intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thuế gồm các nội dung chính như: Tổng quan về thuế; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp ; Thuế thu nhập cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH THUẾ NGHỀ : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ- TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Tên tác giả: Th.s Trần Võ Thị Diễm Trang Năm 2018
  2. LỜI GIỚI THIỆU Cũng như tất cả các nước, Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam. Thông qua chính sách thuế, Nhà nước khuyến khích đầu tư, sản xuất và tiêu dùng đối với những mặt hàng, ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi. Chính sách thuế ảnh hưởng sâu sắc đến các quyết định đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng của tầng lớp dân cư. Tài liệu bài giảng Nghiệp vụ thuế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thuế cũng như đáp ứng nhu cầu về giảng dạy, học tập, nghiên cứu của học viên thuộc khối ngành kinh tế. tài liệu này được biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu khác về thuế, kinh tế..cũng như Luật thuế, Nghị định, Thông tư mới nhất vừa được ban hành Bố cục tài liệu gồm 5 chương và phần bài tập thực hành:  Chương 1: Tổng quan về thuế  Chương 2: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu  Chương 3: Thuế tiêu thụ đặc biệt  Chương 4: Thuế giá trị gia tăng  Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp  Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân Tác giả đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp để quyển tài liệu này được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn An Giang, ngày 20 tháng 01 năm 2018 Tham gia biên soạn Th.S.TRẦN VÕ THỊ DIỄM TRANG
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. LỜI GIỚI THIỆU ..............................................................................1 2. MỤC LỤC ..........................................................................................2 3. GIỚI THIỆU MÔN HỌC………………………………………. 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ...............................................5 I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế ..............................................5 II. Phân loại thuế ................................................................................. 6 III.Các yếu tố cấu thành một sắc thuế......................................................7 IV. Miễn thuế, giảm thuế .........................................................................8 V. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế ............................ 8 VI. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế .................................. 9 VII. Thủ tục thu nộp thuế ...................................................................... 9 VIII. Xử lý vi phạm .................................................................................9 CHƢƠNG 2: THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU ........... 10 I. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò .................................................................. 10 II. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế và đối tượng nộp thuế ......... 11 III. Căn cứ tính thuế ......................................................................... 12 IV. Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế ............................ 15 V.Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế và thời hạn xét hoàn thuế .. 17 Bài tập thực hành .......................................................................................... 19 CHƢƠNG III: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ................................ 23 I. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò .................................................................. 23 II. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế và đối tượng nộp thuế ......... 23 III. Căn cứ tính thuế .............................................................................. 26 IV Giảm thuế, miễn thuế....................................................................... 33 V. Hoàn thuế ......................................................................................... 33 VI. Đăng ký thuế ................................................................................... 34
  4. VII. Kê khai thuế .................................................................................. 35 VIII. Thời hạn nộp thuế ....................................................................... 35 IX. Quyết toán thuế............................................................................... 36 X. Khi nào cơ quan thuế có quyền ấn định thuế .................................. 36 Bài tập thực hành .................................................................................. 37 CHƢƠNG IV: THUẾ GIÁ TRỊ GIATĂNG ................................... 42 I. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò.......................................................... 42 II. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế và đối tượng nộp thuế .......... 43 III.Căn cứ tính thuế ........................................................................................... 46 IV. Phương pháp tính thuế gtgt ....................................................................... 51 V. Hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ ........................................ 56 VI. Đăng ký , kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế .......................................... 57 VII.Chế độ hoàn thuế gtgt................................................................................ 59 Bài tập thực hành ..............................................................................................63 CHƢƠNG V: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.................... 67 I. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò ........................................................ 67 II. Đối tượng nộp thuế, không thuôc diện nộp thuế ............................. 68 III. Phương pháp và căn cứ tính thuế.................................................... 68 Bài tập thực hành .................................................................................. 79 CHƢƠNG VI: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ............................... 86 I. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò ........................................................ 86 II. Đối tượng nộp thuế .......................................................................... 87 III. Thu nhập chịu thuế ......................................................................... 87 IV. Kỳ tính thuế .................................................................................... 89 V. Căn cứ tính thuế .............................................................................. 90 Bài tập thực hành .................................................................................. 94 4. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. 6. PHỤ LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: NGHIỆP VỤ THUẾ Mã môn học: MH 25 I. Vị trí, tính chất của môn học: 1. Vị trí: Môn học Thuế thuộc nhóm các môn học chuyên môn được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học cơ sở. Môn học có vị trí quan trọng trong khoa học kinh tế quản lý nói chung và khoa học kế toán nói riêng. 2. Tính chất: Môn học Thuế có tính chất hỗ trợ cho các môn học nghiệp vụ của nghề và vận dụng vào công tác thực tiễn của doanh nghiệp. II. Mục tiêu môn học: - Kiến thức : o Trình bày được nội dung cơ bản của từng sắc thuế đang áp dụng tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay o Phân biệt được từng sắc thuế đang áp dụng tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. - Kỹ năng: o Tính toán được số tiền phải nộp ngân sách nhà nước của từng sắc thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghịêp theo chế độ hiện hành. o Vận dụng những nội dung chủ yếu của thuế và kết hợp với phương pháp tính thuế hợp lý cho từng trường hợp cụ thể và cho từng doanh nghiệp. - Thái độ: o Thực hiện đúng những quy định và phương pháp tính của từng sắc thuế vào trong thực tế công tác chuyên môn.
  6. CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ THUẾ Mục tiêu: - Nhận biết tính tất yếu khách quan của sự ra đời và phát triển cũng như vai trò của thuế đối với nền kinh tế, từ đó thấy được tầm quan trọng của nó đối với mọi hoạt động của nền kinh tế. - Trình bày các yếu tố cấu thành nên một sắc thuế - Phân biệt các sắc thuế trong nền kinh tế hiện nay I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ: 1. Khái niệm Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội. 2. Đặc điểm - Thuế là một khoản động viên bắt buộc gắn với quyền lực của nhà nước - Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp - Thuế chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong những thời kỳ nhất định. - Thuế được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia bằng quyền lực pháp lý của Nhà nước đối với con người và tài sản. 3. Vai trò Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vai trò của thiế trong nền kinh tế thị trường nước ta được thể hiện trên các mặt sau đây: - Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. - Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối
  7. - Thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. II. PHÂN LOẠI THUẾ: Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. 1. Căn cứ vào phƣơng thức đánh thuế - Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực thu có đặc điểm là người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế . Thuế trực thu bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… - Thuế gián thu: là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Người tiêu dùng hoặc người được cung cấp hàng hóa dịch vụ là người chịu thuế này. Thuế gián thu bao gồm: thuế GTGT , thuế tiêu thụ đặc biệt,….. 2. Căn cứ vào cơ sở đánh thuế - Thuế tiêu dùng: là loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập được mang đi tiêu dùng trong hiện tại. Trong thực tế, loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng: thuế gtgt , thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế thu nhập: là loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập thực tế kiếm được của các thể nhân hoặc các pháp nhân. Thu nhập thực tế kiếm được hình thành từ nhiều nguồn: tiền lương, tiền công…. Thu nhập được thể hiện dưới nhiều dạng, do đó thuế thu nhập cũng có nhiều dạng: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. - Thuế tài sản: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản lưu giữ hay chuyển dịch. Tài sản có nhiều hình thức biểu hiện như: tài sản tài chính gồm có tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán,…., tài sản cố định gồm nhà cửa, đất đai, máy móc…, tài sản vô hình như nhãn hiệu, kỹ thuật… 3. Căn cứ theo mối tƣơng quan với thu nhập a) Thuế lũy tiến: Là loại thuế có tỷ lệ thu thuế càng cao khi cơ sở tính thuế càng tăng. Phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng thuế lũy tiến trong thuế thu nhập cá
  8. nhân để đảm bảo tính công bằng trong thực thi nghĩa vụ của mọi công dân đối với Nhà nước. b) Thuế tỷ lệ: loại thuế mà thuế suất không thay đổi khi cơ sở tính thuế thay đổi c) Thuế lũy thoái: loại thuế có tỷ lệ thu thuế giảm dần khi cơ sở tính thuế tăng dần III. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ Hệ thống thuế của bất kỳ quốc gia nào cũng gồm nhiều loại thuế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, nhằm những mục tiêu khác nhau và có phương pháp tính riêng biệt. Tuy nhiên, những yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế được thống nhất như sau: 1. Tên gọi Tên gọi của mỗi sắc thuế nói lên cơ sở tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đó như thuế giá trị gia tăng có cơ sở tính thuế là giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế; thuế thu nhập doanh nghiệp có cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. 2. Đối tƣợng nộp thuế Luật thuế chỉ rõ tồ chức, cá nhân phải thực hiện khai báo, hoặc không phải thực hiện khai báo, nộp thuế theo quy định của sắc thuế đó. Tức là khoản thuế đó do chủ thể nào phải nộp thì chủ thể đó chính là đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế là thể nhân hoặc pháp nhân theo quy định của pháp luật. 3. Đối tƣợng chịu thuế Đối tượng làm căn cứ để đánh thuế chính là đối tượng chịu thuế. Căn cứ tính thuế có thể là thu nhập, hàng hóa hay tài sản, do đó đối tượng chịu thuế cũng có thể là thu nhập, hàng hóa hoặc tài sản. Ví dụ: đối với thuế giá trị gia tăng thì đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở VN; đối tượng chịu thuế nhập khẩu là các mặt hàng được phép nhập khẩu qua biên giới quốc gia. 4. Thuế suất Thuế suất có hai loại cơ bản: thuế suất tuyệt đối và thuế suất tỷ lệ (tương đối)
  9. a) Thuế suất tuyệt đối: Là mức thuế tính bằng số tuyệt đối cho đối tượng tính thuế. Ví dụ: thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính là số kg thóc/ ha theo từng hạng đất. b) Thuế suất tỷ lệ ( tương đối): Là mức thuế được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) quy định cho mỗi đối tượng tính thuế. - Thuế suất tỷ lệ cố định: là thuế được quy định theo một tỷ lệ nhất định như nhau trên cơ sở tính thuế. Ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp ở VN được quy định bằng tỷ lệ ổn định 25% trên thu nhập chịu thuế. - Thuế suất tỷ lệ lũy tiến: là mức thuế phải nộp tăng dấn theo mức độ tăng của cơ sở tính thuế. Thông thường có 2 loại biểu thuế suất lũy tiến là biểu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế lũy tiến toàn phần IV. MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế. Thực chất đó là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp cho nhà nước, song vì những lý do kinh tế, xã hội mà Nhà nước quy định không phải nộp toàn bộ (miễn thuế) hoặc chỉ nộp một phần (giảm thuế) số tiền thuế đó. Việc quy định miễn giảm thuế là nhằm mục đích: - Tạo điều kiện giúp đỡ người nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn do nguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của mình. - Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế- xã hội nhằm khuyến khích hoạt động của người nộp thuế. V. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ - Thực hiện việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế - Thực hiện chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn. - Thực hiện việc khai báo, cung cấp số liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế. - Thực hiện kê khai, nộp thuế, nộp phạt đúng hạn, đầy đủ.
  10. VI. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN THUẾ - Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở kinh doanh thực hiện tốt chính sách thuế. - Quản lý kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh. - Lập sổ thuế, duyệt sổ thuế và ra thông báo nộp thuế.. - Lập biên bản và xử phạt theo thẩm quyền đối với các vi phạm về thuế, xem xét và giải quyết các khiếu nại tố cáo về thuế. VII. THỦ TỤC THU NỘP THUẾ Bao gồm những quy định về thủ tục kê khai, về địa điểm, thời gian và trình tự nộp thuế. Thủ tục thu nộp thuế là căn cứ pháp lý để thực hiện đúng đắn việc nộp thuế đúng, đủ kịp thời và là cơ sở pháp lý để xử lý đối với trường hợp nộp chậm, dây dưa tiền thuế. VIII. XỬ LÝ VI PHẠM Để đảm bảo cho luật thuế được thực thu một cách nghiêm minh, trong mỗi sắc thuế đều có quy định xử lý vi phạm về thuế, bao gồm việc xác định các hành vi vi phạm, mức xử lý và thẩm quyền xử lý của từng cấp đối với từng vi phạm.
  11. CHƢƠNG II THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Mục tiêu - Nêu khái niệm thuế xuất nhập khẩu là gì. Mục đích ý nghĩa của việc ban hành thuế xuất nhập khẩu?. - Giải thích được tại sao thuế xuất nhập khẩu là thuế gián thu?. - Trình bày đối tượng nào chịu thuế và không chịu thuế xuất nhập khẩu. - Hiểu quy trình kê khai nộp thuế xuất nhập khẩu. - Xác định cách lập các chỉ tiêu trên tờ khai thuế xuất nhập khẩu. - Xác định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu. - Hiểu phương pháp xác định thuế xuất nhập khẩu phải nộp? I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ 1. Khái niệm Thuế XK, NK là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép XK, NK qua biên giới VN kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. 2. Đặc điểm: - Là yếu tố cấu thành trong giá cả của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Là công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra tính thuế đối với hàng hóa XK, NK. - Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế, sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa xuất khẩu, NK của các quốc gia 3. Vai trò: - Huy động nguồn lực tài chính cho NSNN - Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu: thông qua thuế XNK Nhà nước kiểm soát được số lượng hàng hàng hóa XNK ra vào thị trường trong nước, từ đó kết hợp được với các chính sách ngoại thương thích hợp để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tăng
  12. cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước, nâng cao hiệu quả hoạt động XNK. - Góp phần điều tiết lượng hàng hóa XNK và hướng dẫn tiêu dùng trong nước - Được ví như chiếc cầu nối quan trọng để mở rộng hoạt động ngoại thương. II. ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƢỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ VÀ ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Theo Luật số: 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 1. Đối tƣợng chịu thuế: - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. - Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:  Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;  Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;  Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;  Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu. 2. Đối tƣợng không chịu thuế XK, NK: - Hàng hóa chuyển khẩu quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan. - Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại - Hàng hóa từ khu phi thuế quan XK ra nước ngoài; hàng hóa từ nước ngoài NK vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
  13. - Hàng hóa là phần dầu khí thuộc tài nguyên của Nhà Nước khi xuất khẩu. 3. Đối tƣợng nộp thuế XK, NK: - Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. - Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:  Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;  Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;  Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;  Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;  Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;  Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật. - Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật. - Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. III. PHƢƠNG PHÁP TÍNH THUẾ
  14. Thuế XK, Số lượng hàng Giá tính thuế Thuế suất NK phải = hóa thực tế * XK, NK từng * thuế XK, nộp XK, NK đơn vị hàng NK 1. Số lƣợng từng mặt hàng XK, NK: căn cứ vào tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Là số lượng chủng loại từng mặt hàng, nhóm hàng ghi trong tờ khai hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu có sự kiểm hoá của cơ quan hải quan. Số lượng ghi trên tờ khai của chủ hàng thường căn cứ vào hợp đồng ngoại thương giữa hai bên. - Trong thực tế khi thực hiện, số lượng có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với hợp đồng ngoại thương giữa hai bên. Vì vậy số lượng phải căn cứ vào kết quả kiểm hoá hàng xuất, nhập khẩu để so sánh với hợp đồng ngoại thương 2. Giá tính thuế a. Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu - Là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng không bao gồm chi phí vận tải (F) và bảo hiểm (I) được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất. - Giá FOB b. Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu - Là giá mua tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng bao gồm chi phí (F) và (I) được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. - Giá CIF CIF = FOB + (I+F) c. Tỷ giá tính thuế - Là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên báo Nhân Dân , đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân Dân, không đưa tin trên trang
  15. điện tử, không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế củ ngày liền kề trước đó. - Đối với đồng ngoại tệ chưa được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa đồng đôla Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá đồng đôla Mỹ với các ngoại tệ do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. 3. Thuế suất a) Thuế suất thông thƣờng: Là thuế suất được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước không có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng quy định trong Biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu. b) Thuế suất ƣu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các hiệp định thương mại đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, trong đó có điều khoản ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho từng mặt hàng với số lượng cụ thể và theo đúng mặt hàng cùng số lượng đã ghi trong hiệp định. - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hoá sản xuất tại Việt Nam (Nếu là hàng xuất khẩu) hoặc sản xuất tại quốc gia có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ thương mại đối với Việt Nam (Nếu đó là hàng nhập khẩu). c) Thuế suất ƣu đãi đặc biệt: là thuế suất được áp dụng cho những hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, lên minh quan thuế hoặc tạo cho giao lưu thương mại biên giới và trong các trường hợp đặc biệt khác.
  16. Bộ Thương mại Việt Nam khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu, có ghi rõ số lượng mặt hàng nào được áp dụng thuế suất ưu đãi và giấy phép chuyển hàng. Hải quan căn cứ vào giấy phép đã có xác nhận của Bộ Thương mại để thu thuế xuất nhập khẩu theo thuế suất ưu đãi Ví dụ: 1. Công ty X xuất khẩu một lô hàng gồm 1.000 sản phẩm, giá bán theo điều kiện FOB quy ra đồng Việt Nam là 200.000 đ/sp, thuế suất thuế xuất khẩu 2%. Xác định thuế xuất khẩu phải nộp? 2. Công ty Y nhập khẩu một lô hàng gồm 2.000 kg nguyên liệu A, giá mua theo điều kiện CIF quy ra đồng Việt Nam là 100.000 đ/kg, thuế suất thuế nhập khẩu 10%. Xác định thuế nhập khẩu phải nộp? IV. MIỄN THUẾ, XÉT MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ XNK 1. Miễn thuế Để khuyến khích một số hoạt động theo định hướng của Nhà nước và đảm bảo sự phù hợp với các thông lệ thương mại quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, Luật thuế XNK quy định các trường hợp hàng hóa XNK được miễn thuế XNK như sau: - Hàng viện trợ không hòan lại. - Hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm. - Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài. - Hàng hóa XK, NK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế. - Hàng hóa XK, NK trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh.
  17. - Hàng hóa NK để tạo TSCĐ của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại danh mục A hoặc B Phụ Lục I hoặc Phụ Lục II – nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luậtđầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA. - Hàng hóa NK để gia công cho phía nước ngoài rồi xuất trả theo hợp đồng đã ký. - Giống cây trồng, vật nuôi được phép NK để thực hiện dự án đầu tư, mở rộng quy mô dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp - Miễn thuế đối với hàng hóa NK để phục vụ hoạt động dầu khí. 2. Xét miễn thuế - Hàng hóa NK là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng; cho nghiên cứu khoa học; cho giáo dục đào tạo. - Hàng là quà biếu, quà tặng. - Hàng NK để bán tại các cửa hàng miễn thuế 3. Xét giảm thuế Hàng hóa XK, NK đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám dịnh chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. 4. Hoàn thuế - Các trường hợp hoàn thuế: a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu; c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
  18. đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan. Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ. - Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. - Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. V. THỜI ĐIỂM TÍNH THUẾ, THỜI HẠN NỘP THUẾ VÀ THỜI HẠN XÉT HOÀN THUẾ 1. Thời điểm tính thuế - Là thời điểm người nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan - Được tính theo thuế suất, giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế. 2. Thời hạn nộp thuế - Thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 30 ngày kể từ ngày người nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan - Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, thời hạn nộp thuế là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày người nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan. - Đối với hàng hóa nhập khẩu khác ngoài các trường hợp trên thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày người nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
  19. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trường hợp có bảo lãnh về tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày người nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan. Hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế xong thì tồ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) thay cho người nộp thuế. Thời hạn chậm nộp thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh. 3. Thời hạn xét hoàn thuế - Đối với hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau: thời hạn cơ quan hải quan phải ban hành quyết định hoàn thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế biết về việc chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế cho người nộp thuế là trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế. - Đối với hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau: thời hạn cơ quan hải quan phải ban hành quyết định hoàn thuế là trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.
  20. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu của một công ty kinh doanh Xuất nhập khẩu có tài liệu sau: - Trực tiếp xuất khẩu lô hàng hóa A gồm 5.000 sản phẩm, theo hợp đồng giá FOB là 3USD/sp, tỷ giá tính thuế là 21.000 đ/USD. - Nhận nhập khẩu ủy thác lô hàng hóa B với tổng trị giá theo giá CIF là 3.000 USD, tỷ giá tính thuế là 21.500 đ/USD. - Nhận nhập khẩu 2.000 sp C, giá hợp đồng theo giá FOB là 8 USD/sp, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 0.5 USD/sp, tỷ giá tính thuế là 21.000 đ/USD. - Trực tiếp xuất khẩu 8.000 sản phẩm D, theo điều kiện CIF là 5 USD/sp, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 5.000đ/sp, tỷ giá tính thuế là 22.500 đ/USD. - Nhận nhập khẩu nguyên liệu E để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công đã ký, trị giá lô hàng theo điều kiện CIF quy ra đồng VN là 25.000.000 Biết rằng: - Thuế suất thuế xuất khẩu hàng A: 2%; hàng D là 1% - Thuế suất thuế nhập khẩu hàng B,C: 2%; hàng E là 20%. Bài 2: Doanh nghiệp X xuất khẩu lô hàng gồm: - 100 tấn gạo theo giá CIF 200 USD/tấn - 200 tấn cafe theo giá CIF 400 USD/tấn - 20.000 sản phẩm A theo giá CIF 50USD/sp Yêu cầu: Xác định thuế xuất khẩu phải nộp của doanh nghiệp X. Biết: - Tỷ giá tính thuế 1USD = 22.000 VND - Giá CIF đã bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế là: 30 USD/tấn gạo; 50USD/tấn cafe; 8USD/spA - Thuế suất thuế xuất khẩu: gạo: 5%; cafe:3%; sản phẩm A: 7%. Bài 3: Doanh nghiệp Y xuất khẩu lô hàng gồm: - 10.000 sản phẩm A theo giá CIF 5 USD/sp - 20.000 sản phẩm B theo giá CIF 4 USD/sp - 50.000 sản phẩm C theo giá CIF 2USD/sp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2