intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tạo bản vẽ với coreldraw: Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Tạo bản vẽ với coreldraw: Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Công cụ màu sắc; Công cụ tạo hình; Công cụ văn bản; Hiệu ứng trung gian; Hiệu ứng nhân bản đồng tâm; Thay đổi đường bao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tạo bản vẽ với coreldraw: Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

  1. BÀI 7 CÔNG CỤ TẠO HÌNH I. Công cụ Shape Tool Công cụ Shape Tool là một công cụ quan trọng trong CorelDraw. Đây là công cụ được sử dụng rất nhiều trong quá trình thiết kế các hình vẽ. Công cụ Shape Tool giúp chúng ta hiệu chỉnh bất kỳ hình vẽ nào mà bạn cảm thấy chưa ưng ý trong quá trình thiết kế đồ họa với Coreldraw. CÁCH SỬ DỤNG LỆNH SHAP COREL Chọn công cụ Shape Tool trên thanh ToolBox, hoặc nhấn phím F10 Lúc này trên trang vẽ, con trỏ chuột sẽ có hình dạng Thanh thuộc tính của công cụ Shape Tool hiển thị như sau: Tuy nhiên, nếu khi chọn mà thanh thuộc tính của Shape Tool không hiển thị, bạn chọnđối tượng cần hiệu chỉnh bằng Shape Tool và chọn menu lệnh Arrange / Convert To Curves hoặc click chọn biểu tượng trên thanh thuộc tính của đối tượng đó. Biểu tượng Add Node(s): thực hiện thêm nút lên một đối tượng. Khi bạn nhấp chọn lên vị trí cần thêm nút tại vị trí nhấp chuột xuất hiện một điểm đen hình dấu hoa thị. 60
  2. Click vào biểu tượng Add Node(s) trên thanh thuộc tính hoặc double click chuột tại vị trí cần thêm nút để thực hiện thêm nút. Biểu tượng Delete Node(s): xoá nút trên một đối tượng. Nhấp chọn lên nút cần xoá và chọn biểu tượng Delete Node(s) trên thanh thuộcc tính hoặc bạn cũng có thể double click chuột lên nút để xoá. Biểu tượng Join Two Nodes: thực hiện nối nút đầu và nút cuối củađường mở thành một nút, trở thành vùng khép kín (hai nút phải được chọn bằng công cụ Shape Tool) Click chuột chọn 2 nút Hai nút được chọn Hai nút được nối thành 1 Biểu tượng Break Curve: thực hiện kết quả ngược lại với Join Two Nodes. Nhấp chọn một nút bằng Shape Tool, chọn biểu tượng Break Curve, sau đó nhấn giữ chuột lên nút và kéo ra để tách nút. Biểu tượng Convert Line To Curve: chuyển đường thẳng thànhđường cong. 61
  3. Chọn một nút trên đường thẳng. Click chọn vào biểu tượng Convert Line To Curve Nhấn giữ chuột lên đường thẳng và kéo chuột để tạo thành một đường cong. Biểu tượng Convert Curve To Line: chuyển đường cong thànhđường thẳng. Chọn đường cong muốn chuyển thành đường thẳng vàclick chọn vào biểu tượng Convert Curve To Line. Biểu tượng Make Node A Cusp: chuyển một nút thành nút gãy. Nút gãy là nút có hai đường điều khiển không cùng phương với nhau và chiều dài hai đường điều khiển khác nhau. Bạn di chuyển haiđường điều khiển này độc lập. Biểu tượng Make Node A Smooth: chuyển một nút thànhn một nút trơn. Nút trơn là nút với hai đường điều khiển có chiều dài khác nhau nhưng di chuyển cùng phương. Nút trơn làm cho đường cong đi qua nút mềm mại và không gãy. 62
  4. Biểu tượng Make Node Symmetrical: chuyển một nút thành một nút đối xứng. Nút đối xứng là nút với hai đường điều khiển có chiều dài bằng nhau và cùng phương với nhau. Biểu tượng Reverse Curve Direction: đảo ngược hướng đường cong. Hướng của đường cong được quy định từ nút 1 đến nút cuối cùng. Lệnh sẽ đảo ngược thứ tự của các nút, để nhìn rõ kết quả của lệnh này, bạn tạo một đường cong có mũi tên, chọn lệnh Reverse Curve Direction. Đường cong sẽ đảo ngược (hướng mũi tên sẽ thay đổi). Biểu tượng Extend Curve to Close: nối nút đầu và nút cuối của một đường mở lại với nhau bằng một đoạn thẳng để chuyển thành một vùng khép kín. Biểu tượng Auto-Close Curve: đóng những đường mở thành một vùng khép kín. Chọn hai đầu nút đường mở, click chọn vào biểu tượng Auto-Close Curve, đường mở sẽ tự khép kín. Biểu tượng Stretch and Scale Nodes: thực hiện dùng để thay đổi khoảng cách và tỷ lệ giữa các nút đang chọn. Biểu tượng Rotate and Skew Nodes: thực hiện quay và kéo xiên những nút được chọn. Biểu tượng Align Nodes: thực hiện canh nút. Nhấp chọn Align Nodes hộp thoại Align Nodes xuất hiện với ba tùy chọn. 63
  5. Align Horizontal: canh nút theo chiều ngang. Align Vertical: canh nút theo chiều dọc. Align Control Points: tùy chọn này có hiệu lực khi chỉ chọn hai nút và hai tùy chọn trên được chọn. Tùy chọn này làm cho hai nút được chọn trùng với nhau. Biểu tượng Elastic Mode: khi biểu tượng này được chọn (được nhấn chìm xuống) kéo chuột di chuyển một nhóm nút. Các nút di chuyển với khoảng cách giãn đều. Biểu tượng Select All Nodes: chọn tất cả các nút trên một đối tượng. II. Công cụ Knife Tool Với công cụ Knife (Premium), bạn có thể dễ dàng tách đối tượng trong CorelDRAW như: đối tượng vector, văn bản và bitmap. Không những thế, bạn còn có thể chia các đối tượng hoặc nhóm đối tượng dọc theo các đường thẳng, tự do hoặc Bezier. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo khoảng cách giữa các đối tượng mới bằng cách chia tách đối tượng. Không dừng lại ở đó, bạn có thể làm cho các đối tượng mới chồng lấp lên nhau. Bạn có thể tách đối tượng trong CorelDraw với công cụ Knife 64
  6. Cách tách đối tượng trong Corel Bước 1: - Đầu tiên, bạn hãy chọn một đối tượng. Bước 2: - Trong hộp công cụ, bạn mở Crop tools flyout và click vào công cụ Knife tool. Bước 3: - Trên thanh thuộc tính, bạn chọn chế độ drawing. Bạn có thể chọn chế độ 2 điểm, Freehand hoặc Bézier. Bước 4: - Trên thanh thuộc tính, bạn chọn một tùy chọn outline. Bây giờ, bạn có thể chọn chuyển đổi các đường thành các đường cong, giữ chúng như các đường viền, hoặc để CorelDraw chọn tùy chọn bảo tồn tốt nhất giao diện phác thảo. - Bạn có thể tạo một khoảng cách hoặc sự chồng chéo giữa các đối tượng mới, bằng cách chọn một tùy chọn từ danh sách Cut box trên thanh thuộc tính. - Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập kích thước của khoảng cách hay sự chồng chéo trong Width box. Bạn có thể đóng các đường dẫn mà kết quả từ tách một đối tượng bằng cách nhấn vào Auto - Close. Bước 5: - Cuối cùng, bạn hãy kéo qua các đối tượng hoặc nhóm đối tượng mà bạn muốn tách. 65
  7. Cách tách đối tượng trong Corel khá đơn giản III. Công cụ Eraser Tool Chọn đối tượng cần xoá bằng công cụ Pick Tool. Chọn công cụ Eraser Tool trên thanh ToolBox. Lúc này trên trang vẽ, con trỏ chuột sẽ có hình dạng Nhấp Double click chuột tại điểm muốn xoá trên đối tượng. Nhấn giữ chuột và kéo để tạo thành một đường xoá, sau đó thả chuột ra. 66
  8. Để xoá những đường thẳng liên tiếp nhau, bạn nhấp chọn điểm đầu vàthả chuột ra, sau đó di chuyển chuột đến điểm kế tiếp nhấp chuột vàthực hiện tương tự như vậy cho các điểm tiếp theo. Double click chuột để kết thúc. Thanh thuộc tính của Eraser Tool có những thuộc tính sau: Eraser Thickness: thay đổi độ dày của công cụ xóa, bạn nhập giá trị để thay đổi. Auto-Reduce On Eraser Corel: tự động giảm các nút thừa trênđường biên hình thành khi thực hiện xoá. Cirele/Square: thay đổi hình dạng của công cụ xoá. Khi bạn click chọn, hình dạng trỏ chuột sẽ hiển thị thành hình vuông IV. Công cụ Smugde Brush Là công cụ có khả năng phá vỡ hoặc thay đổi hình dạng của đối tượng trên đường bao, giống như việc bạn dùng đầu ngón tay của mình di vào trong hay ra ngoài của 1 giọt nước vậy. Chẳng hạn sau khi bạn tạo ra 1 hình chữ nhật bằng công cụ Rectangle sau đó Smudge vào bên trong đối tượng, bạn click và giữ trỏ chuột bên ngoài đối tượng rồi kéo rê vào bên trong của đối tượng, ví dụ bạn có thể tạo ra như hình sau: 67
  9. Nếu bạn muốn Smudge ra bên ngoài đối tượng, bạn click và giữ trỏ chuột ở bên trong đối tượng rồi kéo rê ra bên ngoài của đối tượng, ví dụ bạn có thể tạo ra hình như sau: V. Công cụ Roughen Brush Công cụ này dùng để tạo ra nét răng cưa trên biên ngoài của đối tượng. Giả sử bạn vẽ một hình vuông như sau: 68
  10. Sau đó bạn nhấp chọn công cụ Roughen Brush từ hộp công cụ Shape và nhấn giữ con trỏ chuột đồng thời kéo rê trên biên của hình vuông, mỗi lần kéo rê như vậy trên biên của hình vuông sẽ tạo ra hiệu ứng làm cho biên của đối tượng có dạng răng cưa như sau: 69
  11. VI. Công cụ Free Transform Tool Công cụ này sẽ thay đổi đối tượng một cách tự do với các chức năng như dịch chuyển, xoay, lật… Giả sử bạn vẽ một đối tượng có dạng sau: - Bạn chọn công cụ Free Transform. - Di chuyển con trỏ chuột đến nút trên đỉnh của hình, rê chuột theo hình vòng tròn (xoay) đến vị trí mình mong muốn, sau đó click nút phải chuột, bạn sẽ được hình như sau: 70
  12. - Nếu bạn thả nút trái chuột mà không click nút phải chuột thì công cụ sẽ không nhân bản đối tượng cho bạn mà chỉ hiểu là bạn đã xoay đối tượng đi một góc mà bạn mong muốn như hình sau: 71
  13. BÀI 8 CÔNG CỤ VĂN BẢN Giới thiệu: Làm việc với công cụ tạo văn bản Artistic Text và Paragraph Text. Hiệu chỉnh Artistic Text. Mục tiêu của bài: - Phân tích được hai loại văn bản và phạm vi áp dụng của văn bản nghệ thuật. - Nêu được các bước tạo văn bản dạng đoạn và văn bản nghệ thuật. Thực hiện chuyển đổi và hiệu chỉnh 2 loại văn bản. - Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp. I. Artistic Text − Chọn công cụ Text trên thanh công cụ hay nhấn phím tắt F8. − Nhấp trái chuột vào vị trí tạo dòng văn bản trên vùng vẽ. − Xác lập Font chữ, Font style và Font size trên thanh đặc tính. − Nhập văn bản. Nhập xong chọn lại công cụ Pick. − Chúng ta cũng có thể gõ phím Enter để viết trên nhiều dòng. II. Paragraph Text − Chọn công cụ Text trên thanh công cụ hay nhấn phím tắt F8. − Nhấp trái chuột vào vị trí đầu đoạn văn bản đồng thời drag chuột sang góc đối diện tạo thành khung hình chữ nhật. Khung này chính là giới hạn đoạn văn bản. − Xác lập Font chữ Font style và Font size trên thanh đặc tính. − Nhập văn bản. Nhập xong chọn lại công cụ Pick. Thao tác soạn thảo lại đoạn văn bản: Để soan thảo lại đoạn văn bản chúng ta thực hiện một trong hai cách sau: Cách 1: − Nhấp chuột chọn công cụ Text. − Nhấp chuột vào dòng văn bản trong đoạn văn bản. − Thực hiện hiệu chỉnh đoạn văn bản: Thêm, xoá, sửa. − Chọn lại công cụ pick. Cách 2: 72
  14. − Nhấp chuột chọn đoạn văn bản bằng công cụ Pick. − Chọn Menu text, chọn chức năng Edit text − Hộp thọai Edit text xuất hiện, chọn lại thuộc tính. − Chọn Ok. Xác lập lại các kiểu của Font chữ: − Chọn công cụ Text. − Chọn văn bản. − Chọn Menu Text, chọn Character Formatting. − Hộp thoại xuất hiện: o Ô Font Style: Chọn kiểu chữ o Ô Size: Chọn kích cỡ chữ. − Chọn thêm vùng Kerning Canh lề đoạn văn bản Để canh lề đoạn văn bản chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Nhấp chuột chọn công cụ Text. − Nhấp chuột vào dòng văn bản trong đoạn văn bản. Quét khối chọn đoạn văn bản. − Chọn chức năng canh lề trên thanh đặc tính. III.Hộp thoại Format Text: Để định dạng đoạn văn bản chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Chọn công cụ Text. Nhấp chuột chen con trỏ vào đoạn văn bản. Quét khối chọn đoạn văn bản. 73
  15. − Chọn Menu text, chọn Paragraph Formatting. Hộp thoại: − Alingment: Canh lề đoạn văn bản. − Spacing: Khoảng cách giữa các đoạn văn bản trên và dưới. − Indents: Vị trí của các thành phần trong đoạn văn bản. Đổ đoạn văn bản vào hình bao Để đổ đoạn văn bản vào hình bao ta thực hiện theo các cách: Cách 1: khi đã có đoạn văn bản − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Pick. Lúc này xung quanh đoạn văn bản xuất hiện 6 nút điều khiển và 2 nút điều khiển văn bản. − Nhấp chuột chọn Nút điều khiển Text ở giữa phía dưới. − Con trỏ màu đen to xuất hiện, kích chuột vào biên. − Nhấp chuột vào đoạn Text ban đầu, nhấn phím. Cách 2: Tạo mới đoạn văn bản − Tạo hình bao. Hình bao phải kín. − Nhấp chuột chọn công cụ Text. Đưa con trỏ lại gần hình bao, đến khi con trỏ xuất hiện biểu tượng: − Nhấp chuột trái. − Xác lập lại các thuộc tính: Font, Font Size, Font Style trên thanh đặc tính. − Nhập văn bản. Nhập xong chọn lại công cụ Pick. Ví dụ: Đổ văn bản vào hình bao Thiết lập Bulettes Để thiết lập Bulets cho đoạn văn bản ta thực hiện theo các bước: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. − Đưa con trỏ về đầu dòng. − Chọn Menu Text, chọn Bullets. − Hộp thọai xuất hiện. Xem hình: 74
  16. − Đánh dấu vào mục Use Bullets − Xác lập các thuộc tính sau: − Mục Font: Chọn 1 Font chữ. Font thường chọn Symbol; Wingding; Webding. − Mục Symbol: Chọn một ký tự. − Mục Size: Chọn kích thước kí tự. − Mục Baseline shift: Vị trí của kí tự so với đường chuẩn. − Text frame tobullet: Vị trí từ khung văn bản tới Bullets. − Bullets to text: khoảng cách từ Bulltes tới văn bản. Ví dụ: Xem hình: Thôi thiết lập Bulettes Thôi thiết lập Bulets cho đoạn văn bản ta thực hiện theo các bước: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. − Nhấp chuột chọn biểu tượng Bullet Style trên thanh đặc tính. Thiết lập Tab Để thiết lập Tab cho đoạn văn bản ta thực hiện theo các bước sau: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. Đưa con trỏ về đầu dòng văn bản. − Chọn Menu Text, chọn Tab. Xem hình: − Xác lập các thuộc tính sau: 75
  17. o Nhấn Nút Remove All để xoá toàn bộ Tab. o Chọn Nút Add để thêm 1 Tab. o Nhập lại giá trị tại cột Tabs − Chọn loại tab tại cột Alignment. − Đánh dấu kí tự gạch nối 2 Tab tại cột Leadered. − Chọn kí tự gạch nối giữa hai tab tại hộp Leader Options. − Định lại khoảng cách giữa hai kí tự tại hộp Spacing. − Chọn OK. Ví dụ: TẠO MENU ĐƠN GIẢN SAU. Thôi thiết lập Tab Thôi thiết lập Tab cho đoạn văn bản chúng ta thực hiện như sau: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. Drag Tab ra vùng vẽ. − Hoặc chọn Menu Text, chọn Format Text, chọn lại thẻ Tab, nhấn mở khoá và chọn chức năng “-“ Delete tab để xoá tab. Thiết lập Drop Cap Để thiết lập Drop Cap cho đoạn văn bản thực hiện như sau: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. Chọn kí tự cần tạo. 76
  18. − Chọn Menu Text, Drop cap. − Space after Drop cap: Khoảng cách từ văn bản tới Dropcap − Number of Lines to Dropped: Số dòng chữ mà kí tự rơi. Ví dụ: Thiết lập Dropcap. Chia cột báo Để thực hiện chia cột báo ta thực hiện: − Chọn công cụ Text. Nhấp chuột quét khối tất cả văn bản trong đoạn văn bản. − Chọn Menu Text, chọn Colunm. − Hộp thọai xuất hiện. Xem hình: − Xác lập các chức năng sau: − Number of Column: Nhập số cột cần chia. − Width: Độ rộng cột đang chọn. − Gutter: Khoảng cánh so với cột bên phải của cột được chọn. − Hộp Equal column Width: Đánh dấu độ rộng của các cột bằng nhau. 77
  19. Ví dụ: IV. Các lệnh khác của văn bản Bỏ chức năng kiểm tra lỗi chính tả: − Chọn Menu Tool, chọn Option, chọn Text, chọn Spelling. − Bỏ đánh dấu mục Perform automatic spell checking Chuyển văn bản dòng sang văn bản đoạn: − Chọn dòng văn bản bằng công cụ Text. − Chọn chức năng Convert To Paragraph Text trên Menu Text. − Nhấn phím tắt: Ctrl + F8. Chuyển văn bản đoạn sang văn bản dòng: − Chọn dòng văn bản bằng công cụ Text. − Chọn chức năng Convert To Artistic Text trên Menu Text. − Nhấn phím tắt: Ctrl + F8. Bỏ khung text cho đoạn văn bản: − Chọn Menu tool, chọn Option, chọn Text, chọn Paragraph. − Bỏ đánh dấu mục Show Text Frame. II. Hiệu chỉnh Artistic Text Để tạo hiệu chỉnh dòng văn bản nghệ thuật chúng ta thực hiện một trong hai cách sau: Cách 1: − Nhấp chuột chọn công cụ Text. − Nhấp chuột chen con trỏ vào dòng văn bản. − Thực hiện hiệu chỉnh dòng văn bản: Thêm, xoá, sửa. Cách 2: − Nhấp chuột chọn dòng văn bản bằng công cụ Pick. − Chọn Menu text, chọn Edit text. − Hộp thọai Edit text xuất hiện, chỉnh văn bản. Chọn Ok. Thay đổi ký tự hoa thường Để thay đổi kí tự hoa thường trong dòng văn bản chúng ta thực hiện một 78
  20. trong hai cách sau: Cách 1: − Chọn dòng văn bản bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Text, chọn Change case. − Hộp thọai xuất hiện, Chọn 1 kiểu. − Chọn OK. Cách 2: − Chọn công cụ Text. − Kích chuột chen con trỏ vào dòng văn bản. − Nhấn tổ hợp phím tắt Shift + F3. − Chọn chức năng trong hộp thọai Change case, chọn OK. Tách rời ký tự trong dòng văn bản: Để tạo tách rời các kí tự trong dòng văn bản nghệ thuật chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Chọn dòng văn bản bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Arrange, chọn chức năng Break Artistic “Font/ style/ size” Group Apart. Chú ý: − Nếu đối tượng dòng văn bản có nhiều dòng văn bản thì lần tách đầu tiên sẽ tách rời các dòng. − Nếu đối tượng dòng văn bản gồm một dòng nhiều từ thì lần tách đầu tiên sẽ tách rời các từ. Ví dụ: Tạo bảng hiệu − Mở bản vẽ, chọn khổ giấy A4, đơn vị Milimet. mở lưới, xác lập lưới 5x5. − Mở Snap to Grid. − Bước 1: vẽ 1 hình chữ nhật: 45x100 mm. Tô màu xanh Blue, chuyển sắc hướng lên. − Tạo chữ Đặc Sản: Font: VNI – Brush, Size: 24, Style; Underline. Đặt tại góc trên bên trái hình chữ nhật. − Tạo chữ: 1 BÀN CỜ – QUẬN 3: Font: VNI – Aptima, Size:24, Style: Bold. Đặt tại góc dưới bên khung. − Sao chép thêm một dòng chữ từ chữ 1 BÀN CỜ – QUẬN 3 và đổi thành DT: 08. 246357. − Tạo chữ: SAO BIỂN Font: VNI – Revue, Sizeue, Style: none. Đặt canh giữa với hình chữ nhật. 79
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2