intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thi hành án dân sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

744
lượt xem
140
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 giáo trình gồm nội dung 3 chương đầu tài liệu: Chương 1 -Những vấn đề lý luận cơ bản về luật thi hành án dân sự Việt Nam, chương 2 - Cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thi hành án dân sự, chương 3 - Thủ tục thi hành án dân sự. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thi hành án dân sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Chu Thị Trinh GIÁO TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Vinh - 2011 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Chu Thị Trinh GIÁO TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 2
  3. Phân công biên soạn - Chủ biên: Chu Thị Trinh - Các tác giả: Nguyễn Thị Thanh: từ chương 1 đến chương 2 Chu Thị Trinh: từ chương 3 đến chương 4 Bùi Thuận Yến: chương 5 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM ................................................................................................................................. 1 1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam ..................................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................................... 6 1.2. Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam .......................................... 7 1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự Việt Nam .................................... 8 1.4. Nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................................... 8 2. Vai trò, nhiệm vụ và sự phát triển của luật thi hành án dân sự Việt Nam (tự học) ................. 9 3. Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự và xã hội hoá thi hành án dân sự. ............................... 9 3.1. Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam............................................................ 9 3.2. Xã hội hoá thi hành án dân sự (tự học)........................................................................ 11 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án và thẩm quyền thi hành án dân sự ....................................... 11 4.1. Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự .......................................................................... 11 4.2. Thẩm quyền thi hành án dân sự .................................................................................. 12 5. Các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................. 13 5.1. Khái niệm .................................................................................................................. 13 5.2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam. ...................... 13 CHƯƠNG 2 : CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ....... 15 1. Cơ quan thi hành án dân sự ............................................................................................... 15 1.1Khái niệm và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự ....................................................... 15 1.2 Nhiệm vụ và các quyền hạn của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự .......................... 15 2. Chấp hành viên và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự .................................................. 18 2.1Chấp hành viên ............................................................................................................ 18 2.2 Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ........................................................................ 18 3.Đương sự và người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự .................................... 19 3.1Đương sự ..................................................................................................................... 19 3.2Người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự .................................................. 20 4Cơ quan, tổ chức khác trong thi hành án dân sự (tự học) ...................................................... 20 4.1Toà án, trọng tài và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh .................................................. 20 4.2Uỷ ban nhân dân các cấp .............................................................................................. 20 4.3Thừa phát lại ................................................................................................................ 20 4.4Tổ chức thẩm định giá .................................................................................................. 20 CHƯƠNG 3 : THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................. 22 1Cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định dân sự của tòa án .................................... 22 1.1.Cấp và chuyển giao bản án, quyết định dân sự của tòa án ............................................ 22 1.2.Giải thích bản án, quyết định dân sự của tòa án ........................................................... 22 2.Yêu cầu thi hành án và nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự .............................................. 22 2.1.Yêu cầu thi hành án dân sự .......................................................................................... 23 2.2.Nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự........................................................................... 23 3.Ra quyết định thi hành án, chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án và ủy thác thi hành án dân sự ................................................................................................................................... 24 3.1.Ra quyết định thi hành án dân sự ................................................................................. 24 3.2.Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự ...................................................... 25 3.3.Ủy thác thi hành án dân sự .......................................................................................... 26 a. Nguyên tắc uỷ thác (điều 55 LTHADS) ................................................................................. 26 b. Thẩm quyền và thủ tục uỷ thác thi hành án dân sự (điều 56 LTHADS) .................................. 26 4
