intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập điện cơ bản (Ngành: CN Kỹ thuật điện – điện tử, Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học Thực tập điện cơ bản điện được bố trí học trước các môn chuyên môn, là môn học kỹ thuật cơ sở, thuộc các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo. Giáo trình Thực tập điện cơ bản giúp người học hiểu hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số khí cụ điện thông dụng, phân tích được các mạch điện cơ bản, có kỹ năng lắp ráp được các mạch điện dân dụng và thiết kế, vận hành các mạch điện điều khiển động cơ. Giáo trình có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động giảng dạy và học tập của sinh viên hệ Trung cấp, Cao đẳng ngành điện. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập điện cơ bản (Ngành: CN Kỹ thuật điện – điện tử, Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG VINATEX TP.HCM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP ĐIỆN CƠ BẢN NGHỀ: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày …tháng.... năm…...........……… của ………………………………….. TP.HCM, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Môn học Thực tập điện cơ bản điện được bố trí học trước các môn chuyên môn, là môn học kỹ thuật cơ sở, thuộc các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo. Nội dung môn học giúp người học hiểu hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số khí cụ điện thông dụng, phân tích được các mạch điện cơ bản, có kỹ năng lắp ráp được các mạch điện dân dụng và thiết kế, vận hành các mạch điện điều khiển động cơ. Giáo trình có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động giảng dạy và học tập của sinh viên hệ Trung cấp, Cao đẳng ngành điện. Giáo trình phù hợp chương trình môn học, đáp ứng mục tiêu đào tạo. Xin cám ơn tất cả giáo viên khoa cơ điện đã góp ý và giúp tôi hoàn thiện giáo trình này.
  4. MỤC LỤC Trang Bài thực tập số 1 1 Bài thực tập số 2 4 Bài thực tập số 3 6 Bài thực tập số 4 9 Bài thực tập số 5 11 Bài thực tập số 6 13 Bài thực tập số 7 15 Bài thực tập số 8 17 Bài thực tập số 9 20 Bài thực tập số 10 22 Bài thực tập số 11 24 Bài thực tập số 12 26 Bài thực tập số 13 28 Bài thực tập số 14 30
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THỰC TẬP ĐIỆN CƠ BẢN Mã môn học: MH15 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 55 giờ; Kiểm tra: 05 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học Thực tập điện cơ bản được bố trí học vào đầu chương trình đào tạo học song song với các môn học khác trong học kỳ 1 năm thứ nhất. - Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở, thuộc các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được những khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt của một số khí cụ điện thông dụng. + Phân tích được các mạch điện cơ bản. - Về kỹ năng: + Lắp ráp được các mạch điện dân dụng cơ bản. + Thiết kế và vận hành các mạch điện điều khiển động cơ cơ bản. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức được ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học. + Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Tổng Lý Thực hành, Kiểm Số Tên chương, mục số thuyết thí nghiệm tra TT thảo luận, bài tập 1 Bài 1: Điện gia dụng 10 0 9 1 2 Bài 2: Thí nghiệm động cơ điện 10 0 10 0 3 Bài 3: Làm quen với thiết bị điện 10 0 9 1 công nghiệp 4 Bài 4: Các mạch điều khiển cơ bản 30 0 27 3 Tổng cộng 60 0 55 5 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Điện gia dụng Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu bài: - Trình bày các thao tác cơ bản khi lắp đặt điện gia dụng. - Đọc hiểu hoặc thiết kế chính xác các sơ đồ điện nhà. - Lắp đặt thành thạo các khí cụ điện gia dụng. - Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. 2. Nội dung bài: 2.1. Thao tác cơ bản Thời gian: 02 giờ
  6. 2.2. Lắp mạch đèn cơ bản Thời gian: 03 giờ 2.3. Lắp đặt điện nhà Thời gian: 04 giờ Kiểm tra Thời gian: 01 giờ Bài 2: Thí nghiệm động cơ điện Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu bài: - Đọc hiểu sơ đồ đấu dây động cơ quạt bàn, quạt trần. - Xác định và đấu chính xác các đầu dây động cơ quạt bàn, quạt trần, động cơ 1 và 3 pha. - Lắp đặt và điều khiển một chiều/đảo chiều quay động cơ. - Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. 2. Nội dung bài: 2.1. Xác định các đầu dây và đấu dây quạt bàn, quạt trần Thời gian: 05 giờ 2.2. Lắp động cơ 1 và 3 pha vào lưới điện, đảo chiều quay, đấu dây động cơ 3 pha thành 1 pha Thời gian: 05 giờ Bài 3: Làm quen với thiết bị điện công nghiệp Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu bài: - Trình bày cấu tạo, ứng dụng và đặc điểm của contactor, rơle nhiệt, rơle thời gian. - Thí nghiệm kiểm tra và phân tích hoạt động của contactor, rơle nhiệt, rơle thời gian. - Lựa chọn và lắp đặt khí cụ điện công nghiệp một các an toàn và hiệu quả. - Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. 2. Nội dung bài: 2.1. Thí nghiệm contactor, rơle nhiệt Thời gian: 04 giờ 2.2. Thí nghiệm rơle thời gian Thời gian: 03 giờ 2.3. Thí nghiệm rơle điện từ Thời gian: 02 giờ Kiểm tra Thời gian: 01 giờ Bài 4: Các mạch điều khiển cơ bản Thời gian: 30 giờ 1. Mục tiêu bài: - Khái niệm về mạch điều khiển và mạch động lực. - Phân tích và đánh giá chính xác một mạch điều khiển và động lực cho trước. - Phân tích yêu cầu và thiết kế mạch điều khiển và động lực một cách hiệu quả. - Thực hành an toàn và chính xác, tiết kiệm. - Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. 2. Nội dung bài: 2.1. Mạch khởi động và dừng động cơ Thời gian: 03 giờ 2.2. Mạch hẹn thời gian khởi động và dừng động cơ Thời gian: 04 giờ 2.3. Mạch đảo chiều quay động cơ 3 pha 2.3.1. Dùng nút nhấn đơn Thời gian: 05 giờ 2.3.2. Dùng nút nhấn kép Thời gian: 05 giờ 2.4. Mạch chuyển đổi Y -  2.4.1. Dạng 1 Thời gian: 05 giờ 2.4.2. Dạng 2 Thời gian: 05 giờ Kiểm tra Thời gian: 03 giờ IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Xưởng thực hành điện.
  7. 2. Trang thiết bị máy móc: Bộ thực hành điện cơ bản, điện điều khiển, các khí cụ điện mẫu, máy tính, màn hình LCD. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên phụ liệu: Tài liệu hướng dẫn môn học, giáo trình môn học, tài liệu tham khảo, dụng cụ đo kiểm, dây dẫn nối. 4. Các điều kiện khác: Không. V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 1. Nội dung đánh giá: Đánh giá thông qua bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học sinh viên cần đạt các yêu cầu sau: - Cấu tạo, hoạt động của các loại khí cụ điện thông dụng. - Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ KĐB 3 pha và 1 pha. - Lắp được mạch điện cơ bản trong hộ gia đình. - Thiết kế và lắp đặt được mạch điều khiển động cơ. - Chấp hành nội qui, qui chế của nhà trường. - Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. - Chuẩn bị đầy đủ nội dung tự học, tự nghiên cứu. - Tham gia đầy đủ thời lượng của môn học, tích cực trong giờ học. 2. Phương pháp đánh giá: Các kiến thức và kỹ năng trên được đánh giá qua các điểm tự nghiên cứu, ý thức học tập môn học, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra kết thúc môn học: - Điểm môn học bao gồm điểm trung bình các điểm kiểm tra: tự nghiên cứu, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ có trọng số 0,4 và điểm thi kết thúc môn học có trọng số 0,6. Hình thức, thời gian kiểm tra kết thúc môn học: thi thực hành (30 phút → 45 phút). Hình thức, thời gian kiểm tra cụ thể sẽ được thông báo vào đầu mỗi học kỳ. - Điểm trung bình các điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ và tự nghiên cứu theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó điểm kiểm tra thường xuyên, điểm tự nghiên cứu được tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy trình độ cao đẳng. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Đối với giảng viên: + Trước khi giảng dạy, giảng viên cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện giảng dạy thực hành, hồ sơ bài giảng, phương tiện hỗ trợ, chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. + Hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện tay nghề. - Đối với sinh viên: + Tham dự 100% thời gian học thựcb hành và làm đầy đủ các bài tập, các yêu cầu của môn học được quy định trong chương trình môn học. + Chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm, nội dung tự học tự nghiên cứu khi tới lớp. + Xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu cho cá nhân. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Một số khí cụ điện thường dùng. - Mạch đảo chiều quay động cơ, mạch điện dân dụng. 4. Tài liệu tham khảo:
  8. [1]. Đề cương bài giảng TT Điện cơ bản, Trường CĐKTKT Vinatex Tp.HCM, TLLHNB. [2]. Hướng dần thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC, Schneider Electric S.A, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000. [3]. Trần Thế Sang, Nguyễn Trọng Thắng, Hướng dẫn thiết kế lắp đặt mạng điện Xí nghiệp - Công nghiệp, NXB Đà Nẵng 2001. [4]. Đặng Văn Đào, Kỹ Thuật Điện, NXB Giáo Dục, 1999. [5]. Nguyễn Xuân Phú - Tô Đằng, Quấn dây sử dụng và Sửa chữa Động cơ điện xoay chiều thông dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 1989.
  9. BÀI THỰC TẬP SỐ 1 SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐA NĂNG ( VOM ) Dụng cụ, thiết bị, vật tư : - Đồng hồ đo đa năng (VOM) - Linh kiện đo : công tắc, điện trở, tụ điện, nguồn điện… A. Phần lý thuyết : Đồng hồ đo đa năng là loại đồng hồ bao gồm nhiều mạch đo các đại lượng điện như Volt, Ohm, Mili-ampe và các mạch đo khác mà chỉ dùng chung 1 điện kế loại khung dây quay và trên mặt điện kế có vạch nhiều thang đo. Chú ý : - Cần phải hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp và luôn luôn chọn cấp điện áp lớn hơn điện áp định đo. - Đối với Ohm kế chỉ được phép đo mạch không có điện áp vì trở kháng của Ohm kế rất thấp nếu vô tình đo điện áp sẽ làm hỏng điện kế của đồng hồ đo. - Mili-ampe kế phải mắc nối tiếp trong mạch định đo và chỉ đo dòng điện 1 chiều với dòng không quá 0,5A. Phần mạch đo này chỉ sử dụng trong ngành điện tử. B. Phần thực hành : 1. OHM KẾ : chỉ đo với mạch không có điện áp. - Cắm que đỏ vào cọc (+), que đen vào cọc COM. - Xoay núm chọn lọc ở vị trí đo ohm kế (R1, R10 …) - Ở mỗi thang đo , chập 2 que đo và kiểm tra chỉnh kim đúng vạch 0 ( ở về phía phải ). - Khi đo chạm 2 que đo vào 2 đầu linh kiện muốn đo điện trở và đọc trị số điện trở ở thang đo tương ứng. * Thực hiện : đo điện trở của điện trở, cuộn dây hoặc kiểm tra sự liền mạch, hở mạch của công tắc, đo diod … Kiểm tra tụ điện tốt, xấu như sau : - Chạm 2 que đo vào 2 đầu tụ, nếu kim vọt lên rồi trở về vạch 0  tụ tốt không bị rò rỉ. - Nếu kim vọt lên rồi đứng luôn  tụ bị chập, nối tắt. - Nếu kim không nhảy, kể cả đảo 2 que đo hoặc nâng thêm bậc đo đến R1, R10 … mà kim không nhảy  tụ bị đứt. Chú ý : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc trị số sẽ không chính xc Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều đọc trị so cũng không chính xác. Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất. 2. VOLT KẾ AC : đo điện áp xoay chiều VAC. - Cắm que đỏ vào cọc (+), que đen vào cọc (-)COM. - Xoay núm chọn lọc ở vị trí đo Volt kế AC với cấp điện áp lớn hơn điện áp định đo. - Chạm 2 que đo vào 2 điểm trong mạch điện muốn đo. Chú ý an toàn điện.
  10. - Đọc trị số trên thang đo với cấp điện áp đã chọn trước. Chú ý :  Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !  Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo, nhưng đồng hồ không ảnh hưởng (đôi khi kim lên). 3. VOLT KẾ DC : đo điện áp một chiều VDC. - Cắm que đỏ vào cọc (+), que đen vào cọc (-). - Xoay núm chọn lọc ở vị trí đo Volt kế VDC với cấp điện áp thích hợp. - Chạm que đỏ vào điện thế (+), que đen vào điện thế (-). Kiểm tra kim lệch về phải đúng chiều. - Đọc trị số Volt trên thang đo. Chú ý : Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng . Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC), nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay. 4. MILI-AMPE KẾ : chỉ đo cường độ dòng điện 1 chiều bé ( I  250mA ). Chủ yếu ở ngành điện tử. - Cắm que đỏ vào cọc (+), que đen vào cọc (-). - Xoay núm chọn lọc đến vị trí đo cường độ dòng điện DCA. - Mắc ampe kế nối tiếp bằng cách nối que đỏ vào dây (+) của nguồn điện DC và dây đen (-) vào vật muốn đo và dây còn lại của mạch vật đo nối về dây (-) của nguồn điện DC. 5. ĐO CƯỜNG ĐỘ ÂM THANH ( DECIBEL ): chủ yếu ở ngành điện tử. - Cắm que đỏ vào cọc OUTPUT và que đen vào cọc COM. - Xoay núm chọn lọc đến vị trí Volt AC- 10V … - Chạm 2 que đo vào 2 chấu ra của loa hoặc chấu OUTPUT. - Đọc trị số dB trên thang đo.
  11. BÀI THỰC TẬP SỐ : 2 MẮC ĐIỆN NĂNG KẾ (KWH) Dụng cụ, thiết bị, vật tư : - Điện năng kế 220V. - Bóng đèn 100W/ 220V. - Dây dẫn nối. A. Phần lý thuyết : Điện năng kế là loại đồng hồ điện dùng để tính lượng điện tiêu thụ trong 1 thời gian. Đơn vị tính điện năng tiêu thụ là kw/h, ký hiệu kwh. Điện năng gồm 2 cuộn dây : cuộn điện thế mắc song hàng với nguồn điện và cuộn cường độ mắc nối tiếp trên đường dây pha. Khi có dòng điện tiêu thụ chạy qua thì hợp từ giữa các từ trường sinh ra do cuộn cường độ và cuộn điện thế làm dĩa nhôm quay. Hệ thống bánh răng xác định chỉ số lượng điện tiêu thụ qui theo đơn vị Kwh. Việc điều chỉnh số vòng quay của dĩa nhôm chính xác nhờ thanh nam châm. Trên điện năng kế có ghi các thông số . Ví dụ : - Tốc độ quay của dĩa : 600vòng/ Kwh - Điện áp định mức : 220V - Cường độ định mức : 15A Căn cứ vào tốc độ quay của dĩa/ Kwh ta có thể kiểm tra sự chính xác của điện năng kế.
  12. B. Phần thực hành : - Mắc dây pha vào cọc (1), dây trung tính vào cọc (3). Lấy điện ra 2 dây ở cọc (2) và (4) mắc vào bóng đèn 100W/ 220V. - Phải lắp điện năng kế thẳng đứng để điện kế vận hành chính xác. - Lấy vị trí chuẩn trên dĩa nhôm và cạnh đồng hồ, cho điện năng kế vận hành trong 1 phút và theo dõi đếm số vòng quay của dĩa nhôm trong thời gian 1 phút. 100W/220V 1 2 3 4 * Kiểm tra điện năng kế : với số liệu ghi trên điện năng kế và công suất đèn 100W tiêu thụ trong 220VAC 1 phút. 100W = 0,1Kw, 1phút = 1/ 60 giờ. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn 100W trong 1 phút : W = P.t = 0,1Kw x 1/6giờ = 1/ 600 Kwh Với 1 Kwh dĩa nhôm quay 600 vòng. Vậy khi đó sẽ quay : Số vòng = 600 vòng x 1/ 600 = 1 vòng So sánh số vòng dĩa nhôm quay thực tế với số vòng đã tính toán ta biết ngay điện năng kế quay chậm hay nhanh. Tùy theo nhanh hay chậm mà ta hiệu chỉnh nam châm.
  13. BÀI THỰC TẬP SỐ : 03 MẮC CÁC MẠCH ĐÈN CƠ BẢN Dụng cụ, thiết bị, vật tư : - Kềm răng, kềm cắt, vít me. - Công tắc 2 chấu, công tắc 3 chấu, đèn tròn, huỳnh quang, táp lô,ổ cắm, phích cắm… - Dây dẫn điện. A. Phần lý thuyết : - Trong mạch điện thắp sáng, đèn là vật chủ yếu, chịu điện áp tiếp nhận dòng điện để chuyển thành ánh sáng còn các cầu chì, công tắc là bộ phận bảo vệ, điều khiển trong mạch, được mắc nối tiếp trên đường dây pha để dẫn dòng điện đến đèn. - Luôn nhớ chỉ có dây từ đèn ra về dây trung tính mà thôi - Ổ lấy điện được nối với 1 dây pha và 1 dây nguội có cầu chì bảo vệ. B. Phần thực hành : Mạch đèn căn bản Mạch điện 2 công tắc điều khiển 2 đèn Mạch đèn mắc song song 2 đèn Mạch 2 đèn mắc nối tiếp Mạch đèn sáng mờ - sáng tỏ
  14. Mạch đèn cầu thang N L 1. Stater (chuột) 2. Ballast (chấn lưu) 3. Bóng đèn Mạch đèn Huỳnh Quang Mạch đèn Huỳnh Quang dùng Ballast điện tử 1. Kiểm tra đèn huỳnh quang : - Nếu 2 đầu đèn không bị nám đen, đuôi đèn không bị lỏng lẻo  đèn còn tốt. - Dùng Ohm kế đo kiểm tra tim đèn ở 2 đầu bóng có bị đứt không. Ballast : - Dùng ohm kế đo điện trở của ballast, nếu điện trở khoảng 50  ballast còn tốt. Tốt nhất mỗi hiệu ballast còn tốt lấy số đo điện trở làm chuẩn mực để so sánh với điện trở đo của ballast cần kiểm tra. - Đo kiểm tra sự chạm vỏ (chạm mass ). 3. Kiểm tra Starter ( chuột ) : - Tốt nhất cho starter làm việc với bộ đèn huỳnh quang hoàn chỉnh còn tốt để đánh giá. - Thông thường nếu starter chập điện cực thì làm sáng đỏ ở 2 đầu bóng đèn, không phát sáng được.
  15. - Mồi đèn chậm do starter yếu hoặc không phù hợp với loại hiệu đèn. Cách chọn ballast và starter cho phù hợp với cỡ đèn. Cỡ đèn (m) Điện áp Ballast Starter 1.2 220V 40W/ 220V FS4 (180–240V ) 0.6 ,, 20W/ 220V FS2 hoặc FS4 0.3 ,, 10W/ 220V FS1 hoặc FS4 1.2 110V 40W/ 110V FS4 ( 180–240V ) 0.6 ,, 20W/ 110V FS2 ( 80-130V ) 0.3 ,, 10W/ 110V FS1 ( 80-130V )
  16. BÀI THỰC TẬP SỐ 4 XÁC ĐỊNH VÀ ĐẤU DÂY ĐỘNG CƠ KĐB 1 PHA VÀ 3 PHA Dụng cụ, thiết bị, vật tư : - Động cơ 1 pha khởi động với tụ hóa 110/ 220V - Động cơ 3 pha 220/380V. - Đồng hồ VOM, Ampe kẹp. - Kềm răng, kềm cắt, kềm tuốt dây - Dây dẫn nối nguồn điện. A. Phần lý thuyết : 1. Động cơ 1 pha : Stator có 2 bộ dây đặt lệch nhau 90o (gọi là dây quấn chính hay dây chạy có tiết diện lớn và dây quấn phụ hay dây đề có tiết diện nhỏ), Rotor thường có dạng kiểu lồng sóc. Thường có 3 dạng : 220VAC Dây chạy 220VAC Dây chạy CTT CTLT Dây đề Dây đề Mở máy dùng dây quấn phụ Mở máy dùng tụ thường trực CTLT Dây chạy 220VAC CĐ Dây đề 2. Động cơ 3 pha : Stator có 3 bộ dây giống nhau đặt lệch nhau 120o ( tiết diện dây bằng nhau ), Rotor có dạng kiểu lồng sóc hoặc dây quấn. Cách đấu vào lưới điện : Đảo chiều quay động cơ 1 pha Mởgiác - Đấu tam máy dù(ng):tụkhi (tụ khởi đề trên động) thẻ máy của động cơ 3 pha có ghi điện áp định mức 2 cấp 220/ 380V (Đổi đầu 2 dây chạy hoặc 2 đầu dây đề) (/Y) và động cơ được lắp đặt sử dụng với mạng điện 110/ 220V –3pha thì động cơ được đấu dây tam giác ( ) cho phù hợp với điện áp thấp. - Đấu hình (Y) : nếu động cơ 3 pha trên được lắp đặt sử dụng với mạng điện 220/ 380V – 3 pha thì động cơ được đấu dây theo cách đấu (Y) mới phù hợp với điện áp cao của mạng điện.
  17. Đảo chiều quay động cơ 3 pha ( tráo vị trí 2 dây bất kỳ dây còn lại giữ nguyên) B. Phần thực hành : 1. Động cơ 1 pha : - Dùng Ohm kế dò xác định các đầu dây chạy, dây đề, công tắc ly tâm (nếu có) - Lắp mạch vận hành theo sơ đồ. Quan sát chiều quay. - Đảo vị trí 2 đầu dây chạy. Quan sát chiều quay. - Đảo vị trí 2 đầu dây chạy. Quan sát chiều quay. Chú ý : Đối với động cơ 1 pha ra 3 đầu dây thì không cho phép đảo chiều quay. 2. Động cơ 3 pha : - Dùng Ohm kế dò xác định vị trí các đầu dây. - Đấu hình sao, quan sát hoạt động. - Đấu hình tam giác, quan sát hoạt động - Đảo vị trí 2 dây pha. Quan sát chiều quay.
  18. BÀI THỰC TẬP SỐ 5 ĐẤU DÂY QUẠT TRẦN-QUẠT BÀN ( LOẠI CÓ TỤ ) Dụng cụ, thiết bị, vật tư : - Quạt trần, Quạt bàn. - Đồng hồ đo (VOM). - Dụng cụ đồ nghề, dây dẫn nối… A. Phần lý thuyết : 1. Quạt trần : được thiết kế quay theo chiều nhất định (ngược chiều quay của kim đồng hồ ) và để thuận tiện cho việc đấu dây, quạt trần chỉ đưa ra 3 dây : - Dây chạy (R): màu xanh dương. - Dây đề (S): màu đỏ. - Dây chung (C): màu trắng. R 220VAC Dây chạy CTT C S Dây đề HS Để điều Cácchỉnh đầu dâtốc độ của y quạt trầnquạt trần, phải mắc quạt nối tiếp với Đấubộdâđiều tốctrần y quạt (hộp số) thực chất là cuộn cảm kháng. 2. Quạt bàn : được thiết kế quay theo chiều nhất và được đưa ra 5 đầu dây để điểu chỉnh tốc độ. 220VAC Dây chạy CTT Dây số Dây đề Trong trường Cáhợp c đầu cầndâyxác quạt trần định thểdâlợi các đầu dây ra của quạt trần, ta cóĐấu y quạt dụngtrần đặc điểm điện trở của pha đề thường lớn hơn điện trở của pha chạy và dùng Ohm kế đo điện trở của các đầu dây như sau : - Đo giữa dây R – dây S : có điện trở lớn nhất. - Đo giữa dây S – dây C : có điện trở trung bình. - Đo giữa dây R – dây C : có điện trở bé nhất. Nhận xét so sánh điện trở giữa các cặp dây ra ta dễ dàng xác định các dây ra. B. Phần thực hành : 1. Quạt trần : - Dùng Ohm kế đo điện trở giữa các đầu dây ra. - So sánh khi đo cặp dây nào có điện trở lớn nhất thì suy ra dây còn lại là dây chung (C).
  19. - Lấy dây chung làm chuẩn và đo lần lượt 2 đầu dây còn lại. Dây nào có điện trở bé thì đầu dây đó chính là dây chạy (R), dây còn lại là dây đề (S). - Lắp mạch theo sơ đồ và vận hành. Chú ý chiều quay của quạt. 2. Quạt bàn : - Dùng Ohm kế đo điện trở giữa các đầu dây ra. - So sánh khi đo cặp dây nào có điện trở lớn nhất thì suy ra 2 đầu dây đó chính là 1 đầu dây chạy và 1 đầu dây đề. - Lấy 2 đầu vừa xác định đo với 3 đầu dây còn lại, lần đo nào có giá trị điện trở nhỏ nhất chính là đầu dây đề. - Lấy đầu dây chạy hoặc đầu dây đề vừa xác định tìm các đầu dây số. - Lắp mạch theo sơ đồ và vận hành. Chú ý chiều quay của quạt.
  20. BÀI THỰC TẬP SỐ 6 XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH CÁC ĐẦU DÂY RA CỦA ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA I. Dụng cụ, thiết bị, vật tư : - Động cơ 3 pha, MBA giảm áp, đồng hồ VOM - Dụng cụ đồ nghề cá nhân. - Dây dẫn nối nguồn điện 3 pha II. Các bước thực hiện : Cách 1 : Dùng nguồn điện xoay chiều - Dùng ohm kế đo xác định từng cặp dây ra của các pha - Mắc mạch như sau : VOLT KẾ 10-20V C1 C2 C3 U= 30%380=110V 1 pha mắc vào volt kế, còn 2 pha kia nối tiếp, sau đó mắc 2 đầu dây còn lại vào nguồn cấp điện vào khoảng u = 30%(U1+U2) và cho điện vào, quan sát kim đồng hồ Volt kế và nhận xét : - Nếu kim volt kế chỉ lệch đi khoảng 6V – 10V thì 2 đầu dây mắc vào nguồn điện khác cực tính vì sức điện động trong 2 pha này có cùng chiều. - ngược lại nếu kim volt kế chỉ đứng yên tại vạch số 0 (có thể lệch đi 1 chút) thì 2 đầu dây mắc vào nguồn điện có cùng cực tính vì sức điện động trong 2 pha này khác chiều bị triệt tiêu, nên không cảm ứng sang pha thứ 3 do đo sức điện động trong pha 3 bằng 0. Như vậy đã xác định được cực tính của 2 pha và đánh dấu cực tính các dây AX, BY. Lấy 1 trong 2 pha đã xác định cực tính nối vào volt kế còn pha thứ 3 mắc nối tiếp với pha AX và mắc vào nguồn điện. - Cho điện vào và quan sát kim volt kế để kết luận cực tính của 2 dây đang nối với nguồn điện. - Căn cứ vào kết quả, lấy chuẩn đã đánh dấu là pha AX, đánh dấu pha 3 các đầu C và Z. Chú ý : - Thời gian mỗi lần thử nghiệm cho điện vào động cơ không nên để quá 10 giây. - Khi có điện vào động cơ, ta cảm nhận động cơ rung nhẹ, nếu không dễ kết luận sai trong thử nghiệm. Cách 2: Dùng nguồn điện 1 chiều K đóng mở liên tục VOLT KẾ 3V C1 C2 C3 + 24V - Cách 3: Dùng phương pháp mA kếơng pháp mA kế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2