intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 7

Chia sẻ: Asd Avfssdg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

133
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những lượng chất thải do các hoạt động của con người tạo ra làm cho môi trường mất đi một ít khả năng nuôi dưỡng sự sống, một số loài bị tiêu diệt và chính con người cũng phải chịu sự hủy hoại sinh học. Sự suy giảm các quần thể đã làm cho tính đa dạng trong các hệ sinh thái ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Và chính con người đã khai thác các nguồn lợi tự nhiên đến mức cạn kiệt tạo ra những biến đổi bất lợi về nhiều mặt. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 7

  1. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước Bảng 4.3. Thành phần đặc trưng của các loại nước thải từ khu dân cư TCVN Nồng độ 6772-2000 Chất ô nhiễm Đơn vị Trung (Mức II)a Thấp Cao bình Tổng hàm lượng cặn (TS) mg/L 350 720 1.200 - Cặn hòa tan (TDS) mg/L 250 500 850 - Cặn không bay hơi mg/L 145 300 525 - Cặn dễ bay hơi mg/L 105 200 325 - Cặn lơ lửng (SS) mg/L 100 220 350 50 Cặn không bay hơi mg/L 20 55 75 - Cặn bay hơi mg/L 80 165 275 - Cặn lắng được mg/L 5 10 20 0,5 BOD5, 200C mg/L 110 220 400 30 Tổng carbon hữu cơ (TOC) mg/L 80 160 290 - COD mg/L 250 500 1.000 - Nitrogen (N tổng) mg/L 20 40 85 - Nitơ hữu cơ mg/L 8 15 35 - NH3 mg/L 12 25 50 - NO2 mg/L 0 0 0 - NO3 mg/L 0 0 0 30 Phosphorus (P tổng) mg/L 4 8 15 - Phospho hữu cơ mg/L 1 3 5 - Phospho vô cơ mg/L 3 5 10 - Cl- (chlorides)b mg/L 30 50 100 1 SO42- (sulfate) mg/L 20 30 50 - Độ kiềm mg/L 50 100 200 - Dầu mỡ mg/L 50 100 150 20 106 ÷ 107 ÷ 1.000 MPN/ 107 ÷ 108 Tổng Coliform 107 109 100mL [Nguồn: Metcalf & Eddy, 2003] Ghi chú: a TCVN 6772-2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép b Giá trị này có thể tăng phụ thuộc vào lượng Cl- hiện tại trong nước cấp sinh hoạt b) Sự rò rỉ của hệ thống cống dẫn Thông thường hệ thống cống dẫn thải nước phải kín nhưng đôi khi do hoạt động của con người hoặc các điều kiện tự nhiên làm cho các hệ thống này bị rạn nứt hoặc vỡ ra và nước thải thấm vào các tầng đất. Sự rò rỉ của hệ thống dẫn nước thải mang theo các hợp chất hữu cơ, vô cơ, các vi khuẩn độc hại với nồng độ cao vào trong nguồn nước. Ở những vùng công nghiệp việc rò rỉ sẽ mang theo các kim loại nặng như As, Cd, Cr, CO, Cu, Pb, Mg, Hg... đi vào nguồn nước gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Hiện tượng Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 121
  2. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước thẩm lậu như vậy làm cho trong nước ngầm có chứa hàm lượng cao các loại BOD, COD, nitrat, vi sinh vật... Bảng 4.4. Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt STT Tác nhân gây ô nhiễm Đơn vị tính Tải lượng 1 Chất rắn lơ lửng (SS) g/người*ngày đêm 200 45 ÷ 54 2 BOD5 g/người*ngày đêm 1,8 × BOD 3 COD g/người*ngày đêm 6 ÷ 12 4 Tổng Nitơ g/người*ngày đêm 0,8 ÷ 4,0 5 Tổng Phospho g/người*ngày đêm 10 ÷ 30 6 Dầu mỡ g/người*ngày đêm 106 ÷ 109 7 Tổng Coliform cá thể 105 ÷ 106 8 Fecal Coliform cá thể 103 9 Trứng giun sán [Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cần Thơ (1995)] c) Chất thải rắn Các chất rắn trong nguồn nước tự nhiên đến từ quá trình xói mòn, phong hóa địa chất, do nước chảy tràn từ đồng ruộng. Tại những vùng cửa sông chất rắn được tạo thành do quá trình keo tụ các ion vô cơ khi gặp nước mặn. Hoặc chất rắn được đưa vào nguồn nước tự nhiên từ nước thải sinh hoạt. Chất rắn gây trở ngại cho nuôi trồng và phát triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt nếu chúng có nồng độ cao. Tiêu chuẩn của WHO đối với nước uống không chấp nhận tổng chất rắn tan (TDS) cao hơn 1.200 mg/L. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 122
  3. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước Chất thải dạng rắn là nguồn nhiễm bẩn nước. Trường hợp nước thải này bị xả thải trực tiếp ra môi trường, chất thải rắn sẽ theo dòng chảy thấm vào đất, có khả năng đi vào tầng nước ngầm làm giảm chất lượng nước. Việc xả các loại thải rắn trên mặt đất hoặc xử lý bằng biện pháp lấp đất là nguồn gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm quan trọng. Nước mưa, nước mặt từ các vùng lân cận thấm vào lớp chất thải rắn có thể mang theo các chất ô nhiễm hòa tan đi sâu xuống đất tới mực nước ngầm. Các chất được nước mang theo bao gồm các chất hữu cơ, các clorua, nitrat, các muối hòa tan của các kim loại sắt, mangan, các thành phần gây độ cứng và các nguyên tố vi lượng. Khung 4.1 Ô nhiễm nước sinh hoạt: 20.000 người tử vong mỗi năm Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước ô nhiễm nặng Hiện nay, trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Tại các khu đô thị trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép. Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của người dân khu vực lân cận 2 bãi rác trên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài chất thải từ đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, chất thải bệnh viện đa phần chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Hiện cả nước có khoảng 1.047 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế thải ra 400 tấn chất thải y tế mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ khu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải và nước thải. Trong khi đó, nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng, virut và các mầm bệnh sinh học khác có trong máu, mủ, dịch đờm của người bệnh có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc. Bên cạnh chất thải bệnh viện, chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 123
  4. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước Gia tăng bệnh tật liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm Nguồn nước bị ô nhiễm nhưng hiện vẫn còn trên 50% dân số nông thôn nước ta chưa được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh thấp. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của 8 vùng sinh thái trên cả nước cho thấy, tình trạng vệ sinh môi trường và cá nhân còn kém, chỉ có 18% hộ gia đình, 12% trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong khi đó, theo kết quả điều tra toàn quốc về thực trạng nước và vệ sinh môi trường nông thôn, tỷ lệ nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt ở vùng nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh chỉ chiếm 15,5%. Rất nhiều nguồn nước ở các giếng khơi, nước bề mặt và nước giếng khoan của người dân bị nhiễm vi sinh vật. Đây là một trong những nguyên nhân, dịch bệnh vẫn tiếp tục lưu hành và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Tiến sĩ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trong số hơn 20.000 người tử vong tại Việt Nam do điều kiện nước sạch và vệ sinh kém, có gần một nửa do các bệnh tiêu chảy gây ra. Vi sinh vật và các chất hóa học có thể tồn tại trong nước và gây bệnh cho người tiếp xúc là do. Thời gian gần đây, tình hình mắc một số bệnh liên quan đến nguồn nước đã gia tăng như tiêu chảy, tả. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 3.400 người mắc bệnh, trong đó có 497 trường hợp mắc tả. Theo các chuyên gia môi trường, nguồn nước gồm cả nước ngầm, nước sinh hoạt sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn và tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân nếu các chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân… không được xử lý trước khi thải ra môi trường. 1,4 tỷ người trên thế giới chịu cảnh thiếu nước sạch và thường xuyên. Đến năm 2050, có 2,25 tỷ người. Theo tiến sĩ Jean-Marc Olivé, 10% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu có thể phòng ngừa được bằng cách cải thiện chất lượng nước uống và điều kiện vệ sinh. Tại Việt Nam, ước tính tổng nhu cầu nước vào năm 2010 khoảng 70 tỷ m3 nước. [Thế giới phụ nữ, 2008] IV.3.2. Nguồn ô nhiễm do công nghiệp a) Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Từng loại nước thải không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sulfur; nước thải của xí nghiệp ắc quy có nồng độ acid, độ chì cao... Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 124
  5. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước Khi nước thải công nghiệp được xả vào các ao hồ như là một biện pháp xử lý thì các chất ô nhiễm có thể thấm sâu qua đất vào nguồn nước. Mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào độ sâu của mực nước ngầm nơi xả, thành phần và tính chất của các chất ô nhiễm có trong nước thải, thành phần và cấu trúc của các lớp đất phía trên mực nước ngầm. Bảng 4.5. Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp STT Ngành công nghiệp Các chất ô nhiễm chủ yếu BOD5 (mg/L) 1 Bò sữa, chế biến sữa C, F, P 1.000 ÷ 2.500 2 Chế biến thịt SS, P 200 ÷ 250 3 Chế biến gia cầm SS, P 100 ÷ 2.400 4 Chế biến thịt muối SS, P 900 ÷ 1.800 5 Kết tinh đường SS, C 200 ÷ 1.700 6 Bia C, P 500 ÷ 1.300 7 Đồ hộp (trái cây) SS, C 500 ÷ 1.200 8 Thuộc da SS, P, sulphide 250 ÷ 1.700 9 Bảng mạch điện tử kim loại nặng ít 10 Giặt ủi SS, C, bột giặt, dầu 800 ÷ 1.200 11 Hóa chất SS, có tính acid hay base cao 250 ÷ 1.500 [Nguồn: Gerard Kiely (1997)] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 125
  6. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước Khung 4.2 Ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa xử lý từ các Khu công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã và đang báo động Tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa VII, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo giám sát chuyên đề về môi trường đối với việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải của các khu công nghiệp (KCN) và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại phiên chất vấn, ông Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, trong phần giải trình còn cho biết thêm là lượng nước thải của một số KCN, doanh nghiệp chưa qua xử lý, thải ra ngoài, chảy lòng vòng rồi đổ về Nhà máy nước Thiện Tân. Sự thật về xử lý nước thải, thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mới chỉ có khoảng 22% nước thải được xử lý, còn tới 78% nuớc thải chưa qua xử lý thải ra môi trường và khoảng trên 2/3 lượng nước này đổ ra sông Đồng Nai. Ghi nhận được từ kết quả giám sát là đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh hiện có 21/27 KCN được thành lập đi vào hoạt động, với lượng nước thải hơn 68.000m3/ ngày đêm, trong đó khoảng 20.000m3 thải vào sông Thị Vải và hơn 48.000m3 thải ra sông Đồng Nai, thì chỉ có trên 20.000m3 được xử lý tại 9 nhà máy xử lý nước thải tập trung. Với 10/21 KCN đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung nhưng đang trong tình trạng... quá tải hoặc nước thải đã qua nhà máy xử lý nước thải tập trung vẫn chưa đạt yêu cầu. Như ở khu công nghiệp Loteco, lượng nước thải thực tế gần 5.000m3/ngày đêm, gấp 2 lần so với công suất nhà máy xử lý nước thải tập trung (công suất hệ thống xử lý là 2.500 m3/ngày đêm) và nhiều thông số về xử lý nước thải vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường. KCN Biên Hòa 1 có lượng nước thải khoảng 15.000m3/ngày đêm, thế nhưng chỉ có 16 nhà máy ký hợp đồng đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung ở KCN Biên Hòa 2 với khoảng 200m3/ngày đêm. Phần lớn lượng nước thải của các nhà máy thoát qua cống chung của KCN và đổ thẳng ra sông Đồng Nai... Nhiều khu công nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung khác vẫn còn nhiều thông số chưa đạt tiêu chuẩn môi trường qui định (như màu sắc, COD, BOD, SS, dầu mỡ khoáng, chì, coliform... vượt tiêu chuẩn cho phép). Qua kiểm tra của Sở Tài nguyên Môi trường, ở 13 KCN có nguồn nước thải lớn và đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung ít nhiều đều gây ô nhiễm về môi trường với mức độ có khác nhau. Đáng lo ngại hơn là nhiều KCN đã thu hút nhiều nhà máy đi vào hoạt động và có lượng nước thải khá lớn nhưng việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung vẫn còn... nằm trên giấy do vướng mắc về giải phóng mặt bằng hoặc thủ tục xây dựng. Điển hình như KCN Hố Nai (giai đoạn 1) đến nay đã cho thuê 82% diện tích đất với lượng nước thải phát sinh khoảng 3.500 m3/ngày đêm, cần chú ý là công ty cổ phần KCN Hố Nai đã cho thuê cả phần đất quy hoạch đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 và công ty báo rằng chuyển việc đầu tư Nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp sang giai đoạn 2 và đến nay chưa đầu tư do còn vướng các thủ tục đầu tư, xây dựng. Theo đánh giá của ông Lê Viết Hưng - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thì KCN Hố Nai chưa đủ điều kiện đầu tư giai đoạn 2 (một trong điều kiện bắt buộc đó là giai đoạn 1 phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung). Đến nay UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng giúp công ty cổ phần KCN Hố Nai sớm hoàn tất thủ tục để đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 tại phần đất mở rộng ngoài giai đoạn 1. Cơ quan môi trường đã kiểm tra chất lượng nước thải tại 4 cống thải của KCN này đều không đạt tiêu chuẩn về môi trường. Đối với các doanh nghiệp trong KCN Hố Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 126
  7. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước Nai cũng trong tình trạng chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã giám sát tại công ty Tuico, cho thấy công ty cũng tận dụng hết phần diện tích đất thuê làm nhà xưởng sản xuất, không quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, nay công ty báo là đã hết đất cho nên không đầu tư được hệ thống xử lý nước thải cục bộ? Rồi đến Công ty CQS cũng chưa đầu tư đúng mức hệ thống xử lý nước thải, chất lượng nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận của KCN Hố Nai. Cả hai công ty Đoàn đến giám sát đều đã bị UBND tỉnh phạt với số tiền từ 26 đến 30 triệu đồng. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên Môi trường thì KCN Hố Nai được xếp vào danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khu công nghiệp Sông Mây (giai đoạn 1) đã có 36 nhà máy đi vào hoạt động với nguồn nước thải 2.500m3/ngày đêm nhưng chỉ có 8 nhà máy có hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Sông Mây chậm là vì chưa được bàn giao mặt bằng, mặc dù sự việc này đã được Thường trực HĐND tỉnh kiến nghị phải thực hiện gấp cách nay đã 2 năm, nhưng đến nay vẫn còn nằm trong vòng “chỉ đạo”. Khu công nghiệp Bàu Xéo đã cho thuê 87% diện tích đất với lượng nước thải 2.800 m3/ngày đêm, song hệ thống thoát nước và nhà máy xử lý nước thải tập trung chưa xây dựng vì chưa được phê duyệt thiết kế chi tiết các hạng mục công trình... Qua kiểm tra của Sở Tài nguyên Môi trường, các KCN đã có nhà máy đi vào hoạt động nhưng chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải đều có nhiều thông số ô nhiễm trong nước thải với mức độ ô nhiễm cao. Có thể nói, đến thời điểm này thì còn nhiều KCN như Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo, Thạnh Phú, Ông Kèo, dệt may Nhơn trạch, Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch 5, thì việc đảm bảo thời hạn đến cuối năm 2008 phải hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung là không thể thực hiện. Còn đối với các KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, thì phải nâng công suất xử lý để đáp ứng yêu cầu lượng nước thải thực tế, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra để xử lý triệt để các thông số ô nhiễm trong nước thải còn vượt tiêu chuẩn cho phép. Sự chậm trễ trong việc đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung không chỉ phụ thuộc vào các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, mà còn có trách nhiệm của các địa phương trong việc giải phóng mặt bằng giao đất cho doanh nghiệp và cả việc nghiêm chỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh là vào cuối năm 2008 phải đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Đối với các doanh nghiệp ngoài KCN trên địa bàn tỉnh có 110 doanh nghiệp với lưu lượng nước thải là 136.485 m3/ngày, tuy nhiên mới có 16/110 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, xử lý được 23.150 m3/ngày, như vậy còn 113.335 m3 nước thải không qua xử lý từ các doanh nghiệp này vẫn hàng ngày thải ra môi trường. Như vậy, nếu so với Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình bảo vệ môi trường giai đoạn 2006 ÷ 2010 và Chương trình hành động số 05/Ttr-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thì khó đạt cả về mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường và không thể đảm bảo chỉ tiêu là đến 31/12/2008 tất cả các KCN phải đầu tư xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung. Qua tình hình nêu trên cho thấy Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 127
  8. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước một sự thật về ô nhiễm nguồn nước mà nhân dân Đồng Nai đã và đang phải gánh chịu. Ông Trần Đình Thành - Chủ tịch HĐND tỉnh - tại kỳ họp đã phát biểu: “Không thể phát triển công nghiệp mà để hy sinh môi trường”, sông Đồng Nai không phải của riêng nhân dân Đồng Nai, nó là nguồn cung cấp nước cho nhiều địa phương khác, chúng ta không thể yên lặng mà chấp nhận sự hy sinh này; ông cũng nhấn mạnh “Không phát triển thêm KCN nữa mà giữ ở con số 27 KCN để thu hút lấp đầy và đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, trong đó phải chú ý đến đầu tư các hạng mục xử lý môi trường đối với nước thải, khí thải và chất thải”, phải kiên quyết xử lý những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, đồng thời kiên quyết đóng cửa các KCN, các doanh nghiệp nếu đến ngày 31/12/2008 không có hệ thống xử lý nước thải. [Nguồn: Nguyễn Thị Phi (2008)] b) Thẩm lậu qua bể chứa và ống dẫn Việc tồn trữ và bơm truyền ngầm một lượng lớn các nhiên liệu và hóa chất lỏng thường gặp ở nhiều khu công nghiệp. Những bể chứa và ống dẫn này có thể có các khuyết tật về cấu trúc hoặc hư hỏng trong quá trình sử dụng nên sự thẩm thấu nhiên liệu và hóa chất từ chúng trở thành nguồn ô nhiễm nước quan trọng. Các loại xăng dầu do tính pha trộn kém nên mỗi khi rò rỉ vào đất sẽ di chuyển xuống phía dưới và dễ dàng tới được nước ngầm. Trong nước ngầm chúng lan rộng ra tạo thành lớp màng mỏng trên mặt rồi tiếp tục di chuyển lan rộng ra hai bên theo dòng nước ngầm làm ô nhiễm cả một tầng nước ngầm bên dưới. c) Hoạt động khai khoáng Hoạt động khai khoáng ở các vùng mỏ có thể gây nên hiện tượng ô nhiễm những nguồn nước khác nhau. Sự ô nhiễm phụ thuộc vào loại quặng khai thác, quá trình xử lý quặng như nghiền, tuyển chọn... Các vùng mỏ (than, phosphat, sắt, đồng, chì, uranium, kẽm...) dù khai thác ngầm hay lộ thiên thường trải rộng dưới mực nước ngầm nên thường xuyên phải bơm tiêu nước. Những loại nước tiêu thoát này có pH thấp, nồng độ các ion kim loại và sulfat cao. Do đó nếu không có hệ thống tiêu và xử lý thích hợp thì nước tiêu thoát ra từ các vùng mỏ sẽ thấm xuống làm ô nhiễm nước ngầm. Khung 4.3 Khai thác khoáng sản tại mỏ Trại Cau - Thái Nguyên: Sống chung với mìn nổ, đất sụt, nước cạn Một tiếng nổ lớn vang lên, bức tường nhà anh Trịnh Đình Tài bị xé toạc, vì kèo, xà nhà kêu răng rắc, cốc nước trên mặt bàn “nhảy” xuống nền nhà, tiếng trẻ em khóc ré lên… Đó là cảnh cơm bữa của gần 300 người dân sống gần mỏ sắt Trại Cau - Thái Nguyên. Tính mạng “treo” đầu tiếng mìn Ông Nguyễn Xuân Nguyên, Tổ phó tổ 1, thị trấn Trại Cau cho biết, “việc nổ mìn làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân chúng tôi đã diễn ra từ lâu, chúng tôi cũng đã gửi đơn từ đến các cơ quan chức năng của tỉnh nhưng mọi việc vẫn cứ giậm chân tại chỗ”. Một cán bộ UBND thị trấn Trại Cau nói, cứ vào khoảng 12h trưa hàng ngày là những Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 128
  9. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước công nhân khai thác mỏ lại cho nổ mìn như vậy, nhưng hễ có đoàn đi kiểm tra đến thì sự việc lại khác. Ông Nghiêm Sơn Hà, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau cho biết, “một trong những vấn đề mà chúng tôi quan tâm đó là tính mạng của người dân sống quanh khu vực khai thác mỏ, chúng tôi đã kiến nghị lên cơ quan cấp trên để di dời người dân đi nơi khác, nhưng kiến nghị nhiều mà chưa được giải quyết”. Trao đổi với phóng viên về vấn đề kiểm tra, quản lí vật liệu nổ của Công ty Gang thép Thái Nguyên - đơn vị đang trực tiếp khai thác mỏ sắt Trại Cau, ông Nguyễn Mạnh Tiêu, Phó Giám đốc Sở Công thương Thái Nguyên cho biết, việc quản lí về các “hộ chiếu” nổ mìn đối với Công ty gang thép Thái Nguyên được chúng tôi quản rất chặt chẽ, theo những quy định hết sức nghiêm ngặt nhưng chưa phát hiện ra vi phạm nào. Tuy nhiên, ông Tiêu thừa nhận “việc kiểm tra chỉ thực hiện được trên giấy tờ, sổ sách, còn nếu như những công nhân trực tiếp nổ mìn khai thác mà họ gian lận thì chúng tôi chịu”. Ông Tiêu lấy ví dụ, “lẽ ra trong một ngày, họ nổ một tạ thuốc nổ nhưng chia ra làm nhiều lần thì không vấn đề gì, nhưng một tạ thuốc nổ ấy mà họ chỉ cho nổ một lần thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng”. Theo ông Tiêu, “trước đây tại mỏ sắt Trại Cau cũng từng xảy ra một vụ nổ mìn khai thác mỏ làm sập một nhà dân. Chúng tôi đã đi kiểm tra và phát hiện thấy Công ty Gang thép Thái Nguyên cho nổ mìn tới 5 tạ thuốc nổ/ngày. Sau đó chúng tôi đã yêu cầu phía Công ty chỉ được phép nổ mìn khoảng từ 1 ÷ 1,5 tạ thuốc nổ/ngày”. Đi bộ 2km để… lấy nước sinh hoạt Việc khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau ngoài vấn đề lợi ích kinh tế đem lại cho Thái Nguyên thì không thể không nói tới những tác hại đối với môi trường nước ngầm xung quanh mỏ. Ông Nguyễn Xuân Nguyên, Tổ phó tổ 1, thị trấn Trại Cau phản ánh, cả tổ có 62 hộ gia đình, giờ chỉ còn duy nhất 2 gia đình là còn nước sinh hoạt, tất cả các hộ gia đình khác thì giếng nước đều bị cạn sạch từ 2 năm nay. Có những miệng giếng khoan mà nhà ông đã khoan sâu tới 30 ÷ 40m nhưng không có nước, thợ khoan giếng cũng chán, bỏ đi chỗ khác, tiền công thuê thợ khoan giếng thì chủ nhà vẫn phải trả, một số hộ gia đình khác trong xóm, toàn bộ các giếng khơi được đào sâu trung bình 10m đều đã cạn sạch nước. Bà Nguyễn Thị Lan cho biết, cách đây 2 năm nước giếng sinh hoạt nhà bà hàng ngày bỗng dưng bị “tụt” sạch nước, bà thuê thợ về khoan giếng tới 5 lỗ, nhưng vẫn chẳng tìm thấy giọt nước nào. “Chúng tôi kiến nghị lên chính quyền địa phương nhiều rồi nhưng chẳng thấy ăn thua gì. Không biết cuộc sống của người dân chúng tôi còn khổ đến bao giờ”, bà Lan nói. Thiếu nước sạch sinh hoạt hàng ngày, hàng chục hộ dân tổ 1 đều phải đi bộ gần 2km để xin nước về dùng. Anh Nguyễn Thanh Sơn, phàn nàn, từ 2 năm nay nhà tôi đã phải xin nước sinh hoạt của anh em bên tổ 2 và tổ 4. Cả gia đình có 4 người, hàng ngày dùng tiết kiệm cũng hết tới 10 xô nước, chuyện tắm giặt đối với gia đình vợ con thì càng khó khăn hơn. Vào mùa khô nhà nào cũng thiếu nước trầm trọng, có đợt tới 3 ngày tôi mới Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 129
  10. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước dám tắm một lần vì phải tiết kiệm nước. Không chỉ mất nước sinh hoạt, ở khu vực này còn xảy ra tình trạng sụt lún đất nghiêm trọng. Theo biên bản kết luận của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên, hiện tượng mất nước giếng sinh hoạt đã xảy ra từ năm 2004 và sụt lún đất diễn ra từ cuối năm 2005 tại khu vực Thác Lạc là do việc khai thác mỏ sắt Trại Cau của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Tính đến nay việc khai thác khoáng sản tại đây đã đến cao trình - 6m, thấp hơn so với mặt địa hình là 48m. Ông Dương Văn Khanh, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên cho hay, “tại kỳ họp HĐND, tôi đã đưa ra chất vấn rất nhiều nhưng mọi việc vẫn vậy”. Hiện công ty này đã khai thác nước ngầm vượt quá 28 lần so với giấy phép của Sở Tài nguyên Môi trường cấp, chúng tôi đang xem xét kiến nghị dừng ngay việc khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau này lại”, ông Khanh nói. Theo ông Khanh để xảy ra tình trạng nổ mìn, mất nước ngầm gây sụt, lún nhà dân là thuộc trách nhiệm của Sở Công Thương - đơn vị trực tiếp quản lí vấn đề khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau. [Nguồn: MonreNet (2008)] d) Khai thác dầu mỏ d1. Mùn khoan và dung dịch khoan thải Mùn khoan và dung dịch khoan được xem là một trong các chất thải có khả năng gây ô nhiễm nặng nề và đáng quan tâm nhất trong hoạt động thăm dò - khai thác dầu khí, đặc biệt trong giai đoạn tiến hành khoan. Mùn khoan là hỗn hợp các mẩu đất đá vụn từ quá trình khoan và một phần cặn của dung dịch khoan. Dung dịch khoan là một hệ dung dịch bao gồm hỗn hợp các chất tạo độ nhớt, tăng trọng lượng dung dịch, chống mất dung dịch và chất phụ gia được pha vào nước (dung dịch khoan nền nước) hoặc pha vào dầu (dung dịch khoan nền dầu). Khi khoan dung dịch khoan được bơm xuống giếng khoan để vận chuyển mùn khoan từ đáy giếng khoan lên trên bề mặt; giữ áp suất vỉa ổn định để ngăn ngừa phun trào; bảo vệ thành giếng khỏi bị sập lở; làm mát, làm sạch và bôi trơn cho choòng khoan và cần khoan. Sau khi thải, các thành phần tan sẽ hòa tan vào trong nước, trong khi đó các chất không tan sẽ tạo huyền phù làm tăng độ đục của nước, dẫn đến giảm độ khúc xạ ánh sáng làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của thực vật. Sự sa lắng mũi khoan lẫn dầu sẽ gây nên những biến đổi về thành phần của trầm tích và tích tụ hydrocarbon. Trong khu vực xung quanh giàn khoan, các sinh vật nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể bị chết. Ngoài ra việc thải mùn khoan và dung dịch khoan còn ảnh hưởng đến sự tích tụ kim loại nặng trong trầm tích, trong mô của một số loài sinh vật đáy. d2. Nước vỉa Nước vỉa là nước từ các tầng chứa (vỉa) dầu khí được đưa lên cùng với dầu hoặc khí trong quá trình khai thác. Trong các chất thải lỏng từ hoạt động dầu khí thì nước vỉa chiếm một khối lượng lớn với thành phần nước vỉa gồm các muối tan, hydrocarbon, kim loại… các chất phụ gia bơm vào trong quá trình xử lý và các chất rắn lơ lửng. Nước vỉa Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 130
  11. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước sau khi được dẫn qua thiết bị tách dầu - nước cho đến khi đạt hàm lượng thải cho phép sẽ được thải xuống biển. Nước vỉa đã được xử lý, trong một số trường hợp có chứa hàm lượng tương đối cao một số phụ gia tan trong nước, đặc biệt là chất diệt khuẩn và chất ức chế ăn mòn. Các chất này mặc dù bị phân hủy nhanh trong hệ thống xử lý song vẫn có thể phần nào làm tăng độ độc hại của nước vỉa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ các chất độc hại trong nước vỉa thường thấp hơn ngưỡng gây độc nên nước vỉa không gây độc tức thời; sau khi thải nước vỉa có khả năng phân tán và pha loãng rất nhanh, các ảnh hưởng gây độc lên sinh vật biển là không đáng kể; ảnh hưởng lên quần thể sinh vật đáy chỉ được nhận thấy ở vùng nước nông cửa sông. IV.3.3. Nguồn ô nhiễm do nông nghiệp a) Chảy tràn do mưa Đây là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước sông hồ. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa và thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước chảy qua. Ta có công thức tính lưu lượng cực đại của nước chảy tràn: Q = 0,278 K × I × A (4.1) Q: lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn (m3/s) trong đó I: cường độ mưa trung bình (mm/giờ) A: diện tích lưu vực (km2) K: hệ số chảy tràn phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 131
  12. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước Bảng 4.5. Hệ số nước mưa chảy tràn K Đặc điểm bề mặt K 0,70 ÷ 0,95 Vùng thị tứ, phụ thuộc vào pH 0,50 ÷ 0,70 Vùng dân cư (khu tập thể) 0,30 ÷ 0,50 Vùng nhà dân riêng lẻ 0,10 ÷ 0 25 Khu công viên, nghĩa trang 0,80 ÷ 0,90 Đường có lát nhựa, bê tông 0,10 ÷ 0,25 Bãi cỏ, phụ thuộc vào độ dốc và tầng đất [Nguồn: Nguyễn Khắc Cường] b) Nước tưới tiêu và chất thải động vật Lượng nước tưới cây thường bị tiêu hao do bốc hơi mặt lá từ 1/2 ÷ 2/3, phần còn lại được tiêu ra các kênh dẫn hoặc thấm vào bề mặt đất. Phần nước còn lại này có độ mặn tăng từ 3 ÷ 10 lần so với độ mặn của nó trước khi tưới do hiện tượng hòa tan các muối có trong phân bón và sự cô đặc bởi hiện tượng bay hơi. Những ion chủ yếu trong nước sau khi tưới gồm Ca2+, Mg2+, Na+, HCO3-, Cl- và NO3-. Vì quá trình tưới được thực hiện trong các vùng khô cạn nên phần nước thấm xuống đất mang theo các loại ion khác nhau có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước ngầm trong các vùng đó. Dòng chảy mặt khi có mưa chảy qua các chuồng trại chăn nuôi thường mang theo những lượng lớn các chất gây ô nhiễm đối với nước ngầm và nước mặt. Những chất gây ô nhiễm trong trường hợp này bao gồm các loại muối, các chất hữu cơ khác nhau, các loại vi khuẩn được nước vận chuyển sâu xuống đất, trong đó có nitrat, nitrit là thành phần gây ô nhiễm quan trọng nhất. c) Phân bón và các loại thuốc trừ sâu Khi bón phân cho cây trồng thường có một phần thấm qua đất đến mực nước ngầm. Trong thành phần các loại phân bón có chứa các hợp chất của nitơ, phospho và kali. Phosphat và những loại phân bón kali dễ dàng bị các hạt đất hấp phụ nên ít gây các hiện Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 132
  13. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước tượng ô nhiễm. Ngược lại hợp chất nitơ trong dạng hòa tan chỉ được thực vật sử dụng hay đất hấp thu một phần, phần còn lại di chuyển theo nước gây nên tình trạng ô nhiễm. Các chất dùng để cải tạo đất bao gồm vôi, thạch cao, lưu huỳnh nhằm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của đất. Tuy nhiên sự thẩm lậu của những chất này xuống đất lại làm tăng độ mặn của nước ngầm. Do hiện tượng khuếch tán mà các loại thuốc trừ sâu ở các vùng sản xuất nông nghiệp có thể gây ô nhiễm nước ngầm. Sự có mặt của những chất này ngay cả khi nồng độ nhỏ cũng gây những hậu quả trầm trọng, đặc biệt khi nước ngầm được khai thác cho sinh hoạt. Tác động của thuốc trừ sâu lên chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào tính chất của thuốc trừ sâu như cấu trúc phân tử và thời gian bán hủy của chúng, vào lượng nước mưa hay nước tưới và các tính chất của đất. Những hậu quả của hiện tượng ô nhiễm nước bởi các nguồn chất thải khác nhau: - Chất hữu cơ chịu phân hủy sinh học sẽ bị phân hủy làm cho nồng độ oxy hòa tan của nước giảm xuống. Các loài thủy sản có thể bị ngạt và nếu toàn bộ oxy bị sử dụng hết thì sẽ xuất hiện các mùi hôi thối do H2S, mercaptan, các amin hữu cơ... được tạo ra. - Các chất lơ lửng lắng đọng trong sông hồ tạo hiện tượng bồi lấp có thể gây ra lụt lội. Nếu chất rắn lơ lửng thuộc thành phần hữu cơ sẽ diễn ra hiện tượng phân hủy, khí hình thành sẽ đẩy nổi chất rắn lên mặt nước tạo nên những khối bùn trôi nổi gây mất mỹ quan và hôi thối. Các loại chất lơ lửng phủ lên đáy sông hồ sẽ ngăn trở sự sinh đẻ của cá và làm giảm số lượng các động vật là thức ăn của cá. - Các chất gây ăn mòn (các acid, kiềm...) hoặc các chất độc (như xyanua, fenol, kẽm, đồng...) có thể làm chết cá, vi khuẩn và các sinh vật sống trong nước. Sự hủy diệt các vi khuẩn có ích trong nước có thể tạo nên một thể nước bị tiệt trùng làm giảm khả năng tự làm sạch của nước. Những loại nước như vậy có thể gây nguy hiểm khi sử dụng cho sinh hoạt hay cho gia súc uống. - Nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp gây nên những ảnh hưởng vật lý bất lợi như tăng độ đục gây biến đổi màu sắc, tạo bọt. Nước thải nóng gây hại cho chất lượng nước vì nhiệt độ tăng lên dẫn đến sự phân hủy bất lợi trong thể nước đã hoàn toàn bị ô nhiễm bới các chất hữu cơ và có thể tiêu diệt cá trong những loại nước tương đối ít ô nhiễm. - Các vi sinh vật gây bệnh có thể được thải theo nước thải sinh hoạt trong thời gian có dịch bệnh. Thông thường nước thải công nghiệp không chứa các vi sinh vật gây bệnh loại trừ nước thải của ngành thuộc da. - Một số nước thải công nghiệp có chứa những chất tạo vị và màu (fenol, chất thải từ công nghiệp luyện dầu mỏ...) khi xả vào sông hồ làm cho nước không còn sử dụng được vào sinh hoạt hoặc gây tốn kém cho việc làm sạch bằng các quá trình làm sạch thông thường. - Nước thải các loại có thể gây sự phát triển quá mức của nấm hay những sự phát triển bất lợi khác trong các dòng chảy. Những sự phát triển đó có thể gây tắc dòng chảy và gây mùi khi chúng bị phân hủy. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 133
  14. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước - Một số thành phần vô cơ (canxi, magiê) có thể gây độ cứng lớn trong nước sông hồ làm giảm giá trị sử dụng của nước vào một số quá trình sản xuất. Những lượng lớn muối được xả vào một dòng chảy hay một hồ nào đó là điều bất lợi nếu nồng độ clorua của nước tăng đến giá trị gây hại cho cá và thực vật. Khung 4.4 Ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp gia tăng Ngày 30/9/2008, hội thảo “Bảo vệ môi trường ở ĐBSCL trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” - do Tạp chí Cộng sản, Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam và UBND Thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức - diễn ra tại thành phố Cần Thơ. Ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý cho thấy: Bình quân những năm gần đây, mỗi năm tại ĐBSCL chất thải rắn sinh hoạt lên đến trên 606.000 tấn, chất thải rắn công nghiệp (trên 222.000 tấn), nước thải sinh hoạt (102 triệu mét khối), nước thải công nghiệp (47,2 triệu mét khối)... Việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp - cụm công nghiệp (KCN-CCN), xu thế bùng phát nuôi - chế biến thủy sản chưa theo quy hoạch, cùng với tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu và áp lực gia tăng đã làm cho tình trạng ô nhiễm - đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước - hết sức nghiêm trọng. Toàn vùng hiện có trên 150 KCN-CCN; hầu hết trong số đó đều chưa có hệ thống xử lý chất thải đúng quy chuẩn. Nơi có đầu tư xây dựng thì vốn đầu tư xử lý chất thải bình quân chỉ đạt 1 ÷ 2%/tổng vốn đầu tư, trong khi theo quy định tối thiểu phải 10 ÷ 15% so với tổng vốn đầu tư của một dự án. Kỹ sư Phạm Đình Đôn (Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường khu vực Tây Nam Bộ) cho rằng: “Ô nhiễm ngày càng lớn đối với hệ thống sông, rạch gần các KCN-CCN, khu nuôi trồng thủy sản, khu dân cư...”. Tại Cần Thơ, nước sông Hậu ô nhiễm cấp độ 2, rạch Sang Trắng (Phước Thới, Ô Môn) ô nhiễm cấp độ 7; tại Long Hòa (Phú Tân, An Giang) vào mùa khô nồng độ NH3 cao gấp 40 lần so với tiêu chuẩn môi trường cho phép... “Trong sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm đang gia tăng với cấp số nhân”. Báo cáo đề dẫn của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn (Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản) còn cho biết: Khảo sát tại Trà Vinh cho thấy, 100% diện tích đất canh tác đều lạm dụng và sử dụng không hợp lý trên 1.234 chủng loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, kích thích tăng trưởng... Bình quân 1 ha đất sử dụng trên 1kg các loại hóa chất bảo vệ thực vật; năm nào có dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá... thì số lượng sử dụng tăng đột biến rất cao. [Nguồn: Lê Như Giang (2008)] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 134
  15. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước IV.2.4. Ô nhiễm vi sinh vật trong nước ngầm Về nguồn gốc thì ô nhiễm nước ngầm tương tự như ô nhiễm nước mặt. Tuy nhiên hiện tượng ô nhiễm nước ngầm có thể tồn tại lâu dài, khó đánh giá và việc kiểm soát lại càng khó khăn hơn. Do vậy việc ngăn ngừa ô nhiễm nước ngầm có ý nghĩa rất quan trọng. a) Tổng quan Ô nhiễm vi sinh vật trong nước ngầm là một vấn đề rất nghiêm trọng gây ra những dịch bệnh lây lan qua nước uống. Những hiểu biết về mức độ lan truyền của chúng trong môi trường chưa nhiều và chúng ta rất khó xác định mối quan hệ giữa các hiện tượng địa hóa, vật lý, vi sinh vật và sự ảnh hưởng của chúng đến chất lượng nước ngầm. Tuy nhiên vi khuẩn và virus giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm nước ngầm bởi các hóa chất và nguồn bệnh độc hại, nguy hiểm. Những nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực vi sinh vật đã thừa nhận sự hiện hữu của hệ vi sinh vật thông qua các điện tử có nguồn gốc hữu cơ (vật liệu gỗ), hoặc nguồn gốc vô cơ (kim loại và hydrogen) dưới các điều kiện giới hạn của chất dinh dưỡng. Hệ thống nước thải dân cư và nước thải đô thị, việc bổ sung bùn vào đất, trại chăn nuôi gia súc và nhà máy sản xuất bơ sữa là những nguồn chủ yếu gây ô nhiễm vi sinh vì những nguồn này chứa một lượng rất lớn các loại virus, vi khuẩn. Có trên 100 loại virus gây bệnh khác nhau đã được phát hiện từ phân như poliovirus, coxsackievirus, norwalk agent, adenovirus, rotavirus, và hepatitis A virus. Các loại vi sinh vật này gây ra nhiều bệnh tật cho con người như viêm dạ dày ruột, viêm gan, viêm màng não, viêm mắt. Nhiều vi sinh vật chứa mầm bệnh có thể được quan sát trong tầng nước ngầm như coliforms, virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, giun sán. Tuy nhiên các vi sinh vật mang mầm bệnh đôi khi không hiện diện trong khu vực mà chúng di chuyển từ nơi khác đến. Phương pháp gián tiếp phát hiện ra sự hiện diện của vi sinh vật trong các tầng nước ngầm và các mẫu cặn lắng bao gồm các phương pháp mạ truyền thống (đĩa đếm vi khuẩn/nấm…) và các kỹ thuật cách ly những nhóm vi sinh. Ngoài ra phương pháp xác định trạng thái hoạt động của enzym cũng được sử dụng để nhận biết sự hiện diện của vi sinh vật, khả năng/trạng thái hoạt động. b) Các nguồn gây bệnh từ nước ngầm Các nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm hiện nay là hệ thống thu gom nước thải hộ gia đình/đô thị và hệ thống cống rãnh. Còn những nguồn ô nhiễm không có điểm được đánh giá ít quan trọng hơn. Đứng về quan điểm thể tích, các bể tự hoại và hệ thống xử lý có giá bám là những nguồn thải lớn nhất vào môi trường đất và nước. Những hệ thống này bao gồm bể xử lý sơ cấp kỵ khí, bể xử lý hiếu khí, bãi đất lọc. Những yêu cầu để hệ thống hoạt động tốt là: (1) độ sâu của tầng nước ngầm, (2) điều kiện chiếm ưu thế của dòng chảy bão hòa hay không bão hòa, (3) các tính chất vật lý (thành phần và kích thước độ rỗng phân bố trong dòng chảy), (4) đặc tính của vi khuẩn bao gồm sự thích nghi, sự trao đổi chất, và các đặc tính bề mặt. Cấu trúc của bể tự hoại và hệ thống thoát nước sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lan truyền ô nhiễm. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 135
  16. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước Chu kỳ sống của vi khuẩn gây bệnh được xác định bởi sự thích nghi và khả năng duy trì đối với các thành phần đất và độ bám dính của các phân tử ứng với độ xốp của đất. Bề mặt của các phân tử luôn luôn mang điện tích âm và có giới hạn tĩnh điện thông qua các lực vật lý. Khả năng lọc vật lý rất quan trọng nếu áp dụng xử lý vi sinh mức độ lớn, đồng thời đánh giá được sự phân bố coliform và khả năng gây ô nhiễm của các mầm bệnh đối với nguồn điểm. Hình 4.1. Các nguồn có thể gây ô nhiễm nước ngầm [Nguồn: Công ty Long Thịnh (2008)] c) Di chuyển của vi sinh vật Thông thường mầm bệnh được phát hiện di chuyển hướng xuống từ những nguồn ô nhiễm khác nhau, trong đó ô nhiễm cục bộ bao gồm các sinh vật đến từ bề mặt thêm vào những trầm tích đã có sẵn. Ngoài ra sự di chuyển của mầm bệnh còn được xác định bởi sự thích nghi và duy trì trong môi trường. Hai tính chất này được xác định dựa trên: (1) khí hậu, (2) đặc tính tự nhiên của đất, (3) đặc điểm tự nhiên của vi sinh vật, (4) chế độ thủy văn. Hai yếu tố kiểm soát chính là nhiệt độ và lượng mưa. Thay đổi về nhiệt độ sẽ điều chỉnh chu kỳ sống của mầm bệnh trở nên dài hơn hay ngắn hơn. Sự thích nghi của vi sinh vật sẽ kéo dài hơn nếu nhiệt độ thấp, dưới 4oC chúng có thể duy trì sự sống từ vài tháng đến vài năm. Bên cạnh đó sự thay đổi về lượng mưa sẽ làm tăng hoặc giảm dòng chảy, dòng thấm, dòng chảy mặt… ảnh hưởng đến sự di chuyển của mầm bệnh. Tính chất tự nhiên của đất đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quá trình chọn lọc tự nhiên. Các đặc tính như khả năng trao đổi nhôm, chiết xuất phospho, pH … đều có Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 136
  17. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước những ảnh hưởng nhất định. Nếu tỷ lệ phần trăm đường kính lỗ rỗng trên kích thước vi sinh vật càng lớn, vi sinh vật có thể di chuyển nhanh hơn và xa hơn. Đặc tính của vi sinh vật cũng ảnh hưởng đến quá trình chọn lọc tự nhiên. Khả năng đề kháng của vi sinh vật phụ thuộc vào tính chất đặc trưng của các cá thể. Nếu vi khuẩn mang bệnh càng nhỏ, khả năng ảnh hưởng càng nhanh và xa. Trong cùng một điều kiện, với thời gian sống lâu hơn, vi khuẩn mang nguồn bệnh có thể di chuyển với khoảng cách xa hơn. Như vậy những vi khuẩn có chu kỳ sống dài sẽ nguy hiểm hơn và có khả năng đi vào những tầng ngậm nước sâu hơn, đồng thời lan tỏa rộng hơn. Khung 4.5 Vi khuẩn làm tăng mức... nhiễm asen trong nước ngầm Bị tổ chức Y tế Thế giới coi là sự nhiễm độc hàng loạt và tồi tệ nhất trong lịch sử loài người, hàng triệu giếng nước ở Ấn Độ và Bangladesh đã bị ô nhiễm asen vào đầu những năm 1990. Tình trạng này vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với những người tiếp tục uống và sử dụng nước nhiễm asen để canh tác ngày nay. Nhiễm asen ở mức cao có thể gây ung thư da, bàng quang, thận, phổi, các bệnh liên quan tới mạch máu ở chân và bàn chân. Nó cũng có thể “đóng góp” vào bệnh tiểu đường, áp huyết cao và rối loạn sinh sản. Giáo sư khoa học môi trường Willard Chappell tại Đại học Colorado (Mỹ), đồng thời là chuyên gia về asen, cho biết: “Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng 2/3 dân số ở Bangladesh có nguy cơ bị nhiễm độc asen mạn tính”. Trong thập kỷ vừa qua, các nhóm nghiên cứu trên thế giới đã cố xác định tại sao asen lại tồn tại ở mức cao đến vậy trong tầng ngập nước tại Bangladesh và bang Tây Bengal. Hiểu biết đó sẽ giúp họ nhận dạng các khu vực có nguy cơ cao cũng như hoạch định chiến lược giảm nhẹ tác động. Giờ thì một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng vi khuẩn là thủ phạm làm tăng mức asen trong nước. John Lloyd, nhà vi sinh vật thuộc Đại học Manchester (Anh) đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Khi chúng tôi tìm thấy tỷ lệ mức asen tối đa, chúng tôi cũng tìm thấy các vi khuẩn khử kim loại”. Vi khuẩn khử kim loại “hít” các kim loại như sắt để lấy năng lượng từ thức ăn của chúng. Điều đó giống như việc con người hít oxy để phân hủy thức ăn. Chúng hít thở bằng cách chuyển các electron sang kim loại, làm thay đổi đặc tính của kim loại đó. Các nhà khoa học gọi điều này là khử kim loại. Derek Lovley, nhà vi sinh vật tại Đại học Massachusetts, nói: “Nghiên cứu mới đã chỉ ra điều mà nhiều nhà khoa học nghi ngờ”. Nhóm nghiên cứu quốc tế phát hiện ra rằng khử và giải phóng asen xảy ra sau khi vi khuẩn khử và giải phóng sắt. Đây là hai tiến trình tách rời. Lời giải thích cho hiện tượng tách rời này có thể là vi khuẩn ăn các chất nền. Những chất nền đó cung cấp cho chúng phần lớn năng lượng. Vì sắt có nhiều và được ưa thích bởi nhiều vi khuẩn nên chúng tiếp tục khử sắt trước khi chuyển sang khử asen. Một khả năng khác là khử sắt gây ra sự thay đổi trong cấu trúc khoáng của trầm tích. Do vậy, có nhiều asen hơn cho vi khuẩn khử kim loại, dẫn tới việc asen được giải phóng vào nước ngầm. Lloyd cho biết: “Chúng tôi đang kiểm tra và cố tìm ra chi tiết để trả lời những câu hỏi trên”. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 137
  18. Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước Nghiên cứu trước kia của Lovley và đồng nghiệp cho thấy acetat là một loại thức ăn ưa thích của vi khuẩn khử kim loại và làm cho số lượng của chúng bùng nổ. Nhóm nghiên cứu quốc tế đã cho acetat vào mẫu để bắt chước dòng carbon hữu cơ chảy vào trầm tích nơi vi khuẩn khử kim loại sinh sống. Kết quả là acetat kích thích quá trình khử sắt và tiếp sau đó là giải phóng asen. Theo các chuyên gia, việc acetat kích thích khử sắt và giải phóng asen chỉ ra rằng mức carbon hữu cơ kiểm soát lượng asen mà vi khuẩn khử và giải phóng vào nguồn nước ngầm. Lloyd cho biết: “Những trầm tích này đói chất hữu cơ và electron. Nếu chất hữu cơ xâm nhập vào lớp đất cận bề mặt, nó sẽ kích thích hoạt động của những vi sinh vật khử kim loại. Các dòng carbon hữu cơ xuất hiện khi các giếng khoan tưới tiêu được tạo ra, làm cho một số nhà nghiên cứu cho rằng carbon hữu cơ, xâm nhập vào đất do hoạt động khoan giếng lấy nước tưới, có thể là một nhân tố làm tăng mức arsen hòa tan trong nguồn nước ngầm tại Bangladesh và Tây Bengal”. Lý thuyết trên được ủng hộ bởi nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế. Do các nhà nghiên cứu hiện hiểu rõ hơn về các tiến trình kiểm soát việc giải phóng asen vào nước ngầm trong khu vực này nên họ đang tìm cách đảo lộn chúng để làm cho nước uống an toàn. Theo Chappell, giới khoa học nghiên cứu asen vẫn chưa thống nhất về các cơ chế gây ngộ độc asen. Ông khuyến cáo nghiên cứu trên vẫn chưa phải là lời giải thích cuối cùng. Ông nói: “Ngộ độc asen là vấn đề rất tồi tệ. Mặc dù nó tồi tệ hơn ở Bangladesh và Tây Bengal so với bất kỳ nơi nào khác song ngày càng có nhiều quốc gia phát hiện ra vấn đề này, bao gồm Nepal, Campuchia, Lào, Việt Nam và Trung Quốc nơi các giếng khoan được tạo ra để cung cấp nước sạch”. [Nguồn: Minh Sơn (2008)] IV.4. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Giải thích thế nào là ô nhiễm nguồn nước và đặc điểm các quá trình gây ô nhiễm nguồn nước? 2. Phân biệt giữa nguồn gây ô nhiễm xác định và nguồn gây ô nhiễm không xác định. 3. Các nguồn gây nhiễm bẩn chất lượng nguồn nước? Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 138
  19. Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước CHƯƠNG V: BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC V.1. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC Trong nước tồn tại các chất hòa tan do các nguồn tự nhiên và nhân tạo cung cấp, chất lượng của nước được đánh giá tùy thuộc vào mục đích sử dụng, yêu cầu đòi hỏi về chất lượng của các ngành khác nhau như nước uống, nước dùng trong công nghiệp cho việc làm lạnh, sản xuất và tinh chế sản phẩm, nước dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dùng trong các hoạt động vui chơi giải trí... Mỗi mục đích sử dụng cần có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá riêng về mức độ phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn nước cấp cho ăn uống cần độ tinh khiết cao nhất, nước phục vụ nhu cầu giải trí, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ đời sống hoang dã cũng cần có chất lượng cao. Trong khi đó nguồn nước làm mát trong công nghiệp không yêu cầu độ tinh khiết cao. Ðể xem xét liệu nguồn nước có đạt yêu cầu sử dụng cho từng mục đích hay không chúng ta cần phải so sánh nguồn nước đó với tiêu chuẩn chất lượng nước do các tổ chức chuyên môn quốc tế hoặc do Nhà nước quy định. Tiêu chuẩn chất lượng là những chỉ tiêu định lượng của các chất hữu cơ, vô cơ cho phép tồn tại trong nước ứng với các yêu cầu sử dụng khác nhau. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vào trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của mỗi khu vực, mỗi nước và các ngành dùng nước khác nhau. Trong các tiêu chuẩn chất lượng nước, người ta chọn một số thông số lý, hóa, sinh học (thường là các tác nhân ô nhiễm) đặc trưng. Mỗi thông số được quy định một giá trị tối đa cho phép sao cho sự có mặt của tác nhân đó trong nguồn nước ở nồng độ hoặc giá trị này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (như nước uống, nước sinh hoạt, hồ bơi), không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm cá (nước phục vụ cho thủy sản), hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng (nước tưới tiêu). V.1.1. Chất lượng nước uống Đòi hỏi về chất lượng nước uống rất cao, chẳng hạn nước uống không được có màu, mùi vị, không có vi khuẩn và có thành phần hóa học như bảng 5.1. Trong nước uống phải loại bỏ hoặc hạ đến mức thấp nhất các hóa chất độc như chì, flo, Hg... Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 139
  20. Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Bảng 5.1. Tiêu chuẩn nước uống của WHO Các đặc trưng Giới hạn thừa nhận (mg/L) Giới hạn cho phép (mg/L) Tổng các chất hòa tan 500 1500 Màu 5 50 Đụ c 5 25 Cl- 200 600 Fe++ 0,3 1 Mn 0,1 0,5 Cu 1 1,5 Zn 5 15 Ca 75 200 Mg 50 150 Sulfat mangan, natri 500 1000 NO3 45 - Fenol 0,001 0,002 7÷8 pH min 6,5; max 9,2 [Nguồn: Nguyễn Khắc Cường] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 140
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0