Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
lượt xem 10
download
Giáo trình "Thương mại điện tử (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp sinh viên trình bày được khái niệm về lịch sử phát triển thương mại điện tử; nắm được các đặc trưng của Thương mại điện tử; nêu được các bước thiết kế một Website. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH/NGHỀ: TIN HỌC ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 459/QĐ-NSG, ngày 31 tháng 08 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
- 2 Thương Mại Điện Tử TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Page | 2
- 3 Thương Mại Điện Tử LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Thương Mại Điển Tử” là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên hệ Cao đẳng ngành Tin học Ứng dụng. Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ sở của môn Thương mại điện tử. Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học Thương Mại Điện Tử (TMĐT) của hệ Cao đẳng ngành Tin học Ứng dụng. Nội dung của giáo trình này gồm 5 bài: Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử Bài 2: Sàn thương mại điện tử Bài 3: Xây dựng một website TMĐT cho doanh nghiệp Bài 4: Thực hành xây dựng một website TMĐT Bài 5: SEO web Trong quá trình biên soạn, tác giả đã chọn lọc những kiến thức cơ bản, bổ ích nhằm đáp ứng tốt nhu cầu học tập của sinh viên tại trường; nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót, nhất là về mặt từ ngữ. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp và các bạn sinh viên để hiệu chính giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. TP.HCM, ngày ………tháng………năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2. 3. Page | 3
- 4 Thương Mại Điện Tử MỤC LỤC BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .......................................................... 7 1.1 Khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) ................................................................. 7 1.2 Các phương tiện thực hiện TMĐT .......................................................................... 8 1.3 Quá trình phát triển TMĐT ..................................................................................... 9 1.4 Đặc điểm TMĐT ...................................................................................................... 10 1.5 Phân loại TMĐT ...................................................................................................... 11 1.6 Lợi ích và hạn chế của TMĐT................................................................................ 11 1.6.1 Lợi ích ............................................................................................................... 11 1.6.2 Hạn chế ............................................................................................................. 12 1.7 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT ................................... 13 1.7.1 Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) .............................................. 13 1.7.2 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông .............................. 15 1.7.3 Xây dựng hạ tầng kiến thức – chính sách về đào tạo nhân lực................... 16 1.7.4 Xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT ..................................................... 16 1.7.5 Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử .......................................................... 17 1.7.6 Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp ................................ 17 1.7.7 Xây dựng nguồn nhân lực cho TMĐT ........................................................... 18 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................ 19 BÀI 2: SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................................................................... 20 2.1 Khái niệm sàn TMĐT .................................................................................................. 20 2.2 Ưu điểm và nhược điểm bán hàng trên sàn TMĐT .................................................. 20 2.2.1 Ưu điểm .................................................................................................................. 20 2.2.2 Nhược điểm ............................................................................................................ 21 2.3 Cách đăng ký bán hàng trên 3 Sàn TMĐT ................................................................ 21 2.3.1 Tiki .......................................................................................................................... 21 2.3.2 Shopee ..................................................................................................................... 21 2.3.3 Lazada..................................................................................................................... 22 2.4. Cách đăng bán hàng hiệu quả trên Sàn TMĐT ....................................................... 22 2.4.1 Công thức thành công áp dụng cho mọi sản phẩm. ........................................... 22 2.4.2 Cách đăng sản phẩm tối ưu. ................................................................................. 24 2.4.3 Marketing trong sàn TMĐT. ................................................................................ 29 2.4.4 Marketing ngoài sàn TMĐT. ................................................................................ 31 2.4.5 Kỹ năng làm video và bán hàng qua livestream trên sàn TMĐT. .................... 35 2.4.6 Bào mật. .................................................................................................................. 36 Page | 4
- 5 Thương Mại Điện Tử CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................ 37 BÀI 3: XÂY DỰNG MỘT WEBSITE TMĐT CHO DOANH NGHIỆP.......................... 38 3.1. Xác định bức tranh tổng quan của doanh nghiệp về Website thương mại điện tử .............................................................................................................................................. 38 3.2. Mua tên miền và hosting cho Website thương mại điện tử ..................................... 38 3.3. Đăng ký và hoàn thiện các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật ..................... 39 3.4. Tìm kiếm công cụ Thiết kế website Thương mại điện tử chuyên nghiệp .............. 39 3.5. Thiết kế logo và giao diện website.............................................................................. 40 3.6. Tích hợp cổng thanh toán ........................................................................................... 41 3.7. Hợp tác với đơn vị vận chuyển................................................................................... 43 3.8. Liên kết website với mạng xã hội, sàn thương mại điện tử ..................................... 44 BÀI TẬP .......................................................................................................................... 46 BÀI 4: THỰC HÀNH XÂY DỰNG MỘT WEBSITE TMĐT .......................................... 47 4.1. Tổng quan về Wordpress............................................................................................ 47 4.1.1 Giới thiệu về Wordpress ....................................................................................... 47 4.1.2 Wordpress.com và Wordpress.org....................................................................... 47 4.2. Giao diện và plugins .................................................................................................... 56 4.2.1 Cài đặt giao diện .................................................................................................... 56 4.2.2 Cài đặt các plugin cơ bản ...................................................................................... 57 4.3. Xây dựng các chức năng cho website bán hàng ....................................................... 62 4.3.1 Xây dựng header, footer, sidebar ......................................................................... 62 4.3.2 Xây dựng trang chủ ............................................................................................... 65 4.3.3 Xây dựng trang liên hệ .......................................................................................... 66 4.3.4 Xây dựng trang tin tức .......................................................................................... 69 4.3.5 Xây dựng trang sản phẩm..................................................................................... 71 4.3.6 Xây dựng menu ...................................................................................................... 83 4.4. Upload và publish website .......................................................................................... 86 BÀI TẬP .............................................................................................................................. 89 BÀI 5: SEO WEB. .................................................................................................................. 90 5.1. SEO ............................................................................................................................... 90 5.2. SEO Onpage ................................................................................................................ 90 5.3. SEO Offpage ................................................................................................................ 91 5.4. Google Adwords .......................................................................................................... 92 BÀI TẬP .............................................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 95 Page | 5
- 6 Thương Mại Điện Tử GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ DUN Tên môn học: Thương mại điện tử Mã số môn học: MH31 I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn Thương mại điện tử là môn thuộc khối kiến thức cơ sở trong chương trình đào tạo ngành Tin học ứng dụng. - Tính chất: Môn Thương mại điện tử là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về giao dịch thương mại điện tử và thiết kế website Thương mại điện tử. II. Mục tiêu môn học: 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm về lịch sử phát triển thương mại điện tử - Trình bày được các đặc trưng của Thương mại điện tử - Trình bày được các bước thiết kế một Website 2. Về kỹ năng: - Xác định được cơ sở để phát triển TMĐT - Phân biệt các loại giao dịch TMĐTvà các loại hình giao dịch TMĐT - Xây dựng được một gian hàng trên sàn thương mại điện tử. - Xây dựng được kế hoạch tiếp cận và phát triển TMĐT - Áp dụng được các bước thiết kế một Website - Xây dựng được một website TMĐT cho doanh nghiệp - Thực hiện được việc cài đặt và kiểm thử 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có thái độ học tập nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao. - Có niềm đam mê theo đuổi nghề nghiệp. - Có sự tự tin và tính chuyên nghiệp. - Có tinh thần làm việc nhóm cao. Page | 6
- 7 Thương Mại Điện Tử BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về TMĐT - Biết được các phương tiện thực hiện TMĐT. - Xác định được cơ sở để phát triển TMĐT - Trình bày được các đặc trưng của Thương mại điện tử - Phân biệt các loại hình giao dịch TMĐT - Trình bày lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử - Trình bày được cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 1.1 Khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) Thương mại điện tử (Electronic commerce) là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại. Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (E.Business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh. Một số khái niệm về Thương mại điện tử: Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC): "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công." Page | 7
- 8 Thương Mại Điện Tử Trên thực tế, có nhiều người sử dụng thuật ngữ “Kinh doanh điện tử - Electronic Business) để chỉ phạm vi rộng lớn hơn của Thương mại điện tử. Kinh doanh điện tử (E-Business) là thuật ngữ xuất hiện trước thương mại điện tử (E-Commerce), tuy nhiên, còn khá nhiều mơ hồ trong việc xác định liệu hai thuật ngữ này có giống nhau hay không. Có ý kiến cho rằng thương mại điện tử đôi khi là một nhánh phát triển thêm từ Kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong). Cụ thể, kinh doanh điện tử là thiết lập hệ thống hay ứng dụng thông tin để phục vụ và làm tăng hiệu quả kinh doanh. Kinh doanh điện tử bao phủ quá trình hoạt động trong doanh nghiệp, từ mua hàng qua mạng (e-procurement, epurchasing), quản lý dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, xử lý đơn hàng, phục vụ khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện tử cho đến chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Trong khi đó, thương mại điện tử tập trung vào việc mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin qua mạng, các phương tiện điện tử và Internet. Theo nghĩa rộng hơn, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để triển khai thương mại. Nói cách khác, thương mại điện tử là thực hiện quy trình cơ bản và quy trình khác của giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể. Việc phân biệt tương đối giữa hai thuật ngữ này sẽ giúp nhà quản trị phân định rõ mục tiêu kinh doanh và hướng tiếp cận của doanh nghiệp. 1.2 Các phương tiện thực hiện TMĐT Thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện như điện thoại, máy fax, truyền hình, các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử và các mạng máy tính kết nối với nhau. Thương mại điện tử phát triển chủ yếu qua Internet và trên các hệ thống cung ứng dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ không dây, các thiết bị không dây tích hợp đa chức năng đang dần trở thành một phương tiện điện tử quan trọng, có khả năng kết nối Internet và rất thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch thương mại điện tử. Các hoạt động thương mại tiến hành trên những phương tiện di động được gọi là thương mại di động (m- commerce). - Điện thoại: là phương tiện phổ thông, dễ sử dụng và thường mở đầu cho các giao dịch thương mại. Có các dịch vụ bưu điện cung cấp qua điện thoại như hỏi đáp, tư vấn, giải trí …Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn. Tuy có ưu điểm là phổ biến và nhanh nhưng bị hạn chế là chỉ truyền được âm thanh là chính, các cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ và chi phí điện thoại khá cao. Page | 8
- 9 Thương Mại Điện Tử - Máy điện báo telex, telecopy (fax): Máy fax thay thế được dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Ngày nay fax gần như đã thay thế hẳn máy telex chỉ truyền được lời văn. Máy fax có hạn chế là không truyền tải được âm thanh, hình ảnh phức tạp và chi phí sử dụng cao. - Truyền hình: đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo thương mại. Toàn thế giới ước tính có 1 tỉ máy thu hình, số người sử dụng máy thu hình rất lớn đã khiến cho truyền hình trở thành công cụ phổ biến và đắt giá. Truyền hình cable kỹ thuật số là công cụ quan trọng trong thương mại điện tử vì nó tạo được tương tác hai chiều với người xem, đó là điều mà truyền hình thông thường không làm được. Truyền hình ở một số nước gần như chiếm phần lớn doanh số trong thương mại điện tử dạng B2C. - Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: Bao gồm thẻ thanh toán điện tử, túi tiền điện tử, thẻ thông minh, các loại thẻ mua hàng cùng các hệ thống kỹ thuật kèm theo. Xu hướng chung của các loại kỹ thuật này là ngày càng tích hợp nhiều chức năng nhằm tạo tiện lợi tối đa cho người sử dụng. - Máy tính và Internet: Sự bùng nổ của máy tính và Internet vào những năm 90 của thế kỷ XX đã tạo bước phát triển nhảy vọt cho thương mại điện tử. Máy tính trở thành phương tiện chủ yếu của thương mại điện tử vì những ưu thế nổi bật, xử lý được nhiều loại thông tin, có thể tự động hoá các quy trình, nối mạng và tương tác hai chiều qua mạng. Mạng máy tính được hình thành khi hai hay nhiều máy tính được nối với nhau (thường bằng cáp), chúng sử dụng các phần mềm để giao tiếp thông tin. Những người sử dụng mạng có thể cùng chia sẻ tài nguyên bao gồm đĩa cứng, ổ đĩa CDROM, máy in, modern … Tuỳ theo tính mở rộng của mạng mà người ta chia thành các mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet. Theo phạm vi cung cấp dịch vụ, người ta phân thành các mạng nội bộ (Intranet) và mạng ngoại bộ (Extranet). 1.3 Quá trình phát triển TMĐT Về nguồn gốc, thương mại điện tử được xem như là điều kiện thuận lợi của các giao dịch thương mại điện tử, sử dụng công nghệ như EDI (Electronic Data Interchange – trao đổi dữ liệu điện tử ) và EFT (Electronic funds transfer – chuyển tiền điện tử). Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu thập niên 70, cho phép các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện tử. Sự phát triển và chấp nhận của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động (ATM - Automatic Teller Machine) và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 cũng đã hình thành nên thương mại điện tử. Một dạng thương mại điện tử khác là hệ thống đặt vé máy bay bởi Sabre ở Mỹ và Travicom ở Anh. Vào thập niên 90, thương mại điện tử bao gồm các hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning), khai thác dữ liệu và kho dữ liệu. Năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra WorldWideWeb trình duyệt web và chuyển mạng thông tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu được gọi là Internet Page | 9
- 10 Thương Mại Điện Tử (www). Các công ty thương mại trên Internet bị cấm bởi NSF cho đến năm 1995. Mặc dù Internet trở nên phổ biến khắp thế giới vào khoảng năm 1994 với sự đề nghị của trình duyệt web Mosaic, nhưng phải mất tới 5 năm để giới thiệu các giao thức bảo mật (mã hóa SSL trên trình duyệt Netscape vào cuối năm 1994) và DSL cho phép kết nối Internet liên tục. Vào cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thông qua World Wide Web. Từ đó con người bắt đầu có mối liên hệ với từ "ecommerce" với quyền trao đổi các loại hàng hóa khác nhau thông qua Internet dùng các giao thức bảo mật và dịch vụ thanh toán điện tử. 1.4 Đặc điểm TMĐT Thứ nhất, TMĐT là một phương thức thương mại sử dụng các phương tiện điện tử (PTĐT : Điện thoại, máy điện báo (Telex) và máy fax, phát thanh, truyền hình, thiết bị kĩ thuật số… đặc biệt và chủ yếu nhất là các Mạng máy tính và Internet (www).) để tiến hành các giao dịch thương mại. Việc sử dụng các PTĐT cho phép các bên thực hiện các hoạt động mua, bán, chuyển giao, trao đổi các “thông tin” về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… dễ dàng. Các “thông tin” được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử như thư điện tử, thông điệp điện tử, các tập tin văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bảng tính (spreadsheet), các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử (computer-aid design: CAD), các hình đồ họa (graphical image), quảng cáo, chào hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, hình ảnh động (flash), video, âm thanh, v.v... Việc trao đổi “thông tin” qua mạng máy tính và Internet giúp các bên giao dịch cung cấp, truyền tải các nội dung giao dịch và không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Ví dụ: Amazon.com kinh doanh rất nhiều sản phẩm như đồ điện tử, băng đĩa nhạc... và chủ yếu là các loại sách, có trụ sở đặt tại Seattle, Washington (Mỹ) nhưng không có bất cứ một cửa hàng vật lý nào. Việc bán sách của công ty được thực hiện trực tiếp qua mạng Internet, hoạt động cung ứng được thực hiện trên cơ sở phối hợp trực tiếp giữa công ty với các nhà xuất bản. Thứ hai, TMĐT có liên quan mật thiết đến thương mại truyền thông (TMTT) và phụ thuộc sự phát triển mạng máy tính và Internet. TMĐT có liên quan mật thiết với TMTT, các giao dịch TMĐT được thực hiện trên cơ sở các giao dịch TMTT, nhiều công việc và quá trình giao dịch TMĐT có liên quan đến TMTT. Tuy nhiên, khác với các giao dịch TMTT được tiến hành trên giấy, qua điện thoại, những người đưa tin, bằng xe tải, máy bay và các phương tiện khác, các giao dịch TMĐT chủ yếu được tiến hành trên các mạng máy tính điện tử. Vì thế, giao dịch TMĐT phụ thuộc sự phát triển mạng máy tính và Internet. Tuy nhiên, khi xây dựng các mô hình giao dịch trên mạng máy tính và Internet, một số yếu tố, chủ thể, quy trình kinh doanh trong TMĐT có thể được điều chỉnh, những ưu điểm và lợi ích của CNTT được ứng dụng trong TMĐT cho phép giao dịch TMĐT linh hoạt hơn (có thể thực hiện 24/7, phản hồi nhanh chóng…) đồng thời loại bỏ những hạn chế của TMTT (cản trở vật lý, địa lý, thông tin). Thứ ba, TMĐT được nghiên cứu gồm bốn nhóm hoạt động chủ yếu là mua, bán, chuyển giao và trao đổi các đối tượng sản phẩm, dịch vụ và thông tin. Ngoài ra, nó còn Page | 10
- 11 Thương Mại Điện Tử bao gồm các hoạt động hỗ trợ các hoạt động trên như: marketing, quảng cáo, xúc tiến trên mạng, thanh toán điện tử, an toàn mạng giao dịch, đấu giá, dịch vụ hỗ trợ CNTT… hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh. Thứ tư, “Thương mại điện tử” là thuật ngữ mang tính lịch sử. Không thể có định nghĩa duy nhất về TMĐT bởi các công nghệ mới thường xuyên ra đời và được khai thác trong kinh doanh. Và ngay đối với những công nghệ hiện tại, chúng ta cũng chưa chắc đã khai thác và ứng dụng hết những khả năng mà nó mang lại. 1.5 Phân loại TMĐT Dựa vào đối tượng tham gia vào tiến trình thương mại điện tử thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Government), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Dựa vào bản chất giao dịch, thương mại điện tử có thể chia ra theo các dạng mô hình sau: B2B, B2C, B2G, G2G, , C2C, C2G. -Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B): là mô hình các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa các nhà sản xuất với người bán buôn. Thường mô hình B2B được sử dụng trong chuỗi cung ứng (nguyên liệu, các bộ phận máy móc liên quan), đối tượng giao dịch hàng hóa và dịch vụ cung cấp trong mô hình B2B không phải là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: Công ty sản xuất điện thoại sẽ mua các linh kiện liên quan (qua mô hình B2B) để lắp rắp thành sản phẩm hoàn chỉnh và bán điện thoại thành phẩm cho người tiêu dùng; hoặc một đại lý thông qua mô hình B2B mua một lượng hàng hóa lớn để bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm liên quan. - Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C): mô tả các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và khách hàng tiêu dùng cuối. Thường mô hình này được sử dụng trong các phương thức bán lẻ trực tuyến đến người tiêu dùng cuối cùng. Hàng hóa bán lẻ trên kênh B2C là hàng hóa: đồ điện tử, đồ dùng văn phòng, đồ dùng nhà bếp, quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm, giải trí, đồ chơi, sách …. - Khách hàng với Khách hàng (C2C): mô tả các giao dịch thương mại giữa các khách hàng thông qua các hình thức mua bán trực tiếp thông qua các kênh bán hàng cá nhân. - Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G): mô tả các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và chính phủ; thường mô hình này được sử dụng thông qua các tờ khai điện tử, các hợp đồng điện tử … - Chính phủ với Công dân (G2C): mô tả các giao dịch thương mại giữa chính phủ và người dân; thường mô hình này được sử dụng thông qua: chính phủ điện tử, tờ khai điện tử, đóng thuế điện tử …. 1.6 Lợi ích và hạn chế của TMĐT 1.6.1 Lợi ích - Đối với doanh nghiệp: Page | 11
- 12 Thương Mại Điện Tử Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp gia tăng sự nhận diện thương hiệu, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng và hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng phạm vi tìm kiếm đối tác, đơn giản hóa quá trình vận hành và tăng năng suất kinh doanh giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong kinh doanh và gia tăng sức cạnh tranh. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tinh gọn quy trình vận hành và đa dạng hóa phương thức kinh doanh thông qua việc ứng dụng các quy trình điện tử và công nghệ hiện đại: quy trình bán hàng, quy trình quản lý kho, quy trình giao hàng, cổng thanh toán tích hợp, quy trình chăm sóc khách hàng … Thương mại điện tử giúp mở rộng phạm vi giao dịch trên thì trường toàn cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua việc kết nối internet toàn cầu. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp giảm chi phí một cách tối ưu nhất: chi phí nhân sự, chi phí vận hành, chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí quảng cáo …. - Đối với người tiêu dùng: Thương mại điện tử cho phép khách hàng thực hiện việc mua sản phẩm dịch vụ và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ mỗi ngày mà không bị giới hạn bởi thời gian, địa lý; chỉ cần người tiêu dùng có thiết bị kết nối với internet. Thương mại điện tử giúp khách hàng nhiều sự lựa chọn và chủ động hơn trong việc mua sắm các sản phẩm dịch vụ mình mong muốn thông qua môi trường internet và tiếp cận đa dạng hơn với đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ. - Đối với môi trường kinh doanh và xã hội: Thương mại điện tử thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh dẫn đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệpm được chú trọng hơn và giá bán các sản phẩm dịch vụ hợp lý hơn. Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và nhân sự thông qua môi trường làm việc online và cộng tác viên (những người nội trợ, sinh viên ….) giúp xã hội gia tăng thêm số lượng công việc và giúp doanh nghiệp tiếp giảm được chi phí nhân sự. Thương mại điện tử thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển và tạo ra hệ sinh thái bền vững: Logictics, ngân hàng, kho … và tạo đầu ra cho các sản phẩm dịch vụ giúp các ngành tăng trưởng và phát triển. 1.6.2 Hạn chế - Hạn chế liên quan đến vấn đề kỹ thuật: Cở sở hạ tầng triển khai còn lạc hậu chưa đồng bộ: hệ thống mạng máy chủ, thiết bị lưu trữ, không thể đồng bộ hoặc đấu nối tích hợp với các dịch vụ của bên thứ 3. Hệ thống kỹ thuật chưa đáp ứng đủ và nhanh chóng với sự phát triển quá nhanh của ngành lập trình và thương mại điện tử: ngôn ngữ lập trình và cấu trúc hệ thống lập trình, nền tảng kỷ thuật lạc hậu không thể hợp nhất với các phần mềm và ứng dụng thương mại điện tử khác (tích hợp website, cổng thanh toán điện tử, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý kho, phần mềm chăm sóc khách hàng ….) Page | 12
- 13 Thương Mại Điện Tử Thiếu an toàn hệ thống dẫn đến hệ thống không được bảo mật cao làm các doanh nghiệp dễ dàng bị tấn công mạng, mất cắp dữ liệu và có khả năng mất quyền truy cập các hệ thống liên quan. Các công cụ và nền tảng phát triển quá nhanh đòi hỏi phải dành nhiều thời gian cập nhật và nghiên cứu mới ứng dụng nhằm theo kịp tốc độ phát triển như vũ bão trong ngành lập trình, an ninh mạng, bảo mật và cấu trúc cơ sở dữ liệu. - Hạn chế liên quan đến vấn đề phi kỹ thuật: Chi phí vận hành và phát triển: vẫn còn cao so với mức cho phép đầu tư của một số doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể triển khai đồng bộ và đáp ứng đúng nhu cầu thật sự trong lĩnh vực thương mại điện tử cần chi phí đầu tư tương đối lớn để có thể tạo thành một hệ thống bền vững và hoàn thiện. An toàn và bảo mật: mặc dù vấn đề an toàn và bảo mật đã được hỗ trợ tối đa từ các kỹ thuật lập trình, tuy nhiên yếu tố này vẫn bị ảnh hưởng rất nặng do đội ngũ vận hành hệ thống vẫn còn hạn chế về kiến thức và không ý thức trong quá trình vận hành dễ dẫn đến bảo mật kém và không an toàn cho hệ thống. Bên cạnh đó, tâm lý khách hàng vẫn còn e ngại khi thực hiện thanh toán qua mạng do lo ngại vấn đề bảo mật tài khoản thanh toán. Không cảm nhận được trực quan sản phẩm dịch vụ khi giao dịch qua thương mại điện tử. Vấn đề pháp lý trong hoạt động thương mại điện tử còn hạn chế, chưa cập nhật kịp thời với thực tế làm ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng: bảo vệ người tiêu dùng, bảo hộ thương hiệu, lừa gạt … Thiếu nguồn nhân lực có kiến thức vận hành có trình độ và am hiểu để giúp doanh nghiệp vận hành và tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp. 1.7 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 1.7.1 Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) Để TMĐT phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sách vững vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch TMĐT. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào TMĐT; tạo lòng tin và bảo vệ người tiêu dùng. TMĐT với đặc trưng có hạ tầng công nghệ phát triển rất nhanh, do đó xây dựng cơ sở pháp lý cho TMĐT không những phải đạt được mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động TMĐT, mà còn phải mang tính mở để tạo điều kiện ứng dụng những công nghệ mới cho TMĐT ngày càng phát triển hơn. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách cho TMĐT phải giải quyết được những vấn đề chính sau: - Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Điều này đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT, trong khuôn khổ cho phép, tính hợp pháp khi thực hiện những hoạt động thương mại điện tử. - Hài hóa hóa giữa các quy định có liên quan của pháp luật liên quan đến TMĐT: Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý cho các giao dịch TMĐT, các vấn đề liên Page | 13
- 14 Thương Mại Điện Tử quan như: giá trị như văn bản, vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký và con dấu, vấn đề giá trị làm chứng cứ, … mà trong các luật chung hoặc luật chuyên ngành yêu cầu đối với các giao dịch truyền thống, phải được quy định cụ thể đối với giao dịch TMĐT. - Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để phát triển những nền tảng cho TMĐT như: chính sách đầu tư và phát triển đối với thị trường ICT, chính sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ ICT vào trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân,… (iv) Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng. Hiện nay, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho Thương mại điện tử đang rất được quan tâm ở trên cả phạm vi quốc tế và phạm vi quốc gia: Các tổ chức Quốc tế (Nguồn: Ecommerce Legal kit – Volume 1) - UNCITRAL - Ủy ban của LHQ về Luật Thương mại Quốc tế: đi đầu trong việc đưa ra Luật mẫu về Thương mại điện tử vào năm 1996 - OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: đi đầu về các nghiên cứu, điều tra một số lĩnh vực của Thương mại điện tử như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng tư cá nhân, tác động của ICT đến tăng trưởng kinh tế - WIPO - Tổ chức Bảo vệ Sở hữu trí tuệ: đi đầu về các lĩnh vực bản quyền, nhãn hiệu thương mại và các vấn đề liên quan đến tên miền - ICANN - giải quyết các tranh chấp về tên miền quốc tế - WTO - giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế - Phòng Thương mại quốc tế ICC: ra bản phụ trương của UCP (eUCP) quy định các vấn đề liên quan đến việc xuất trình chứng từ điện tử Các nước Trên thế giới và Khu vực: - EU: Năm 2000 đưa ra hướng dẫn chung về thương mại điện tử “Directive on electronic commerce” - Mỹ: Luật giao dịch điện tử thống nhất UETA (Uniform Electronic Transactions Act) - Canada: Luật giao dịch điện tử - Australia: Luật giao dịch điện tử các bang - Singapore: Luật giao dịch điện tử, năm 1998 - Việt Nam: ✓ Về chính sách: Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những lợi ích về thương mại điện tử đem lại cho nền kinh tế, thể hiện sự quan tâm đinh hướng của chính phủ trong chính sách phát triển kinh tế từ những năm 2005 trở lại đây như sau: + Chính sách quan trọng nhất, liên quan trực tiếp tới hoạt động thương mại điện tử là “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010”. + Chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng chung về công nghệ thông tin như “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011-2020”( gọi tắt là “ Chiến lược cất cánh”) + Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Page | 14
- 15 Thương Mại Điện Tử ứng dụng công nghệ thông tin như “Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010” + Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010 + Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nghành thương mại đến năm 2010 + Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam ✓ Về luật pháp: Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã tích cực xây dựng, hoàn chỉnh và bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điện tử. Nhà nước đã ban hành rất nhiều luật chi tiết cùng nghị định và thông tư hướng dẫn. + Tháng 12/2005 Việt Nam đã ban hành Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ 1/3/2006) + Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử + Nghị định số 26/2007/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số. + Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính + Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt đọng ngân hàng + Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử ..... Ngoài ra thì Việt Nam đang dự thảo thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực chứng khoán. Bên cạnh những luật, nghị đinh điều chỉnh chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, thì thương mại điện tử tại nước ta còn chịu sự điểu chỉnh của các nguồn luật chung như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật Công nghệ.... 1.7.2 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông Thương mại điện tử là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet. Do đó, để Thương mại điện tử có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu. Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm: - Ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng, ...). Đây là các yếu tố thuộc về “phần cứng” trong đầu tư cho TMĐT. - Ngành công nghiệp phần mềm - Ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động,...) - Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet - Bảo mật, an toàn và an ninh mạng - Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để TMĐT phát triển phải đạt được những mục tiêu sau: + Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý. Page | 15
- 16 Thương Mại Điện Tử + Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và internet với giá rẻ. Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và mobile + Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh. Nâng cao năng lực đường tuyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng TMĐT của mình với chi phí chấp nhận được. Ngoài việc đâu tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là điều không thể thiếu, vì các ứng dụng TMĐT ngày càng phức tạp hơn, dung lượng dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn hơn, do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn. 1.7.3 Xây dựng hạ tầng kiến thức – chính sách về đào tạo nhân lực Thương mại điện tử liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch thương mại. Do đó, để có thể triển khai được hoạt động thương mại điện tử thì đòi hỏi nguồn nhân lực cho hoạt động này cần phải hiểu rõ những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc phải có chính sách về tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử, phổ biến kiến thức chung cho mọi người dân về việc sử dụng cũng như vận hành các phần mềm Thương mại điện tử. Thương mại điện tử lại là một lĩnh vực còn rất mới nhưng lại phát triển nhanh chóng do vậy đào tạo nhân lực nhằm phát triển thương mại điện tử hơn nữa là rất cần thiết. Ngoài ra, trong hoạt động thương mại điện tử thị trường là toàn cầu, và chỉ có duy nhất một giá cho một loại sản phẩm ở tất cả các thị trường khác nhau, do vậy mà con người là nhân tố quyết định tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà đào tạo nguồn lực thương mại điện tử là một yếu tố tối quan trọng tới sự thành công của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như tới sự phát triển của hoạt động thương mại nói chung. 1.7.4 Xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi qua mạng tăng nhanh, vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho thương mại điện tử nói riêng đang ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Việc xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT phải đạt được những mục tiêu cơ bản: - Chống lại các cuộc tấn công với mục đích lấy cắp thông tin: Thông tin trong các giao dịch Thương mại điện tử rất nhạy cảm và cần thiết phải được bảo vệ. Có rất nhiều dạng tấn công nhằm nắm bắt nội dung thông tin: tấn công trên đường truyền dữ liệu, ngăn chặn các thông báo giữa máy chủ và máy khách, hoặc truy cập vào máy chủ/máy khách, là các điểm nguồn và đích của thông báo, để đọc được nội dung của các thông báo. Dù ở dạng nào, các hệ thống cũng cần phải có các biện pháp thích hợp để phản ứng và ngăn chặn các cuộc tấn công trên. - Bảo đảm tính bí mật của thông tin: chỉ những người có quyền mới được phép xem và sửa đổi nội dung thông tin. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm có thể bị xâm phạm bất hợp pháp và điều này có thể gây ra những hậu quả rất lớn nếu không được ngăn chặn. Ví dụ, các thỏa thuận hợp đồng giữa công ty A và công ty B là hoàn toàn Page | 16
- 17 Thương Mại Điện Tử riêng tư và chỉ những người có trách nhiệm liên quan ở hai công ty là được biết. Trường hợp một người của công ty đối thủ cạnh tranh với các công ty trên biết được và muốn gây hại, họ có thể đọc và sử dụng thông tin này trong cuộc cạnh tranh trên thương trường. Điều này có thể gây thiệt hại lớn cho cả hai công ty A và B. Những trường hợp tương tự cần được loại bỏ trong một hệ thống Thương mại điện tử. - Bảo đảm tính tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin đi từ nguồn tới đích không bị sửa đổi. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm bị đối thủ chặn lại trên đường đi, tìm cách sửa đổi nội dung rồi tiếp tục gửi đến địa chỉ đích mà người nhận hoàn toàn không biết về việc sửa đổi này. Do vậy, hệ thống Thương mại điện tử cần có những giải pháp kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra sự mạo danh cũng như sự không toàn vẹn của thông tin. - Bảo đảm tính sẵn sàng của dữ liệu: khi người sử dụng cần đến thông tin, chúng phải có và ở trạng thái có thể khai thác được. Trên thực tế, tin tặc có thể dùng nhiều hình thức để làm giảm tính sẵn sàng của hệ thống, hoặc nghiêm trọng hơn, làm tê liệt hệ thống với cách thức đơn giản nhất là tạo ra một số lượng lớn các gói tin yêu cầu được xử lý trong cùng một thời gian, làm cho hệ thống không có khả năng đáp ứng. Để đạt được những mục tiêu trên, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải nghiên cứu đầu tư, xây dựng một chiến lực an toàn mạng cho chính mình. Bước đầu tiên cho chiến lược này, đó chính là xác định những ”tài sản” hay những thông tin gì cần phải bảo mật (ví dụ số thẻ tín dụng của các khách hàng). Sau đó, xác định quyền truy cập những thông tin đó thuộc về những ai trong công ty hay tổ chức của mình, và cuối cùng, tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp để bảo vệ những thông tin ấy. Những nguồn lực ấy có thể là: tự xây dựng hoặc mua các phần mềm bảo mật, phần cứng, các thiết bị bảo vệ ... 1.7.5 Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện thương mại điện tử là khâu thanh toán. Sự phát triển của hoạt động thanh toán trong thương mại điện tử đã giúp cho hoạt động thương mại trở lên dễ dàng và là một chu trình khép kín. Thanh toán điện tử có sử dụng đến các phương tiện điện tử kết nối mạng viễn thông cho nên thanh toán trong thương mại điện tử cũng có những đặc thù riêng, trong đó hoạt động thanh toán điện tử không nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng hay tổ chức tài chính truyền thống mà có thể thông qua một tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng. Thanh toán điện tử phát triển giúp đẩy nhanh hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia với nhau, không chỉ trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn thúc đẩy hoạt động mua bán giữa các cá nhân với nhau. Hiện nay hoạt động thanh toán điện tử rất phát triển tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada. 1.7.6 Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp Mọi hoạt động trong đời sống kinh tế muốn phát triển đều phải có chiến lược cụ thể cho từng bước đi. Vậy muốn phát triển thương mại điện tử thì trước hết doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể. Để xây dựng một chiến lược thương mại điện tử thành công trước hết phải xây dựng một chiến lược Page | 17
- 18 Thương Mại Điện Tử cho phát triển công nghệ thông tin, mà ở đây chính là xây dựng cở sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn lực cho nghành công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại điện tử. Phần lớn các giao dịch thương mại điện tử chủ yếu là thực hiện qua internet thông qua các website. Do vậy để phát triển thương mại điện tử, trước hết các doanh nghiệp cần phải có chiến lược xây dựng và quảng bá website. Ngoài ra các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng cần phải xác định được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh hiệu quả sao cho phù hợp với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp. Ví dụ như xác định xem là doanh nghiệp sẽ hướng tới mô hình hoạt động đấu giá C2C( ebay.com) hay hướng tới mô hình hoạt động bán hàng trực tuyến B2C ( Amazon.com) , B2B( Dell.com).... 1.7.7 Xây dựng nguồn nhân lực cho TMĐT So với nhiều hoạt động kinh tế thì thương mại điện tử còn rất non trẻ. Thương mại điện tử mới chỉ hình thành trong khoảng 20 năm trở lại đây. Chính vì lẽ đó mà xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử là rất cần thiết. Nguồn nhân lực cho lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi không chỉ nẵm vững kiến thức về kinh tế mà còn cần phải nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin. Page | 18
- 19 Thương Mại Điện Tử CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Khái niệm thương mại điện tử là gì? Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử ngày nay mà bạn biết là gì? Câu 2: Phân tích các đặc điểm của thương mại điện tử. Câu 3: Phân tích các mô hình thương mại điện tử phổ biết nhất hiện nay. Trong các mô hình thương mại điện tử hiện nay, hãy cho biết mô hình nào hiện nay đang được các doanh nghiệp lựa chọn? tại sao? Câu 4: Hãy phân loại thương mại điện tử? Hãy phân tích tác động của thương mại điện tử đến các hoạt động doanh nghiệp. Page | 19
- 20 Thương Mại Điện Tử BÀI 2: SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về sàn TMĐT - Trình bày được ưu nhược điểm của sàn TMĐT - Đăng ký bán hàng được trên 3 sàn TMĐT lớn - Biết được cách đăng bán hàng hiệu quả trên sàn Thương mại điện tử 2.1 Khái niệm sàn TMĐT Sàn TMĐT là Website cho phép các cá nhân, tổ chức không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể bán hàng và cung cấp dịch vụ trên đó. Nói cách khác, đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trực tuyến của nhiều nhà bán hàng trên cùng một website. Sàn thương mại điện tử ra đời song song với sự phát triển của công nghệ Internet, là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn còn doanh nghiệp thì tiếp cận được nhiều khách hàng hơn Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ và sôi động. Những “ông lớn” như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… liên tục đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để thu hút lẫn người bán và người mua. Trên Website sẽ hiển thị mọi thông tin về sản phẩm, giá bán, liên hệ… để tạo ra một môi trường công bằng cho các bên kinh doanh. 2.2 Ưu điểm và nhược điểm bán hàng trên sàn TMĐT 2.2.1 Ưu điểm Mở rộng thị trường : Lợi thế lớn nhất của thương mại điện tử là tiếp cận thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế bởi vị trí địa lý. Họ có thể phục vụ khách hàng ở bất cứ nơi đâu. Hơn nữa, lượng người dùng Smartphone chiếm tỉ trọng cao đã thúc đẩy các giao dịch điện tử tăng mạnh. Hoạt động bán hàng online vì thế càng phá vỡ mọi giới hạn thời gian và không gian. Từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Tiện ích trong bán sản phẩm : Lợi ích của thương mại điện tử đó là không cần phải đến cửa hàng trực tiếp. Khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà, dùng máy tính hoặc Smartphone là có thể mua được hàng. Chủ cửa hàng chỉ việc đăng sản phẩm, chat (nếu có), tập trung tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho sản phẩm của mình, sau khi nhận được đơn sẽ gói hàng và chờ nhận tiền, còn lại như việc quảng bá, bám đuôi khách hàng (remarketing, tiếp thị lại) tiếp cận các khách hàng đang tìm kiếm hoặc đã xem sản phẩm của bạn, vận chuyển, thu tiền sẽ được đội ngũ nhân sự của sàn TMĐT sẽ lo tất. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh còn có thể chọn hiển thị sản phẩm theo vị trí địa lý và sở thích khách hàng để dễ so sánh, lựa chọn, tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Page | 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SSL - Giải pháp hỗ trợ thương mại điện tử
6 p | 347 | 137
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1
248 p | 89 | 37
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 2
353 p | 72 | 29
-
Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề Tin học ứng dụng - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
90 p | 38 | 18
-
Secure Socket Layer: Giải pháp kỹ thuật hỗ trợ thương mại điện tử?
8 p | 83 | 14
-
Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
73 p | 31 | 14
-
Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
83 p | 46 | 13
-
Giáo trình Java (Tập 2): Phần 2
429 p | 51 | 12
-
Giáo trình Xây dựng web thương mại điện tử bằng Joomla (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
183 p | 30 | 11
-
Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 8: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thương mại điện tử
49 p | 116 | 11
-
Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
61 p | 30 | 11
-
Kiến trúc .NET trong mô hình ứng dụng thương mại điện tử
3 p | 99 | 9
-
Giáo trình Mạng máy tính (Ngành: Thương mại điện tử - Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
90 p | 29 | 9
-
Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
95 p | 19 | 9
-
Giáo trình Thương mại điện tử (Nghề: Tin học ứng dụng - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
52 p | 26 | 8
-
Một số phương pháp gợi ý và ứng dụng trong thương mại điện tử
15 p | 41 | 3
-
Các nguyên tắc doanh nghiệp thương mại điện tử cần tuân thủ
2 p | 42 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn