Giáo trình Trồng mới cây mãng cầu ta (Nghề: Trồng mãng cầu ta) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
lượt xem 4
download
Giáo trình này là mô đun thứ hai trong số 5 mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo nghề “Trồng Mãng cầu ta” trình độ đào tạo dưới 3 tháng. Trong mô đun này gồm có 3 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau: Chuẩn bị đất trồng mãng cầu; Thiết kế vườn trồng mãng cầu; Trồng mới mãng cầu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Trồng mới cây mãng cầu ta (Nghề: Trồng mãng cầu ta) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG MỚI CÂY MÃNG CẦU TA MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ TRỒNG MÃNG CẦU TA Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng (Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Năm 2016
- LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được mục tiêu của Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương, chúng tôi tiến hành biên soạn và điều chỉnh giáo trình đào tạo nghề Trồng Mãng cầu ta. Đây là giáo trình mô đun đào tạo nghề có trình độ đào tạo dưới 3 tháng được tổng hợp trên tài liệu chính là mô đun “Trồng và chăm sóc na” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là mô đun thứ hai trong số 5 mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo nghề “Trồng Mãng cầu ta” trình độ đào tạo dưới 3 tháng. Trong mô đun này gồm có 3 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau: Bài 1. Chuẩn bị đất trồng mãng cầu Bài 2. Thiết kế vườn trồng mãng cầu Bài 3. Trồng mới mãng cầu 1 Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 984 /QĐ-BNN-TCCB ngày 28/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 1
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2 MÔ ĐUN TRỒNG MỚI CÂY MÃNG CẦU TA.......................................................... 3 Bài 1. Chuẩn bị đất trồng mãng cầu ............................................................................... 3 Bài 2. Thiết kế vườn trồng mãng cầu ............................................................................. 5 Bài 3. Trồng mới mãng cầu .......................................................................................... 14 Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 31 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 31 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 32 2
- MÔ ĐUN. TRỒNG MỚI CÂY MÃNG CẦU TA Mã mô đun: MĐ 02 Thời gi n: 36 giờ Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng mới cây mãng cầu ta là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành cho người trồng Mãng cầu ta. Nội dung mô đun trình bày: Chuẩn bị đất trồng, thiết kế vườn trồng và trồng mới mãng cầu ta. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản trong việc Trồng mới cây mãng cầu ta, chủ động trong việc trồng mãng cầu ta để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bài 1. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG MÃNG CẦU TA Mã ài: MĐ 02-1 Thời gi n: 4 giờ Mục tiêu Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng: - Chọn được đất trồng mãng cầu. - Nêu được các khâu chuẩn bị đất trồng mãng cầu. - Thực hiện đúng các bước trong khâu chuẩn bị đất. A. Nội dung 1. Yêu cầu đất trồng mãng cầu Mãng cầu ta (Na) không kén đất, chịu hạn tốt, không thích đất úng, ưa đất thoáng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây khoẻ, nhiều nhựa (sức sống tốt) thì mới cho trái ngon. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất có vỏ sò hến, đất đá vôi đều trồng được mãng cầu ta. Đất trồng mãng cầu ta tốt nhất là đất có tầng đất dày, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sông suối, đất chân núi đá vôi thoát nước nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, độ pH 5,5 - 7,4. Chọn đất đồi dốc nhỏ hơn 150. Đất chua cần bón 30kg vôi bột/năm/ 360m2. 2. Dọn đất Mục đích của dọn đất là giảm nguy cơ nhiễm sâu bệnh, ngăn ngừa sự hình thành nấm lây lan sang cây mãng cầu ta (Na) khi trồng. - Đối với những vùng đất có các loại cây bụi lớn có hệ rễ ăn sâu dùng máy ủi sạch. - Đối với cây bụi nhỏ và cỏ dại có thể dùng dụng cụ thủ công đễ chặt bỏ - Sau khi đã khai hoang tiến hành giải phóng mặt bằng, đánh sạch gốc, rà sạch rễ, lượm sạch cây thu gọn sạch đưa ra ngoài hoặc đốt tại lô. 3
- Hình 2.1. Dọn đất trồng mãng cầu 3. Làm đất 3.1. Mục đích củ việc làm đất Mục đích của việc làm đất: - Cải thiện tính chất lý, hoá học của đất. - Làm tăng tính thấm nước, tính nước, giữ phân của đất. - Làm đất còn góp phần chế độ nước chế độ không khí, làm tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật trong đất. - Làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại trong đất. 3.2. Yêu cầu kỹ thuật làm đất Yêu cầu kỹ thuật làm đất - Làm đất đúng thời vụ, làm sớm trước khi trồng 1-2 tháng - Làm đất kỹ, sạch cỏ dại. Dọn sạch các loại gốc cây. - Làm đúng độ sâu. Nếu làm đất bằng máy cày sâu 30- 35cm. Hình 2.2.Làm đất 4
- Hình 2.3. Làm đất bằng máy cày Chuẩn bị đất cẩn thận tăng độ tơi xốp cho đất, tăng khả năng giử nước, tăng khả năng hút và thoát nước, rễ cây phát triển tốt. Đối với đất đồi núi, ở địa hình dốc không cày bừa được phải thực hiện biện pháp làm đất tối thiểu (cuốc hố trồng theo đường đồng mức tại chỗ để hạn chế tình trạng xói mòn rửa trôi đất trong mùa mưa). B. Câu hỏi và ài tập Câu 1. Mục đích của việc dọn đất trước khi trồng. Câu 2. yêu cầu kỹ thuật của việc làm đất C. Ghi nhớ - Loại bỏ cây, tàn dư triệt để trước khi trồng Bài 2. THIẾT KẾ VƯỜN TRỒNG MÃNG CẦU Mã ài: MĐ 02-2 Thời gi n: 12 giờ Mục tiêu Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Biết được vai trò, các bước trong quy hoạch và thiết kế vườn trước khi trồng, phương thức bố trí cây trồng trong vườn; - Thực hiện được các công việc: lựa chọn địa điểm, phát dọn thực bì, thiết kế đường xá, lô, hàng trong vườn mãng cầu ta, bố trí cây trồng, đào hố, bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật và đạt được định mức theo quy định; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu. A. Nội dung 5
- 1. Phát dọn thực ì: Tất cả những khu vực đã được trồng cây hay đang bỏ hoang, nếu chuyển đổi sang trồng mãng cầu ta thì phải phát dọn thực bì. 1.1. Phát dọn toàn diện 1.1.1. Đối tượng áp dụng: Áp dụng ở những nơi có độ dốc dưới 150. 1.1.2. Phát thực ì: Phát từ dưới lên, hướng phát theo đường đồng mức. Bước 1: Phát luỗng thảm tươi, cây bụi, dây leo, những cây có đường kính dưới 6cm, phát gốc thấp dưới 10cm, băm cành nhánh thành những đoạn có chiều dài dưới 1m. Hình 2.4. Phát thực bì theo đường đồng mức Bước 2: Khai thác, tận dụng gỗ, củi, chặt những cây có đường kính từ 6cm trở lên, tùy theo yêu cầu sử dụng mà phân loại, cắt khúc. Bước 3: Làm đường băng cản lửa rộng 1012m 1.1.3. Dọn thực ì - Dọn bằng cách đốt: Sau khi phát từ 15-20 ngày, cành nhánh bắt đầu khô, tiến hành đốt toàn diện. Khi đốt phải làm băng cản lửa và châm lửa ở cuối hướng gió. - Dọn thực bì bằng cách để mục: Thường dọn theo băng và áp dụng ở những nơi có độ dốc lớn hoặc những nơi dễ gây ra cháy rừng. Thực bì sau khi phát để khô rụng hết lá, dọn thành băng theo đường đồng mức sao cho không ảnh hưởng đến việc trồng cây sau này. 1.2. Phát dọn cục ộ 1.2.1. Phát dọn theo đám - Tất cả những vùng đồi đang trồng cây lâm nghiệp hay đang bỏ hoang, nếu chuyển sang trồng cây mãng cầu ta thì phải phát dọn thực bì, đánh gốc cây rừng. Nếu điều kiện cho phép thì san ủi tạo mặt phẳng tương đối để công việc thiết kế vườn diễn ra thuận lợi. - Những nơi đất dốc không cày được cũng phải dẫy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề tạo bề mặt tương đối phẳng rồi mới tiến hành đào hố trồng cây. - Những nơi đất không quá dốc hoặc bằng sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể cày bừa qua một lượt để tạo cho vườn sạch cỏ, tơi xốp, hạn chế sự thoát hơi nước do lớp thực bì bị phát quang. 2. Thiết kế và xây dựng hệ thống vườn trồng cây mãng cầu t 2.1. Xác định quy mô tr ng trại thích hợp - Bước thứ nhất của công tác thiết kế vườn trồng cây là xác định quy mô trang trại thích hợp. 6
- - Với trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật và trước sự phát triển của thị trường thương mại nước ta, việc xây dựng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức quy mô trang trại là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế. - Phương hướng đúng đắn trong phát triển kinh tế trang trại là nhiều trang trại cùng phát triển lập nên những vùng kinh tế hàng hoá lớn. Xây dựng những vùng sản xuất lớn tập trung, chuyên canh và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp trong một hệ canh tác nông nghiệp bền vững. 2.2. Chuẩn ị cơ cấu cây trồng trong vườn trồng cây mãng cầu t - Vườn quả có khả năng duy trì và bảo vệ đất trồng trọt, tạo thuận lợi cho sự phát triển quần thể các giống và loài, bảo vệ lẫn nhau trong các điều kiện môi trường sinh thái bất lợi. - Rải vụ thu hoạch trong một năm hoặc nhiều năm để bố trí sắp xếp lực lượng lao động trong vùng trong trang trại một cách hợp lý nhất, có đủ nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến hoạt động liên tục trong một năm. - Các giống và chủng loại cây trồng phải thích nghi cao với điều kiện sinh thái vùng trồng. Cần lựa chọn kỹ càng các giống tiến bộ có năng suất cao, phẩm chất tốt, mã quả đẹp đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. - Không nên trồng xen quá nhiều chủng loại cây ăn quả sẽ gây khó khăn cho công tác phòng trừ sâu bệnh, sản phẩm quả nhiều chủng loại, số lượng manh mún, không còn mang tính hàng hoá. 2.3. Thiết kế và xây dựng hệ thống đường gi o thông chính - Hệ thống đường cần được thiết kế ngay từ đầu nhằm nối liền khu vực trồng cây với các khu vực khác để thuận tiện cho việc đi lại. - Đối với vườn có diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông. - Với diện tích lớn hơn cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích 0,5 – 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt, đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên xuống, đường liên lạc giữa các đồi. - Hệ thống đường giao thông cần thiết kế bao gồm: + Đường trục chính: Đây là đường có chiều rộng khoảng 4 - 6 m + Đường lên đồi: Đường lên đồi có chiều rộng khoảng 3,0 - 4,0m. Độ dốc của đường lên đồi không quá 6 - 70 . + Đường giao thông giữa các đồi, các lô: Rộng khoảng 2,5 - 3,0m. 2.3.1. Công tác chuẩn ị - Máy móc, thiết bị làm đường - Dụng cụ thủ công hỗ trợ xây dựng đường như cuốc, xẻng, xà beng, cáng đất…số lượng máy móc thiết bị vật tư tuỳ thuộc vào số lượng người tham gia. - Bản thiết kế mẫu đường giao thông 2.3.2. Các ước tiến hành - Xây dựng các loại đường trong khu trồng mãng cầu ta: + Đường trục chính: 4 - 6 m 7
- + Đường lên đồi: 3,0 – 4,0m + Đường giao thông giữa các đồi, các lô: rộng 2,5 – 3,0m + Đường trong lô, đường chăm sóc cây: rộng 0,6m 2.4. Thiết kế lô, hàng cây trong vườn trồng cây mãng cầu t 2.4.1. Thiết kế lô trồng - Diện tích lô trồng cây mãng cầu ta phụ thuộc vào địa hình và quy mô chung của vườn cây mãng cầu ta. + Diện tích tối đa cho một lô trên diện tích bằng phẳng là 2 - 4ha. + Vùng đất dốc là 1 - 2ha. Vùng đất trũng chua phèn là 0,5 – 1ha. 2.4.2. Thiết kế hàng cây - Cách bố trí cây trong vườn + Bố trí cây theo kiểu hàng đơn ô vuông + Bố trí cây theo kiểu hàng đơn chữ nhật + Bố trí cây theo kiểu hàng đơn nanh sấu + Bố trí cây theo kiểu hàng kép * Tuỳ theo địa hình đất mà áp dụng phương thức trồng thích hợp. + Đối với đất bằng hoặc có độ dốc dưới 50: Có nhiều cách bố trí cây: Kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). + Đất có độ dốc từ 5 - 80: Nên trồng kiểu hàng đơn theo đường đồng mức. + Đất có độ dốc từ 8 - 100: Trồng cây theo hàng đơn trên bậc thang đơn giản được thiết kế theo đường đồng mức. + Độ dốc trên 100: Thiết kế trồng hàng đơn trên bậc thang kiên cố. 2.4.3. Xác định mật độ, khoảng cách * Căn cứ để xác định mật độ, khoảng cách - Đặc điểm của giống Mỗi giống mãng cầu ta trồng có những đặc điểm khác nhau về chiều cao cũng như hình dạng của tán, độ rộng hay hẹp của góc phân cành. Đó là cơ sở để xác định khoảng cách trồng thích hợp. - Tính chất đất đai + Có rất nhiều loại đất khác nhau về thành phần, tính chất, độ phì tầng canh tác…phải căn cứ vào từng loại đất cụ thể để xác định khoảng cách trồng cây. + Nếu đất tốt thì thiết kế trồng cây với mật độ vừa phải, ngược lại, nếu đất xấu thì trồng dày để áp dụng các biện pháp thâm canh đồng thời cải tạo đất. - Căn cứ vào khả năng đầu tư thâm canh của chủ vườn: Nếu chủ vườn có điều kiện đầu tư thâm canh cao thì có thể trồng thưa hơn chủ vườn không có khả năng thâm canh; - Căn cứ vào khả năng đầu tư ban đầu của chủ vườn: Hiện nay, các chủ vườn có khả năng đầu tư ban đầu lớn hơn thường áp dụng kỹ thuật trồng với mật độ dày hơn. Các năm sau, căn cứ vào độ khép tán của vườn mà có biện pháp chặt tỉa thưa dần. Ưu điểm của biện pháp trồng dày và tỉa thưa dần là: 8
- + Tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích so với các vườn trồng với mật độ trung bình ngay từ ban đầu; + Giảm được các chi phí cố định như hệ thống tưới, hệ thống nhà xưởng, máy bơm thuốc phòng trừ sâu bệnh, công quản lý,… Giải pháp chính để nâng cao mật độ trồng là: Chọn và tạo các giống thấp cây, tán nhỏ và chọn các gốc ghép thích hợp được nhân bằng phương pháp vô tính. Thường xuyên đốn tỉa hợp lý sau mỗi mùa thu hoạch. * Công thức tính mật độ trồng như sau: + Trồng theo kiểu ô vuông hoặc hình chữ nhật Hình 2.5. Thiết kế hàng trồng trên đất bằng Công thức tính số cây trên 01ha như sau: 10.000 n = C1 * C2 Trong đó: n là số cây/ha. C1 là khoảng cách giữa 2 hàng (m). C2 là khoảng cách giữa 2 cây (m) 10.000 là đơn vị quy đổi từ ha sang m2 + Trồng theo kiểu tam giác: Công thức tính số cây trên 01ha như sau: 10.000 N = C1 * C2 * 0,86 Trong đó: n là số cây/ha. C1 là khoảng cách giữa 2 hàng (m). C2 là khoảng cách giữa 2 cây (m) 10.000 là đơn vị quy đổi từ ha sang m2 - Ví dụ: Nếu bố trí hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m thì: + Một ha trồng theo kiểu hình chữ nhật là 833 cây 10.000 n = = 833 cây 4*3 + Một ha trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) là 968 cây 9
- 10.000 n = = 968 cây 4*3*0,86 + Trồng cây theo đường đồng mức thì mật độ cây/ha phụ thuộc vào độ dốc của đồi. Độ dốc càng lớn thì số lượng cây càng ít và ngược lại. Khoảng cách hàng cây chính là khoảng cách của hai đường đồng mức, được xác định bằng khoảng cách giữa hai hình chiếu của cây. + Khoảng cách cây được xác định như nhau trên các đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì số cây nhiều hơn. + Khoảng cách giữa các cây trên một hàng, các hàng trên một lô tuỳ thuộc vào từng loài cây trồng cụ thể. * Chú ý: Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật độ cây trên một đơn vị diện tích ít hơn trồng theo kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cách hàng, khoảng cách cây đều giống nhau. 2.4.4. Xây dựng lô, hàng - Công việc đòi hỏi người thiết kế phải có trình độ nhất định về giao thông, thuỷ lợi và nông nghiệp. Sẽ khó khăn hơn khi phải thiết kế vườn ở những vùng đất trũng hay đất dốc đồi núi dốc. Trên phương diện kỹ thuật nông nghiệp, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Bảo đảm tưới tiêu thuận lợi, chống xói mòn, bảo vệ đất, ưu tiên dành đất tốt để trồng trọt, diện tích đất trồng trọt luôn luôn chiếm 80% diện tích đất tự nhiên. + Diện tích lô trồng cây mãng cầu ta phụ thuộc vào địa hình và quy mô chung của vườn trồng mãng cầu ta. 2.5. Thiết kế và xây dựng hệ thống chống xói mòn - Địa hình có độ dốc >100 phải thiết kế băng bậc thang, kết hợp trồng cây giữ nước ở mép bờ. Độ dốc < 100 không cần làm băng bậc thang. - Thiết kế hàng cây + Đất dốc 0-50: Chia lô thiết kế như đất bằng, trồng cây theo băng + Đất dốc 5-100: Trồng cây theo đường đồng mức, bố trì hàng cây so le hoặc hàng kép, trồng băng cây phân xanh giữ nước 2.5.1. Chuẩn ị Hình 2.5. Dùng thước chữ A để đo độ dốc - Bản thiết kế kỹ thuật hệ thống chống xói mòn - Cuốc, xẻng, xà beng: Số lượng tuỳ theo số người tham gia 10
- - Thước chữ A: Cấu tạo thước chữ A gồm ba thanh gỗ hoặc tre và một dây dọi. 2.5.2. Xây dựng hệ thống chống xói mòn trong trường hợp đất dốc 5-100 a. Xác định khoảng cách các hàng cây trong vườn theo thiết kế. Mỗi giống mãng cầu ta có mật độ khoảng cách trồng khác nhau, do đó khoảng cách trồng cây cũng khác nhau. Căn cứ vào bản vẽ thiết kế của vườn trồng để đánh dấu vị trí các hàng cây trên thực địa. b. Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A. - Đường đồng mức là những đường vành đồi song song với mặt nước biển, hay nói cách khác là những điểm nằm trên đường đồng mức và có độ cao bằng nhau so với mặt nước biển. Hình 2.6. Làm đất theo đường đồng mức Hình 2.7. Trồng cây phân xanh - Nguyên tắc: Vạch đường đồng mức từ đỉnh đồi xuống chân đồi và từ phía đồi dốc sang phía đồi thoải. - Cách vạch đường đồng mức: + Cố định một chân thước chữ A tại một điểm thích hợp của đường đồng mức đầu tiên cao nhất, sau đó dịch chuyển lên hoặc xuống chân còn lại sao cho dây dọi rơi vào điểm giữa thanh ngang, dùng cọc đánh dấu vị trí của chân thước đó. + Tiếp tục làm như vậy tới đầu kia của đồi hoặc đến khi gặp lại điểm đầu tiên nếu là đường chạy vòng quanh đồi. + Làm đất theo đường đồng mức: Trồng cây phân xanh giữ nước hoặc những cây có khả năng chống xói mòn c. Xây dựng hệ thống xói mòn trong trường hợp dốc >100 - Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A. - Làm băng bậc thang, kết hợp trồng cây giữ nước ở mép bờ 2.6. Thiết kế và xây dựng đ i rừng chắn gió 2.6.1. Mục đích thiết kế 11
- - Việc xây dựng và thiết kế đai rừng phòng hộ là rất cần thiết cho bất cứ một vùng trồng mãng cầu ta nào. Đặc biệt, ở vùng đồi núi, vai trò của đai rừng phòng hộ càng quan trọng. - Đai rừng phòng hộ có tác dụng điều hoà không khí, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, hạn chế gió bão, lũ lụt và giữ nước. - Các đai rừng sẽ có tác dụng giảm tốc độ gió bão, giảm lượng bốc hơi, giữ ẩm trong mùa khô, giữ nhiệt trong mùa lạnh và điều hoà nhiệt độ trong những vùng có gió nóng và thường có hạn hán xảy ra. 2.6.2. Thiết kế đ i trồng cây a. Đai chính - Đai chính gồm 3-5 hàng cây vươn cao, tán hẹp, nằm bên ngoài vườn, vuông góc với hướng gió chính. - Đai chính nằm cách vườn 8-15m, có mương cắt rẽ vào vườn quả. b. Đai phụ - Nằm trong vườn, sát các hàng phân cách các lô, vuông góc với đai chính. - Hướng của đai cây chắn gió phải vuông góc với hướng gió chính trong vùng, hoặc có thể lệch một góc 300. - Đai rừng phải bố trí cách xa làng, vườn cây mãng cầu ta đầu tiên từ 10 -15 m. Hàng cây chắn gió được thiết kế chặn vuông góc với hướng gió chính thường xuyên gây hại. Nên trồng các loại cây sinh trưởng nhanh, xanh quanh năm như: Keo dậu, mít, Hình 2.8. Đai cây chắn gió sấu… 2.6.3. Loại cây làm đ i trồng chắn gió - Có rất nhiều cây có thể sử dụng làm đai trồng chắn gió. Các cây làm đai trồng phòng hộ phải có đặc điểm: + Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đai vùng sản xuất + Cây sinh trưởng nhanh, khoẻ, có bộ tán dày. + Cây làm đai cây phòng hộ không được là ký chủ của các loài sâu bệnh hại cây trồng chính. + Cây làm đai cây phòng hộ có thể là các loại cây ăn quả khác như mít, nhãn, xoài… hay những cây lâm nghiệp như bạch đàn,… những cây cố định đạm cho đất như Keo tai tượng, cây keo dậu, cây cốt khí… 2.6.4. Phương pháp xây dựng - Xác định vị trí của các đai cây theo thiết kế kỹ thuật - Tiến hành trồng cây vào các vị trí đã xác định. Tùy thuộc vào loài cây trồng làm đai cây chắn gió mà có kỹ thuật trồng khác nhau. 2.7. Thiết kế và xây dựng hệ thống tưới tiêu 12
- 2.7.1. Mục đích - Cung cấp nước cho vườn cây - Cung cấp dinh dưỡng 2.7.2. Chuẩn ị a. Dụng cụ - Dụng cụ đào đất: Cuốc, xẻng, xà beng - Dụng cụ xây dựng: Bay xây, xô đựng hồ, thùng gánh nước… - Dây và cọc tiêu định hướng - Chuẩn bị dụng cụ nhiều hay ít phụ thuộc vào số người tham gia b. Vật tư - Gạch, cát, xi măng xây dựng: Số lượng cụ thể tuỳ thuộc vào kế hoạch xây dựng - Sơ đồ quy hoạch khu vực trồng mãng cầu ta - Giấy vẽ A3 hoặc A4 - Bút chì than, chì màu, tẩy chì c. Điều kiện cần thiết khác - Hệ thống điện bơm nước - Nhân lực - Bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước trong vườn cây mãng cầu ta 2.7.3. Các ước thiết kế hệ thống tưới tiêu - Vẽ sơ đồ hệ thống tưới tiêu khu vực trồng cây lên giấy. - Hệ thống bao gồm: + Hệ thống tưới tự chảy: mương, kênh + Bể chứa nước + Hệ thống tưới phun + Hệ thống tưới nhỏ giọt 2.7.4. Các ước xây dựng hệ thống tưới tiêu - Dùng dây và cọc tiêu định hướng theo sơ đồ thiết kế. - Đào mương theo hướng dẫn trong bản thiết kế. - Xây bê tông một số điểm hoặc toàn bộ hệ thống tưới. B. Câu hỏi và ài tập Câu hỏi. Hãy khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1: Khi phát dọn thực bì để chuẩn bị làm đất trồng mãng cầu ta, phương pháp phát dọn toàn diện được áp dụng ở nơi có độ dốc thích hợp là bao nhiêu độ? a. Dưới 10 độ b. Từ 11-15 độ c. Từ 16-20 độ d. Trên 20 độ Câu 2: Khi phát thực bì ở nơi có địa hình dốc, cần phát theo hướng nào? a. Hướng từ dưới lên b. Hướng từ trên xuống 13
- Câu 3: Khi phân lô cho vườn trồng mãng cầu ta trên đất dốc, nên phân thành từng lô nhỏ có diện tích phù hợp là bao nhiêu? a. Dưới 01 ha b. 01-02 ha c. 03-04 ha Câu 4: Khi phân lô cho vườn trồng mãng cầu ta trên đất bằng phẳng, nên phân thành từng lô nhỏ có diện tích phù hợp là bao nhiêu? a. Dưới 01 ha b. 01-02 ha c. 03-04 ha Câu 5: Khi thiết kế vườn trồng theo đường đồng mức, mật độ trồng sẽ tăng dần theo độ dốc. a. Đúng b. Sai Câu 6. Đối với đất có độ dốc trên 10 độ, hệ thống chống xói mòn phù hợp là gì? a. Băng bậc thang kết hợp trồng cây ở mép bờ b. Trồng cây phân xanh giữ nước theo đường đồng mức Câu 7: Đối với đất có độ dốc từ 5-10 độ, hệ thống chống xói mòn hợp lý là gì? a. Băng bậc thang kết hợp trồng cây ở mép bờ b. Trồng cây phân xanh giữ nước theo đường đồng mức Bài tập: Thực hiện các bước công việc thiết kế đường giao thông cho vườn trồng mãng cầu ta. C. Ghi nhớ - Các hệ thống trong vườn trồng mãng cầu ta phải được thiết kế trước khi trồng để đảm bảo tính bền vững và lâu dài của vườn trồng. - Xác định cơ cấu cây trồng trong vườn trồng mãng cầu ta phù hợp để tận dụng tối đa các điều kiện sinh thái, lấy ngắn nuôi dài. - Thiết kế các hệ thống trong vườn trồng mãng cầu ta ở vùng đồi núi dốc phải đảm bảo nguyên tắc chống xói mòn. Bài 3. TRỒNG MỚI MÃNG CẦU Mã ài: MĐ 02-3 Thời gi n: 16 giờ Mục tiêu Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày được nội dung và yêu cầu các bước công việc trong trồng cây mãng cầu ta; - Thực hiện được các công việc xác định thời điểm trồng, chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư, cây giống, trồng cây, tưới nước và cắm cọc giữ cây đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tỷ lệ cây sống cao và đạt được định mức theo quy định. - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu. A. Nội dung 1. Thời vụ trồng 14
- 1.1. Cơ sở để xác định thời vụ trồng mãng cầu t Để đưa ra quyết định thời vụ trồng thích hợp, người làm vườn cần phải dựa vào những căn cứ sau: - Căn cứ vào điều kiện khí hậu, thời tiết. Nếu gặp điều kiện thời tiết bất thuận (như rét đậm rét hại, nắng gắt, hạn hán, lũ lụt...) thì không được trồng cây hoặc đưa ra các biện pháp kỹ thuật để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các yếu tố bất thuận đó. - Căn cứ vào nguồn cây giống để trồng. Cần căn cứ vào lượng giống có thể cung cấp được (mua hoặc tự sản xuất được) cho vườn trồng để xây dựng kế hoạch trồng cây cho phù hợp. - Căn cứ vào khả năng chăm sóc của chủ vườn. Nếu chủ vườn có điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc cây sau khi trồng thì có thể trồng vào thời điểm thời tiết bất thuận. Ví dụ: Nếu chủ vườn định trồng cây vào mùa khô thì phải có khả năng tưới nước cho vườn. 1.2. Xác định thời vụ trồng mãng cầu t Ở miền Nam thường trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4-5). 2. Làm đất 2.1. Các loại đất trồng và phương pháp làm đất 2.1.1. Các loại đất trồng a. Đất cát Đặc điểm - Đất thoáng khí, thoát nước nhanh, đất dễ làm, nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mòn và rửa trôi chất dinh dưỡng, cần phải cải tạo trước khi sử dụng. - Đất thoát nước và thấm nước nhanh, đất giữ nước kém hay bị khô hạn. Đất thoáng khí, vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh, chất hữu cơ phân giải nhanh nên trên đất cát thường nghèo mùn. Đất tơi xốp dễ cày bừa, cây phát triển thuận lợi nhưng khi mưa và ngập nước hay bị bí chặt. - Đất cát nóng lên và lạnh đi rất nhanh gây bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật đất. - Đất cát giữ nước và dinh dưỡng khoáng kém. Nếu bón nhiều phân cây dễ bị lốp đổ và phân dễ bị rửa trôi. Vì vậy, trên đất cát cần phải bón phân chia ra nhiều lần, mỗi lần bón với số lượng ít. Khi bón phải vùi sâu. Biện pháp cải tạo - Chú ý nước tưới, bón phù sa, bón phân hữu cơ, bón bùn ao, nơi nào có tầng sét sâu thì cày sâu lật sét. - Tăng cường bón phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh. - Trồng cây họ đậu cải tạo đất. b. Đất sét: Đất sét có tính chất ngược lại với đất cát. Đặc điểm - Đất bí chặt, khó thấm nước, thoát nước chậm, hệ rễ hoạt động khó, cây sinh trưởng kém nên cần phải cải tạo trước khi sử dụng đất. - Đất sét có các hạt nhỏ, khó thấm nước hay bị ngập úng. Đất thiếu không khí, chất hữu cơ phân giải chậm mùn được tích luỹ nhiều. 15
- - Đất giữ nước tốt nên chế độ nhiệt thay đổi chậm so với chế độ nhiệt trong không khí. - Đất sét nghèo chất hữu cơ có sức cản lớn nên cày bừa khó khăn. - Đất sét giữ nước và giữ phân tốt, ít bị rửa trôi, chứa nhiều dinh dưỡng hơn đất cát. Song nhiều đất sét giữ chất dinh dưỡng quá chặt cây khó sử dụng. Biện pháp cải tạo - Đất quá nhiều sét cần bón nhiều phân hữu cơ, phân xanh, rơm rạ, vỏ trấu...làm thay đổi kết cấu đất. - Duy trì độ ẩm phù hợp, làm đất sâu, thoáng khí. c. Đất thịt Đặc điểm - Đất thoáng khí, thấm nước và giữ nước tốt, thuận lợi cho hoạt động của hệ rễ, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Biện pháp cải tạo - Chống xói mòn và giữ ẩm cho đất. - Thực hiện luân canh cây trồng hợp lý. Nguyên tắc sử dụng vùng đất đồi núi - Chống xói mòn đất, ngăn chặn việc thoái hoá đất . + Tạo lớp che phủ đất tối đa, xanh quanh năm, nhiều tầng tán, hệ rễ ăn sâu, rễ phát triển rộng. + Tạo ra một hệ thống nhằm ngăn chặn và chia cắt dòng chảy trên đất dốc. * Làm ruộng bậc thang. * Tạo vật chắn ngang dòng chảy. * Đào rãnh đắp bờ. * Làm đập chắn và hố bẫy đất. * Trồng cây phân xanh làm hàng rào chắn. - Bảo vệ, nuôi dưỡng và trồng các loài cây bản địa. - Đất nơi đầu nguồn có độ dốc lớn cần phải bảo vệ rừng, nghiêm cấm không được khai thác, đốt nương làm rãy,... vận động đồng bào định canh định cư. - Những nơi có cây rừng tái sinh tự nhiên cần phải khoanh nuôi, bảo vệ nghiêm cấm không được chặt phá. Bảo vệ những cây rừng còn lại và trồng thêm những cây phân xanh che phủ đất để hạn chế xói mòn đất. - Cải tạo đường xá, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương để thu hút sự đầu tư, nghiên cứu của các nhà khoa học kỹ thuật vào vùng núi. 2.1.2. Phương pháp nhận iết các loại đất Lấy một ít đất cho vào lòng bàn tay, bóp vụn, nhặt hết rễ cây sau đó trộn nước đủ ẩm để xoe thành con giun có đường kính 3 mm, rồi nối lại thành vòng tròn đường kính 3 cm. Nếu không xoe được thành thỏi là đất cát. Nếu xoe được nhưng thỏi chóng rữa ra là đất cát pha Xoe được nhưng đứt đoạn là đất thịt nhẹ. 16
- Xoe thành thỏi dài không đứt đoạn nhưng khi uốn cong thì đứt đoạn là đất thịt trung bình. Xoe thành thỏi uốn cong không gãy nhưng rạn nứt là đất thịt nặng. Xoe thành thỏi uốn cong không rạn nứt, lấy dao miết thấy trơn bóng là đất sét. 2.2. Một số thành phần qu n trọng củ đất 2.2.1. Vi sinh vật đất - Vi sinh vật đất có kích thước nhỏ bé thường được đo bằng micrommet, đặc biệt nhỏ bé như virus được đo bằng Nanomet. - Có khả năng hấp thụ và chuyển hoá các chất mạnh, do bề mặt tiếp xúc lớn. Do đặc tính này mà vi sinh vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự chuyển hoá vật chất trong thiên nhiên cũng như trong các ngành sản xuất có sử dụng vi sinh vật. - Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh. Do tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh, chỉ sau một thời gian ngắn đã tạo ra một lượng sinh khối lớn gấp nhiều lần khối lượng ban đầu. - Vi sinh vật phân bố rộng khắp mọi nơi trên trái đất, từ đáy biển sâu tới độ cao hàng chục kilômet trong không khí. Như vậy vi sinh vật rất phong phú và đa dạng và tồn tại ở 4 nhóm chính sau đây: Vi rút, vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm. 2.2.2. Chất hữu cơ và mùn trong đất a. Chất hữu cơ Khái niệm, thành phần Chất hữu cơ là một thành phần quan trọng của đất, là nguyên liệu tạo độ phì nhiêu. Thành phần của chất hữu cơ: Chia làm 2 phần. - Phần không phải là chất mùn: Bao gồm các chất hữu cơ thông thường có trong xác động vật, thực vật và các vi sinh vật. - Phần chất mùn: Là nhóm hợp chất hữu cơ có màu đen, nhóm này chiếm 85- 90% tổng lượng chất hữu cơ của đất. Nguồn gốc Chất hữu cơ trong đất có được do các nguồn sau: - Chất thải và xác động vật, thực vật, vi sinh vật. Trong đó xác thực vật là lớn nhất chiếm 4/5 tổng số chất hữu cơ đưa vào đất. - Sản phẩm phân giải và tổng hợp được của các loại vi sinh vật: Hyđrat cacbon, protit, lipit, axit hữu cơ, chất khoáng...; Phân hữu cơ do con người bón vào đất: Phân chuồng, phân rác, phân xanh, bùn ao... b. Sự biến đổi chất hữu cơ có trong đất - Khi được đưa vào đất chất hữu cơ sẽ được phân giải nhờ sự xúc tác của các enzim chứa trong bản thân xác chất hữu cơ đó hoặc do vi sinh vật đất tiết ra. Hầu hết các hợp chất hữu cơ đều được vi sinh vật phân giải. Nhưng sự phân giải này nhanh hay chậm phụ thuộc vào 3 điều kiện. 17
- + Thành phần chất hữu cơ: Có loại khó phân giải (như xenlulose, chất chát, chất sáp...), có loại dễ phân giải (như chất đạm, đường, tinh bột...) + Điều kiện ngoại cảnh: Ở vùng nhiệt đới (nhiệt độ cao) chất hữu cơ bị phân giải nhanh hơn, triệt để hơn vùng ôn đới. + Tập đoàn vi sinh vật đất có mặt trong đất càng phong phú về số lượng và chủng loại thì chất hữu cơ bị phân giải càng nhanh chóng. Sự biến đổi chất hữu cơ là một quá trình sinh hoá phức tạp với sự tham gia trực tiếp của vi sinh vật, điều kiện và các yếu tố khí hậu, thời tiết khác. Chất hữu cơ trong đất được chuyển hoá theo 3 quá trình: - Phân giải lên tục để biến thành các hợp chất khoáng gọi là quá trình khoáng hoá. - Vừa phân giải vừa tổng hợp để biến thành chất mùn gọi là quá trình mùn hoá. - Chất hữu cơ được vi sinh vật sử dụng biến thành hợp chất hữu cơ trong tế bào vi sinh vật. Quá trình này chỉ tạm thời vì vòng đời của vi sinh vật ngắn. Khi vi sinh vật chết thì chất hữu cơ sẽ được trả lại cho đất. c.Vai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất Đối với lý tính đất - Mùn có màu đen nên có khả năng điều hoà nhiệt trong đất, tránh cho cây bị hại khi thời tiết biến đổi đột ngột. - Mùn và chất hữu cơ tăng khả năng giữ nước cho đất, vừa cung cấp nước cho cây và các quá trình hoá học xảy ra trong đất, vừa hạn chế rửa trôi xói mòn. - Mùn làm cho đất tơi xốp cải thiện thành phần cơ giới của đất. Đối với hoá tính đất - Chất hữu cơ và mùn ảnh hưởng lớn tới đặc tính của dung dịch đất như: Độ chua, tính đệm... - Càng giàu mùn thì khả năng hấp phụ dinh dưỡng càng tăng. - Số lượng chất hữu cơ và mùn ảnh hưởng tới nhiều tính chất hoá học khác của đất. Đối với vi sinh vật - Chất hữu cơ và mùn là kho dự trữ thức ăn cho cây và vi sinh vật đất. - Trong mùn có chứa nhiều chất có tác dụng kích thích sinh trưởng và chất kháng sinh đối với thực vật. d. Các biện pháp bảo vệ và nâng cao chất hữu cơ và mùn trong đất Các biện pháp bảo vệ chất hữu cơ và mùn trong đất: - Vùng đồi núi nhất thiết không được đốt nương làm rẫy hoặc khai hoang bừa bãi. Không nên để đồi trọc, phải có biện pháp che phủ đất. + Đất trồng trọt thì không được cày ủi mất lớp đất mặt. + Địa hình dốc thì phải có biện pháp ngăn chặn dòng chảy để hạn chế xói mòn, rửa trôi. + Bón vôi để tạo liên kết bền, hạn chế rửa trôi mất mùn. - Các biện pháp nâng cao chất hữu cơ và mùn trong đất: + Bón phân hữu cơ hàng năm 18
- + Tăng cường trồng cây phân xanh. + Khi thu hoạch nên để lại các sản phẩm thừa vùi vào đất. + Tưới tiêu hợp lý, giữ ẩm cho đất. 2.3. Độ phì củ đất 2.3.1. Khái niệm Độ phì đất là khả năng đảm bảo những điều kiện thích hợp cho cây trồng đạt năng suất cao trong bất kỳ thời gian nào. 2.3.2. Biện pháp nâng c o độ phì cho đất Muốn tăng năng suất cây trồng ngày một cao và ổn định cần phải tích cực nâng cao độ phì đất. Có nhiều biện pháp để nâng cao độ phì đất nhưng tất cả qui về 4 mặt. - Thủy lợi cải tạo đất: Công tác tưới nước, tiêu úng, rửa mặn cho đất đúng biện pháp kỹ thuật thì có tác dụng nâng cao độ phì đất rõ rệt. - Phân bón cải tạo đất: Bón phân trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời làm tăng độ phì cho đất. Trong điều kiện nước ta cần lưu ý bón thêm vôi và phân hữu cơ. - Làm đất: Tạo cho đất có một trạng thái vật lý điều hoà được chế độ nước, không khí, dinh dưỡng đối với cây trồng. Làm đất đúng kỹ thuật tạo cho đất có kết cấu. - Chế độ canh tác: Vấn đề chọn chế độ canh tác nào phục vụ cho sản xuất có hiệu quả nhất, phải kết hợp với việc xây dựng một cơ cấu cây trồng, một hệ thống luân canh hợp lý để đạt một lúc hai mục tiêu. * Tăng được tổng sản lượng * Tăng hoặc tối thiểu giữ vững được độ phì nhiêu của đất. * Tăng độ phì là một biện pháp tổng hợp, cần phân tích toàn diện tính chất của đất, điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội mới có thể thiết thực, có hiệu quả kinh tế được. 2.4. Khái niệm và nhiệm vụ củ làm đất 2.4.1. Khái niệm Làm đất là những biện pháp làm thay đổi nhiều mặt đến trạng thái lớp đất canh tác. Bằng công cụ hoặc máy móc có thể tách, lật, đảo, trộn đất, làm vụn xốp hoặc làm nhuyễn đất khá nhanh theo yêu cầu trồng trọt. Qua các khâu làm đất có thể tạo ra một lớp đất với các tính chất vật lý (độ xốp, độ vụn) theo ý muốn, chế độ không khí, nước, nhiệt độ phù hợp với điều kiện gieo trồng và sinh trưởng của cây đồng thời với sự tồn tại của các vi sinh vật trong đất. Quá trình làm đất đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh học đất và hoá học đất, tác động mạnh mẽ đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Vì vậy có thể nói làm đất giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. 2.4.2. Nhiệm vụ và tác dụng củ làm đất - Tạo ra lớp đất có trạng thái vật lý thuận lợi cho việc gieo hạt, trồng cây, cho quá trình xuất hiện mầm và sự sinh trưởng tốt các bộ phận dưới đất dẫn đến sự sinh trưởng tốt các bộ phận trên mặt đất. - Góp phần tận dụng và làm tăng hiệu lực của phân bón và nước tưới. - Phòng trừ những sinh vật gây hại như cỏ dại và sâu bệnh. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH CÂY HOA
111 p | 884 | 347
-
Giáo trình về Cây hoa
110 p | 495 | 246
-
Giáo trình Dinh dưỡng khoáng cây trồng - PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ
266 p | 872 | 117
-
Giáo trình đặc điểm sinh học cây ngô
45 p | 421 | 81
-
Giáo trình cây hoa - Chương 1
12 p | 167 | 54
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và sử dụng lúa cạn - MĐ04: Trồng lúa cạn
73 p | 153 | 45
-
Giáo trình mô đun thiết kế vườn ươm
30 p | 249 | 39
-
Giáo trình marketing môi trường
10 p | 86 | 14
-
Sâu hại cây lương thực - lúa, bắp, khoai : Sâu hai cây bắp part 1
5 p | 140 | 13
-
Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật - CĐ Nông Lâm Đông Bắc
105 p | 78 | 10
-
Giáo trình phân tích tồn dư kim loại nặng trong sản xuất rau sạch với yêu cầu độ ẩm cao p7
9 p | 57 | 9
-
Giáo trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
38 p | 42 | 7
-
Kỷ thuật nuôi trồng xương rồng Bát tiên
4 p | 115 | 7
-
Độc đáo cây thiên lý cho trái
3 p | 77 | 7
-
Giáo trình Thống kê và phương pháp thí nghiệm khoa học cây trồng (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
65 p | 33 | 4
-
Giáo trình Sinh học đại cương (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
63 p | 18 | 3
-
Đánh giá mô hình vườn rừng hỗn giao giữa Trám đen, Dẻ ván kết hợp cây Chè hoa vàng nhằm tăng sinh kế và phòng chống xói mòn tại khu vực hồ Ba Bể
9 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn