intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thuế nhà nước: Phần 2

Chia sẻ: Trần Văn Tân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

117
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1 cuốn giáo trình Thuế nhà nước phần 2 với 3 chương cuối trình bày về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, các sắc thuế khác, khai báo và nộp thuế, quản lý nhà nước về thuế tài nguyên. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thuế nhà nước: Phần 2

  1. 28 CHƯƠNG V: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP I. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 1 Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu đánh thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế 2 Đặc điểm - Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người” chịu thuế - Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư - Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như lợi tức cổ phần, lãi tiền gởi ngân hàng, lợi nhuận do góp phần liên doanh, liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập chịu thuế và qui định thuế suất - Tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân ge II. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế 1. Đối tượng nộp thuế, đối tượng không phải nộp thuế 1.1. Đối tượng nộp thuế le 1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: ol a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh C nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã. d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. PD đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. 2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam. C b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó. c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú. d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. 3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm: a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam. b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp. c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  2. 29 d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài. đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. 1.2. Đối tượng không phải nộp thuế Các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Hộ gia đình, cá nhân, nông dân sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao. 2. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế 2.1. Đối tượng chịu thuế 1) Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài. ge 2) Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá le nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh ol doanh ở ngoài Việt Nam. 2.2. Đối tượng không chịu thuế C Thu nhập được miễn thuế bao gồm: 1) Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã. PD 2) Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp. 3) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam. C 4) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. 5) Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. 6) Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. 7) Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. III. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế 1. Căn cứ tính thuế 1.1. Thu nhập tính thuế 1) Thu nhập tính thuế trong kỳ được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  3. 30 2) Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ (-) các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, cộng (+) thu nhập khác nhận được từ các nguồn, kể cả thu nhập thu được ở nước ngoài. 3) Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì phải xác định riêng thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản để kê khai nộp thuế riêng. A. Doanh thu Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ. B. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1) Doanh nghiệp được trừ tất cả các khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 2) Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch ge bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính. c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác. le d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định. ol đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng. e) Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do C doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho. g) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại PD thời điểm vay. h) Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật. i) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật. k) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh C nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. l) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu. m) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp. n) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ, đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này, đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra. o) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  4. 31 3) Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí bằng ngoại tệ. 1.2. Thuế suất 1) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. 2) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. 2. Phương pháp tính thuế Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất, trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định. IV.Đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Kê khai 1 ) Cơ sở ki nh d o a nh có t r ác h nh iệ m k ê kha i d o a nh t hu , chi p hí , thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu tờ khai của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan ge Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 của tháng 01 hàng năm hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng kết thúc năm tài chính đối với cơ sở kinh doanh có năm tài chính khác năm dương lịch. Trường hợp cơ quan Thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh le chưa phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan Thuế căn cứ vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu năm trước liền kề của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế ol của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế tạm nộp cả năm, từng quý và thông báo cho cơ sở kinh doanh thực hiện. C Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập thì cơ sở kinh doanh tự xác định doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, số thuế phải nộp từng quý và chủ động kê khai với cơ quan thuế trong thời hạn chậm nhất không quá ngày 25 của tháng sau, kể từ tháng được cấp Giấy chứng nhận đăng PD ký kinh doanh. 2) Đối với cơ sở kinh doanh mà kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm có sự thay đổi lớn dẫn đến có thể tăng hoặc giảm trên 20% số thuế tạm nộp đã kê khai với cơ quan thuế thì cơ sở kinh doanh phải làm đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và số thuế C tạm nộp của hai quý cuối năm gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất không quá ngày 30 tháng 07 hàng năm. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý gồm có: - Công văn đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm trong đó nêu rõ lý do xin điều chỉnh, số thuế đã tạm nộp 6 tháng đầu năm và số thuế còn phải nộp 6 tháng cuối năm. - Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu quy định của pháp luật về kế toán. Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị của cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế trực tiếp quản lý có thông báo cho cơ sở kinh doanh số thuế tạm nộp cả năm đã điều chỉnh lại và số thuế còn phải nộp trong 2 quý cuối năm hoặc lý do không chấp nhận đề nghị của doanh nghiệp chậm nhất là ngày 25 tháng 08 của năm. 3) Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thực hiện kê khai thuế hàng tháng, hàng quý hoặc năm cùng với kê khai thuế giá trị gia tăng. Căn cứ để kê khai số thuế phải nộp dựa vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu và thuế suất, cụ thể như sau: TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  5. 32 - Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ nhưng đã thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ phải kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo công thức sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng (=) Doanh thu x Tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế trên doanh thu x Thuế suất. - Hộ gia đình và cá nhân kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, thực hiện kê khai thuế theo doanh thu do cơ quan thuế ấn định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. 2 . Nộ p t h u ế Thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp bằng Đồng Việt Nam, cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: 1) Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Việc xác định ngày nộp thuế của cơ sở kinh doanh được thực hiện như sau: - Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế là ngày Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ký nhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách; ge - Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan Kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp Biên lai thuế. 2) Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ phải nộp thuế hàng tháng le theo thông báo của cơ quan Thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo nộp thuế chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. ol 3) Tổ chức, cá nhân ở Việt Nam chi trả thu nhập cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp C vào Ngân sách nhà nước theo thời hạn do Bộ Tài chính quy định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày chuyển trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tổ chức, cá nhân Việt Nam không khấu trừ tiền thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài việc nộp thay PD số tiền thuế, còn bị phạt vi phạm hành chính về thuế theo chế độ hiện hành. 4) Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. 3. Q u y ế t to á n th u ế C Việc quyết toán thuế hàng năm được thực hiện như sau: 1) Khi kết thúc kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế theo mẫu tờ khai quyết toán thuế số 02Đ/TNDN (trừ trường hợp ấn định tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu). -Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế. - Việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo kỳ tính thuế là năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm). Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng kỳ tính thuế là năm tài chính khác với năm dương lịch thì việc quyết toán thuế thực hiện theo năm tài chính. Cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền. 2) Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  6. 33 3) Cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính. Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản thì thời gian nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 4) Cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày phải nộp tờ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế. 5) Đối với cơ sở kinh doanh không nộp tờ khai quyết toán thuế thì phải nộp thuế theo số thuế ấn định của cơ quan thuế. V. Chế độ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Ưu đãi về thuế suất 1) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian ge mười lăm năm. 2) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%. le 3) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm. ol 4) Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20%. 5) Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng C thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. 6) Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên doanh PD nghiệp có doanh thu. 2. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 1) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực C công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo. 2) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo. 3) Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. 3. Các trường hợp giảm thuế khác 1) Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ. 2) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số . TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  7. 34 CHƯƠNG VI: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN I. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 1. Khái niệm Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Thuế TNCN là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội.Thuế TNCN đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt. 2. Đặc điểm - Thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế. - Thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh: một là đối tượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh thuế không phân biệt thu nhập đó có nguồn ge gốc phát sinh trong nước hay ở nước ngoài; hai là đối tượng phải kê khai nộp thuế TNCN là toàn bộ những người có thu nhập, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độ quy định của pháp luật thuế TNCN. le - Thuế TNCN là một loại thuế thu nhập nhưng khác với thuế Thu nhập doanh nghiệp ở chỗ nó có tính tất ol yếu gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia cho dù quốc gia đó có mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng một chính sách thuế có tính trung lập không nhằm nhiều mục tiêu khác nhau. Thể hiện, nó C luôn quy định loại trừ một số khoản thu nhập trước khi tính thuế TNCN như thu nhập mang tính trợ cấp xã hội, khoản chi cần thiết cho cuộc sống cá nhân, gia đình người nộp thuế, khoản chi mang tính nhân đạo xã hội… PD - Thuế TNCN có góc độ kỹ thuật tính thuế khá phức tạp bởi diện đánh thuế rộng, liên quan chặt chẽ với hoành cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp dụng phương pháp luỹ tiến. Có như vậy mới đảm bảo công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế. C II. Đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân 1. Đối tượng nộp thuế 1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. 3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2. 2. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế : 1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm: TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  8. 35 a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội; c) Tiền thù lao dưới các hình thức; d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức; đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền; ge e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo le hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: ol a) Tiền lãi cho vay; b) Lợi tức cổ phần; C c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ. 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; PD b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. 5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; C b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản. 6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm: a) Trúng thưởng xổ số; b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại; c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác. 7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ. 8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. 9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  9. 36 10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. III. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ 1, Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh 1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế. 2. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. 3. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế bao gồm: a) Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động; b) Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài; ge c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh; d) Chi trả lãi tiền vay; đ) Chi phí quản lý; le e) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí; g) Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập. ol 4. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật. C 5. Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo một trong các nguyên tắc sau đây: a) Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; PD b) Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; c) Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân. 6. Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mà không C xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công 1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. 2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. 3. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn 1. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư vốn mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. 2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. 4. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  10. 37 1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. 2. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán. 3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật. 5. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản 1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan, cụ thể như sau: a) Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng; b) Giá mua bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm mua; c) Các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hoá đơn theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất; chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt bằng; chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất; các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản. 2. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất ge động sản thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng bất động sản. 3. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp không xác định được giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi trên le hợp đồng thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định có hiệu lực tại thời điểm chuyển nhượng. ol 4. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật. C 6. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng 1. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng. PD 2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. 7. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền 1. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp C thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng. 2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. 8. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại 1. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại. 2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. 9. Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng 1. Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh. 2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau: a) Đối với thu nhập từ thừa kế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thừa kế; TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  11. 38 b) Đối với thu nhập từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. 10. Giảm trừ gia cảnh 1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây: a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng ( 43,2 triệu đồng/năm). 2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. 3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. ge Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. le 11. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo ol 1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm: C a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. PD 2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận. 12. Thu nhập tính thuế C 1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế, trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ. 2. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các mục trên. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  12. 39 BIỂU THUẾ Biểu thuế luỹ tiến từng phần Bậc Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thuế suất thuế thuế/năm thuế/tháng (%) (triệu đồng) (triệu đồng) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Biểu thuế toàn phần Thu nhập tính thuế Thuế suất ge (%) a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5 b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 c) Thu nhập từ trúng thưởng d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng le 10 10 ol đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại 20 C khoản 1 Điều 13 của Luật này Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán 0,1 e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 25 PD Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2 C TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  13. 40 CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ 1. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh 1. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân với thuế suất 2. Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả. Trường hợp thoả thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh. 3. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau: a) 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá; b) 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ; c) 2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác. 2. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công ge 1. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%. 2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không le cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập. 3. Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn ol Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân với thuế suất C 5%. 4. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng PD tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài. 5. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản C Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%. 6. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 1. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%. 2. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%. 7. Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng 1. Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất 10%. 2. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là phần TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  14. 41 giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được tại Việt Nam. 8. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế 1. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập là thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập hoặc thời điểm xuất hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ. 2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại các điều 26, 27, 30 và 31 của Luật này là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú hoặc thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. IV. Đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 1. Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây: a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp; b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế; ge c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. V. Trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong việc thu nộp thuế 1.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú le 1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau: ol a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế; C b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về thu nhập và người phụ PD thuộc của đối tượng nộp thuế thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định của pháp luật. 3. Chính phủ quy định mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập quy định tại điểm a). 2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú C 1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo từng lần phát sinh đối với các khoản thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế. 2. Đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú có trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập đối với thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. VI. Chế độ miễm, giảm thuế thu nhập cá nhân 1. Thu nhập được miễn thuế 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. 3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  15. 42 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. 6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. 7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 8. Thu nhập từ kiều hối. 9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. 10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. 11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm: a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. 12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. 13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành ge lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận. 14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Giảm thuế le Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến ol khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. C PD C TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  16. 43 CHƯƠNG VII: CÁC SẮC THUẾ KHÁC I. Thuế môn bài 1. Khái niệm Thuế môn bài là một loại thuế thu vào khai trương nghề nghiệp trong một năm, được tính vào đầu năm đối với các thể nhân, pháp nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực ra đây là một khoản thu lệ phí có tính chất thuế, một loại lệ phí nghế nghiệp mà các thể nhân và pháp nhân phải nộp trước khi bắt đầu hành nghề. Sở dĩ gọi tên là thuế môn bài vì khi đóng thuế, các cơ sở được cấp một thẻ để treo ở cửa tiệm, nên người dân quen gọi theo chử Hán " môn là cửa", " bài" là thẻ, lâu ngày quen gọi là thuế môn bài vì loại thuế này có từ lâu. Thuế môn bài là một loại thuế trực thu. 2. Phạm vi áp dụng - Tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh không phân biệt hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc hay hạch toán báo sổ đều là đối tượng nộp thuế môn bài. - Trường hợp một cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc hay báo sổ còn có các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu cùng hoạt động kinh doanh trên địa bàn một quận, huyện thì chỉ nộp thuế môn bài tại cơ sở chính. - Các cá nhân kinh doanh bao gồm các hộ cá thể, cá nhân và nhóm kinh doanh, kể cả cán bộ công nhân viên, nhóm cán bộ công nhân viên nhận khóan tự chịu trách nhiệm về vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh, ge phải đăng ký kinh doanh đều là đối tượng nộp thuế môn bài. 3. Căn cứ tính thuế, biểu thuế 3.1 Căn cứ tính thuế môn bài le Căn cứ tính thuế môn bài là thu nhập bình quân tháng, năng lực và kết qủa kinh doanh của cơ sở. - Cơ quan thuế căn cứ vào thu nhập ước lượng thực hiện bình quân tháng trong năm nộp thuế của ol cơ sở để xác định được thu nhập làm căn cứ định từng bậc thuế cho cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế phải dựa vào các yếu tố như vốn, tài sản, nhà xưởng, máy móc dụng cụ đồ nghề sử dụng, số nhân công làm C việc, kết qủa kinh doanh... - Ðối với các cơ sở mới xin phép hoạt động, cơ quan thuế sẽ xác định quy mô hoạt động, tính chất ngành nghề hoạt động, căn cứ vào số vốn và tài sản cố định của cơ sở khai, đồng thời so sánh với các cơ PD sở cùng ngành nghề cùng khu vục đang hoạt động, cùng quy mô tương đương để định bậc thuế môn bài cho cơ sở. - Ðối với các cá nhân, tổ chức kinh tế có thực hiện chế độ thu thuế thu nhập doanh nghiệp hàng tháng, hàng qúy và quyết toán thuế cuối năm thì cơ quan thuế căn cứ vào thu nhập bình quân một tháng C của cơ sở đã quyết toán năm trước để làm căn bản định bậc thuế môn bài cho năm tiếp theo. - Ðối với cơ sở không giữ sổ sách kế toán hoặc sổ sách kế toán giữ không đúng quy định thì cơ quan thuế sẽ ước tính thu nhập bình quân một tháng của cơ sở để tính bậc thuế môn bài. 3.2 Biểu thuế Áp dụng một biểu thuế và mức thuế do Bộ tài chính quy định. Biểu thuế và mức thuế này có thể được bộ tài chính quy định lại hàng năm tùy theo tốc độ phát triễn kinh tế, nhu cầu ngân sách Nhà nước. Đơn vị: đồng Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm 1 Trên 1.500.000 1.000.000 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000 3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000 4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000 5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000 TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  17. 44 6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000 4. Khai báo và nộp thuế 4.1 Khai báo Các cơ sở đã được cấp thẻ môn bài và đang hoạt động, hàng năm phải khai báo với cơ quan thuế trong thời hạn và theo mẫu của Bộ tài chính, kèm theo giấy phép đăng ký kinh doanh. 4.2 Thể thức thu nộp thuế môn bài - Thuế môn bài được thu mỗi năm một lần vào đầu năm tại cơ quan thuế nơi đặt địa điểm cơ sở sản xuất kinh doanh. - Cơ sở ra kinh doanh trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp thuế môn bài cả năm, của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. - Những cơ sở đang sản xuất kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng đầu năm dương lịch, cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng bắt đầu kinh doanh. - Cơ sở đã nộp thuế môn bài, nếu di chuyển sang địa phương khác hoặc thay đổi ngành nghề, mặt hàng kinh doanh thì phải khai báo lại và phải nộp thuế môn bài như mới ra kinh doanh. - Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc nằm ở các địa điểm khác nhau trong cùng một địa phương thì cơ sở kinh doanh nộp thuế môn bài của bản thân cơ sở đồng thời còn phải ge nộp thuế cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc đóng trên cùng địa phương. - Các cửa hàng, cửa hiệu đóng ở địa phương khác thì nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế nơi có cửa hàng, cưả hiệu kinh doanh. le - Trường hợp cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định, như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác v.v thì nộp thuế môn bài với cơ quan thuế nơi người kinh ol doanh cư trú hoặc nơi cơ sở được cấp giấp phép kinh doanh. - Sau khi nộp thuế môn bài, cơ sở kinh doanh sẽ được cơ quan thuế cấp cho một thẻ có ghi rõ ngành nghề C kinh doanh làm cơ sở xuất trình khi các cơ quan chức năng kiểm tra. 5. Quản lý Nhà Nước về thuế môn bài 5.1 Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế PD - Hàng năm, cơ quan thuế phải lập sổ thuế và phải được thủ trưởng cơ quan duyệt trước khi công bố, sau đó số thuế được trưng thu, khi đã thu đủ số thuế theo giấy báo nộp thuế thì cơ quan thuế phải cấp biên lai thu tiền và cấp thẻ môn bài cho cơ sở đương sự. - Ðể tránh sự man khai, cơ quan thuế được quyền kiểm tra tờ khai đăng ký nộp thuế môn bài và kiểm tra C tại cơ sở hành nghề của đối tượng nộp thuế, yêu cầu chứng minh giải trình các chứng từ nếu thấy cần thiết. Ðợt kiểm tra thuế môn bài thường vào đầu năm để ấn định mức thuế hàng năm. Tuy nhiên cơ quan thuế cũng được quyền kiểm tra đột xuất. 5.2 Xử lý vi phạm Các trường hợp kinh doanh không có giấy phép, không đăng ký nộp thuế môn bài, trốn tránh hoặc gian lận trong việc khai báo, dây dưa trong việc nộp thuế, cản trở việc thi hành của nhân viên thuế v.v tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà bị xử phạt như sau:  Bị phạt tiền đến 3 lần số thuế thiếu.  Bị thu hồi giấy phép kinh doanh và môn bài.  Nếu tái phạm nhiều lần hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Nếu nộp chậm thì bị phạt 0,2 % trên số thuế phải nộp cho mỗi ngày nộp chậm. II. Thuế tài nguyên 1. Khái niệm TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  18. 45 Thuế tài nguyên là một khoản thu bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không phụ thuộc vào cách thức tổ chức và hiệu qủa sản xuất kinh doanh của người khai thác. 2. Ðối tượng nộp thuế Tất cả các tổ chức, cá nhân được phép khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam đều là đối tượng phải nộp thuế tài nguyên ( trừ đối tượng được miễn, giảm theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành). · Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng đang trả tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên theo mức cụ thể quy định trong giấy phép đầu tư cấp trước ngày01/6/1998 thì tiếp tục được nộp tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên theo mức quy định đó cho đến hết thời hạn của giấy phép được cấp. Sau đó phải thực hiện theo Pháp lệnh thuế tài nguyên này nếu được gia hạn giấy phép đầu tư. · Trường hợp doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt độnng theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà bên Việt Nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên được ghi trong giấp phép đầu tư thì doanh nghiệp liên doanh không phải nộp thuế tài nguyên mà bên Việt Nam dùng để góp vốn pháp định. bên Việt Nam phải kê khai số tài nguyên phát sinh đã góp vốn, báo cáo Bộ tài chính để ghi vốn ge ngân sách Nhà nước và quản lý vốn theo chế độ hiện hành. · Trường hợp doanh nghiệp khai thác tài nguyên nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng chia sản phẩm thì thuế tài nguyên phải nộp của doanh nghiệp liên le doanh hay bên nước ngoài phải được xác định trong hợp đồng liên doanh và tính vào phần sản phẩm chia cho bên Việt Nam. Khi chia sản phẩm bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên cho ngân sách ol Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. 2. Ðối tượng chịu thuế C Ðối tượng thuộc diện chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Bao gồm: PD · Khoáng sản kim loại. · Khoáng sản không kim loại, kể cả khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng thông thường; đất được khai thác; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc đối tượng được quy định tại Luật khoáng sản. · Dầu mỏ. C · Khí đốt. · Sản phẩm của rừng tự nhiên. · Thủy sản tự nhiên. · Nước thiên nhiên ( trừ nước khoáng, nước nóng thiên nhiên đã nêu ở phần trên.) · Tài nguyên thiên nhiên khác. 3. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất. 3.1 Số lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác Số lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác dùng làm căn cứ tính thuế tài nguyên được quy định là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên. · Ðối với loại tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thực tế khai thác do nhiều chất khác nhau, hàm lượng tạp chất lớn thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng, trọng lượng hay khối lượng từng chất thu được do sàng tuyển, phân loại. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  19. 46 · Trường hợp khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, khó khăn trong công tác quản lý thì có thể khoán số lượng tài nguyên khác theo mùa vụ hoặc định kỳ. 3.2 Giá tính thuế Gía tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác và được xác định cụ thể trong từng trường hợp sau: · Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác và có thể bán ra ngay sau khi khai thác thì giá tính thuế tài nguyên là giá thực tế bán ra tại nơi khai thác chưa bao gồm thuế giaẽ trị gia tăng (nếu có) phải nộp. Nếu phát sinh chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ thì các chi phí đó được trừ khi xác định giá tính thuế tài nguyên. Trường hợp này nếu không bán ra (đưa vào quy trình sản xuất tiếp theo) thì áp dụng giá tính thuế do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định. · Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác nhưng chưa thể bán ra được mà phải qua sàng tuyển, chọn lọc...mới bán ra thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán của sản phẩm đã qua sàng tuyển, phân loại trừ đi các chi phí phát sinh từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ và quy đổi theo hàm lượng hay tỷ trọng để xác định giá tính thuế là giá bán của tài nguyên thực tế khai thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng. · Loại tài nguyên không xác định được số lượng ở khâu khai thác tạp chất lớn, có nhiều chất khác ge nhau thì giá tính thuế là giá bán thực tế của từng chất tại nơi khai thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng. · Loại tài nguyên khai thác và được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm thì giá tính le thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm cuối cùng trừ đi các chi phí sản xuất ra sản phẩm đó (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng phải nộp nhưng không bao gồm chi phí khai thác tài nguyên) nhưng mức tối thiểu ol không thấp hơn gía tính thuế do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định. · Gía tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm. C · Riêng đối với dầu mỏ, khí đốt, giá tính thuế tài nguyên được thực hiện theo quy định tại luật dầu khí và văn bản hướng dẫn thi hành Luật dầu khí.. 3.3 Thuế suất thuế tài nguyên PD Thuế suất thuế tài nguyên được thực hiện theo biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 68/1998/NÐ-CP ngày 3/9/1998 cuả Chính phủ. Tùy theo loại tài nguyên khác nhau mà thuế suất thuế tài nguyên được quy định là từ 1% đến 40%. 4. Các trường hợp miễn, giảm C · Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được phép khai thác như gỗ cành, củi, tre, nứa ...phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt hằng ngày. · Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thủy điện đối với trường hợp sản xuất thủy điện không hòa vào mạng điện quốc gia. · Miễn thuế tài nguyên đối với đất được khai thác để sử dụng vào các mục đích sau: - San lấp, xây dựng các công trình phục vụ an ninh quốc phòng. - San lấp, xây dựng các công trình đê điều, thủy lợi trực tiếp phục vụ nông, lâm, ngư, nghiệp, làm đường giao thông. - San lấp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở miền núi phục vụ cho phát triễn đời sống kinh tế xã hội trong vùng. - San lấp, xây dựng các công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện hoặc dành ưu đãi đối với người có công với cách mạng. - Khai thác trong phạm vi đất được giao, được thuê để san lấp, đắp, xây dựng tại chổ trong phạm vi diện tích đó. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
  20. 47 - San lấp, xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia theo quyết định của Chính phủ cho từng trường hợp cụ thể. 5. Quản lý Nhà Nước về thuế tài nguyên  Quản lý đối tượng nộp thuế: Ðối tượng nộp thuế là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Quản lý tốt các đối tượng nộp thuế là yếu tố quan trọng đầu tiên dẫn đến sự thành công trong việc áp dụng pháp luật thuế. Ðể thực hiện tốt các công tác này đòi hỏi cơ quan thuế phải quản lý đầy đủ các đối tượng nộp thuế về số lượng, quy mô, cách thức tổ chức, phương tiện khai thác, địa bàn khai thác và loại tài nguyên khai thác,... Công việc này được thực hiện thông qua việc đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cũng như kiểm tra tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.  Quản lý nội dung căn cứ tính thuế: Ðây là công tác quan trọng liên quan đến việc xác định số thuế tài nguyên phải nộp của các đối tượng nộp thuế. Quản lý nội dung căn cứ tính thuế bao gồm quản lý số lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác trong kỳ tính thuế; quản lý, xác định đúng đắn giá tính thuế của từng loại tài nguyên; áp dụng thuế suất cho từng loại tài nguyên đúng theo quy định của biểu thuế hiện hành; ...Xác định chính xác số thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ tính thuế đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng nộp thuế. ge  Quản lý công tác thu nộp thuế tài nguyên: Việc thu thuế tài nguyên được đầy đủ, chính xác, kịp thời là yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý thu nộp thuế. Công tác này đòi hỏi cơ quan thuế phải có những biện pháp hữu hiệu để các đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên vào ngân sách Nhà nước đầy đủ và kịp thời.  le Ngoài ra, việc quản lý các trường hợp miễn, giảm thuế tài nguyên, thực hiện công tác ol thanh tra, kiểm tra qúa trình chấp hành pháp lệnh thuế tài nguyên, ...là những nội dung cần thiết của công tác quản lý thuế tài nguyên. C Ðể thực hiện tốt các nội dung công tác kể trên, đảm bảo thực hiện pháp lệnh thuế tài nguyên đạt hiệu qủa cao nhất, yêu cầu cơ bản nhất là các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của pháp lệnh thuế tài nguyên. PD C TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2