Giáo trình Thực hành PLC tại doanh nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
lượt xem 7
download
Giáo trình "Thực hành PLC tại doanh nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp người học tổng hợp các kiến thức lý thuyết đã được học, trải nghiệm kỹ năng thực hành vào chuyên môn cụ thể; nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thực hành PLC, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành PLC tại doanh nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Biến tần là một thiết bị quan trọng và được dùng phổ biến để điều chỉnh tốc độ động cơ trong hệ thống dây chuyền công nghiệp. Tài liệu Thực hành PLC tại doanh nghiệp được thực hiện bởi sự tham gia của các giảng viên của khoa Điện - trường Cao đẳng nghề Cần Thơ. Trên cơ sở chương trình đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện biên soạn tài liệu phục vụ cho công tác dạy nghề. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các doanh nghiệp, các giáo viên trường bạn đã góp nhiều công sức để nội dung tài liệu được hoàn thành. Tài liệu này được thiết kế theo mô đun thuộc hệ thống mô đun/môn học của chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở cấp trình độ cao đẳng và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo. Thời gian trải nghiệm là 270 giờ. Mỗi tiêu đề, tiểu tiêu đề của từng nội dung được biên soạn theo các bước thực hiện công việc, với những kiến thức và kỹ năng được hình thành và rèn luyện sau khi trải nghiệm thực tế xong, sinh viên sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện sẽ còn những sai sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý, nhận xét của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 2. Phạm Bỉnh Tiến 2
- MỤC LỤC Trang Giới thiệu ....................................................................................................................... 2 Mục lục .......................................................................................................................... 3 Nội dung 1: Phổ biến nội quy, quy định của nhà trường đối với sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp ................................................................................................. 6 1. Nội quy thực hành tại doanh nghiệp của nhà trường đối với sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp ................................................................................................................. 6 1.1. Nội dung thực hành tại doanh nghiệp ..................................................................... 6 1.2. Hình thức tham gia thực hành tại doanh nghiệp ..................................................... 6 1.3. Yêu cầu đối với sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp ....................................... 7 1.4. Báo cáo thực hành tại doanh nghiệp ....................................................................... 7 2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết chothực hành tại doanh nghiệp ............................. 8 Nội dung 2: Thực hiện các biện pháp an toàn,vệ sinh lao động ........................... 11 1. Bảo quản dụng cụ và vệ sinh môi trường lao động ................................................. 11 1.1. Sử dụng, bảo quản dụng cụ .................................................................................. 11 1.2. Vệ sinh môi trường lao động ................................................................................. 15 2. Thực hiện các biện pháp an toàn và phòng chống cháy nổ ...................................... 19 2.1. Khái niệm về cháy nổ ............................................................................................ 19 2.2. Những nguyên nhân gây cháy nổ và biện pháp phòng chống ............................... 19 3. Sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động và điện giật ........................................................ 22 3.1. Sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động ......................................................................... 22 3.2. Sơ cứu nạn nhân tai nạn do điện giật .................................................................... 23 4. Sinh viên tự tìm hiểu khái quát về cách thức quản lý, tổ chức, điều hành giải quyết các vấn đề kỹ thuật của công ty, xí nghiệp nơi mà sinh viên được phép đến thực hành tại doanh nghiệp ........................................................................................................... 24 Nội dung 3: Thực hành PLC tại doanh nghiệp ...................................................... 26 1. Tìm hiểu tổng quát về PLC ...................................................................................... 26 1.1. Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển PLC ........................................................ 26 1.2. Cấu trúc của bộ điều khiển PLC............................................................................. 26 2. Tham gia trực tiếp vào quá trình lắp đặt PLC ........................................................... 27 2.1. Tính chọn PLC ....................................................................................................... 27 2.2. Thi công tủ điều khiển PLC ................................................................................... 28 3
- 2.3. Các bước lập trình PLC ......................................................................................... 30 3. Tham gia giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc chuyên môn của mình ................... 31 4. Tiêu chí và cách thức đánh giá ................................................................................ 35 4.1. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................... 35 4.2. Cách thức đánh giá ................................................................................................ 35 Nội dung 4: Báo cáo kết quả thực hành .................................................................. 36 1. Báo cáo tuần và tháng ............................................................................................. 36 2. Báo cáo kết thúc .................................................................................................... 36 Mẫu báo cáo Thực hành PLC tại doanh nghiệp ........................................................ 38 Ví dụ ............................................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 74 4
- GIỚI THIỆU MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực hành PLC tại doanh nghiệp Mã mô đun: MĐ35 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Trước khi học mô đun này phải hoàn thành tất cả các mô đun 18, 19 trong chương trình đào tạo. - Tính chất: Là mô đun kỹ thuật chuyên môn tự chọn trải nghiệm tại doanh nghiệp. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun Thực hành PLC tại doanh nghiệp có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác đào tạo, nhằm giúp người học gắn kết giữa lý thuyết và rèn luyện kỹ năng nghề một cách thực tiễn. Với những trải nghiệm thực tế của mô đun khi thực tập tại doanh nghiệp, học viên sẽ tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ của đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ và tay nghề tại vị trí được giao. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Tổng hợp các kiến thức lý thuyết đã được học, trải nghiệm kỹ năng thực hành vào chuyên môn cụ thể. - Kỹ năng: + Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thực hành PLC, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, kỹ năng tự trau dồi bổ sung kiến thức nhằm giải quyết công việc kỹ thuật cụ thể, mở rộng mối quan hệ vói các nghề liên quan. + Rèn luyện tính tỉ mỉ, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Nội dung của mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Nội dung 1: Phổ biến nội quy, quy định của nhà trường đối với sinh viên đi thực 2 2 hành tại doanh nghiệp 2 Nội dung 2: Thực hiện các biện pháp an 8 4 4 toàn và vệ sinh lao động 3 Nội dung 3: Thực hành PLC tại doanh 1 230 35 194 nghiệp 4 Nội dung 4: Báo cáo kết quả thực hành tại 30 4 26 doanh nghiệp Cộng: 270 45 224 1 5
- Nội dung 1 PHỔ BIẾN NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐI THỰC HÀNH TẠI DOANH NGHIỆP Mã bài: MĐ35-01 Giới thiệu: Thực hành tại doanh nghiệp là giai đoạn trải nghiệm thực tế cho sinh viên để trải nghiệm và có cái nhìn trực quan hơn về nghề nghiệp mình đang theo học. Mục tiêu của chương trình thực hành tại doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào trong môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên khi chuẩn bị đi thực hành tại doanh nghiệp đều rất bỡ ngỡ về việc chọn nơi thực hành tại doanh nghiệp và những điều cần biết để có thể giao tiếp ứng xử trong môi trường doanh nghiệp. Cũng có những người nghĩ thực hành tại doanh nghiệp cũng chỉ là một học phần, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ và có bảng điểm thực hành tại doanh nghiệp mang về để đủ điều kiện tốt nghiệp, mà không nhận thấy rằng đó cũng là dịp để các bạn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong tay. Để sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp đạt kết quả tốt, nội dung dài này trình bày các nội quy, quy định của nhà trường khi sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp, đồng thời trang bị cẩm nang “bỏ túi” cần thiết cho sinh viên trước khi đi thực hành tại doanh nghiệp. Mục tiêu: - Trình bày được nội quy của nhà trường đối với sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp. - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việcthực hành tại doanh nghiệp. Nội dung chính: 1. Nội quy thực hành tại doanh nghiệp của nhà trường đối với sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp 1.1. Nội dung thực hành tại doanh nghiệp Sinh viên được nhận giấy giới thiệu và nội dung thực hành tại doanh nghiệp do nhà trường cung cấp (Có đóng mộc đỏ của nhà trường), sinh viên được bố trí như một nhân viên tập sự làm việc thực sự tại các doanh nghiệp. Trường hợp nhà trường ký hợp đồng với doanh nghiệp để gửi sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp thì bắt buộc sinh viên phải thực hành tại doanh nghiệp theo đúng địa chỉ mà nhà trường đã bố trí. Trường hợp này nhà trường sẽ lo toàn bộ giấy tờ cần thiết, sinh viên không cần giấy giới thiệu và nội dung thực hành tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có xe đưa sinh viên đến nơi thực hành tại doanh nghiệp đầu mỗi đợt và trả sinh viên về sau mỗi đợt thực hành tại doanh nghiệp. Trong quá trình này sinh viên tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và mô hình hoạt động tại các doanh nghiệp. 1.2. Hình thức tham gia thực hành tại doanh nghiệp a. Sinh viên tự liên hệ nơi thực hành tại doanh nghiệp Sinh viên đăng ký tự thực hành tại doanh nghiệp với giáo viên hướng dẫn thực 6
- hành tại doanh nghiệp. Giáo viên hướng dẫn sẽ cung cấp 2 giấy giới thiệu và 1 giấy ghi nội dung thực hành tại doanh nghiệp có đóng mộc đỏ của nhà trường, sinh viên nộp các giấy tờ này đến doanh nghiệp nơi sinh viên tự xin thực hành tại doanh nghiệp. * Lưu ý: Giấy giới thiệu sau khi đã được doanh nghiệp tiếp nhận, đóng mộc sinh viên nộp về Khoa 1 bản. b. Sinh viên thực hành tại doanh nghiệp theo sự bố trí của nhà trường Trường hợp sinh viên không tự liên hệ được nơi thực hành tại doanh nghiệp, sinh viên đăng ký với giáo viên hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp. Giáo viên hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp sẽ phối hợp với khoa và phòng chức năng sẽ liên hệ nơi thực hành tại doanh nghiệp, sau đó cung cấp 2 giấy giới thiệu và nội dung thực hành tại doanh nghiệp có đóng mộc đỏ của nhà trường, sinh viên nộp các giấy tờ này đến doanh nghiệp nơi giáo viên liên hệ cho sinh viên thực hành tại doanh nghiệp. * Lưu ý: Giấy giới thiệu sau khi đã được doanh nghiệp tiếp nhận, đóng mộc sinh viên nộp về Khoa 1 bản. 1.3. Yêu cầu đối với sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp - Tác phong: đầu tóc gọn gàng, quần áo chỉnh tề. - Đồng phục: mặc đồng phục xưởng của trường khi đến nhận công tác thực hành tại doanh nghiệp. - Thái độ: Lịch sự, lễ phép, nhã nhặn với cấp trên và đồng nghiệp. - Không tranh cãi, đôi co với cấp trên, tuân thủ theo sự phân công sắp xếp của cơ quan. - Đi thực hành tại doanh nghiệp tại cơ quan phải tuyệt đối đúng giờ. Không đi trễ về sớm - Không được tự động nghỉ mà không xin phép (tuyệt đối hạn chế xin nghỉ). - Không tự động rời bỏ vị trí, tụ tập đùa giỡn trong giờ thực hành tại doanh nghiệp. - Việc thay đổi thực hành tại doanh nghiệp thực tế vì các lý do: sức khỏe, môi trường làm việc hoặc không phù hợp với chuyên môn phải báo ngay cho giáo viên hướng dẫn. - Nghiêm túc tuân thủ các nội qui lao động và an toàn lao động nơi làm việc. - Đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả làm việc. - Năng động và có phẩm chất đạo đức tốt. * Lưu ý: Trong thời gian thực hành tại doanh nghiệp sinh viên báo cáo theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. 1.4. Báo cáo thực hành tại doanh nghiệp Sau khi kết thúc đợt thực hành tại doanh nghiệp, sinh viên phải nộp cho giáo viên hướng dẫn: - Phiếu đánh giá kết quả thực hành tại doanh nghiệp (thời hạn nộp trong vòng 1 tuần kể từ ngày kết thúc thực hành tại doanh nghiệp). - Báo cáo thực hành tại doanh nghiệp (thời hạn nộp trong vòng 1 tuần kể từ sau ngày kết thúc thực hành tại doanh nghiệp). - Nếu nộp trễ 2 ngày sẽ bị trừ 1 điểm. - Nếu điểm báo cáo thực hành tại doanh nghiệp >= 5: đạt. Giáo viên hướng dẫn sẽ chuyển bảng điểm lên Khoa, công bố cho sinh viên biết và lưu (thời gian công bố điểm là 1 tuần kể từ ngày hết hạn nộp báo cáo). - Nếu điểm báo cáo thực hành tại doanh nghiệp < 5: không đạt. 7
- Báo cáo sẽ được trả về cho sinh viên làm lại (thời gian nộp lại là 1 tuần kể từ ngày ra thông báo). Nếu trường hợp báo cáo trả về cho sinh viên làm lại vẫn không đạt điểm trung bình thì lần thực hành tại doanh nghiệp đó sẽ bị hủy, sinh viên phải tự xin thực hành tại doanh nghiệp lại và phải nộp phiếu đánh giá, làm báo cáo thực hành tại doanh nghiệp giống như lần đầu. * Lưu ý: Sinh viên lấy mẫu báo cáo thực hành tại doanh nghiệp ở giáo viên hướng dẫn. 2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho thực hành tại doanh nghiệp Trước khi đi thực hành tại doanh nghiệp bạn nên tìm hiểu thêm kiến thức ngành nghề liên quan để thích nghi với kế hoạch thực hành tại doanh nghiệp và đơn vị mình muốn thực hành tại doanh nghiệp như: Thời gian thực hành tại doanh nghiệp cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc. Trách nhiệm, bổn phận hàng ngày của bạn khi thực hành tại doanh nghiệp là gì? Nơi và bộ phận bạn muốn thực hành tại doanh nghiệp. Điều gì là ưu tiên chính của công việc? Nên tạo mối quan hệ tốt với nơi thực hành tại doanh nghiệp: bạn sẽ nhờ tới họ trong quá trình làm việc, xin số liệu và đặc biệt là chứng nhận để hoàn thành báo cáo thực hành tại doanh nghiệp. Chìa khóa để các bạn sinh viên dẫn đến thành công đó chính là phải có sự chuẩn bị tốt không những về mặt kiến thức mà còn về mặt tâm lý vì có kết quả hay không là do tính thích nghi của mỗi người. Nên có ý thức học hỏi và nhanh nhạy, chú tâm vào công việc đặc biệt là phải trung thực, chân thành. Nếu làm tốt và có tinh thần cầu tiến, các bạn có thể sẽ được làm nhân viên chính thức cũng như được giới thiệu cho các công ty đang có ý định muốn tuyển nhân sự. Hãy cố gắng để biến kỳ thực hành tại doanh nghiệp của mình không phải là “kỳ đày ải” mà là kỳ trải nghiệm thực tế bổ ích các bạn nhé, chúc các bạn thành công! Sau đây là cẩm nang “bỏ túi” cho sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp Thực hành tại doanh nghiệp là giai đoạn trải nghiệm thực tế cho những sinh viên năm cuối khi chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới. Mục tiêu của chương trình thực hành tại doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào trong môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên khi chuẩn bị đi thực hành tại doanh nghiệp đều rất bỡ ngỡ về việc chọn nơi thực hành tại doanh nghiệp và những điều cần biết để có thể giao tiếp ứng xử trong môi trường doanh nghiệp. Cũng có những người nghĩ thực hành tại doanh nghiệp cũng chỉ là một học phần, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ và có bảng điểm thực hành tại doanh nghiệp mang về để đủ điều kiện tốt nghiệp, mà không nhận thấy rằng đó cũng là dịp để các bạn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong tay. Vậy làm cách nào để bạn có thể tỏa sáng và ghi dấu ấn trong kỳ thực hành tại doanh nghiệp của mình? Dưới đây là những kỹ năng bỏ túi giúp bạn thành công và giảm thiểu khả năng phải long nhong vác hồ sơ đi xin việc khắp nơi sau khi ra trường. Định hướng rõ môi trường thực hành tại doanh nghiệp Trước khi bắt tay vào tìm chỗ thực hành tại doanh nghiệp, bạn nên có một sự định hướng cụ thể rõ ràng, chọn nơi thực hành tại doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề mà 8
- bạn muốn gắn bó trong tương lai. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn sau khi ra trường. Sự tiếp xúc với công việc thực tế sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc mà sau này mình sẽ gắn bó. Đừng quên ghi chú những điều quan trọng Đi thực hành tại doanh nghiệp bạn sẽ phải chuẩn bị sổ và bút để viết lại những ghi chú chuẩn bị khi đi thực hành tại doanh nghiệp. Và những thứ cần lưu ý trước khi thực hành tại doanh nghiệp chính là: giờ làm việc công ty quy định, những luật lệ công ty, các bộ phận trong công ty và bạn đang trực thuộc vị trí nào, những việc bạn sẽ làm. Chuẩn bị một cuốn sổ và một cây bút không quá khó khăn nhưng rất cần thiết Trang phục đi thực hành tại doanh nghiệp Một số công ty sẽ ghi rõ quy định về trang phục, nhưng trong trường hợp họ không nhắc đến, hãy tìm chúng trong điều luật công ty hoặc hỏi những anh chị hướng dẫn của mình. Nếu công ty không quy định về quần áo khi đi thực hành tại doanh nghiệp thì bạn phải tự hiểu rằng những trang phục khi đi làm sẽ một phần thể hiện cho tính cách của mình. Vì vậy, cần trang nhã, lịch sự và với sinh viên nghề thì tốt nhất là nên mặc đồ bảo hộ lao động mà khi thực hành ở xưởng trường quy định. Quan trọng nhất là thái độ Hơn 90% công ty sẽ đánh giá thái độ của bạn khi bạn đang thực hành tại doanh nghiệp ở đây. Đừng tỏ ra bức xúc nếu suốt ngày bạn được sai đi làm việc vặt mà hãy bình tĩnh đối mặt với chúng. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu thêm công việc cho bản thân. Đừng vướng vào những sai lầm khi đi thực hành tại doanh nghiệp, vì điều đó sẽ khiến bạn mất đi một cơ hội làm việc chính thức tại công ty đó. Khi đi thực hành tại doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị cho mình tính thích nghi cao và những đồ dùng cần thiết, đừng quên rằng, bạn thực hành tại doanh nghiệp để lấy kinh nghiệm mà không phải chứng tỏ bản thân giỏi đến đâu! Chúc bạn thành công làm quen với môi trường thực hành tại doanh nghiệp mới. Hãy chăm chỉ Hãy chăm chỉ từ những việc nhỏ nhất Trên thực tế, chẳng cơ quan nào lại giao ngay việc chuyên môn cho một bạn sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp cả. Nhiều người than thở rằng, công việc chính của họ khi đi thực hành tại doanh nghiệp chỉ là rót nước, pha trà và phô tô tài liệu. Bạn đừng nản nếu rơi vào hoàn cảnh đó. Hãy chăm chỉ làm tốt từ những việc nhỏ nhất, bạn sẽ được tin tưởng để giao những việc tiếp theo. Học từ những điều nhỏ nhặt nhất Bạn đừng nghĩ pha trà, rót nước hay phô tô tài liệu là những việc tầm thường và không đòi hỏi kỹ năng. Mỗi việc, dù nhỏ nhất bạn cũng cần học hỏi trau dồi để trở nên 9
- thành thục và chuyên nghiệp. Bạn có biết rằng ngay cả việc pha trà, rót rượu cũng nằm trong bộ kỹ năng mềm cần học hỏi để phục vụ cho công việc sau này. Khi khởi đầu bất cứ công việc gì, bạn phải làm tốt từ những việc nhỏ nhất. Việc nhỏ như phô tô, scan bạn còn không hoàn thành được thì không thể nào người khác đủ tin tưởng để giao cho bạn các công việc lớn hơn. Đây là những bước đi ban đầu và bạn không thể nào “đốt cháy giai đoạn” được. Việc nhỏ nhặt nhất bạn không làm tốt thì chẳng ai tin tưởng để giao cho bạn công việc lớn hơn. Hơn nữa, các nhà tuyển dụng và quản lý sẽ đánh giá bạn thông qua thái độ và cách thức xử lý công việc hàng ngày. Cùng là một công việc phô tô, nhưng những bạn nào thông minh sẽ biết cách phô tô nhanh và đỡ tốn giấy hơn. Ngoài ra, sau này khi đi làm một công việc chính thức, bạn sẽ không sợ bất cứ thứ gì kể cả các công việc tay chân và hoàn toàn có thể chủ động một mình thực hiện được mọi việc. Cần chủ động quan sát và học hỏi Khi đi thực hành tại doanh nghiệp, bạn sẽ thấy mọi thứ khác rất nhiều so với những gì bạn đã được học ở trường, bởi đây là một thế giới thực tế. Những đồng nghiệp của bạn biết bạn là một nhân viên mới và muốn giúp đỡ bạn, nhưng họ không thể dành nhiều thời gian giải thích mọi thứ cho bạn biết. Tất cả bạn phải hoàn toàn chủ động. Chủ động trong việc tìm hiểu tri thức thực tế, chủ động tìm hiểu về doanh nghiệp nơi mà bạn đang đi thực hành tại doanh nghiệp, chủ động tìm hiểu thêm về công việc mà bạn đang làm…Và quan trọng hơn cả là bạn phải chủ động quan sát. Quan sát những đồng nghiệp của bạn sẽ nói chuyện với nhau như thế nào? Họ ứng xử với cấp trên ra sao? Đâu là những mục tiêu và mối quan tâm lớn của họ? Học hỏi văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp với khách hàng thông qua họ. Thể hiện tác phong chuyên nghiệp Hãy giữ tác phong chuyên nghiệp trong ứng xử và làm việc Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình ngay từ những việc làm nhỏ nhất, chẳng hạn như cách ăn mặc, đi đứng, tác phong làm việc, chấp hành các nội quy của cơ quan thực hành tại doanh nghiệp… Và điều quan trọng là luôn đúng giờ. Mặc dù, là sinh viên thực hành tại doanh nghiệp bạn có thể không nhất thiết phải làm theo giờ hành chính. Tuy nhiên, hãy để cho mọi người trong cơ quan nơi bạn đang thực hành tại doanh nghiệp thấy được sự nghiêm túc của bạn khi thực hành tại doanh nghiệp tại công ty. Điều này sẽ giúp bạn tăng điểm hơn trong mắt mọi người ở cơ quan. Đừng quên giữ liên lạc sau khi thực hành tại doanh nghiệp Sau khi kết thúc kỳ thực hành tại doanh nghiệp, việc đầu tiên bạn cần là xin được tài liệu và xác nhận của cơ quan nơi bạn thực hành tại doanh nghiệp phục vụ cho quá trình viết báo cáo. Với những tài liệu bạn có, những nhận xét tích cực, bạn hoàn toàn tự tin mình sẽ có một báo cáo thực hành tại doanh nghiệp chất lượng và đạt điểm cao. Tuy nhiên, bạn đừng quên một việc hết sức quan trọng là giữ liên lạc với cơ quan nơi mình thực hành tại doanh nghiệp. Cách ứng xử thông minh là hãy gửi email hoặc thư cám ơn đến cơ quan bạn đã thực hành tại doanh nghiệp để họ hiểu thái độ thiện chí, tinh thần làm việc chuyên nghiệp của bạn. Rất có thể sau này bạn sẽ có cơ hội được nhận vào làm việc chính thức hơn các ứng viên xa lạ khác. Những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã rèn luyện từ kỳ thực hành tại doanh nghiệp sẽ giúp rất nhiều trong công việc, ít nhất là sinh viên đã quen với môi trường làm việc tại đó được một thời gian nhất định. 10
- Nội dung 2 THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG Mã bài: MĐ35-02 Giới thiệu: Người lao động khi làm việc sẽ chịu tác động của các yếu tố điều kiện lao động, trong đó có những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bất lợi cho bản thân người lao động, có thể gây ra tai nạn lao động, ảnh hưỏng xấu đến sức khỏe người lao động. Do đó cần phải được bảo vệ tránh những tác động của các yếu tố này. Quy định về an toàn và vệ sinh lao động là quy định luật pháp, bắt buộc phải thực hiện. Mọi trường hợp vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động đều là hành vi vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động. An toàn và vệ sinh lao động gắn liền với sản xuất do vậy khoa học về an toàn và vệ sinh lao động phải gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất. Người lao động là người trực tiếp thực hiện quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình về an toàn và vệ sinh lao động, là người có điều kiện phát hiện các yếu tố nguy hại của quá trình sản xuất để đề xuất khắc phục hoặc tự giải quyết nguy cơ phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp. Trong bài này sẽ giới thiệu các thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động. Mục tiêu: - Trình bày được các biện pháp an toàn và quy trình phòng chống cháy nổ. - Thực hiện được các biện pháp sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động và điện giật. - Thực hiện đúng nội quy, quy định về bảo quản dụng cụ và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Bảo quản dụng cụ và vệ sinh môi trường lao động 1.1. Sử dụng, bảo quản dụng cụ a. Dụng cụ cơ khí cầm tay Dụng cụ cầm tay cơ bản là những thiết bị phổ biến nhất được sử dụng trong công nghiệp, như: Mỏ lếch, tua vít, kìm, búa, cưa Khi sử dụng cần tìm hiểu chức năng và cách sử dụng từng dụng cụ để sử dụng đúng với mục đính của nhà thiết kế. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng. Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Chắn chắn phải áp dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sử dụng tư thế làm việc thích hợp Dụng cụ phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ dàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng. Dụng cụ phải được làm sạch bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng hoàn hảo. b. Dụng cụ, trang bị điện b1. Sử dụng đúng cách dụng cụ điện cầm tay - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi vận hành bất kỳ công cụ nào. - Không sử dụng một công cụ nếu các bộ phận bị lỏng, bị hư; kiểm tra các lưỡi 11
- dao, mũi khoan, và các phụ kiện trước khi bắt đầu một hoạt động. - Giữ lưỡi dao và mũi khoan sạch sẽ và sắc, loại bỏ bất kỳ lưỡi nào bị sứt mẻ hoặc bị hư hỏng. - Tắt máy nếu máy chạy bị rung hoặc ồn bất thường, kiểm tra lại tình trạng máy trước khi cho máy hoạt động lại. - Không để máy chạy khi không được giám sát. - Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất để thay đổi lưỡi dao, mũi khoan, hoặc các phụ kiện. Ngắt nguồn khi thay lưỡi dao, mũi khoan. - Trước khi cắt, bào, hoặc chà nhám 1 chi tiết, nhổ hết các đinh hay vít. - Không gia công xuyên qua các đinh vít, đinh tán, làm như vậy máy sẽ bị nẩy ngược lạc và làm hỏng lưỡi cắt hay mũi khoan. - Sử dụng máy đo dây thích hợp khi thay thế một sợi dây điện bị hư hỏng hoặc sử dụng một dây mở rộng. - Giữ dây điện ra khỏi đường gia công của máy; không sử dụng máy nếu dây bị sờn. - Hãy chắc chắn rằng lưỡi dao hoặc mũi khoan không tiếp xúc với vật gia công khi bạn nhấn nút bật máy; phải để máy chạy ở tốc độ lớn nhất trước chạm vào vật gia công. - Không nhấn, đè máy khi gia công. Việc này làm cho lưỡi gia công bị hư và máy bị quá tải, ảnh hưởng đến tuổi thọ. Để cho lưỡi cắt hoạt động ở tốc độ cho phép của máy. - Hãy chắc chắn đã tháo các khóa hay chìa vặn ra khỏi máy trước khi bật máy. - Làm sạch các lỗ thông hơi tránh để bụi bám, gây nóng động cơ. - Không sử dụng một công cụ trong thời gian dài liên tục. Khi máy bị nóng, cho máy chạy không tải chừng vài phút rồi tắt máy để làm nguội máy. b2. Bảo trì dụng cụ điện cầm tay Các dụng cụ điện cầm tay như khoan, cưa, máy đánh nhám và bắn đinh… cần được bảo trì thường xuyên. Các bộ phận cơ khí và điện rất dễ bị hư hỏng do thiếu bảo trì, bụi bẩn tích lũy và việc sự dụng không đúng cách. Sau đây là một số cách để làm sạch và lưu trữ dụng cụ được lâu dài: Giữ dụng cụ luôn sạch Bụi và bụi bẩn có thể làm cho dụng cụ bị hưu tổn nếu không được kiểm tra theo thời gian. Lau sạch với một miếng giẻ sau khi hoàn thành tất cả các công việc và sau đó cất giữ chúng. Bảo dưỡng định kỳ tất cả các dụng cụ. Sử dụng một máy nén khí hoặc chai khí nén để thổi không khí vào lỗ thông hơi và kẽ để loại bỏ bụi bẩn và bụi từ bên trong. Đối với các công cụ sử dụng bộ lọc, thay thế các bộ lọc theo quy định của hướng dẫn của nhà sản xuất. Cất giữ dụng cụ đúng cách Bảo vệ dụng cụ khỏi ẩm ướt, bụi và các điều kiện bất lợi khác bằng cách lưu trữ đúng cách sau khi sử dụng. Giữ chúng trong các hộp đựng nếu có thể, hoặc cất chúng trong ngăn kéo hoặc tủ lưu trữ công cụ, Điều này không chỉ bảo vệ công cụ mà còn giúp bạn tổ chức công cụ sao cho dễ tìm kiếm để dễ dàng tìm thấy khi cần. Hãy nhớ giữ các tài liệu hướng dẫn sử dụng cho tất cả các công cụ. Tài liệu này được cung cấp bởi nhà sản xuất kèm theo máy, để giúp chúng ta có thể vận hành an toàn và thành thạo công cụ. Nó cũng sẽ có thông tin giá trị về làm thế nào để chăm sóc máy, tìm phụ tùng thay thế cần thiết và các thông tin quan trọng khác. Hướng dẫn sử dụng nên 12
- được cất trong một ngăn kéo của hộp đựng hộp công cụ hoặc trong tủ lưu trữ dụng cụ. Kiểm tra mòn và hư hỏng Kiểm tra định kỳ các dụng cụ điện để xem các dấu hiệu hao mòn hoặc hư hỏng. Đặc biệt chú ý dây điện. Nếu bạn thấy cách điện bị sờn hoặc lộ dây đồng bên trong, sửa chữa hoặc thay thế ngay. Dây điện bị hư hỏng có khả năng có thể dẫn đến chấn thương do điện giật hoặc có thể gây ra cháy.. Luôn luôn rút phích cắm các công cụ điện khi làm vệ sinh hoặc thực hiện bất kỳ sửa chữa nào để tránh điện giật Bôi trơn bộ phận chuyển động Luôn bôi trơn các bộ phận chuyển động để đảm bảo dụng cụ hoạt động ở hiệu suất cao nhất. Nó không chỉ giữ cho bộ phân cơ của công cụ hoạt động trơn tru, mà còn làm giảm rỉ sét. Dầu máy thông thường là một lựa chọn tốt, hoặc hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng máy. b3. Các bước làm sạch dụng cụ điện cầm tay * Chuẩn bị: Để làm sạch dụng cụ điện cầm tay cần chuẩn bị: Găng tay, khí nén, giẻ lau, xô, nước nóng, các chất làm sạch, khăn lau khô, bùi nhùi thép, bàn chải * Quy trình Làm sạch: - Hãy chắc chắn rằng bạn đeo găng tay khi làm sạch các dụng cụ điện, đặc biệt là các công cụ điện với các cạnh gờ sắc. - Luôn luôn kiểm tra hướng dẫn và khuyến nghị của nhà sản xuất để làm sạch và bảo trì. - Ngắt công cụ khỏi nguồn điện. - Nếu bạn làm sạch các dụng cụ có xu hướng tích bụi, sử dụng khí nén, thổi bụi trong rãnh và khe. - Cho vào một xô một lượng nước nóng (thường là khoảng một gallon (5 lít) hoặc hai, tùy thuộc vào số lượng các công cụ mà bạn đang rửa) và thêm đó các dung dịch làm sạch. - Thấm dung dịch trong xô vào một miếng giẻ sạch và vắt kỹ để nó chỉ còn ẩm, không ướt hoặc sũng nước. Lau sạch bề mặt của công cụ. Tránh làm nước dính vào trong hoặc xung quanh các dây cáp điện, vỏ động cơ. - Lau khô hoàn toàn với một chiếc khăn cũ. - Dùng một bàn chải đánh răng, làm sạch xung quanh bất kỳ nút/phím nào để đảm bảo loại bỏ bất cứ mảnh vụn hoặc bụi có thể làm cho nút này bị kẹt khi hoạt động. - Dùng một miếng giẻ khô, lau dây điện, kiểm tra cẩn thận xem dây có bị sờn, nứt. Nếu bạn tìm thấy bất kỳ hư hỏng nào của dây cần thay thế trước khi sử lại dụng cụ. - Kiểm tra các bộ phận kim loại xem có bị rỉ. Nếu có rỉ sét, loại bỏ nó bằng bùi nhùi thép. Lưu ý: Không bao giờ được nhấn chìm một dụng cụ điện trong nước. Không bao giờ cố gắng để làm sạch dụng cụ điện trong khi nó được cắm vào hoặc đang hoạt động. Tránh bôi dầu các công cụ điện trừ trường hợp được khuyến cáo của nhà sản xuất. Làm sạch bụi bẩn, bụi và các mảnh vụn từ dụng cụ điện sau mỗi lần sử dụng sẽ làm cho công việc dễ dàng hơn nhiều khi để bụi bẩn tích lũy quá nhiều. 13
- Làm khô các dụng cụ điện một cách kỹ lưỡng sau khi làm sạch. Không nên cất dụng cụ trong khi nó đang ướt, dụng cụ dễ bị rỉ. 1.2. Vệ sinh môi trường lao động a. Phòng chống nhiễm độc Mục tiêu: Nắm được các đặc tính chung và các tác hại của các chất hóa học từ đó có kỹ năng phòng tránh và sơ cấp cứu khi có tai nạn nhiễm độc. a1. Đặc tính chung của hóa chất độc Chất độc công nghiệp là những hóa chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý.Độc tính hóa chất khi vượt qua giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu sẽ có nguy cơ gây bệnh. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. Tính độc hại của các hóa chất phụ thuộc vào các loại hóa chất, nồng độ, thời gian tồn tại trong môi trường mà người lao động tiếp xúc với nó. Các chất độc càng dễ tan vào nước thì càng độc vì dễ thấm vào các tổ chức thần kinh của người và gây tác hại. Trong môi trường sản xuất có thể cùng tồn tại nhiều loại hóa chất độc hại. Các loại có thể gây độc hại: CO, C2H2, MnO, ZO2, hơi sơn, hơi ôxit crom khi mạ, hơi các axit,…Nồng độ của từng chất có thể không đáng kể, chưa vượt quá giới hạn cho phép, nhưng nồng độ tổng cộng của các chất độc cùng tồn tại coa thể vượt quá giới hạn cho phép và có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính. Hóa chất độc có trong môi trường sản xuất có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua việc tiếp xúc với da. a2. Tác hại của hóa chất độc Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm: - Nhóm 1: Kích thích + Tác động kích thích đối với da, làm biến đổi các lớp bảo vệ khiến cho da bị khô, xù xì và xót, gọi là viêm da + Tác động kích thích đối với mắt, có thể gây tác động từ khó chịu nhẹ, tạm thời tới thương tật lâu dài. Mức độ thương tật phụ thuộc vào lượng, độc tính của hóa chất và các biện pháp cấp cứu. Ví dụ các chất: axit, kiềm và các dung môi,… + Tác động kích thích đối với đường hô hấp sẽ gây cảm giác bỏng rát. Ví dụ amoniac, sunfuzơ,… - Nhóm 2: Dị ứng Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất + Dị ứng da: tình trạng giống như viêm da. Dị ứng có thể không xuất hiện ở nơi tiếp xúc mà ở một vị trí khác trên cơ thể. Ví dụ nhựa epoxy, thuốc nhuộm azo,… + Dị ứng đường hô hấp: ho nhiều về đêm, khó thở, thở khò khè và ngắn. Ví dụ fomaldehit,… - Nhóm 3: Các chất gây ngạt do làm loãng không khí như: CO, CO2, CH4,… - Nhóm 4: Các chất độc đối với hệ thần kinh như các loại hidro cacbua, các loại rượu, xăng,… - Nhóm 5: Các chất gây độc với cơ quan nội tạng gan, thận, bộ phận sinh dục như hidro cacbon, clorua metyl,…Chất gây tổn thương cho hệ tạo máu như benzen, phenon,…Các kim loại và á kim độc như chì, thủy ngân, mangan, hợp chất asen,… 14
- a3. Cách phòng tránh nhiễm độc - Cấp cứu: + Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay quần áo, giữ yên tĩnh và ủ ấm cho nạn nhân + Cho ngay thuốc trợ tim hay hô hấp nhân tạo. Nếu bị bỏng do nhiệt phải cấp cứu bỏng, rửa da bằng xà phòng, nơi bị nhiễm chất độc kiềm, axit phải rửa ngay bằng nước sạch + Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng phải đưa cấp cứu bệnh viện + Sử dụng chất giải độc đúng hoặc phương pháp giải độc đúng cách ( gây nôn, sau đó cho uống 2 thìa than hoạt tính hoặc than gạo giã nhỏ với 1/3 bát nước rồi uống nước đường gluco hay nước mía, hoặc rửa dạ dày,…) - Biện pháp chung đề phòng kỹ thuật: + Các hóa chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn mác rõ ràng + Chú ý công tác phòng cháy, chữa cháy + Tự động hóa quá trình sản xuất hóa chất + Tổ chức hợp lý hóa quá trình sản xuất: bố trí riêng các bộ phận tỏa ra hơi độc, đặt ở cuối chiều gió. Phải thiết kế hệ thống thông gió hút hơi khí độc tại chỗ. - Dụng cụ phòng hộ cá nhân: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất: mặt nạ phòng độc ( mặt nạ lọc độc, mặt nạ cung cấp không khí), găng tay, ủng, khẩu trang,… - Vệ sinh cá nhân: + Tắm và rửa sạch những bộ phận cơ thể đã tiếp xúc với hóa chất sau khi làm việc, trước khi ăn, uống và hút thuốc + Hàng ngày thay giặt sạch sẽ trang phục bảo hộ lao động để tránh sự nhiễm bẩn + Không ăn, uống, hút thuốc ở khu vực sản xuất - Biện pháp vệ sinh y tế: + Xử lý chất thải trước khi đổ ra ngoài + Kiểm tra sức khỏe định kỳ, có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật b. Phòng chống bụi Mục tiêu: Phân biệt rõ các loại bụi và tác hai của chúng trong môi trường làm việc từ đó có cách phòng tránh. b1. Định nghĩa và phân loại bụi * Định nghĩa: Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn, nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay hay bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha như hơi, khói, mù. Khi những hạt bụi nằm lơ lửng trong không khí gọi là aerozon, khi chúng đọng lại trên vật thể nào đó gọi là aerogen. * Phân loại: Người ta có thể phân loại theo 3 cách dưới đây: - Theo nguồn gốc: Có bụi hữu cơ từ tơ, lụa, len, dạ, lông, tóc…, bụi nhân tạo có nhựa hóa học, cao su…, bụi vô cơ như amiang, bụi vôi, bụi kim loại… - Theo kích thước hạt bụi: Những hạt có kích thước nhỏ hơn 10µm gọi là bụi bay, những hạt có kích thước lớn hơn 10µm gọi là bụi lắng. Những hạt bụi có kích thước lớn hơn 10µm rơi có gia tốc trong không khí; những hạt có kích thước từ 0,1 đến 10µm rơi 15
- với vận tốc không đổi gọi là mù; những hạt có kích thước từ 0,001 đến 0,1µm gọi là khói, chúng chuyển động Brao trong không khí. Bụi thô có kích thước lớn hơn 50µm chỉ bám ở lỗ mũi không gây hại cho phổi; bụi từ 10µm đến 50µm vào sâu hơn nhưng vào phổi không đáng kể; những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10µm vào sâu trong khí quản và phổi có tác hại nhiều nhất. Thực nghiệm cho thấy các hạt bụi vào tận phổi qua đường hô hấp co 70% là những hạt 1µm, gần 30% là những hạt từ 1 đến 5µm, những hạt từ 5 đến 10µm chiếm tỉ lệ không đáng kể - Theo tác hại: Có thể phân ra bụi gây nhiễm độc (Pb, Hg, Benzen…); bụi gây dị ứng: viêm mũi, hen, viêm họng như bụi bông, len, gai, phân hóa học, một số bụi gỗ; bụi gây ung thư như nhựa đường, phóng xạ, các hợp chất brôm; bụi gây nhiễm trùng như bụi lông, bụi xương, một số bụi kim loại…, bụi gây sơ phổi như bụi silic, bụi amiang… b2. Tác hại của bụi Bụi gây nhiều tác hại cho con người và trước hết là bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh trên đường tiêu hóa v.v… Khi chúng ta thở nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5µm bị giữ lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi nhỏ hơn theo không khí vào tận phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào bao vây và tiêu diệt khoảng 90%, số còn lại đọng ở phổi gây ra một số bệnh bụi phổi và các bệnh khác. Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở những công nhân khai thác, chế biến vận chuyển quặng đá, kim loại, than,… Bệnh silicose là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa…Bệnh này chiếm khoảng từ 40% đến 70% trong tổng số các bệnh về phổi. Ngoài ra còn có bệnh asbestose (nhiễm bụi amiang), aluminose (nhiễm bụi boxit, đất sét), athracose (nhiễm bụi than), sidecose (nhiễm bụi sắt) Bệnh đường hô hấp: viêm mũi, họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen Bệnh ngoài da: bụi gây kích thích da, bệnh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thiếc, thuốc trừ sâu. Bụi đồng gây nhiễm trùng da rất khó chữa, bụi nhựa than gây sưng tấy. Chấn thương mắt: bụi vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, nhài quạt, mộng thịt. Bụi axit hoặc kiềm gây bỏng mắt và có thể dẫn tới mù mắt. Bệnh ở đường tiêu hóa: bụi đường, bột đọng lại ở răng gây sâu răng, kim loại sắc nhọn vào dạ dày gây tổn thương niêm mạc, rối loạn tiêu hóa b3. Cách phòng chống bụi * Biện pháp chung Cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất, đó là khâu quan trọng nhất để công nhân không phải tiếp xúc trực tiếp với bụi và bụi ít lan tỏa ra ngoài. Áp dụng những biện pháp vận chuyển bằng hơi, máy hút. Bao kín thiết bị và có thể dây chuyền sản xuất khi cần thiết * Thay đổi phương pháp công nghệ Trong xưởng đúc làm sạch bằng nước thay cho làm sạch bằng cát. Dùng phương pháp ướt thay cho phương pháp khô trong công nghiệp sản xuất xi măng… Thay vật liệu có nhiều bụi độc bằng vật liệu ít độc Thông gió, hút bụi trong các xưởng có nhiều bụi * Đề phòng bụi cháy, nổ Theo dõi nồng độ bụi ở giới hạn nổ, đặc biệt chú ý các ống dẫn và máy lọc bụi, 16
- chú ý cách ly mồi lửa, ví dụ như tia lửa điện, diêm, tàn lửa và va đập mạnh ở những nơi có nhiều bụi cháy nổ * Vệ sinh cá nhân Sử dụng quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, khẩu trang theo yêu cầu vệ sinh cá nhân, cẩn thận hơn khi có bụi độc, bụi phóng xạ Không ăn, uống, hút thuốc, tránh nói chuyện nơi làm việc Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong môi trường nhiều bụi, phát hiện sớm các bệnh do bụi gây ra c. Thông gió công nghiệp Mục tiêu: Nhận biết rõ vai trò của thông gió trong môi trường làm việc độc hại và biết các biện pháp thông gió thông dụng. c1. Mục đích của thông gió công nghiệp Để giảm thiểu các dạng độc hại như: nhiệt, bụi hoặc khí và hơi có hại c2. Thông gió chống nóng Tổ chức trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà, đưa không khí mát, khô ráo vào nhà, đẩy không khí nóng ẩm ra ngoài, tạo điều kiện vi khí hậu tối ưu là một yêu cầu cần thiết đối với nhà ở cũng như xí nghiệp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ với biện pháp thông gió thông thường không sử dụng đến kỹ thuật điều tiết không khí thì không thể nào đồng thời khống chế được cả 3 yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió. Thông gió chống nóng chỉ để khử nhiệt thừa sinh ra trong nhà xưởng và giữ cho nhiệt độ không khí ở một giới hạn khả dĩ có thể được tùy theo nhiệt độ của không khí ngoài trời. Tại những vị trí thao tác với cường độ lao động cao hoặc tại những chỗ làm việc gần các nguồn bức xạ có nhiệt độ cao người ta bố trí những hệ thống quạt với vận tốc gió lớn( 2 – 5m/s) để làm mát không khí. c3. Thông gió khử bụi và hơi độc Ở những nguồn tỏa bụi hoặc hơi khí có hại cần bố trí hệ thống hút không khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài. Trước khi thải có thể cần phải lọc hoặc khử hết các chất độc hại trong không khí để tránh ô nhiễm khí quyển đồng thời cũng tổ chức trao đổi không khí, đưa không khí sạch từ bên ngoài vào để bù lại chỗ không khí đã bị thải đi. Lượng không khí sạch này phải đủ hòa loãng lượng bụi hoặc khí độc còn sót lại sao cho nồng độ của chúng giảm xuống dưới mức cho phép. c4. Các biện pháp thông gió * Thông gió tự nhiên Là trường hợp thông gió mà sự lưu thông không khí từ bên ngoài vào nhà và từ trong nhà thoát ra thực hiện được nhờ vào những yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió. Dưới tác dụng của nhiệt tỏa ra, không khí phía trên nguồn nhiệt bị đốt nóng và trở lên nhẹ hơn không khí nguội xung quanh. Không khí nóng và nhẹ đó tạo thành luồng bốc lên cao và theo cửa bên trên thoát ra ngoài. Đồng thời không khí nguội xung quanh trong phân xưởng và không khí mát ngoài trời theo các cửa bên dưới đi vào nhà thay thế cho phần không khí nóng bốc lên cao. Một phần không khí bốc lên cao dần dần hạ nhiệt độ và chìm dần xuống phía dưới để rồi hòa lẫn với không khí mát đi từ bên ngoài vào tạo thành chuyển động tuần hoàn ở các góc phía trên của không gian nhà. Như vậy nhờ có nguồn nhiệt mà hình thành được sự trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà, do đó mà nhiệt thừa sản sinh ra trong nhà thoát ra ngoài. Trường hợp ngoài trời có gió và gió thổi chính diện vào nhà thì trên mặt trước của 17
- nhà áp suất của gió có trị số dương gọi là mặt đón gió, còn phía trên mặt phía sau của nhà thì áp suất gió có trị số âm gọi là mặt khuất gió. Nếu mặt đón gió và khuất gió có mở cửa thì gió sẽ thổi qua nhà phía áp suất cao đến phía áp suất thấp. Kết quả ta vẫn có sự lưu thông không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà. Trong 2 trường hợp thông gió tự nhiên nêu trên, bằng cách bố trí hợp lý các cửa gió vào và các cửa gió ra, cũng như bằng cách cấu tạo các cửa có lá chớp khép mở được để làm lá hướng dòng và thay đổi diện tích cửa ta có thể khống chế được chiều hướng và lưu lượng trao đổi khí theo ý muốn, sao cho luồng không khí thổi đi khắp nơi trong vùng làm việc của xưởng. Do đó người ta còn gọi các trường hợp thông gió nói trên là thông gió tự nhiên có tổ chức. Thông gió tự nhiên vô tổ chức: là trường khi không khí thông qua các cửa để ngỏ hoặc các khe nứt, kẽ hở trên tường, trần, cửa lùa vào nhà với lưu lượng và chiều hướng không thể khống chế được. * Thông gió nhân tạo Là trường hợp sử dụng quạt máy để làm không khí vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Bằng quạt máy và đường ống nối liền vào nó, người ta có thể lấy không khí sạch ngoài trời thổi vào trong nhà hoặc hút không khí bẩn, nóng, độc hại từ trong nhà ra ngoài. Tùy theo điều kiện cụ thể mà trong một công trình có thể bố trí cả hệ thống thổi lẫn hệ thống hút gió hoặc chỉ bố trí một trong hai hệ thống đó. Theo phạm vi tác dụng của các hệ thống thông gió, người ta lại phân chia thành thông gió chung và thông gió cục bộ • Thông gió chung: Là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có phạm vi tác dụng trong toàn bộ không gian của phân xưởng. Nó phải có khả năng khử nhiệt thừa và các chất độc hại tỏa ra trong phân xưởng để đưa nhiệt độ và nồng độ độc hại trong toàn bộ không gian của xưởng xuống dưới mức cho phép. Thông gió chung có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. • Thông gió cục bộ: Là hệ thống thông gió có phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt của phân xưởng. Hệ thống thông gió cục bộ cũng có thể là hệ thống thổi cục bộ hoặc hệ thống hút cục bộ. * Thông gió dự phòng sự cố Trong những xưởng sản xuất mà quá trình công nghệ liên quan nhiều đến chất độc dễ cháy nổ có khả năng gây ô nhiễm môi trường, khi đó người ta bố trí hệ thống thông gió dự phòng sự cố. Khi xảy ra sự cố tất cả công nhân phải sử dụng các phương tiện phòng chống hơi độc và nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm. Ngay lập tức hệ thống thông gió dự phòng sự cố phải vận hành để khử hết độc hại đưa không khí ô nhiễm ra bên ngoài. Công tắc đóng mở hệ thống phải bố trí ở chỗ dễ với tới và có thể ở ngoài xưởng. Hệ thống thông gió dự phòng sự cố phải là hệ thống thông gió chung hút ra bằng cơ khí để cho không khí trong phòng có sự cố không thể lan tràn sang các phòng lân cận, và ngược lại không khí sạch từ bên ngoài và từ các phòng lân cận chỉ có thể tràn vào thế chỗ cho phần không khí ô nhiễm đã được hút thải. d. Lọc sạch khí thải trong công nghiệp Trong nhiều nhà máy xí nghiệp sản xuất liên quan đến hóa chất, ví dụ nhà máy sản xuất sơn, xà phòng… thải ra một lượng khí và hơi độc hại đối với sức khỏe con người 18
- và động thực vật. Vì vậy, để đảm bảo môi trường trong sạch, các khí thải công nghiệp trước khi thải ra bầu khí quyển cần được lọc tới những nồng độ cho phép. Có nhiều phương pháp làm sạch khí thải: - Phương pháp ngưng tụ: Chỉ áp dụng khi áp suất hơi riêng phần trong hỗn hợp khí cao, như khi cần thông các thiết bị, thông van an toàn. Trước khi thải hơi khí đó ra ngoài cần cho đi qua thiết bị ngưng tụ để làm lạnh. Phương pháp này không kinh tế nên ít được sử dụng. - Phương pháp đốt cháy có xúc tác: Để tạo thành CO2 và H2O có thể đốt cháy tất cả các chất hữu cơ, trừ khí thải của nhà máy tổng hợp hữu cơ, chế biến dầu mỏ… - Phương pháp hấp thụ: Thường dùng silicagen để hấp thụ khí và hơi độc. Cũng có thể dùng than hoạt tính các loại, thường dùng để làm sạch các chất hữu cơ rất độc. 2. Thực hiện các biện pháp an toàn và phòng chống cháy nổ Mục tiêu: Nắm rõ các nguyên nhân và các cơ chế cháy nổ và có kỹ năng phòng chống cháy nổ. 2.1. Khái niệm về cháy nổ a. Định nghĩa quá trình cháy Theo định nghĩa cổ điển nhất: Quá trình cháy là phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt và phát sáng Theo quan điểm hiện đại thì quá trình cháy là quá trình hóa, lý phức tạp, trong đó xảy ra các phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏ nhiệt và phát sáng. Quá trình cháy gồm hai quá trình cơ bản là quá trình hóa học và vật lý. Quá trình hóa học là phản ứng hóa học giữa chất cháy và chất ôxy hóa, nó cũng tuân theo qui luật của phản ứng. Quá trình vật lý gồm hai quá trình: quá trình khuếch tán khí và quá trình truyền nhiệt giữa vùng đang cháy ra ngoài b. Nhiệt độ bùng cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy Nhiệt độ bùng cháy là nhiệt độ thấp nhất của chất cháy mà ở nhiệt độ đó lượng hơi, khí bốc lên bề mặt của nó tạo với không khí một hỗn hợp khi có nguồn gây cháy tác động sẽ bùng lửa nhưng lại tắt ngay Nhiệt độ bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất của chất cháy mà ở nhiệt độ đó khi có nguồn gây cháy tác động chất cháy sẽ bốc cháy có ngọn lửa và tiếp tục cháy khi không còn nguồn gây cháy. Nhiệt độ bùng cháy và nhiệt độ bốc cháy của các chất cháy được xác định trong dụng cụ tiêu chuẩn Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất của chất cháy mà ở nhiệt độ đó tốc độ phản ứng tỏa nhiệt tăng mạnh dẫn tới sự bốc cháy có ngọn lửa Nhiệt độ bùng cháy, bốc cháy và tự bốc cháy có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật phòng chống cháy nổ. Ba nhiệt độ này càng thấp thì nguy cơ cháy nổ càng cao, càng nguy hiểm nên phải đặc biệt quan tâm tới các biện pháp phòng chống cháy nổ 2.2. Những nguyên nhân gây cháy nổ và biện pháp phòng chống a. Những nguyên nhân gây cháy nổ trực tiếp Một đám cháy xuất hiện cần có 3 yếu tố: chất cháy, chất ôxy hóa với tỉ lệ xác định 19
- giữa chúng với nguồn nhiệt gây cháy. Các chất cháy, chất ôxy hóa luôn tồn tại, do vậy chỉ cần thêm yếu tố nguồn nhiệt thì đám cháy sẽ xuất hiện. Nguồn nhiệt gây cháy trong thực tế cũng rất phong phú Hiện tượng tĩnh điện: tĩnh điện sinh ra do sự ma sát giữa các vật thể. Hiện tượng này rất hay gặp khi bơm rót các chất lỏng, nhất là các chất lỏng có chứa những hợp chất có cực như xăng, dầu…Hiện tượng tĩnh điện tạo ra một lớp điện tích kép trái dấu. Khi điện áp giữa các lớp điện tích đạt tới một giá trị nhất định sẽ phát sinh tia lửa điện và gây cháy. Sét là hiện tượng phóng điện giữa các đám mây có điện tích trái dấu hoặc giữa đám mây và mặt đất. Điện áp giữa đám mây và mặt đất có thể đạt hàng triệu hay hàng trăm triệu vôn. Nhiệt độ do sét đánh rất cao, hàng chục nghìn độ, vượt quá xa nhiệt độ tự bắt cháy của các chất cháy được. Nguồn nhiệt gây cháy cũng có thể sinh ra do hồ quang điện, do chập mạch điện, do đóng cầu dao điện. Năng lượng giải phóng của các trường hợp trên thường đủ để gây cháy nhiều hỗn hợp. Tia lửa điện là nguồn nhiệt gây cháy khá phổ biến trong mọi lĩnh vực sử dụng điện. Tia lửa có thể sinh ra do ma sát và va đập giữa các vật rắn Trong công nghiệp hay dùng các thiết bị nhiệt có nhiệt độ cao, đó là các nguồn nhiệt gây cháy thường xuyên như lò đốt, lò nung, các thiết bị phản ứng làm việc ở áp suất cao, nhiệt độ cao. Các thiết bị này thường sử dụng các nguyên liệu và các chất cháy như than, sản phẩm dầu mỏ, các loại khí cháy tự nhiên và nhân tạo, sản phẩm của nhiều quá trình sản xuất cũng là các chất cháy dạng khí hay dạng lỏng. Do đó nếu thiết bị hở mà không phát hiện và xử lý kịp thời cũng là nguyên nhâ gây cháy, nổ nguy hiểm. Các ống dẫn khí cháy, chất lỏng dễ bay hơi và dễ cháy nếu bị hở vì một nguyên nhân nào đó sẽ tạo với không khí một hỗn hợp cháy, nổ. Các bể chứa khí cháy trong công nghiệp do bị ăn mòn và bị thủng, khí cháy thoát ra ngoài tạo hỗn hợp nổ. Tại kho chứa xăng, nồng độ xăng dầu trong không khí nếu lớn hơn giới hạn nổ dưới cũng gây cháy nổ. Trong các bể chứa xăng, dầu trên bề mặt chất lỏng bao giờ cũng là hỗn hợp hơi xăng, dầu và không khí dễ gây cháy, nổ. Khi cần sửa chữa các bể chứa khí hay chứa xăng dầu, mặc dù đã tháo hết khí và xăng dầu ra ngoài nhưng trong bể vẫn còn hỗn hợp giữa chất cháy và không khí cũng dễ gây cháy nổ. Môi trường khí quyển trong khai thác than hầm lò luôn có bụi than và các chất khí cháy như meetan, ôxit cacbon. Đó là các hỗn hợp nổ trong không khí. Các thiết bị chứa chất cháy dạng khí và dạng lỏng nếu trước khi sửa chữa không được làm sạch bằng hơi nước, nước hoặc khí trơ cũng dễ gây cháy, nổ. Đôi khi cháy, nổ còn xảy ra do độ bền của thiết bị không đảm bảo, chẳng hạn các bình khí nén để gần các thiết bị phát nhiệt hoặc các thiết bị phản ứng trong công nghiệp do tăng áp suất đột ngột ngoài ý muốn. Nhiều khi cháy và nổ xảy ra do người sản xuất thao tác không đúng qui trình, ví dụ dùng chất dễ cháy để nhóm lò gây cháy, sai trình tự thao tác trong một khâu sản xuất nào đó gây cháy, nổ cho cả một phân xưởng. Nguyên nhân cháy, nổ trong thực tế rất nhiều và rất đa dạng. Và cũng cần phải lưu ý rằng nguyên nhân gây cháy, nổ còn xuất phát từ sự không quan tâm đầy đủ trong thiết kế công nghệ, thiết bị cũng như sự thanh tra, kiểm tra của người quản lý và ý thức về công tác PCCC của mỗi người. b. Biện pháp phòng chống cháy, nổ b1. Các biện pháp quản lý phòng chống cháy, nổ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Thực hành điều khiển lập trình PLC - Mạng PLC
47 p | 4086 | 2138
-
Hướng dẫn thiết kế mạch và lập trình PLC - Trần Thế San
228 p | 1313 | 584
-
LẬP TRÌNH PLC VÀ HMI MITSUBISHI
38 p | 1031 | 411
-
BÀI GIẢNG ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 2 - CHƯƠNG 2 : TẬP LỆNH CỦA PLC S7-300
35 p | 797 | 409
-
BÀI TẬP THỰC HÀNH PLC S7-300 - PHẦN 2: BÀI 1: CÁC BÀI THÍ NGHIỆM
17 p | 1053 | 389
-
BÀI TẬP THỰC HÀNH PLC S7-300 - PHẦN 1: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM THÍ NGHIỆM
17 p | 625 | 262
-
GIÁO TRÌNH VI XỬ LÝ 1 - CHƯƠNG 4. HỌ VI ĐIỀU KHIỂN 8051
85 p | 535 | 251
-
GIÁO TRÌNH VI XỬ LÝ 2 - CHƯƠNG 2. VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A
53 p | 382 | 159
-
BÀI GIẢNG ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 1 - BÀI TẬP
16 p | 564 | 157
-
Tài liệu PLC - Chương 2
8 p | 198 | 76
-
Thí nghiệm PLC
75 p | 164 | 29
-
Giáo trình Thực hành PLC (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
30 p | 17 | 10
-
Giáo trình Thực hành kết nối và vận hành hệ thống cơ điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
59 p | 18 | 9
-
Giáo trình Thực hành PLC (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
30 p | 13 | 9
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hành mạng truyền thông profinet cho mục đích giáo dục
8 p | 70 | 4
-
Giáo trình Thực tập sản xuất (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
20 p | 38 | 4
-
Bài giảng Thực hành SCADA - Trường Đại học Thái Bình
66 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn