Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
lượt xem 3
download
Giáo trình "Thiết kế sản phẩm với Illustrator (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp sinh viên trình bày được các nguyên tắc trong thiết kế đồ họa; nắm được nguyên tắc trong bố cục hình ảnh và văn bản; hiểu rõ chức năng của các lệnh của phần mềm thiết kế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THIẾT KẾ SẢN PHẨM VỚI ILLUSTRATOR NGÀNH/NGHỀ: TIN HỌC ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 451/QĐ-NSG ngày 08 tháng 8 năm2023 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn TP.Hồ Chí Minh, năm 2023
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 2
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Thiết kế sản phẩm với Illustrator” là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên hệ Cao đẳng ngành Tin học Ứng dụng. Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về vẽ đồ họa trên máy tính. Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học “Thiết kế sản phẩm với Illustrator” của hệ cao đẳng ngành Tin học Ứng dụng. Nội dung của giáo trình này bao gồm 04 chương: Chương 1: Lý thuyết đồ họa cơ bản Chương 2: Illustrator Chương 3: In ấn và xuất bản tài liệu Chương 4: Thực hành một số sản phẩm Trong quá trình biên soạn, tác giả đã chọn lọc những kiến thức cơ bản, bổ ích nhằm đáp ứng tốt nhu cầu học tập của sinh viên tại trường; nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nhất là về mặt từ ngữ. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp và các bạn sinh viên để hiệu chỉnh giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. TP.HCM, ngày 08 tháng 08 năm 2023 Tham gia biên soạn 1. Phan Thị Phương Trang 2. ………… 3. …………. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 3
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng MỤC LỤC Chương 1. Lý thuyết đồ họa cơ bản ........................................................................... 7 1.1. Lý thuyết về màu trong thiết kế ...................................................................... 7 1.1.1. Tư duy màu trong thiết kế ....................................................................... 7 1.1.2. Bánh xe màu ............................................................................................ 8 1.1.3. Học về màu cơ bản, màu thứ cấp, màu bổ túc qua ví dụ ....................... 10 1.1.4. Nguyên lý phối màu sử dụng màu tương đồng ..................................... 13 1.1.5. Nguyên lý phối màu đơn sắc ................................................................. 14 1.1.6. Định nghĩa về tone màu ......................................................................... 16 1.1.7. Quy tắc phối màu trong thiết kế ............................................................ 16 1.1.8. Tính cách màu qua ví dụ ........................................................................ 17 1.2. Lý thuyết về Typography trong thiết kế........................................................ 18 1.2.1. Lý thuyết về chữ .................................................................................... 18 1.2.2. Tải font, tìm font và sử dụng font .......................................................... 20 1.2.3. Các quy tắc và lỗi thường gặp trong kết hợp chữ .................................. 20 1.3. Lý thuyết về bố cục trong thiết kế................................................................. 21 1.3.1. Lý thuyết và tầm quan trọng của bố cục ................................................ 21 1.3.2. Phân loại và sử dụng bố cục .................................................................. 22 1.4. Lý thuyết về quy trình thiết kế ...................................................................... 26 Chương 2. Illustrator ................................................................................................ 29 2.1. Làm quen với Illustrator ................................................................................ 29 2.1.1. Tìm hiểu thanh công cụ, cách sử dụng .................................................. 29 2.1.2. Các thao tác vẽ hình cơ bản với hình vẽ ................................................ 31 2.1.3. Thực hành vẽ các hình khối theo mẫu ................................................... 37 2.1.4. Quản lý trang làm việc và đối tượng ..................................................... 38 2.2. Công cụ biến đổi đối tượng trong Illustrator ................................................ 40 2.2.1. Bộ công cụ cắt hình pathfinder .............................................................. 40 2.2.2. Công cụ tách đối tượng thông minh ...................................................... 44 2.2.3. Công cụ biến đổi đường viền của đối tượng.......................................... 47 2.2.4. Thực hành phương pháp vẽ đối xứng trục trong thiết kế logo .............. 51 2.2.5. Pen Tool và phương pháp một phần tư cung tròn ................................. 54 2.2.6. Bài tập áp dụng ...................................................................................... 60 2.3. Tìm hiểu về màu sắc trong Illustrator ........................................................... 63 2.3.1. Tìm hiểu về màu sắc và cách tô màu đối tượng .................................... 63 2.3.2. Công cụ tô màu Gradient Tool .............................................................. 66 2.3.3. Thực hành vẽ và tô màu đối tượng theo mẫu ........................................ 68 2.3.4. Vẽ phối cảnh trong Illustrator ................................................................ 81 2.3.5. Làm việc với Brush, Symbols................................................................ 88 2.3.6. Bài tập .................................................................................................... 91 2.4. Làm việc hiệu quả hơn với Layer ............................................................... 104 GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 4
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng 2.4.1. Bảng lệnh Layer Palette ....................................................................... 104 2.4.2. Tạo mới và tùy chỉnh Layer – Sublayer .............................................. 106 2.5. Làm việc với văn bản trong illustrator ........................................................ 109 2.5.1. Point Type và Area type ...................................................................... 109 2.5.2. Type panel............................................................................................ 111 2.5.3. Đưa văn bản theo hình đối tượng ........................................................ 115 2.5.4. Convert text thành Path ....................................................................... 118 2.5.5. Bài tập .................................................................................................. 119 2.6. Các hiệu ứng trong Illustrator ..................................................................... 122 2.6.1. Blend .................................................................................................... 122 2.6.2. Envelope Distort .................................................................................. 126 2.6.3. Clipping mask ...................................................................................... 128 2.6.4. Menu Effect ......................................................................................... 130 2.6.5. Thực hành vẽ và tạo đối tượng qua ví dụ mẫu .................................... 138 Chương 3. In ấn và xuất bản tài liệu....................................................................... 144 3.1. In ấn dựa trên file gốc thiết kế .................................................................... 144 3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của file in ấn ........................... 144 3.1.2. Lưu ý khi xuất file để in ấn .................................................................. 145 3.1.3. Đóng gói file ........................................................................................ 146 3.1.4. In trực tiếp trên file thiết kế: ................................................................ 146 3.2. In file dựa theo định dạng PDF ................................................................... 147 3.3. In file thiết kế theo định dạng in ảnh .......................................................... 148 3.3.1. Xuất file JPG trong AI để dùng trong in ấn ......................................... 148 3.3.2. Xuất file PNG trong AI dùng để in ấn ................................................. 149 3.4. Tối ưu hóa khi lưu file đưa lên web ............................................................ 151 Chương 4. Thực hành một số sản phẩm ................................................................. 152 4.1. Thiết kế standee........................................................................................... 152 4.1.1. Công dụng của Standee ....................................................................... 152 4.1.2. Phân loại Standee ................................................................................. 152 4.1.3. Đặc trưng cơ bản của Standee ............................................................. 153 4.1.4. Tiêu chuẩn khi thiết kế Standee ........................................................... 153 4.2. Thiết kế kẹp file, folder ............................................................................... 153 4.2.1. Công dụng của kẹp file / folder ........................................................... 154 4.2.2. Kích thước kẹp file .............................................................................. 154 4.2.3. Nội dung kẹp file tài liệu ..................................................................... 154 GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 5
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Thiết kế sản phẩm với Illustrator Mã môn học/mô đun: MH17 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học Thiết kế sản phẩm với Illustrator chuyên ngành trong chương trình đào tạo hệ cao đẳng ngành Thiết kế đồ hoạ. Môn học Thiết kế sản phẩm với Illustrator học sau khi đã học xong môn Mỹ thuật ứng dụng. - Tính chất: Môn Thiết kế sản phẩm với Illustrator là môn học cung cấp kiến thức cơ bản về vẽ đồ họa trên máy tính. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: Sau khi học xong môn học / mô đun này, sinh viên có khả năng: - Về kiến thức: + Trình bày được các nguyên tắc trong thiết kế đồ họa + Trình bày được nguyên tắc trong bố cục hình ảnh và văn bản. + Hiểu rõ chức năng của các lệnh của phần mềm thiết kế. + Hiểu được nguyên tắc phối màu trong thiết kế. - Về kỹ năng: + Sử dụng thành thạo ứng dụng phần mềm trong công việc thiết kế đồ họa 2D với các sản phẩm thực tế. + Nắm bắt được các xu hướng thiết kế mới. + Phân tích được yêu cầu thiết kế bản vẽ.ủ. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì và sáng tạo trong công việc. + Tôn trọng đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề bản quyền và bảo mật GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 6
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng Chương 1. Lý thuyết đồ họa cơ bản Mục tiêu: Sau khi học xong chương này sinh viên có thể: − Trình bày được lý thuyết về màu sắc và nguyên tắc phối màu trong thiết kế. − Cách pha màu, phối màu theo gam và ứng dụng màu trong thiết kế. 1.1. Lý thuyết về màu trong thiết kế 1.1.1. Tư duy màu trong thiết kế Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và cuộc sống. Nó có thể thu hút ánh nhìn vào một bức hình, khơi dậy một xúc cảm, thậm chí là truyền đi những điều quan trọng mà không cần dùng đến từ ngữ. Màu sắc là con đẻ của ánh sáng. Màu sắc là ánh sáng. Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng là những cảm giác. + Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng. + Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa. - Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng đi qua lăng kính mặt trời thì tách ra 7 sắc gồm: Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím. - Trong hội họa thì màu là những chất liệu cụ thể do những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất, hoá chất, thảo mộc → màu sắc tố. - Đen, trắng: Màu vô sắc. Ba yếu tố cơ bản của màu sắc: • Tone (sắc độ): Độ đậm hoặc nhạt của một màu nào đó khi pha trắng hoặc pha đen. Pha thêm trắng để được các màu có sắc độ nhẹ hơn (Tints). Pha thêm đen để được các màu có sắc độ sậm hơn (Shades) GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 7
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng • Value (quang độ): Độ sáng hoặc tối của một màu, là tác dụng liên kết giữa các độ đậm nhạt này với độ đậm nhạt kia. Ví dụ: trong vòng thuần sắc, vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất do sự đập mắt. • Intensity (cường độ): Là mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó (thị giác cảm nhận được độ tươi thắm) do sự kích thích thị giác. Ví dụ: Vàng - Quang độ sáng hơn; Cam - Cường độ mạnh hơn do độ tươi thắm của nó. 1.1.2. Bánh xe màu Bánh xe màu (Vòng thuần sắc) là một vòng tròn thể hiện các màu sắc, xếp theo thứ tự cầu vồng và thường đóng bởi sự chuyển màu từ đỏ sang tím. Nó cho thấy tác dụng của các loại màu sắc. Vị trí của màu sắc xung quanh bánh xe không phải là ngẫu nhiên. Sự sắp xếp màu sắc xung quanh bánh xe màu tương ứng với bước sóng ánh sáng như lần đầu tiên được thể hiện trong vòng tròn màu ban đầu của Isaac Newton. Mười hai màu sắc của bánh xe màu được chia thành các màu cơ bản, màu thứ cấp và màu tam cấp (hay có tên gọi là Primary, Secondary, Tertiary). GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 8
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng • Màu cơ bản (Primary): Còn gọi là màu chính, màu cơ bản, màu bậc nhất bao gồm: vàng, đỏ và xanh lam. Từ nhóm 3 màu này có thể pha ra các màu khác trừ đen và trắng. • Màu bậc hai (Secondary): Còn gọi là màu phụ, màu thứ cấp bao gồm: cam, xanh lục và tím. Nhóm màu bậc hai được phối hợp từ mỗi cặp 2 màu bậc nhất với phân lượng như nhau. Trong đó cam được phối hợp từ đỏ và vàng, xanh lục từ vàng với xanh lam, còn tím là kết quả pha trộn giữa xanh lam và đỏ. • Màu bậc ba (Tertiary): Khi phối trộn mỗi cặp 1 màu bậc nhất và 1 màu bậc hai đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc với phân lượng như nhau sẽ tạo nên một màu bậc ba, bao gồm 6 màu: vàng-lục, lam-lục, lam-tím, đỏ-tím, đỏ-cam và vàng-cam. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 9
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng 1.1.3. Học về màu cơ bản, màu thứ cấp, màu bổ túc qua ví dụ 1.1.3.1. Màu cơ bản Màu đỏ, vàng và xanh lam là 3 màu cơ bản. Những màu gốc này không thể được tạo ra bằng cách trộn các màu khác. 1.1.3.2. Màu thứ cấp Kết hợp 2 màu cơ bản với nhau được màu thứ cấp. 1.1.3.3. Màu bổ túc Là màu đối diện nhau trong bánh xe màu. Tác dụng của màu bổ túc là sẽ bổ túc cho nhau, màu này làm cho màu kia nổi bật hơn khi đi cạnh nhau. Ví dụ: GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 10
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng - Bổ túc trực tiếp (Complementary Colors): Các màu nằm đối diện nhau trong vòng tuần hoàn màu sắc bổ sung trực tiếp cho nhau. Độ tương phản cao của các màu bổ túc trực tiếp tạo nên sự sống động, đặc biệt trong trạng thái bão hòa. Vì thế, tránh lạm dụng trừ khi muốn làm nổi bật điều đó phải được sử dụng hợp lý để tránh bị rực chói. Màu bổ túc trực tiếp cũng không thích hợp cho văn bản. - Màu cận bổ túc (Split Complementary Colors): Đây là biến thể của màu bổ túc trực tiếp. Hai màu tương đồng nằm kế bên màu bổ túc trực tiếp sẽ bổ túc xen kẽ cho màu tương phản đó, tạo thành một hình tam giác cân. Cặp màu tương đồng sẽ đóng vai trò làm nền, trong khi màu tương phản đóng vai trò là điểm nhấn. Sự kết hợp này vẫn giữ được mức độ tương phản như bổ túc trực tiếp nhưng ít căng thẳng hơn. - Bổ túc bộ ba (Triadic Colors): cũng gồm 3 màu nhưng nằm cách đều nhau trên vòng tuần hoàn màu sắc và tạo thành tam giác đều. Do đó, nó không thể hiện sự nổi trội rõ ràng của riêng cá nhân màu nào và có xu hướng rất rực rỡ khi kết hợp với nhau, cho dù ở trạng thái không bão hòa. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 11
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng - Bổ túc bộ 4 (Rectangle Colors): Hay còn gọi là bổ túc đôi (Double Complementary Colors) kết hợp 2 cặp màu bổ túc trực tiếp với nhau. Đây là mô hình kết hợp rực rỡ nhất do có sự hiện diện của 4 màu khác nhau. Chính vì vậy cần chú ý cân đối cho hài hòa, chỉ nên chọn một màu làm chủ đạo. Bổ túc bộ 4 có thể có nhiều biến thể với khoảng cách của 2 màu đứng cạnh nhau lớn. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các màu càng lớn, mức độ tương phản giữa các màu càng cao. Ứng dụng màu bổ túc trong các bao bì sản phẩm, poster quảng cáo, sách, tạp chí... GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 12
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng Ví dụ: Logo của Firefox sử dụng cách phối màu tương phản bổ sung (màu cận bổ túc). Màu chủ đạo là màu cam của con cáo, được hỗ trợ bởi màu xanh của quả địa cầu, với màu vàng nổi bật ở đuôi. 1.1.4. Nguyên lý phối màu sử dụng màu tương đồng Màu tương đồng thường là 3 màu liền kề nhau trong bánh xe màu, chúng tạo nên kiểu phối màu nhã nhặn và rất thu hút, liên kết nhau chặt chẽ, không phân biệt nóng lạnh (mở rộng cả khi pha với trắng hoặc đen). Analogous – Phối màu tương đồng cho lựa chọn về màu sắc đa dạng hơn so với cách phối màu đơn sắc, giúp dễ dàng phân biệt những nội dung khác nhau trên cùng 1 bản thiết kế. Tuy sử dụng kỹ thuật pha trộn nhiều màu sắc nhưng do những màu này đứng cùng nhau trên cùng 1 vòng tròn màu nên kỹ thuật phối màu này không gây nhức mắt cho người xem, ngược lại; còn rất êm dịu, vừa mắt. Với cách phối màu này, sẽ bắt đầu từ việc chọn 1 màu sắc chủ đạo. Đây là màu chính trong tác phẩm và các màu sắc khác phải tương tác tốt với màu chủ đạo. Tiếp đó, sẽ chọn màu thứ 2 với công dụng nhằm phân biệt các typeface và các nội dung quan trọng. Màu thứ 3 trong thiết kế thường là các chi tiết không quá quan trọng và chủ yếu dùng để trang trí. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 13
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng 1.1.5. Nguyên lý phối màu đơn sắc Nguyên lý phối màu đơn sắc là chỉ sử dụng 1 màu chủ đạo hoặc đôi khi có thể sử dụng nhiều sắc độ khác nhau của 1 màu để chúng cộng hưởng với nhau. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 14
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng Quá trình này khá đơn giản, dễ làm vì thế các thiết kế sử dụng phối màu đơn sắc luôn tạo cảm giác dễ chịu cho người nhìn. Tuy nhiên chính vì sự đơn giản đó mà đôi khi sẽ cảm thấy các thiết kế này khá đơn điệu. Và một khó khăn có thể gặp phải khi sử dụng phối màu đơn sắc chính là việc tạo điểm nhấn cho một số chi tiết trên bản thiết kế của mình. Kỹ thuật phối màu đơn sắc được sử dụng phổ biến trong các thiết kế website phong cách phẳng và tối giản – phong cách thiết kế đang rất được ưa chuộng hiện nay. Sự đơn giản của chúng, giúp người nhìn không bị xao lãng quá nhiều vào các chi tiết khác, tập trung vào những yếu tố quan trọng như nội dung và tương tác. Ngoài ra thì kỹ thuật này cũng được sử dụng trong quá trình làm cho các typeface đơn giản trở nên sắc nét và hấp dẫn hơn. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 15
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng 1.1.6. Định nghĩa về tone màu Hue về cơ bản là tổ hợp 12 màu đậm nhạt khác nhau trên bánh xe màu. Hue đóng vai trò như một yếu tố cơ bản trong màu sắc. Hue có thể được chuyển hóa thành 3 dạng khác nhau: sắc thái màu (tint), đổ bóng (shade) và tông màu (tone). • Tint: Hue + màu trắng. • Shade: Hue + màu đen. • Tone: Hue + màu đen + màu trắng. Tông màu: Chỉ một màu đóng vai trò chủ đạo và phát triển thành các mức độ đậm, nhạt khác nhau dựa trên màu chủ đạo. Chúng ta có thể nhóm các tông màu như: Màu mát, màu lạnh, màu ấm, màu tươi, màu nóng và màu nhạt. 1.1.7. Quy tắc phối màu trong thiết kế Quy tắc 60 – 30 – 10 là một quy tắc vàng thường được áp dụng trong thiết kế. Công thức này tạo ra sự cân bằng, hài hòa và cho phép mắt di chuyển thoải mái và không bị mỏi: - Màu chủ đạo để trang trí chiếm 60% tổng thể thiết kế, thường sử dụng các gam màu tint (màu thuần khiết pha thêm trắng). - 30% sẽ được trang trí bởi màu cấp 2, là những màu tone (màu thuần khiết pha thêm xám). - 10% còn lại là những màu sắc thuần khiết được sử dụng để làm điểm nhấn. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 16
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng Nếu muốn sử dụng một vài màu sắc khác ngoài 3 màu trong nguyên tắc 60 – 30 – 10, thì cần nhớ: những màu dùng thêm nhất định phải nằm trong 10% của màu điểm nhấn. 6 cách cơ bản có thể phối cho thiết kế: Monochromatic (phối màu đơn sắc); Analogous (Phối màu tương đồng); Complementary (Phối màu tương phản); Split Complementary (Phối màu bộ ba/ Phối màu tam giác cân); Tetradic (Phối màu hình chữ nhật); Square (Phối màu hình vuông). 1.1.8. Tính cách màu qua ví dụ Màu sắc ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý con người bởi đó là một cách truyền đạt thông tin về sản phẩm hay thương hiệu tới người dùng hiệu quả. Tuy nhiên sản phẩm hay thương hiệu đang nhắm tới ai? Những người trẻ tuổi hay những người trưởng thành? Đó là môi trường sôi nổi hay trầm lặng? Con người có những phản ứng cảm xúc khác nhau đối với từng loại màu khác nhau. Chính vì vậy, các thương hiệu và các nhà thiết kế tiếp thị đã áp dụng cách phối màu phù hợp để thu hút sự chú ý của người dùng. Khi kết hợp màu sắc, hãy chú ý đến ý nghĩa tiềm ẩn của chúng, để từ đó, có thể biết cách áp dụng màu sắc phù hợp và điều hướng ý nghĩa theo ý đồ. Dưới đây là một số ý nghĩa tiềm ẩn của màu sắc: - Màu đỏ: là màu có bước sóng dài nhất trên quang phổ và nó là một màu sắc thực sự thu hút mắt nhìn một cách mãnh liệt. Ngoài ra, màu đỏ đã được sử dụng như màu chủ đạo cho các thương hiệu nổi tiếng và đem lại rất nhiều thành công, ví dụ như Coca Cola, Ferrari F1 và Manchester United. Màu sắc này mang ý nghĩa của sự mãnh liệt, nhiệt huyết, nhưng đồng thời cũng mang lại cho người nhìn một cảm giác nguy hiểm và gay gắt. - Màu cam: Các thương hiệu nổi tiếng như Nickelodeon, Fanta và Amazon đã sử dụng màu cam để mang lại cảm giác vui vẻ, tươi mới và thu hút. Màu cam đại diện cho sự sáng tạo, thành công và nhiệt huyết. Nó không quá gắt và mãnh liệt như màu đỏ và cũng không quá vô tư như màu vàng. - Màu vàng: là màu của nụ cười và tia nắng. Nó mang lại cảm giác vui tươi, rực rỡ và lạc quan. Một màu vàng đậm chính là một màu nền tuyệt vời bởi nó có thể dâng cao cảm xúc của người nhìn một cách nhanh chóng. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 17
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng - Màu xanh (lá): là màu của sự phát triển, sức khỏe và thiên nhiên. Ngoài ra nó cũng là màu của sự phồn thịnh. Ví dụ, Spotify và Starbucks đã sử dụng màu xanh lá trong logo của họ để truyền tải một cảm giác tươi mới, hào hứng và trẻ trung. - Màu xanh dương: là màu của biển cả và bầu trời, chính vì vậy nó mang ý nghĩa của sự bình yên, thư giãn và hòa hợp. Sử dụng màu xanh nhẹ nhàng sẽ mang lại một cảm giác thư giãn, trong khi đó một màu xanh đậm sẽ mang lại một cảm giác năng nổ. Ngoài ra, màu xanh dương cũng là màu của sự tin tưởng và an ninh. Ví dụ: Màu xanh dương được sử dụng chủ yếu trong các mạng xã hội và công ty truyền thông nổi tiếng như Facebook, Twitter và Skype. - Màu tím: là màu được gắn liền với sự trung thành, sang trọng, khôn ngoan và quý phái. Trong khi tím lavender mang lại một cảm giác bình yên và thư giãn thì một màu tím rực rỡ đôi khi lại đem đến cho người nhìn một chút gì đó kiêu ngạo và áp đảo. Ví dụ: Các công ty nổi tiếng như Hallmark và Yahoo đã sử dụng màu tím như màu thương hiệu của họ. 1.2. Lý thuyết về Typography trong thiết kế 1.2.1. Lý thuyết về chữ Nghệ thuật sắp chữ – typography là việc vận dụng các kiến thức về bố cục, màu sắc, đường nét, hình khối… kết hợp với kiểu chữ, kích thước tạo hiệu ứng thị giác cho sản phẩm, đạt được thị hiếu của khách hàng. Ngày nay, trong bất kì một sản phẩm đồ họa nào có sử dụng chữ, cũng đều có nghệ thuật sắp đặt chữ. Typography càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế đồ họa. Phân tích cấu tạo của một chữ cái: Một chữ cái được cấu thành từ nhiều thành tố. Mỗi thành tố đều đóng một vai trò quan trọng. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 18
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng • Ascender line: đường kẻ trên. • Descender line: đường kẻ dưới. • Base line: đường gốc để đặt chữ lên. • Median: đường cao giới hạn của chữ thường. • x – height: độ cao chữ thường. • Cap - height: độ cao chữ hoa. • Stroke: đường viền chữ • Set width: độ rộng một chữ • Bar / cross bar: đường thẳng / đoạn thẳng. • Terminal: đường hắt trang trí đuôi chữ • Counter: không gian phía trong bụng chữ • Loop: vòng xoắn ( xuất hiện trong chữ “g”) • Bowl: bụng chữ • Spur: đường hắt • Kerning: khoảng cách giữa hai chữ cái (hoặc các ký tự khác như: số, dấu câu,…) và quá trình điều chỉnh khoảng cách để giảm khoảng trống không phù hợp giữa các chữ cái hay tăng khoảng trống giữa các ký tự khó đọc. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 19
- Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator Hệ Cao đẳng • Leading: khoảng cách giữa các dòng. Mục đích của leading là giúp cho văn bản càng dễ đọc càng tốt. Giãn dòng quá lớn hoặc quá nhỏ đều khiến người đọc cảm thấy khó chịu. • Tracking: Là độ giãn cách các chữ cái với nhau. Với một số thiết kế, việc tùy chỉnh kỹ thuật tracking sẽ đem lại những yếu tố hiệu quả về mặt nghệ thuật nhất định. Nó cũng có thể giúp sửa các font chữ có giãn cách không tốt. 1.2.2. Tải font, tìm font và sử dụng font Các website cho phép tải font: DaFont, Font Squirrel, Behance, FontSpring. 1.2.3. Các quy tắc và lỗi thường gặp trong kết hợp chữ - Hiểu rõ đặc trưng của từng font chữ: mỗi font chữ có đặc trưng riêng và tùy từng trường hợp mà font này sẽ được yêu thích hơn font khác. - Không dùng quá nhiều font chữ khác nhau cùng một lúc: Mục đích quan trọng của việc sử dụng hơn một font là để tạo sự nhấn mạnh hoặc để phân biệt những phần khác nhau của bài text. Khi sử dụng quá nhiều font, trang thiết kế trở nên rối rắm và người đọc không phân biệt được đâu là phần quan trọng. - Không kết hợp những font nhìn quá giống nhau: Khi việc này xảy ra, nhìn vào bài text có cảm giác như font bị lỗi. - Dùng size chữ phù hợp để việc đọc dễ dàng: Những size từ 8 đến 12 point cho khoảng cách từ mắt đến văn bản là 30 – 35 cm. Tuy nhiên đối với những font chữ khác nhau thì size cũng khác nhau. - Tránh dùng quá nhiều size chữ và độ nặng khác nhau cùng một lúc: chỉ dùng những co chữ và những độ nặng vừa đủ để xác định rõ ràng những khác nhau trong bài text. Thông thường không nên dùng 2 font khác nhau cho 1 bài text: 1 cho tiêu đề, 1 cho bodytext. Việc hạn chế số lượng font chữ để tạo cho trang layout dễ đọc và lôi cuốn. - Tránh sử dụng những font chữ quá nặng hoặc quá nhẹ (Phụ thuộc vào đường nét): Độ nặng của font phụ thuộc vào độ dày của nét chữ. Nếu font chữ quá nhẹ sẽ tạo cảm giác bị chìm vào nền, gây khó đọc. Font chữ quá nặng tạo sự tương phản mạnh với nền làm bài text trở nên khó đọc. Lý tưởng cho bài text là dùng font chữ có độ nặng trung bình. GVBS: Phan Thị Phương Trang Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình CorelDRAW X6: Phần 2
25 p | 209 | 62
-
Thiết kế sản phẩm với CAD
37 p | 187 | 51
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa quảng cáo và in ấn (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
82 p | 53 | 16
-
Giáo trình Thiết kế đa phương tiện (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
37 p | 40 | 15
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa bitmap (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
117 p | 48 | 10
-
Giáo trình Thiết kế và quản trị Website (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường TCN Quang Trung
123 p | 49 | 10
-
Giáo trình Thiết kế khuôn mẫu (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
122 p | 36 | 9
-
Giáo trình Thiết kế khuôn mẫu (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
74 p | 36 | 9
-
Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
156 p | 16 | 8
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa bitmap (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
75 p | 58 | 7
-
Giáo trình Thiết kế bao bì sản phẩm (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
78 p | 18 | 7
-
Giáo trình Thiết kế sản phẩm với coreldraw (Nghề: Lập trình máy tính, Tin học ứng dụng - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
91 p | 25 | 5
-
Giáo trình Thiết kế sản phẩm với Illustrator (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2021)
156 p | 25 | 4
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa cơ bản (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
62 p | 6 | 4
-
Giáo trình Sử dụng Pro/engineer Wildfire 3.0 - Thiết kế sản phẩm cơ bản: Phần 1
201 p | 13 | 4
-
Giáo trình Sử dụng Pro/engineer Wildfire 3.0 - Thiết kế sản phẩm cơ bản: Phần 2
146 p | 9 | 3
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng Adobe Illustrator (Ngành: Tin học văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn