Giáo trình Thi hành án hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
lượt xem 138
download
Với phần 2 cuốn giáo trình, nội dung của luật thi hành án hình sự được ghi rõ hơn ở các chương sau: Thi hành hình phạt tử hình, hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất, án theo, hình phạt bổ sung và biện pháp tư pháp hình sự, thi hành án hình sự và vấn đề tái hòa nhập cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thi hành án hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
- CHƯƠNG 7 THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ HÌNH PHẠT TÙ 1. BẢN CHẤT, NỘI DUNG CỦA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ HÌNH PHẠT TÙ 1.1. Bản chất, nội dung của hình phạt tử hình Tử hình được coi là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt. Hình phạt tử hình chỉ áp dụng nhằm trừng trị và phòng ngừa tội phạm mà không có tác dụng cải tạo, giáo dục người phạm tội. Do ảnh hưởng của nguyên tắc nhân đạo, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng thu hẹp. Nếu tính tại thời điểm năm 1989, có 35 nước bãi bỏ hình phạt này. Đến năm 1999, con số này đã tăng lên gần 80 nước. Những nước còn duy trì loại hình phạt này chủ yếu là các nước Châu Á, Châu Phi và 38/51 bang thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, vấn đề vẫn còn giữ và áp dụng hình phạt tử hình được cho là vẫn cần thiết cho công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm trong diễn biến phức tạp trên mọi lĩnh vực của đất nước. Nguyên nhân: Một là, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và những hình phạt khác không đủ khả năng để bảo đảm công lý. Hai là, mức độ cần thiết của yêu cầu phòng ngừa tội phạm nói chung (cần có sự trợ giúp của hình phạt tử hình). Ba là, áp dụng hình phạt tử hình không mẫu thuẫn với nguyên tắc nhân đạo của nước CHXHCNVN trong sự đánh giá mối tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội bị áp dụng hình phạt tử hình với lợi ích của công dân khác và xã hội. Việc duy trì áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta hiện nay mang tính cần thiết khách quan và có thể được thay đổi về nội dung và hình thức theo chủ trương chính sách hình sự của Đảng và nước ta qua từng thời kỳ. Cùng với công cuộc cải cách tư pháp và đổi mới công tác thi hành án nói chung, việc đổi mới tổ chức thi hành hình phạt tử hình và hạn chế án tử hình được Bộ Chính trị xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Theo nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị chỉ rõ hai nội dung cần được xem xét trong lĩnh vực án tử hình là: Đổi mới tổ chức thi hành án tử hiình và hạn chế án tử hình trong Tư pháp Hình sự. Việc hạn chế hình phạt tử hình thông qua nhiều hình thức khác nhau: Loại bỏ áp dụng hình phạt tử hình đối với loại tội nào đó; thay đổi điều kiện áp dụng hình phạt tử hình theo hướng có lợi cho người bị kết án; thủ tục, trình tự thi hành hình phạt tử hình chặt chẽ, hạn chế đến mức tối đa khả năng đưa bản án tử hình ra thi hành… 1.2. Bản chất, nội dung của hình phạt tù Hình phạt tù thực chất là tước một số quyền tự do, giam giữ người bị kết án phạt tù tại trạm giam, cách ly người đó khỏi môi trường xã hội bình thường để thực hiện các mục đích của hình phạt và bảo đảm công lý, công bằng xã hội, cải tạo, giáo dục người 51
- phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Trong hệ thống hình phạt, hình phạt tù có hai loại: tù có thời hạn và tù không thời hạn (tù chung thân). Tù có thời hạn là hình phạt lâu đời nhất và phổ biến nhất. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời gian nhất định, cách ly người đó ra khỏi môi trường xã hội bình thường để giáo dục và cải tạo họ. Tù chung thân là hình phạt tù giam không thời hạn hay còn gọi là suốt đời. Tù chung thân chỉ được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức áp dụng hình phạt tử hình. Tù chung thân không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Trình tự thủ tục thi hàn hình phạt tù chung thân về cơ bản giống với trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tù có thời hạn. 2. THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ HÌNH PHẠT TÙ 2.1. Thi hành hình phạt tử hình Điều 3 Khoản 4 Luật thi hành án Hình sự quy định: “Thi hành án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quy định của Luật này”. Việc quy định và áp dụng hinìh phạt tử hình theo xu hướng chung là càng thu hẹp và hạn chế cho đến khi có thể thay thế hoàn toàn. Hiện nay, hình phạt tử hình chỉ còn được quy định đối với 7/13 tội thuộc chương Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, gồm các tội quy định ở các Điều luật sau: Đ78, Đ 79, Đ 80, Đ 82, Đ 84, Đ 85; 3/29 tội thuộc Chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, gồm các tội quy định ở các Điều luật sau: Đ152, Đ157, Đ18; 3/11 tội thuộc chương Các tội phạm về ma tuý, gồm các tội quy định ở các Điều luật sau: Đ193, Đ194, Đ197; 2/55 tội được thuộc chương Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, gòm các tội được quy định ở các điều luật sau: Đ221, Đ 231; 3/14 tội thuộc chương Các tội p hạm về chức vụ, gồm các tội được quy định ở các điều luật sau: Đ278. Đ279, Đ289; 3/26 tội thuộc chương Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, gồm các tội được quy định ở điều luật sau: Đ 316, Đ 322, Đ 334; ¾ tội thuộc chương Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm xâm phạm chiến tranh, gồm các tội được quy định ở các điều luật sau: Đ 341, Đ 342, Đ 343. Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Nghiêm cấm áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội hoặc đối với người phạm tội là phụ nữ đang có thai, hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (Đ35 BLHS 1999 đã sửa đổi bổ sung); Việc hạn chế thi hành hình phạt tử hình được thể hiện ở thủ tục nghiêm ngặt vể thủ tục thi hành án tử hình, cụ thể được quy định tại Đ 258, Đ259 BLTTHS về kiểm tra lại bản án tử hình, trình tự gửi đơn xin ân giảm và xét đơn xin ân giảm và điều kiện thi hành án tử hình, ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, thủ tục trước khi thi hành án, các trường hợp hoãn thi hành án tử hình, hình thức thi hành hình phạt tử hình, lập biên bản về việc thi hành án. Tất cả án tử hình phải tuân thủ nghiêm ngặt những trình tự thủ tục trên. Luật thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011; quy định riêng một chương về thi hành án tử hình. Chương IV Luật thi hành án hình sự gồm 07 điều luật quy định từ Điều 54 đến Điều 60. 52
- Điều 54 quy định cụ thể về quyết định thi hành án tử hình, theo đó Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Toà án đã ra quyết định thi hành án phải gửi quyết định cho các cơ quan hữu quan có liên quan. Điều 55 quy định về quyết định thành lập hội đồng thi hành án tử hình, theo đó ngay khi có quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cử đại diện tham gia Hội đồng thi hành án tử hình. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng. Điều 56 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình và Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình. Theo đó, Hội đồng thi hành án tử hình cso nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án; Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án; Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết; Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch; Thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự; Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình. Điều 57 quy định về chế độ quản lý giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi và nhận thư, nhận đồ vật, tiền mặt, gặp nhân thân, chăm sóc y tế, theo đó, chế độ quản lý giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi và nhận thư, nhận đồ vật, tiền mặt, gặp thân nhân, chăm sóc y tế đối với người bị kết án tử hình trong thời gian chờ thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về tạm giam. Đây là quy định thể hiện tinh thần nhân đạo của nước ta đối với người phạm tội chiụ lãnh án tử hình. Điều 58 quy định về các trường hợp được hoãn thi hành án tử hình và trình tự thủ tục thi hành việc hoãn thi hành án tử hình: Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp sau: Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự; Có lý do bất khả kháng; Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm. 53
- Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ tên, chức vụ của thành viên hội đồng thi hành án tử hình; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng thi hành án ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cấp quân khu. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản. Điều 59 quy định về hình thức và trình tự thi hành án tử hình. Điểm mới quy định về hình thức thi hành án tử hình đối với Luật thi hành án hình sự đó là thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Trước khi vị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại nhân thân. Điều 60 quy định về việc giải quyết xin nhận tử thi, hài cốt của người bị thi hành án tử hình. Điểm mới ở đây là trước khi thi hành án tử hình, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người chấp hành án có thể làm đơn nhận tử thi của người chấp hành án về để an táng. Trong trường hợp không được nhận tử thi hoặc thân nhân của người bị thi hành án không có đơn đề nghị được nhận tử thi về an táng thì cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cấp quân khu tổ chức việc an táng, sau 03 năm thân nhân có thể làm đơn nhận hài cốt. 2.2. Thi hành hình phạt tù Điều 3 Khoản 3 Luật thi hành án Hình sự quy định: “Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội”. Thi hành án phạt tù là buộc người bị kết án phạt tù phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong thời hạn được quyết định trong bản án. Đặc điểm của thi hành án phạt tù: Một là, hình phạt tù là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước vì đây là hoạt động của Nhà nước và người có thẩm quyền đưa những người bị áp dụng hình phạt tù đi chấp hành hình phạt tù tại trại giam và thực hiện các biện pháp cải tạo giáo dục nh.ằm giúp họ nhanh chóng trở thành người lương thiện, buộc họ phải chấp hành. Hai là, hoạt động thi hành hình phạt tù mang tính thủ tục pháp lý, thẩm quyền và trình tự thủ tục thi hành hình phạt tù do pháp luật quy định. Điều kiện thi hành hình phạt tù là điều kiện pháp lý cần và đủ để thực hiện hình phạt tù trong thực tế, bao gồm những điều kiện sau: Một là, bản án phạt tù của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Bản án của Toà án chỉ trở thành điều kiện thi hành hình phạt tù từ khi bản án đó tuyên hình phạt tù và khi bản án đó phát sinh hiệu lực pháp luật. Hai là, quyết định thi hành hình phạt tù. Bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật chỉ được thi hành khi có quyết định thi hành án của Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm hoặc của Chánh án toà án khác cùng cấp được uỷ thác ra quyết định thi hành án. Như vậy, bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành án là những điều kiện cần và đủ để thi hành hình phạt tù trên thực tế. 54
- Luật thi hành án hình sự 2010 dành một chương quy định về việc thi hành hình phạt tù, từ Điều 21 đến Điều 53. Điều 21 quy định cụ thể về nội dung quyết định thi hành án phạt tù. Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù và hình phạt bổ sung, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định thi hành án cho cá nhân, cơ quan hữu quan có liên quan sau đây: Người chấp hành án; Viện kiểm sát cùng cấp; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Trại tạm giam nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Sau khi gửi quyết định thi hành án phạt tù, các cơ quan phải tiến hành các thủ tục quy định tại Điều 22 LTHSNHS để thi hành quyết định thi hành án phạt tù. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng là hai cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án. Nếu quá thời hạn quy định mà người bị kết án phạt tù không có mặt, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án. Trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam, phạm nhân phải học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá, học nghề; phạm nhân được cung cấp thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước (Đ28 LTHAHS). Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khoẻ và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hoà nhập cộng đồng, được nghỉ lao động vào các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật; chế độ lao động được ưu tiên cho phạm nhân nữ và phạm nhân bị mắc bệnh (Điều 29 LTHAHS). Điều này thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với phạm nhân chấp hành án phạt tù. Những trường hợp đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tiến hành những thủ tục quy định rõ tại Điều 31 THAHS. “Điều 31. Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù 1. Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù như sau: a) Trại giam; trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; c) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu. 2. Cơ quan có thẩm quyền nơi phạm nhân đang chấp hành án quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định. 55
- 3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải xem xét, quyết định. 4. Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định.” Sau khi có quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Toà án ra quyết định tạm đình chỉ phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan hữu quan có liên quan. Trường hợp người được tạm đình chỉ bỏ trốn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt. Trường hợp người được tạm đình chỉ chết, sau khi nhận được thông báo từ các cơ quan có thẩm quyền, Toà án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án. Theo quy định tại Điều 36 LTHAHS, trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, có thành tích trong lao động hoặc lập công thì được khen thưởng, phạm nhân được khen thưởng thì được ưu tiên đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và đề nghị xét đặc xá theo quy định của pháp luật. Đồng thời Luật thi hành án hình sự cũng quy định xử lý phạm nhân vi phạm, trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế trại giam hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì bị kỷ luật. Luật thi hành án hình sự quy định rõ ràng chế độ ăn, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân. Chế độ ăn ở đối với phạm nhân (Điều 42 Luật thi hành án Hình sự); Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân (Điều 43 Luật thi hành án Hình sự); Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đối với phạm nhân (Điều 44 Luật thi hành án Hình sự); Chế độ gặp thân nhân, nhận quà của phạm nhân (Điều 46 Luật thi hành án Hình sự); Chế độ liên lạc của phạm nhân (Điều 47 Luật thi hành án Hình sự); Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân (Điều 48 Luật thi hành án Hình sự); Giải quyết trường hợp phạm nhân chết (Điều 49 Luật thi hành án Hình sự). Đối với thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên có những quy định thành một mục riêng (Mục 3). Khi phạm nhân đủ 18 tuổi thì chuyển phạm nhân sang thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục đối với người đã thành niên. Quy định về chế độ quản lý, giáo dục, học văn hóa, học nghề, lao động (Điều 51 Luật thi hành án Hình sự), theo đó phạm nhân thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và học nghề, được lao động ở khu vực riêng và phù hợp với độ tuổi; không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Chế độ ăn, mặc, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ và vui chơi giải trí được quy định tại Điều 52 Luật thi hành án Hình sự; Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân (Điều 53 Luật thi hành án Hình sự); CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Bản chất, nội dung của thi hành hình phạt tử hình? 2. Bản chất, nội dung của thi hành hình phạt tù? 3. Thi hành hình phạt tử hình theo pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam? 4. Thi hành hình phạt tù theo pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam? 56
- TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.PGS.TS. Võ Khánh Vinh, NXB Tư pháp 2006, – Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý và thực tiễn; 2. Luật thi hành án hình sự Việt Nam 2010; 3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 15/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch triển khai Luật thi hành án hình sự. 57
- CHƯƠNG 8 THI HÀNH HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ 1. BẢN CHẤT, NỘI DUNG CỦA HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ Hình phạt cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt chính trong hệ thống hình phạt. Hình phạt này nghiêm khắc hơn hình phạt cảnh cáo và phạt tiền nhưng ít nghiêm khắc hơn hình phạt tù có thời hạn. Đặc trưng của loại chế tài này là thực hiện hoạt động giáo dục người bị kết án ngay trong chính môi trường sống bình thường với sự giúp đỡ của cơ quan tổ chức và gia đình, kèm theo đó là những điều kiện nhất định để đảm bảo được sự giám sát và giáo dục đối với người này. Với loại hình thức chế tài này, vai trò của cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục và gia đình người bị kết án là rất quan trọng. Việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ nếu được thực hiện nghiêm túc với cơ chế giám sát chặt chẽ sẽ đạt được mục đich giáo dục người phạm tội. Nếu không thì việc áp dụng chỉ mang tính hình thức. 2. THI HÀNH HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ Điều 3 Khoản 6 Luật thi hành án Hình sự quy định: “Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệu lực pháp luật”. Điều 72 Luật thi hành án hình sự quy định về quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Toà án phải gửi quyết định đó cho các cá nhân, cơ quan có liên quan. 2.1. Nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ Người bị kết án cải tạo không giam giữ bị đồi hỏi phải thực hiện được khả năng tự giáo dục cũng như khả năng tiếp thu sự giáo dục của các cơ quan, tổ chức có liên quan để trở thành người lương thiện. Sự thể hiện đó được thực hiện thông quan việc họ thực hiện tốt những nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Điều 75 Luật thi hành án Hình sự quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án. Theo đó nghĩa vụ của người chấp hành án bao gồm những nghĩa vụ sau: Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ theo bản án của Tòa án. Phải có mặt theo yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được giao giám sát, giáo dục. Trường hợp người chấp hành án đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng. Ba tháng một lần phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho người trực tiếp giám sát, giáo dục về việc chấp hành pháp luật; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã 58
- nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.” 2.2. Quyền của người bị kết án cải tạo không giam giữ Bên cạnh những nghĩa vụ nói trên, người bị kết án cải tạo không giam giữ cũng có các quyền gắn liền với việc họ được chấp hành hình phạt trong môi trường sống và làm việc bình thường cũng như gắn liền với sự tiến bộ của họ trong thời gian chấp hành hình phạt. Người bị kết án cải tạo không giam giữ được có các quyền sau: Người chấp hành án là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật. Người chấp hành án được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó. Người chấp hành án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó chấp hành án tạo điều kiện tìm việc làm. Người chấp hành án thuộc đối tượng quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Người bị kết án có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền nơi mình làm việc hoặc cư trú xem xét việc giảm thời gian chấp hành hình phạt khi đã chấp hành được 1/3 thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, quá già yêu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Người bị kết án là người chưa thành niên đã chấp hành được ¼ thời hạn cải tạo không giam giữ thì được xét giảm hình phạt. 3. CƠ QUAN THI HÀNH HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ 3.1. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án Để thực hiện hoạt động giám sát, giaó dục người bị kết án, cơ quan tổ chức giám sát giáo dục được pháp luật quy định những nhiệm vụ nhất định. Theo quy định tại Điều 74 Luật thi hành án Hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án; Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án; Yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Biểu dương người chấp hành án có nhiều tiến bộ hoặc lập công; Giải quyết cho người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú; 59
- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của Toà án để sung quỹ nhà nước; Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó; Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này; Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người chấp hành án khi người đó chuyển đi nơi khác; Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của Luật này. Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này. Đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này. Bổ sung hồ sơ thi hành án các tài liệu sau: Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án; Bản nhận xét của người được phân công giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án; Bản tự nhận xét của người chấp hành án về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án; trường hợp bị kiểm điểm theo quy định tại Điều 79 của Luật này thì phải có bản kiểm điểm và biên bản cuộc họp kiểm điểm người chấp hành án; Trường hợp đã được giảm thời hạn chấp hành án thì phải có quyết định của Toà án; Tài liệu khác có liên quan Khi có đủ điều kiện để giảm thời hạn chấp hành án theo quy định của Bộ luật hình sự, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét, quyết định (Điều 77 Khoản 1 Luật thi hành án Hình sự). Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án (Điều 78 Khoản 1 Luật thi hành án Hình sự). 3.2. Trách nhiệm và quyền của người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án và gia đình người bị kết án Người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án cải tạo không giam giữ là người được cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục người bị kết án phân công theo dõi và 60
- giúp đỡ người bị kết án giáo dục cải tạo. Người trực tiếp giám át có vai trò rất quan trọng trong quá trình chấp hành án của người bị kết án. Người này có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định như: Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người chấp hành án và giúp người đó thực hiện tốt nghĩa vụ của mình; báo cáo lại với thủ trưởng cơ quan tổ chức giám sát giáo dục về tình hình chấp hành hình phạt của người chấp hành án; lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành án của người bị kết án… CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Bản chất, nội dung của thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ? 2. Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ? 3. Cơ quan thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ? TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.PGS.TS. Võ Khánh Vinh, NXB Tư pháp 2006, – Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý và thực tiễn; 2. Luật thi hành án hình sự Việt Nam 2010; 3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 15/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch triển khai Luật thi hành án hình sự. CHƯƠNG 9 THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH LÀ CẢNH CÁO, PHẠT TIỀN, TRỤC XUẤT VÀ ÁN TREO 61
- 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VIỆC THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH LÀ CẢNH CÁO, PHẠT TIỀN, TRỤC XUẤT VÀ ÁN TREO Thi hành các hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất và án treo là một phần của hoạt động thi hành án hình sự ở nước ta. Đó là hệ thống của các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành các nội dung bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về các loại hình phạt nói trên theo quy định của pháp luật. Thứ nhất, người bị kết án chấp hành các hình phạt này không phải cách ly khỏi xã hội. Họ được cải tạo, giáo dục tại cộng đồng Thứ hai, chịu trách nhiệm thi hành các hình phạt này không phải là cơ quan chuyên trách về công tác thi hành án, mà là các cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Do không phải là cơ quan chuyên trách về thi hành án nên các cơ quan này gặp nhiều khó khăn khi thi hành nhiệm vụ được giao. Do đó, các cơ quan, tổ chức này cần được sự hỗ trợ tích cực, nhất là hỗ trợ về nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn như Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công an… 2. THI HÀNH HÌNH PHẠT CẢNH CÁO Người bị phạt cảnh cáo bị tuyên án công khai trước tòa. Có thể nói, hình phạt cảnh cáo hầu như không được thi hành trên thực tế. Sau khi có hiệu lực pháp luật, các cơ quan, các tổ chức không có một hoạt động nào liên quan đến việc thi hành án. Theo Luật thi hành án hình sự hiện hành, việc Tòa án tuyên án công khai chính là thi hành hình phạt cảnh cáo: “ Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa do Tòa án tuyên. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, Toà án đã xét xử sơ thẩm phải gửi bản án cho người bị phạt cảnh cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội nơi người bị phạt cảnh cáo cư trú hoặc làm việc, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trụ sở. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm theo dõi, thống kê, báo cáo theo quy định của Luật này.” . Theo chúng tôi, cách tiếp cận hiện nay của Luật thi hành án hình sự là không chính xác. Bởi vì: Thứ nhất, tuyên án chỉ là một phần của thủ tục phiên tòa; thứ hai, trong trường hợp đó bản án chưa có hiệu lực pháp luật, chưa có quyết định thi hành án của Chánh án Tòa án nên chưa thể thi hành. Vì vậy, vấn đề cần nghiên cứu ở đây là cần quy định nội dung hình phạt cảnh cáo thế nào cho hợp lý từ góc độ Luật hình sự để từ đó xác định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt này về mặt tố tụng. Có như vậy thì việc tuyên án của tòa án không chỉ là lời tuyên án suông và người bị kết án hầu như không phải chịu một biện pháp cưỡng chế nào của Nhà nước. Hiệu quả xét xử của tòa án mới được phát huy tích cực. 3. THI HÀNH HÌNH PHẠT TIỀN Theo quy định của Điều 30 Bộ Luật hình sự thì phạt tiền là hình phạt mà thông qua đó Nhà nước tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nước. Pháp luật hình sự nước ta càng ngày càng coi trọng vai trò của phạt tiền với tư cách là hình phạt chính. Hình phạt tiền không chỉ đơn thuần quy định áp dụng đối với người phạm tội do vụ lợi, các tội có dùng tiền làm phương tiện phạm tội. Phạt tiền 62
- được quy định đối với các tội phạm khác, đặc biệt là các tội phạm trật tự xâm phạm trật tự quản lý kinh tế… Hiện tại Luật thi hành án hình sự không có quy định nào liên quan đến thi hành hình phạt tiền. Tuy nhiên, đối chiếu với Luật thi hành án dân sự có thể nhận thấy hình phạt tiền trong tư pháp hình sự được thi hành theo các quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Cụ thể, Điều 1 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định: “Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành … hình phạt tiền trong …bản án, quyết định hình sự”. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm: Phong toả tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. 4. THI HÀNH HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT Đặc điểm nổi bật nhất của việc thi hành hình phạt này là ở chỗ người bị kết án là người nước ngoài. Hình phạt trục xuất được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội. Luật thi hành án hình sự quy định rất cụ thể về việc thi hành hình phạt trục xuất tại Chương VII – Thi hành hình phạt trục xuất, cụ thể: Trường hợp trục xuất là hình phạt chính thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án. Quyết định phải ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành. Trường hợp ra quyết định thi hành án phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật, Toà án phải gửi ngay quyết định cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải tống đạt quyết định thi hành án cho người chấp hành án và thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người chấp hành án là công dân hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam. Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì phải gửi quyết định này cho trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi đang tạm giam người đó để tống đạt cho người chấp hành án. Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất bao gồm: Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án phạt trục xuất hoặc bản sao quyết định thi hành án phạt tù 63
- trong trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung; Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người chấp hành án; Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các hình phạt khác hoặc các nghĩa vụ khác; Tài liệu khác có liên quan. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh lập hồ sơ thi hành án phạt trục xuất. Trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phạt trục xuất phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú của Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Không có nơi thường trú, tạm trú; Nhập cảnh trái phép hoặc phạm các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; Tự ý rời khỏi nơi lưu trú được chỉ định hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh; Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án phạt trục xuất; Mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú. Thủ tục đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú như sau: Trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất đang tại ngoại thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải áp giải người chấp hành án phạt trục xuất đến cơ sở lưu trú; Trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất đang bị tạm giam thì sau khi nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi tạm giam phải giao người chấp hành án phạt trục xuất cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú; Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất chấp hành xong án phạt tù thì trại giam phải giao người chấp hành án phạt trục xuất cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú. Trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất chết trong thời gian chờ xuất cảnh thì cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú được chỉ định phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để xác định nguyên nhân chết. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản hoặc bằng điện tín cho Toà án đã ra quyết định thi hành án phạt trục xuất, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người chấp hành án là công dân hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết đề nghị được nhận tử thi về an táng và tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xem xét, giải quyết. Trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn thì cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nhận được thông báo phải tổ chức truy bắt ngay; trường hợp truy bắt không có kết quả thì trong thời hạn 07 ngày phải ra quyết định truy nã. Người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đến nhận và đưa người đó vào cơ sở lưu trú. Đến thời hạn người chấp hành án phạt trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền tiến hành kiểm tra căn cước của người chấp hành án phạt 64
- trục xuất và áp giải người đó đến địa điểm xuất cảnh và buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Người chấp hành án phạt trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp của mình khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thi hành xong án phạt trục xuất, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo việc thi hành án phạt trục xuất cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Toà án đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền quyết định việc kéo dài thời hạn buộc phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người chấp hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên xác nhận; Phải chấp hành bản án khác hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có lý do chính đáng khác chưa thể rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xác nhận. Người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ôtô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước; trường hợp đã yêu cầu mà cơ quan, tổ chức đó vẫn chưa giải quyết được kinh phí nhưng vì lý do an ninh quốc gia cần phải trục xuất ngay thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định việc sử dụng ngân sách chi trả vé máy bay, ôtô, tàu hỏa, tàu biển cho người chấp hành án phạt trục xuất. 5. THI HÀNH ÁN TREO Mặc dù nhìn từ góc độ pháp luật hình sự, án treo chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, nhưng việc thi hành án treo lại rất gần với thi hành các hình phạt không phải tù, đặc biệt là thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Vì vậy, thông thường người ta coi thi hành án treo cũng là một phần của việc thi hành các hình phạt chính không phải là tù và tử hình. Trên cơ sở này, Luật thi hành án hình sự cũng quy định về việc thi hành án treo tại Mục 1 Chương V cùng với việc thi hành án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ. Cụ thể: Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; mức hình phạt tù và thời gian thử thách của người được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây: Người được hưởng án treo; Viện kiểm sát cùng cấp; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của 65
- người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm: Bản án đã có hiệu lực pháp luật; Quyết định thi hành án treo; Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được hưởng án treo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp; Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Biểu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công; Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú; Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó; Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này; Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo khi người đó chuyển đi nơi khác; Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người được hưởng án treo theo quy định của pháp luật; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án treo theo quy định của Luật này. Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này. Nghĩa vụ của người được hưởng án treo: Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục; Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng; Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến 66
- lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó. Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo: Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo không thuộc các trường hợp trên được Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để người đó tìm việc làm. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Khi có đủ điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách theo quy định của Bộ luật hình sự, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người được hưởng án treo đang cư trú, Tòa án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo làm việc xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được rút ngắn thời gian thử thách, cơ quan đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 64 của Luật và đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên mà tiếp tục vi phạm nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú, làm việc để kiểm điểm người đó; trường hợp người được hưởng án treo đang làm việc tại đơn vị quân đội thì việc kiểm điểm được thực hiện tại đơn vị quân đội nơi người đó làm việc. Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành án treo và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để làm thủ tục chuyển giao hồ sơ thi hành án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được hưởng án treo đến cư trú để giám sát, giáo dục. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện 67
- có trách nhiệm làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo đến cư trú để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại Điều 62 của Luật này và thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc trong phạm vi quân khu thì đơn vị quân đội có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để làm thủ tục chuyển giao hồ sơ thi hành án cho đơn vị quân đội nơi người được hưởng án treo đến làm việc để giám sát, giáo dục. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc ngoài phạm vi quân khu thì cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp nơi người được hưởng án treo đến làm việc để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại Điều 62 của Luật này và thông báo bằng văn bản cho Tòa án quân sự khu vực và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo đến làm việc. Trường hợp người được hưởng án treo không tiếp tục làm việc trong quân đội thì cơ quan cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại Điều 62 của Luật này. Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và người được phân công trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; thông báo kết quả chấp hành án của người được hưởng án treo với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu; Bồi thường thiệt hại và thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác do người được hưởng án treo là người chưa thành niên gây ra theo bản án, quyết định của Tòa án; Có mặt tại cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục. Đặc trưng lớn nhất của thi hành án treo là người bị kết án được giám sát, giáo dục trong môi trường bình thường, quen thuộc tại cơ quan, tổ chức hoặc địa phương nơi người bị kết án học tập, công tác, cư trú trước khi phạm tội với một chế độ chấp hành án do Chính phủ quy định. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Đặc điểm chung của việc thi hành các hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất và án treo? 2. Quy định pháp luật hiện hành về thi hành hình phạt cảnh cáo? 3. Quy định pháp luật hiện hành về thi hành hình phạt tiền? 4. Quy định pháp luật hiện hành về thi hành hình phạt trục xuất? 5. Quy định pháp luật hiện hành về thi hành án treo? TÀI LIỆU THAM KHẢO: 68
- 1.PGS.TS. Võ Khánh Vinh, NXB Tư pháp 2006, – Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý và thực tiễn; 2. Luật thi hành án hình sự Việt Nam 2010; 3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 15/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch triển khai Luật thi hành án hình sự. 69
- CHƯƠNG 10 THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT BỔ SUNG Theo Luật hình sự Việt Nam, hình phạt bổ sung gồm: - Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; - Cấm cư trú; - Quản chế; - Tước một số quyền công dân; - Tịch thu tài sản; - Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; - Trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính. 1. CẤM ĐẢM NHIỆM CHỨC VỤ, CẤM HÀNH NGHỀ HOẶC LÀM CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH Điều 36 Bộ luật hình sự quy định: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây ra nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm từ 1 năm đến 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày có bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo”. Luật thi hành án hình sự quy định việc thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định tại Chương IX, cụ thể: * Thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó đang chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản về việc thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cấp huyện nơi người đó về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát cấp quân khu nơi có đơn vị người đó làm việc. Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát cấp quân khu nơi có đơn vị người đó làm việc. 70
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 2 - PGS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên) (Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội)
259 p | 563 | 218
-
Giáo trình Thi hành án hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
50 p | 830 | 184
-
Chương 13: Luật tố tụng hình sự
0 p | 299 | 90
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 2 - ThS. Trần Văn Sơn (chủ biên)
226 p | 337 | 76
-
LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII
61 p | 181 | 36
-
Giáo trình Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự: Phần 2
164 p | 101 | 33
-
Quyết định khởi tố vụ án hình sự
3 p | 133 | 25
-
Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự (Phần nghiệp vụ): Phần 3
191 p | 99 | 21
-
Án treo
8 p | 155 | 20
-
Giáo trình Hướng dẫn thực hành ArcGIS trong quy hoạch và quản lý đô thị: Phần 2
74 p | 28 | 17
-
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm): Phần 2 - TS. Cao Thị Oanh (Chủ biên)
114 p | 33 | 13
-
Giáo trình Luật hình sự và tố tụng hình sự (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
161 p | 15 | 10
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 2
173 p | 11 | 6
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 2 (năm 2013)
348 p | 11 | 5
-
Một số vấn đề về hoạt động quản lý, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng theo chức năng của lực lượng Công an cơ sở
6 p | 14 | 4
-
Một số vi phạm trong công tác xét tha tù trước thời hạn có điều kiện thông qua thực tiễn công tác kiểm sát
4 p | 21 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục phạm nhân nữ trong các trại giam
5 p | 88 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn