intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt - MĐ05: Trồng cây làm gia vị

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:171

458
lượt xem
140
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt thuộc MĐ05 nghề Trồng cây làm gia vị. Nội dung mô đun được bố cục gồm 5 bài, trong mỗi bài, nội dung được trình bày theo kiểu tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt - MĐ05: Trồng cây làm gia vị

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ ỚT MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2013
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có th ể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính l ệch l ạc ho ặc s ử d ụng v ới m ục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đào tạo ngh ề nhằm nâng cao trình độ cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập; Bộ LĐTB&XH, Bộ Nông nghiệp & PTNN, Tổng cục dạy nghề đã giao cho Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Giáo trình mô đun trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt là một trong 5 giáo trình được biên soạn dùng để sử dụng cho khóa học đào tạo nghề trồng cây làm gia vị trình độ sơ cấp cho Nông dân. Quán triệt triết lý DACUM và quan điểm đào tạo theo năng l ực th ực hiện, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là: sau khi hoàn thành khóa h ọc người học có khả năng thực hiện được các nội dung công việc đề cập trong giáo trình, chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành phù hợp với đối tượng học viên, nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Ph ần kiến th ức lý thuy ết đ ưa vào giáo trình được giới hạn với phạm vi và mức độ nhất định nhằm giúp người h ọc có thể lý giải được các biện pháp kỹ thuật của nghề. Mô đun trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt được bố cục gồm 5 bài, trong mỗi bài, nội dung được trình bày theo kiểu tích h ợp gi ữa ki ến th ức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Bài 1: Trồng ớt. Bài 2: Chăm sóc ớt. Bài 3: Phòng trự dịch hại ớt. Bài 4: Thu hoạch và bảo quản ớt. Bài 5: Tiêu thụ sản phẩm và hạch toán thu chi. Với mong muốn thông qua giáo trình này sẽ mang đến cho người h ọc những kiến thức hết sức cô đọng, dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ th ực hiện. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên cũng không thể tránh kh ỏi nh ững s ơ xu ất, thi ếu sót khi biên soạn giáo trình này. Chúng tôi rất mong được s ự đóng góp ý ki ến quí báu của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, của đ ọc giả và ng ười s ử dụng để cho cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn 1. Lê Duy Thành (Chủ biên) 2. Nguyễn Văn Vượng 3. Hoàng Thị Chấp
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU................................................................................................ 3 MỤC LỤC.............................................................................................................4 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ ỚT......................................................................................................8 Bài 1: TRỒNG ỚT............................................................................................... 9 A. NỘI DUNG:................................................................................................... 10 1. THỜI VỤ TRỒNG ỚT..................................................................................10 1.1. Căn cứ để xác định thời vụ trồng............................................................... 10 1.1.2. Căn cứ vào đặc điểm của giống ớt......................................................... 10 1.1.3. Căn cứ vào cơ cấu mùa vụ.......................................................................11 1.2. Giới thiệu một số thời vụ chủ yếu trồng ớt ở nước ta.............................11 1.2.1. Đối với các tỉnh phía Bắc:........................................................................11 1.2.1. Đối với các tỉnh miền Trung, Tây nguyên:..............................................11 1.2.1. Đối với các tỉnh Nam Bộ:.........................................................................12 2. MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG..................................................... 12 2.1. Căn cứ để xác định mật độ, khoảng cách trồng........................................ 12 2.2. Giới thiệu một số mật độ, khoảng cách trồng phù hợp. ..........................14 3. LỰA CHỌN CÂY GIỐNG VÀ XỬ LÝ CÂY GIỐNG TRƯỚC KHI TRỒNG...............................................................................................................15 3.1. Lựa chọn cây giống.....................................................................................15 3.2. Xử lý cây giống........................................................................................... 16 4. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CON................................................................... 16 4.1. Kỹ thuật trồng cây con không dùng màng nông nghiệp che phủ .............16 4.1.1. Trồng cây con............................................................................................16 4.1.2. Tủ luống sau trồng................................................................................... 17 4.1.3. Kỹ thuật trồng ớt gieo ươm trong bầu trồng trên nền đất ướt..............18 4.2. Kỹ thuật trồng cây con khi có dùng màng nilon che phủ mặt luống theo hướng VietGap....................................................................................................20 4.2.1. Vật liệu phủ:............................................................................................ 20 4.2.2. Các bước và cách thức thực hiện công việc:.......................................... 20 4.3. Tưới nước sau trồng....................................................................................23 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH........................................................24 1. Câu hỏi lý thuyết............................................................................................ 24 2. Các bài tập thực hành..................................................................................... 24 Bài thực hành 5.1.1............................................................................................. 24 Trồng ớt không dùng màng nilon che phủ......................................................... 24 Bài thực hành 5.1.2............................................................................................. 26 Trồng ớt có dùng màng nilon che phủ............................................................... 26 C. GHI NHỚ ......................................................................................................28
  5. 5 Bài 2: CHĂM SÓC ỚT.......................................................................................29 A. NỘI DUNG.................................................................................................... 29 1. GIẶM ỚT SAU TRỒNG............................................................................... 29 1.1. Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mật độ, khoảng cách cây con trên ruộng ớt sau trồng....................................................................................... 29 1.1.1. Do chất lượng cây giống..........................................................................30 1.1.2. Do kỹ thuật làm đất và kỹ thuật trồng cây con.......................................31 1.1.3. Do khâu chăm sóc sau trồng..................................................................... 31 1.1.4. Do tác động của ngoại cảnh....................................................................32 1.2. Kỹ thuật giặm............................................................................................. 32 1.2.1. Tác dụng của trồng giặm.........................................................................32 1.2.2. Yêu cầu cần đạt khi trồng giặm..............................................................32 1.2.3. Các bước và cách thức thực hiện công việc........................................... 32 2. LÀM CỎ, XỚI ĐẤT VÀ VUN GỐC............................................................ 33 2.1. Tác dụng của việc làm cỏ, xới đất và vun gốc..........................................33 2.2. Các bước và cách thức thực hiện công việc.............................................. 34 2.2.1. Đối với ruộng ớt trồng không che phủ luống......................................... 34 2.2.2. Đối với ruộng ớt trồng có che phủ luống bằng rơm rạ, vỏ trấu...........38 2.2.3. Yêu cầu chung cần đạt được sau xới xáo, làm cỏ, vun gốc:..................38 2.2.4. Đối với ruộng ớt trồng có dùng màng nilon che phủ luống...................39 3. TƯỚI VÀ TIÊU NƯỚC CHO ỚT...............................................................39 3.1. Tìm hiểu nhu cầu nước của cây ớt.............................................................39 3.2. Cách xác định độ ẩm đất trên ruộng trồng ớt ........................................... 40 3.3. Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tưới, tiêu nước..................................41 3.3.1. Yêu cầu đối với phương pháp và kỹ thuật tưới, tiêu............................. 41 3.3.2. Các căn cứ để lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tưới, tiêu.................41 3.3.3. Chuẩn bị các nguồn lực để tưới, tiêu......................................................42 3.3.4. Một số phương pháp tưới nước cho ruộng ớt: ......................................42 4. BÓN PHÂN SAU TRỒNG.............................................................................44 4.1. Tác dụng của bón thúc phân cho cây ớt......................................................44 4.1.1. Khái niệm về bón thúc............................................................................. 44 4.1.2. Tác dụng của bón thúc..............................................................................44 4.2. Nguyên tắc và yêu cầu chung khi bón thúc.................................................45 4.2.1. Nguyên tắc................................................................................................ 45 4.2.2. Các yêu cầu đối với việc bón thúc phân cho ớt...................................... 45 4.2.3. Đặc điểm của một số loại phân thường dùng bón thúc cho cây ớt ......47 4.3. Quy trình bón thúc phân cho cây ớt............................................................. 51 4.3.1. Những căn cứ để xác định quy trình bón thúc phân cho cây ớt...............51 4.3.2. Quy trình chung bón phân cho cây ớt....................................................... 52 4.4. Các bước và cách thức thực hiện quy trình bón phân cho ớt.....................53 4.5. Giới thiệu quy trình bón phân thúc cho một số giống ớt được trồng phổ biến ở nước ta.................................................................................................... 55 5. TỈA CÀNH: .................................................................................................... 59 6. LÀM GIÀN ĐỠ CÂY.................................................................................... 59
  6. 6 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH........................................................61 1. Câu hỏi lý thuyết............................................................................................ 61 2. Các bài tập thực hành..................................................................................... 61 Bài thực hành 5.2.1 ............................................................................................ 61 Bón thúc phân cho cây ớt trồng không có màng nilon che phủ.........................61 Bài 3: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI ỚT................................................................. 64 A. NỘI DUNG:................................................................................................... 64 1. ĐẶC ĐIỂM, TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ ...64 MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ỚT.................64 1.1. Sâu hại..........................................................................................................64 1.2. Bệnh hại...................................................................................................... 69 2. ĐIỀU TRA SÂU BỆNH HẠI ỚT.................................................................. 73 2.1. Một số khái niệm chung .............................................................................73 2.2. Mục đích điều tra ........................................................................................75 2.3. Phương pháp điều tra và tiến hành điều tra............................................... 76 2.3.1. Xác định thời gian điều tra:.....................................................................76 2.3.2. Xác định phương pháp điều tra:..............................................................76 2.3.3. Xác định ruộng và điểm điều tra:........................................................... 76 2.3.4. Xác định mẫu và lấy mẫu điều tra:........................................................76 2.3.5. Thực hiện điều tra và tính toán kết quả điều tra theo hướng dẫn sau:. 76 2.4. Tính toán kết quả và đánh giá tình hình sâu bệnh hại ớt...........................79 2.5. Các dạng sai hỏng có thể gặp khi điều tra và cách hạn chế, khắc phục. 81 3. TỔ CHỨC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ỚT...........................................82 3.1. Nguyên tắc chung trong phòng trừ .............................................................82 3.2. Quản lý dịch hại theo IPM..........................................................................82 3.2.1. Khái niệm về quản lý dịch hại theo IPM................................................82 3.2.3. Nội dung của quản lý dịch hại tổng hợp.................................................83 3.3. Phòng trừ bằng biện pháp sinh học:........................................................... 84 3.4. Phòng trừ bằng biện pháp hoá học: ...........................................................84 3.5. Thực hiện phòng trừ sâu bệnh hại ớt:........................................................85 4. PHÒNG TRỪ CỎ DẠI VÀ MỘT SỐ DỊCH HẠI KHÁC.............................87 4.1. Phòng trừ cỏ dại..........................................................................................87 4.1.1. Khái niệm về cỏ dại................................................................................ 87 4.1.2. Tác hại cỏ dại đối với cây ớt trên đồng ruộng.......................................87 4.1.3. Đặc điểm chung của cỏ dại.....................................................................87 4.1.4. Một số loại cỏ dại trong ruộng ớt...........................................................88 4.1.5. Tiến hành phòng trừ cỏ dại cho ruộng ớt............................................... 89 4.2. Phòng trừ chuột hại ớt................................................................................ 92 4.2.1. Tìm hiểu tập tính sinh hoạt và quy luật gây hại của chuột....................92 4.2.2. Thực hành một số biện pháp phòng trừ chuột hại ớt.............................94 4.3. Phòng trừ một số sinh vật khác gây hại ớt (kiến, mối, dế) ...................101 4.3.1. Đặc điểm gây hại ..................................................................................101 4.3.2. Phương pháp phòng trừ..........................................................................102
  7. 7 5. MỘT SỐ CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT................................................................................................103 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH......................................................109 1. Câu hỏi lý thuyết.......................................................................................... 109 2. Các bài tập thực hành nhóm......................................................................... 109 Bài thực hành số 5.3.1 ..................................................................................... 109 Điều tra thành phần sâu, bệnh hại trên ruộng trồng ớt.................................. 109 Bài thực hành số 5.3.2...................................................................................... 112 Thực hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại trên ruộng ớt........................112 C. GHI NHỚ ....................................................................................................114 Bài 4: THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN ỚT......................................................115 A. NỘI DUNG:................................................................................................. 115 1. THU HOẠCH ỚT.........................................................................................115 1.1. Xác định thời điểm thu hoạch...................................................................115 1.1.1. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống ớt ..................................115 1.1.2. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ớt.....................115 1.1.3. Căn cứ vào điều kiện bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sau thu hái......117 1.1.4. Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu................................................. 117 1.2. Giám định sản lượng.................................................................................118 1.3. Chuẩn bị điều kiện thu hoạch.................................................................. 119 1.3.1. Chuẩn bị nguồn lao động.......................................................................119 1.3.2. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thu hái................................................ 119 1.4. Kỹ thuật thu hoạch ớt............................................................................... 120 1.5. Những điểm cần chú ý khi thu hoạch ớt .................................................123 2. LÀM SẠCH VÀ PHÂN LOẠI SẢN PHẨM ỚT......................................... 123 2.1. Làm sạch sản phẩm.................................................................................. 123 2.2. Phân loại sản phẩm...................................................................................124 3. SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN ỚT TƯƠI ........................................................125 3.1. Đặc điểm của ớt tươi sau thu hoạch........................................................125 3.2. Xử lý ớt tươi trước khi bảo quản.............................................................126 3.3. Đóng gói, bảo quản ớt tươi...................................................................... 126 4. SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN ỚT KHÔ...........................................................128 4.1. Làm khô sản phẩm.................................................................................... 128 4.1.1. Làm khô bằng phương pháp phơi nắng:............................................... 128 4.1.2. Làm khô sản phẩm bằng phương pháp sấy..........................................130 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH......................................................140 1. Câu hỏi lý thuyết.......................................................................................... 140 2. Các bài tập thực hành................................................................................... 140 Bài thực hành số 5.4.1...................................................................................... 140 Giám định sản lượng thu hoạch ớt.................................................................140 Bài thực hành số 5.4.2...................................................................................... 142 Thăm quan mô hình sấy khô ớt quả................................................................142 C. GHI NHỚ ....................................................................................................144 Bài 5: TIÊU THỤ ỚT VÀ HẠCH TOÁN THU CHI.......................................145
  8. 8 A. Nội dung của bài:.........................................................................................145 1. Tiêu thụ ớt.....................................................................................................145 1.1. Những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ ớt......................................145 1.1.1. Quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất ớt.................................................146 1.1.2. Chọn, tạo giống tốt và xây dựng thương hiệu cây ớt..........................146 1.1.3. Xây dựng hệ thống chế biến sản phẩm quả thích hợp:......................147 1.1.4. Đẩy mạnh công tác Marketing, giới thiệu sản phẩm:..........................147 1.2. Các phương thức tiêu thụ ớt quả tươi......................................................147 1.2.1. Vận chuyển quả tươi.............................................................................147 1.2.2. Quản lý quả trong quá trình vận chuyển...............................................148 1.2.3. Các dạng phương tiện vận chuyển quả tươi....................................... 149 1.3. Phân phối và tiêu thụ ớt.............................................................................151 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp thị ớt.................................................. 151 1.3.2. Các hệ thống tiếp thị trong nước...........................................................151 1.3.3. Phân tích thị trường................................................................................ 152 1.3.4. Tiêu thụ ớt ..............................................................................................155 2. Hạch toán thu chi trong sản xuất ớt.............................................................157 2.1. Công thức tính............................................................................................158 2.2. Cách tính các chỉ tiêu................................................................................. 158 2.2.1. Chi phí:....................................................................................................158 2.2.2. Doanh thu: .............................................................................................. 158 2.2.3. Lợi nhuận:...............................................................................................159 B. Câu hỏi và bài tập thực hành.......................................................................159 1. Câu hỏi..........................................................................................................159 2. Phần thực hành và bài tập............................................................................159 Thực hành bài 5.5.1...........................................................................................159 Tham quan học tập tại một số cơ sở bán và xuất khẩu ớt quả.....................159 C. Ghi nhớ:........................................................................................................161 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN......................................................... 162 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN.......................................................... 162 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN..................................................................................162 III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN.........................................................163 IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.................................. 163 Tham quan học tập tại một số cơ sở bán và xuất khẩu ớt quả.....................169 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................170 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN NGHỀ TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ.............................. 171 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU.................................................... 171 CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ.............................................................................171 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ ỚT
  9. 9 Mã mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun: Mục tiêu chính của mô đun nhằm cung cấp cho h ọc viên có được những kiến thức, kỹ năng nghề về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, tạo điều kiện cho cây ớt sinh trưởng, phát triển, cho năng suất, chất lượng cao. Các kiến thức và kỹ năng thu hoạch, bảo quản và tiêu th ụ s ản ph ẩm ớt; mang l ại lợi nhuận cao cho người nông dân. Về phương pháp học tập: theo phương pháp trao đổi, thảo luận, học viên chủ yếu là thực hành, rèn luyện kỹ năng nghề trong thực tế sản xuất, qua đó sẽ thu nhận được những kiến thức cần thiết của nghề. Nội dung chính của mô đun được bố cục gồm 5 bài, trong mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức lý thuy ết và k ỹ năng th ực hành. Bài 1: Trồng ớt. Bài 2: Chăm sóc ớt. Bài 3: Phòng trừ dịch hại cho ớt . Bài 4: Thu hoạch và bảo quản ớt. Bài 5: Tiêu thụ sản phẩm và hạch toán thu chi. Về phương pháp đánh giá kết quả học tập: kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm, sử dụng bộ câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước thuộc nội dung ki ến thức đã học trong mô đun. Đánh giá kỹ năng dựa trên quan sát sự thành thạo và kết quả thực hiện các thao tác, dựa trên sản phẩm thu được sau khi th ực hiện các bài thực hành thuộc nội dung kiến thức của mô đun. Bài 1: TRỒNG ỚT Mã bài: MĐ05-01
  10. 10 Mục tiêu: - Xác định được thời vụ thích hợp để trồng ớt - Xử lý được cây ớt giống trước khi trồng theo đúng quy trình - Thực hiện trồng và chăm sóc ớt sau trồng đúng quy trình A. NỘI DUNG: 1. THỜI VỤ TRỒNG ỚT 1.1. Căn cứ để xác định thời vụ trồng 1.1.1. Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây ớt Ớt là cây ưa ánh sáng, nhiệt độ ấm áp, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, làm quả cần nhiệt độ, ánh sáng đầy đủ. Do đó ở các tỉnh miền Bắc thời vụ gieo trồng ớt đòi hỏi khắt khe hơn; ngược lại miền Nam có thể gieo trồng quanh năm. 1.1.2. Căn cứ vào đặc điểm của giống ớt Căn cứ vào thời gian sinh trưởng dài hay ngắn; khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh hay chậm; khả năng chịu rét, chịu nóng, ch ịu ẩm của các lo ại giống ớt khác nhau để chọn thời vụ trồng cho thích hợp. Cần căn cứ vào hướng dẫn cụ thể về thời vụ gieo trồng đ ược ghi trên bao bì của từng loại hạt giống ớt để thực hiện (hình 5.1.1) Hình 5.1.1: Các hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì hạt giống ớt Ví dụ: - Các giống chín sớm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 4-5 tháng, ch ịu rét kém chỉ nên gieo trồng vào vụ Hè - Thu. - Các giống chín trung bình, thời gian sinh trưởng trung bình, khoảng 5- 56 tháng, chịu rét khá nên gieo trồng vào vụ Xuân - Hè.
  11. 11 - Các giống chín muộn, thời gian sinh trưởng dài, khoảng 4-5 tháng, ch ịu rét, chịu nóng chỉ nên gieo trồng vào vụ hè Xuân. - Các giống chín muộn, thời gian sinh trưởng dài khoảng 5-6 tháng, ch ịu rét chịu nóng, các giống ớt lai nên gieo trồng vào vụ Thu – Đông, ho ặc Đông - xuân. 1.1.3. Căn cứ vào cơ cấu mùa vụ Những vùng chuyên ớt, có thể trồng 3 vụ trong năm. Ngược lại những vùng không chuyên canh, trồng 2 vụ lúa sớm 1 vụ ớt Thu – Đông; ho ặc tr ồng vụ ớt Xuân – Hè sau đó trồng vụ lúa mùa.; Hoặc trồng 2 vụ lúa sau đó trồng vụ ớt Đông – Xuân 1.2. Giới thiệu một số thời vụ chủ yếu trồng ớt ở nước ta Ớt có thể trồng được quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi; nhiệt độ thích hợp của ớt là từ 25-30 0C. Tuy nhiên tập trung chủ yếu trồng 3 vụ trong năm như sau: 1.2.1. Đối với các tỉnh phía Bắc: - Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1 dương lịch. - Vụ chính (Đông - Xuân): Gieo hạt tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch. - Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch. (a) (b) Hình 5.1.2. Ớt trồng vụ đông (a) và vụ Hè – Thu (b) 1.2.1. Đối với các tỉnh miền Trung, Tây nguyên: - Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1 dương lịch. - Vụ chính (Đông - Xuân): Gieo hạt tháng 11-12, thu hoạch tháng 3-4 dương lịch.
  12. 12 - Vụ Hè Thu: Gieo tháng 5-6, thu hoạch 9-10 dương lịch. 1.2.1. Đối với các tỉnh Nam Bộ: Có thể gieo trồng quanh năm, tập trung các vụ chính như sau: - Vụ Thu Đông: Gieo hạt tháng 8, trồng tháng 9, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau. - Vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 10-11, trồng tháng 11-12, thu hoạch quả từ tháng 2 đến tháng 6. - Vụ Xuân hè: Gieo hạt tháng 2-3, trồng tháng 4-5, thu hoạch tháng 6 đến tháng 9. - Vụ Hè thu: Gieo hạt tháng 4-5, trồng tháng 5-6, bắt đầu thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10. Hình 5.1.3: Ớt trồng vụ Đông – Xuân đang chuẩn bị cho trái 2. MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG 2.1. Căn cứ để xác định mật độ, khoảng cách trồng Ghi chú: Vị trí trồng cây:
  13. 13 Khoảng cách cây trên hàng (cm) Khoảng cách 2 hàng cây trên luống (cm) Tùy theo tình hình cụ thể để lựa chọn mật độ và khoảng cách trồng cho phù hợp. Nguyên tắc chung là: - Không trồng quá dầy, cây sẽ sinh trưởng, phát triển yếu, nhiều sâu bệnh, ít hoa quả. - Không trồng quá thưa, lãng phí đất, nhiều cỏ dại, năng su ất trên đ ơn vị diện tích thấp. Các căn cứ chủ yếu để xác định mật độ khoảng cách trồng hợp lý: * Dựa vào thời gian sinh trưởng và khả năng sinh trưởng của giống: Giống có thời gian sinh trưởng dài; khả năng phân cành nhiều, tán rộng, lá to thì trồng thưa hơn. * Dựa vào độ màu mỡ của đất đai: - Đất tốt, nhiều dinh dưỡng, tưới tiêu thuận lợi thì trồng thưa. - Đất sấu, nghèo dinh dưỡng, không chủ động được tưới tiêu thì trồng dày để tăng số cây, tăng năng suất tổng thể. * Dựa vào thời vụ gieo trồng: - Vụ đông nên trồng dày - Vụ Đông – Xuân, vụ Thu – Đông trồng mật độ vừa phải - Vụ Hè – Thu nên trồng thưa hơn * Dựa vào khả năng đầu tư thâm canh: - Nếu có khả năng chăm sóc tốt, mức độ đầu tư thâm canh cao thì nên trồng mật độ thưa hơn. - Nếu khả năng chăm sóc, mức độ đầu tư thâm canh có hạn thì nên trồng mật độ vừ phải đến trồng dầy hơn. * Dựa vào phương thức canh tác: - Nếu trên luống chỉ trồng thuần một mình cây ớt thì mật độ khoảng cách trồng thưa hơn. (Hình 5.1.4) - Nếu trên ruộng ngoài trồng ớt còn trồng xen các cây trồng khác trên luống ớt như: hành, tỏi ta, rau cải, rau xà lách...thì m ật đ ộ khoảng cách tr ồng ớt nên thưa hơn. (Hình 5.1.5)
  14. 14 Hình 5.1.4: Ớt trồng thuần trồng với mật độ khoảng cách dầy hơn Hình 5.1.5: Ruộng ớt có trồng xen hành, rau cải 2.2. Giới thiệu một số mật độ, khoảng cách trồng phù hợp. - Mật độ trồng: tùy thuộc vào giống. Đối với giống có khả năng phân cành mạnh, mỗi sào (Bắc Bộ) trồng khoảng 900 - 1000 cây (tuỳ theo v ụ), cây x cây là 40 x 45 cm; hàng cách hàng 60 cm. - Nếu dự định nhanh cho thu hoạch trái (4-5 tháng sau khi trồng) nên trồng dày, khoảng cách trồng 50 x (30-40) cm, mật độ 3500-5000 cây/1000 m2; nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng thưa, 70 x (50-60) cm, m ật đ ộ 2000- 2500 cây/1000 m2. - Vụ Thu – Đông và vụ Đông – Xuân, khoảng cách trồng 50 x (30 - 40) cm. - Vụ Hè – Thu, khoảng cách 70 x 60 cm. - Đất sấu, khoảng cách trồng 50 x 40 cm. - Đất tốt, khoảng cách trồng 70 x 60 cm.
  15. 15 - Trồng thuần, khoảng cách trồng 50 x (30-40) cm. - Ruộng có trồng xen các cây khác, khoảng cách trồng 60 x 60 cm. - Nếu đất trũng, khó thoát nước, phải lên liếp, khoảng cách 70 x 60 cm. 3. LỰA CHỌN CÂY GIỐNG VÀ XỬ LÝ CÂY GIỐNG TRƯỚC KHI TRỒNG 3.1. Lựa chọn cây giống Khi cây con trong vườn ươm chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng cáp. Cây con đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao 10-12cm, có từ 4-5 lá thật, cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân th ẳng, tuổi cây kho ảng 25-30 ngày sau khi gieo thì chuyển cây con ra trồng. - Trước khi nhổ từ vườn ươm ra trồng nên tưới đẫm đất luống cây con để dễ nhổ cây, không bị đứt rễ. - Những cây con chưa đủ tiêu chuẩn cần chăm sóc tiếp để đạt tiêu chuẩn dùng trồng cho đợt sau và dùng để trồng giặm. (a) (b) Hình 5.1.6: Cây ớt giống chưa đủ tiêu chuẩn (a), đủ tiêu chuẩn đem trồng (b)
  16. 16 Hình 5.1.7: Chọn cây con giống khẻo mạnh, đủ số lá, thẳng cây đủ tiêu chuẩn 3.2. Xử lý cây giống - Không sử dụng những cây giống bị nhiễm sâu bệnh để trồng - Ngắt bỏ các lá đã bị và úa (nếu có) trước khi trồng - Hồ rễ cây con bằng nước phân lân pha loãng có pha thêm thuốc trừ bệnh để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cây con trước khi trồng. Cách làm như sau: Bước 1: Bó cây con giống thành từng bó nhỏ khoảng 40 – 50 cây b ằng l ạt mềm hoặc bằng dây ni lon. Bước 2: Cho nước sạch vào thùng (chậu); lượng nước tùy thuộc lượng cây giống cần trồng nhiều hay ít. Khoảng 15 – 20 lít sử dụng cho 3000 – 3500 cây con. Bước 3: Hòa tan phân lân supe và thuốc trừ bệnh vào nước với tỷ lệ cho 15 lít nước như sau: + Phân lân supe 1 kg + Thuốc trừ bệnh: 15gam (Có thể dùng các loại thuốc như: Validacin, Anvil, Ridomil; Copper –B, Starner, New Kasuran, Kasumin, Copper Zin C, Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score để phòng trừ bênh do nấm và vi khuẩn) Bước 4: Dùng que khuấy đều để phân và thuốc hòa tan Bước 5: Nhúng ngập rễ cây con giống vào dung dịch nước đã pha. Ngâm khoảng 1- 2 phút sau đó đem cây con đi trồng. Chú ý: Không nhúng ngập cả cây con trong nước, không ngâm lâu quá th ời gian; Xử lý xong phải đem trồng ngay. 4. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CON Đất trồng ớt sau khi đã cày bừa, lên luống, rạch hàng bón phân thúc theo tiêu chuẩn của quy trình đề ra (nội dung này đã được giới thiệu tại mô đun 02 – Chuẩn bị đất trồng ớt) tiến hành trồng cây con. Tùy theo ph ương thức trồng có màng che phủ hay không có màng che ph ủ mà có k ỹ thuật tr ồng khác nhau. 4.1. Kỹ thuật trồng cây con không dùng màng nông nghiệp che phủ 4.1.1. Trồng cây con Các bước và cách thức thực hiện công việc: Bước 1: Theo hàng đã bón phân lót, theo khoảng cách đã đ ịnh, dùng ngón tay moi một hố sâu khoảng 7 – 10 cm, rộng 6 – 7 cm để đặt cây con.
  17. 17 Bước 2: Đặt cây con vào hố trồng: Đặt thẳng cây, độ sâu h ết rễ, không làm gập, đứt rễ. Bước 3: Một tay giữ cây con thẳng đứng, một tay lấp đất nhỏ vào hố xung quanh cây con. Lớp đất lấp cao qua cổ rễ khoảng 1 – 2 cm Bước 4: Hai bàn tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc cây con Bước 5: Dùng tay xoa phẳng đất mặt luống. Tiếp tục trồng cây khác. Chú ý: - Đất trước khi trồng phải đủ ẩm - Nên trồng cây con vào những ngày dâm mát hoặc trồng lúc chi ều mát là tốt nhất. - Trồng ngay hàng thẳng lối, đúng khoảng cách, mật độ đã xác định 4.1.2. Tủ luống sau trồng Sau khi trồng cây con xong cần tiến hành tủ kín đất m ặt luống đ ể gi ữ ẩm, giữ nhiệt (về mùa đông) cho đất, giúp cây chóng bén rễ h ồi xanh; h ạn chế được cỏ dại mọc trên luống. - Vật liệu dùng để tủ: Tùy điều kiện cụ thể, có thể dùng các vật liệu nh ư: Rơm, rạ, ch ấu, lá cây... đã phơi khô, ải mục để tủ lên mặt luống ngay sau khi tr ồng cây con xong. Hình 5.1.8: Vật liệu tủ luống có thể là vỏ trấu của thóc hoặc dùng rơm rạ - Yêu cầu cần đạt: + Tủ kín đều mặt luống
  18. 18 + Độ dầy lớp vật liệu phủ: 4 – 5 cm + Không che lấp, không làm gãy nát cây con Hình 5.1.9: Mặt luống sau khi đã tủ - Chú ý: + Trong điều kiện Vật liệu tủ là rơm rạ chưa được mục nát thì phải dùng dao băm nhỏ thành các đoạn ngắn trước khi đem tủ lên mặt luống đ ể tránh làm gãy cây con khi tủ. + Cũng có thể tủ mặt luống trước sau đó trồng cây con sau. + Khi vật liệu tủ khan hiếm hoặc không có thì có th ể không c ần t ủ mặt luống. Tuy nhiên cần tưới nước để giữ ẩm liên tục cho đất ru ộng ớt, đặc biệt là giai đoạn sau trồng khi cây còn non. + Những vùng nắng nóng, đất khô hạn, không chủ động được nguồn nước tưới, khó kiếm vật liệu tủ thì nên đầu tư dùng màng nilon để che ph ủ luống là tốt nhất. 4.1.3. Kỹ thuật trồng ớt gieo ươm trong bầu trồng trên nền đất ướt Áp dụng trong trường hợp trồng ớt vào mùa mưa trên nền đất th ấp trũng, ẩm ướt, không có điều kiện làm đất kỹ và ph ải kh ẩn trương đ ảm b ảo kịp thời vụ gieo trồng. Quy trình thực hiện như sau: * Chuẩn bị cây con giống: Quy trình và kỹ thuật gieo ươm cây con giống trong bầu như đã được giới thiệu trong mô đun 01 (mục 3: chuẩn bị giống ớt để trồng) của nghề này.
  19. 19 Hình 5.1.10: Gieo hạt ươm cây con trong bầu túi nilon hoặc khay nhựa Hình 5.1.11: Cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng * Chuẩn bị đất: - Làm đất theo kỹ thuật làm đất tối thiểu: Đất trồng lúa sau thu thoạch, gặt sạch gốc rạ. Cày úp đất thành từng luống. Kích th ước lu ống theo nh ư đã dự kiến từ đầu. - Dùng cuốc san phẳng sơ bộ mặt luống - Dùng gốc rạ tủ vào giữa dọc theo chiều dài luống - Trộn hỗn hợp phân bón lót với các thành phần như sau: NPK + Hỗn hợp gồm 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro bếp hoặc trấu hun, hoặc xơ dừa + 1 phần lớp đất mặt giàu mùn được đập nhỏ.
  20. 20 Hình 5.1.12: Trộn hỗn hợp phân bón lót * Bón phân lót và đặt bầu cây con: - Bón lót theo hố thẳng hàng tại vị trí trồng cây con trên luống. - Đặt bầu cây con theo hố đã bón phân trên luống (hình 1.18) Hình 5.1.13: Bón phân và đặt bầu cây con theo hố trên luống 4.2. Kỹ thuật trồng cây con khi có dùng màng nilon che phủ mặt luống theo h ướ ng VietGap 4.2.1. Vật liệu phủ: Có thể dùng màng ni lon trắng hoặc có màu đen để che phủ. Vụ Hè – Thu nhiệt độ cao, nắng nóng nên dùng nilon trắng; Vụ Thu – Đông, v ụ Đông – Xuân, vụ Đông nên dùng nilon màu tối màu. 4.2.2. Các bước và cách thức thực hiện công việc: Đất sau khi đã lên luống rạch hàng bón phân lót, san phẳng mặt luống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2