Giáo Trình tin học căn bản - ĐH Marketing
lượt xem 84
download
Trong ngữ cảnh của ngành khoa học máy tính, người ta quan niệm rằng dữ liệu là các con số, chữ cái, hình ảnh, âm thanh,… mà máy tính có thể tiếp nhận và xử lý. Bản thân từng dữ liệu rời rạc thường không có ý nghĩa với con người. 1. Thông tin (Information) Thông tin là tất cả những gì mà con người có thể cảm nhận được một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua các giác quan của mình (khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác, thị giác và giác quan thứ 6) và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo Trình tin học căn bản - ĐH Marketing
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản Giáo trình TIN HỌC CĂN BẢN Trường đại học Marketing Trang : 1
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản MỤC LỤC GIÁO TRÌNH........................................................................................................................................1 TIN HỌC CĂN BẢN...........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ MÁY TÍNH.........................................................3 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.............................................................................................3 II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ........................................................5 III. PHÂN LOẠI MÁY TÍNH ...................................................................................................14 IV. MÁY VI TÍNH ( MICRO COMPUTER ) .........................................................................16 CHƯƠNG 2 : BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRÊN MÁY TÍNH.....................................................34 I. PHÂN LOẠI THÔNG TIN...................................................................................................................34 II. HỆ ĐẾM..................................................................................................................................35 III. BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRÊN MÁY TÍNH..................................................................45 CHƯƠNG 3 HỆ ĐIỀU HÀNH..........................................................................................................51 I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂNCỦA HỆ ĐIỀU HÀNH.................................................................51 II. CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH........................................................53 III. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH...................................................................53 IV. CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH.............................................................................................55 V. PHÂN LOẠI HỆ ĐIỀU HÀNH.............................................................................................60 CHƯƠNG 4 : HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP...........................................................................63 I. TỔNG QUÁT VỀ WINDOWS ..............................................................................................63 II. MÀN HÌNH LÀM VIỆC VÀ CÁC THAO TÁC CƠ BẢN................................................69 III. QUY ƯỚC VỀ TẬP TIN VÀ THƯ MỤC TRONG WINDOWS ...................................77 IV. CHƯƠNG TRÌNH WINDOWS ......................................................................................... 80 V. WINDOWS EXPLORER.......................................................................................................86 VI. CÁC PHẦN MỀM NÉN FILE.............................................................................................92 VII. TẬP TIN PDF...................................................................................................................... 97 CHƯƠNG 5 : BỘ GÕ TIẾNG VIỆT.............................................................................................100 CHƯƠNG 6 : XỬ LÝ VĂN BẢN MICROSOFT WORD..........................................................102 I. ĐẠI CƯƠNG VỀ MICROSOFT WORD........................................................................... 102 II. ĐỊNH DẠNG TÀI LIỆU.....................................................................................................111 III. MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN THÔNG DỤNG.............................126 IV. PHÂN TRANG, SỐ TRANG. TIÊU ĐỀ ĐẦU TRANG VÀ CUỐI TRANG .................................138 V. MỘT SỐ CHỨC NĂNG HIỆU CHỈNH VĂN BẢN...............................................................142 VI. ĐIỂM CANH CỘT (TAB STOP).................................................................................................. 149 VII. BẢNG (TABLE).....................................................................................................................151 VIII. TEXTBOX,AUTOSHAPE, PICTURE, WORDART, FOOTNOTE, EQUATION ...............157 IX. KIỂU TRÌNH BÀY (STYLE) VÀ BẢNG MỤC LỤC ...................................................165 X. TRỘN IN THƯ (MAIL MERGE)...................................................................................... 168 Trang : 2
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản Chương 1 :GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ MÁY TÍNH I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Dữ liệu (Data) Trong ngữ cảnh của ngành khoa học máy tính, người ta quan niệm rằng dữ liệu là các con số, chữ cái, hình ảnh, âm thanh,… mà máy tính có thể tiếp nhận và xử lý. Bản thân từng dữ liệu rời rạc thường không có ý nghĩa với con người. 2. Thông tin (Information) Thông tin là tất cả những gì mà con người có thể cảm nhận được một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua các giác quan của mình (khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác, thị giác và giác quan thứ 6) và các phương tiện kỹ thuật. Thông tin đối với con người luôn có một ý nghĩa nào đó. Với phương tiện máy tính (mà cụ thể là các thiết bị đầu ra), con người sẽ tiếp thu được một phần dữ liệu có ý nghĩa đối với mình. Nếu so về số lượng, dữ liệu thường nhiều hơn thông tin. TRI THỨC Mức độ trừu tượng THÔNG TIN DỮ LIỆU Số lượng Cũng có thể quan niệm thông tin là quan hệ giữa các dữ liệu. các dữ liệu này được sắp xếp theo một thứ tự hay được tập hợp lại theo một quan hệ nào đó sẽ chứa đựng thông tin. Nếu những quan hệ này được chỉ ra một cách rõ ràng thì đó là các tri thức. 3. Tri thức (knowdegle) Tri thức là một khái niệm rất trừu tượng, do đó chúng ta sẽ không cố gắng đưa ra một định nghĩa hình thức chính xác ở đây. Trang : 3
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản Nhà bác học nổi tiếng Karan Sing đã từng nói rằng “ Chúng ta đang ngập chìm trong biển thông tin nhưng lại đang khát tri thức “. Câu nói này làm nổi bật sự khác biệt về lượng lẫn về chất giữa hai khái niệm thông tin và tri thức. Trong toán học, bản thân từng con số riêng lẻ như 1,1,3,5,8,13,… là các dữ liệu. Tuy nhiên, khi đặt chúng lại với nhau theo một trật tự như dưới đây thì giữa chúng đã bắt đầu có một mối liên hệ. Dữ liệu : 1 , 1 , 2 , 3 , 5 , 8 , 13 , … Mối liên hệ này có thể được biểu diễn bằng công thức sau : Un = Un1 + Un2 Công thức nêu trên chính là tri thức. Trong vật lý, bảng sau đây cho chúng ta biết số đo về điện trở (R), điện thế (U) và cường độ dòng điện (I) trong một mạch điện : I U R 5 10 2 2.5 20 8 4 12 3 7.3 14.6 2 Bản thân những con số trong các cột của bảng trên không có mấy ý nghĩa nếu ta tách rời chúng ra. Nhưng khi đặt kế nhau, chúng đã cho thấy có một sự liên hệ nào đó. Và mối liên hệ này có thể được diễn tả bằng công thức đơn giản sau : U I= R Công thức này là tri thức. Trong cuộc sống hàng ngày, người nông dân vẫn quan sát thấy các hiện tượng nắng, mưa, râm và chuồn chuồn bay. Rất nhiều lần quan sát, họ đã có nhận xét như sau : “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm “. Lời nhận xét trên là tri thức. Như vậy so với dữ liệu thì tri thức có số lượng ít hơn rất nhiều. thuật ngữ ít ở đây không chỉ đơn giản là một dấu nhỏ hơn bình thường mà là sự kết tinh hoặc cô đọng lại. Chúng ta hãy hình dung dữ liệu như là những điểm trên mặt phẳng còn tri thức chính là phương trình của đường cong nối tất cả những điểm này lại. Chỉ cần một phương trình Trang : 4
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản đường cong ta có thể biểu diễn được vô số diểm. Cũng vậy, chúng ta cần có những kinh nghiệm, nhận xét từ hàng đống số liệu thống kê, nếu không, chúng ta sẽ ngập chìm trong biển thông tin như nhà bác học Karan Sing đã cảnh báo. 4. Tin học (Informatics) Tin học (Informatics) được định nghĩa là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và kỹ thuật xử lý thông tin tự động. Công cụ chủ yếu của tin học là máy tính điện tử và các thiết bị truyền tin khác. Việc nghiên cứu chính của tin học nhắm vào 2 kỹ thuật phát triển song song : - Kỹ thuật phần cứng (hardware engineering): nghiên cứu chế tạo các thiết bị, linh kiện điện tử, công nghệ vật liệu mớ1... hỗ trợ cho máy tính và mạng máy tính đẩy mạnh khả năng xử lý toán học và truyền thông thông tin. - Kỹ thuật phần mềm (software engineering): nghiên cứu phát triển các hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình cho các bài toán khoa học kỹ thuật, mô phỏng, điều khiển tự động, tổ chức dữ liệu và quản lý hệ thống thông tin. II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Trong suốt giai đoạn phát triển của máy tính điện tử, người ta đã thiết kế và chế tạo hàng trăm loại máy tình khác nhau. Hàu hết đã bị lãng quên, nhưng một số có tác độ lớn đến những ý tưởng đương đại. trong phần này chúng ta sẽ khái quát mộ số giai đoạn phát triển chủ yếu nhằm hiểu rõ hơn việc làm sao chúng ta có được như ngày hôm nay. 1. Thế hệ thứ 0 – Máy tính cơ khí (1642 1945) Người đầu tiên chế tạo máy tính là nhà khoa học Pháp Blaise Pascal (1623 1662). Ông chế tạo năm 1642 lúc 19 tuổi để giúp cho cha ông thu thuế cho chính phủ Pháp. Nó hoàn tón mang tính cơ học, sử dụng bánh răng và vận hành qua cần khuỷu quay tay. Chiếc máy này chỉ thực hiên được phép cộng và trừ. 30 năm sau, nhà toán học Đức vĩ đại Baron Gottfried Wilhelm Von Leibniz (16461716) đã chế tạo ra máy tính cơ học khác có khả năng tính đươc phép nhân, chia nữa. (cách đây 3 thế kỷ, Leibniz đã chế tạo chiếc máy tương đương máy tính bỏ túi 4 chức năng). Trang : 5
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản Charles Babbage(17921871) – môt giáo sư toán học ở trường đại học tổng hợp Camridge đã thiết kế và chế tạo chiếc máy tính thực hiện các phép tính như máy của Pascal để tính các bảng số sử dụng trong hải quân. Chiếc máy này được thiết kế để chạy một thuật toán duy nhất – phương pháp sai phân hữu hạn sử dụng đa thức. Đặc điểm đáng chú ý nhất của chiếc máy này là phương pháp đưa số liệu ra ngoài: nó đục kết quả lên một tấm đồng. Đó là dấu hiệu của các thiết bị ghi được một lần (write once) sau này như bìa đục lỗ, đĩa quang, … Babbage đã lao vào nghiên cứu cải tiến nó và cho ra đời chiếc máy mới, ông gọi là máy phân tích (Analitical Engine) bao gồm 4 phần sau : • “ the store ” : bộ nhớ của máy . • “ the mill ” : đơn vị tính toán . • “ the input section “ : thiết bị vào (máy đọc bìa đục lỗ) . • “ the output section “ : thiết bị ra (thiết bị đục bìa) . Đơn vị tính toán nhận các toán hạng từ bộ nhớ; công , trừ, nhân hay chia chúng rồi lại gởi kết quả ra bộ nhớ. Máy đọc các lệnh từ bìa đục lỗ rồi thực hiện lệnh do đó nó có thể thực hiện được các công việc tính toán khác nhau. Do đó nó đa năng. Chương trình ghi (đục) trên các bìa chính là các “phần mềm” cho máy. Tư tưởng của Babbage vượt quá xa thời đại của ông, có thể nói rằng Babbage là ông tổ của máy tính số hiện đại. 2. Thế hệ thứ 1 – Máy tính dùng đèn điện tử (19451955) a. Máy tính ENIAC Máy ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer), do John Mauchly và John Presper Eckert (đại học Pensylvania, Mỹ) thiết kế và chế tạo, là chiếc máy số hoá điện tử đa năng đầu tiên trên thế giới. Nguồn gốc: Dự án chế tạo máy ENIAC được bắt đầu vào năm 1943. Đây là một nỗ lực nhằm đáp ứng yêu cầu thời chiến của BRL (Ballistics Research Laboratory – Phòng nghiên cứu đạn đạo quân đội Mỹ) trong việc tính toán chính xác và nhanh chóng các bảng số liệu đạn đạo cho từng loại vũ khí mới. Trang : 6
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản Số liệu kỹ thuật: ENIAC là một chiếc máy khổng lồ với hơn 18000 bóng đèn chân không, nặng hơn 30 tấn, tiêu thụ một lượng điện năng vào khoảng 140kW và chiếm một diện tích xấp xỉ 1393 m 2. Mặc dù vậy, nó làm việc nhanh hơn nhiều so với các loại máy tính điện cơ cùng thời với khả năng thực hiện 5000 phép cộng trong một giây đồng hồ. Điểm khác biệt giữa ENIAC & các máy tính khác : ENIAC sử dụng hệ đếm thập phân chứ không phải nhị phân như ở tất cả các máy tính khác. Với ENIAC, các con số được biểu diễn dưới dạng thập phân và việc tính toán cũng được thực hiện trên hệ thập phân. Bộ nhớ của máy gồm 20 "bộ tích lũy", mỗi bộ có khả năng lưu giữ một số thập phân có 10 chữ số. Mỗi chữ số được thể hiện bằng một vòng gồm 10 đèn chân không, trong đó tại mỗi thời điểm, chỉ có một đèn ở trạng thái bật để thể hiện một trong mười chữ số từ 0 đến 9 của hệ thập phân. Việc lập trình trên ENIAC là một công việc vất vả vì phải thực hiện nối dây bằng tay qua việc đóng/mở các công tắc cũng như cắm vào hoặc rút ra các dây cáp điện. Với sự ra đời và thành công của máy ENIAC , năm 1946 được xem như năm mở đầu cho kỷ nguyên máy tính điện tử, kết thúc sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học đã kéo dài trong nhiều năm liền trước đó. b.Máy tính von Neumann Như đã đề cập ở trên, việc lập trình trên máy ENIAC là một công việc rất tẻ nhạt và tốn kém nhiều thời gian. Công việc này có lẻ sẽ đơn giản hơn nếu chương trình có thể được biểu diễn dưới dạng thích hợp cho việc lưu trữ trong bộ nhớ cùng với dữ liệu cần xử lý. Khi đó máy tính chỉ cần lấy chỉ thị bằng cách đọc từ bộ nhớ, ngoài ra chương trình có thể được thiết lập hay thay đổi thông qua sự chỉnh sửa các giá trị lưu trong một phần nào đó của bộ nhớ. Ý tưởng này, được biết đến với tên gọi "khái niệm chương trình được lưu trữ", do nhà toán học John von Neumann, một cố vấn của dự án ENIAC, đưa ra ngày 8/11/1945, trong một bản đề xuất về một loại máy tính mới có tên gọi EDVAC (Electronic Discrete Variable Computer). Máy tính này cho phép nhiều thuật toán khác nhau có thể được tiến hành trong máy tính mà không cần phải nối dây lại như máy ENIAC. Trang : 7
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản c. Máy tính IAS Tiếp tục với ý tưởng của mình, vào năm 1946, von Neuman cùng các đồng nghiệp bắt tay vào thiết kế một máy tính mới có chương trình được lưu trữ với tên gọi IAS (Institute for Advanced Studies) tại học viện nghiên cứu cao cấp Princeton, Mỹ. Mặc dù mãi đến năm 1952 máy IAS mới được hoàn tất, nó vẫn là mô hình cho tất cả các máy tính đa năng sau này. Cấu trúc tổng quát của máy IAS, như được minh họa trên hình 2.1, gồm có : Một bộ nhớ chính để lưu trữ dữ liệu và chương trình. Một đơn vị số học – luận lý (ALU – Arithmetic and Logic Unit) có khả năng thao tác trên dữ liệu nhị phân. Một đơn vị điều khiển có nhiệm vụ thông dịch các chỉ thị trong bộ nhớ và làm cho chúng được thực thi. Thiết bị nhập/xuất được vận hành bởi đơn vị điều khiển. Hầu hết các máy tính hiện nay đều có chung cấu trúc và chức năng tổng quát như trên. Do vậy chúng còn có tên gọi chung là các máy von Neumann. Hình 2.1 Cấu trúc của máy IAS 3. Thế hệ thứ 2 – Máy tính dùng Transistor ( 1955 – 1965 ) : Sự thay đổi đầu tiên trong lĩnh vực máy tính điện tử xuất hiện khi có sự thay thế đèn chân không bằng đèn bán dẫn. Đèn bán dẫn nhỏ hơn, rẻ hơn, tỏa nhiệt ít hơn trong khi vẫn có thể được sử dụng theo cùng cách thức của đèn chân không để tạo nên máy tính. Không như đèn chân không vốn đòi hỏi phải có dây, có bảng kim loại, có bao thủy tinh và chân không, đèn bán dẫn là thiết bị ở trạng thái rắn được chế tạo từ silicon có nhiều trong cát tự nhiên. Trang : 8
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản Đèn bán dẫn là phát minh lớn của phòng thí nghiệm Bell Labs trong năm 1947. Nó đã tạo ra một cuộc cách mạng điện tử trong những năm 50 của thế kỷ 20. Dù vậy, mãi đến cuối những năm 50, các máy tính bán dẫn hóa hoàn toàn mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường máy tính. Việc sử dụng đèn bán dẫn trong chế tạo máy tính đã xác định thế hệ máy tính thứ hai, với đại diện tiêu biểu là máy PDP1 của công ty DEC (Digital Equipment Corporation) và IBM 7094 của IBM. DEC được thành lập vào năm 1957 và cũng trong năm đó cho ra đời sản phẩm đầu tiên của mình là máy PDP1 như đã đề cập ở trên. Đây là chiếc máy mở đầu cho dòng máy tính mini của DEC, vốn rất phổ biến trong các máy tính thế hệ thứ ba. 4. Thế hệ thứ 3 – Máy tính dùng mạch tích hợp ( 1965 – 1980 ) : Sự phát minh ra mạch tích hợp vào năm 1958 đã cách mạng hóa điện tử và bắt đầu cho kỷ nguyên vi điện tử với nhiều thành tựu rực rỡ. Mạch tích hợp chính là yếu tố xác định thế hệ thứ ba của máy tính. a. Vi điện tử Kể từ buổi ban đầu của điện tử số và công nghiệp máy tính, mọi người đã có một khuynh hướng nhất quán và vững chắc trong việc thu nhỏ kích thước các mạch điện tử số. Trước khi xem xét những lợi ích do khuynh hướng này mang lại, chúng ta cần tìm hiểu đôi chút về bản chất của điện tử số. Các phần tử cơ bản của một máy tính số, như chúng ta đã biết, phải thực hiện các chức năng lưu trữ, di chuyển, xử lý, và điều khiển. Chỉ có hai kiểu phần tử cơ sở cần thiết là cổng và ô nhớ, như được chỉ ra trong hình bên dưới. Các phần tử cơ bản của một máy tính Cổng là một thiết bị cài đặt một hàm luận lý hay Boolean đơn giản, chẳng hạn như NẾU A VÀ B LÀ ĐÚNG THÌ C LÀ ĐÚNG (cổng AND). Những thiết bị như thế Trang : 9
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản được gọi là cổng vì chúng điều khiển luồng dữ liệu gần giống với cách hoạt động của những cổng tại các kênh đào. Ô nhớ là một thiết bị có thể lưu trữ một bit dữ liệu; tức là nó có thể ở một trong hai trạng thái tại một thời điểm bất kỳ. Bằng cách liên kết một lượng lớn những thiết bị cơ sở này, chúng ta có thể xây dựng được một máy tính. Chúng ta có thể liên hệ điều này với bốn chức năng cơ bản của máy tính như sau: Lưu trữ dữ liệu: do ô nhớ cung cấp. Xử lý dữ liệu: do cổng cung cấp. Di chuyển dữ liệu: đường đi giữa các thành phần được sử dụng để di chuyển dữ liệu từ ô nhớ này sang ô nhớ khác và từ ô nhớ qua cổng đến ô nhớ khác. Điều khiển: đường đi giữa các thành phần có thể được sử dụng để mang chuyển tín hiệu điều khiển. Lấy ví dụ, một cổng sẽ có một hoặc hai bộ nhập dữ liệu cộng với một tín hiệu điều khiển cho phép kích hoạt cổng. Khi tín hiệu điều khiển là BẬT, cổng sẽ thực hiện chức năng của nó trên dữ liệu nhập và cho ra dữ liệu xuất. Một cách tương tự, ô nhớ sẽ lưu bit được nhập vào khi tín hiệu điều khiển ghi WRITE là BẬT và sẽ đặt bit đó trên bộ xuất khi tín hiệu đọc READ là BẬT. Do đó, máy tính sẽ bao gồm các cổng, các ô nhớ, cũng như thành phần liên kết chúng. Cổng và ô nhớ lại được tạo nên từ những thành phần điện tử số đơn giản. Mặc dù công nghệ bán dẫn đã được giới thiệu trong các máy tính thế hệ thứ hai, nhiều bài toán vẫn còn tồn tại. Các đèn bán dẫn được đặt riêng lẻ trong các gói và được liên kết lại trên những bảng mạch in thông qua các dây rời rạc. Đây là một quá trình phức tạp, tốn thời gian và dễ có lỗi. Công nghệ mạch tích hợp khai thác sự kiện là những thành phần như thế (đèn bán dẫn, điện trở, và chất dẫn điện) có thể làm hàng loạt từ một chất bán dẫn như silicon. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đèn bán dẫn có thể được tạo ra cùng một lúc trên một vỉ silicon. Mỗi vỉ silicon mỏng được chia thành một ma trận các vùng con có kích thước độ vài milimet vuông. Một mẫu mạch đồng nhất sẽ được tạo ra trên từng vùng con này và sau đó vỉ được cắt ra thành các chip. Mỗi chip có nhiều cổng và một số điểm tiếp xúc nhập/xuất. Chip sẽ được đóng gói và gắn thêm chân để có thể gắn vào các thiết bị khác. Một số gói chip này sẽ được nối kết lại trên một bảng mạch in để sản xuất ra các mạch phức tạp hơn nữa. Vào lúc ban đầu, chỉ có một số ít cổng hay ô nhớ có thể được sản xuất và đóng gói lại với nhau một cách đáng tin cậy. Những mạch tích hợp ban đầu này được đề cập đến với tên gọi tích hợp mức nhỏ. Dần dần người ta đã có thể đặt nhiều thành phần hơn trên cùng một chip. Bắt đầu ở mức đơn vị vào năm 1959, số thiết bị trên Trang : 10
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản mỗi chip đã gia tăng gấp đôi hàng năm trong những năm 1960. Đến những năm 70, tốc độ này có giảm xuống, nhưng vẫn còn ở mức đáng lưu ý là tăng gấp 4 lần trong khoảng ba năm một. Mức phát triển này tồn tại cho đến đầu những năm 1990, khi tác động của những giới hạn về vật lý một lần nữa làm chậm mức độ tăng trưởng của các thành phần trên một chip. Tuy nhiên, theo các dự đoán lạc quan hơn, tích hợp ở mức giga (GSI) – một tỉ thành phần trên một chip – sẽ đạt được trong vòng một vài năm sắp đến. Đối với nhà sản xuất máy tính, việc sử dụng nhiều IC được đóng gói mang lại nhiều điểm có ích như sau: Giá chip gần như không thay đổi trong quá trình phát triển nhanh chóng về độ trù mật của các thành phần trên chip. Điều này có nghĩa là giá cả cho các mạch nhớ và luận lý giảm một cách đáng kể. Vì những thành phần luận lý và ô nhớ được đặt gần nhau hơn trên các chip được đóng gói dày đặc, đường đi điện tử sẽ ngắn hơn dẫn đến việc gia tăng tốc độ vận hành. Máy tính sẽ trở nên nhỏ hơn, tiện lợi hơn để bố trí vào các loại môi trường khác nhau. Có sự giảm thiểu trong những yêu cầu về bộ nguồn và thiết bị làm mát hệ thống. Sự liên kết trên mạch tích hợp đáng tin cậy hơn trên các nối kết hàn. Với nhiều mạch trên mỗi chip, sẽ có ít sự nối kết liên chip hơn. b.Máy IBM System/360 : Máy IBM System/360 được IBM đưa ra vào năm 1964 là họ máy tính công nghiệp đầu tiên được sản xuất một cách có kế hoạch. Khái niệm họ máy tính bao gồm các máy tính tương thích nhau là một khái niệm mới và hết sức thành công. Các đặc điểm của một họ máy như vậy gồm: Tập chỉ thị đồng nhất hay tương tự: Trong nhiều trường hợp, một tập chỉ thị máy chung được sử dụng cho toàn bộ các thành viên của họ máy. Do vậy, Trang : 11
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản một chương trình nếu có thể thực thi được trên một máy thì cũng sẽ thực thi được trên những máy khác cùng họ với nó. Trong một số trường hợp, thành viên ở mức thấp nhất của họ máy có tập chỉ thị là tập con của tập chỉ thị có trong thành viên ở mức cao nhất, và do vậy chương trình có thể tương thích lên chứ không tương thích xuống. Hệ điều hành đồng nhất hay tương tự: Một hệ điều hành chung sẽ được sử dụng cho tất cả các thành viên của họ máy. Trong một số trường hợp, một số chức năng phụ sẽ được đưa vào các thành viên mức cao. Gia tăng tốc độ: Tốc độ thực thi chỉ thị gia tăng từ thành viên mức thấp đến thành viên mức cao trong cùng một họ. Gia tăng số cổng nhập/xuất: Đi từ thành viên mức thấp đến thành viên mức cao trong cùng một họ. Gia tăng kích thước bộ nhớ: Đi từ thành viên mức thấp đến thành viên mức cao trong cùng một họ. Gia tăng chi phí: Đi từ thành viên mức thấp đến thành viên mức cao trong cùng một họ. Họ máy IBM System/360 không những đã quyết định tương lai về sau của IBM mà còn có một ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ ngành công nghiệp máy tính. Nhiều đặc trưng của họ máy này đã trở thành tiêu chuẩn cho các máy tính lớn khác. c. Máy DEC PDP8 Trong lúc IBM giới thiệu máy System/360 thì DEC (Digital Equipment Corporation's) cho ra đời một hiện tượng khác trong ngành công nghiệp máy tính. Đó là máy PDP8. Vào lúc một máy tính cỡ trung cũng đòi hỏi một phòng có điều hòa không khí, máy PDP8 đủ nhỏ để có thể đặt trên một chiếc ghế dài vốn thường gặp trong phòng thí nghiệm hoặc để kết hợp vào trong các thiết bị khác. Nó có thể thực hiện mọi công việc của một máy tính lớn với giá chỉ có 16000 đô la Mỹ, so với số tiền lên đến hàng trăm ngàn đô la để mua được một chiếc máy System/360 của IBM. Tương phản với kiến trúc chuyển trung tâm được IBM sử dụng cho các hệ thống 700/7000 và 360, các kiểu sau này của máy PDP8 đã sử dụng một cấu trúc rất phổ dụng hiện nay cho các máy mini và vi tính: cấu trúc đường truyền. Trang : 12
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản Hình 2.7 minh họa cấu trúc này. Đường truyền PDP8, được gọi là Omnibus, gồm 96 đường tín hiệu riêng biệt, được sử dụng để mang chuyển tín hiệu điều khiển, địa chỉ và dữ liệu. Do tất cả các thành phần hệ thống đều dùng chung một tập hợp các đường tín hiệu, việc sử dụng chúng phải được CPU điều khiển. Kiến trúc này có độ linh hoạt cao, cho phép các module được gắn vào đường truyền để tạo ra rất nhiều cấu hình khác nhau. Hình 2.7 Cấu trúc đường truyền PDP-8 5. Thế hệ thứ 4 Máy tính dùng mạch tích hợp mật độ cao (1980 199?) Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, mức độ cho ra đời các sản phẩm mới ở mức cao, cũng như tầm quan trọng của phần mềm, của truyền thông và phần cứng, việc phân loại máy tính theo thế hệ trở nên kém rõ ràng và ít có ý nghĩa như trước đây. a. Bộ nhớ bán dẫn Vào khoảng những năm 50 đến 60 của thế kỷ này, hầu hết bộ nhớ máy tính đều được chế tạo từ những vòng nhỏ làm bằng vật liệu sắt từ, mỗi vòng có đường kính khoảng 1/16 inch. Các vòng này được treo trên các lưới ở trên những màn nhỏ bên trong máy tính. Khi được từ hóa theo một chiều, một vòng (gọi là một lõi) biểu thị giá trị 1, còn khi được từ hóa theo chiều ngược lại, lõi sẽ đại diện cho giá trị 0. Bộ nhớ lõi từ kiểu này làm việc khá nhanh. Nó chỉ cần một phần triệu giây để đọc một bit lưu trong bộ nhớ. Nhưng nó rất đắt tiền, cồng kềnh, và sử dụng cơ chế hoạt động loại trừ: một thao tác đơn giản như đọc một lõi sẽ xóa dữ liệu lưu trong lõi đó. Do vậy cần phải cài đặt các mạch phục hồi dữ liệu ngay khi nó được lấy ra ngoài. Năm 1970, Fairchild chế tạo ra bộ nhớ bán dẫn có dung lượng tương đối đầu tiên. Chip này có kích thước bằng một lõi đơn, có thể lưu 256 bit nhớ, hoạt động không theo cơ chế loại trừ và nhanh hơn bộ nhớ lõi từ. Nó chỉ cần 70 phần tỉ giây để đọc ra một bit dữ liệu trong bộ nhớ. Tuy nhiên giá thành cho mỗi bit cao hơn so với lõi từ. Kể từ năm 1970, bộ nhớ bán dẫn đã đi qua tám thế hệ: 1K, 4K, 16K, 64K, 256K, 1M, 4M, và giờ đây là 16M bit trên một chip đơn (1K = 210, 1M = 220). Mỗi thế hệ cung Trang : 13
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản cấp khả năng lưu trữ nhiều gấp bốn lần so với thế hệ trước, cùng với sự giảm thiểu giá thành trên mỗi bit và thời gian truy cập. b.Bộ vi xử lý : Vào năm 1971, hãng Intel cho ra đời chip 4004, chip đầu tiên có chứa tất cả mọi thành phần của một CPU trên một chip đơn. Kỷ nguyên bộ vi xử lý đã được khai sinh từ đó. Chip 4004 có thể cộng hai số 4 bit và nhân bằng cách lập lại phép cộng. Theo tiêu chuẩn ngày nay, chip 4004 rõ ràng quá đơn giản, nhưng nó đã đánh dấu sự bắt đầu của một quá trình tiến hóa liên tục về dung lượng và sức mạnh của các bộ vi xử lý. Bước chuyển biến kế tiếp trong quá trình tiến hóa nói trên là sự giới thiệu chip Intel 8008 vào năm 1972. Đây là bộ vi xử lý 8 bit đầu tiên và có độ phức tạp gấp đôi chip 4004. Đến năm 1974, Intel đưa ra chip 8080, bộ vi xử lý đa dụng đầu tiên được thiết kế để trở thành CPU của một máy vi tính đa dụng. So với chip 8008, chip 8080 nhanh hơn, có tập chỉ thị phong phú hơn và có khả năng định địa chỉ lớn hơn. Cũng trong cùng thời gian đó, các bộ vi xử lý 16 bit đã bắt đầu được phát triển. Mặc dù vậy, mãi đến cuối những năm 70, các bộ vi xử lý 16 bit đa dụng mới xuất hiện trên thị trường. Sau đó đến năm 1981, cả Bell Lab và Hewlettpackard đều đã phát triển các bộ vi xử lý đơn chip 32 bit. Trong khi đó, Intel giới thiệu bộ vi xử lý 32 bit của riêng mình là chip 80386 vào năm 1985. 6. Thế hệ thứ 5 (1990 đến nay) Bắt đầu có các nghiên cứu tạo ra các máy tính mô phỏng các hoạt động của não bộ và hành vi con người, có trí khôn nhân tạo với khả năng tự suy diễn phát triển các tình huống nhận được và những hệ quản lý kiến thức cơ sở để giải quyết các bài toán đa dạng. III. PHÂN LOẠI MÁY TÍNH 1. Phân loại theo nguyên lý làm việc • Máy tính số (Digital Computer) : là loại máy tính sử dụng các đại lượng vật lý biến thiên rời rạc (dạng số) để biểu diễn các đại lượng cần tính toán. • Máy tính tương tự (Analog Computer) : là loại máy tính sử dụng các đại lượng vật lý biến thiên liên tục để biểu diễn các đại lượng cần tính toán. Đại lượng vật lý đó thường là điện áp hay dòng điện. Trang : 14
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản • Máy tính lai (Hybrid Computer) : là loại máy tính kết hợp cả hai nguyên lý số và tương tự, trong hệ thống này có một nửa là số và một nửa là tương tự. 2. Phân loại theo khả năng tính toán Supercomputer : đây là những máy tính được thiết kế đăc biệt để đạt tốc độ thực hiện các tính dấu phẩy động cao nhất có thể được. Chúng thường có kiến trúc song song, chỉ hoạt động có hiệu quả cao trong một số lĩnh vực. Mainframe : là các máy tính điện tử có kích thước lớn chiếm nhiều không gian. Chúng có năng lực rất lớn vá có thể xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ và giá thành của máy cũng rất đắt. Thường sử dụng trong chế độ các công việc sắp theo lô lớn hay xử lý các giao dịch như trong ngân hàng, đặt vé may bay,… Supermini : là những máy minicomputer có tốc độ xử lý nhanh nhất trong họ mini ở những thời điểm nhất định. Thường được sử dụng trong các hệ thống phân chia thời gian như network fileserver… Minicomputer : là các máy tính điện tữ cỡ trung bình được triển khai vào những năm 60 cho những ai không đủ khả năng mua máy tính lớn. So với mainframe thì minicomputer có bộ nhớ nhỏ hơn, sức mạnh tính toán thầp hơn. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng thời gian thực như trong điều khiển không lưu, trong tự động hóa sản xuất. Microcomputer : còn được gọi là PC (Personal Computer), là những máy tính có thể để bàn hay mang xách được (portable). Ban đầu các PC được thiết kế nhằm cho một người sử dụng độc lập, tuy nhiên sau này xu hướng nối các PC vào mạng máy tính ngày càng trở nên phổ biến. 3. Vai trò và ứng dụng của máy tính Máy tính hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề khác nhau của xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất đến khoa học xã hội, nghệ thuật,... như : Tự động hóa văn phòng Quản trị kinh doanh Thống kê An ninh, quốc phòng Công nghệ thiết kế Giáo dục Ngân hàng – Ngành hàng không Y học Công nghệ in Nông nghiệp Nghệ thuật, giải trí, v.v.... Trang : 15
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản IV. MÁY VI TÍNH ( MICRO COMPUTER ) 1. Khái niệm Máy vi tính hay còn được gọi là PC (Personal Computer) là những máy tính có thể để bàn hoặc mang xách được (portable). PC có một chip vi xử lý và một số thiết bị ngoại vi như màn hình, bàn phím, ổ đĩa, máy in, … thường dùng cho môt người. Ban đầu các PC đươc thiết kế nhằm cho một người sử dụng độc lập, tuy nhiên sau này xu hướng nối các PC vào mạng máy tính ngày càng trở nên phổ biến. 2. Cấu trúc tổng quát một máy vi tính : Theo quan điểm phần cứng Như đã trình bày, tất cả các thiết kế máy tính hiện nay đều dựa trên các khái niệm do John von Neumann đưa ra. Một thiết kế như vậy được đề cập đến với tên gọi kiến trúc Von Neumann. Kiến trúc này dựa trên 3 khái niệm chính sau: Dữ liệu và chỉ thị được lưu trong một bộ nhớ đọc/ghi. Nội dung của bộ nhớ này có thể định địa chỉ theo vị trí. Sự định địa chỉ này không phụ thuộc kiểu dữ liệu của vị trí nhớ. Việc thực thi xuất hiện theo kiểu tuần tự từ chỉ thị này sang chỉ thị khác. Theo những khái niệm trên, có một tập hợp nhỏ các thành phần luận lý cơ bản có thể kết hợp theo nhiều cách khác nhau để lưu trữ dữ liệu nhị phân và thực hiện các thao tác luận lý số học trên dữ liệu đó. Nếu có một tính toán cụ thể được thực hiện, ta có thể xây dựng một cấu hình gồm các thành phần luận lý được thiết kế đặc biệt cho tính toán đó. Chúng ta có thể liên hệ quá trình kết nối các thành phần khác nhau thành cấu hình mong muốn như một dạng lập trình. "Chương trình" thu được ở dạng phần cứng và được gọi là chương trình đấu dây chết. Nếu mọi công việc lập trình đều được thực hiện theo cách thức nói trên, kiểu phần cứng này rất ích có ứng dụng. Bây giờ giả sử chúng ta xây dựng một cấu hình đa dụng với các chức năng luận lý và số học. Tập hợp phần cứng này sẽ thực hiện nhiều chức năng trên dữ liệu dựa vào tín hiệu điều khiển áp dụng cho nó. Ở thời điểm ban đầu trong việc sử dụng phần cứng được chuyên biệt hóa, hệ thống nhận dữ liệu và cho ra kết quả như trong hình 1 (a). Với phần cứng đa dụng, hệ thống nhận dữ liệu và tín hiệu điều khiển để cho ra kết quả. Do vậy, thay vì phải đấu dây lại phần cứng cho mỗi chương trình mới, lập trình viên chỉ cần cung cấp một tập tín hiệu điều khiển mới. Trang : 16
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản Hình 1: Các tiếp cận phần cứng và phần mềm Theo quan điểm phần mềm : Các tín hiệu điều khiển mới nên được cung cấp như thế nào? Câu trả lời rất đơn giản nhưng khá tinh tế. Toàn bộ chương trình thực chất là một dãy các bước. Tại mỗi bước, một thao tác luận lý hay số học nào đó được thực hiện trên dữ liệu dựa trên một tập hợp các tín hiệu điều khiển mới. Chúng ta cung cấp cho mỗi tập tín hiệu có thể có một mã duy nhất và thêm vào phần cứng đa dụng một phân đoạn cho phép nhận mã và sinh ra các tín hiệu điều khiển. Ý tưởng này được thể hiện trên hình 1 (b). Với cách tổ chức như vậy, việc lập trình giờ đây đã dễ hơn rất nhiều. Thay vì phải đấu dây lại phần cứng cho mỗi chương trình mới, tất cả những việc cần làm là cung cấp một dãy các mã mới. Mỗi mã là một chỉ thị được phần cứng thông dịch thành những tín hiệu điều khiển. Để phân biệt phương thức lập trình mới này so với trước đó, dãy các mã hay chỉ thị được gọi là phần mềm. Hình 1 (b) chỉ ra hai thành phần chính của hệ thống: một bộ thông dịch chỉ thị và một module gồm các chức năng luận lý số học đa dụng. Hai thành phần này hợp thành CPU. Nhiều thành phần khác nữa cần phải có để tạo thành một máy tính với đầy đủ chức năng. Dữ liệu và chỉ thị phải được nhập vào hệ thống thông qua một module chứa các thành phần cơ bản cho việc tiếp nhận dữ liệu và chỉ thị ở một dạng thức nào đó. Sau đó module này sẽ chuyển đổi thông tin nhận được thành một dạng nội tại gồm những tín hiệu mà hệ thống có thể hiểu được. Một phương tiện để báo cáo kết quả cũng không thể thiếu được, và đây là một dạng Trang : 17
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản của một module xuất. Kết hợp cả hai module lại với nhau, chúng ta có các thành phần nhập/xuất. 3. Các thành phần của máy vi tính : a. Đơn vị xử lý trung tâm ( CPU – Central ProcessING Unit ) : CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Phần lớn người dùng không biết và cũng không cần biết đến cái gì trên CPU. Một CPU có thể thi hành hàng triệu lệnh mỗi giây, để như vậy, trong một CPU tiêu biểu phải có nhiều thành phần phức tạp với các chức năng khác nhau hoạt động nhịp nhàng với nhau để hoàn thành các tập lệnh chương trình. Ở đây chúng ta sẽ xem qua các thành phần căn bản bên trong của một CPU. Một số loại CPU thông dụng b.Bộ điều khiển : Ðơn vị nạp lệnh – (Prectch unit) : ra chỉ thị cho đường truyền đọc các lệnh được lưu giữ tại một địa chỉ bộ nhớ riêng biệt. Ðơn vị này không chỉ định vị và nạp lệnh Trang : 18
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản được thi hành kế tiếp mà còn nạp cả các lệnh lần lượt sau nữa vào hàng chờ sẵn sàng hoạt động. Ðơn vị giải mã – (Decode Unit) : ra chỉ thị cho đường truyền đọc các lệnh được lưu giữ tại một địa chỉ bộ nhớ riêng biệt. Ðơn vị này không chỉ định vị và nạp lệnh được thi hành kế tiếp mà còn nạp cả các lệnh lần lượt sau nữa vào hàng chờ sẳn sàng hoạt động. Ðơn vị nối ghép đường truyền – (Bus Interface Unit) bộ phận dẫn truyền điều phối các thông tin. Ðơn vị điều khiển – (Control Unit) : có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp hệ thống – (System Clock) : dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi, khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây Mhz. Những nhà sản xuất vi xử lý luôn phát triển các kỹ thuật nhằm tăng tốc độ xử lý cho CPU. Và như vậy, bộ nhớ ẩn cache memory là một bộ nhớ nhỏ tốc độ cao đặt ngay bên trong bộ xử lý và nối trực tiếp với mạch xử lý để lưu trữ các lệnh chuẩn bị được thực hiện, hay các lệnh thường xuyên được dùng để sẵn sàng cho CPU. Bộ nhớ này chỉ do bộ xử lý kiểm soát, người sử dụng không thể thâm nhập được, nhằm phục vụ cho việc tăng tốc độ tính toán của bộ xử lý. Loại Cache memory nằm ngay trong bản thân bộ xử lý thường được gọi là Cache nội hay cache sơ cấp primary, hay còn gọi là Cache L1 (cache level 1). Loại Cache memory nằm ngoài bộ xử lý thường được gọi là cache ngoại hay cache thứ cấp secondary cache, hay còn gọi là Cache L2 (cache level 2). Trang : 19
- Trường Đại Học Marketing Giáo Trình Tin Học Căn Bản CPU trên bo mạch chủ (motherboard) của máy vi tính. c. Bộ số học và luận lý : Arithmetic Logic Unit (ALU) đơn vị số học luận lý : bao gồm một số thanh ghi register, thường là 32 hay 64 bit. Nó thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi, đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học đơn giản (cộng, trừ, nhân, chia số nguyên) hay phép tính luận lý đối với dữ liệu (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, ...). Tập lệnh chương trình được lưu giữ tại bộ nhớ chính thông thường thì trên các chip nằm ngoài CPU CPU đọc lệnh từ bộ nhớ qua đơn vị truyền tin – (Bus Unit) giữa bộ nhớ nguyên thủy và CPU. Thanh ghi – (Register) là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ nhớ trong máy đang thực hiện tác vụ với chúng. 4. Khối bộ nhớ : Bộ nhớ máy tính bao gồm cả hai loại bộ nhớ trong và ngoài. Bộ nhớ trong của máy tính thường được đề cập đến như bộ nhớ chính. Bộ nhớ ngoài của máy tính gồm các thiết bị lưu trữ ngoại vi, như đĩa và băng từ, vốn có thể truy cập được đối với CPU thông qua các bộ điều khiển nhập/xuất. a. Bộ nhớ trong Công việc chính của CPU là thi hành các mã lệnh của chương trình, nhưng trong cùng thì CPU chỉ có khả năng giải quyết một ít trong phần dữ liệu. Như vậy phần còn lại của dữ liệu được đọc vào phải cần một chỗ nào đó để lưu giữ lại sẵn sàng cho CPU xử lý. Và RAM hay bộ nhớ chính sẽ nhận nhiệm vụ này. Trang : 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tin học căn bản - Nguyễn Sơn Hải
92 p | 1508 | 599
-
GIÁO TRÌNH TIN HỌC CĂN BẢN - ĐẠI HỌC CẦN THƠ 1
29 p | 2128 | 288
-
Giáo trình Tin học căn bản cho mọi người: Phần 1 - Dân Trí, Xuân Trường
39 p | 791 | 96
-
GIÁO TRÌNH TIN HỌC CĂN BẢN_CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
88 p | 339 | 78
-
Giáo trình thực hành tin học căn bản part 6
7 p | 355 | 53
-
Giáo trình Tin học căn bản cho mọi người: Phần 2 - Dân Trí, Xuân Trường
39 p | 278 | 38
-
Giáo trình Tin học căn bản: Phần 1 - TS. Cao Tùng Anh
98 p | 27 | 11
-
Giáo trình Tin học căn bản (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
214 p | 24 | 9
-
Giáo trình Tin học căn bản: Phần 2 - TS. Cao Tùng Anh
77 p | 17 | 8
-
Giáo trình Tin học căn bản (Ngành Thiết kế đồ họa – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
214 p | 20 | 7
-
Giáo trình Tin học căn bản (Ngành/Nghề: Tiếng Anh thương mại – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
214 p | 24 | 6
-
Giáo trình Tin học căn bản (Ngành/Nghề: Tiếng Nhật – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
214 p | 15 | 5
-
Giáo trình Tin học căn bản (Ngành Thiết kế thời trang – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
214 p | 16 | 5
-
Giáo trình Tin học căn bản (Ngành/nghề: Công nghệ sợi dệt – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
214 p | 14 | 5
-
Giáo trình Tin học căn bản (Ngành/Nghề: Tiếng Anh – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
214 p | 22 | 4
-
Giáo trình Tin học căn bản (Ngành/Nghề: Tiếng Hàn – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
214 p | 13 | 4
-
Giáo trình Tin học căn bản (Ngành May thời trang – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
214 p | 37 | 4
-
Giáo trình môn học/mô đun: Tin học căn bản (Ngành/nghề: Thiết kế đồ họa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Công nghệ TP.HCM
214 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn