intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tác động cột sống: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Tác động cột sống: Phần 1" trình bày với nội dung bao gồm 4 bài học. Bài 1: Đại cương phương pháp tác động cột sống; Bài 2: Đặc điểm sinh lý và bệnh lý của bốn đặc trưng; Bài 3: Phân biệt loại và thể; Bài 4: Các nguyên tắc chẩn và trị bệnh trên cột sống. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tác động cột sống: Phần 1

  1. MỤC LỤC Bài 1. ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG ..................... 5 1. Định nghĩa ...................................................................................................... 5 2. Chỉ định - chống chỉ định của phương pháp tác động cột sống ....................... 5 2.1. Chỉ định ............................................................................................... 5 2.2. Chống chỉ định .................................................................................... 5 Bài 2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ CỦA BỐN ĐẶC TRƯNG ........... 7 1. Cột sống ......................................................................................................... 7 1.1. Hình thái sinh lý bình thường .............................................................. 7 1.2. Hiện tượng đốt sống không bình thường ............................................ 10 2. Lớp cơ .......................................................................................................... 13 2.1. Đặc điểm và hình thái lớp cơ trên các đốt sống không bình thường ... 13 2.2. Đặc tính của lớp cơ ............................................................................ 17 3. Nhiệt độ da ................................................................................................... 18 3.1. Nhiệt độ da các vùng cơ thể và những sự thay đổi về nhiệt độ da trong trạng thái bệnh lý ...................................................................................... 18 3.2. Đặc tính của nhiệt độ da .................................................................... 21 4. Cảm giác ...................................................................................................... 23 4.1. Ứng dụng cảm giác đau trong chẩn bệnh và trị bệnh .......................... 24 4.2. Đặc tính về cảm giác.......................................................................... 25 Bài 3. PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ ................................................................. 26 1. Hình thái loại và thể đốt sống lồi .................................................................. 27 1.1. Hình thái loại đơn lồi ......................................................................... 28 1.2. Hình thái loại liên lồi ......................................................................... 28 1.3. Hình thái loại lồi trên ......................................................................... 28 1.4. Hình thái loại lồi dưới ........................................................................ 28 2. Hình thái loại và thể đốt sống lồi – lệch........................................................ 29 2.1. Hình thái loại đơn lồi - lệch ............................................................... 29 2.2. Hình thái loại liên lồi - lệch ............................................................... 29 2.3. Hình thái loại lồi - lệch trên ............................................................... 30 2.4. Hình thái loại lồi - lệch dưới .............................................................. 30 2.5. Phân biệt hình thái các thể của các loại lồi - lệch ............................... 31 3. Hình thái loại và thể đốt sống lệch ................................................................ 32 3.1. Hình thái loại đơn lệch....................................................................... 32
  2. 3.2. Hình thái loại liên lệch ....................................................................... 32 3.3. Hình thái loại lệch trên ...................................................................... 33 3.4. Hình thái loại lệch dưới ..................................................................... 33 3.5. Sự phân biệt về hình thái các thể thuộc các loại đốt sống lệch ........... 34 4. Hình thái loại và thể đốt sống lõm lệch ......................................................... 34 4.1. Hình thái loại đơn lõm - lệch ............................................................. 34 4.2. Hình thái loại liên lõm lệch ................................................................ 35 4.3. Hình thái loại lõm lệch trên ............................................................... 35 4.4. Hình thái loại lõm lệch dưới .............................................................. 36 4.5. Sự phân biệt hình thái các thể thuộc loại lõm - lệch ........................... 36 5. Hình thái loại và thể đốt sỗng lõm ................................................................ 37 5.1. Hình thái loại đơn lõm ....................................................................... 37 5.2. Hình hình loại liên lõm ...................................................................... 37 5.3. Hình thái loại lõm trên ....................................................................... 37 5.4. Hình thái loại lõm dưới ...................................................................... 38 5.5. Sự phân biệt hình thái các thể thuộc loại lõm ..................................... 38 6. Định nghĩa về thể ......................................................................................... 39 6.1. Thể ngoài ........................................................................................... 40 6.2. Thể giữa ............................................................................................ 40 6.3. Thể trong ........................................................................................... 40 6.4. Các thể liên ........................................................................................ 41 Bài 4. CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH TRÊN CỘT SỐNG ........ 42 1. Nguyên tắc đối xứng .................................................................................... 42 1.1. Đặc trưng sinh lí và bệnh lí ................................................................ 42 1.2. Cơ sở so sánh theo quy định của nguyên tắc đối xứng ....................... 43 1.3. Sự đối xứng và đối lập các đặc trưng bệnh lí ..................................... 44 1.4. Nguyên tắc đối xứng trong chẩn bệnh ................................................ 48 1.5. Nguyên tắc đối xứng trong trị bệnh.................................................... 49 1.6. Tóm tắt .............................................................................................. 50 2. Nguyên tắc hưng phấn .................................................................................. 50 3. Nguyên tắc định khu – định điểm ................................................................. 51 4. Nguyên tắc tạo sóng cảm giác ...................................................................... 53 5. Nguyên tắc định lực thao tác ........................................................................ 55 6. Nguyên tắc định hướng ................................................................................ 56 7. Nguyên tắc định lượng ................................................................................. 57
  3. 7.1. Thời gian thao tác .............................................................................. 57 7.2. Thời gian của quá trình điều trị .......................................................... 59 8. Nguyên tắc điều nhiệt ................................................................................... 60 Bài 5. THỦ THUẬT CHẨN VÀ TRỊ BỆNH ................................................... 62 1. Thủ thuật chẩn bệnh ..................................................................................... 62 1.1. Thủ thuật áp ....................................................................................... 62 1.2. Thủ thuật vuốt ................................................................................... 63 1.3. Thủ thuật ấn ....................................................................................... 66 1.4. Thủ thuật vê ....................................................................................... 67 2. Các thủ thuật trị bệnh ................................................................................... 69 2.1. Thủ thuật đẩy ..................................................................................... 70 2.2. Thủ thuật xoay ................................................................................... 71 2.3. Thủ thuật bật ...................................................................................... 73 2.4. Thủ thuật rung ................................................................................... 74 2.5. Thủ thuật bỉ ....................................................................................... 76 2.6. Thủ thuật lách .................................................................................... 77 Bài 6. CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH .................................... 79 1. Các phương thức chẩn bệnh ......................................................................... 79 1.1. Phương thức điều nhiệt ...................................................................... 79 1.2. Phương thức co cơ tương ứng ............................................................ 81 1.3. Phương thức động hình ...................................................................... 82 1.4. Phương thức đối động ........................................................................ 83 1.5. Phương thức chuyển tư thế ................................................................ 85 2. Các phương thức trị bệnh ............................................................................. 88 2.1. Phương thức nén ................................................................................ 88 2.2. Phương thức sóng ............................................................................ 109 2.3. Phương thức đơn chỉnh và song chỉnh ............................................. 130 Bài 7. MỘT SỐ ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM VÀ GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG ............. 130 1. Thiểu năng tuần hoàn não (nhũn não) ......................................................... 130 1.1. Đại cương ........................................................................................ 130 1.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não .............................. 131 2. Hội chứng tăng huyết áp ............................................................................. 133 2.1. Đại cương ........................................................................................ 133
  4. 2.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh cao huyết áp ................................................. 133 3. Viêm đa khớp dạng thấp ............................................................................. 135 3.1. Đại cương ........................................................................................ 136 3.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp................................ 136 4. Đau lưng..................................................................................................... 137 4.1. Đại cương ........................................................................................ 138 4.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm của các triệu chứng bệnh đau lưng ................................................. 138 5. Thoái khớp ................................................................................................. 140 5.1. Đại cương ........................................................................................ 140 5.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh thoái khớp .................................................... 141 6. Đau cứng cột sống ...................................................................................... 143 6.1. Đại cương ........................................................................................ 143 6.2. Phương pháp xác định trọng điểm và phương hướng giải tỏa trọng điểm các triệu chứng bệnh đau cứng cột sống ......................................... 144
  5. Bài 1. ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG 1. Định nghĩa Là phương pháp người thầy thuốc dùng phần mềm của các ngón tay tác động lên hệ cột sống để chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Phương pháp được đúc rút tinh hoa của cố lương y Nguyễn Tham Tán - Người thầy tổ sáng lập ra sau hơn 40 năm nghiên cứu ứng dụng và truyền dạy có các nguyên tắc, thủ thuật và các phương thức chẩn đoán và điều trị chặt chẽ khoa học, giúp thầy thuốc dễ theo dõi áp dụng và thực hiện đạt hiệu quả cao trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Phương pháp lấy 4 đặc trưng là tiêu chuẩn để theo dõi, đánh giá trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh: Nhiệt độ da, hình thái lớp cơ, hình thái gai cột sống và cảm giác. 2. Chỉ định - chống chỉ định của phương pháp tác động cột sống 2.1. Chỉ định - Các chứng đau: + Đau đầu + Hội chứng cổ vai tay + Đau cổ vai gáy + Đau lưng + Đau thần kinh liên sườn + Đau thần kinh hông to + Viêm quanh khớp vai - Các chứng liệt trẻ em, liệt người lớn: + Liệt do di chứng bại não + Liệt mặt (do các nguyên nhân) + Liệt ½ người do tai biến mạch máu não + Liệt do chấn thương cột sống - Bệnh về khớp: Viêm khớp dạng thấp; thoái hóa khớp; thoái hóa cột sống.. - Suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ,... - Đau dạ dày, hen phế quản, huyết áp dao động, rối loạn nhịp tim, đau bụng kinh, đái dầm, thiểu năng tuần hoàn não, tăng huyết áp, huyết áp thấp... 2.2. Chống chỉ định
  6. - Các bệnh ngoài da, tổn thương da, viêm da dị ứng, chàm. - Sai khớp, gãy xương. - Các bệnh cấp cứu nội, ngoại khoa.
  7. Bài 2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ CỦA BỐN ĐẶC TRƯNG Phần giới thiệu về đặc điểm và bệnh lý của 4 đặc trưng bao gồm: 1. Cột sống 3. Nhiệt độ da 2. Lớp cơ 4. Cảm giác 1. Cột sống 1.1. Hình thái sinh lý bình thường Cột sống gồm 33 hoặc 34 đốt sống hợp thành, chia ra: - 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7; - 12 đốt sống lưng từ D1 đến D12; - 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5; - 5 đốt sống hông từ S1 đến S5; - 4 hay 5 đốt xương cụt. Các đốt sống hông dung hợp lại thành một liên tảng, các đốt xương cụt cũng dung hợp lại thành một liên tảng. Giữa các đốt sống có đĩa đệm. Trên cột sống, đốt sống cổ thứ nhất (C1) và đốt sống cổ thứ hai (C2) có hình thù hết sức đặc biệt. Đốt C1 nâng đỡ hộp sọ nên có hình một vòng tròn dẹt, thân đốt không rõ và lỗ đốt rất rộng, đảm bảo cho hộp sọ có thể quay chuyển được dễ dàng. Vì thế chúng ta gọi đốt Cl là đốt đội, người châu Âu gọi là đốt Atlas (lấy tên Atlas là một đại lực sĩ trong điển tích thần thoại Hy Lạp). Đốt cổ thứ hai (C2) được gọi là đốt trục. Đốt C2 có hình khuyên tròn, phía trên và trước khuyên này lồi lên một mỏm gọi là mấu răng khế - giải phẫu học hiện đại gọi là mỏm răng (apophyse odontoide). Đốt trục khớp với đốt đội giúp cho hộp sọ chuyển động, quay phải – quay trái được dễ dàng. Ngay cả khi ta gật đầu, cúi đầu ra phía trước cũng là nhờ trục của đốt C2 nghiêng về phía trước. Vì thế người châu Âu đặt tên cho nó là Axis (trục). Khi khám một cột sống, thầy thuốc càn chú ý đến đốt sống cổ thứ 6, thứ 7 (C6 và C7).
  8. Ở mỏm ngang đốt C6 có một chỗ lồi cao, ta gọi là lồi trên, người châu Âu gọi là củ sát-xe-nhắc (tubercule de Chassaignas). Ở mỏm gai đốt C7 cũng có một lồi cao rất rõ trội hơn của Sát-xe-nhắc, ta gọi là lồi dưới. Các đốt sống cổ, nếu lấy đốt C1 và C7 làm mốc, thì đều cong về phía trước và đốt C4 là đốt cong sâu nhất. Các đốt sống lưng, do cần tiếp xúc với các đầu sườn sau, nên mỗi đốt có tới bốn diện khớp để tiếp giáp với xương sườn. Các lỗ đốt đều tròn. Thân đốt khá dày, mỏm gai rất dài và thõng sâu, do đó khi ta sờ thấy đuôi gai của một đốt nào đó thì ngón tay của ta đã đang đặt ở ngang tầm của đốt dưới rồi. Để tìm đốt sống, ta phải dựa vào các xương bả vai, xương sườn cụt và bờ xương hông, dùng các góc cạnh của các xương đó làm mốc để tìm. Đốt D l nằm dưới lồi dưới của C7. Đốt D3 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong trên của hai xương bả. Đốt D7 nằm trên đường thẳng nối hai góc dưới của xương bả. Từ đốt D1 trở xuống, cột sống lưng có xu thế cong về phía sau và D4 là điểm thứ nhất nhô cao lên. Từ D8 trở đi, cột sống có hình cong lướt và D 10 là điểm thứ hai nhô lên cao. Các đốt sống thắt lưng so với các đốt sống lưng khỏe hơn rất nhiều vì chúng phải chịu toàn bộ sức nặng của con người gia trọng lên nó. Các mỏm gai ngắn, rộng và ngang thân đốt sống to, không tiếp khớp với xương sườn nên các mỏm ngang dài và nhọn. Lỗ đốt hình tam giác. Đốt thắt lưng thứ hai (L2) nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt (nhìn phía ngoài mặt da, đó là nơi eo lưng bắt đầu thắt lại). Đốt thắt lưng thứ tư (L4) nằm trên đường thẳng nối hai bờtrên xương hông. Về mặt hình thái, từ L1 đến L5, cột sống có xu thế thẳng đều, nhưng cần chú ý: - Ở nam giới, L4 và L5 đưa về phía trước, - Ở nữ giới, L4 và L5 vẫn thẳng đều, (và nếu không như vậylà hiện tượng bệnh). Từ S1 đến S5, cột sống có xu hướng đưa về phía sau. Điểm cao nhất là S5.
  9. Riêng xương cụt đưa về phía trước. Giải phẫu học hiện đại chia cột sống ra làm 5 khu vực: - Khu vực thứ nhất là khu cổ, ký hiệu bằng chữ C (do lấy mẫu tự C, bắt đầu của từ Cervicalis V., có nghĩa là đốt cổ), gồm 7 đốt. - Khu vực thứ hai là khu lưng, ký hiệu bằng chữ D (Dorsalis), gồm 12 đốt. - Khu vực thứ ba là khu thắt lưng, ký hiệu bằng chữ L (Lombalis), gồm 5 đốt. - Khu vực thứ tư là khu hông, ký hiệu bằng chữ S (Sacrilisl), gồm 5 đốt. - Khu vực thứ năm là khu cụt, vẫn dùng nguyên từ Coccyx. Để ứng dụng các thủ thuật thích hợp, Phương pháp Tác động Cột sống căn cứ vào đường cong sinh lý của cột sống để chia hệ cột sống thành 9 vùng khác nhau: 1. Khu cổ trên, từ C1 đến C3 gồm 3 đốt, 2. Khu cổ dưới, từ C4 đến C7 gồm 4 đốt, 3. Khu trên lưng trên, từ D1 đến D3 gồm 3 đốt, 4. Khu dưới lưng trên, từ D4 đến D7 gồm 4 đốt, 5. Khu trên lưng dưới, từ D8 đến D9 gồm 2 đốt, 6. Khu dưới lưng dưới, từ D10 đến D12 gồm 3 đốt, 7. Khu thắt lưng, từ L1 đến L5 gồm 5 đốt, 8. Khu hông, từ S1 đến S5 gồm 5 đốt, 9. Khu cụt Coccyx. Rõ ràng giải phẫu học hiện đại phân chia cột sống theo hình thái học là chủ yếu, còn Phương pháp Tác động Cột sống phân chia theo yêu cầu xử lý và tác động thích hợp cho từng khu vực. Điều đó không gây ra trở ngại gì phức tạp cho thủ thuật viên, vì gọi và ký hiệu chúng tôi vẫn giữ nguyên như y học hiện đại đang sử dụng. Khi đứng trước người bệnh, người thầy thuốc theo Phương pháp Tác động Cột sống cũng cần quan sát hình thái cột sống của người bệnh như các trường phái cột sống thế giới đã làm. Phương pháp của chúng tôi trùng hợp với một số hình vẽ của André de Sambucy (Pháp) về mặt hình thái học, còn những điểm khác biệt chúng tôi sẽ
  10. trình bày ở phận dưới. Hình thái cột sống nhìn nghiêng: a. Lưng tròn lướt b. Gù trên c. Lưng tròn chung d. Gù dưới e. Gù chính giữa Hình thái cột sống nhìn thẳng: a. Lưng vẹo trái hoàn toán, g. Vẹo hình chữ S với hai khoảng cong b. Vẹo vùng thắt-lưng bên trái, một ở vùng thắt lưng bên trái và một ở phía trên hầu như vô sự, vùng lưng phải), c. Lưng vẹo phải hoàn toàn, h. Vẹo lưng phải (hay gặp ở học sinh), d. Vẹo vùng thắt lưng bên phải, i. Cột sống không bình thường (nhiều e. Vẹo. lưng trái (ít gặp), đường cong nhỏ chạy dích dắc). 1.2. Hiện tượng đốt sống không bình thường Hiện tượng đốt sống không bình thường gồm 2 phần: - Hình thái đầu gai đốt sống không bình thường. - Hình thái lớp cơ trên đầu gai sống không bình thường. 1.2.1. Đặc điểm và hình thái đốt sống không bình thường 1.2.1.1. Hình thái đốt sống lồi Đốt sống lồi ra phía sau bao gồm các hiện tượng: a. Đốt sống lồi ra phía sau toàn phần. b. Đầu gai sống lồi cân phần trên ra phía sau. c. Đầu gai sống lồi cân phần dưới ra phía sau. d. Nhiều đốt sống liên nhau lồi ra phía sau. 1.2.1.2. Hình thái đốt sống lồi lệch Đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái gồm có: a. Đầu gai sống lồi ra phía sau và lệch cân về một bên phải hoặc trái b. Đầu gai sống có một góc trên lồi và lệch về một bên phải hoặc trái. c. Đầu gai sống có một góc dưới lồi và lệch về một bên phảihoặc trái.
  11. d. Nhiều đốt sống liên nhau lồi và lệch về một bên phải hoặc trái. 1.2.1.3. Hình thái đốt sống lệch Đốt sống không lồi, không lõm mà lệch về một bên phải hoặc trái gồm có: a. Đầu gai sống lệch cân về một bên phải hoặc trái. b. Đầu gai sống lệch một góc trên về một bên phải hoặc trái. c. Đầu gai sống lệch một góc dưới về một bên phải hoặc trái. d. Nhiều đốt sống lệch về một bên phải hoặc trái. 1.2.1.4. Hình thái đốt sống lõm lệch Đầu gai sống lõm đưa về phía trước và lệch về một bên phải hoặc trái gồm có: a. Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch cân về một bên phải hoặc trái. b. Đầu gai sống lõm về phía trước và một góc trên lệch về bên phải hoặc trái. c. Đầu gai sống lõm về phía trước và một góc dưới lệch về bên phải hoặc trái. d. Nhiều đốt sống liên nhau lõm về phía trước và lệch về bên phải hoặc trái. 1.2.1.5. Hình thái đốt sống lõm Đầu gai sống lõm cân đưa về phía trước gồm có: a. Đầu gai sống lõm cân, toàn phần đưa về phía trước. b. Đầu gai sống lõm cân, phần trên đưa về phía trước. c. Đầu gai sống lõm cân, phần dưới đưa về phía trước. d. Nhiều đốtsống lõm liên nhau đưa về phía trước. 1.2.2. Hình thái đầu gai sống không bình thường (1) Đầu gai sống của đốt sống lồi có hình thái to lớn hơn các đầu gai sống của các đốt bình thường. (2) Đầu gai sống của đốt sống lồi lệch có hình thái to và đưa lệch về một phía phải hoặc trái. (3) Đầu gai sống của đốt sống lệch có hình thái bình thường như những đốt khác nhưng lệch về một phía phải hoặc trái. (4) Đầu gai sống của các đốt sống lõm lệch có hình thái nhỏ hơn các đầu gai của đốt sống bình thường nhưng lệch về một phía phải hoặc trái. (5) Đầu gai sống của các đốt sống lõm có hình thái nhỏ hơn các đầu gai của đốt sống bình thường nhưng đầu gai của các đốt còn có các dạng như sau:
  12. a. Đầu gai sống sần sùi như những mẩu xương. b. Đầu gai sống nhẵn nhụi như bình thường. c. Đầu gai sống có lớp gai như răng cá ở hai bên phải hoặc trái của gai sống. d. Đầu gai sống lõm xuống, ở đốt trên và đốt dưới của đốt sống lõm nổi lên thành hai gờ trên và dưới đè đốt sống lõm xuống. 1.2.3. Đặc tính của đốt sống bệnh lý - Các đốt sống bệnh lý có thể phục hồi được qua thao tác điều trị. Theo kinh nghiệm điều trị bằng Phương pháp Tác động Cột sống, các hình thái mất bình thường như lồi, lệch, lõm... nếu rối loạn ít thì có thể phục hồi ngay qua một lần điều trị, nếu rối loạn lớn hơn thì có thể phục hồi dần dần trong quá trình điều trị. Như vậy có nghĩa là trong quá trình điều trị đốt sống bệnh lý có hình thái lồi sẽ bớt và hết lồi, đốt sống có hình thái lệch sẽ bớt và hết lệch, đốt sống có hình thái lõm sẽ bớt và hết lõm. Điều này chứng minh rằng thao tác trị bệnh khi tuân thủ các nguyên tắc định lực, định hướng, định lượng, và các phương thức, các thủ thuật của Phương pháp Tác động Cột sống đã có hiệu lực tức khắc đối với hiện tượng bệnh lý, rằng thủ thuật có khả năng kích thích sự tự điều chỉnh của cơ thể chống lại bệnh tật bằng cách giải tỏa các ổ bệnh trên hệ cột sống và các điểm rối loạn liên quan tương ứng ổ ngoại vi cột sống. - Khi đã gọi là đốt sống bệnh lý thì dù ở hình thái nào (lồi, lệch hay lõm) bao giờ cũng có hiện tượng dính cứng ở một hay nhiều đốt sống. Có trường hợp đốt sống chỉ bị dính phần trên hoặc góc trên với đốt trên, hoặc có trường hợp đốt sống chỉ bị đỉnh phần dưới hoặc góc dưới vớiđốt dưới (hình thái đơn lệch), lại có trường hợp đốt sống bệnh lý bị dính cả phần trên với đốt sống trên và cả phần dưới với đốt sống dưới (hình thái lệch cân toàn phần). Dựa vào hình thái của đốt sống và đặc tính này, khi chẩn bệnh phải căn cứ vào cơ sở của các đốt sống bị dính cứng ấy để quy nạp chẩn đoán, để ra phương hướng điều trị. - Chỉ khi thầy thuốc tuân thủ đúng các nguyên tắc về định lực, định hướng
  13. và định lượng, ứng dụng đúng các phương thức và thủ thuật để tác động tại trọng điểm thì các đốt sống bệnh lý mới khắc phục được tình trạng dính cứng và phục hồi nguyên trạng. 2. Lớp cơ 2.1. Đặc điểm và hình thái lớp cơ trên các đốt sống không bình thường Khi các đốt sống có hiện tượng không bình thường thì lớp cơ trên đầu gai sống cũng thay đổi hình thái khác thường tùy thuộc vào 5 hiện tượng của đốt sống không bình thường, ở lớp cơ đầu gai sống thể hiện dày cộm hay teo mống như sau: 2.1.1. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lồi a. Đầu gai sống lồi ra phía sau toàn phần thì lớp cơ trên đốt sống đó dầy cộm hẳn lên, dầy hơn lớp cơ trên các đốt sống bình thường. b. Đầu gai sống có hiện tượng lồi cân ở phần trên ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường. c. Đầu gai sống có hiện tượng lồi cân ở phần dưới ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường. d. Đầu gai sống của nhiều đốt liền nhau lồi ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường. 2.1.2. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lồi lệch Đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái gồm có các hình thái: a. Đốt gai sống lồi ra phía sau và lệch về một bên thì lớp cơ bên lồi lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường. b. Đầu gai sống có một góc trên lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở góc lồi của đốt sống đầy cộm hơn các khu vực bình thường, và bên đối xứng của đốt sống lớp cơ bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường. c. Đầu gai sống có một góc dưới bị lồi ra phía sauvà lệchvề một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở góc lồi của đốt sống đầy cộm hơn các khu vực bình
  14. thường, và bên đối xứng của đốt sống lớp cơ bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường. d. Đầu gai sống của nhiều đốt liền nhau lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở khu vực lồi lệch đó đầy cộm hơn các khu vực bình thường, và lớp cơ bên đối xứng của các đốt sống lệch bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường. 2.1.3. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lệch Đốt sống lệch là đốt không lồi, không lõm, nhưng lệch về một bên phải hoặc trái, gồm có các hình thái: a. Đầu gai sống lệch cân về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở bên lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết mỏng hơn khu vực bình thường. b. Đầu gai sống lệch một góc trên về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở trên góc lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường, còn lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết mỏng hơn lớp cơ của các khu vực bình thường. c. Đầu gai sống lệch một góc dưới về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở trên góc lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường và lớp cơ ở bên đối xứng của các đốt sống bị khuyết mỏng hơn lớp cơ của các khu vực bình thường. d. Đầu gai sống của nhiều đốt liền nhau lệch về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở khu vực lệch đó dầy cộm hơn các khu vực bình thường, và lớp cơ ở bên đối xứng của các đốt sống lệch bị khuyết mỏng hơn các khu vực bình thường. 2.1.4. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lõm lệch a. Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch cân về một bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn các lớp cơ ở các khu vực bình thường đặc biệt là phía bên lệch lớp cơ bịcứng, và lớp cơ bên đối xứng của đốt sống bị khuyết lõm. b. Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch một góc phần trên ở phía bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn các lớp cơ của các khu vực bình thường, ngoài ra lớp cơ ở phía góc lệch đó bị co cứng và lớp cơ ở bên đối xứng của đốt sống bị lõm khuyết.
  15. c. Đầu gai sống lõm về phía trước vàlệch một góc ở phần dướivề bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các khu vực bình thường, đặc biệt là phía góc lệch đó, lớp cơ bị co cứng mà phía bên đối xứng của đốt sống lớp cơ bị lõm khuyết. d. Nhiều đốt sống liền nhau lõm về phía trước và lệchvề bên phải hoặc trái thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các khu vực bình thường. Đặc biệt là lớp cơ ở bên lệch bị co cứng mà bên đối xứng cua các đốt sống lệch bị lõm khuyết. 2.1.5. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lõm Đầu gai sống lõm cân toàn phần đưa về phía trước gồm có các hình thái: a. Đốt sống lõm cân về phía trước thì lớp cơ ở đầu đốt sống lõm bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các đốt sống bình thường. b. Đốt sống lõm phần trên đưa về phía trước thì lớp cơ ở chỗ lõm đó bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các khu vực của các đốt sống bình thường. c. Đốt sống lõm phần dưới đưa về phía trước thì lớp cơ ở chỗ lõm đó bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các khu vực của các đốt sống bình thường. d. Nhiều đốt sống lõm liền nhau đưa về phía trước thì lớp cơ cả một khu vực lõm đó đều bị teo mỏng hơn lớp cơ của khu vực các đốt sống bình thường. 2.1.6. Hình thái lớp cơ dầy cộm Lớp cơ dầy cộm ở đốt sống không bình thường có các hình thái: hình thái thư nhuận, hình thái cứng hơn thư nhuận, hình thái mềm hơn thư nhuận, như sau: a. Hình thái cơ thư nhuận: khi ấn, miết và vê trên lớp cơ cộm cảm thấy lớp cơ có vẻ thư nhuận như những lớp cơ bình thường. Đặc biệt là lớp cơ này bị cộm, cợn. Còn có cộm ít là mỏng, và cộm nhiều là dầy. Hình thái này đẩy không chuyển động. b. Hình thái cơ cứng: khi ấn, miết, vê trên lớp cơ cộm ta cảm thấy lớp cơ đó bị cứng hơn các lớp cơ thư nhuận. Đặc biệt lớp cơ này còn có cộm ít (tức là mỏng) và cộm nhiều (tức là dầy). Hình thái này đẩy không chuyển động. c. Hình thái cơ mềm: khi ấn, miết và vê trên lớp cơ cộm ta cảm thấy lớp cơ đó mềm và nát hơn các lớp cơ thư nhuận bình thường. Đặc biệt là lớp cơ này
  16. còn có cộm ít (tức là mỏng) và cộm nhiều (tức là dầy). Hình thái này đẩy không chuyển động. 2.1.7. Hình thái lớp cơ thành sợi Lớp cơ thành sợi ở trên đốt sống không bình thường có các hình thái: sợi tròn to (như dây thừng), sợi xơ nhỏ (thành lớp lăn tăn), sợi xơ rối (như cục tóc rối kết lại), sợi dẹt to thành dải dai chắc, sợ dẹt mỏng nhiều lớp lăn tăn.... а. Hình thái sợi tròn to: khi miết ta cảm thấy chuyển động, trật trẹo, có hình dáng tròn thành sợi như sợi dây thừng cứng, ấn không tan và dai chắc. b. Hình thái sợi xơ cứng: khi miết ta cảm thấy những sợi xơ nhỏ này căng và cứng, ấn không tan và dai chắc, có trường hợp thể hiện lên thành đám (rộng hẹp khác nhau) nhưng xếp theo một chiều như ta xếp nắm tăm. Miết trượt trên lớp này thấy lăn tăn và chuyển động. c. Hình thái sợi xơ rối: khi miết và vê ở trên thể này ta cảm thấy lăn tăn rất nhỏ, hình dung như cục tóc rối kết lại thành khối và bám chắc ở đầu gai sống. d. Hình thái sợi dẹt, dày, to: khi miết và vê ta cảm thấy như dải dẹt dai chắc, miết trượt cảm thấy chuyển động hình dung như một sợi dẹt dài ngắn khác nhau. e. Hình thái sợi dẹt mỏng: khi miết và vê ta cảm thấy nhiều lớp mỏng co cứng xếp lại chồng lên nhau không thành sợi dài. Khi miết trượt cảm thấy chuyển động và thành lớp lăn tăn co cứng. Những hình thái sợi dài nói trên đây có nhiều trường hợp khác nhau: sợi dài bắt chéo từ cột sống sang cơ lưng, từ cơ lưng nằm ngang đè lên đầu gai sống và nằm dọc ở cột sống dài hay ngắn, to hay nhỏ khác nhau. 2.1.8. Hình thái lớp cơ teo mỏng Lớp cơ teo mỏng trên đốt sống không bình thường có các hình thái: a. Hình thái teo mỏng: khi miết và vê trên đốt sống không bình thường ta cảm thấy lớp cơ trên đầu gai sống bị teo mỏng hơn lớp cơ ở các đốt sống bình thường. Chú ý, khi đặt ngón tay trên đầu gai sống chỉ cảm thấy có một lớp da mỏng phủ trên đầu gai sống mà không cảm thấy lớp cơ đệm. b. Hình thái khuyết lõm: khi miết và vê trên đốt sống không bình thường ta
  17. cảm thấy đầu gai sống như bị khuyết đi mà lớp cơ ở chỗ khuyết đó bị lõm sâu xuống khác thường. 2.2. Đặc tính của lớp cơ 1. Có thể dùng thủ thuật trị bệnh ứng dụng theo các nguyên tắc, các phương thức của Phương pháp Tác động Cột sống để làm thay đổi hình thái lớp cơ. Trong khi thao tác trị bệnh, thầy thuốc cần tập trung theo dõi cảm giác trên đầu ngón tay của mình để có thể nhận thấy khi lớp cơ có thay đổi trong lúc thao tác, cụ thể là lớp cơ co cứng, đẩy sẽ bớt cứng rồi mềm trở lại độ thư nhuận bình thường, lớp cơ nhược sẽ phục hồi dần, hết nhược rồi trở lại thư nhuận bình thường. 2. Khi lớp cơ đã thư nhuận bình thường là ổ bệnh đã được giải tỏa, thao tác đến ngưỡng phải ngừng ngay. Sở dĩ thầy thuốc cần theo dõi sự biến đổi của lớp cơ trong khi thao tác vì khi đã có hiện tượng báo đến ngưỡng của định lượng mà vẫn tiếp tục thao tác thì lớp cơ bị tác động quá ngưỡng tiếp thu của cơ thể sẽ có phản vệ co lại, hiệu quả vừa đạt sẽ bị xóa hoàn toàn, lớp cơ bị tác động quá nhiều có thể xưng đau, người bệnh lại có cảm giác khó chịu như ban đầu. 3. Lớp cơ co cứng căng như mặt trống: những trường hợp này chỉ có thể làm lớp cơ thay đổi bằng cách đắp bột cua đồng phối hợp với thủ thuật mới phục hồi được sự thư nhuận của lớp cơ. 4. Lớp cơ co dầy gây cộm giác rất đau nhưng khả năng phục hồi rất nhanh. Có khi thầy thuốc dùng thủ thuật thao tác chỉ một lần điều trị tại trọng điểm đã hết co. 5. Lớp cơ co mỏng phải điều trị lâu dài mới phục hồi được. Những lớp cơ này tương ứng với những bệnh mãn tính, với những ổ bệnh đã có tổn thương thực tế. 6. Lớp cơ mềm dầy tương ứng với các dạng nhiễm trùng lao vì vậy phải kết hợp dùng thuốc chống lao trong quá trình điều trị mới giải tỏa được. 7. Lớp cơ mềm mỏng không gặp trong hình thái bệnh lý mà chính là hậu quả biến đổi đột ngột của sự tác động qua lực, nếu không điều chỉnh lại sẽ gây ra một sự rối loạn mới vì vậy gặp trường hợp này thầy thuốc phải lập tức tác động
  18. ngay bên đối xứng của trọng điểm để cho lớp cơ mềm mỏng đó được phục hồi lại ngay. 8. Lớp xơ sợi chỉ gặp trong lớp cơ sâu của các đốt sống bị khuyết lõm, ít gặp trong các đốt sống lệch, và không gặp trong các đốt sống lồi. Hình thái này chỉ thay đổi khi thầy thuốc đã giải tỏa được các đốt sống lồi hoặc lồi lệch ở phía trên của các đốt sống lõm bệnh lý ấy. 9. Lớp cơ teo nhược chỉ phục hồi khi đã giải tỏa được những lớp cơ co cộm ở phía trên của chỗ có cơ teo nhược. 3. Nhiệt độ da 3.1. Nhiệt độ da các vùng cơ thể và những sự thay đổi về nhiệt độ da trong trạng thái bệnh lý Phương pháp Tác động Cột sống coi nhiệt độ da các vùng cơ thể bình thường là sự biểu hiện của cơ thể lành mạnh, và nhiệt độ không bình thường là biểu hiện cơ thể đang ở trong tình trạng bệnh lý. Khi cơ thể có bệnh, nhiệt độ da biểu hiện ba trạng thái cao, thấp, hay rối loạn. 3.1.1. Nhiệt độ da ở cơ thể khỏe mạnh Nhiệt độ da của cơ thể bình thường được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo từng vùng như sau: trung bình 25°-28° c. 1. Vách mũi, ngón chân cái 8. Cơ mông 2. Ngón tay trỏ 9. Cổ tay 3. Mu bàn chân 10. Lưng, vai, cánh tay 4. Cổ chân 11. Ngực, bụng 5. Mu bàn tay, thắt lưng 12. Trán, gò má 6. Bắp chân 13. Cổ, gáy 7. Cẳng tay 14. Vùng nách, dưới lưỡi, hậu môn, trung bình 36,9° Nhiệt độ da ở cơ thể khỏe mạnh có thể thay đổi tạm thời trong các trường hợp lao động, nghỉ ngơi, có sự thay đổi đột ngột về tâm lý (buồn, lo sợ, suy nghĩ, tức giận...), tùy theo tình trạng cơ thể (đói, no...), tùy theo thời gian sáng,
  19. trưa, tối, tùy theo mùa mà có thể có những thay đổi khác nhau ở từng người, tùy theo vị trí và các bộ phận cơ thể. Những trường hợp thay đổi nhiệt độ da tức thời như đã nói ở trên thường nhiệt độ ấy không kéo dài và vẫn được coi là nhiệt độ sinh lý bình thường. Chẳng hạn khi người mẹ đang cho con bú thì nhiệt độ vùng vai phải và vùng thắt lưng nóng cao. Khi con ngừng bú thì nhiệt độ trở lại bình thường. Hiện tượng này được coi là hoạt động sinh lý bình thường mà không phải là hiện tượng bệnh lý. Phương pháp Tác động Cột sống coi nhiệt độ da là cơ sở cơ bản để chẩn bệnh và theo dõi trong khi trị bệnh nên đã chia nhiệt độ da ở tình trạng bệnh lý thành ba lĩnh vực: a. Nhiệt độ trọng khu - trọng điểm là nhiệt độ trên phạm vi cột sống trong phạm vi có ổ rối loạn. b. Nhiệt độ vùng tương ứng với nội tạngchia ra 11 vùng: 1. Vùng cổ, vai, ngực trái: liên quan chức năng tim mạch 2. Vùng cổ phải: liên quan chức năng hô hấp 3. Vùng dưới vú phải: liên quan chức năng gan 4. Vùng vai phải: liên quan chức năng mật 5. Vùng mỏ ác: hên quan chức năng dạ dầy 6. Vùng giữa lưng: liên quan chức năng lá lách, các tuyến nội tiết, tuyến tụy, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận 7. Vùng thắt lưng: liên quan chức năng thận, sinh dục 8. Vùng khe mông: liên quan chức năng tử cung, vòi trứng 9. Vùng bụng con: liên quan chức năng bàng quang, tiết niệu 10. Vùng trước rốn: liên quan chức nàng ruột non 11. Vùng chẩm: liên quan chức năng ruột già, trực tràng c. Nhiệt độ địa phương được chia ra 14 vùng sắp xếp theo nhiệt độ sinh lý lúc bình thường từ thấp đến cao nhất để làm nhiệt độ chuẩn so sánh với nhiệt độ bệnh lý. 3.1.2. Nhiệt độ da thay đổi do tình trạng bệnh lý
  20. Khi trong cơ thể có bệnh thì nhiệt độ da có thể biểu hiện: - Nhiệt độ da cao hơn bình thường - Nhiệt độ da thấp hơn bình thường - Nhiệt độ da rối loạn 1. Nhiệt độ da cao hơn bình thường: Nhiệt độ da cao hơn bình thường có thể biểu hiện: a. Nhiệt độ da cao toàn thân: Khi áp dụng thủ thuật áp thấy không có vùng nào ở nhiệt độ bình thường (thông thường biểu hiện khi người bệnh sốt cao). b. Nhiệt độ da cao ở vùng nhất định: Nhiệt độ da cao hoặc không ổn định thường biểu hiện ở 3 nơi: - Trên cột sống ở vùng đốt sống lồi; - Ở hai bên cơ lưng có hiện tượng co, cộm, phù... - Ở từng vùng ngoài thân mình (đầu, mặt cố, chân). 2. Nhiệt độ da thấp hơn bình thường: Nhiệt độ da thấp hơn bình thường có thể biểu hiện: a. Toàn thân nhiệt độ da thấp: Khi áp dụng thủ thuận áp tại các vùng da trên cơ thể thấy có cảm giác lạnh hay lạnh ngắt. b. Nhiệt độ da thấp thể hiện từng vùng nhất định: Nhiệt độ da thấp hoặc không ổn định thường biểu hiện ở 3 nơi: - Trên cột sống ở vùng đốt sống lõm; - Ở hai bên cơ lưng tại các cơ có trạng thái mềm duỗi; - Từng vùng nhiệt độ da thấp có liên quan đến bệnh tật thuộc nội tạng và các bộ phận cơ thể tương ứng. Hiện tượng nhiệt độ da thấp có thể rộng hẹp tùy theo diện tích khuyết tật của cột sống và diện tích của các cơ mềm duỗi trên cơ lưng. 3. Hiện tượng nhiệt độ da rối loạn Hiện tượng nhiệt độ da rối loạn là có những vùng nhiệt độ da cao trong lúc đó có những vùng nhiệt, độ da thấp, lại có những vùng nhiệt độ da ổn định trên cùng cơ thể một người bệnh. Biểu hiện của sự rối loạn này thường đối xứng theo chiều ngang hoặc, theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2