intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tài trợ dự án: Phần 2 - Học viện Ngân hàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Tài trợ dự án" tiếp tục trình bày những kiến thức như: Nguồn tài chính cho dự án; Vốn đẩu tư trong nền kinh tế; Nguồn vốn đầu tư nước ngoài; Các tiêu chuẩn làm căn cứ tài trợ; Phương thức tài trợ dự án;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tài trợ dự án: Phần 2 - Học viện Ngân hàng

  1. C hư ơ ng IV N G U Ồ N TÀI CHÍNH CHO D ự ÁN I. VỐN ĐẨU TƯ TRONG NEN k i n h tê ' 1. Khái niệm vốn đầu tư Sản xuất là nguồn gốc của sự phát triển và tiến bộ đối với bất kì chế độ - xã hội nào. Để tiến hành sản xuất cần có các điều kiện, tiền đề. Trong điểu kiện của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tựu trung của các điều kiện, tiền đề đó chính là vốn. Như vậy là, vốn có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra mọi của cải vật chất và sự tiến bộ xã hội. Đối với mỗi quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng, nếu không có vôri hoặc thiếu vốn thì không thể thực hiện được quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển cơ sơ hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi các cơ sở sản xuất - kinh doanh lần đầu tiên được hình thành, vốn được sử dụng để tạo ra các cơ sở vật chất kĩ th u ật (nhà xưởng, trang thiết bị...) và mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động. Đối vói các cơ sở đang hoạt động, vốn được sử dụng để mua sắm thêm các máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu... nhằm mở rộng qui mô hoạt động hiện có. Học viện Ngàn hàng »165
  2. Chương 4: Nguồn tài chinh cho dự án Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội đã khẳng định, một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tình trạng kinh tẽ yếu kém là do thiếu vổn trầm trọng. Vì vậy, từ xa xưa các nhà kinh tê đã tập trung nghiên cứu vân đề này và đưa ra các quan niệm khác nhau về vốn. Các Mác đã chỉ ra nguồn gỗc chủ yếu của tích luỹ vốn là lao động thặng dư do những người lao động tạo ra. SamuelSon cho rằng: vốn bao gồm các hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó. Cũng có người cho rằng, vôn chính là tư bản, là tiền được dùng với mục đích sinh lợi. Mặc dù được nhìn nhận dưới những giác độ khác nhau, song vổn bao giờ cũng được gắn với các hoạt động nhàm mục đích kiêm lời. Như vậy, có thể hiểu, vốn là những yếu tố cần th iêt để tiến hành các hoạt động sản xuât - kinh doanh và đầu tư. Các nguồn lực được sử dụng trong quá trìn h đầu tư gọi là vốn đầu tư và toàn bộ vốn đầu tư có thê được qui đôi th àn h tiền. 2. B ản chảt vốn đầu tư Hoạt động đầu tư là một quá trình sử dụng vốn đẩu tư nhàm duy tri tiềm lực săn Cổ hoặc tạo ra tiểm lực sản xuất - kinh doanh lớn hơn cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đôi với nền kinh tế, hoạt động đầu tư nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất - kĩ thuật của nên kinh tế. Hoạt động đầu tư luôn diễn ra trong một thời gian khá dài (thậm chí rấ t dài) và quá trình này đòi hỏi một lượng vốn lớn. Thực tiễn cho thây, vốn dùng cho hoạt động chi tiêu thường xuyên thường không đủ cho hoạt động đầu tư, vả lại xét vê m ặt nguvên tắc không thể dùng vốn chi tiêu thường xuyên cho hoạt động đầu tư 166 ♦ Học viện Ngân hàng
  3. Chương 4: Nguồn tài chinh cho dự án VÌ điểu đó sẽ gây ra sự xáo động mọi hoạt động bình thường của sản xuất và sinh hoạt xã hội. Như vậy là, vô’ đầu tư không thê trích ra từ chi tiêu thường n xuyên được mà phải được hình thành từ những nguồn có tính chát ổn định và lâu dài. Nói một cách khác, muôn có vốn đê đầu tư cần phải thực hiện tích luỹ, tiết kiệm và huy động. Xét trên phạm vi mỗi quốíc gia, toàn bộ thu nhập của một nước được sử dụng phân chia làm 3 quĩ lớn. Đó là quĩ bù đắp, quĩ tích luỹ và quĩ tiêu dùng. Quĩ bù đắp và quĩ tích luỹ chính là nguồn để hình thành vốn đầu tư, trong đó quĩ tích luỹ là bộ phận quan trọng nhất. Toàn bộ tích luỹ được hình thành từ các khoản tiết kiệm. Vì vậy, tiết kiệm là nguồn cơ bản hình thành vôVi đầu tư. Đôi với một nưốc, thông thường tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm của chính phủ, của doanh nghiệp và của cá nhân. Mặt khác, với xu th ế toàn cầu hoá nền kinh tế, sự giao lưu kinh tê giữa các nưốc ngày càng tăng cường, tấ t yêu nảy sinh sự di chuyển vốn đầu tư giữa các nước. Những phân tích trên đã cho thấy rõ nguồn gôc của vôn đầu tư, từ đó có thế nói ràng, về bản chất vốn đầu tư là tiền tích luy của xa hội, của cac cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động được đưa vào sử dụng trong quá trình đầu tư nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiêm lực lớn hơn cho sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và toàn xã hội. 3. Các h ìn h thức c ủ a vốn đầu tư Vôn đầu tư là các nguồn lực được sử dụng trong quá trình đầu tư. Theo nghĩa hẹp, vốn đầu tư là tiềm lực về tài chính của Học viện Ngân hàng *167
  4. Chương 4: Nguồn tài chính cho dự án mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia, còn theo nghĩa rộng, vốn đầu tư bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài lực, chất xám, tiền bạc và cả quan hệ đã tích luỹ của từng cá nhân, từng doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Như vậy, vốn đầu tư là một khái niệm rộng bao gồm nhiều loại nguồn lực tài chính và phi tài chính khác nhau. Trong thực tế, những nguồn lực này tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau, thể hiện sự đa dạng và phong phú của vôVi đầu tư. Những hình thức tồn tại chủ yếu của vốn đầu tư bao gồm: - Tiền tệ các loại (bao gồm cả nội và ngoại tệ). - Hiện vật hữu hình như tư liệu sản xuất, m ặt đât, mặt nước, mặt biển... - Hàng hoá vô hình như sức lao động, bằng phát minh sáng chế, biểu tượng uy tín hàng hoá... - Các phương tiện đặc biệt khác như vàng, bạc, đá quí, cổ phiếu... Khi nói đến vốn đầu tư có thể hình dung ra tấ t cả các nguồn lực được thể hiện cụ thể dưối các hình thức nêu trên. Trong quá trình phân tích, đánh giá và sử dụng, các nguồn lực đó thường được qui đổi về đơn vị đo lường tiền tệ. Nhận thức và khẳng định vốn đầu tư tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau có ý nghĩa rất to lốn trong việc xây dựng, thực hiện và vận hành các dự án đầu tư, giúp cho việc tìm ra những giải pháp để khai thác và sử dụng hữu hiệu vốn cho đầu tư phát triển đất nước nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Về nội dung, vốn đầu tư thường được chi tiêu cho các mục đích sau: - Chi phí chuẩn bị đầu tư. 168 ♦ Học viện Ngán hãng
  5. Chương 4: Nguồn tài chính cho dự án - Chi phí đê tạo ra các TSCĐ mới hoặc bảo dưỡng sự hoạt động của các TSCĐ sẵn có. - Chi đế tạo ra hoặc tăng thêm tài sản lưu động. - Chi phí dự phòng. Trong mỗi nội dung nêu trên lại bao gồm nhiều khoản chi tiêu cụ thê khác nhau tuỳ theo mỗi dự án. II. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ Đôi với mọi quốc gia, vốn đầu tư chỉ có thê đến từ hai nguồn là trong nưỏc và nước ngoài. Tuỳ theo điểu kiện và hoàn cảnh cụ thế của mỗi nưốc trong từng thời kì đế xác định vai trò của mỗi nguồn vổn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nhìn chung, hầu hết các quốc gia đều xác định nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nưỏc là điều kiện, tiền đề không thể thiếu được cho việc tiếp nhận và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài. Chúng ta lần lượt đi sâu xem xét các nguồn đó. 1. Nguồn vốn đầu tư trong nước Bai học của các quốc gia phát triển kinh tế nhanh trén th ế giới đã khẳng định nguồn vốn trong nước có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đổi với nước ta, tốc độ tăng trưởng kinh tê trong tương lai tấ t nhiên chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Chúng ta đã khẳng định, vốn trong nước đóng vai trò quyết định. Chừng nào các nguồn lực: tiền bạc, của cải, nhà cửa, xe cộ, đất đai, tài nguyên và cả trí tuệ con người... được tung tối đa vào dòng chảy của đầu tư để sản sinh ra những dòng lợi nhuận Học viện Ngân hàng ♦ 169
  6. Chương 4: Nguồn tài chinh cho dự án mới cao gấp nhiều lần sô’ vôn ban đầu, thì chừng đó mỗi doanh nghiệp và cả quôc gia sẽ có tốc độ tăng trưởng cao và tạo khả năng phát triển vượt bậc vê kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu. Vì vậy, chính sách đổi mới nhằm phát triển nên kinh tê hàng hoá nhiều thành phần của Nhà nước ta trong thời gian qua đã tập trung khơi dậy những tiềm năng to lớn vê vôn trong nền kinh tế để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Những nguồn vô’n trong nước chủ yếu bao gồm: 1.1. N guồn vốn N gân sách Nhà nước Vốh đầu tư trong nước bao gồm nhiều nguồn khác nhau nhưng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ khối lượng đầu tư. Đây là nguồn vỗn chắc chắn và ôn định. Nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra mỗi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tê theo định hướng chung của kê hoạch, chính sách và pháp luật, đồng thòi trực tiếp tạo ra năng lực sản xuât của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nến kinh tế, bảo đảm theo đúng định hướng của chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tê - xã hội, từ đó tạo ra sự chuyên dịch tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước được hình thành chủ yếu dựa vào thu thuế, phí và lệ phí, nguồn tài nguyên quốc gia và vay nợ... trong đó, thu th u ế vẫn là nguồn thu quan trọng nhất. Vì vậy, đế tăng cường nguồn vôYi đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trước hết cần tăng thu cho Ngân sách Nhà nưốc. Biện pháp quan trọng nhất đê tăng thu cho Ngân sách Nhà nưởc là thực hiện đổi mới chính sách th u ế theo hướng đơn 170 ♦ H ọc viện Ngàn hàng
  7. Chương 4: Nguồn tài chinh cho dự án giản, công bằng, khuyên khích mọi người làm ăn hợp pháp, đảm bảo thu đúng, thu đủ, phù hợp với tình hình và khả năng đóng góp của các doanh nghiệp và cá nhân. Đảm bảo sự bình đang giữa các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Nếu cùng một loại hình kinh doanh thì nên chi có một loại thuê suất. Không nên nhận thức đờn giản rằng, tăng thuê sẽ tảng th u cho Ngân sách Nhà nước. Chính sự tăng thuê không hợp lý sẽ dẫn đến th ấ t thu cho Ngân sách Nhà nước cả trước m ắt cùng như lâu dài. Chuyên sang kinh tê thị trường cần coi trọng việc mở rộng diện thu thuê đi đôi với những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tình trạng chôn lậu thuế, xử lý nghiêm minh những hiện tượng trốn lậu thuế. Mặt khác, cần tránh các khoản lạm thu, cán trỏ và gây phiền hà đến sản xuất - kinh doanh của các cơ sỏ và sinh hoạt nhân dân. Về phân bổ, sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. Chức năng chủ yếu của vốn Ngân sách Nhà nước là đầu tư vào các lĩnh vực như nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển một sô công trình then chốt của nền kinh tê và điều chỉnh các m ất cân đôi trong đầu tư cả nước. Hiện nay, mỗi năm có k h o ả n g 30% N g â n sá c h (c h iê m k h o ả n g g ầ n 10% CiDP) rỉif(Ịr dùng cho đầu tư phát triển dưới 2 hình thức cấp phát và tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Những dự án đầu tư được cấp phát vốn từ vổn Ngân sách Nhà nước là những dự án không thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp. Đối tượng của nguồn vốn này bao gồm: - Các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quôc phòng, an ninh như dự án giao thông, thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn... Hạc viện Ngán hàng «171
  8. Chương 4: Nguồn tài chinh cho dự Ún - Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nưốc, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước. - Chi cho quĩ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quĩ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án phát triên kinh tế. Những dự án được cấp vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước là những dự án đầu tư thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp. Đối tượng cụ thể bao gồm: - Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, cơ sở sản xuất- kinh doanh tạo việc làm có khả năng thu hồi vốn. - Các dự án đầu tư cho các ngành kinh tế quan trọng của Nhà nước trong từng thòi kì. - Một sô' dự án đầu tư của ngành khác có khả năng th u hồi vốn đã được xác định trong cơ cấu kế hoạch của Nhà nước. Các dự án được đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước phải đảm bảo có đủ các điều kiện qui định của Nhà nưốc trong từng thời kì. 1.2. N g u ồ n vốn đầ u tư của các d o a n h n g h iệ p Trong quá trình sản xuât - kinh doanh, doanh thu của các doanh nghiệp sau khi trừ đi tổng chi phí sẽ còn lại lợi nhuận. Lợi nhuận trưóc th u ế sau khi đóng thuê thu nhập sẽ còn lại lợi nhuận sau thuế. Đổi vối các công ty cổ phần, một phần lợi nhuận sau th u ế được chia cho các cổ đông, phần lợi nhuận còn lại không chia sẽ trở th àn h nguồn vốn đầu tư quan trọng của doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình sản xuất kinh doanh, do đặc điểm của việc sử dụng tài sản cô" định là có sự hao mòn dần và giá trị hao mòn 172 ♦ Học viện Ngân hàng
  9. Chương 4: Nguồn tài chính cho dự án đó hình thành nên quĩ khâu hao. Đây là một nguồn vôVi được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư. Như vậy, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp được hình th àn h chủ yếu từ khấu hao và lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp. Để thấy rõ qui mô và xu th ế biến động của nguồn vốn này, cần phân tích các nhân tố" chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình hình th ành và phát triển như cơ chế quản lý kinh tê của Nhà nước, hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh... Vê cơ chê quản lý kinh tê của Nhà nước. Chuyên sang kinh tê thị trường, những mệnh lệnh; can thiệp quá sâu vào quá trình chỉ đạo sản xuất - kinh doanh không còn nữa. Hơn nữa, cơ chê quản lý kinh tế của N hà nước có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng mềm dẻo và linh hoạt, quyền tự chủ, đặc biệt là tự chủ về m ặt tài chính của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, điều đó có tác động tích cực đến nguồn vốn này. Vê hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. H ầu hết các doanh nghiệp, sau hơn 10 năm chuyển sang kinh tê thị trường bước đầu đã quen dần và thích nghi với cơ chê thị trường. Tích tụ và tập tru n g vốn để đổi mối trang thiết bị và mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp. Để đạt được điểu đó, các doanh nghiệp đã chú trọng tiết kiệm trong quá trình sử dụng vật tư, nguyên liệu, tăng hệ sô' sử dụng máy móc thiết bị, xử lý vật tư ứ đọng và các tài sản cần th an h lý... Chính những bài học kinh nghiệm quí giá tích luỹ được trong những năm đầu chuyển sang sản xuất - kinh doanh theo cơ chê thị trường đã giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Điều đó đã Học viện Ngân hàng »173
  10. Chương 4: Nguốn tài chinh cho dự án góp phần đáng kể mở rộng qui mô nguồn vốn tự có để thực hiện các dự án đầu tư. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể huy động vôn bố sung dưới hình thức như phát hành trái phiếu và cố phiêu đế thực hiện đầu tư. Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chi vay nợ có kì hạn và có lãi do doanh nghiệp phát hành. Cô phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ thừa nhận vốn của chủ sở hữu do doanh nghiệp phát hành. Sự hình thành và phát triển của nguồn vôn này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng, uy tín trong huv động vốn của doanh nghiệp cũng như nhận thức, tâm lý của nhân dân. Các doanh nghiệp muốn được phát hành trái phiếu và cố phiêu phải có các điểu kiện. Chẳng hạn như muôn phát hành trái phiêu phải có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyển phê duyệt, phương án phát hành... Muốn phát hành cổ phiếu phải có các điểu kiện như quyết định thành lập, đề án sản xuất - kinh doanh, phương án phát hành... Điều kiện cụ thể để được phát hành trái phiếu và cổ phiếu do Nhà nước qui định cụ thê trong từng thòi kì nhất định. Đôi vối các nưốc có nền kinh tê thị trường phát triển huy động vốn thông qua trái phiếu và cổ phiếu là hình thức quan trọng nhất và phổ biến trên nhằm thực hiện đầu tư hình th à n h doanh nghiệp cũng như mỏ rộng qui mô sản xuất - kinh doanh, đổi mới th iết bị - công nghệ của các doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, đôi vối nước ta hiện nay, hình thức huy động vốn này vẫn còn rấ t mới mẻ. Nhận thức và tâm lý của nhiều người dân còn nhiều hạn chế. Vì vậy, khả năng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng xét về lâu dài nguồn vốn này rất nhiều triển vọng. 174 ♦ Học viện Ngàn hàng
  11. Chương 4: Nguồn tài chính cho dự án Từ những phân tích trên đây cho thấy, xu hướng nguồn vôYi đầu tư từ doanh nghiệp sẽ tăng cả về tỷ trọng lẫn qui mô. Song, đôi với hầu hết các doanh nghiệp nưốc ta hiện nay là vổn tự có hình thành từ lợi nhuận và khâu hao nên qui mô hiện tại còn nhỏ bé. Vì vậy, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng đầu tư cho các dự án mở rộng qui mô sản xuất và cải tiến kỹ thuật. 1.3. N g u ồ n VÔ1 Ì từ Iìgân h ằ n g th ư ơ n g m ại, các tr u n g g ia n tà i c h ín h Các t r u n g gian tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư...) đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng các nguồn vôn cho việc thực hiện các dự án đầu tư. Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh tín dụng, đầu tư theo dự án là một nội dung quan trọng. Trên cơ sở các dự án có nhu cầu vay vôn của khách hàng gửi đến, các ngân hàng thương mại sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá tính khả thi của dự án để quyết định có nên đáp ứng nhu cầu vôn cho các dự án đó hay không. Đê tiến hành đầu tư theo dự án đã được thẩm định, các ngân hàng thương mại phải có vốn. Vốn đê đầu tư cho các dự án của ngân hàng thưrtng mại hao gồm: - Vổn tự có của các ngân hàng thương mại do được câ’p (đối với ngân hàng thương mại quốc doanh), hoặc do góp vốn (đôi với ngân hàng thương mại cổ phần) và vốn tích luỹ được trong quá trìn h kinh doanh. - Vốn huy động của dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu dài hạn hoặc huy động tiền gửi định kỳ dài hạn. - Một phần vốn huy động ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cho từng thời kỳ. Học viện Ngàn hàng »175
  12. Chương 4: Nguồn tái chính cho dự án - Vốn vay nớ nước ngoài. Trong các bộ phận vốn đầu tư nêu trên, về cơ bản và lâu dài, vỗn huy động là thành phần chủ yếu. Nhìn chung, đối vói các nước đang chuyển sang kinh tế thị trường, do vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên von đầu tư từ ngân hàng thương mại là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu để thực hiện đầu tư cho các dự án. Đối với các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay, nguồn vổn này chưa th ậ t dồi dào và thiếu ổn định. Có lúc, có nơi các ngân hàng thương mại đã không đủ vốn đáp ứng cho các dự án có tính khả thi. Ngược lại, đôi khi các ngân hàng thương mại bị ứ đọng một lượng vốn khá lớn không đầu tư được. Vì vậy, khai thác, mỏ rộng nguồn vôn huy động có kì hạn dài, đồng thòi đẩy mạnh đầu tư cho các dự án, nâng cao tỉ trọng dư nợ trung dài - hạn trong tổng dư nợ đang là mối quan tâm của các ngân hàng thương mại nước ta. Hiện nay, tỉ trọng dư nợ trung - dài hạn của các ngân hàng thương mại nước ta chiếm khoảng 30% tổng dư nợ. Đôi tương đầu tư của nguồn vốn này về nguyên tắc là các dự án có khả năng hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định, thông thường là các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả tài chính cao. Thực tế hiện nay, đổì tượng đầu tư là các dự án mới, nhưng chủ yếu là các dự án đầu tư chiều sâu, cải tiến kĩ thuật, mở rộng qui mô sản xuất. Muốn được đầu tư bằng nguồn vốn này, chủ đầu tư phải có đủ điều kiện theo qui định của qui chê cho vay do ngân hàng qui định. 176 ♦ Học viện Ngân hàng
  13. Chương 4: Nguồn tài chính cho dự án 1.4. N g u ồ n vốn từ dân c ư Hơn 10 năm qua, với những thành công ban đầu của công cuộc đổi mới đất nưốc, thu nhập của dân cư nước ta tăng lên đáng kể. Đó là tiền để quan trọng tạo ra một lượng vốn đầu tư rấ t lớn trong các tầng lớp dân cư nước ta. Theo ước tính của các nhà kinh tế, lượng vổn đó khoảng 10 tỷ USD. Đa sô’ người dân ở nước ta chưa quen với sự mạo hiểm trên thương trường, họ có tâm lý muốn giữ gìn chắc chắn những khoản tiết kiệm được để đề phòng những lúc ốm đau và những bâ't chắc trong cuộc sông. Vì thế, đa phần là họ sử dụng đế mua những thứ để dành được như vàng, ngoại tệ... s ố liệu của Bộ Kê hoạch - Đầu tư và Tổng cục Thông kê cho thấy: 44% tiền để dành của dân được dùng để mua vàng và ngoại tệ, 20% mua nhà đất và cải thiện điều kiện sinh hoạt, 17% gửi tiết kiệm và chỉ có 19% dùng trực tiếp cho các dự án. Điểu đó chứng tỏ tiềm năng vốn trong dân còn rấ t lớn chưa được khai thác. Vốn nhàn rỗi của nhiều gia đình được hình thành từ tiết kiệm và tích luỹ qua nhiều năm, nhiều th ế hệ chưa được tung vào dòng chảy đầu tư của xã hội. Trong bối cảnh đó, cần có những giải pháp cụ thế giàu tính khả thi để biến tiềm năng này th à n h h iệ n th iíe , p h u e v u tíc h eư e c h o c ô n g cu ô c đ ầ u tư p h á t triển đất nước. Đe tă n g cường quá trìn h tích tụ, tập tru n g vốn đầu tư của d ân cư, một m ặt cần đổi mới hoạt động của các tru n g gian tà i chính, đặc biệt là hoạt động của các ngân hàng thương m ại, m ặt khác, cần có các chính sách khuyên khích các hộ gia đình p h á t triển sản x uất và thực h àn h tiế t kiệm. Khi có nhiều người dân thành lập các doanh nghiệp đầu tư trong mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch dịch vụ... Học viện Ngắn hàng ♦ 177
  14. Chương 4: Nguồn tài chinh cho dự án thì lừợng vốn được tung vào dòng chảy đầu tư sẽ tăng lên, bởi vì theo luật pháp, muôn thành lập công ty thì chủ thể phải có vốn pháp định. Khó khăn rấ t lớn của hầu hết các doanh nghiệp tư nhân là tìm kiếm và xây dựng các phương án, dự án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả. Nhà nưốc cần sớm có qui hoạch đầu tư tổng thể trong toàn bộ nền kinh tê nói chung và trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng. Chính trên cơ sở qui hoạch tổng thể đó, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện lựa chọn và xây dựng các dự án đầu có hiệu quả để tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trước mắt, muốn tạo môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn cho người dân tin tưởng và yên tâm bỏ vốn đầu tư, cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau: - Cải cách các thủ tục hành chính về lập doanh nghiệp, tiến tối một cửa, một dấu đế giảm tối đa thòi gian chò đợi. - Quyền sử dụng đất đai, cần đảm bảo vừa sử dụng hợp lý, tiết kiệm vừa tạo điểu kiện th u ận lợi và bình đẳng trong việc giao đất cho các doanh nghiệp ngoài quô'c doanh và nhân dân làm ăn chân chính theo pháp luật. - Về thuế, phải đảm bảo công bằng, khuyến khích đầu tư theo đúng qui hoạch, kế hoạch, pháp luật của Nhà nước. - Có chính sách khuyên khích các hộ gia đình ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa m ạnh dạn bỏ vốn để đầu tư vào sản xuất trên cơ sỏ biết khai thác tối đa lợi th ế so sánh của từng vùng, từng khu vực. - Có chính sách khuyên khích đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. 178 ♦ Học viện Ngẩn hàng
  15. Chương 4: Nguồn tài chính cho dự án 2. N guồn vốn đầu tư nước ngoài N hu cầu vốn đầu tư p h át triển đê thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nưóc ta rấ t lớn. Trong điều kiện cụ thế của nền kinh nước ta hiện nay, vốn trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tê nên sự bổ sung của vốn nước ngoài là hết sức cần thiết. Chúng ta đã khẳng định, vốn trong nưốc đóng vai trò quyết định, vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng và thực tiễn đã chứng tỏ điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mói đất nưóc cho đến nay, nhiều chính sách và biện pháp tích cực đã được ban hành và đi vào cuộc sống góp phần thu h ú t mạnh mẽ vốn đầu tư nưốc ngoài bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp. 2.1. N guồn vốn đầu tư trự c tiế p Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, gọi tắ t là FDI được hình th àn h do các doanh nghiệp, cá nhân người nưóc ngoài thực hiện đầu tư trực tiếp vào nưốc ta theo Luật Đầu tư nưốc ngoài tại Việt Nam. T h u h ú t đ ầ u tư trự c tiế p n ư ớ c n g o à i có ý n g liĩa cự c k ì q u a n trọng đối với các nưốc đang p h át triển nói chung và nưốc ta nói riêng. Thông qua hoạt động này, sẽ tra n h th ủ được vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế. M ặt khác, th u h ú t hoạt động đầu tư trực tiếp nưốc ngoài không có sự ràng buộc về chính trị và không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Tác động chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện trên các khía cạnh chính như sau: Học viện Ngân hàng »179
  16. Chương 4: Nguồn tài chính cho dự án - Góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn FDI là nguồn bổ sung quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. N hững cơ sở sản xuất - kinh doanh được hình th àn h do nguồn vốn FDI đi vào hoạt động sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này có ý nghĩa h ết sức quan trọng khi năng lực sản xuất của các cơ sở trong nưốc còn nhiều hạn chế. - Góp phần tạo ra nhiều việc làm mới và phát triển nguồn nhân lực. Các dự án đầu tư nưốc ngoài là nơi th u h ú t lực lượng lao động mới, góp phần giải quyết tình trạng th ấ t nghiệp. Hơn nữa, do làm việc trong các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi người lao động có chất lượng cao về các m ặt như trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn. Từ đó, tạo ra sự phát triển nguồn nhân lực cả về lượng lẫn về chất. - Góp phần tăng nhanh khả năng xuất khẩu. Nhờ có công nghệ và thiết bị hiện đại, các sản phẩm sản xuất tại các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nưốc ngoài có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, tạo tiền đề cho kim ngạch xuất khẩu mỗi năm ngày một tăng, mang lại nguồn ngoại tệ quí giá cho đất nước. - Góp phần tạo ra sự chuyến dịch vê cơ cấu kinh tế. Vối chính sách thu hút nguồn vốn FDI theo ngành nghề và lãnh thổ hợp lý sẽ có tác dụng tích cực tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Góp phần tạo ra nguồn thu cho Ngân sách N hà nước. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo cho Ngân sách Nhà nước nhiều nguồn thu như các khoản cho thuê đất, m ặt nước, m ặt biển... Đặc biệt là nguồn thu thuê từ hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cơ sở, các dự án FDI. 180 ♦ Học viện Ngân hàng
  17. Chương 4: Nguồn tài chinh cho dự án Tuy nhiên, động cơ chủ yếu nhất của những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là tìm kiếm thị trường hấp dẫn, thuận lợi, an toàn nhằm thu được lợi nhuận cao. Chính điều này là hạn chế lớn nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài, gây ra ảnh hưởng bất lợi về cơ cấu kinh tế nếu không có sự điều chinh của Nhà nước. Những hình thức đầu tư trực tiếp nưốc ngoài ở nước ta trong thời gian qua thông thường là hợp đồng hợp tác kinh doanh, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng kinh doanh - chuyển giao... Để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nưỏc ngoài, cần thực hiện các biện pháp cơ bản sau: Một là, xây dựng và hoàn thiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm của nhiều nưốc cho thấy sau một thời gian th u đầu tư nước ngoài sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyêt, đặc biệt là vấn đề cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế vốn đã phát triển thiếu cân đối lại càng mất cân đối hơn. Vì vậy, cần xây dựng và hoàn thiện chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nưốc ngoài theo hướng, vừa chấp nhận ý muốn của các nhà đầu tư theo khuôn khổ luật định vừa có sự điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước để tránh tình trạng m ất cân đối về cơ cấu kinh tế. Cụ thể cần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực sau: - Xây dựng những công trình then chốt trong ngành công nghiệp như dầu khí, điện, xi măng, sắt thép, hoá chất... - Những ngành công nghiệp mũi nhọn có sử dụng kĩ th u ật - công nghệ cao như điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mối... - Tập trung vào các dự án đầu tư phát triển sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu trong các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu. Học viện Ngân hàng ♦ 181
  18. Chương 4: Nguồn tài chính cho dự án - Chú trọng đến các dự án thuộc các ngành có ti su ất lợi nhuận cao như du lịch, khách sạn, sửa chữa tàu biển, dịch vụ sân bay... - Khuyến khích tới các dự án sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu của Việt Nam. Hai là, coi trọng tìm kiếm và lựa chọn đối tác đầu tư. Việc lựa chọn đôi tác đầu tư là vấn để hết sức cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt nhằm đạt được mục tiêu đề ra khi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tranh thủ vốn, công nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý. Vì vậy, vê lâu dài, cần tìm kiếm và lựa chọn theo hướng trọng tâm vào các công ty xuyên quôc gia, những nhà đầu tư hàng đầu phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cần đầu tư phát triển. Muôn đạt được điểu đó, cần chuẩn bị và tiên hành các công việc như thành lập các tập đoàn kinh tế lớn đế tạo ra đốì tác tương xứng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như hoạt động của các công ty tư vấn đầu tư. Trưóc mắt, cần tận dụng mọi khả năng thu hút cá nhân, những công ty nhỏ để thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tê đất nước, nhằm tạo tiền đê từng bước hướng tới mục tiêu lâu dài. Khi lựa chọn đối tác, cần thông qua thông tin nhiều chiều để hiểu rõ đối tác và kịp thời sàng lọc những nhà đầu tư có ý đồ xấu hoặc không có khả năng thực hiện các dự án. Ba là, cải thiện môi trường đầu tư. Môi trường đáu tư được hiểu là tổng hoà các yếu tô'có liên quan, tác động đến quá trìn h thực hiện và tính sinh lòi của công cuộc đầu tư. Đây là một vấn đề rộng lớn và phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan. 182 ♦ Học viện Ngán hàng
  19. Chương 4: Nguồn tài chinh cho dự án Đê từng bưỏc cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn hơn nhằm tăng cường khả năng thu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước m ắt và lâu dài cần quan tâm giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau: - Hoàn thiện hệ thông luật pháp. Hệ thông luật pháp là vấn đê luôn được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đặc biệt là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, cần hoàn thiện Luật Đầu tư nước ngoài cho ngày càng thông thoáng, hấp dẫn hrtn đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, việc ban hành các văn bản pháp lý cần đảm bảo tính kịp thời, trá n h sự chồng chéo, chưa thông nhát, thậm chí còn có chỗ mâu thuẫn. - Tăng cường kết cấu cơ sở hạ tầng. Có thế nói, kết câ"u cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để thu hút m ạnh mẽ đầu tư trực tiêp nước ngoài. Chính sự yếu kém về kết cấu cơ sở hạ tầng như hệ thông giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước... là nhân tô có ảnh hưởng rấ t lớn đến hoạt động đầu tư trực tiếp, làm giảm sức thu hút nguồn vổn FDI. - Thực hiện đồng bộ các chính sách khuyên khích đầu tư. Các chính sách kinh tê của Nhà nước có ảnh hưởng rấ t lớn đến khả năng sinh lời và hiệu quả kinh tê - xã hội của các dự án đầu tư. Bởi vậy, một m ạt các chinh sách đó phải có sức hấp dăn các Nhà đầu tư nước ngoài tích cực chuyến vốh vào nước ta và m ặt khác, phải định hướng được nguồn FDI đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Hoàn thiện bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài, thực hiện đơn giản hoá thủ tục đầu tư. Với tư cách là một bộ phận của hoạt động đầu tư chung trong cả nước, hoạt động đầu tư nước ngoài cần có sự quản lý Nhà nước. Song, cần có sự đôi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực này cả vê bộ máy lẫn đội ngũ cán bộ. Học viện Ngàn hàng *183
  20. Chương 4: Nguồn tài chính cho dự án Vê bộ máy, cần đổi mối theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu lực. Về cán bộ, cần xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ là những chuyên gia trong lĩnh vực này, có phong cách giao tiếp tốt, có trình độ ngoại ngữ và giỏi chuyên môn, am hiểu thông lệ quốc tế. 2.2. Nguồn vôn đầu tư gián tiế p Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được hình thành trên cơ sở các Chính phủ, các tổ chức quốc tế thực hiện viện trợ, tín dụng dài hạn ưu đãi; vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại nước ngoài và thực hiện phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nưốc ngoài. Với những thành tích đáng kể đạt được trong công cuộc đổi mới đất nưốc uy tín trên th ế giới của Việt Nam được ngày một nâng cao, việc bình thường hoá trong quan hệ với Mĩ và thực hiện khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng th ế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)... khả năng thu hút nguồn vốn này của Việt Nam ngày càng dễ dàng hơn. Do có qui mô lớn nên nguồn vốn này có tác động nhanh và mạnh đối với việc giải quyết các nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhưng đi cùng với nguồn vôn này thường có các điểu kiện do các nhà tài trợ đặt ra để mưu tìm lợi ích kinh tế hoặc chính trị, chẳng hạn, các nhà tài trợ tuy không trực tiếp điều hành dự án, nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức đấu thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. M ặt khác, cần đặc biệt chú ý đến tính hiệu quả của sử dụng nguồn vốn này. Bởi vì, nếu sử dụng nguồn vổh này kém hiệu quả về kinh tế - xã hội thì sẽ dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất, bởi phần lón nguồn vốn này phải hoàn trả có thời hạn. 184 ♦ Học viện Ngân hàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2