intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trang bị điện: Phần 1 - CĐ Giao thông Vận tải TP. HCM

Chia sẻ: Behodethuonglam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trang bị điện: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm chung về hệ thống truyền động trong trang bị điện; Các khí cụ điện trong điện máy công nghiệp; Nguyên tắc cơ bản điều khiển tự động truyền động điện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trang bị điện: Phần 1 - CĐ Giao thông Vận tải TP. HCM

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TPHCM KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ   GIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN DÙNG CHO HỆ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Chủ biên: Th.S Trần Ngọc Bình TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. Kinh tế nước ta ngày càng phát triển, yêu cầu về giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất lao động được đặt ra ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Để giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất lao động thông qua hiện đại hóa và tự động hóa các công cụ, các thiết bị và công nghệ sản xuất có vai trò rất quan trọng. Trang bị điện là môn học, đối tượng của nó gồm các yêu cầu công nghệ mà các công cụ trang thiết bị, dây chuyền sản xuất đặt ra đòi hỏi cần cung ứng những thiết bị điện như thế nào để yêu cầu của các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất đó được thỏa mãn. Giáo trình “Trang Bị Điện” được biên soạn nhằm đáp ứng một phần yêu cầu trên cho sinh viên hệ cao đẳng chính qui chuyên ngành Điện Công Nghiệp đang học tại trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải thành phố Hồ Chí Minh. Do là một lĩnh vực khá rộng mà trong khuôn khổ của giáo trình, chúng tôi chỉ trình bày những nội dung cơ bản nhất của một số lĩnh vực điển hình. Tùy theo chuyên ngành đào tạo, giáo viên và sinh viên đi sâu và mở rộng ở chương này hoặc sử dụng một phần ở chương khác sát với nội dung đào tạo. Giáo trình này cũng là tài liệu tham khảo tốt đối với sinh viên học sinh hệ cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân sửa chữa điện. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự động viên và góp ý của các Thầy cô và nhiều bạn bè đồng nghiệp, chúng tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ to lớn đó và mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc để giáo trình này càng hoàn thiện hơn. Nhóm biên soạn
  3. Giáo trình Trang bị điện MỤC LỤC Chương 1: Khái niệm chung về hệ thống truyền động trong trang bị điện……….. 1 1.1. Khái niệm…………………………………………………………………………………………….... 1 1.2. Các dạng truyền động……………………………………………………………………………… 2 1.3. Các dạng truyền động trong máy cắt gọt kim loại……………………………………….... 3 Chương 2: Các khí cụ điện trong điện máy công nghiệp………………………………… 11 2.1. Khái niệm chung.……………………………………………………………………………………. 11 2.2. Công tắc……………………………………………………………………………………………….. 11 2.3. Cầu dao………………………………………………………………………………………………… 13 2.4. Nút nhấn………………………………………………………………………………………………. 14 2.5. Công tắc tơ……………………………………………………………………………………………. 15 2.6. Rơ le nhiệt…………………………………………………………………………………………….. 17 2.7. Rơ le thời gian……………………………………………………………………………………….. 18 2.8. Rơ le trung gian……………………………………………………………………………………... 19 2.9. Bộ khống chế………………………………………………………………………………………… 19 Chương 3: Nguyên tắc cơ bản điều khiển tự động truyền động điện………………... 30 3.1. Khái niệm chung……………………………………………………………………………………. 30 3.2. Các nguyên tắc điều khiển hệ thống truyền động điện kiểu hở………………………. 30 3.3. Nguyên tắc điều khiển hệ thống truyền động điện kiểu kín có mạch phản hồi tín hiệu đầu ra…………………………………………………………………………………………. 39 Chương 4: Những mạch điện cơ bản trong điều khiển điện máy công nghiệp…... 48 4.1. Các mạch điện mở máy…………………………………………………………………………… 48 4.2. Các mạch điện điều chỉnh bảo vệ……………………………………………………………… 53 4.3. Các mạch điện hãm máy………………………………………………………………………….. 55 Chương 5: Trang bị điện một số máy điển hình……………………………………………... 62 5.1. Trang bị điện của nhóm máy tiện……………………………………………………………… 62 5.2. Trang bị điện của nhóm máy phay……………………………………………………………. 66 5.3. Trang bị điện của nhóm máy khoan………………………………………………………….. 74 5.4. Trang bị điện của nhóm máy mài……………………………………………………………… 81 5.5. Trang bị điện điều khiển thang máy…………………………………………………………... 88 5.6. Trang bị điện nhóm máy nâng vận chuyển…………………………………………………. 104 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………………. 112
  4. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG TRONG TRANG BỊ ĐIỆN Mục tiêu:  Trình bày được các nguyên lý truyền động cơ bản của một hệ thống truyền động điện  Phân loại được các dạng máy cắt gọt kim loại.  Trình bày được các dạng chuyển động trong máy cắt gọt kim loại 1.1. Khái niệm Hệ thống truyền động điện là một tổ hợp các thiết bị điện, điện tử … phục vụ cho việc biến đổi điện năng thành cơ năng cung cấp cho các cơ cấu công tác trên các máy sản xuất, cũng như gia công truyền tín hiệu thông tin để điều khiển quá trình biến đổi năng lượng đó theo yêu cầu công nghệ. Cấu trúc chung: Hình 1.1: Mô tả cấu trúc chung của hệ thống truyền động điện. Trong đó:  BBĐ: Bộ biến đổi  ĐC: Động cơ điện û 1
  5. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện  MSX: Máy sản xuất  R và RT: Bộ điều chỉnh truyền động và công nghệ  K và KT: Các bộ đóng cắt phục vụ truyền động và công nghệ  GN: Mạch ghép nối  VH: Người vận hành Cấu trúc của hệ thống truyền động điện gồm 2 phần chính:  Phần động lực (Mạch động lực): Từ lưới điện hoặc nguồn điện cung cấp điện năng đến bộ biến đổi (BBĐ) và động cơ điện (ĐC) truyền động cho phụ tải (MSX). Các bộ biến đổi như: bộ biến đổi máy điện (máy phát điện một chiều, xoay chiều, máy điện khuếch đại), bộ biến đổi điện từ (khuếch đại từ, cuộn kháng bảo hòa), bộ biến đổi điện tử, bán dẫn (chỉnh lưu Thyristor, bộ điều áp một chiều, biến tần transistor, thyristor). Động cơ có các loại như: động cơ một chiều, xoay chiều, các loại động cơ đặc biệt.  Phần điều khiển (Mạch điều khiển): gồm các cơ cấu đo lường, các bộ điều chỉnh tham số và công nghệ, các khí cụ, thiết bị điều khiển đóng cắt phục vụ công nghệ và cho người vận hành. Đồng thời một số hệ thống truyền động điện khác có cả mạch ghép nối với các thiết bị tự động khác hoặc với máy tính điều khiển. 1.2. Các dạng truyền động  Truyền động điện không điều chỉnh: thường chỉ có động cơ nối trực tiếp với lưới điện, quay máy sản xuất với một tốc độ nhất định.  Truyền động điện có điều chỉnh: tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ mà ta có hệ truyền động điện điều chỉnh tốc độ, hệ truyền động điện tự động điều chỉnh moment, lực kéo, và hệ truyền động điện tự động điều chỉnh vị trí. Trong hệ này có thể là hệ truyền động điện tự động nhiều động cơ.  Theo cấu trúc và tín hiệu điều khiển mà ta có hệ truyền động điện tự động điều khiển số, điều khiển tương tự, điều khiển theo chương trình…  Theo đặc điểm truyền động ta có hệ truyền động điện tự động động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều, động cơ bước…  Theo mức độ tự động hóa có hệ truyền động không tự động và hệ truyền động tự û 2
  6. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện động.  Ngoài ra còn có hệ truyền động điện không đảo chiều, có đảo chiều, hệ truyền động đơn, hệ truyền động nhiều động cơ… 1.3. Các dạng truyền động trong máy cắt gọt kim loại Máy cắt gọt kim loại dùng để gia công các chi tiết kim loại bằng cách cắt bớt các lớp kim loại thừa, để sau khi gia công có kích thước, hình dạng gần đúng yêu cầu (gia công thô) hoặc thỏa mãn hoàn toàn yêu cầu đặt hàng với độ chính xác nhất định về kích thước và độ bóng cần thiết của bề mặt gia công (gia công tinh) 1.3.1. Phân loại máy cắt gọt kim loại Máy cắt gọt kim loại gồm nhiều chủng loại và rất đa dạng trong từng nhóm máy cắt, nhưng có thể phân loại chúng dựa trên các đặc điểm sau: 1.3.1.1. Theo đặc điểm quá trình công nghệ Đặc trưng bởi phương pháp gia công trên máy,dạng dao cắt, đặc tính chuyển động … các máy cắt gọt kim loại chia thành 9 nhóm máy sau:  Máy tiện  Máy khoan và doa  Máy mài và đánh bóng  Máy phay  Máy liên hợp  Máy gia công ren, răng  Máy bào, máy sọc và máy chuốt  Máy cắt gọt kim loại  Một số máy đặc chủng 1.3.1.2. Theo đặc điểm của quá trình sản xuất  Máy vạn năng là các máy có thể thực hiện được một số phương pháp gia công khác nhau trên cùng một máy như tiện, khoan, bào… để gia công các chi tiết khác nhau về hình dáng và kích thước  Máy chuyên dùng là các máy dùng để gia công các chi tiết có cùng hình dàng nhưng û 3
  7. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện khác nhau về kích thước  Máy đặc biệt là các máy chỉ thực hiện gia công các chi tiết có cùng hình dáng và kích thước 1.3.1.3. Theo kích thước và khối lượng chi tiết gia công trên máy Các máy bình thường có thể gia công các chi tiết có khối lượng tới 10.103kg  Các máy cỡ lớn có thể gia công các chi tiết có khối lượng tới 30.103kg  Các máy cỡ nặng có thể gia công các chi tiết có khối lượng tới 100.103kg  Các máy siêu nặng có thể gia công các chi tiết có khối lượng lớn hơn 100.103kg 1.3.1.4. Theo độ chính xác gia công  Máy có độ chính xác bình thường  Máy có độ chính xác cao  Máy có độ chính xác rất cao 1.3.2. Các chuyển động và các dạng gia công điển hình trên máy cắt gọt kim loại. Trên các máy cắt gọt kim loại có hai loại chuyển động: chuyển động cơ bản và chuyển động phụ  Chuyển động cơ bản là sự di chuyển tương đối của dao cắt so với phôi để thực hiện quá trình cắt gọt. Chuyển động cơ bản được chia thành hai dạng chuyển động:  Chuyển động chính (chuyển động làm việc) là chuyển động thực hiện quá trình cắt gọt kim loại bằng dao cắt  Chuyển động ăn dao là chuyển động xê dịch của dao hoặc của phôi (tùy thuộc vào từng loại máy) để tạo ra lớp phôi mới.  Chuyển động phụ là những chuyển động không liên quan trực tiếp đến quá trình cắt gọt, chúng cần thiết khi chuẩn bị gia công, nâng cao hiệu suất và chất lượng gia công, hiệu chỉnh máy…Ví dụ như di chuyển nhanh bàn dao hoặc phôi (trong máy tiện), nới – siết xà trên trụ (trong máy khoan cần), nâng hạ xà dao (trong máy bào giường) bơm dầu của hệ thống bôi trơn, bơm nước làm mát… Chuyển động chính và chuyển động ăn dao có thể chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến của dao cắt hoặc của phôi û 4
  8. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện Trên hình 1.2 biểu diễn các dạng gia công điển hình được thực hiện trên các máy cắt gọt kim loại: Hình 1.2: Gia công điển hình trên các máy cắt gọt kim loại  Gia công trên máy tiện (hình 1.2a):  n: Là tốc độ quay của chi tiết (chuyển động chính)  v: Vận tốc xê dịch của dao cắt vào chi tiết (chuyển động ăn dao)  Gia công trên máy khoan (hình 1.2b):  n: Là tốc độ quay của mũi khoan (chuyển động chính)  v : Chuyển động tịnh tiến của mũi khoan vào chi tiết (chuyển động ăn dao)  Gia công trên máy phay (hình 1.2c):  n: Tốc độ quay của dao phay (chuyển động chính)  v: Chuyển động tịnh tiến của phôi (chuyển động ăn dao)  Gia công trên máy mài tròn ngoài: (hình 1.2d):  n: Tốc độ quay của đá mài (chuyển động chính)  v: Chuyển động tịnh tiến của đá mài vào chi tiết (chuyển động ăn dao)  Gia công trên máy bào giường (hình 1.2e):  vt, vn: Chuyển động qua lại của bàn (chuyển động chính), chuyển động di chuyển của dao theo chiều ngang của bàn (chuyển động ăn dao) û 5
  9. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện 1.3.3. Các thiết bị chuyên dụng dùng trong các máy cắt gọt kim loại 1.3.1. Nam châm điện  Thường dùng để điều khiển các van thủy lực, van khí nén, điều khiển đóng cắt ly hợp ma sát, ly hợp điện từ và dùng để hãm động cơ điện  Nam châm điện dùng trong các máy cắt gọt kim loại là nam châm điện xoay chiều có lực hút từ 10 đến 80N với hành trình của phần ứng (lõi nam châm) từ 5 đến 15mm.  Nguyên lý làm việc của nam châm điện như sau: khi cấp nguồn cho cuộn dây 2, sẽ xuất hiện từ thông khép kín theo mạch từ 1. Sự tác dụng tương hỗ giữa từ thông và dòng điện trong cuộn dây sẽ sinh ra một lực kéo hút phần ứng 4 vào sâu trong nam châm điện. Thanh hướng dẫn 3 có chức năng giảm hệ số ma sát giữa phần ứng và mạch từ, đảm bảo cho phần ứng không bị hút lệch.  Đặc tính quan trọng nhất của nam châm điện là đặc tính cơ (đặc tính lực kéo). Nó biểu hiện sự phụ thuộc giữa lực kéo sinh ra của nam châm điện và hành trình của phần ứng F=f(). Đặc tính đó được biểu diễn trên hình F Đặc tính của nam châm điện 0  Hình 1.3: Cấu tạo của nam châm điện; 1: Mạch từ; 2: Cuộn dây nam châm; 3: Thanh dẫn hướng; 4: Phần ứng (lõi nam châm); 5: vòng ngắn mạch 1.3.2. Bàn từ  Dùng để cặp chi tiết gia công trên các máy mài mặt phẳng  Cấu tạo của bàn từ gồm: hộp sắt non (1) với các cực lõi (2), cuộn dây (3), bàn từ (4) có lót các tấm lót mỏng (5) bằng vật liệu không nhiễm từ. Khi cấp nguồn một chiều cho cuộn û 6
  10. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện dây, bàn sẽ trở thành nam châm với nhiều cặp cực: cực bắc N và cực nam S  Bàn từ được cấp nguồn 1 chiều (trị số điện áp có thể là 24, 48, 110 và 220V với công suất từ 100 ÷ 300W) từ các bộ chỉnh lưu dùng diod bán dẫn. Sau khi gia công xong, muốn lấy chi tiết ra khỏi bàn phải khử từ dư của bàn từ, thực hiện bằng cách đảo cực tính nguồn cấp cho bàn từ. Hình 1.4: Cấu tạo của bàn từ 1.3.3. Khớp ly hợp điện từ Dùng để điều chỉnh tốc độ quay, điều khiển động cơ truyền động: khởi động, đảo chiều, điều chỉnh tốc độ và hãm. Khớp ly hợp điện từ là khâu trung gian nối động cơ truyền động với máy công tác cho phép thay đổi tốc độ động cơ không đổi, thường dùng trong hệ truyền động ăn dao của các máy cắt gọt kim loại. Đối với hệ truyền động ăn dao của máy cắt gọt kim loại, yêu cầu duy trì momen không đổi trong toàn dải điều chỉnh tốc độ. Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, người ta phân biệt hai loại khớp ly hợp điện từ: khớp ly hợp điện từ ma sát và khớp ly hợp điện từ trượt. 1.3.3.1. Khớp ly hợp điện từ ma sát Khớp ly hợp điện từ ma sát gồm: thân ly hợp (3), cuộn dây (4), các đĩa ma sát (8) và (9), đĩa ép (10), giá kẹp (11). Tất cả các phần tử kể trên được gá lắp trên bạc lót (2) làm từ vật liệu không nhiễm từ và bạc lót được lắp trên trục vào (1). Nguồn cấp cho cuộn dây của ly hợp được cấp như sau: cực âm của nguồn được nối với cực âm của ly hợp 3, cực dương của nguồn được cấp qua chổi than 7 và vành trượt tiếp điện 6, còn 5 là vành tiếp điện giữa cực dương của nguồn và thân ly hợp. Nguyên lý làm việc của khớp ly hợp ma sát như sau: Khi cuộn dây 4 được cấp nguồn, sẽ tạo ra một từ trường khép kín qua các đĩa ma sát. Từ trường đó tạo ra một lực hút kéo đĩa û 7
  11. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện ma sát 9 về thân ly hợp 3. Các đĩa ma sát 8 và 9 ăn khớp với nhau. Đĩa ma sát 9 nối với trục 1 (trục động cơ truyền động), còn đĩa ma sát 8 nối với trục 12 (trục máy công tác) Hình 1.5: Khớp ly hợp điện từ 1.3.3.2. Khớp ly hợp điện từ trượt. Cấu tạo của nó gồm hai phần chính: phần ứng (1) được gắn với trục của động cơ truyền động (2) (trục chủ động) và phần cảm (3) của cuộn dây kích thích (4) được nối với trục của máy công tác (trục thụ động). Nguồn cấp cho cuộn dây kích thích là nguồn một chiều tiếp điện bằng chổi than (5) và vành trượt (7) lắp trên trục (6). Hình 1.6: Khớp ly hợp điện từ trượt Nguyên lý làm việc của khớp ly hợp điện từ trượt như sau: û 8
  12. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện Khi cho động cơ truyền động quay và cấp nguồn cho cuộn kích thích, trong phần ứng sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng, sức điện động đó sẽ sinh ra dòng điện xoáy (dòng Fucô). Sự tác dụng tương hỗ giữa dòng điện trong phần ứng và từ thông của phần cảm sẽ sinh ra momen điện từ làm cho phần cảm quay theo cùng chiều với phần ứng. Hệ số trượt của khớp ly hợp phụ thuộc vào trị số dòng điện trong cuộn kích thích và momen của phụ tải. Bởi vậy, với momen tải không đổi, khi ta thay đổi dòng điện trong cuộn kích thích sẽ thay đổi được tốc độ của máy công tác. û 9
  13. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP 1- Hãy trình bày cấu trúc của hệ thống truyền động điện? 2- Để phân loại máy cắt gọt kim loại cần dựa trên những đặc điểm gì? ? 3- Trình bày các chuyển động trên máy cắt gọt kim loại? û 10
  14. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện CHƢƠNG 2: CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÁY CÔNG NGHIỆP Mục tiêu:  Nhận biết được các lọai khí cụ điện điều khiển, hiểu nguyên lý hoạt động và cách vận hành.  Biết sử dụng thành thạo các khí cụ đúng theo yêu cầu kỹ thuật. 2.1. Khái niệm chung Khí cụ điện được chế tạo phải sử dụng lâu dài, để đáp ứng được yêu cầu này khi sử dụng khí cụ điện cần chú ý các thông số kỹ thuật của khí cụ điện:  Điện áp định mức của khí cụ điện phải lớn hơn điện áp của lưới điện (Uđmkcđ>Uđmn)  Dòng điện định mức của khí cụ điện phải lớn hơn dòng điện cung cấp cho phụ tải hay thiết bị ( Idmkcđ > Ipt ).  Khí cụ điện phải ổn định nhiệt, ổn định lực điện động. Vật liệu sử dụng để chế tạo khí cụ điện có đặc tính cơ tốt, chịu nhiệt cao, khi có sự cố quá tải hay ngắn mạch khí điện tác động mà không hư hỏng hay biến dạng…  Vật liệu cách điện tốt, khí cụ điện làm việc chính xác, an toàn, gọn nhẹ, dễ gia công, rẽ tiền, dễ lắp đặt, kiểm tra, vận hành, sửa chữa… 2.2. Công tắc Công tắc là một loại khí cụ đóng ngắt dòng điện bằng tay kiểu hộp, dùng đễ đóng ngắt mạch điện có công suất bé, có điện áp một chiều đến 440v và điện áp xoay chiều đến 500 V. Công tắc thường được dùng làm cầu dao tổng cho các máy công cụ, dùng đóng mở trực tiếp cho các động cơ điện công suất nhỏ, hoặc dùng để đối nối, khống chế trong các mạch điện tự động, có khi dùng để thay đổi chiều quay động cơ điện, hoặc đổi cách đấu có dây stato động cơ từ sao sang tam giác. Công tắc làm việc chắc chắn hơn cầu dao, đập tắt hồ quang nhanh hơn vì thao tác ngắt nhanh hơn cầu dao. 2.2.1. Phân loại và cấu tạo  Công tắc 1 ngả ( hình 2.1a).  Công tắc 2 ngả ( hình 2.1b). 11
  15. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện  Công tắc 3 ngả ( hình 2.1c) Hình 2.1: Cấu tạo công tắc Theo hình dạng bên ngồi, người ta chia công tắc ra làm 3 loại:  Loại hở.  Loại bảo vệ.  Loại kín. Theo công dụng, người ta chia công tắc ra các loại:  Công tắc đóng ngắt trực tiếp .  Công tắc chuyển mạch (hay công tắc vạn năng): Công tắc vạn năng dùng để đóng, ngắt, chuyển đổi mạch điện các quận dây hút của công tắc tơ, khởi động từ, vv…chuyển đổi các mạch điện ở các dụng cụ đo lường vv… nó thường được dùng trên các mạch điện điều khiển và điện áp đến 440V một chiều và đến 500V xoay chiều, 50HZ.  Công tắc hành trình và cuối hành trình: Công tắc hành trình dùng để đóng ngắt mạch điện điều khiển trong chuyển động điện tự động hóa, tùy thuộc vị trí cữ gạt ở các cơ cấu chuyển động cơ khí nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự động ngắt điện ở cuối hành trình để đảm bảo an toàn. 2.2.2. Thông số kỹ thuật của công tắc Bên cạnh các yêu cầu cơ khí, va đập, dao động v.v… trong việc kiểm tra chất lượng công tác ta còn phải quan tâm đến các thông số :  Điện áp cách điện: thử xuyên thủng bằng cách đặt điện áp xoay chiều 1500V trong thời gian một phút ở các điểm cần phải cách điện. 12
  16. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện  Điện trở cách điện: thử cách điện bằng cách đo điện trở cách điện, điện trở này không được bé hơn 2 MΩ.  Sự phát nóng: cho một dòng điện bằng 125% Iđm đi qua ở các đầu cực không được phép có một điện áp rơi lớn 50 mV đối với mỗi vị trí đóng của công tắc và không phát nóng.  Công suất cắt: cho một dòng điện 125% Iđm đi qua và ở điện áp bằng điện áp định mức Uđm công tắc phải chịu được số lần ngắt với thời gian sau : + Đối với công tắc ≤ 10A , 90 lần ngắt trong thời gian 3 phút . + Đối với công tắc 25A , 60 lần ngắt trong thời gian 3 phút.  Sức bền cơ khí: tiến hành 10000 lần thay đổi vị trí tần số thao tác 25 lần / phút không có điện áp và dòng điện sau đó công tắc phải ở trạng thái làm việc tốt và có thể chịu tiêu chuẩn xuyên thủng trên .  Nhiệt độ: Các chi tiết cách điện phải chịu đựng 100oC trong thời gian 2 giờ mà không bị biến dạng hoặc sủi nhám 2.3. Cầu dao Cầu dao là một loại khí cụ đóng ngắt dịng điện bằng tay đơn giản nhất được sử dụng trong các mạch điện có điện áp nguồn cung cấp đến 220V điện một chiều và 380V điện xoay chiều. Cầu dao thường dùng để đóng ngắt mạch điện công suất nhỏ và khi làm việc không cần thao tác đóng ngắt nhiều lần nếu điện áp cao hơn hay mạch điện có công suất trung bình và lớn thì cầu dao chỉ làm nhiệm vụ đóng ngắt không tải vì trong trường hợp này khi ngắt mạch hồ quang sinh ra rất lớn tiếp súc sẻ bị phá hủy trong một thời gian rất ngắn; từ đó vật liệu cách điện sẻ bị hỏng , nguy hiểm cho thiết bị và người thao tác .cầu dao cần đảm bảo ngắt điện tin cậy các thiết bị dùng điện ra khỏi nguồn điện áp. Do đó khoảng cách giữa tiếp xúc điện đến và đi , tức chiều dài lưỡi dao phải lớn hơn 50 mm Đối với cầu dao xoay chiều có dòng điện lớn hơn 75A hồ quang được kéo dài do tác dụng của lực điện độngvà được dập tắc ở thời điểm dòng điện qua trị số không nên không cần kết cấu có lưỡi dao phụ . 2.3.1. Phân loại và cấu tạo 13
  17. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện a b Hình 2.2: Cấu tạo cầu dao Theo kết cấu: Cầu dao thành loại 1 cực, 2 cực, 3 cực hoặc 4 cực. 2.3.2. Thông số kỹ thuật của cầu dao  Điện áp định mức : 250V và 500V hoặc cao hơn.  Dòng điện định mức :15, 25, 30, 40, 60, 75, 100, 150, 200, 350, 600, 1000A .  Vật liệu cách điện: Có các loại đế sứ , để nhựa bakêlit….  Kiểu bảo vệ: loại không có hộp, loại có hộp che chắn (nắp nhựa, nắp gang, nắp sắt , …)  Theo yêu cầu sử dụng : Cầu dao có cầu chì bảo vệ và loại không có cầu chì bảo vệ. 2.4. Nút Nhấn: Mỗi nút nhấn mang một tên gọi, tên gọi thông thường được đặt tùy ý và nên sử dụng tên gọi theo nhiệm vụ, để dễ nhận biết trong quá trình sử dụng. 2.4.1. Nút nhấn thƣờng mở (NO). 2.4.1.1. Ký hiệu: 3 Tên gọi 4 Hình 2.3: Ký hiệu nút nhấn NO 14
  18. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện Theo hình vẽ, nút nhấn NO có 2 chân và được ký hiệu bằng hai chữ số là 3 và 4. 2.4.1.2. Nguyên lý hoạt động: Khi tác động vào nút nhấn (ấn vào), thì 3-4 được nối tắt, khi hết tác động thì 3-4 được trở về trạng thái ban đầu (hở ra). 2.4.2. Nút nhấn thƣờng đóng (NC). 2.4.2.1. Ký hiệu: 1 Tên gọi 2 Hình 2.4: Ký hiệu nút nhấn NC Theo hình vẽ, nút nhấn NC có 2 chân và được ký hiệu bằng hai chữ số là 1 và 2. 2.4.2.2. Nguyên lý hoạt động: Khi tác động vào nút nhấn (ấn vào), thì 1-2 được hở ra, khi hết tác động thì 1-2 được trở về trạng thái ban đầu (nối nhau). 2.4.3. Nút nhấn kép (NC). 2.4.3.1. Ký hiệu: 1 3 Tên gọi 2 4 Hình 2.5: Ký hiệu nút nhấn kép Theo hình vẽ, nút nhấn NC có 4 chân và được ký hiệu bằng bốn chữ số là 1-2 và 3-4. 2.4.3.2. Nguyên lý hoạt động: Khi tác động vào nút nhấn (ấn vào), thì 1-2 được hở ra, 3-4 đóng lại. Khi hết tác động thì 1-2 và 3-4 được trở về trạng thái ban đầu. 2.5. Công tắc tơ. 2.5.1. Cấu tạo: 15
  19. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện Contactor có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo model của nhiều hãng sản xuất khác nhau. Thông thường mỗi contactor có ba tiếp điểm chính, và một hoặc hai cặp tiếp điểm phụ NC và NO. Ngoài ra, contactor còn có thể gắn thêm nhiều tiếp điểm phụ NC và NO 2.5.2. Ký hiệu: 2.5.2.1. Cuộn hút (coil) A1 TÊN GỌI A2 Hình 2.6: Ký hiệu cuộn hút contactor Cuộn hút của contac tor có hai chân, có điện trở khỏang vài trăm ohm, và được ký hiệu là A1 và A2 2.5.2.2. Ký hiệu tiếp điểm chính 1 3 5 TÊN GỌI 2 4 6 Hình 2.7: Ký hiệu bộ tiếp điểm chính Contactor Ba tiếp điểm chính luôn được ký hiệu bằng sáu chữ số như hình trên. Ngòai ra, có thể được ký hiệu bằng sáu chữ cái khác nhau, tùy theo model và nhà sản xuất khác nhau như sau: Ba số (1,3,5) có thể được thay thế bằng ba chữ cái (T1,T3,T5) hoặc (R,S,T) hoặc (L1, L2 , L3). Ba số (2,4,6) có thể được thay thế bằng ba chữ cái (T2, T4,T6 hoặc (U,V,W) 16
  20. Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Giáo trình Trang bị điện Tên gọi của ba tiếp điểm chính phải cùng tên với tên gọi của cuộn hút contactor. 2.5.2.3. Ký hiệu tiếp điểm phụ NC và NO. Tiếp điểm NC có hai chân, và được ký hiệu bằng hai cặp chữ số 11 và 12. Nếu trong contactor có nhiều tiếp điểm NC, thì thứ tự các tiếp điểm sẽ được ký hiệu bằng hai cặp chữ số 21-22, 31-32…v.v… 13 11 TÊN GỌI TÊN GỌI 14 12 a b Hình 2.8 a: Ký hiệu tiếp điểm Hình 2.8 b: Ký hiệu tiếp điểm NO của Contactor NC của Contactor 2.6. Rơ le nhiệt (OVERLOAD) Là khí cụ điện bảo vệ quá tải có điều chỉnh. Thông thường Rơ-Le nhiệt sẽ được sử dụng kèm theo Contactor, có thông số tương thích và cùng hãng sản xuất với Contactor. Rơ-Le nhiệt bao gồm hai phần chính là bộ phận đốt nóng và tiếp điểm bảo vệ. Có hai tiếp điểm bảo vệ: Tiếp điểm NO và NC 2.6.1. Ký hiệu bộ phận đốt nóng: Bộ phận đốt nóng của Rơ-Le nhiệt có sáu chân, và được ký hiệu trên các chân giống nghư 3 tiếp điểm chính của Contactor. 1 3 5 2 4 6 Hình 2.9: Ký hiệu bộ phận đốt nóng Rơ-Le nhiệt 2.6.2. Ký hiệu tiếp điểm bảo vệ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1