 2.12. Dùng cái gắp pít tông, chui vào lỗ đáy bơm lấy bít tông và chén chận lò xo  phía dưới một lượt. Cẩn thận đặt nơi giấy sạch hoặc nơi giá đựng của nó.  Chú ý: pít tông và xy lanh của mỗi tổ  bơm đều riêng biệt từng bộ, không được  lẫn lộn với nhau. Khi tháo pít tông phải ổn định thứ tự về vị trí của nó để  khi tháo  xong xy lanh sẽ được lắp vào ngay đúng bộ của nó. Một phương án tốt nhất là làm giá đựng bằng gỗ, có khoét lỗ  cho vừa mỗi bít  tông bơm và định vị trí cho xy lanh khi được tháo ra và lắp vào từng bộ. Có thể dự  trù vị trí cho van cao áp và bệ van của nó cũng sắp theo thứ tự. Tổ bơm số 1 được   Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   13                                                                                       
  14. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    tính từ phía đệm nối của cốt bơm. Mỗi tổ bơm có vị trí của nó và sau khi tháo xy   lanh ra khỏi thân bơm và cho vào bộ bít tông của nó.          Các bộ  phận chính xác như  van cao áp, xy lanh, pít tông cần để  phân biệt  không va với các vật khác.                                   Hình 1­6    Các bộ phận của bơm cao áp đơn 2.13. Lấy ống xoay ra khỏi xy lanh bằng cách đưa lên và lấy ra. 2.14. Tháo vít kềm thanh răng, lấy thanh răng ra khỏị thân bơm. 2.l5. Trở ngược thân bơm và kẹp vào bàn kẹp.  2.16. Tháo các đầu nối ống, lấy lò xo van cao áp, van cao áp. Dùng cảo đặc biệt   để cảo bệ van cao áp. 2.17. Tháo các vít kềm xy lanh bơm. Giữ lấy đệm kín bằng đồng đỏ. 2.18. Tháo xy lanh ra khỏi thân bơm cho bít tông của nó vào đúng bộ và để vào vị  trí.  3/ Lắp các bộ phận lên động cơ:    Ngược lại quy trình tháo  IV. HIỆN TƯỢNG , NGUYÊN NHÂN HƯ  HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  KIỂM TRA BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG – PE.   1/ Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra sửa chữa  bơm cao áp tập trung PE: Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    14                                                                                       
  15. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    1.1 Hiện tượng và nguyên nhân: 1.1.1/ Hiện tượng hao mòn cặp píttông xylanh bơm cao áp:  Khác với chi tiết khác, píttông xylanh bơm cao áp hao mòn không đều một cách   trầm trọng. Lượng hao mòn nhỏ, khó quan sát, đặc điểm hao mòn của pít tông  xylanh như sau:   Pít tông bị mòn nhiều nhất là ở phần đầu vùng đối diện với lỗ nạp và vùng mặt   nghiêng đối diện với lỗ thoát. Vết xước có thể  dài đến 2/3 chiều dài đầu pít tông.   Sự phân bố độ hao mòn ở vùng này không theo một quy luật nhất định đối với các  pít tông.  Cạnh nghiêng bị mòn biến cạnh sắc thành tròn. Xylanh bị mòn nhiều nhất là ở  lỗ  nạp và lỗ thoát, ở lỗ  nạp phần trên bị cào xước nhiều hơn phần dưới, vết mòn   dài nhất dọc theo đường tâm lỗ. Ơ lỗ thoát, vết mòn dịch về phía trái của mép lỗ. Hình 1­7 Đặc   điểm   hao   mòn   của   cặp   píttông và xylanh bơm cao áp         A pít tông; B xylanh        AA: mòn ở vị trí đối diện với   lỗ nạp; BB: mòn ở vị trí đối diện với   lỗ thoát Nguyên nhân của các hao mòn trên là: Do sự cào xước, va chạm của những bụi   cơ học trong nhiên liệu. Những hạt bụi rắn này trong quá trình làm việc vừa có một   động năng lớn vừa bị chèn ép nên mức độ cào mòn và hình dáng của vùng cào mòn   phụ thuộc vào tốc độ  hạt bụi, vào tính chất tập trung và phương hướng di chuyển  của chúng.   Anh hưởng của những hao mòn này là: Làm chậm thời điểm phun, làm tăng sự  rò rỉ nhiên liệu, làm giảm lượng nhiên liệu được cung cấp. Mặt khác do tình trạng  hao mòn không đều giữa các bơm, nên làm tăng độ  cung cấp không đều cho động   cơ, nhất là trong trường hợp động cơ làm việc với tốc độ thấp. 1.1.2/ Hiện tượng hao mòn van thoát cao áp:  Các vị trí hao mòn của van thoát cao áp có tác hại nghiêm trọng nhất là: Hao mòn  bề  mặt đậy kín hình 13­3 a, các vết lõm trên mặt đậy kín có thể  sâu đến 0,4 –  0,5mm, độ sâu trung bình 0,05mm. Trên đế van hình 13­3 b cũng hao mòn tương tự.   Kết quả là làm giảm chất lượng đậy kín. Vì không đậy kín nên lúc pít tông đi  xuống nhiên liệu trên van sẽ tụt xuống xylanh, lúc pít tông đi lên để bơm thời điểm   bơm chậm lại, vì phải cần một thời gian để làm đầy khoảng trống trên van. Do vậy  Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   15                                                                                       
  16. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    lượng nhiên liệu phun vào động cơ giảm đi, thậm chí có khi không phun được nhiên  liệu.                    Hình 1­8­ Đặc điểm hao mòn của van thoát cao áp     Hao mòn vành đai thoát tải thường có dạng vành đai hình côn. Vành đai thoát  tải mòn có  ảnh hưởng lớn đến sự  làm việc của hệ  thống. Do hao mòn nên độ  kín   sát giữa nó với mặt trụ ở đế van kém đi. Lúc thôi bơm, van đi xuống vành đai không   làm được nhiệm vụ  như  một pít tông, giảm đột ngột áp suất phía trên. Vì vậy áp   suất phía trên vành đai còn lớn, khiến cho vòi phun tiếp tục phun thêm mặc dù thời   kỳ phun đã chấm dứt. Điều này rất tai hại không những làm tăng chi phí nhiên liệu   mà còn gây ra muội than trong buồng đốt. Ngoài ra, ở phần đuôi dẫn hướng và mặt   trong lỗ dẫn hướng cũng bị mòn.      Mòn xi lanh, piston bơm: Làm giảm lưu lượng Qct, máy yếu, không tăng tốc  được, không phát huy được công suất, tiêu hao nhiên liệu tăng.         Van cao áp không kín:  Lò xo yếu, mòn, kẹt gây khói đen do phun rớt, máy  nóng, đóng muội trong buồng cháy.      Con đội, cam mòn: Do mòn, hiệu chỉnh sai làm muộn thời điểm phun, sai qui  luật cung cấp, khói đen, máy nóng.  Ổ bi trục cam mòn làm sai lệch góc phun sớm, sai hành trình.      Cơ cấu vành răng bị lỏng: Do vít kẹp bị lỏng, động cơ làm việc rung, đôi khi   không nổ được do không thay đổi được lượng nhiên liệu cung cấp chu trình.  Thanh răng bị kẹt: xảy ra với bơm cao áp vòi phun làm cho không thay đổi lượng  nhiên liệu cung cấp, khi giảm tải gây vượt tốc.         Lò xo hồi vị  piston yếu, gãy, kẹt : có thể  làm thay đổi hành trình cấp hoặc   không cấp nhiên liệu được.      Đối với bộ điều tốc: lò xo gãy, yếu, khớp truyền động bị gãy, lỏng, kẹt có thể  do thiếu dầu làm bộ điều tốc mất tác dụng.        Đối với bộ  điều chỉnh góc phun sớm tự  động:  lò xo gãy, yếu, chốt quay bị  mòn làm sai lệch thời điểm điều chỉnh góc phun sớm. Lắp bơm sai dấu có thể làm  cho động cơ không nổ được.  Van ổn áp đường dầu về nếu chỉnh không đúng có thể làm cho động cơ làm việc  không ổn định.      1.2/ Phương pháp kiểm tra sửa chữa: Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    16                                                                                       
  17. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    Sau một quá trình hoạt động và đúng định kỳ  làm công tác đại tu máy, bơm   nhiên liệu cũng được tháo ra để kiểm tra tình trạng, sửa chữa, thay mới các chi­tiết   bên trong nếu cần thiết. Trước hết phải rửa sạch bên ngoài của bơm cao áp. Dùng dầu tẩy thích hợp sau  khi rửa sạch và thổi gió, ta tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm tra. ­ Thân bơm: Kiểm tra nếu bị nứt, thì có thể hàn và gia công nguội, nếu hư quá  phải thay mới (khi không khắc phục được)   ­ Pít tông xy lanh: dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt tiền của bít tông và xy  lanh bơm, vết trầy những điểm khuyết mòn, chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu,   thường thì vết sước nằm nơi vòng trên của bít tông và xy lanh, gây đến sự  mất   chính xác của chế độ  đồng lượng và định lượng nhiên liệu trong bơm cao áp. Sau  quá trình kiểm tra trên băng thử, hư  hỏng được phát hiện quá dịnh mức cần thay   thế toàn bộ. Chú ý đến mặt ép của xy lanh và đến van cao áp, nếu biểu hiện sự mòn khuyết,   rỗ thì phải xoáy phẳng và láng lại 2 hai mặt này. Nếu các mặt láng của bít tông và  xy lanh hiện ra màu tím và dấu rỉ  sét chứng tỏ  nhiên liệu có lẫn axit hoặc nước.  Cần phải kiểm tra lại nhiên 1iệu.   ­ Van và đế van cao áp: Dùng kính phóng đại để kiểm tra, nếu mòn khuyết, rỗ  mặt nơi phần côn hay phần trụ cần xoáy cát phần côn, phần phụ không được xoáy  cát mà chỉ  lau lại bằng mỡ. Sau khi phục hồi chi tiết này cần kiểm nghiệm lại.   Dùng dụng cụ thử kim đặc biệt để  thử, nâng áp suất lên 2500 Psi và nhìn phía đáy  của đế van nhiên liệu không rỉ là tốt. ­ Cốt bơm: Bướu cam hoạt động lâu ngày có thể mòn, rỗ mặt, cần hàn đắp chổ  khuyết, là sửa láng cốt cam bị cong, sửa thẳng và được kiểm tra trên máy tiện. ­ Bạc đạn,  ổ  bi: niền ngoài và niền trong bị  mòn quá mức thì phải thay mới.   Vòng kiềm  ổ  bi biến đạng làm rơi bi ngoài cần phải sửa lại nếu không thì thay  mới. ­ Nắp đậy thân bơm: nếu bị nứt bể không quan trọng thì hàn và gia cộng nguội,  nếu không được cần phải thay mới. Nắp bị vênh thì sửa lại phẳng. ­ Đệm đẩy: Mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh, khoảng hở quá nhiều giữa chốt  và con lăn cần tiện mới hay thay thế. ­ Lò xo cao áp: Nứt hay bị cong, phải thay mới hoặc nắn lại thẳng ­ Thanh răng: lỗ chốt đầu thanh răng nẻ, hàn dập và gia cộng nguội, thanh răng  bị cong thì sửa thẳng. ­  Ống xoay và vòng răng: vít của vòng răng bị hư, rãnh chữ U của  ống xoay bị  mòn, khuyết cần thay mới hoặc hàn đắp rồi gia công nguội nếu không quan trọng  lắm. ­ Lò xo bít tông: Nứt hay rổ mặt, cong vênh cần thay mới. ­ Vít kềm xy lanh: Răng bị mòn sước, chuôi bị cong cần thay mới. Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   17                                                                                       
  18. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    ­ Các rắc co: Nhờn răng hoặc bó răng cần thay mới.  ­ Kiểm tra thời điểm phun Sử dụng đèn hoạt nghiệm 11 để  kiểm tra thời điểm phun nhiên liệu. Đèn được  mắc song song với các cảm biến 5, số cảm biến bằng số nhánh bơm. Khi vòi phun   phun nhiên liệu tiếp điểm 5 đóng thông qua bộ  khuyếch đại làm cho đèn 11 sáng.   Lần lượt như  vậy đèn 11 sẽ  sáng với số  lần sáng trong một vòng quay của trục  bơm bằng số  nhánh bơm cần thử. Quan sát sẽ  thấy tia sáng chiếu qua khe của đĩa   động. Khi các góc phun đều nhau sẽ  thấy tia sáng gần như  cố  định, nếu như  góc   phun lệch nhau sẽ thấy số tia sáng lớn hơn 1, đối chiếu với vạch dấu trên đĩa cố  định 12 sẽ  biết được góc phun sớm là bao nhiêu. Muốn kiểm tra xem nhánh bơm  nào bị lệch thì tắt công tắc của nhánh bơm đó, khi đó tia sáng lệch sẽ mất.  Để  xác định thời điểm phun cũng có thể  dùng  ống thuỷ  tinh lắp trên đầu ra  đường cao áp, quan sát khi nhiên liệu bắt đầu dâng lên  ứng với góc quay của trục   cam bao nhiêu độ.   Máy cân bơm cao   áp KOENG­DNB   130W * Đặt bơm cao áp PE vào động cơ: a/ Trường hợp có dấu cân bơm rõ ràng: ­ Quay trục khuỷu đúng chiều cho pít tông xy lanh số 1 của động cơ đúng điểm  phun dầu cuối thì ép (dấu ghi nơi puly trục khuỷu hay nơi bánh trớn). ­ Quay trục cam bơm đúng chiều cho dấu khởi sự phun nơi mâm nối ngay với  dấu cố định nơi thân bơm. ­ Siết chặt mâm nối bơm với động cơ. ­ Gắn các ống dầu cao áp, tiến hành xả gió, chuẩn bị khởi động. b/ Trường hợp không có dấu cân bơm: Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    18                                                                                       
  19. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    Ta áp dụng phương pháp ngưng trào. - Quay trục khuỷu cho pít tông xy lanh 1 cuối ép đúng điểm phun dầu. - Tháo rắc co lấy lò xo và van thoát cao áp phần tử bơm số 1, gắn thay   vào đó ống nghiệm chữ U. - Đặt thanh răng  ở  vị  trí trung bình, bơm tay, bơm tiếp vận, quay trục  cam bơm từ từ đúng chiều cho dầu trào ra nơi ống U, tiếp tục quay từ từ trục   cam đúng chiều cho đến lúc dầu ngưng trào nơi  ống U. ngưng quay trục cam  bơm, đó là điểm khởi sự bơm của phần tử bơm số 1. - Siết chặt mâm nối giữa bơm với động cơ, ráp trả lại van thoát cao áp.   Lắp các ống dầu cao áp. - Tiến hành xả gió chuẩn bị khởi động.   2/ Quy trình tháo lắp bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE 2.1  Công tác chuẩn bị: 2.1.1/ Dụng cụ tháo lắp 2.1.2/ Dụng cụ kiểm tra: 2.1.3/ Thiết bị, vật liệu:     2.2. Quy trình tháo lắp.        2.2.1/ Quy trình tháo: 2.1) Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ. ­ Tháo các bộ phận liên quan. ­ Tháo đường ống cao áp và các đường dầu và bơm tháp áp ­ Tháo bu lông khớp truyền động (hoặc các bu lông bắt giữ bơm với thân máy). ­ Tháo bơm ra ngoài. 2.2) Tháo rời bơm cao áp. ­ Tháo bộ phun sớm. ­ Tháo nắp sau. ­ Tháo bộ điều tốc ­ Tháo ốc chụp van triệt hồi. ­ Tháo van triệt hồi. ­ Tháo cửa sổ (nếu có). ­ Tháo đế tựa lò xo. ­ Tháo vít hãm xy lanh. ­ Tháo xy lanh và pít tông bơm. ­ Tháo lò xo, ống bạc và cung răng xoay pít tông. Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                   19                                                                                       
  20. Trường cao đẳng nghề tinh  brvt                         Khoa cơ khí    ­ Tháo vít hãm con đội và con đội. ­ Tháo trục cam bơm  2.3) Lắp lại bơm cao áp. ­ Lắp trục cam bơm  ­ Lắp vít hãm con đội và con đội. ­ Lắp lò xo, ống bạc và cung răng xoay pít tông. ­ Lắp xy lanh và pít tông bơm. ­ Lắp vít hãm xy lanh. ­  Lắp đế tựa lò xo. ­  Lắp cửa sổ (nếu có). ­  Lắp van triệt hồi. ­  Lắp ốc chụp van triệt hồi. ­  Lắp bộ điều tốc ­  Lắp nắp sau. ­  Lắp bộ phun sớm. 2.4) Lắp bơm cao áp vào động cơ. ­ Xác định kỳ nổ xy lanh số 1. ­ Xác định thời điểm cung cấp nhiên liệu phần tử bơm số 1. ­ Lắp bơm vào động cơ ­ Lắp bu lông khớp truyền động (hoặc các bu lông bắt giữ bơm với thân máy). ­ Kiểm tra lại thời điểm cung cấp. ­ Lắp đường ống cao áp và các đường dầu và bơm thấp áp ­ Lắp các bộ phận liên quan. ­ Xả gió khởi động động cơ.                                                     V. BÀI THỰC TẬP THÁO RÁP PE 5.1. Mục đích: Sau khi thực tập xong bài này sinh viên có thể tháo ráp bơm PE và sử dụng  dụng cụ đúng phương pháp. 5.2. Chuẩn bị: ­ Bơm cao áp PE ­ Các dụng cụ cần thiết (cảo, chìa khóa, tupe…) ­ Dầu gasol, máng đựng, giẻ lau…. 5.3. Phương pháp thực hiện: Giaùo trình moâ ñun:  SC&BD hệ thống nhiên liệu trên động cơ                                                    20                                                                                       
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0