  5. 4.Thông báo và xác minh thi hành án dân sự ......................................................................... 26 4.1.Thông báo thi hành án dân sự ...................................................................................... 26 4.2.Xác minh điều kiện thi hành án dân sự ........................................................................ 27 5.Áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự .......................................................................... 29 5.1.Áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án dân sự ......................................................... 29 5.2.Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ........................................................ 29 6.Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự và trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự 30 6.1.Hoãn thi hành án dân sự .............................................................................................. 30 6.2.Tạm đình chỉ thi hành án dân sự .................................................................................. 31 6.3.Đình chỉ thi hành án dân sự ......................................................................................... 32 6.4.Trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự ......................................................................... 33 7.Bảo quản tài sản thi hành án, thanh toán tiền thi hành án, kết thúc thi hành án và xác nhận kết quả thi hành án dân sự ........................................................................................................... 33 7.1.Bảo quản tài sản thi hành án ........................................................................................ 33 7.2.Thanh toán tiền thi hành án ......................................................................................... 33 7.3.Kết thúc thi hành án dân sự ......................................................................................... 33 7.4.Xác nhận kết quả thi hành án dân sự ............................................................................ 33 8.Xử lý tài sản tịch thu và tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự .................................. 33 8.1.Xử lý tài sản tịch thu ................................................................................................... 33 8.2.Tiêu hủy vật chứng, tài sản.......................................................................................... 33 CHƯƠNG 4 : CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................................................................................... 35 1.Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ................................................................................ 35 1.1.Khái niệm và ý nghĩa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự........................................ 35 1.2.Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự .................................................................. 35 c. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản ............ 36 2.Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ............................................................................. 37 2.1.Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp cưỡng chê thi hành án dân sự .............................. 37 2.2.Các nguyên tắc áp dung các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ........................... 38 2.3.Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ................................................................ 39 Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................................... 43 CHƯƠNG 5 : KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHÁNG NGHỊ VÀ XỬ LÍ VI PHẠM VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ............................................................................................................................. 44 1. Khiếu nại về thi hành án dân sự ......................................................................................... 44 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự............................................ 44 2. Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự ................................................................... 45 3. Thời hiệu khiế nại thi hành án dân sự ................................................................................ 46 4. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự ......................................................................... 46 5
  6. CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM 1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam 1.1. Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Toà án được thực hiện. Nếu như kết quả hoạt động xét xử là đưa ra phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xem xét các tình tiết xảy ra, thì kết quả của thi hành án làm cho các phán quyết đó được thực hiện trong thực tế. Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Toà án đã có phán quyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạt các hành vi phạm tội. Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền thi hành án. Theo nghĩa chung nhất, thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân sự của toà án. Theo nghĩa một thuật ngữ pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về thi hành án dân sự: - Ý kiến thứ nhất, cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính, bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành, chấp hành. Mà điều hành, chấp hành là đặc trưng của hoạt động hành chính. Hơn nữa thi hành án dân sự ở nước ta lại không do toà án – cơ quan tư pháp thực hiện. - Ý kiến thứ hai lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính – tư pháp vì thi hành án dân sự là một dạng hoạt động chấp hành điều hành quyết định của cơ quan tư pháp – toà án. - Ý kiến thứ ba lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, độc lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện. + Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành dán dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử là tiền đề của thi hành án dân sự, thi hành án dân sự lại là sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử. + Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự. Thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… thông qua thi hành án dân sự, người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản. + Thi hành án dân sự mang tính độc lập – đặc trưng của hoạt động tư pháp. Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự 6
  7. và chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự. + Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - cơ quan tư pháp thực hiện. Đối tượng của thi hành án dân sự trước hết là các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, sau đó là các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự, hành chính của toà. Điều 1 LTHADS năm 2008 quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài, được toà án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có lien quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định của cơ quan tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật quy định cụ thể những vấn đề liên quan để thi hành án dân sự như thời hiệu yêu cầu thi hành án, thẩm quyền thi hành án, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thi hành án, trình tự thủ tục thi hành án, thụ lí đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, khiếu nại, tố cáo, và kháng nghị về thi hành án… Trong thi hành án dân sự, các cơ quan nhà nước không xem xét lại vụ viêc dân sự, không ra quyết định giải quyết lại vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hỗ trợ thực hiện các quyết định, bản án dân sự được đưa ra thi hành. Do đó, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức phát sinh trong quá trình thu hành án dân sự có thể thành một ngành luật- luật thi hành án dân sự. Luật thi hành án dân sự Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. 1.2. Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự. Một số đặc trưng cơ bản: - Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự, từ khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu thi hành án dân sự đến khi kết thúc thi hành án. - Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự có tác dụng trực tiếp đối với việc thi hành bản án, quyết định được đưa ra thi hành. 7
  8. - Một bên chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự là cơ quan thi hành án dân sự còn bên kia là đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự có thể chia thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các đương sự. - Nhóm 2: các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cá nhân, cơ quan và tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự. - Nhóm 3: các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với toà án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và viện kiểm sát. Trong các nhóm đối tượng trên thì nhóm quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các đương sự mang tính phổ biến, bởi đương sự là người có quyền hoặc nghĩa vụ thi hành án dân sự còn cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thi hành án dân sự. Để đảm bảo việc thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn, boả vệ được lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước hết pháp luật phải điều chỉnh quan hệ này. 1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự Việt Nam Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự Việt Nam là tổng thể những cách thức mà luật thi hành án dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Luật thi hành án dân sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự bằng hai phương pháp là mệnh lệnh và định đoạt. - Phương pháp mệnh lệnh: Nó quy định địa vị pháp lý cho các cơ quan thi hành án dân sự hoàn toàn khác với địa vị pháp lý của các chủ thể khác. Các chủ thể khác phải phục tùng cơ quan thi hành án dân sự. Quyết định của cơ quan thi hành án dân sự đưa ra trong quá trình thi hành án buộc các chủ thể phải thực hiện hoặc bị cưỡng chế thực hiện. Nếu không có sự can thiệp của cơ quan thi hành án thì nhiều trường hợp việc thi hành án dân sự không thể thực hiện được. Ngoài ra để các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình thì các cơ quan này phải có những quyền lực pháp lý nhất định với các chủ thể khác, từ đó họ mới có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án. - Phương pháp định đoạt: Trong quá trình thi hành án dân sự các đương sự vẫn được quyền tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của họ và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Khi bản án, quyết định dân sự được thi hành, các đương sự có quyền tự quyết định việc thi hành án dân sự như yêu cầu đương sự bên kia hoặc cơ quan thi hành án thi hành. Trong quá trình thi hành án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng, thoả thuận việc thi hành án, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa. 1.4. Nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam Nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các 8
  9. quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, toà án, viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia vào quá trình thi hành án dân sự. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay bao gồm: - Hiến pháp: Hiện nay, hiến pháp 1992 là nguồn quan trọng của Luật thi hành án dân sự Việt Nam. Nó có các quy định về nguyên tắc thi hành án dân sự như quy định về hiệu lực của bản án, quyết định (điều 136), quy định về kiểm sát các hoạt động thi hành án dân sự (điều 137)… Trên cơ sở các quy định này, các văn bản pháp luật thi hành án dân sự quy định cụ thể về thời hiệu, thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong thi hành án dân sự và trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. - BLTTDS: từ điều 275 đến điều 283 quy định các vấn đề về thi hành án dân sự như các bản án, quyết định được thi hành, căn cứ thi hành án dân sự, quyền yêu cầu thi hành án dân sự, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc thi hành án dân sự, việc cấp, chuyển giao bản án, quyết định, thời hiệu thi hành án dân sự… Đây là các quy định mang tính chất chung, nguyên tắc về thi hành án dân sự. Vì thế, BLTTDS là một nguồn quan trọng của Luật thi hành án dân sự. - LTCTAND, LTCVKSND: có một số quy định mang tính nguyên tắc về thi hành án dân sự như quy định về hiệu lực của bản án, quyết định (điều 12 LTCTAND), quy định về kiểm sát các hoạt động thi hành án dân sự (điều 23, điều 24 LTCVKSND). - LTHADS: là văn bản quy định trực tiếp và hệ thống tất cả các vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự nhưu đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc thi hành án dân sự, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cyar các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án dân sự, thẩm quyền thi hành án dân sự, thủ tục thi hành án dân sự… Vì thế, đây là nguồn quan trọng và cơ bản nhất của luật thi hành án dân sự Việt Nam. - Nghị quyết của quốc hội, nghị định của chính phủ, quyết định của thủ tướng, thông tư của các bộ cũng là nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam. Nó là những văn bản hướng dẫn thi hành LTHADS. 2. Vai trò, nhiệm vụ và sự phát triển của luật thi hành án dân sự Việt Nam (tự học) 3. Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự và xã hội hoá thi hành án dân sự. 3.1. Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự a. Khái niệm: Quá trình thi hành án dân sự có sự tham gia của nhiều chủ thể. Để đảm bảo được việc thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn, Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự. Từ đó, các quan hệ này trở thành các quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. 9
  10. Như vậy, quan hệ pháp luật thi hành án dân sự là quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, toà án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, viện kiểm sát, các đương sự, người đại diện của đương sự, tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự và được các quy phạm pháp luật thi hành án dân sự điều chỉnh. b. Đặc điểm: - Quan hệ thi hành án dân sự phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự và do luật thi hành án dân sự điều chỉnh. Việc thi hành án dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa cơ quan thi hành án dân sự, toà án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, viện kiểm sát, các đương sự, người đại diện của đương sự, tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự. Các quan hệ này được các quy phạm pháp luật thi hành án dân sự điều chỉnh nên trở thành quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế có một số quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự nhưng không thuộc đối tượng điều chỉnh của LTHADS mà thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính nên không phải là quan hệ pháp luật thi hành án dân sự điều chỉnh, ví dụ quan hệ giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc công chứng, chứng thực việc uỷ quyền, bản sao giấy tờ liên quan đến việc thi hành án… - Việc tham gia quan hệ thi hành án của nhiều chủ thể mang tính thụ động, bắt buộc. Trong một số trường hợp không phải chủ thể nào cũng tự nguyện tham gia vào quá trình thi hành án. Vì thế để quá trình thi hành án được diễn ra một cách hiệu quả thì pháp luật thi hành án quy đnhj một số chủ thê bắt buộc phải tham gia quá trình thi hành án. Vì thế một số chủ thể tham gia vào quá trình thi hành án mang tính thụ động và bắt buộc. - Cơ quan thi hành án dân sự thường là một bên của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. - Trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự các chủ thể khác đều phải phục tùng cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự là chủ thể pháp luật quy định được thực hiện quyền lực của Nhà nước để tổ chức thi hành án dân sự nêu trong thi hành án dân sự, các chủ thể khác đều phải phục tùng và chấp hành quyết định của cơ quan thi hành án dân sự. 3.1.2. Thành phần của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự - Chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Bao gồm: cơ quan thi hành án dân sự, toà án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, viện kiểm sát, các đương sự, người đại diện của đương sự, tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự. Có thể chia thành ba nhóm; + Nhóm các chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tổ chức, kiểm sát thi hành án dân sự như cơ quan thi hành án dân sự, toà án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, viện kiểm sát. + Nhóm các chủ thể tham gia thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác như đương sự, người đại diện của đương sự. 10
  11. + Nhóm các chủ thể tham gia thi hành án dân sự có tính chất hỗ trợ cơ quan thi hành án dân sự trong việc tổ chức thi hành án dân sự như người định giá tài sản, uỷ ban nhân dân các cấp, người được giao giữ tài sản kê biên để thi hành án dân sự. - Khách thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Khách thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự là việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong các bản án, quyết định được đưa ra thi hành. Nó là cái mà các chủ thể mong muốn đạt được và là động lực thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ. Tuy nhiên, yếu tố tài sản, lợi ích vật chất không mang tính quyết định đối với việc tham gia quan hệ pháp luật thi hành án dân sự của các chủ thể. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ trong thi hành án dân sự do pháp luật quy định là động lực chính thức đẩy các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. - Nội dung của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Nội dung của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự bao gồm toàn bộ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Pháp luật thi hành án dân sự quy định cho mỗi chủ thể các quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong đó, các quyền và nghĩa vụ của cơ quan thi hành án có tính chất đặc biệt, nó là chủ thể duy nhất được nhà nước trao cho quyền lực cần thiết để tổ chức thi hành án dân sự. Để đảm bảo việc thi hành án dân sự được nhanh chóng, đúng đắn thì các chủ thề phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo đúng quy định của pháp luật. 3.2. Xã hội hoá thi hành án dân sự (tự học) 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án và thẩm quyền thi hành án dân sự 4.1. Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự 4.1.1. Khái niệm Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là thời hạn do pháp luật quy định cho người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án dân sự. Bản chất của thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là việc Nhà nước giới hạn quyền yêu cầu thi hành án dân sự của đương sự trong thời hạn nhất định. Nó chỉ đặt ra với phần bản án, quyết định thi hành theo yêu cầu của đương sự. - Ý nghĩa của thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự; + Bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án. Căn cứ vào thời hiệu do pháp luật quy định, đương sự có quyền lựa chọn thời điểm thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình để yêu cầu thi hành án. + Bảo đảm tổ chức thi hành án thuận lợi. Quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án thì các đương sự chỉ được quyền yêu cầu thi hành án trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn đó họ không có quyền yêu cầu thi hành án nữa. Điều này 11
  12. đảm bảo được việc có những trường hợp xét xử đã lâu đương sự mới yêu cầu thi hành án, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự. - Cơ sở pháp lý: điều 30 LTHADS và điều 2 nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/9/2009. Theo đó thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự như sau: + Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. + Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án. +Đối với phần bản án, quyết định về hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí…không áp dụng thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự. 4.1.2 Khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự: Trong trường hợp do xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngịa khách quan nên đương sự yêu cầu thi hành án quá hạn thì phải chấp nhận vì họ không có lỗi và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngại khách quan đều không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự. Cơ sở pháp lý: khoản 3 điều 30 LTHADS và khoản 2, khoản 3 điều 2 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/9/2009. Theo đó, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngại khách quan nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì đương sự có quyền gửi đơn đề nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án dân sự xem xét cùng với các tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Khi nhận được đơn đề nghị khôi phục thời hiệu thi hành án dân sự, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải xem xét lý do của việc yêu cầu thi hành án dân sự quá hạn. Nếu có căn cứ khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định chấp nhận yêu cầu thi hành án dân sự quá hạn. 4.2. Thẩm quyền thi hành án dân sự 4.2.1. Thẩm quyền thi hành án dân sự theo lãnh thổ - Việc phân định thẩm quyền thi hành án dân sự theo lãnh thổ nhằm mục đích tránh sự chồng chéo trong việc tổ chức thi hành án dân sự giữa các cơ quan thi hành án cùng cấp, bảo đảm hiệu quả thi hành án. - Cơ sở xác định thẩm quyền thi hành án dân sự teo lãnh thổ: Nơi nào cơ quan thi hành án dân sự có điều kiện tổ chức thi hành án tốt thì cơ quan thi hành án dân sự nơi đó có quyền ra quyết định thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự. - Cơ sở pháp lý: điều 35 LTHADS; thẩm quyền thi hành án dân sự theo lãnh thổ thuộc cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi toà án có trụ sở đã giải quyết sơ thẩm vụ việc hoặc cơ quan thi hành án dân sự được uỷ thác. 4.2.2. Thẩm quyền thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án các cấp Là thẩm quyền thi hành án dân sự xác định theo các cấp cơ quan thi hành án dân sự. Việc phân định thẩm quyền thi hành án dân sự giữa các cấp nhằm mục 12
  13. đích tránh sự chồng chéo trong việc tổ chức thi hành án dân sự giữa các cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới và cấp trên. Cơ sở: điều 35 LTHADS: Việc phân định thẩm quyền thi hành án dân sự giữa các cấp căn cứ vào tính chất đơn giản hay phức tạp của việc thi hành mỗi bản án quyết định. 5. Các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam 5.1. Khái niệm Nguyên tắc của luật thi hành án dân sự là những tư tưởng pháp lý cơ bản, phản ánh quan điểm của đảng, nhà nước ta về thi hành án dân sự, xuyên suốt các quy pham pháp luật thi hành án dân sự, quyết định toàn bộ kết cấu của quy trình thi hành án dân sự và thể hiện đặc trưng của thi hành án dân sự. Các nguyên tắc của luật thi hành án dân sự là những quy phạm pháp luật – quy phạm pháp luật chung về thi hành án dân sự do nhà nước đặt ra. Căn cứ vào các quy phạm chung này, nhà nước xây dựng và ban hành các quy phạm cụ thể về thi hành án dân sự. 5.2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam. a. Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định b. Nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương sự c. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người có quyền, nghĩa vụ liên quan d. Nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự e. Nguyên tắc kết hợp biện pháp tự nguyện và cưỡng chế thi hành án g. Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên. h. Nguyên tắc thoả thuận thi hành án dân sự i. Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong thi hành án dân sự j. Nguyên tắc giám sát hoạt động thi hành án dân sự k. Nguyên tắc kiểm soạt hoạt động thi hành án dân sự 13
  14. Câu hỏi ôn tập: 1. Đối tượng điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự là như thế nào? 2. Luật thi hành án dân sự điều chỉnh bằng những phương pháp gì? 3. Phân tích đặc điểm của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự? 4. Nêu và phân tích thẩm quyền thi hành án dân sự theo lãnh thổ, theo cấp? 5. Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định? 6. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương sự? 7. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người có quyền, nghĩa vụ liên quan. 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS cấp tỉnh theo quy định của LTHADS 2008? 9. Quy định của Luật THADS 2008 về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan THA cấp quân khu? 10. Quy định của Luật THADS 2008 về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan THA cấp huyện? 14
  15. CHƯƠNG 2 : CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1. Cơ quan thi hành án dân sự 1.1 Khái niệm và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự - Khái niệm: Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thi hành các bản án, quyết định dân sự. Theo các điều từ 13 đến điều 16 LTHADS hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự chịu sự quản lý, chỉ đạo thống nhất của chính phủ, bộ tư pháp, và bảo đảm sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân các cấp. Tuy vậy, hoạt động của của các cơ quan thi hành án có tính độc lập tương đối nhằm đảm bảo nghiêm chỉnh thi hành các bản án, quyết định được thi hành. - Hệ thống tổ chức: Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án dân sự gồm có: cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh (còn gọi là cục thi hành án tỉnh, trực thuộc tổng cụ thi hành án dân sự), cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện (gọi là chi cục thi hành án dân sự huyện) và cơ quan thi hành án cấp quân khu (điều 13 LTHADS). + Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh: thủ trưởng cơ quan thi hành án, phó thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên thi hành án, thẩm tra viên chính thi hành án, thư kí thi hành án và các chức danh khác. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ tư pháp về tổ chức, cán bộ, công chức kinh phí, nghiệp vụ; chịu sự quản lý, chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định tại điều 14 LTHADS. + Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: thủ trưởng cơ quan thi hành án, phó thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên thi hành án, thẩm tra viên chính thi hành án, thư kí thi hành án và các chức danh khác. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc và chịu sự quản lý,chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh về kinh phí và nghiệp vụ; chịu sự quản lý, chỉ đạo của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại điều 16 LTHADS. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Cơ quan thi hành án dân sự địa phương được thành lập ở hai cấp, trên cơ sở địa giới hành chính, nên số lượng phụ thuộc vào số lượng các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện. + Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương gồm: thủ trưởng cơ quan thi hành án, phó thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên thi hành án, thẩm tra viên chính thi hành án, thư kí thi hành án và cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án. Cơ quan thi hành án cấp quân khu chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ quốc phòng và tư lệnh quân khu theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án quân khu được thành lập ở mỗi quân khu, hiện nay cả nước có 9 thi hành án cấp quân khu. 1.2 Nhiệm vụ và các quyền hạn của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự 15
  16. 1.2.1 Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp tỉnh (điều 14) - Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại khoản 2 điều 35 LTHADS. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trực tiếp thực hiện thi hành các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành do toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn xét xử sơ thẩm, các quy định của trọng tài thương mại và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác uỷ thác theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án cấp tỉnh trực tiếp thụ lý, ra các quyết định cần thiết trong quá trình thi hành án, giáo dục thuyết phục người thi hành án tự nguyện thi hành án, tổ chức áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. - Chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án cho chấp hành viên, công chức khác của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trên địa bàn. + Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. + Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự - Quản lý công tác thi hành án dân sự, tổ chức cán bộ, tài chính, chế độ kiểm tra, báo cáo thống kê và các công tác khác trong phạm vi tỉnh. + Theo dõi và nắm bắt số lượng án, quá trình giải quyết án, tiến độ giải quyết án của các cơ quan thi hành án cấp huyện; kiểm tra định kỳ, đọt xuất hoặc kiểm tra theo yêu cầu đối với công tác thi hành án vụ việc cụ thể của cơ quan thi hành án cấp huyện, theo dõi, đánh giá hoạt động của chấp hành viên, cán bộ cơ quan thi hành án cấp huyện. + Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục báo cáo hội đồng tuyển chọn chấp hành viên xem xét, tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự địa phương. + Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự và thực hiện chỉ đạo ủa uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tạo điều 173 LTHADS, nghị định của chính phủ và hướng dẫn của Bộ tư pháp. Theo đó, định kí hàng tháng, hàng quý, các thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh phải báo cáo giám đốc sở tư pháp công tác thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. + Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật thông qua hoạt động kiểm tra chỉ đạo hoạt động tài chính thu, chi thi hành án. - Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan công an trong việc lập, xét hồ sơ đề nghị xét miễn giảm chấp hành 16
  17. hình phạt tù, và đặc xá cho người cí nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù. 1.2.2 Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp huyện (điều 16) - Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của toà án theo quy định tại khoản 1 điều 35 LTHADS và các quyết định khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thực hiện thi hành các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành do toà án cấp huyện trên cùng địa bàn xét xử sơ thẩm, các quy định của trọng tài thương mại và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác uỷ thác theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án cấp huyện trực tiếp thụ lý, ra các quyết định cần thiết trong quá trình thi hành án, giáo dục thuyết phục người thi hành án tự nguyện thi hành án, tổ chức áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. - Giải quyết khiếu nại về thi hành án đối với các quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan thi hành án cấp huyện theo quy định tại khoản 1 điều 142 LTHADS. - Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự trược hội đồng nhân dân khi có yêu cầu và thực hiện sự chỉ đạo thi hành án của uỷ ban nhân dân huyện theo quy định tại điều 174 LTHADS. - Quản lý cán bộ, cong chức của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật - Thực hiện chế độ tài chính, quản lý cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động được giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ uqn thi hành án cấp tỉnh - Thực hiện công tác thi đua trong đơn vị - Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự 1.2.3 Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu (điều 15) - Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của toà án theo quy định tại khoản 2 điều 35 LTHADS. - Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luạt và bộ quốc phòng. - Giải quyết khiếu nại về thi hành án thuộc thẩm quyền - Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu. - Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm chấp hành hình phát tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự - Giúp tư lệnh quân khu và tương đương chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan liên quan trong việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp. 17
  18. 2. Chấp hành viên và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự 2.1 Chấp hành viên 2.1.1 Khái niệm Chấp hành viên là người được nhà nược giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành Chấp hành viên là công chức nhà nước, là người được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chấp hành viên được Bộ trưởng bộ tư pháp bổ nhiệm suốt đời theo ba ngạch: chấp hành viên cơ sở, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp. 2.1.2 Tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức chấp hành viên - Tiêu chuẩn (điều 18 LTHADS): +Công dân Việt Nam, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, trình độ cử nhân luật trở lên, được đào tạo nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm việc trong công tác luật pháp theo quy định tại điều 18 LTHADS + Đủ tiêu chuẩn tại điều 18 LTHADS, có thời gian công tác pháp luật từ 3 năm trở lên, trúng tuyển ký thi tuyển chấp hành viên sơ cấp được tuyển làm chấp hành viên sơ cấp + Đủ tiêu chuẩn tại điều 18 LTHADS, có thời gian làm cháp hành viên sơ cấp từ 5 năm trở lên, trúng tuyển ký thi tuyển chấp hành viên trung cấp được tuyển làm chấp hành viên trung cấp + Đủ tiêu chuẩn tại điều 18 LTHADS, có thời gian làm chấp hành viên trung cấp từ 5 năm trở lên, trúng tuyển ký thi tuyển chấp hành viên cao cấp được tuyển làm chấp hành viên cao cấp - Việc bổ nhiệm chấp hành viên: Chấp hành viên do Bộ trưởng bộ tư pháp xem xtes bổ nhiệm trên cơ sở các tiêu chuẩn của chấp hành viên. - Việc miễn nhiệm và cách chức chấp hành viên + Đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác. + Do hoàn cảnh gia đình, sức khoả không đảm bảo, năng lực chuyên môn không đảm bảo… Bộ trưởng bộ tư pháp xem xét miễn nhiệm chức danh chấp hành vien theo quy định (khoản 2 điều 19 LTHADS) Chấp hành viên có thể bị cách chức nếu người đó vi pahmj các quy định về nghĩa cụ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức của người chấp hành viên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2.1.3 Quyền hạn và nghĩa vụ của chấp hành viên (tự học) 2.2 Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự 2.2.1Khái niệm Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự là người đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự, tổ chưucs và chịu trách nhiệm về việc thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được bổ nhiệm trong số các chấp hành viên. 18
  19. 2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn - Ra quyết định thi hành án dân sự - Quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức thi hành án - Yêu cầu toà án đã ra bản án, quyết định, trọng tài và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ra quyết định giải thích về những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định. - Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu có căn cứ cho thấy có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự hoặc có tình tiết mới. - Trả lời kiến nghị, kháng nghị của viện kiểm sát; giải quyết khiếu naik tố cáo về thi hành án - Báo cáo công tác thi hành án trước cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và uỷ ban nhân dân cùng cấp. 3. Đương sự và người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự 3.1 Đương sự 3.1.1 Khái niệm Đương sự trong thi hành án dân sự là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thi hành án dân sự, tham gia vào quá trình thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đương sự trong thi hành án dân sự bao gồm người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự. - Người được thi hành án là cá nhân, tổ chức được hưởng quyền và lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Thông thường họ là nguyên đơn, người yêu cầu và người có quyền trong vụ việc dân sự, người bị hại trong vụ án hình sự - Người phải thi hành án là cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ thi hành các bản án, quyết định được thi hành. Họ là bị đơn, người bị yêu cầu và người có quyền nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, bị cáo trong vụ án hình sự. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự là cá nhân, tổ chức có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thi hành án. Khi tham gia vào quá trình thi hành án các đương sự có quyền tự định đoạt quyền lợi của mình. 3.1.2 Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong thi hành án dân sự 3.1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án - Được gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu hoăc uỷ quyền cho người khác yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án - Có quyền được nhận hoặc thông bào về các quyết định thi hành án. - Thoả thuận với người phải thi hành án về loại tài sản, thời gian, phương thức thi hành án, đình chỉ thi hành án, chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án cho người thứ ba 19
  20. - Có quyền yêu cầu chấp hành viên áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án - Khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật - Yêu cầu thay đổi chấp hành viên nếu có lí do theo quy định của pháp luật - Có nghĩa vụ xuất trình bản án, quyết định và các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cơ quan thi hành án - Có nghĩa vụ xác minh, chứng minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án - Nộp tiền tạm ứng chi phí thi hành án, lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án. - Phải nhận đủ, đúng tài sản thi hành án. 3.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án -Có một số quyền hạn giống với quyền hạn của người được thi hành án - Được xét miễn giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật - Được xét miễn giảm, tha tù trước thời hạn căn cứ vào mức độ thi hành án - Thi hành đầy đủ kịp thời bản án, quyết định của toà án, uyết định của trọng tài, quyết định thi hành án - Khai báo trung thực tài sản, cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình - Chịu lệ phí, chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định pháp luật. 3.1.2.3Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Được thông báo, chứng kiến kê biên bán đấu giá tài sản - Khiếu nại quyết định của cơ quan thi hành án, tố cáo hành vi trái pháp luật của chấp hành viên, cán bộ thi hành án trong thi hành án - Khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan thi hành án. - Thực hiện đúng quyết định của cơ quan thi hành án 3.2 Người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự Người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự là người tham gia và quá trình thi hành án dân sự thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. - Người đại diện theo pháp luật là người tham gia vào quá trình thi hành án đương nhiên theo quy đinh của pháp luật được thay mặt đương sự trong thi hành án - Người đại diện theo uỷ quyền là người tham gia thi hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo sự uỷ quyền của đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự 4 Cơ quan, tổ chức khác trong thi hành án dân sự (tự học) 4.1 Toà án, trọng tài và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh 4.2 Uỷ ban nhân dân các cấp 4.3 Thừa phát lại 4.4 Tổ chức thẩm định giá 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2