intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trực ca thủy thủ (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

23
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trực ca thủy thủ (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) giúp sinh viên trình bày được các quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam; tổ chức đảm bảo an toàn, chế độ sinh hoạt trên tàu biển Việt Nam; quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trực ca thủy thủ (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRỰC CA THỦY THỦ NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021
  2. Thời gian (giờ) STT Tên chương mục TH/BT Tổng Lý Kiểm Thí N/ Số Thuyết tra T.Luận Chương I. Quy định về chức danh, 1. nhiệm vụ theo chức danh trên tàu 7 6 0 0 biển Việt Nam 1. Quốc kỳ, cờ lễ, nghi lễ trên tàu 2 2 0 1.1. Quốc kỳ 1 0 1.2. Cờ lễ, Nghi lễ trên tàu 1 0 2. Chức danh, nhiệm vụ theo chức 5 5 0 0 danh trên tàu biển Việt Nam 2.1. Chức danh trên tàu biển Việt 1 0 Nam 2.2. Nhiệm vụ của thủy thủ trưởng 1 0 2.3. Nhiệm vụ của thủy thủ phó 1 0 2.4. Nhiệm vụ của thủy thủ 2 0 Chương 2. Tổ chức đảm bảo an 2. toàn, chế độ sinh hoạt trên tàu biển 5 3 1 1 Việt Nam 1. Những quy định về đảm bảo an 3 2 1 0 toàn trên tàu biển 1.1. Tín hiệu báo động trên tàu, quy định về phân công nhiệm vụ và hướng 1 1 dẫn trong tình huống khẩn cấp. 1.2. Phiếu trách nhiệm cá nhân khi có báo động, sử dụng xuồng cứu sinh, 1 0 thực hành diễn tập tình huống khẩn cấp 2. Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu 2 1 0 1 biển Việt Nam 2.1. Quy định chung 0,5 0
  3. 2.2. Nghỉ bù, đi bờ và nghỉ phép của 0,5 0 thuyền viên Chương 3. Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn 3 6 6 0 0 của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam 1. Quy định chung 1 1 0 0 1.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng 0,5 0 1.2. Giải thích một số thuật ngữ 0,5 0 2. Tiêu chuẩn chuyên môn của 1 1 0 0 thuyền viên 3. Giấy chứng nhận chuyên môn của 2 2 0 0 thuyền viên 3.1. Phân loại các chứng chỉ chuyên 0,5 0 môn 3.2. Các loại giấy chứng nhận do cơ 0,5 0 sở đào tạo cấp 3.3. Các loại giấy chứng nhận do cục 1 0 hàng hải cấp 4. Điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng 1 1 0 0 nhận khả năng chuyên môn 5. Định biên an toàn tối thiểu trên 1 1 0 0 tàu biển Việt Nam 5.1. Khung định biên an toàn tối thiểu 0,5 0 5.2. Bố trí thuyền viên trên tàu biển 0,5 0 Việt Nam Chương 4. Đèn và dấu hiệu của tàu 4. 15 10 5 0 thuyền 1. Phạm vi áp dụng, định nghĩa, tầm 3 2 1 nhìn xa các đèn 1.1. Phạm vi áp dụng 0,5 0 1.2. Định nghĩa 0,5 0 1.3. Tầm nhìn xa các đèn 1 1 2. Tàu thuyền máy đang hành trình 4 2 2 0 và tàu thuyền lai kéo và lai đẩy
  4. 2.1 Tàu thuyền máy đang hành trình 1 1 2.2.Tàu thuyền lai kéo và lai đẩy 1 1 3. Tàu thuyền buồm và tàu thuyền 2 2 0 0 đánh cá 3.1. Tàu thuyền buồm 1 0 3.2. Tàu thuyền đánh cá 1 0 4. Tàu thuyền mất khả năng điều động và tàu thuyền bị hạn chế khả 4 2 2 0 năng điều động 4.1. Tàu thuyền mất khả năng điều 1 1 động 4.2. Tàu thuyền bị hạn chế khả năng 1 1 điều động 5. Tàu thuyền bị mớn nước khống chế, tàu thuyền hoa tiêu, tàu thuyền 2 2 0 0 neo và tàu thuyền bị mắc cạn 5.1. Tàu thuyền bị mớn nước khống 1 0 chế 5.2. Tàu thuyền hoa tiêu 0,5 0 5.3. Tàu thuyền neo và tàu thuyền 0,5 0 mắc cạn 5. Chương 5. Trực ca trên tàu biển 13 5 7 1 1. Qui định chung 1 1 0 0 1.1. Trực ca của thuyền viên 0,5 0 1.2. Trang phục trực ca, thẩm quyền 0,5 0 cho phép người lạ lên tàu 2. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi 3 1 2 0 tàu chạy biển 2.1. Nhiệm vụ của thủy thủ lái tàu 0,5 1 2.2. Nhiệm vụ của thủy thủ cảnh giới 0,5 1 3. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi 3 1 2 0 tàu neo 3.1. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi 0,5 1 tàu neo không làm hàng
  5. 3.2. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi 0,5 1 tàu neo làm hàng 4. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi 3 1 2 0 tàu nằm cầu 4.1. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi 0,5 1 tàu nằm cầu không làm hàng 4.2. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi 0,5 1 tàu nằm cầu làm hàng 5. Công tác trực ca của thủy thủ khi 3 1 1 1 tàu điều động, đưa đón hoa tiêu 5.1. Công tác trực ca của thủy thủ khi 0,5 1 1 tàu điều động 5.2. Công tác trực ca của thủy thủ khi 0,5 1 đưa đón hoa tiêu Cộng 45 30 13 2
  6. Mục lục Mục lục.............................................................................................................................1 Chương 1: Quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam.4 1.1. Quốc kỳ, cờ lễ, nghi lễ trên tàu.......................................................................... 4 1.1.1. Quốc kỳ........................................................................................................4 1.1.2. Cờ lễ trên tàu, nghi lễ trên tàu..................................................................... 4 1.2. Chức danh, nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam..........................5 1.2.1. Chức danh trên tàu biển Việt Nam..............................................................5 1.2.2. Nhiệm vụ của thủy thủ trưởng.....................................................................5 1.2.3. Nhiệm vụ của thủy thủ phó......................................................................... 7 1.2.4. Nhiệm vụ của thủy thủ.................................................................................7 2. Chương 2: Tổ chức đảm bảo an toàn, chế độ sinh hoạt trên tàu biển Việt Nam.....9 2.1. Những quy định về đảm bảo an toàn trên tàu biển............................................ 9 2.1.1. Tín hiệu báo động trên tàu, quy định về phân công nhiệm vụ và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp................................................................................. 9 2.1.2. Phiếu trách nhiệm cá nhân khi có báo động, sử dụng xuồng cứu sinh, thực hành diễn tập tình huống khẩn cấp.........................................................................10 2.2. Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam.......................................... 11 2.2.1. Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam................................... 11 2.2.2. Nghỉ bù, nghỉ ngơi, đi bờ và nghỉ phép của thuyền viên..........................12 3. Chương 3. Quy đinh về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam............................... 13 3.1. Quy định chung về tiêu chuẩn chứng chỉ đào tạo huấn luyện thuyền viên định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.............................................................13 3.1.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng.......................................................................13 Trang 1
  7. 3.1.2. Giải thích một số thuật ngữ....................................................................... 13 3.2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền viên.........................................................15 3.2.1. Bộ phận Boong.......................................................................................... 15 3.2.2. Bộ phận máy.............................................................................................. 16 3.3. Giấy chứng nhận chuyên môn của thuyền viên...............................................18 3.4. Điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn...................... 18 3.4.1. Điều kiện chung.........................................................................................18 3.4.2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca OS 19 3.4.3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca AB 19 3.4.4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.................................................................................................... 19 3.5. Định biên an toàn tối thiểu trên tàu biển Việt Nam.........................................20 3.5.1. Khung định biên an toàn tối thiểu............................................................. 20 3.5.2. Bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam................................................ 21 4. Chương 4. Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền........................................................... 23 4.1. Phạm vi áp dụng, định nghĩa, tầm nhìn xa các đèn......................................... 23 4.1.1. Phạm vi áp dụng........................................................................................ 23 4.1.2. Định nghĩa..................................................................................................23 4.2. Tầm nhìn xa các đèn.........................................................................................24 4.3. Tàu thuyền máy đang hành trình và tàu thuyền lai kéo và lai đẩy.................. 26 4.3.1. Tàu thuyền máy đang hành trình...............................................................26 4.3.2. Tàu thuyền lai kéo và lai đẩy.....................................................................27 4.4. Tàu thuyền buồm và tàu thuyền đánh cá......................................................... 31 Trang 2
  8. 4.4.1. Tàu thuyền buồm....................................................................................... 31 4.4.2. Tàu thuyền đánh cá....................................................................................34 4.5. Tàu thuyền mất khả năng điều động và tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động 36 4.5.1. Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền mất khả năng điều động........................ 36 4.5.2. Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động..............37 4.6. Tàu thuyền bị mớn nước khống chế, tàu thuyền hoa tiêu, tàu thuyền neo và tàu thuyền mắc cạn..................................................................................................... 39 4.6.1. Tàu thuyền bị mớn nước khống chế..........................................................39 4.6.2. Tàu thuyền hoa tiêu................................................................................... 40 4.6.3. Tàu thuyền neo và tàu thuyền mắc cạn..................................................... 40 5. Chương 5. Trực ca trên tàu biển.............................................................................43 5.1. Qui định chung................................................................................................. 43 5.1.1. Trực ca của thuyền viên.............................................................................43 5.1.2. Trang phục trực ca, thẩm quyền cho phép người lạ lên tàu......................44 5.2. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi tàu chạy biển............................................ 45 5.2.1. Nhiệm vụ của thủy thủ lái tàu................................................................... 45 5.2.2. Nhiệm vụ của thủy thủ cảnh giới.............................................................. 45 5.3. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi tàu neo...................................................... 45 5.3.1. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi tàu neo không làm hàng.................... 45 5.3.2. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi tàu neo làm hàng............................... 46 5.4. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi tàu nằm cầu.............................................. 46 5.4.1. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi tàu nằm cầu không làm hàng............ 46 5.4.2. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca khi tàu nằm cầu làm hàng....................... 47 Trang 3
  9. Chương 1: QUY ĐỊNH VỀ CHỨC DANH, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM 1.1. Quốc kỳ, cờ lễ, nghi lễ trên tàu Đối với tàu biển Việt Nam, việc treo cờ được quy định tại đều 61 Nghị định 58/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải 1.1.1. Quốc kỳ Quốc kỳ (National flag) được treo ở đỉnh cột phía lái hoặc treo ở đỉnh cột chính (nếu không có cột lái) và được kéo lên lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn hàng ngày (trừ mùa đông, có sương mù, cờ được kéo lên vào thời điểm có thể nhìn thấy được). Quốc kỳ được kéo lên sớm hơn hoặc hạ xuống muộn hơn thời gian quy định khi tàu thuyền vào, rời cảng, khi gặp tàu quân sự hoặc khi hai tàu Việt Nam nhìn thấy nhau Khi tàu neo đậu ở cảng nước ngoài, Quốc kỳ Việt Nam phải được kéo lên trước và hạ xuống sau quốc kỳ của nước có cảng mà tàu đang neo đậu. Lưu ý rằng Quốc kỳ phải được treo ở trạng thái mở và đúng chiều, trong ngày quốc tang thì Quốc kỳ phải được treo theo nghi thức tang lễ. 1.1.2. Cờ lễ trên tàu, nghi lễ trên tàu Trong các ngày lễ lớn, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột lái của tàu qua xà ngang các cột trước và cột chính; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái, cột mũi treo cờ hiệu của chủ tàu (nếu có). Việc trang trí cờ hiệu không được gây ảnh hưởng đến hoạt động bốc, dỡ hàng hóa của tàu. Trong các ngày lễ khác, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột trước, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái. Nghiêm cấm việc sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ chức vụ và cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ của tàu thuyền. Khi có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm tàu, ngoài Trang 4
  10. Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được phép hạ xuống khi các vị khách nêu trên đã rời khỏi tàu. 1.2. Chức danh, nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam Theo Thông tư 23/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về chức năng, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, quy định chức danh và nhiệm vụ của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam như sau: 1.2.1. Chức danh trên tàu biển Việt Nam Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan vô tuyến điện, sỹ quan điện, sỹ quan an ninh, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ, thợ máy chính, thợ máy, thợ điện, nhân viên vô tuyến điện, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, phục vụ viên, bếp trưởng, cấp dưỡng, tổ trưởng phục vụ hành khách, nhân viên phục vụ hành khách, tổ trưởng phục vụ bàn, nhân viên phục vụ bàn, quản lý kho hành lý, thợ giặt là, kế toán, thủ quỹ, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, trật tự viên, thợ máy lạnh và thợ bơm. Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu. Ngoài ra, chủ tàu có thể căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí bổ sung các chức danh phù hợp với điều kiện và hoạt động của tàu. 1.2.2. Nhiệm vụ của thủy thủ trưởng Thuỷ thủ trưởng là người chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của đại phó, thủy thủ trưởng có nhiệm vụ cụ thể sau đây: 1. Phân công và điều hành công việc của thuỷ thủ; 2. Kiểm tra và theo dõi việc bảo quản vỏ tàu, các loại dây, trang thiết bị của các hệ thống neo, cần cẩu, phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng, các kho để vật tư dụng cụ và vật tư kỹ thuật, các tài sản khác của tàu do bộ phận boong quản lý; Trang 5
  11. 3. Kiểm tra trật tự, vệ sinh trên boong; hướng dẫn thuỷ thủ thực hiện đúng yêu cầu quy định về an toàn lao động trên tàu, đặc biệt chú ý khi thực hiện các công việc trên cao, ngoài mạn tàu, trong hầm hàng, hầm nước dằn, các két và khi tàu ra, vào cảng; 4. Lập và trình đại phó kế hoạch làm việc hàng ngày của bộ phận boong và tổ chức thực hiện có hiệu quả các công việc đó; 5. Theo dõi và kiểm tra hệ thống đường ống trên boong, lỗ đo nước la canh hầm hàng, lỗ ống lỉn và các hệ thống van nước; 6. Lập và trình đại phó bản dự trù vật tư kỹ thuật cho bộ phận boong và tổ chức quản lý, sử dụng hợp lý các vật tư được cấp; 7. Lập và trình đại phó kế hoạch sửa chữa, bảo quản máy tời, cần cẩu, ròng rọc, pa lăng, ma ní, dây làm hàng, dây buộc tàu và các trang thiết bị khác trên boong; 8. Quản lý và sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị và các dụng cụ thuộc bộ phận mình quản lý; 9. Trước khi tàu rời cảng, phải tổ chức chằng buộc chắc chắn các dụng cụ, thiết bị và hàng hoá chở trên boong, đóng hầm hàng, cửa kín nước, phủ bạt đậy hầm hàng, đóng nêm và xiết chặt tăng đơ theo đúng quy định; 10. Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng và các trang thiết bị khác; 11. Khi tàu hành trình gặp thời tiết xấu phải kiểm tra hàng hoá, vật tư trên boong và trong kho, xuồng cứu sinh, các cửa kín nước, nếu thấy cần thiết phải tiến hành chằng buộc gia cố lại; 12. Khi bốc dỡ hàng siêu trường siêu trọng, phải chuẩn bị thiết bị cẩu và trực tiếp điều khiển công việc cẩu hàng dưới sự giám sát của đại phó hoặc sỹ quan boong trực ca; 13. Khi tàu cập hoặc rời cầu hay đến gần khu vực neo đậu hoặc qua các khu vực nguy hiểm, thuỷ thủ trưởng phải có mặt ở phía mũi tàu để thực hiện nhiệm vụ; 14. Đảm nhiệm nhiệm vụ của thủy thủ phó khi trên tàu không bố trí chức danh thủy thủ phó; Trang 6
  12. 15. Trường hợp cần thiết, đảm nhiệm trực ca hoặc đốc ca theo sự phân công của đại phó. 1.2.3. Nhiệm vụ của thủy thủ phó Thuỷ thủ phó chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuỷ thủ trưởng, có nhiệm vụ sau đây: 1. Quản lý các kho, bảo quản bạt đậy hầm hàng, các áo bạt che các máy móc, thiết bị trên boong, các dụng cụ và tài sản khác thuộc bộ phận boong; tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và thu hồi vật tư; 2. Bảo quản các dụng cụ và thiết bị cứu hoả, trừ trang bị cứu hoả ở buồng máy; 3. Phụ trách dây, pha chế sơn, điều khiển các máy móc trên boong như máy tời, cần cẩu và theo dõi hệ thống đèn pha, đèn cột, đèn hành trình; 4. Thực hiện công việc mộc, làm thang dây và điều khiển xuồng cứu sinh; 5. Trực tiếp nhận nước ngọt, kiểm tra và đo nước ngọt, nước dằn, nước la canh hầm hàng và ghi chép số liệu theo dõi hàng ngày; 6. Khi tàu ra, vào cảng, thuỷ thủ phó phải có mặt ở phía lái tàu để thực hiện nhiệm vụ; 7. Khi cần thiết, thuỷ thủ phó tham gia trực ca và đốc ca theo sự phân công của đại phó. 1.2.4. Nhiệm vụ của thủy thủ Thủy thủ chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thủy thủ trưởng, có nhiệm vụ sau đây: 1. Thực hiện nhiệm vụ trực ca, chấp hành mệnh lệnh của sỹ quan trực ca boong; 2. Bảo quản, bảo dưỡng vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo sự phân công của thuỷ thủ trưởng hoặc thuỷ thủ phó; 3. Theo dõi việc bốc dỡ hàng hoá, kịp thời phát hiện những bao bì rách, bị ướt, bốc dỡ không đúng quy định và báo cáo sỹ quan trực ca boong biết để xử lý. Nắm vững công việc khi tàu ra, vào cảng, đóng mở hầm hàng, làm dây, nâng và hạ cần cẩu, đo nước, bảo quản, đưa đón hoa tiêu lên và rời tàu, thông thạo thông tin tín hiệu bằng cờ và đèn; Trang 7
  13. 4. Nắm vững cấu trúc, đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tàu, các nơi quy định đặt các thiết bị cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu, bảo quản và sử dụng các trang thiết bị đó đúng quy định; 5. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của tàu về chế độ làm việc, ăn ở, sinh hoạt, an ninh, trật tự và vệ sinh trên tàu; 6. Nếu thuỷ thủ được đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật lặn thì khi thực hiện công việc dưới nước theo sự phân công của đại phó hoặc thuỷ thủ trưởng phải đảm bảo an toàn và hoàn thành nhiệm vụ được giao; 7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủy thủ trưởng phân công. Trang 8
  14. Chương 2: TỔ CHỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN, CHẾ ĐỘ SINH HOẠT TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM Căn cứ theo Thông tư 23/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về chức năng, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, những quy định về đảm bảo an toàn và sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam như sau. 1.3. Những quy định về đảm bảo an toàn trên tàu biển 1.3.1. Tín hiệu báo động trên tàu, quy định về phân công nhiệm vụ và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp a) Tín hiệu báo động trên tàu 1. Tín hiệu báo động phải được phát ra bằng chuông điện và hệ thống truyền thanh trên tàu. Hồi chuông ngắn là hồi chuông điện kéo dài từ 1 đến 2 giây; hồi chuông dài là hồi chuông điện kéo dài từ 4 đến 6 giây; giữa hai hồi chuông cách nhau từ 2 đến 4 giây. 2. Tín hiệu báo động bằng chuông điện được quy định như sau: a) Báo động chung gồm bảy tiếng còi ngắn và một tiếng còi dài lặp lại vài lần (. . . . . . . -----) b) Báo động cứu hoả gồm một hồi chuông liên tục kéo dài 15 đến 20 giây, lặp đi lặp lại nhiều lần (--------); c) Báo động cứu người rơi xuống biển gồm ba hồi chuông dài, lặp đi lặp lại 3 đến 4 lần (----- ----- -----); d) Báo động cứu thủng gồm năm hồi chuông dài, lặp đi lặp lại 2 đến 3 lần (----- ----- ----- ----- -----); đ) Báo động bỏ tàu gồm sáu hồi chuông ngắn và một hồi chuông dài, lặp đi lặp lại nhiều lần (. . . . . . -----); e) Lệnh báo yên bằng một hồi chuông liên tục kéo dài 15 đến 20 giây (--------). Trang 9
  15. 3. Sau tín hiệu chuông phải kèm theo thông báo bằng lời. Trường hợp báo động cứu hỏa, cứu thủng thì phải thông báo rõ vị trí nơi xảy ra sự cố. Nếu hệ thống chuông điện, hệ thống truyền thanh của tàu bị hỏng hoặc không có thì có thể dùng bất kỳ một thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo cho thuyền viên và hành khách biết. b) Phân công nhiệm vụ và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp 1. Trên tàu phải lập Bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp khi có báo động về cứu hoả, cứu người rơi xuống biển, cứu thủng tàu và bỏ tàu (Bảng phân công). 2. Trong Bảng phân công phải quy định rõ: a) Tín hiệu báo động chung, tín hiệu báo động trong trường hợp cứu hỏa, cứu sinh, chống thủng và bỏ tàu; b) Nhiệm vụ chung của mỗi thuyền viên và hành khách khi có báo động; c) Vị trí tập trung và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thuyền viên, hành khách khi có báo động đối với từng loại báo động trên tàu; d) Thành viên của các đội chỉ huy, đội buồng máy, đội ứng phó, đội hỗ trợ, an ninh, y tế và trật tự (trên các tàu khách) và nhiệm vụ của từng đội khi có báo động; đ) Người thay thế các vị trí chủ chốt và người phụ trách vận hành thiết bị cứu sinh, cứu hỏa. 3. Bảng phân công phải được niêm yết ở các hành lang, buồng lái, buồng điều khiển máy, nơi tập trung thuyền viên và hành khách. 1.3.2. Phiếu trách nhiệm cá nhân khi có báo động, sử dụng xuồng cứu sinh, thực hành diễn tập tình huống khẩn cấp a) Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động 1. Trong buồng ở của thuyền viên và hành khách, phải niêm yết tại nơi dễ nhìn thấy nhất "Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động" được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. 2. Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động bao gồm nội dung sau đây: a) Các loại tín hiệu báo động; Trang 10
  16. b) Vị trí tập trung và nhiệm vụ phải thực hiện đối với từng loại báo động; c) Số xuồng và vị trí ngồi trong xuồng cứu sinh. b) Thực hành diễn tập 1. Để thuyền viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi có sự cố xảy ra, thuyền trưởng phải tổ chức diễn tập đối với mỗi loại báo động trên tàu theo quy định. Riêng đối với tàu khách, thuyền trưởng phải tổ chức hướng dẫn để hành khách làm quen với các loại báo động. 2. Chỉ có thuyền trưởng mới có quyền ra lệnh tổ chức diễn tập báo động trên tàu. Việc diễn tập báo động phải được ghi vào nhật ký hàng hải và sổ theo dõi huấn luyện trên tàu . c) Sử dụng xuồng cứu sinh 1. Xuồng cứu sinh chỉ được sử dụng vào mục đích bảo đảm an toàn cho người, hành khách, thuyền viên và diễn tập báo động cứu người rơi xuống biển hoặc bỏ tàu. 2. Xuồng cứu sinh phải được kiểm tra, bảo quản và kịp thời thay thế, bổ sung các trang thiết bị theo đúng quy định. 3. Xuồng cứu sinh do đại phó hoặc một sỹ quan boong chỉ huy. Thuyền viên được giao nhiệm vụ điều khiển xuồng cứu sinh phải có giấy chứng nhận lái xuồng cứu sinh. Xuồng cứu sinh chỉ được phép rời khỏi tàu khi có lệnh của thuyền trưởng. Khi trở về tàu, sỹ quan chỉ huy phải báo cáo kết quả cho thuyền trưởng. 1.4. Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam 1.4.1. Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam 1. Thời gian biểu sinh hoạt trên tàu do thuyền trưởng quy định. Trong trường hợp cần thiết, thuyền trưởng có thể thay đổi thời gian biểu này cho phù hợp với công việc và điều kiện thời tiết của từng mùa, từng khu vực. 2. Thuyền viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy sinh hoạt của tàu và phải thực hiện đúng chế độ vệ sinh, phòng bệnh trên tàu. Buồng ở của thuyền viên, phòng làm việc, câu lạc bộ, hành lang, cầu thang, buồng tắm, buồng vệ sinh và các nơi công cộng khác, phải bảo đảm luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Trang 11
  17. 3. Nghiêm cấm việc đánh bạc, sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện bị cấm, các hình thức sinh hoạt không lành mạnh khác ở trên tàu. 4. Hạn chế sử dụng chất có cồn, giới hạn mức độ không vượt quá 0,05% nồng độ cồn trong máu hoặc 0,25mg/l nồng độ cồn trong hơi thở. 5. Việc sinh hoạt, giải trí trên tàu chỉ được tiến hành đến 22h00 trong ngày, trường hợp đặc biệt do thuyền trưởng quy định. 1.4.2. Nghỉ bù, nghỉ ngơi, đi bờ và nghỉ phép của thuyền viên 1. Việc nghỉ bù, nghỉ ngơi và đi bờ của thuyền viên do thuyền trưởng quyết định, nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi cần thiết thuyền trưởng có quyền chỉ định thuyền viên phải ở lại tàu để làm nhiệm vụ. 2. Khi đi bờ hoặc trở lại tàu, thuyền viên phải báo cáo sỹ quan trực ca phụ trách. 3. Khi tàu chuẩn bị rời cảng, thuyền viên phải có mặt ở tàu đúng giờ theo quy định của thuyền trưởng. 4. Khi neo đậu trong vùng nước cảng biển, trên tàu luôn duy trì ít nhất 2/3 số lượng thuyền viên của tàu thuyền với các chức danh phù hợp, trong đó phải có thuyền trưởng hoặc đại phó và máy trưởng hoặc máy hai để điều động tàu thuyền hoặc xử lý các trường hợp khẩn cấp. 5. Mỗi thuyền viên trước khi rời tàu để nghỉ phép hoặc chuyển tàu, chuyển đổi chức danh phải bàn giao cho người thay thế bằng biên bản có xác nhận của sỹ quan phụ trách liên quan về các nội dung sau đây: a) Nhiệm vụ đang đảm nhiệm; b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ được phân công phụ trách và những lưu ý cần thiết; c) Tài sản, đồ dùng của tàu đã được cấp phát để sử dụng, kể cả chìa khóa buồng ở. Trang 12
  18. Chương 3. QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHU N CHUYÊN M N, CHỨN CH CHUYÊN M N C A THUYỀN VIÊN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN T I THIỂU C A TÀU BIỂN VIỆT NAM Những quy định về tiêu chuẩn chứng chỉ đào tạo huấn luyện thuyền viên định biên an toàn tối thiểu của tàu biển được quy định tại Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW 95/2010). Đối với tàu biển Việt Nam, các quy định này được được đề cập cụ thể tại Thông tư 37/2016/TT-BGTVT. 1.5. Quy định chung về tiêu chuẩn chứng chỉ đào tạo huấn luyện thuyền viên định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam 1.5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng Các quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu được đề cặp sau đây được đề cặp trong phạm vi tàu biển treo cờ Việt Nam, và được áp dung đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến tiêu chuẩn chuyên xmôn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam. 1.5.2. iải thích một số thuật ngữ Một số từ ngữ sau đây đây được hiểu với ý nghĩa như sau: 1. Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 2010. 2. Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi. 3. Thủy thủ trực ca OS là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trang 13
  19. 4. Thủy thủ trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4, Quy tắc II/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn 5. Thợ máy trực ca Oiler là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. 6. Thợ máy trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4, Quy tắc III/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. 7. Nhiệm vụ an ninh bao gồm tất cả công việc liên quan đến an ninh trên tàu được quy định tại Chương XI-2 của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển năm 1974 sửa đổi (SOLAS 74 sửa đổi) và Bộ luật quốc tế về An ninh tàu biển và bến cảng (ISPS). 8. Tàu khách Ro-Ro là tàu khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt được quy định trong Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 74 sửa đổi). 9. Sổ ghi nhận huấn luyện là sổ cấp cho thuyền viên có trình độ đại học thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên hoặc cấp cho học viên thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; thuyền viên có trình độ cao đẳng trở lên thực tập sỹ quan kỹ thuật điện theo yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW. 10. Thời gian đảm nhiệm chức danh là thời gian làm việc theo chức danh phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp. 11. Thời gian đi biển là thời gian thuyền viên, học viên làm việc, thực tập trên tàu biển. 12. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW. Trang 14
  20. 13. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (sau đây viết tắt là GCNHLNV) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW. 14. Giấy công nhận GCNKNCM là văn bản do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài đã có GCNKNCM được cấp theo quy định của Công ước STCW để làm việc trên tàu biển Việt Nam. 15. Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận là văn bản do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên đã được cơ sở huấn luyện cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện theo quy định tại Quy tắc IV/2, Quy tắc V/1-1, Quy tắc V/1-2 của Công ước STCW. 1.6. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền viên 1.6.1. Bộ phận Boong a) Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó. - Tàu từ 500 T trở lên Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau: 1. Hàng hải theo mức quản lý; 2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý; 3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý; 4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành. - Tàu dưới 500 T Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A- II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây: 1. Hàng hải theo mức quản lý; 2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý; 3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý; Trang 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0