Giáo trình Thực tập Sinh lý 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
lượt xem 3
download
Giáo trình Thực tập Sinh lý 1 cung cấp cho sinh viên những kiến thức, nội dung về: xác định áp suất thẩm thấu; định công thức bạch cầu thường; nhóm máu hệ ABO – chỉ định và nguyên tắc truyền máu; xác định số lượng hồng cầu; xét nghiệm thử thai; thăm dò chức năng thận bằng phân tích nước tiểu; đánh giá chức năng thận;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập Sinh lý 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Giáo Trình: THỰC TẬP SINH LÝ I (ĐH Y ĐA KHOA) Đơn vị biên soạn: Khoa Y Thành phần tham gia biên soạn: BS Huỳnh Trung Tín Hậu Giang, 2017
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 MỤC LỤC XÁC ĐỊNH ÁP XUẤT THẨM THẤU .......................................................................................... 2 ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU THƯỜNG ............................................................................. 16 NHÓM MÁU HỆ ABO – CHỈ ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU ............................. 20 XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU ........................................................................................ 23 XÉT NGHIỆM THỬ THAI .......................................................................................................... 28 THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN BẰNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU ...................................... 32 ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẬN .............................................................................................. 36 1
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 XÁC ĐỊNH ÁP XUẤT THẨM THẤU ĐỘ BỀN CỦA MÀNG HỒNG CẦU MỤC TIÊU: 1. Trình bày được chuẩn bị dụng cụ và tiến hành thí nghiệm áp suất thẩm thấu của hồng cầu 2. Trình bày được cách ứng dụng xác định áp suất thẩm thấu để tìm áp suất thẩm thấu của một dung dịch và độ bền hồng cầu NỘI DUNG: 1. Đại cương: Thí nghiệm của Dutrochet: Dùng một chuông đựng nước đường có đáy là màng bán thấm (màng này cho các dung môi đi qua nhưng ngăn các chất hòa tan), nhúng vào một chậu nước. Sau một thời gian mực nước trong chuông từ a lên b Như vậy, một dung dịch ưu trương (nước đường) có một sức hút đối với dung dịch nhược trương (nước) cho đến khi hai dung dịch đó đẳng trương, lực hút này được cân bằng bởi áp suất thủy tinh của cột nước dâng cao thêm (ab) và được gọi là áp suất thẩm thấu của dung dịch đó. Dung dịch nào càng chứa nhiều chất hòa tan thì áp suất thẩm thấu càng cao. 2
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 Hamburger lập lại thí nghiệm trên nhưng màng bán thấm sử dụng là màng hồng cầu, và chúng ta sẽ thực hiện sau đây. 2. Chuẩn bị dụng cụ: -20 ống nghiệm xếp trên 2 giá gổ -Ống hút 10ml -Ống nhỏ giọt -Dung dịch NaCl 10/1000 -Nước cất -Dung dịch X muốn xác định áp suất thẩm thấu 3. Tiến hành: -Đánh số ống nghiệm từ 1 đến 10 và cho vào mỗi ống Số của ống nghiệm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 NaCl10/1000 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Nướ cất 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nồng độ dung dịch 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 -Sau đó cho vào mỗi ống 2 giọt máu. Dùng ngón tay bịt kín miệng ống, chúc ngược nhẹ nhàng 2 lần để hòa tan máu ( không được lắc mạnh) Biết dung dịch muối đẳng trương với tế bào chất hồng cầu là 9 ta sẽ thấy: +Ống số 9 có NaCl=9/1000 là ống đẳng trương so với tế bào chất hồng cầu. Số dung môi ra vào hồng cầu bằng nhau, hồng cầu không thay đổi thể tích +Ống số 10 có NaCl=10/1000 là ống ưu trương so với tế bào chất hồng cầu. Số dung môi sẽ bị hút từ hồng cầu bằng ra dung dịch trong ống, hồng cầu teo lại +Ống từ số 8 đến số1, dung dịch ngày càng nhược trương so với tế bào chất hồng cầu nên dung môi đi vào hồng cầu, hồng cầu phình ra 3
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 ở một nồng độ NaCl nào đó các hồng cầu bắt đầu vỡ ra. Ở nồng độ NaCl mà hồng cầu vỡ bằng với số hồng cầu chưa vỡ ta gọi nồng độ tiêu huyết giới hạn. Ta nhận ra ống này nhờ độ trong suốt trong giới hạn 2 dãy ống trong và đục 4. Ứng dụng 4.1 Tìm áp suất thẩm thấu của một dung dịch X Dựa trên một kết luận bằng với một loại máu, trong cùng một điều kiện thí nghiệm, hiện tượng tieu huyết sẽ xảy ra ở các ống có áp suất thẩm thấu bằng nhau, ta sẽ suy ra áp suất thẩm thấu của một dung dịch Pha dung dịch X như cách pha với NaCl 10/1000 ta sẽ có các ống từ số 1 đến số 10 có từ 1*X/10 đến X. Giã sử lúc này ống tiêu huyết giới hạn xảy ra ở ống 2 ta sẽ có 2X/10 đẵng trương với 5/1000 NaCl, hay X đẵng trương với 25/1000 NaCl +Chú ý: không được kết luận X là dung dịch NaCl 25/1000 vìX có thể là một dung dịch có chất hòa tan khác 4.2 Xác định độ bền vũng của màng hồng cầu 4
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 Dùng 10 ống nghiệm đã pha với NaCl 10/1000 đem ly tâm dựa trên màu sắc, cặn lắng ta sẽ suy ra ống tiêu huyết tối thiểu và ống tiêu huyết tối đa Số của ống nghiệm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 NaCl 10/1000 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Nước cất 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nồng độ dung dịch Trị số bình thường của máu người, ống tiêu huyết tối thiểu có nồng độ 6,5/1000 và ống tiêu huyết tối đa có nồng độ 3,5/1000. Nếu hồng cầu kém bền vững, các trị số trên sẽ xảy ra ở những nồng độ cao hơn Từ các thí nghiệm trên cho ta thấy rằng các dung dịch truyền vào máu phải đẳng trương với tế bào hồng cầu (NaCl 9/1000, Glucose 5/100) 5
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO Mục tiêu 1.Trình bày được các thành phần của hệ nhóm máu hệ ABO. 2.Trình bày được các nguyên tắc xét nghiệm xác định nhóm máu hệ ABO. 3.Thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm xác định nhóm máu hệ ABO. 4.Nhận định và giải thích được kết quả xét nghiệm xác định nhóm máu hệ ABO. 5.Trình bày được các ứng dụng xét nghiệm xác định nhóm máu ABO. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG - Nhóm máu là sự hiện diện của kháng nguyên(KN) trên màng hồng cầu. Bản chất của các KN là những glycoprotein. Trên màng hồng cầu có rất nhiều loại glycoprotein nên có nhiều loại KN tạo thành những hệ nhóm máu khác nhau,trong đó co hai hệ nhóm máu quan trọng là hệ nhóm máu ABO và Rheus. Trong nhóm máu hệ ABO,màng hồng cầu người có 2 loaij KN là A và B. - Mỗi KN sẽ có kháng thể(KT) tương ứng,khi KN và kT tương ứng gặp nhausex xảy ra hiện tượng ngưng kết. Ví dụ KN A ngưng kết khi gặp KT α ( anti A ), KN B ngưng kết khi gặp KT β (anti B). KT tồn tại trong huyết thanh và được chia thành 2 loại: KT tự nhiên (ví dụ KT của hệ nhóm máu ABO) và KT miễn dịch (ví dụ KT của hệ nhóm máu Rheus). - Căn cứ vào sự có mặt của KN trên màng hồng cầu và KT có trong huyết thanh,Lansteiner phân loại máu hệ ABO ra làm 4 nhóm A,B,AB và O theo bảng sau: Nhóm Kháng nguyên Kháng thể Genotype máu A A Anti B (β) OA,AA B B Anti A (α) OB,BB AB AB (A và B) Không AB O Không Anti AB (α và β) OO 2.Nguyên tắc 6
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 Có hai phương pháp được dùng để xác định nhóm máu, phương pháp trực tiếp (xuôi) dùng huyết thanh mẫu để tìm KN trên màng hồng cầu và phương pháp gián tiếp (ngược) dùng hồng cầu mẫu để tìm KT trong huyết thanh. 2.1.Nguyên tắc xác định nhóm máu bằng phương pháp trực tiếp Lấy máu của người thử trộn với từng giọt huyết thanh mẫu khác nhau đã biết trước KT, dụa vào hiện tượng ngưng kết có xãy ra hay không,từ đó suy ra KN trên màng hồng cầu tương ứng và suy ra nhóm máu của người cần thử. 2.2.Nguyên tắc xác định nhóm máu bằng phương pháp gián tiếp Lấy máu cảu người thử tách huyết thanh sau đó trộn với từng giọt hồng cầu mẫu khác nhau, dựa vào hiện tượng ngưng kết có xảy ra hay không, từ đó suy ra KT có trong huyết thanh và suy ra nhóm máu của người cần thử. 3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ - Dụng cụ lấy máu: lancet, bông, cồn 70o . - Các lọ đựng huyết thanh mẫu ( anti A, anti B, anti AB) hoặc hồng cầu mẫu ( hồng cầu A, hồng cầu B, hồng cầu O ). - Lame, đũa thủy tinh, bút chì sáp ( hay bút lông ) . - Khay hạt đậu 4. KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP 4.1. Chuẩn bị dụng cụ và bệnh nhân - Mâm dụng cụ: đầy đủ. - Bệnh nhân đúng chỉ định, tay sạch, được giải thích đầy đủ, an tâm hợp tác. 4.2. Nhỏ huyết thanh mẫu và máu lên lame - Nhỏ huyết thanh lên lame: nhỏ 3 giọt huyết thanh mẫu ( Anti A, Anti B và Anti AB) lên lame. - Nhỏ mấu lên lame: lấy máu mao mạch. + Sác trùng bằng cồn 70o ở cạnh bên đầu ngón tay số 3 hoặc 4 bàn tay không thuận, đối với trẻ nhỏ có thể lấy máu ở ngón chân cái hoặc gót chân. + Lấy lancet khỏi bao, cầm ở đuôi kim, tạo vết thương bằng cách đâm nhanh gọn, dứt khoát vào vị trí đã sát trùng. + Nặn 3 giọt máu đường kính khoảng 3mm nhỏ lên bên cạnh các giọt anti. + Dùng bông sạch lau phần máu còn lại trên ngón tay bệnh nhân. 7
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 3 giọt huyết thanh khác nhau Giọt máu Hình 1. Các giọt huyết thanh mẫu và máu trên lame 4.3. Trộn máu với từng giọt huyết thanh mẫu: dùng đũa thủy tinh để trộn máu với từng giọt huyết thanh với nhau. Tránh không dùng một đũa trộn từng giọt này sang giọt khác. 4.4. Quan sát - Quan sát để xác định có biểu hiện ngưng kết hay không. + Nếu có ngưng kết sẽ thấy hồng cầu bị ngưng kết thành những đám trên nền huyết thanh. + Nếu không có hiện tượng ngưng kết: hồng cầu hòa lẫn với huyết thanh mẫu như hiện tượng pha loãng máu. - Xác định chính xác giọt huyết thanh mẫu nào có hiện tượng ngưng kết. 4.5. Đọc và biện luận kết quả Nhóm máu ABO: có 4 khả năng có thể xảy ra - Trường hợp 1: hai giọt anti A và anti AB có hiện tượng ngưng kết.Giọt anti B không ngưng kết.Kết luận máu vừa thử thuộc nhóm máu A. - Trường hợp 2: hai giọt anti AB và anti B có hiện tượng ngưng kết. Giọt anti A không ngưng kết. Kết luận máu người thử thuộc nhóm máu B. - Trường hợp 3: cả ba giọt anti đều ngưng kết.Kết luận máu thuộc nhóm AB. - Trường hợp 4: cả ba giọt anti đều không ngưng kết . Kết luận máu thuộc nhóm máu O. 8
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 Nghiệm pháp hồng cấu ( Dùng Nghiệm pháp huyết thanh ( dùng Nhóm huyết thanh mẫu ) hồng cầu mẫu ) máu Anti Anti B Anti AB HCA HCB HCO ABO A - - - + + - O + - + - + - A - + + + - - B + + + - - - AB Xác định hệ nhóm máu ABO 5.ỨNG DỤNG - xác định nhóm máu trước khi truyền máu. Sơ đồ truyền máu hệ nhóm máu ABO: - Xác định nhóm máu trong y pháp. 9
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU TRONG HỆ RHESUS Mục tiêu 1. Trình bày được các thành phần của hệ nhóm máu Rhesus. 2. trình bày được các nguyên tắc xét nghiệm xác định nhóm máu hệ Rhesus. 3. Thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm xác định nhóm máu hệ Rhesus. 4. Nhận định và giải thích được kết quả xét nghiệm xác định nhóm máu hệ Rhesus. 5. Trình bày được các ứng dụng xét nghiệm xác định trong nhóm máu Rhesus . NỘI DUNG 1.ĐẠI CƯƠNG - Nhóm máu là sự hiện diện của kháng nguyên (KN) trên màng hồng cầu. Bản chất của các KN là những glycoprotein. Trên màng hồng cầu có rất nhiều loại glycoprotein nên có nhiều loại KN tạo thành những hệ nhóm máu khác nhau, trong đó có hai hệ nhóm máu quan trọng là hệ nhóm máu ABO và Rhesus. Trong nhóm máu hệ ABO, màng hồng cầu người có hai loại KN là A và B. - Mỗi KN sẽ có kháng thể (KT) tương ứng, khi KN và KT tương ứng gặp nhau sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết ( KN D ngưng kết khi gặp anti D). - Trong nhóm máu hệ Rh, màng hồng cầu người có mang 6 loại KN gồm C,c, D, d, E và e. Trong đó KN D thường gặp nhất và có tính KN mạnh nhất. Vì vậy, nhóm máu Rh được chia thành hai nhóm máu dựa vào sự có mặt của KN D hay không: Rh (+) nếu có KN D và Rh (-) nếu không có KN D. - KT kháng Rh (anti D ) là kháng thể miễn dịch ( không có sẵn trong máu), nó chỉ xuất hiện khi người có Rhesus (-) tiếp xúc với KN D ở một trong hai trường hợp sau: Người có Rh (-) được truyền máu có Rh (+). Mẹ Rh (-) mang thai con có Rh (+). - Định nhóm máu Rh của một người là phát hiện có KN D trên màng hồng cầu của người đó hay không. 2. NGUYÊN TẮC: 10
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 Lấy máu của người thử trộn với giọt huyết thanh mẩu chứa KT kháng Rh (anti D), dựa vào hiện tượng ngưng kết có xảy ra hay không, từ đó suy ra có KN D trên màng hồng cầu hay không và suy ra nhóm máu Rh của người cần thử. 3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ: - Dụng cụ lấy máu: lancet, bông, cồn 700. - Lọ đựng huyết thanh mẫu (anti D). - Lame, đũa thủy tinh, bút chì sáp (hay bút lông). - Khay hạt đậu. 4. KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU Rh 4.1.Chuẩn bị dụng cụ và bệnh nhân - Mâm dụng cụ :đầy đủ. - Bệnh nhân đúng chỉ định, tay sạch,được giải thích đầy đủ, an tâm hợp tác. 4.2.Nhỏ huyết thanh mẫu và máu lên lame - Nhỏ huyết thanh lên lame:Nhỏ 1 giọt huyết thanh mẫu Anti D lên lam - Nhỏ máu lên lame:lấy máu mao mạch + Sát trùng bằng cồn 70o ở cạnh bên đàu ngón tay số 3 hoặc 4 bàn tay không thuận, đối với trẻ nhỏ có thể lấy máu ở ngón chân cái hoặc gót chân. + Lấy lancet khỏi bao,cầm ở đuôi kim,tạo vết thương cách đâm nhanh gọn,dứt khoát vào vị trí đã sát trùng. + Nặn 1 giọt máu đường kính khoảng 3mm nhỏ lên bên cạnh giọt anti D. + Dùng bông sạch lau phần máu còn lại trên ngón tay bệnh nhân. 4.3.Trộn máu với giọt huyết thanh mẫu:dùng đũa thủy tinh đẻ trộn máu và giọt huyết thanh với nhau.Đợi 2 phút và đọc kết quả. 4.4.Quan sát: để xác định biểu hiện ngưng kết hay không. - Nếu có ngưng kết sẽ thấy hồng cầu bị ngưng kết thành từng đám trên nền huyết thanh. - Nếu không có hiện tượng ngưng kết:hồng cầu hòa lẫn với huyết thanh mẫu như hiện tượng pha loãng máu. 4.5.Đọc và biện luận kết quả - Khi trộn Anti D với máu, phản ứng ngưng kết xảy ra chậm hơn so với máu hệ ABO, vì vậy sau khi trộn máu xong,cầm lam lắc nhẹ và xem kết quả. - Nếu hồng cầu từ từ vón lại và ngưng kết xảy ra thì đó là máu Rhesus(+). 11
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 - Nếu không có hiện tượng ngưng kết, là máu Rhesus(-). 5.ỨNG DỤNG - Xác định nhóm máu trước khi truyền máu. - Xác định nhóm máu để đánh giá bất đồng nhóm,nhóm máu mẹ con - Xác định nhóm máu trong y pháp. 12
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 ĐỊNH THỜI GIAN MÁU CHẢY THỜI GIAN MÁU ĐÔNG (TS:Temps de saignement- TC: Temps de coagulation) Muc tiêu học tập 1. Trình bày và giải thích được XN định thời gian máu chảy theo phương pháp Duke. 2. Trình bày và giải thích được XN định thời gian máu đông theo phương pháp Milian. 3. Xác định được thời gian máu chảy- máu đông của bản thân. NỘI DUNG I. ĐỊNH THỜI GIAN MÁU CHẢY 1. Đại cương: -Thời gian máu chảy là thời gian từ khi thành mạch bị tổn thương, máu chảy ra khỏi thành mạch đến khi máu ngừng chảy. THời gian chảy máu chịu ảnh hưởng của yếu tố thành mạch và tiểu cầu. - Định thời gian máu chảy để xác định tình trạng thành và tiểu cầu. Đây là xét nghiệm thường hay được sử dụng trước khi phẫu thuật hoặc để góp phần chẩn đoán các bệnh lý rối loạn đông- cầm máu. Để định thời gian máu chảy, phương pháp Duke thường được sử dụng do dễ thực hiện. 2. Phương pháp Duke: 2.1 Nguyên lý xét nghiệm: Đo thời gian từ lúc tạo ra vết thương mạch máu ở vùng giữa dái tai bằng kim chích (Blood lancet) cho đến khi vết thương đó cầm được máu. 2.2 Phương tiện, hóa chất: - kim chích (Blood lancet). - Đồng hồ bấm giây. - Giấy thấm. - Bông thấm. - Dung dịch sát trùng (Ete, cồn 700). 13
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 2.3 Cách tiến hành: - Dùng cồn sát trùng nhẹ nhàng vùng dái tai, sau đó chờ 1-2 phút cho cồn bay hơi. - Dùng kim chích chọc dứt khoát vào vùng giữa dái tai để tạo ra vết thương dài 2mm sâu 2mm. Khởi động đồng hồ bấm giây để tính thời gian. - Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm giọt máu chảy ra từ vết chích, tránh thấm sát da, mỗi lần thấm ở một vị trí khác nhau, tiếp tục như vậy cho đến khi máu ngừng chảy. Bấm đồng hồ dừng lại, đếm số giọt máu trên giấy thấm rồi chia đôi. Kết quả phép chia chính là thời gian máu chảy tính bằng phút. 2.4 Đánh giá kết quả: - Thời gian máu chảy bình thường là 2-3 phút, trên 6 phút là kéo dài. - Khi tạo vết chích, sau 2 phút không thấy máu chảy thì tiến hành lại ở tai đối diện. Nếu cả 2 tai đều không chảy máu sau 2 phút thì kết luận thời gian máu chảy bình thường. 2.5 Nguyên nhân sai lầm - Kích thước vết chích không đạt tiêu chuẩn: quá nông hoặc quá sâu. - Động tác thấm máu từ vết chích quá mạnh làm bong nút tiểu cầu mới hình thành. - Có bất thường mạch máu vùng dái tai. II. ĐỊNH THỜI GIAN MÁU ĐÔNG: 1. Đại cương: - Thời gian máu đông là thời gian từ khi thành mạch bị tổn thương, máu chảy ra khỏi thành mạch đến khi máu đông lại thành cục. - Đây là xét nghiệm thường hay được sử dụng trước khi làm phẫu thuật hoặc để góp phần chẩn đoán các bệnh lý rối loạn đông- cầm máu. Để định thời gian máu chảy, phương pháp Milian thường được sử dụng do dễ thực hiện. 2. Phương pháp Milian: 2.1 Nguyên lý xét nghiệm: - Đo thời gian từ lúc tạo ra vết thương mạch máu ở đầu ngón tay III hoặc IV bằng kim chích (Blood lancet) để lấy máu cho lên lam kính, cho đến khi máu đông lại. 2.2 Phương tiện, hóa chất: - Kim chích (Blood lancet). - Đồng hồ bấm giây. - Lam kính, hộp Petri. 14
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 - Dung dịch sát trùng (Ete, cồn 700). - Bông thấm. 2.3 Cách tiến hành: - Dùng cồn sát trùng nhẹ nhàng vùng đầu ngón tay III và IV (tay không thuận), sau đó chờ 1-2 phút cho cồn bay hơi. - Lấy máu mao mạch: chích máu đầu ngón tay, bỏ giọt đầu, lấy từ giọt thứ 2. - Nhỏ vào 2 lam kính, mỗi lam một giọt máu to, đường kính 0.7- 1cm. - Đậy nắp hộp Petri lên lam kính thứ 2( tránh bốc hơi nước do tiếp xúc với không khí và nhiệt độ bên ngoài). Lam kính thứ nhất để bên ngoài. Bấm dồng hồ. - Sau 2 phút tính từ thời điểm chích máu, ta bắt đầu nghiêng phiến kính bên ngoài để quan sát sự đông máu. Sau đó cứ 30 giây nghiêng phiến kính này một lần. Quan sát khi nào thấy giọt máu không thay đổi hình dạng là giọt máu đã đông. Sau đó chuyển sang quan sát và xác định thời gian đông máu theo lam kính còn lại. * Xem sang lam kính 2 với cách trên, cũng cứ 30 giây một lần. * Khi giọt 2( lam 2) đông chắc: bấm đồng hồ dừng lại, ghi kết quả thời gian máu đông. 2.4 Đánh giá kết quả: - Bình thường thời gian máu đông theo phương pháp này là: 8-10 phút. - Thời gian máu đông kéo dài khi trên 15 phút. 2.5 Nguyên nhân sai lầm: - Phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên kết quả có thể thay đổi. 15
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU THƯỜNG (PHỔ THÔNG) Mục tiêu học tập 1. Trình bày và giải thích được quy trình xác định công thức bạch cầu. 2. Sử dụng được kính hiển vi để nhận dạng và xác định công thức bạch cầu. 3. Xác định được công thức bạch cầu của bản thân. Nội dung 1.Đại cương Định công thức bạch cầu thường(công thức bạch cầu phổ thông) là xác định tỷ lệ phần trăm giữa các loại bạch cầu máu. Sự thay đổi công thức bạch cầu( tỉ lệ %) của từng loại bạch cầu giúp định hướng và chuẩn đoán một số bệnh. Vì vậy định công thức bạch cầu thường là một trong những xét nghiệm cơ bản trong lâm sang. Trong 1 lít máu ngoại vi có 7,0 x 109 bạch cầu (đối với nam) 6,2 x 109 bạch cầu (đối với nữ), nhìn chung vào khoảng 5,0 x 109 đến 9,0 x 109 bạch cầu (đối với người trưởng thành). Trẻ sơ sinh có số lượng bạch cầu rất cao:20,0 x 109 bạch cầu/1 lít máu ngoại vi. Lúc một tuổi còn 10,0 x 109 bạch cầu/1 lít máu. Từ 12 tuổi trở đi số lượng bạch cầu trở về ổn định bằng người trưởng thành. Người ta có thể phân loại bạch cầu thành bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân) và bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân). Bạch cầu đa nhân được chia làm 3 loại: trung tính,ưa acid và base. Bạch cầu đơn nhân được chia làm 2 loại:monocyt và lymphocyte. 2.Nguyên tắc - Dàn mỏng máu trên phiến kính, nhuộm Giemsa và soi dưới kings hiển vi. Dựa vào hình dạng và kích thước của bạch cầu, hình dạng của nhân, cách bắt màu phẩm nhộm của nhân và bào tương để nhận dạng các loại bạch cầu. - Tiến hành đếm 100 bạch cầu rồi định tỉ lệ các loại bạch cầu trên (tỉ lệ các loại bạch cầu trong tổng số bạch cầu đến được). 3.Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất - Kính hiển vi: thị kính 10, vật kính 10,40 và 100. - Lam kính khô và sạch, có cạnh trơn láng. 16
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 - Kim chích máu vô khuẩn; Bông thấm nước vô khuẩn, cồn 700 . - Hộp Petri; dầu Cèdre, dung dịch xylem đẻ lau vật kính. - Pipet nhỏ giọt; Đũa thủy tinh. - Gía nhuộm, giá cắm,các dụng cụ nhuộm; Thuốc nhuộm giemsa mẹ. - Nước cất trung tính - Cồn tuyệt đối 900 . 4.Kỹ thuật 4.1.Làm tiêu bản kính phết - Chọn 3 phiến kính sạch,cạnh trơn láng,không có dầu mỡ. - Sát khuẩn ngón tay chích máu (vùng đầu ngón tay III hoặc IV, tay không thuận) bằng cồn 700 chờ khô. Dùng kim vô khuẩn chích vào vị trí sát khuẩn, sâu vừa phải khoảng 1 mm. Bỏ giọt máu đầu bằng cách dùng bông khô lau sạch. Vuốt ngón tay nhẹ ngàng từ trên xuống. - Dùng 1 lam lính sạch cầm vào 2 cạnh mép lam áp nhẹ lên giọt máu để được 1 giọt có đường kính 3 mm ở 1 /4 lam kính. - Dùng góc của 1 lam kính sạch khác đặt vào trung tâm của giọt máu đánh theo đường xoắn ốc từ trong ra ngoài khoảng 5-6 vòng để được giọt máu có đường kính 0,9 – 1,0 cm. - Lấy tiếp 1 lam kính sạch làm lam kéo: áp nhẹ lên giọt máu 1 góc góc 30 – 450 và lùi lam kéo về phía sau một chút sao cho máu dàn đều trên cạnh của lam kéo, sao đó đẩy nhanh lam kéo về phía trước (phía 3 /4 còn lại của lam kính thứ nhất), sao cho máu dàn đều, mỏng, không gợn song và có đuôi. Để khô tự nhiên. - Cố định tiêu bản: tay trái cầm tiêu bản nghiêng 300 tay phải cầm pipet nhỏ 3-4 giọt cồn tuyệt đối lên phần đầu của tiêu bản máu. Dùng pipet gạt ngang cho cồn tràn phủ khắp diện tích máu, vừa gạt vừa nghiêng tiêu bản cho cồn chảy hết về đuôi của tiêu bản máu.Cắm tiêu bản lên giá cho khô. 4.2.Nhuộm giemsa - Dùng dung dịch Giemsa để nhuộm thao tỷ lệ pha loãng:Giêm sa mẹ/nước cất trung tính = 1/6 hoặc 1/7 - Nhỏ dung dịch Giemsa lên tiêu bản đã cố định, để 15- 20 phút. 17
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 - Rửa tiêu bản dưới vòi nước chảy nhẹ,không đổ thuốc nhuộm trước, không để nước xối trực tiếp vào giọt máu, để tiêu bản khô tự nhiên. 5.Nhận dạng và định tỷ lệ bạch cầu 5.1.Nhận dạng bạch cầu - Đặt tiêu bản lên kính hiển vi,sử dụng vật kính 10 để quan sát vùng đuôi tiêu bản, khi thấy được hình ảnh bạch cầu thì chuyển qua vật kính 40 và điều chỉnh để thấy rõ hơn. - Sau đó, nhỏ một giọt dầu Cèdre lên tiêu bản và xoay vật kính 100 cho chạm vào giọt dầu và điều chỉnh nút vi cấp để thấy rõ các loại bạch cầu trên tiêu bản. - Căn cứ vào hình dạng, kích thước của bạch cầu, hình dạng của nhân, cách bắt màu phẩm nhuộm của nhân và các hạt trog bào tương để nhận dạng các loại bạch cầu. BC đa nhân trung tính: Nhân chưa chia múi đoạn) hoặc chia thành nhiều múi (đoạn), thường chia từ 2-5 múi, chủ yếu 3 múi. Bạch cầu càng già càng nhiều múi. Bào tương có nhiều hạt đặc hiệu nhỏ, đều bắt màu hồng. Bc ưa acid: Nhân thường chia 2 múi (đoạn) nối nhau như mắt kính. Bào tương có hạt đặc hiệu to, tròn đều nhau bắt màu da cam. BC ưa bazơ: Nhân chia nhiều muí dính với nhau như hình hoa thị.Bào tương có hạt đặc hiệu,to nhỏ không đều, có thể nằm đè lên nhân, bắt màu xanh đen.Trên thực hành hiếm gặp ở người bình thường. BC lympho: Nhân to, tròn, bắt màu kiềm sẫm chiếm gần hết tế bào.Bào tương chỉ còn là một dãy màu xanh lơ bao quanh nhân,không có hạt. BC mono: là những bạch cầu có kích thước rất lớn.Nhân to hình hạt đậu,nằm lệch về một phía, bắt màu acid yếu (tím đỏ). Bào tương rộng,bắt màu base yếu (xanh xám). 18
- Giáo Trình TT.Sinh lý 1 5.2.Tỉ lệ bạch cầu bình thường a.Cách đếm để định tỷ lệ bạch cầu thường - Đếm ổ đuôi tiêu bản - Đếm theo hình zic-zắc - Đếm đủ 100 bạch cầu - Sử dụng 100 ô vuông, khi thấy bạch cầu nào thì ghi tên bạch cầu đó vào 1 ô vuông. Khi nào đủ 100 ô vuông thì ta đếm để tính ra công thức bạch cầu. b. Công thức bạch cầu bình thường BC đa nhân trung tính: 60-66 % BC lympho: 20-25% BC ưa acid: 2 - 11% BC ưa base: 0,5-1% BC mono: 2- 3% 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình miễn dịch học ứng dụng part 1
19 p | 493 | 143
-
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC
37 p | 905 | 134
-
Giáo trình Sinh lý học - Tập 1
363 p | 174 | 40
-
Giáo trình Quản lý và tồn trữ thuốc - Nghề: Dược (Trình độ Trung cấp nghề/Cao đẳng nghề)
52 p | 172 | 14
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
140 p | 49 | 8
-
Giáo trình Thực hành Sinh lý & Sinh lý bệnh: Phần 2 - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
29 p | 20 | 5
-
Giáo trình môn học Y tế cộng đồng - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
57 p | 7 | 3
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và bán hàng dược phẩm (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng VHVL) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
102 p | 4 | 3
-
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm thứ 3 ngành bác sỹ đa khoa trong quá trình thực tập lâm sàng
10 p | 71 | 3
-
Giáo trình Thực tập Sinh lý 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2015)
50 p | 9 | 2
-
Giáo trình Thực tập Sinh lý - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2018)
46 p | 12 | 2
-
Giáo trình Thực tập Sinh lý 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
67 p | 6 | 2
-
Giáo trình Hóa dược (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng chương trình 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
252 p | 5 | 1
-
Giáo trình Quản lý và kinh tế dược (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
122 p | 7 | 1
-
Giáo trình Xác suất thống kê (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
87 p | 7 | 1
-
Giáo trình Quản lý dược (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
87 p | 5 | 1
-
Giáo trình Thực tập cộng đồng (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
56 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn