intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tin học (Ngành: Điều dưỡng, Dược, Hộ sinh - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:93

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Tin học (Ngành: Điều dưỡng, Dược, Hộ sinh - Trình độ: Trung cấp)" bao gồm các chương sau: Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản; Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản; Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản; Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản; Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản; Chương 6: Sử dụng internet cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tin học (Ngành: Điều dưỡng, Dược, Hộ sinh - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TIN HỌC NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG, DƯỢC, HỘ SINH CQ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số 31/CĐYT­ĐT ngày 29 tháng 01 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau) Cà Mau, năm 2019 (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
  2. Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên  bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử  dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành  mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Vào đầu năm học, Bộ  môn Tin học thuộc Khoa Cơ  bản sẽ  đảm nhiệm việc giảng dạy học   phần Tin học cho sinh viên toàn trường. 2
  3. Với nhiệm vụ  này, Bộ  môn đã triển khai xây dựng đề  cương chi tiết cho học phần với một  định hướng mới, nhằm phù hợp với nhu cầu của con người và xã hội trong thời đại kỹ thuật số hiện   nay, đó là: “Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản làm việc trên máy   tính. Qua đó, sinh viên có khả  năng thao tác, tổng hợp, phân tích và làm việc trên máy tính đúng   cách, đồng thời sử dụng máy tính như một phương tiện phục vụ học tập và nghiên cứu hiệu quả”.  Nội dung truyền đạt tập trung ở việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên có   khả năng sử dụng các công cụ/ tiện ích trên máy tính để trình bày và báo cáo một văn bản khoa học   (như bài báo/ báo cáo nghiên cứu, bài tập lớn/ đồ án, khoá luận tốt nghiệp) phục vụ việc học tập các  chuyên ngành đào tạo, cũng như công việc cá nhân.  Chúng tôi đã hoàn thành cuốn tài liệu học tập này – Giáo trình Tin Học – với nội dung gồm 6   chương, trong đó trọng tâm  ở  các chương 2, 3, 4, 5. Giáo trình được Tổng cục Giáo dục Nghề  nghiệp biên soạn theo Thông tư  số 11/2018/TT­BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao   động Thương binh và Xã hội; được Bộ môn lựa chọn và điều chỉnh căn cứ  vào tình hình thực tế về  tài liệu tham khảo, điều kiện giảng dạy và học tập, phù hợp với nhu cầu thực tiễn.  Giáo trình được sử  dụng cho đối tượng trung cấp chính quy các ngành: Dược, Điều dưỡng,  Hộ sinh tại trường. Chúc các bạn học tập tốt.  Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản. Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản. Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản. Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản. Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản. Chương 6: Sử dụng internet cơ bản. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ  nhiều tài liệu được liệt kê   tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả  của các tài liệu mà   chúng tôi đã tham khảo. 3
  4. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả  rất  mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ  quý đồng nghiệp, các bạn, người học và bạn   đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày        tháng        năm 2019 Tham gia biên soạn  1. Chủ biên Cn. Đào Trọng Lanh  2. ThS. Huỳnh Đào MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: TIN HỌC  2. Mã môn học: NT02005 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học 3.1. Vị trí: Thực hiện ở học kỳ II của chương trình trung cấp chính quy 4
  5. 3.2. Tính chất Là môn học thuộc nhóm đại cương, giúp cho học viên có kỹ năng gõ bàn phím tốt hơn, sử  dụng được các tính năng cơ bản của một số ứng dụng trong văn phòng: word, excel, ... phục vụ cho   môn học chuyên ngành, làm báo cáo, khóa luận.  3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học Môn Tin học trang bị cho sinh viên Cao đẳng Y tế Cà Mau kiến thức và kỹ năng ứng dụng  công nghệ thông tin vào công việc chuyên môn, từ quản lý bệnh viện đến chẩn đoán hình ảnh và lưu  trữ hồ sơ bệnh án điện tử. Điều này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, cải thiện hiệu quả công  việc và phát triển tư  duy, kỹ  năng cho sinh viên. Đồng thời, môn học mở  ra nhiều cơ  hội nghề  nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành y tế. 4. Mục tiêu của môn học 4.1. Về kiến thức Trình bày được cấu trúc và nguyên lý làm việc của máy vi tính, phần mềm hệ thống và phần   mềm ứng dụng. Trình bày được ứng dụng của từng phần mềm vào từng mục đích cụ thể. 4.2. Về kỹ năng Cài đặt và sử  dụng được những phần mềm cụ  thể  phục vụ  cho công việc hàng ngày: bộ  Office cho văn phòng, phần mềm sửa lỗi, diệt virus, .... 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Nhận thức rõ từng phần mềm và sử dụng đúng mục đích cho công việc, đúng pháp luật quy   định; Thấy rõ tầm quan trọng của máy vi tính, các phần mềm ứng dụng trong cuộc sống, học tập và   nghề nghiệp 5. Nội dung của môn học Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Tổng số Thực hành,  Số TT Tên chương Lý  Kiểm  thảo luận,  thuyết tra bài tập Chương I. Hiểu biết về công nghệ thông  1 4 3 1   tin cơ bản 2 Chương II. Sử dụng máy tính cơ bản 4 2 2   3 Chương III. Xử lý văn bản cơ bản 15 3 11 1  4 Chương IV. Sử dụng bảng tính cơ bản 9 3 6   5 Chương V. Sử dụng trình chiếu cơ bản 8 2 6   6 Chương VI. Sử dụng Internet cơ bản 4 2 2   7 Kiểm tra 1     1 5
  6. Tổng số Thời gian (giờ) Thực hành,  Số TT Tên chương Lý  Kiểm  thảo luận,  thuyết tra bài tập   Tổng cộng 45 15 28 2 6. Điều kiện thực hiện môn học 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện Giáo trình, bảng kiểm, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác Người học tìm hiểu thực tế  về  cách sử  dụng máy vi tính, phần mềm  ứng dụng tại doanh   nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Nội dung ­ Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ­ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. ­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá ­   Áp   dụng   quy   chế   đào   tạo   Cao   đẳng   hệ   chinh   quy   ban   hành   kèm   theo   Thông   tư   số  ́ 09/2017/TT­LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. ­ Hương dân thực hiên quy chê đào tạo ap dung tai Trương Cao đăng Y tế Cà Mau như sau: ́ ̃ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ̀ ̉ 6
  7. Điêm đanh giá ̉ ́ Trong số ̣ + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)  40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)  + Điểm thi kết thúc môn học                                             60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra đánh  Số  Thời điểm  đánh giá tổ chức kiểm tra giá cột kiểm tra Thường xuyên Thực hành trên  Thực hành  1 Sau 23 giờ. máy vi tính theo mẫu Định kỳ Thực hành trên  Thực hành  1 Sau 44 giờ máy vi tính theo mẫu Kết   thúc   môn  Thực hành trên  Thực hành  1 Sau 45 giờ học  máy vi tính theo mẫu 7.2.3. Cách tính điểm ­ Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ  0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.  ­ Điểm môn học là tổng điểm của tất cả  điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với  trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ  số thập phân, sau đó   được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương   binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng Sinh viên cao đẳng y tế 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Ly thuyêt: Ap dung phương phap day hoc tich cực bao gôm: thuyết trình ngăn, nêu vấn  ́ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ́ đề, hương dân đoc tai liêu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. ́ ̃ ̣ ̀ ̣ * Bài tập: Phân chia nhom nho thực hiện bài tập theo nôi dung đê ra. ́ ̉ ̣ ̀ * Thao luân: Phân chia nhom nho thao luân theo nôi dung đê ra. ̉ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ̀ 7
  8. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm  hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả  nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi  chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: ­ Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp   nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) ­ Tham dự  tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số  tiết lý   thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. ­ Tự  học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm  và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 3­5 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học  lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà   nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.   ­ Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. ­ Tham dự thi kết thúc môn học. ­ Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo [1].   Quyết   định   số   392/QĐ­TTg   ngày   27/3/2015   của   Thủ   tướng   Chính   phủ   phê   duyệt  “Chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến 2020, tầm nhìn 2025”. [2]. Quyết định số 1982/QĐ­TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án  “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020”. [3]. Thông tư số 03/2014/TT­BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy  định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. [4]. Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT­BGDĐT­BTTTT ngày 21/06/2016 của Bộ Giáo dục   và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công  nghệ thông tin. [5]. Thông tư  số  44/2017/TT­BTTTT ngày 29/12/2017 của của Bộ  Thông tin và Truyền  thông Quy định về việc công nhận chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở  Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin [6]. Nguyễn Đăng Tỵ, Hồ  Thị  Phương Nga, Giáo trình Tin học Đại cương, NXB Đại học   Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015. [7]. Huyền Trang, Sử dụng Internet an toàn, NXB Phụ nữ, 2014. 8
  9. CHƯƠNG 1. HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 trang bị cho người học những kiến thức nền tảng về máy tính, phần mềm và ứng  dụng của chúng trong đời sống. Từ  khái niệm cơ  bản đến các thành phần cấu tạo, chương này sẽ  giúp bạn làm quen và hiểu rõ hơn về vai trò của công nghệ thông tin trong thời đại số. Nắm vững   kiến thức trong chương này sẽ là bước đệm vững chắc để  bạn tiếp cận những nội dung chuyên sâu  hơn ở các chương tiếp theo. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức Nắm vững khái niệm, vai trò của công nghệ  thông tin trong đời sống và y tế. Hiểu rõ cấu   trúc, chức năng của máy tính, mạng máy tính và Internet. Nhận thức được tầm quan trọng của an  toàn thông tin và các biện pháp bảo vệ.. Về kỹ năng Sử  dụng thành thạo máy tính, các phần mềm văn phòng và tìm kiếm thông tin y tế  trên  Internet. Giao tiếp và cộng tác hiệu quả qua các công cụ trực tuyến. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Chủ  động học hỏi, cập nhật kiến thức về  công nghệ  thông tin. Sử  dụng công nghệ  có đạo   đức, tôn trọng bản quyền và bảo vệ thông tin. Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 9
  10. ­ Đối với người dạy: sử  dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp,  dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân   hoặc nhóm). ­ Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành   đầy đủ  câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho   người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 ­ Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: + Phòng máy tính có cấu hình phù hợp (đảm bảo mỗi sinh viên 1 máy). Phòng được trang bị  hệ thống đèn đủ ánh sáng và máy điều hòa. + Bàn, ghế cho sinh viên (mỗi bàn đặt 1 bộ máy tính). + Bàn ghế giảng viên, bảng, máy chiếu, bút bảng. + Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác + Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo,  giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. ­ Các điều kiện khác: Không KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 Nội dung ­ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ­ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. Phương pháp Vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành làm bài tập theo mẫu. 10
  11. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1 Kiến thức cơ bản về máy tính 1.1.1 Thông tin và xử lý thông tin 1.1.1.1 Thông tin Thông tin là sự hiểu biết về đặc điểm (thuộc tính) của một đối tượng nào đó. Ví dụ: Chiều cao của một người, màu xanh của lúa, màu đỏ của ớt, … 1.1.1.2 Dữ liệu Dữ liệu (data) là các dữ kiện không có ý nghĩa rõ ràng. Khi dữ liệu được xử lý để xác định ý   nghĩa thực sự của chúng, khi đó chúng được gọi là thông tin (information). Đối với con người, dữ  liệu là mức thấp nhất của kiến thức và thông tin là mức độ  thứ  hai. Thông tin mang lại cho con  người sự hiểu biết về thế giới xung quanh. 1.1.1.3 Xử lý thông tin Quá trình xử lý thông tin cơ bản như sau: Dữ liệu được nhập ở đầu vào (Input), sau đó máy  tính (hay con người) sẽ thực hiện xử lý nhận được thông tin ở đầu ra (Output).  Lưu ý là dữ liệu có thể lưu trữ ở bất cứ giai đoạn nào. Ví dụ: Người ta tiến hành ghi nhận có dữ liệu từ camera các hình ảnh ở đường phố, sau đó   tiến hành phân tích dữ liệu đó có thông tin về một số xe nào đó. Toàn bộ quá trình lưu trữ  trên đĩa   cứng máy tính. Trong thời đại hiện nay, khi lượng thông tin đến với chúng ta càng lúc càng nhiều thì con   người có thể dùng một công cụ  hỗ trợ  cho việc lưu trữ, chọn lọc và xử  lý lại thông tin gọi là máy   tính điện tử (Computer). Máy tính điện tử giúp con người tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và   tăng độ chính xác, giúp tự động hóa một phần hay toàn phần của quá trình xử lý dữ liệu. 1.1.2. Phần cứng (Hardware) 11
  12. Phần cứng có thể  được hiểu đơn giản là tất cả  các phần trong máy tính mà chúng ta có thể  thấy hoặc sờ được. Phần cứng bao gồm 3 phần chính: + Đơn vị xử lý trung ương (CPU ­ Central Processing Unit). + Bộ nhớ (Memory). + Thiết bị nhập, xuất (Input/Output). 1.1.2.1 Bộ xử lý trung ương (CPU) Bộ  xử  lý trung  ương chỉ  huy các hoạt động của máy tính theo lệnh và thực hiện các phép   tính. CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học và logic, và một số thanh ghi. Một số loại CPU Khối điều khiển (Control Unit) là trung tâm điều hành máy tính có nhiệm vụ  giải mã các  lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của   người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt.  Khối tính toán số  học và logic (Arithmetic­Logic Unit) thực hiện các phép tính số  học  (cộng, trừ, nhân, chia,...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so   sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau,...).  Các thanh ghi (Registers) đóng vai trò bộ nhớ trung gian, giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin  trong máy tính. Ngoài ra, CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung nhịp. Tần   số  đồng hồ  càng cao thì tốc độ  xử  lý thông tin càng nhanh. Thường thì đồng hồ  được gắn tương   12
  13. xứng với cấu hình máy và có các tần số dao động (cho các máy Pentium 4 trở lên) là 2.0GHz, 2.2   GHz,... hoặc cao hơn. Bộ  vi xử  lý thông dụng hiện nay có các dòng Core I7, Core I5 (Xử  lý đa nhiệm bốn hoặc   tám luồng), Core I3 (Xử lý đa nhiệm bốn­luồng) 1.1.2.2 Thiết bị nhập Dùng để cung cấp dữ liệu cho chương trình máy tính. Ngày nay thiết bị nhập phổ biến nhất  là bàn phím 7 (keyboard). Các thiết bị nhập khác : con chuột 8 (mouse), máy quét ảnh (scanner), … Bàn phím (Keyboard): là thiết bị nhập cơ bản của máy vi tính. Chuột (Mouse): Con chuột thường có hai hoặc ba nút nhấn ở trên và một hòn bi ở dưới, nó   có cấu tạo nhỏ gọn nối máy tính bởi một sợi dây. Con chuột dùng để tăng nhanh một số thao tác so  với việc dùng bàn phím, đặc biệt khi dùng các phần mềm trong môi trường Windows. Con chuột  thường được thể hiện thông qua con trỏ trên màn hình. Khi người sử dụng di chuyển con chuột trên   mặt bàn thì con trỏ cũng di chuyển trên màn hình.  Trước đây, mỗi con chuột máy tính (Mouse) chỉ  có hai nút đơn thuần là nút Trái và Phải.   Một số  chuột hiện nay còn được trang bị  thêm một bánh xe điều khiển ngay trên lưng của nó  (thường gọi đó là nút cuộn). Chức năng của nút cuộn như sau: 13
  14. + Xem nội dung bị khuất: Khi thao tác với Word, Excel, Access ... hay trong lúc duyệt Web  bạn thường gặp những văn bản quá dài. Lúc đó bạn chỉ  cần dùng ngón giữa lăn nút cuộn để  cuộn   trang xuống dưới mà không cần phải dùng bàn phím. + Tự  động cuộn: Nếu không thích cuộn trang một cách thủ  công, bạn dùng tay ấn nhẹ  vào  nút cuộn và dịch chuột xuống phía dưới, lên trên một tí.  + Phóng to hoặc thu nhỏ  tài liệu: Trong Word, Excel …, nếu nhấn đồng thời phím CTRL  trong khi cuộn thì tài liệu được phóng to hay thu nhỏ tùy theo chiều cuộn. Máy quét  ảnh (Scanner): Là thiết bị đưa  ảnh hoặc dữ liệu vào máy tính. Cách hoạt động   của nó tương tự  như  máy photocopy, hình ảnh hoặc dữ liệu được quét thay vì được sao chụp từ  tờ  giấy khác sẽ được chuyển vào bên trong máy tính. Máy quét ảnh hiện nay có nhiều chủng loại và   kích cỡ khác nhau, thông dụng nhất là máy quét phẳng (flatbed scanner) trông giống như một máy   photocopy. Còn loại máy quét cầm tay (handheld scanner), giống như một con chuột, nhưng thay vì  viên bi định vị là bóng đèn chân không.  1.1.2.3 Thiết bị xuất Dùng để đưa ra kết quả xử lý, kết quả tính toán, đưa ra các thông tin … Thiết bị xuất thường   dùng là màn hình (monitor) và máy in (printer). Màn hình (Monitor): Là thiết bị xuất cơ bản của máy tính. Màn hình được kết nối với máy   tính thông qua bộ điều hợp hiển thị (video adapter hay display adapter), nó còn có tên gọi là Card  màn hình (display card hay video card). Bộ điều hợp hiển thị là một bảng mạch điện tử  được cắm  trong máy tính ở khe cắm mở rộng. Khả năng của bộ điều hợp hiển thị sẽ quyết định tốc độ làm tươi   hình ảnh, tốc độ hiện hình, độ phân giải, mức độ màu có thể hiển thị. Kích thước của màn hình cũng giống như  của tivi, là độ  dài đo được của đường chéo màn  hiển thị. Một máy tính để bàn thông thường có màn hình từ 14 đến 17 inch. Hình ảnh hiện trên màn  hiển thị là sự  kết hợp của nhiều chấm nhỏ, gọi là điểm ảnh (pixel : picture element). Độ  phân giải   của màn hiển thị thông thường là 72 điểm trong một inch cho mỗi chiều ngang và dọc. Đơn vị tính   14
  15. độ  phân giải viết tắt là dpi (dots per inch: điểm trong một inch). Độ  phân giải càng cao, các điểm   ảnh càng sít lại với nhau, hình ảnh càng mịn và đẹp hơn. Yếu tố  khác nói về  khả  năng card màn hình là độ  sâu màu có thể  hiển thị  (color depth).   Chẳng hạn, màn hình đơn sắc (monochromme) ban đầu chỉ thể hiện 2 bit cho mỗi điểm, mỗi bit có   thể hiển thị 2 màu (màu nền và màu ký tự). Nếu mỗi điểm có 8 bit màu thì có khả năng thể hiện 28  = 256 màu, đây là khả năng thông thường mà hầu hết tất cả màn hình máy vi tính hiện nay thể hiện   được. Loại cao cấp hơn có thể chấp nhận được 24 bit màu (thể hiện 224 = 16777216 màu), hoặc 32   bit màu (thể hiện 232 = 4.294.967.296 màu). Số màu có thể hiển thị càng nhiều thì hiển nhiên chất   lượng hình ảnh càng đẹp. Có hai loại màn hình chính: CRT và LCD. CRT viết tắt của cathode­ray tube và là một hộp   nặng, có kích thước lớn giống như  màn hình tivi. LCD viết tắt của liquid­crystal display, có kích   thước gọn, nhẹ, và thường được dùng với các máy tính xách tay, kích thước nhỏ.  Máy in (Printer): Là thiết bị thông dụng để in thông tin trong máy tính ra giấy. Sau đây là   các loại máy in thông dụng : + Máy in kim (dot­matrix printer): Là máy in theo dòng hay theo ma trận điểm. Máy in  này dùng một đầu kim chạy suốt chiều ngang giấy và ấn các kim xuống giấy (qua lớp băng mực)   theo tín hiệu điều khiển để tạo nên bản in. Số đầu kim càng nhiều thì chất lượng in càng đẹp. Có hai   loại máy in kim thông dụng là 9 kim và 24 kim. Đặc điểm của máy in kim là tốc độ  in chậm, gây   tiếng ồn trong lúc in và chất lượng in trung bình.   +  Máy in phun mực (ink­jet printer):  Máy in này không dùng tác động cơ  tạo nên chữ  như máy in kim, đầu in của nó không tiếp xúc với giấy in mà thực hiện thao tác in bằng cách phun   các hạt mực li ti tạo nên bản in. Loại máy in phun này có thể dùng với mọi loại giấy, độ  nét và độ  mịn của bản in có chất lượng khá tốt và ít gây tiếng ồn khi in. + Máy in laser (laser printer): Dùng công nghệ in tĩnh điện (electrostatic) là phương pháp  in tạo hình ký tự bằng cách tạo ra điện tích tĩnh điện và làm chảy mực lên giấy nhờ quá trình nung   nóng. Khác hoàn toàn với các loại máy in trước dùng đầu kim để in, loại máy in này tạo sản phẩm   thông qua một quá trình phức tạp. Độ phân giải của máy in laser rất lớn nên bản in đạt chất lượng  cao, tốc độ in nhanh và không gây tiếng ồn khi in. 15
  16. 1.1.2.4 Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin, được chia làm hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong: gồm ROM và RAM.  + ROM (Read Only Memory) là bộ  nhớ  chỉ  đọc, dùng lưu trữ  các chương trình hệ  thống,  chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM­BIOS: ROM­Basic Input/Output System). Dữ  liệu trên ROM được không thể thay đổi, không bị mất ngay cả khi không có điện.  + RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng để lưu trữ dữ  kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. Dữ liệu lưu trong RAM sẽ mất đi khi mất  điện hoặc tắt máy. Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy tính hiện nay thông thường vào khoảng   2GB MB, 4GB, 8GB …. Bộ nhớ ngoài:  Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ là thiết bị dùng để lưu trữ chương trình hay dữ liệu   của người sử dụng. Đặc điểm của bộ nhớ ngoài : + Dung lượng có thể lớn hơn rất nhiều so với bộ nhớ trong, + Tốc độ truy xuất chậm không bằng RAM, ROM, + Thông tin sau khi được lưu ở bộ nhớ ngoài không bị mất khi tắt máy. Có hai phương pháp lưu dữ  liệu tạo nên hai họ  khác nhau, là dựa trên từ  tính (đĩa mềm và   đĩa cứng) và dựa trên khả năng ứng dụng quang học (đĩa CD­ROM, CD­R…). Đĩa từ tính : Có hai loại chủ yếu là đĩa mềm và đĩa cứng. Cách ghi thông tin trên  đĩa từ:  Đĩa từ   được chia thành nhiều  đường tròn  đồng tâm  để  ghi/đọc, mỗi đường tròn như  vậy được gọi là một rãnh (track). Các rãnh lại được chia đều thành  nhiều cung (sector). Mỗi cung dù dài hay ngắn được quy định chỉ  ghi 512 byte (mặc dù cung của   rãnh bên ngoài dài hơn cung của rãnh bên trong). Đối với đĩa từ  ghi 2 mặt, các rãnh cùng đường   kính nằm ở hai mặt đĩa được gọi là nằm trên cùng một trụ (cylinder). Người ta đánh số cả  các rãnh  lẫn trụ. Rãnh ngoài cùng nằm ở mặt trên đĩa được đánh số là 0, rãnh ngoài cùng của mặt dưới đĩa là   rãnh 1,... Rãnh 0 và rãnh 1 đều nằm trên trụ 0. Đĩa mềm (Floppy disk): Là một đĩa plastic có phủ  vật liệu từ và có vỏ  bảo vệ  bên ngoài.   Có hai loại kích thước thường dùng: 5.25 inch và 3.5 inch. 16
  17. Đĩa mềm có tính cơ  động cao, nhưng bị hạn chế về dung lượng nhớ và tốc độ  đọc/ghi của   đĩa mềm rất chậm. Hiện nay, phần lớn các chương trình hầu như không thể chạy trên đĩa mềm, cho   nên đĩa mềm chủ yếu dùng để sao lưu dữ liệu. Đĩa cứng (Hard disk): Bao gồm nhiều đĩa, được xếp thành tầng trong một vỏ bọc kim loại.   Đĩa cứng thường được lắp cố định trong máy, song hiện nay đã xuất hiện loại ổ đĩa cứng có thể tháo   ra đem đi lại được (removable disk). Dung lượng của đĩa cứng lớn hơn rất nhiều so với đĩa mềm.  Dung lượng đĩa cứng thường dùng trong máy vi tính hiện nay khoảng 40 GB đến 1000 GB. Máy truy xuất thông tin từ đĩa cứng nhanh hơn nhiều so với truy xuất từ đĩa mềm. Có một   vài chỉ số để đo tốc độ đĩa:  + Tốc độ quay: Đĩa quay càng nhanh, đầu đọc­ghi lấy dữ liệu ra càng sớm.  + Tốc độ truy cập: Thời gian cần thiết để đọc dữ liệu từ đĩa được gọi là tốc độ  truy cập của   đĩa. Thời gian này càng ngắn, càng tốt.  + Cache: Nhiều đĩa có bộ  nhớ  tốc độ  cao bên trong để  lưu các dữ  liệu được truy cập gần  đây, dùng trong trường hợp bộ vi xử lý cần dùng lại nó. Cache được đo bằng kilobytes (KB) hoặc   megabytes (MB). Với đĩa cứng, thuật ngữ  giao diện (interface) chỉ  một mạch dùng để  điều khiển các hoạt  động của đĩa và nối nó với các phần còn lại của hệ  thống. Hai giao diện thông dụng là: IDE và   SCSI.  Ổ đĩa (Drive): Là thiết bị để lắp đĩa từ (đĩa mềm, đĩa cứng,...), ổ đĩa mềm thường được viết  tắt là FDD (Floppy Disk Drive), ổ đĩa cứng viết tắt là HDD (Hard Disk Drive). Tên các ổ đĩa mềm   là A, B. Tên các ổ đĩa cứng là C, D, E ... 17
  18. Đĩa quang học: Kỹ  thuật đọc ghi dữ  liệu đối với đĩa này được thực hiện trên nguyên tắc   quang học, dùng tia sáng laser.   Hiện nay đĩa quang đã trở nên khá phổ biến với các phần mềm Multimedia là các phần mềm  cho phép hiển thị luôn cả  hình  ảnh, âm thanh và một số  đoạn phim ngắn minh hoạ. So với đĩa từ,  đĩa quang có dung lượng cao hơn, độ bền dữ liệu tốt hơn và đĩa quang có thể tháo lắp dễ dàng như  đĩa mềm. Có 4 loại đĩa quang khác nhau: + CD­ROM (Compact Disc Read Only Memory): thông tin được ghi lên đĩa khi sản xuất  đĩa. Đĩa CD­ROM loại 4.72 inch có dung lượng khoảng  540MB, 600MB, 650MB, 700 MB. Để  đọc các đĩa này người ta dùng ổ đĩa CD­ROM.  + CD­R (Recordable CD): khi sản xuất ra các đĩa này còn trắng (chưa ghi thông tin); để ghi   dữ liệu lên loại đĩa này (nhưng chỉ ghi một lần) người ta dùng ổ đĩa CD­R. + CD­RW (Rewritable CD): loại đĩa quang có thể ghi nhiều lần bằng ổ đĩa đặc biệt. + DVD (Digital Video Disc): đĩa quang có dung lượng lớn và tốc độ  nhanh hơn các đĩa  quang thông thường; đĩa DVD lưu trữ thông tin lên cả hai mặt đĩa. Lưu ý: Các đĩa quang được gọi là disc; trong khi các loại đĩa cứng, đĩa mềm được gọi là   disk. Nói nôm na, đĩa nào có dạng trực quan hình tròn thì gọi là disc. 1.2 Phần mềm (Software) Toàn   bộ   các   thiết   bị   điện   tử   và   cơ   khí   của   máy   tính   được   gọi   chung   là   phần   cứng   (Hardware). Các chương trình chạy trên máy tính được gọi là phần mềm (Software). Như vậy phần   cứng của máy tính là vật vô tri, vô giác. Máy tính hoạt động được là nhờ  có phần mềm, về  phần   mềm có thể phân thành 4 loại chính như sau: + Hệ điều hành (Operating System). + Phần mềm ứng dụng (Application Software) + Chương trình tiện ích (Utility Program) + Các ngôn ngữ lập trình (Programming Language). 1.2.1. Phần mềm hệ thống Hệ điều hành: Là tập hợp các chương trình nhằm mục đích tạo ra môi trường giao tiếp giữa   máy tính và người sử dụng dễ dàng và có hiệu quả. Các chức năng cơ bản của hệ điều hành: + Khởi động máy tính. + Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. + Điều khiển việc thực thi các chương trình. + Điều khiển các thiết bị trong, thiết bị ngoại vi ... + Quản lý thông tin và việc nhập/xuất của thông tin. 18
  19. Do đó có thể nói thiếu hệ điều hành thì máy tính không thể chạy được. Hiện nay có nhiều hệ  điều hành khác nhau như  MS­DOS, WINDOWS, UNIX, OS/2, LINUX ... Nhưng trong đó thông   dụng và phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là MS­DOS, WINDOWS, LINUX. Từ  năm 2001, hệ điều hành Linux đã được các công ty trong nước Việt hoá, phát triển như  Red Hat Linux do CMC Việt hoá, Vietkey Linux của Vietkey Group (đơn vị phát hành bộ gõ tiếng  Việt Vietkey được dùng khá phổ  biến tại Viêt Nam )...; các sản phẩm này thể  hiện ước muốn xây   dựng cho đất nước một hệ điều hành riêng, có bản quyền, thống nhất, và thân thiện hơn với người  dùng Việt Nam. 1.2.2 Phần mềm ứng dụng Là các chương trình phục vụ cho các ứng dụng cụ thể. + Phần mềm soạn thảo văn bản (Word Processing): Microsoft Word, EditPlus… + Phần mềm quản lý dữ liệu (Database Management  System): Visual Foxpro, Access, SQl   Server… + Phần mềm đồ họa: Corel Draw, PhotoShop, FreeHand , Illustrator… + Phần mềm thiết kế: AutoCad cho ngành xây dựng, cơ  khí, và Orcad cho ngành điện tử  viễn thông … + Phần mềm chế bản điện tử: PageMaker, QuarkPress… + Phần mềm thiết kế trang Web: FrontPage, DreamWeaver… 1.2.3 Một số phần mềm ứng dụng thông dụng Chương trình xử  lý văn bản (Microsoft Word,   OpeonOffice Writer, Texmaker, AbiWord   Portablewinword, …),  Bảng tính (Microsoft Excel, OpenOffice Calc…) Chương trình giải trí (Counter strike 1.6 ­ Game bắn súng đối kháng, Pikachu, Max and the  Magic marker ­ Game cây bút thần kỳ, Alien Shooter 1 & 2,…) 1.2.4 Phần mềm nguồn mở Phần mềm nguồn mở  là phần mềm với mã nguồn được công bố  và sử  dụng một giấy phép   nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ  ai cũng có thể  nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần  mềm, phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.  Hệ điều hành: Androi, Linux (Ubuntu, Fedora, …), ...  Office: OpenOffice, SoftMaker FreeOffice, LibreOffice, … 1.3 Biểu diễn thông tin trong máy tính 1.3.1 Biểu diễn thông tin trong máy tính 19
  20. Cùng một thông tin có thể được biểu diễn bằng những dữ liệu khác nhau, ví dụ như số 1 hay   I. Tuy nhiên đối với máy tính, biểu diễn này phải là duy nhất để  có thể  sao chép mà không mất  thông tin. Máy tính biểu diễn dữ liệu bằng hệ đếm nhị phân. Tuy chỉ dùng 2 ký số là 0 và 1 (gọi là  bit) nhưng hệ nhị phân này giúp máy tính biểu diễn ­ xử lý được trên hầu hết các loại thông tin mà  con người hiện đang sử dụng như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, ... 1.3.2 Đơn vị đo thông tin và dung lượng bộ nhớ Đối với máy tính, đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu diễn thông tin gọi là bit (Binary digit). Bit là   một chữ số trong hệ thống số nhị phân, nó có thể có giá trị 0 hoặc 1. Trong bộ nhớ máy tính, một bit  là một công tắc điện nhỏ có thể bật (giá trị 1) hoặc tắt (giá trị 0). Hệ nhị phân sử dụng hai ký số 0 và 1 để biểu diễn các số. Khi biểu diễn dữ liệu, bit không   biểu diễn độc lập mà được lập theo nhóm 8 bit, gọi là một byte, viết tắt là B. Do đó, một Kilobyte  của RAM = 1024 byte hoặc 8192 bit. Thực tế, người ta ít khi sử dụng đơn vị bit mà dùng byte. Xem  bảng bên dưới để thấy các biểu diễn khác.  Ví dụ, thẻ  nhớ  máy chụp hình là 32GB, đĩa CDROM là 650MB, đĩa DVD là 4.3GB, đĩa  cứng là 1TB. Tên gọi Ký hiệu Giá trị Byte B = 8bit KiloByte KB = 1024 B MegaByte MB = 1024 KB GigaByte GB = 1024 MB TetraByte TB = 1024 GB 1.4 Mạng cơ bản 1.4.1 Những khái niệm cơ bản ­ Mạng máy tính: là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền theo một   cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau.  ­ Đường truyền: là hệ  thống các thiết bị  truyền dẫn có dây hay không dây dùng để  chuyển   các tín hiệu điện tử từ máy tính này đến máy tính khác. 1.4.2 Internet, Intranet, Extranet ­ Internet: là một hệ  thống thông tin toàn cầu có thể  được truy nhập công cộng gồm các  mạng máy tính được liên kết với nhau. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2