Giáo trình Thực hành máy điện nâng cao (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
lượt xem 3
download
Giáo trình "Thực hành máy điện nâng cao (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Quấn dây máy khoan, máy mài; Quấn dây máy xay sinh tố; Quấn dây máy phát điện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành máy điện nâng cao (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
- UBND TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN GIÁO TRÌNH Mô đun: THỰC HÀNH MÁY ĐIỆN NÂNG CAO NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:120/QĐ-TCDN ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Năm 2017 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Thực hành máy điện nâng cao được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Điện công nghiệp đã được Tổng cục dạy nghề Ban hành. Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc, được các giảng viên, kỹ thuật viên có kinh nghiệm, đang trực tiếp sản xuất cùng với các chuyên gia đã tổ chức nhiều hoạt động hội thảo, lấy ý kiến...., đồng thời, căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của nghề để biên soạn. Giáo trình Thực hành máy điện nâng cao được tập thể cán bộ, giảng viên, kỹ sư của Trường Cao đẳng nghề Ninh thuận giàu kinh nghiệm biên soạn. Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn đã nhận được nhiều góp ý kiến thẳng thắn, khoa học, trách nhiệm của nhiều chuyên gia, công nhân bậc cao trong lĩnh vực nghề Điện công nghiệp. Song do điều kiện thời gian, nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được những ý kiến góp ý để giáo trình này được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu thực tế sản suất của các doanh nghiệp hiện tại và tương lai. Giáo trình Thực hành máy điện nâng cao nghề Điện công nghiệp được chia làm 3 bài chính: Bài 1: Quấn dây máy khoan, máy mài Bài 2: Quấn dây máy xay sinh tố, máy Bài 3: Quấn dây máy phát điện Giáo trình Thực hành máy điện nâng cao được biên soạn theo nguyên tắc: tính định hướng thị trường lao động; tính hệ thống và khoa học; tính ổn định và linh hoạt; hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; tính hiện đại và sát thực với sản suất. 3
- MỤC LỤC Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Chương trình Mô đun đào tạo TH máy điện nâng cao 5 Bài 1: Quấn dây máy khoan, máy mài cầm tay 10 1. Dây quấn phần cảm (stato) 10 1.1 - Máy khoan cầm tay 10 1.1.1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy khoan cầm tay 10 1.1.2 Nguyên lý làm việc 11 1.1.3 Tháo lắp máy khoan tay 11 1.1.4 Bảo dưỡng máy khoan 12 1.1.5 Sửa chữa các hư hỏng 12 1.2 – Sửa chữa phần tính 15 1.2.1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc 15 1.2.2 Sửa chữa các hư hỏng 17 1.2.3 Tháo lắp bảo dưỡng máy mài cầm tay 18 1.3 – Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn phần cảm 20 2. Dây quấn phần ứng (rôto) 26 2.1 – Sơ lược về cấu tạo rôto máy 26 2.2 – Thuật ngữ và phân loại dây quấn 27 2.3 – Phân loại dây quần rôto 27 2.4 – Các công thức của dây quấn phần ứng 29 Bài 2: Quấn dây máy xay sinh tố, máy xay thịt 43 1. Quấn dây phần cảm (stato) 43 1.1 – Giới thiệu chung 43 1.2 – Các bước thực hiện chung khi tháo máy 44 1.3 – Dây quấn phần cảm (stato) 44 2. Quấn dây phần ứng (rôto) 46 2.1 – Cấu tạo 46 2.2 – Nguyên lý làm việc 48 2.3 – Các bước thực hiện 48 2.4 – Phương pháp tính toán và vẽ sơ đồ trải 50 2.4.1 Cách đặt dây 51 2.4.2 Dây quấn xếp đơn 52 2.4.3 Dây quấn đối xứng 57 2.5 – Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục 58 2.6 – Cách sử dụng 59 2.7 – Số liệu một số máy xay sinh tố, máy xay thịt 60 4
- Bài 3: Quấn dây máy phát điện 61 1. Quấn dây máy phát điện xoay chiều 61 1.1 – Khái quát chung về máy phát điện xoay chiều 61 1.1.1 Cấu tạo 61 1.1.1.1 Cấu tạo chung 61 1.1.1.2 Máy phát điện không đồng bộ 63 1.1.1.3 Máy phát điện đồng bộ 64 1.1.2 Nguyên lý làm việc 66 1.1.3 Quấn dây máy phát điện xoay chiều 67 1.1.3.1 Tháo và vệ sinh máy phát 67 1.1.3.2 Khảo sát và vẽ lại sơ đồ dây quấn 68 1.1.3.3 Thi công quấn dây 70 2. Quấn dây máy phát điện một chiều 71 2.1 – Cấu tạo và nguyên lý làm việc 71 2.1.1 Cấu tạo 71 2.1.2 Nguyên lý làm việc 73 2.2 – Sửa chữa quấn lại quấn phần ứng 75 2.2.1 Quấn lại dây quấn phần ứng 75 2.2.2 Quấn lại dây quấn kích từ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 5
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TH MÁY ĐIỆN NÂNG CAO Mã số mô đun: MĐ 32 Thời gian mô đun: 100 giờ; (Lý thuyết: 15giờ; TH: 81giờ; KT:4 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun Máy điện nâng cao là mô đun tự chọn được bố trí học sau các môn học chung và các môn học, mô đun chuyên môn nghề - Tính chất: Là mô đun tự chọn II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Quấn lại được các loại động cơ vạn năng (như: máy khoan, máy mài cầm tay, máy xay sinh tố, máy xay thịt v.v...) và máy phát điện bị hỏng theo số liệu có sẵn. - Vẽ được sơ đồ trải các loại động cơ và tính toán được các thông số máy điện. - Rèn luyện tính linh hoạt, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bằng thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng số Lý Thực hành Kiểm TT thuyết tra* 1 Bài 1: Quấn dây máy khoan, máy mài 30 5 24 1 cầm tay. 2 Bài 2: Quấn dây máy xay sinh tố, máy 40 5 33 2 xay thịt. 3 Bài 3: Quấn dây máy phát điện 30 5 24 1 Cộng: 100 15 81 4 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Quấn dây máy khoan, máy mài cầm tay Thời gian: 30 giờ Mục tiêu: - Lấy mẫu chính xác các thông số của bộ dây - Quấn lại bộ dây động cơ máy khoan, máy mài cầm tay bị hỏng theo số liệu có sẵn, đảm bảo máy hoạt động tốt với các thông số kỹ thuật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện. 6
- - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu. - Phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy khoa học.. Nội dung: 1. Quấn dây máy khoan. 1.1 Quấn dây phần cảm 1.2 Quấn dây phần ứng 1.3 Kiểm tra nguội 1.4 Cấp nguồn vận hành 2. Quấn dây máy mài cầm tay 2.1 Quấn dây phần cảm 2.2 Quấn dây phần ứng 2.3 Kiểm tra nguội 2.4 Cấp nguồn vận hành Kiểm tra thường xuyên Thời gian 1 giờ Bài 2: Quấn dây máy xay sinh tố, máy xay thịt Thời gian: 40 giờ Mục tiêu : - Lấy mẫu chính xác các thông số của bộ dây - Quấn lại bộ dây động cơ vạn năng như động cơ của máy xay sinh tố, máy xay thịt bị hỏng theo số liệu có sẵn, đảm bảo máy hoạt động tốt với các thông số kỹ thuật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện. - Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, tác phong công nghiệp Nội dung: 1. Quấn dây phần cảm 2. Quấn dây phần ứng 3. Kiểm tra nguội 4. Cấp nguồn vận hành Kiểm tra thường xuyên Thời gian 2 giờ Bài 3: Quấn dây máy phát điện Thời gian: 30 giờ Mục tiêu: - Lấy mẫu chính xác các thông số của bộ dây 7
- - Quấn lại bộ dây động cơ vạn năng như động cơ của máy xay sinh tố, máy xay thịt bị hỏng theo số liệu có sẵn, đảm bảo máy hoạt động tốt với các thông số kỹ thuật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện. - Rèn luyện tính tie mỉ, cẩn thận, tác phong công nghiệp Nội dung: 1. Quấn dây máy phát điện 1pha. 1.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện 1pha. 1.2. Các đại lượng định mức của máy phát điện 1pha. 1.3. Sơ đồ nguyên lý của máy phát điện 1pha. 1.4. Quấn cuộn dây phần cảm. 1.5. Quấn cuộn dây phần ứng, cổ góp và đi-ốt. 1.6. Kiểm tra chổi than, cổ góp và đi-ốt. 1.7. Kiểm tra gối đỡ và ổ bi. 1.8. Cho phát điện theo thông số định mức của máy phát. 1.9. Kiểm tra định kỳ. 2. Quấn dây máy phát điện 3 pha. 2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện 3pha 2.2. Các đại lượng định mức của máy phát điện 3pha 2.3. Sơ đồ nguyên lý của máy phát điện 3pha. 2.4.Quấn cuộn dây phần cảm. 2.5. Quấn cuộn dây phần ứng, cổ góp và đi-ốt. 2.6. Kiểm tra chổi than, cổ góp và đi-ốt. 2.7. Kiểm tra gối đỡ và ổ bi. 2.8. Cho phát điện theo thông số định mức của máy phát. 2.9. Kiểm tra định kỳ. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: * Vật liệu: - Dây điện từ các loại. - Giấy cách điện, phim phổi. - Ghen cách điện bằng amiăng. - Dây đai. - Thiếc (chì) hàn; Nhựa thông; Vẹc ni... 8
- - Một số vật liệu cần thiết khác. * Dụng cụ và trang thiết bị: - Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay. - Bộ đồ nghề điện cầm tay gồm: + Pan me. + Máy quấn dây chỉ thị số. + Khoan điện; Mỏ hàn điện. + Kìm điện các loại: kìm B (kìm răng), kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt. + Tuốc-nơ-vít các loại (dẹp, bake): từ 2mm đến 6mm. + Cưa, bào, búa cao su... - Các loại máy đo (AC & DC): ampe kế, volt kế, Ohm kế, watt kế, tần số kế, Cos kế. - Các loại động cơ vạn năng. - Máy phát điện xoay chiều và một chiều. - Nguồn AC/DC. * Nguồn lực khác: - PC. - Phần mềm chuyên dùng. - Projector. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: - Bài kiểm tra 1: 60 phút: Thi công quấn dây động cơ máy khoan hoặc máy mài: chấm cụ thể quá trình thi công và sản phẩm của học viên . - Bài kiểm tra 2: 60 phút: Thi công quấn dây động cơ máy xay thịt hoặc máy xay sinh tố: chấm cụ thể quá trình thi công và sản phẩm của học viên . - Bài kiểm tra 3: 60 phút: Thi công quấn dây phần cảm hoặc phần ứng máy phát điện xoay chiều hoặc một chiều: chấm cụ thể quá trình thi công và sản phẩm của học viên . - Điểm kết thúc mô đun: Lấy điểm trung bình cộng của ba bài kiểm tra trên. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun này là mô đun tự chọn, được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: 9
- - Cần tập trung cả lớp để hướng dẫn ban đầu: Phần này giáo viên cần thao tác mẫu cho sinh viên quan sát. - Tùy vào thiết bị có của từng đơn vị để phân chia số lượng sinh viên thực tập trong mỗi nhóm (Mỗi nhóm nên tối đa là 3 sinh viên): Phần này giáo viên nên quan sát từng nhóm và sửa sai tại chỗ (nếu có). - Tập trung cả lớp để rút kinh nghiệm sau mỗi ca thực tập: Phần này giáo viên cho sinh viên nêu lên những vướng mắc trong ca thực tập và đưa ra phương pháp khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. - Thời gian thực hành bao gồm thời gian thực hành và thời gian kiểm tra. 4. Tài liệu cần tham khảo: [1] Nguyễn Đức Sỹ, Công nghệ chế tạo Máy điện và Máy biến áp, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1995. [2] Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu, Máy điện1, 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2001. [3] Nguyễn Trọng Thắng, Nguyễn Thế Kiệt, Tính toán sửa chữa các loại Máy điện quay và Máy biến áp - tập 1, 2, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1993. [4] Nguyễn Trọng Thắng, Nguyễn Thế Kiệt, Công nghệ chế tạo và tính toán sửa chữa Máy điện - tập 3, NXB Giáo dục 1993. [5] Minh Trí, Kỹ thuật quấn dây, NXB Đà Nẵng 2000. [6] Nguyễn Xuân Phú, Tô Đằng, Quấn dây sử dụng và Sửa chữa Động cơ điện xoay chiều thông dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật 1989. [7] A.S. KOKREP, Phan Đoài Bắc (dịch), Sổ tay thợ Sửa chữa, vận hành máy điện, NXB Công nhân kỹ thuật 1993. [8] A.M. VISTÔC, M.B. DÊVIN, E.P. PARINI, Bạch Quang Văn (dịch), Sổ tay thợ điện trẻ, NXB Công nhân kỹ thuật 1981. 10
- BÀI 1: QUẤN DÂY MÁY KHOAN, MÁY MÀI CẦM TAY 1- Dây quấn phần cảm (stato) 1.1 – Máy khoan cầm tay 1.1.1 - Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy khoan cầm tay. * Cấu tạo: Gồm các bộ phận: Vỏ máy, động cơ vạn năng, công tắc điện, bộ phận truyền động, mâm cặp mũi khoan. Hình 1.1: Hình ảnh máy khoan BOSGH - Vỏ máy: làm bằng nhựa gồm hai nửa đối xứng, bao quanh động cơ và bộ phận truyền động. - Động cơ điện vạn năng là bộ phận chính của máy khoan là một động cơ vạn năng có 2p = 2, công suất 40W – 1000W( thông thường khoảng 600W). - Công tắc điện dùng để đóng cắt điện vào động cơ, được bố trí ở tay cầm thuận lợi cho việc đóng cắt. Công tắc có thể làm việc ở chế độ nhắp hoặc chế độ liên tục băng cách ấn nút duy trì công tắc. - Bộ phận truyền động bao gồm: một bộ giảm tốc bánh răng một cấp, bánh răng chủ động được gia công ngay trên trục động cơ, bánh răng bị động kéo trục công tắc (kéo mâm cặp). Hiện nay đa số các loại máy khoan có hai chức năng: chức năng khoan thông thường (khoan gỗ, khoan sắt…) và chức năng khoan bê tông. Ở chế độ khoan thường mũi khoan chỉ thực hiện một chuyển động quay tròn. Còn ở chế độ khoan bê tông mũi khoan thực hiện hai chuyển động: chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến lên xuống (vừa quay, vừa gõ). Việc thay đổi chức năng được thực hiện bằng cần gạt và cơ cấu khớp trượt. Khi khoan thông thường cần gạt để ở vị trí “mũi khoan”, khi khoan bê tông cần gạt ở vị trí “ búa”. 11
- Cơ cấu khớp trượt gồm hai mặt trượt, trên hai mặt trượt có các dấu chữ V. Một mặt dấu trượt được gia công trên mặt bên của đánh răng thứ cấp, mặt còn lại gắn cố định với vỏ máy Khi vấu gặt xoay sang vị trí khoan bình thường, viên bi đỡ nằm ở vị trí tâm trục mâm cặp, đầu trục đội lên bi, hai mặt vấu trượt tách rời nhau (d#0) và lúc này chỉ có một chuyển động quay tròn của mâm cặp. Khi vấu gạt xoay sang vị trí khoan bê tông, viên bi lệch khỏi tâm trục, vì vậy hai mặt vấu chà trượt lên nhau, lúc này mâm cặp (mũi khoan) vừa quay tròn vừa chuyển động lên xuống (gõ búa). Mâm cặp: Mũi khoan là loại mâm cặp 3 chấu. Kích cỡ mâm cặp tùy theo công suất từng loại máy khoan, có thể cặp được mũi khoan đường kích đến 20mm. 1.1.2 Nguyên lý làm việc: Đối với máy khoan, khi làm việc có 2 chuyển động. Chuyển động chính là chuyển động quay tròn của mũi khoan được thực hiện nhờ động cơ điện, chuyển động phụ là chuyển động tịnh tiến của mũi khoan nhờ lực tỳ của tay người. Khi động cơ điện quay, thông qua bộ giảm tốc mũi khoan sẽ quay theo tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc của động cơ, tạo ra lực cắt để khoan lỗ phôi cần gia công. Khi cần khoan bê tông ta gạt công tắc sang vị trí khoan bê tông (nấc búa). Muốn động cơ quay theo chiều thuận ta gạt công tắc sang vị trí quay thuận và ngược lại. 1.1.3 - Tháo lắp máy khoan tay: - Tháo mũi khoan: Dùng vấu côn chuyên dùng (chìa khóa) để tháo mũi khoan, vặn chìa khóa ngược chiều kim đồng hồ. - Tháo mâm cặp: Sử dụng clê dẹt giữ trục công tác, kìm cộng lực kẹp chặt đầu mâm cặp, quay kim (mâm cặp) theo chiều ngược kim đồng hồ, mâm cặp sẽ được tháo ra khỏi trục. - Tháo vỏ máy: Tháo các ốc định vị hai nửa vỏ khoan. Khi lật một nửa vỏ ra sẽ thấy toàn bộ cấu tạo bên trong của máy khoan. - Tháo chổi than khỏi giá đỡ chổi than: Chổi than phải được tháo trước khi tháo phần ứng, nếu không khi tháo phần ứng chổi than sẽ bị vấp phải ổ bi. + Tháo nắp chặn chổi than + Tháo chổi than ra khỏi giá đỡ. - Tháo động cơ ra khỏi vỏ máy: tháo các vít định vị ổ đỡ hai đầu trục động cơ, tháo đầu nối dây giữa dây quấn phần cảm với giá đỡ chổi than, công tắc và tách động cơ, bộ phận truyền động ra khỏi vỏ. - Tháo bộ phận truyền động ra khỏi trục động cơ: Sau khi tách động cơ ra khỏi vỏ máy, thì thực hiện tháo bộ phận truyền động ra khỏi trục động cơ. - Tháo phần ứng ra khỏi phần cảm: Cầm phần ứng rút theo chiều dọc trục, nếu phần ứng không tách ra được thì dùng đột tròn đóng chính tâm vào 12
- đầu trục phía chổi than. Trong quá trình tháo lưu ý tránh sây sước dây quấn phần cảm, phần ứng. 1.1.4 - Bảo dưỡng máy khoan: - Bảo dưỡng hộp số: Định kỳ kiểm tra bôi trơn hộp số, thay mỡ đúng chủng loại với số lượng vừa đủ - Bảo dưỡng chổi than cổ góp: + Thổi và lau sạch bụi than bám trên cổ góp + Sử dụng giấy ráp số 0, làm sạch bề mặt cổ góp + Kiểm tra điều chỉnh sức căng lò so của giá đỡ chổi than. Lực nén lên chổi than phải phù hợp với loại chổi than và tốc độ đường tại bề mặt cổ góp. Lực nén cần điều chỉnh vừa đủ để giảm được tổn hao cơ do ma sát và giảm độ mài mòn của chổi than và cổ góp. + Kiểm tra dây nối với chổi than, bề mặt làm việc cảu chổi than. Bề mặt của chổi than phải ôm khít với bề mặt cổ góp. Để đạt được điều đó, cắt giấy ráp thành băng dài, ốp lên bề mặt cổ góp và mặt ráp về phía chổi than, lực ép lên chổi than giữ bằng khi máy đang làm việc bình thường, kéo giấu giáp qua lại để tạo nên bề mặt làm việc của chổi than. Thay thế chổi than khi chổi than mòn quá quy định. Hình 1.2 : Tạo bề mặt tiếp xúc chổi than 1.1.5 - Sửa chữa các hư hỏng: - Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng Bảng 1.1: Trình tự sửa chữa máy khoan cầm tay STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục Động cơ không - Phích cắm bị hỏng - Thay phích cắm quay (không có - Dây nguồn bị hở, đứt - Khắc phục chỗ hở, thay tiếng ù) ngầm dây nguồn 1 - Chổi than không tiếp - Làm sạch cổ góp, thay súc với cổ góp chổi than, tăng lực nén lò - Hỏng công tắc xo - Xửa chữa, thay thế 13
- công tắc Động cơ quay, - Bánh răng hộp số - Thay bánh răng nhưng mâm cặp và không ăn khớp, răng bị - Bổ sung chốt, định vị 2 mũi khoan không mòn, bị gãy lại bánh răng với trục quay - Thiếu chốt định vị mâm cặp bánh răng Chỉ thực hiện được - Hỏng cơ cấu khớp - Sửa chữa thay thế cơ 3 nấc khoan bê tông trượt cấu khớp trượt Mũi khoan bị lệch - Vam ba chấu mâm - Mài lại van ba chấu cho tâm cặp không đối xứng do đối xứng hoặc thay mâm mũi khoan kẹp không cặp. 4 chặt, quay trượt quanh ba chấu làm chúng mòn không đều. Mâm cặp quay - mũi khoan kẹp không - Vặn chặt mâm cặp, kẹp 5 nhưng mũi khoan chặt chặt mũi khoan. không quay Động cơ chạy chậm - Chổi than tiếp xúc Tăng lực tiếp xúc, đánh hơn bình thường, không tốt với cổ góp, bóng cổ góp, mài lại bề 6 xuất hiện tia lửa cổ góp bẩn. mặt tiếp xúc của chổi giữa chổi than và cổ than góp Máy không quay - ổ bi bị vỡ, rôto chạm - Thay bi (có tiếng ù) vào stato. - Cháy động cơ - Quấn lại động cơ 7 (thường cháy phần ứng động cơ) - Kẹp bộ truyền động - Kiển tra sự ăn khớp hai bánh răng Máy chạy chậm - Cháy chập cuộn dây - Quấn lại cuộn dây phần xuất hiện tia lửa lớn phần ứng ứng hoặc thay phần ứng 8 giữa chổi than và cổ góp - Sửa chữa phần cơ khí Bi bị mòn quá mức cho phép, vỡ bi; các bánh răng bị mòn bị gãy; vỏ máy bị vỡ. Gối đỡ ổ bi bị mài rộng hơn đường kính áo ngoài của bi. Công tắc chuyển đổi cơ khí từ chế độ khoan gỗ, sắt… sang khoan đá. 14
- Công tác sửa chữa chủ yếu là tháo lắp, tháy thế các vật tư hư hỏng - Sửa chữa phần điện: Các hư hỏng phần điện: Hở mạch điện vào động cơ (Các dây nối giữa các bộ phận, dây nối với nguồn, chổi than không tiếp xúc với cổ góp). Cổ góp bị cháy rỗ, ô van – có thể khắc phục hoặc thay công tắc mới. Hỏng công tắc điện - có thể khắc phục hoặc thay công tắc mới Cháy dây quấn phần ứng, phần cảm – Quấn lại. Hỏng chổi than, lò xo, giá đỡ chổi than – có thể khắc phục hoặc thay thế mới. * Bài tập ứng dụng: Tháo lắp máy khoan cầm tay do Malaysia chế tạo. Bảng 1.2: Trình tự tháo lắp. Các bước thực hiện Dụng cụ vật tư Tiêu chuẩn thực hiện công việc 1. Xác định được trình tự - Bút, giấy Trình tự tháo lắp được xác tháo lắp. định đúng 2. Tháo mũi khoan. - Tháo mũi khoan. - Vấu côn chuyên - Các thao tác đúng dùng phương pháp, vặn vấu côn đúng chiều (quay mâm cặp ngược chiều kim đồng hồ) - Tháo mâm cặp. - Cờ lê dệt, kìm - Các thao tác đúng cộng lực phương pháp,vặn vấu côn đúng chiều (quay mâm cặp ngược chiều kim đồng hồ) - Tuốc nơ vít. - Tháo vỏ máy. - Sử dụng đúng tuốc nơ vít, vặn đúng chiều - Không làm hư hỏng giá - Tháo chổi than ra khỏi đỡ chổi than. giá đỡ chổi than. - Các thao tác đảm bảo - Tháo động cơ và cơ cấu - Tuốc nơ vít. yêu cầu kỹ thuật. Không truyền động ra khỏi vỏ làm xước dây quấn phần máy. ứng, phần cảm. - Các thao tác đảm bảo - Tháo bộ phận truyền yêu cầu kỹ thuật. Không động ra khỏi trục động làm xước dây quấn phần cơ. ứng, phần cảm. 15
- - Không làm xước dây quấn phần ứng, phần cảm. - Tháo phần ứng ra khỏi phần cảm. 3. Lắp ráp máy khoan - Dụng cụ cầm tay Các thao tác đúng trình tự, (trình tự ngược lại với nghề điện đảm bảo các yêu cầu kỹ quá trình tháo). thuật. Không làm hư hỏng các bộ phận 4. Kiểm tra máy khoan Máy khoan được trở về sau khi tháo lắp. hiện trạng giống nhơ trước khi tháo, roto quay nhẹ nhàng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật 5. Hoàn thành - Dẻ lau. - Viết báo cáo, bàn giao - Phiếu nghiệm thu đầy đủ và cụ thể. bàn giao - Vệ sinh khu vực làm việc sạch sẽ. - Kiểm tra đầy dủ dụng cụ và vệ sinh bảo quản tốt. 1.2 – Sửa chữa máy mài. 1.2.1 – Cấu tạo, nguyên lý làm việc. * Cấu tạo gồm các bộ phận: Vỏ máy, động cơ vạn năng, hộp giảm tốc, bánh công tác, công tắc đóng, cắt điện. Hình 1.3: Hình ảnh máy mài cầm tay - Vỏ máy: Tạo nên hình dạng máy bào, gồm ba phần: Thân vỏ,đầu vỏ và nắp vỏ. 16
- + Thân vỏ làm bằng hợp kim nhôm hoặc bằng nhựa đa số vỏ được làm bằng nhựa để đảm bảo an toàn chống bị điện giật khi điện bị rò ra vỏ (khi vỏ được làm bằng nhựa thì tâm lý người sử dụng sẽ an tâm hơn). Thân vỏ là chỗ để cầm máy mài khi sử dụng, để gá lắp phần cảm và một đầu ổ trục của động cơ vạn năng, để gá lắp đầu vỏ và nắp vỏ. + Đầu vỏ: Làm bằng gang để ga lắp bộ phận truyền động ( hộp số) một đầu ổ đỡ của động cơ điện và trục công tác. + Nắp vỏ: Làm bằng nhựa và được gắn với thân vỏ bằng một vít vặn, nắp vỏ có nhiệm vụ che chắn chổi than cổ góp. Khi cần kiểm tra thay thế chổi than ta chỉ cần tháo nắp vỏ. - Động cơ điện vạn năng là bộ phận chính của máy mài là một động cơ vạn năng có 2p = 2, công suất 40W – 1000W (thông thường khoảng 600W). - Bộ phận truyền động bao gồm: Một bộ giảm tốc bánh răng một cấp, hai bánh răng côn đặt vuông góc với nhau. Bánh răng sơ cấp đặt trên trục động cơ, bánh răng thứ cấp gắn với trục công tắc. - Bộ phận công tác: Là một viên đá mài đường kính từ 12 – 15cm, (tùy theo các loại máy) được gắn trên trục thứ cấp của hộp số. Trong thực tế tùy theo yêu cầu công việc, bộ phận công tác có thể thay thế bằng lưỡi cưa sử dụng để cắt gạch, bê tông hoặc là bàn chải sắt sử dụng để cạo rỉ… - Công tắc đóng, cắt điện động cơ: dùng để đóng cắt điện vào động cơ thuận lợi, linh hoạt, công tắc được bố trí ngay trên thân vỏ động cơ và núm công tắc là loại đẩy trượt. Có loại công tắc được bố trí sau đuôi vỏ máy. * Nguyên lý làm việc: - Sơ đồ điện hình 1.4. Hình 1.4: Sơ đồ điện máy mài tay cc : Cuộn kháng; ư: Phần ứng - Nguyên lý làm việc Khi động cơ điện quay thông qua bộ giảm tốc đá mài xẽ quay theo với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc của động cơ, tạo ra lực cắt để cắt mài phôi cần 17
- gia công. Để đảm bảo an toàn cho người trong quá trình làm việc, đá mài được che chắn bằng vành bảo vệ. 1.2.2 - Sửa chữa các hư hỏng: Bảng 1.3: Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục Động cơ không - Phích cắm bị hỏng - Thay phích cắm quay (không có - Dây nguồn bị hở, đứt - Khắc phục chỗ hở, tiếng ù) ngầm thay dây nguồn 1 - Chổi than không tiếp - Làm sạch cổ góp, thay súc với cổ góp chổi than, tăng lực nén - Hỏng công tắc lò xo - Xửa chữa, thay thế công tắc Động cơ quay, - Bánh răng hộp số - Thay bánh răng nhưng bánh công không ăn khớp, răng bị - Bổ sung chốt, định vị tác không quay mòn, bị gãy lại bánh răng với trục 2 - Thiếu chốt định vị động cơ bánh răng với trục động cơ Động cơ chạy - Chổi than tiếp xúc - Tăng lực tiếp xúc đánh chậm hơn bình không tốt với cổ góp, bóng cổ góp, mài lại bề 3 thường, xuất hiện cổ góp bẩn. mặt tiếp xúc của chổi tia lửa giữa chổi than. than và cổ góp. Máy không quay - Ổ bi bị rơ vỡ, roto - Thay bi. (có tiếng ù) chạm vào stato. - Quấn lại động cơ. 4 - Cháy động cơ (thường - Kiểm tra sự ăn khớp cháy phần ứng động hai bánh răng. cơ). - Kẹt bộ truyền động. Máy chạy chậm - Cháy chập cuận dây - Quấn lại cuộn dây xuất hiện tia lửa phần ứng. phần ứng, hoặc dây 5 lớn giữa chổi than phần ứng. và cổ góp. Có tiếng kêu to Răng của các bánh răng Thay thế bánh răng. 6 máy rung mạnh bị mòn. khi làm việc. 18
- - Sửa chữa phần cơ khí: + Bi bị mòn quá mức cho phép, vỡ bi; các bánh răng bị mòn bị gãy; vỏ máy bị vỡ. Gối đỡ ổ bi bị mài rộng hơn đường kính áo ngoài của bi. + Công tác sửa chữa chủ yếu là tháo lắp, thay thế các vật tư hư hỏng - Sửa chữa phần điện: Các hư hỏng phần điện: Hở mạch điện vào động cơ (Các dây nối giữa các bộ phận, dây nối với nguồn, chổi than không tiếp xúc với cổ góp). + Cổ góp bị cháy rỗ, ô van – có thể khắc phục hoặc thay công tắc mới. + Hỏng công tắc điện - có thể khắc phục hoặc thay công tắc mới + Cháy dây quấn phần ứng, phần cảm – Quấn lại. + Hỏng chổi than, lò xo, giá đỡ chổi than – có thể khắc phục hoặc thay thế mới 1.2.3 - Tháo lắp bảo dưỡng máy mài cầm tay: - Tháo bộ phận công tác: Ấn nút hãm trục quay đá mài (bộ phận công tác) dùng cờ lê chuyên dùng vặn ốc chặn theo chiều quay đá mài. Sau khi tháo rời ốc chặn, tháo đá mài ra khỏi trục quay. - Tháo nắp che hộp số: Nắp che hộp số được gắn với thân đầu vỏ bằng bốn vít. Trục quay và ổ bi đỡ trục được gắn trên nắp che, bánh răng côn thứ cấp được gắn trên trục quay. Khi tháo nắp che ra trong hộp số chỉ còn lại bánh răng côn sơ cấp (bánh răng chủ động) gắn trên trục động cơ. - Tháo bánh răng côn sơ cấp. Tháo ốc chặn đầu trục, tiếp đến tháo bánh răng sơ cấp ra khỏi trục động cơ. Bánh răng này cố định với trục động cơ bằng một chốt hãm, khi tháo lắp cần lưu ý tránh thất lạc chốt hãm. - Tháo thân đầu vỏ: Sau khi tháo bốn vít định vị, tháo đầu vỏ ra khỏi thân vỏ. - Tháo đuôi vỏ: Đuôi vỏ thường được lắp ghép ôm tựa lên thân vỏ và được gắn chặt với thân vỏ bằng một vít vặn. - Tháo chổi than ra khỏi giá đỡ chổi than. - Tháo phần ứng ra khỏi vỏ máy * Bảo dưỡng máy mài. - Bảo dưỡng hộp số: Định kỳ kiểm tra thaymỡ bôi trơn hộp số, thay mỡ đúng chủng loại với số lượng vừa đủ. Sau một thời gian làm việc các rãnh của bánh răng xẽ bị mòn. Khi độ mòn của bánh răng quá mức cho phép cần thay thế bánh răng. Trong thực tế thường phải thay thế bánh răng chủ động, do số răng của nó ít hơn nhiều so với bánh răng bị động. - Bảo dưỡng chổi than cổ góp ( tương tự như máy khoan) 19
- * Bài tập ứng dụng tháo lắp máy mài cầm tay Bảng 1.4: Trình tự tháo lắp máy mài. Các bước thực hiện Dụng cụ vật tư Tiêu chuẩn thực hiện công việc 1. Xác định được - Bút, giấy Trình tự tháo lắp được xác định trình tự tháo lắp. đúng 2. Làm dấu Mũi dấu, bút lấy Chỗ làm dấu rõ, tách bạch dấu 3. Tháo máy mài. - Tháo bánh công - Cờ lê chuyên - Sử dụng đúng cờ lê, vặn đúng tác (đá mài, lưỡi dùng chiều.Các thao tác cắt bê tông). đúngtrìnhtự,đúngphươngpháp,vặn cờ lê đúng chiều (theo chiều quay của bộ phận công tác) - Sử dụng đúng tuốc nơ vít đúng - Tháo nắp che chiều hộp số, trục công tác. - Tuốc nơ vít. - Vặn đúng chiều - Tháo bánh răng côn chủ động ra - Cờ lê. khỏi trục. - Không làm hư hỏng giá đỡ lò xo - Tháo đuôi vỏ. - Tháo chổi than ra - Tuốc nơ vít. khỏi giá đỡ. - Các thao tác đảm bảo yêu cầu - Tháo đầu vỏ và kỹ thuật. Không làm xước dây phần ứng ra khỏi quấn phần ứng. vỏ. - Dụng cụ cầm tay - Các thao tác đảm bảo yêu cầu nghề điện. kỹ thuật. Không làm biến dạng - Tháo phần ứng ra đầu vỏ phần ứng. Không làm khỏi đầu vỏ - Búa. xước dây quấn phần ứng. 4. Lắp ráp máy - Dụng cụ cầm tay - Các thao tác đúng trình tự, đảm mài (trình tự nghề điện. bảo yêu cầu kỹ thuật. Không làm ngược lại với trình hư hỏng các bộ phận. tự tháo) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực hành máy điện: Phần 1 - Bùi Văn Hồng, Đặng Văn Thành, Phạm Thị Nga
107 p | 696 | 268
-
GT Thực hành VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN
33 p | 501 | 217
-
Giáo trình Thực hành máy điện: Phần 2 - Bùi Văn Hồng, Đặng Văn Thành, Phạm Thị Nga
126 p | 350 | 167
-
Giáo trình Thực hành máy và quá trình thiết bị (hệ Cao đẳng): Phần 1
43 p | 146 | 20
-
Giáo trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thợ máy hạng nhì môn Thực hành máy, điện - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
18 p | 107 | 18
-
Giáo trình Thực hành trang bị điện: Phần 2 - Trường Cao đẳng nghề Đường sắt
107 p | 77 | 18
-
Giáo trình Thực hành máy điện – Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Quận 12
97 p | 67 | 12
-
Giáo trình Thực hành sửa chữa máy điện (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
147 p | 56 | 11
-
Giáo trình Thực hành máy điện
17 p | 72 | 11
-
Giáo trình Thực hành sửa chữa, vận hành máy điện tại doanh nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
87 p | 16 | 8
-
Giáo trình Vận hành máy điện (Nghề: Vận hành thủy điện) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
41 p | 53 | 7
-
Giáo trình Máy điện (Ngành CN Kỹ thuật Điện-Điện tử – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
67 p | 13 | 5
-
Giáo trình Thực hành hàn điện cơ bản (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Đông Sài Gòn
123 p | 13 | 4
-
Giáo trình Thực tập máy điện 2 (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
46 p | 11 | 4
-
Giáo trình Thực hành mạch điện cơ bản (Nghề Vận hành máy thi công nền - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
66 p | 38 | 3
-
Giáo trình Thực hành trang bị điện nâng cao (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
66 p | 6 | 3
-
Giáo trình Thực hành hàn cơ bản (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
194 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn