intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Ương cua giống - MĐ05: Sản xuất giống cua xanh

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

109
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Ương cua giống được biên soạn theo Chương trình mô đun Ương cua giống của nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu nội dung lý thuyết và thực hành các bước công việc ương từ cua bột C1 thành cua giống (cua hạt tiêu, hạt me hoặc cua đồng tiền).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Ương cua giống - MĐ05: Sản xuất giống cua xanh

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ƯƠNG CUA GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG CUA XANH Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2014
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Sản xuất giống cua xanh (cua bùn) là nghề được bà con ngư dân các địa phương ven biển lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, không ít người hành nghề với những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp được trang bị qua “chỉ vẽ” lẫn nhau hoặc tự mày mò nên hiệu quả chưa cao, chất lượng con giống chưa đạt đầy đủ yêu cầu thả nuôi. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề sản xuất cua xanh giống và bà con lao động khác có nhu cầu nhằm giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động sản xuất cua xanh giống phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp do Trường Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chương trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp gồm các mô đun: Mô đun 01. Xây dựng trại sản xuất giống cua Mô đun 02. Chuẩn bị sản xuất giống cua Mô đun 03. Nuôi cua mẹ Mô đun 04. Ương ấu trùng cua Mô đun 05. Ương cua giống Mô đun 06. Phòng trị bệnh cua Mô đun 07. Thu hoạch và tiêu thụ cua giống Giáo trình Ương cua giống được biên soạn theo Chương trình mô đun Ương cua giống của nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu nội dung lý thuyết và thực hành các bước công việc ương từ cua bột C1 thành cua giống (cua hạt tiêu, hạt me hoặc cua đồng tiền). Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 68 giờ và gồm 3 bài: Bài 1. Chuẩn bị ao, bể ương Bài 2. Thả và chăm sóc cua Bài 3. Quản lý môi trường ao, bể ương
  4. 3 Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia, các hộ sản xuất giống cua xanh, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn./. Tham gia biên soạn CHỦ BIÊN: LÊ TIẾN DŨNG LÊ THỊ MINH NGUYỆT NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH
  5. 4 MỤC LỤC C C THU T NG CHUYÊN M N, CH VIẾT T T ..................................... 6 M ĐUN: ƯƠNG CUA GIỐNG .......................................................................... 7 Bài 1. CHUẨN BỊ AO, BỂ ƯƠNG ....................................................................... 8 1. Chuẩn bị ao đất ương cua ............................................................................ 8 1.1. Rửa phèn ao mới đào ................................................................................. 8 1.2. Cải tạo ao ương cũ ..................................................................................... 11 1.3. Cấp, gây màu nước .................................................................................... 19 1.4. Căng giai ương .......................................................................................... 23 1.5. Kiểm tra chất lượng nước ao ..................................................................... 25 2. Chuẩn bị bể ương ........................................................................................ 26 3. Chuẩn bị ao ương lót bạt ............................................................................. 28 Bài 2. THẢ VÀ CHĂM SÓC CUA....................................................................... 31 1. Thu, xác định số lượng cua bột ................................................................... 31 1.1. Hạ độ mặn.................................................................................................. 31 1.2. Thu cua ...................................................................................................... 32 1.3. Đếm mẫu ................................................................................................... 33 2. Vận chuyển .................................................................................................. 34 2.1. Xác định số lượng cua bột cần ương ......................................................... 34 2.2. Vận chuyển kín (đóng bao) ....................................................................... 34 2.3. Vận chuyển hở (đóng khay) ...................................................................... 38 3. Thả cua ........................................................................................................ 41 3.1. Thả cua chứa trong bao ............................................................................. 41 3.2. Thả cua chứa trong khay ........................................................................... 44 4. Chăm sóc cua ............................................................................................... 44 4.1. Cho ăn ........................................................................................................ 45 4.2. Kiểm tra ..................................................................................................... 50 Bài 3. QUẢN LÝ M I TRƯỜNG AO, BỂ ƯƠNG ............................................. 52 1. Kiểm tra môi trường nước ao ...................................................................... 52 1.1. Kiểm tra, xử lý chỉ tiêu pH ........................................................................ 53
  6. 5 1.2. Kiểm tra, xử lý chỉ tiêu oxy hòa tan .......................................................... 56 1.3. Kiểm tra, xử lý chỉ tiêu nhiệt độ ................................................................ 59 1.4. Kiểm tra, xử lý chỉ tiêu độ mặn ................................................................. 59 1.5. Kiểm tra, xử lý chỉ tiêu độ kiềm................................................................ 60 1.6. Kiểm tra, xử lý chỉ tiêu độ trong, màu nước ............................................. 62 1.7. Kiểm tra, xử lý khí độc NH3, H2S ............................................................. 64 2. Thay nước .................................................................................................... 67 3. Gây màu nước.............................................................................................. 68 4. Kiểm tra ao và xử lý .................................................................................... 68 4.1. Kiểm tra bờ ................................................................................................ 68 4.2. Kiểm tra cống ............................................................................................ 68 4.3. Kiểm tra lưới bao ....................................................................................... 68 4.4. Kiểm tra đáy ao ......................................................................................... 69 5. Quản lý ao lót bạt, bể ương ......................................................................... 69 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY M ĐUN .............................................................. 71 DANH S CH BAN CHỦ NHIỆM ....................................................................... 86 DANH S CH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ......................................................... 86
  7. 6 CÁC THU T NG CHUYÊN MÔN, CH VI T T T 1. Chlorine: Clorin, hypoclorit canxi Ca(ClO)2, bột tẩy: Hóa chất có tính sát trùng mạnh, sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản để sát trùng nước, dụng cụ sản xuất giống cua, bể ương, nuôi, ao nuôi… Cần phân biệt chlorine với chloramineB, chloramineT là các hợp chất có tính sát khuẩn dùng trong y tế; với clorinA (không có hợp chất này) hay clorua vôi CaCl2. 2. Formol: Dung dịch formaldehide (CH2O) 37 - 40%, mùi cay sốc, có tính sát trùng mạnh, sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản để sát trùng dụng cụ sản xuất giống cua, bể ương, nuôi, cua mẹ, ấu trùng…
  8. 7 MÔ ĐUN: ƯƠNG CUA GIỐNG Mã mô đun: MĐ 05 Mô đun Ương cua giống có thời gian học tập 68 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc chuẩn bị ao, bể ương, thả và chăm sóc cua, quản lý môi trường ao, bể ương đạt chất lượng và hiệu quả cao. Mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có mô hình sản xuất và đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc chuẩn bị ao, bể ương, chăm sóc, quản lý cua giống và quản lý môi trường ao, bể ương.
  9. 8 Bài 1. CHUẨN BỊ AO, BỂ ƯƠNG Mã bài: MĐ 05-01 Có nhiều hình thức để ương từ cua bột lên thành cua giống như ương trong ao đất (ương trực tiếp trong ao hay ương trong giai đặt trong ao), ương trong ao lót bạt hoặc trong bể xi măng. Chuẩn bị tốt ao, bể ương nhằm tạo môi trường sống thích hợp, thuận lợi để cua giống phát triển tốt, mau lớn, đều cỡ, ít hao hụt. Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật cải tạo ao ương, chuẩn bị ao lót bạt, bể, giai ương cua giống. - Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật cải tạo ao ương, chuẩn bị bể ương cua giống. A. Nội dung 1. Chuẩn bị ao đất ương cua Ao ương cua giống thường được xây dựng gần kênh rạch chịu ảnh hưởng của thủy triều, ít tàu thuyền lưu thông. Ao có hình chữ nhật hoặc hình vuông, diện tích khoảng 200 - 500m2, độ sâu mức nước khoảng 0,8 - 1,2m. Đáy ao bằng phẳng, hơi nghiêng về cống thoát nước, chất đáy ao tốt nhất là cát pha bùn. Cống cấp nước và cống thoát ở 2 bờ đối diện nhau. Có thể là cống ván phai hoặc bằng ống cống nhựa, bê tông, khẩu độ hoặc đường kính cống khoảng 30 - 50cm. Nếu ương cua giống trực tiếp trong ao, giữa ao có thể có cù lao, chiếm khoảng 20% diện tích, cao hơn mực nước 0,3 - 0,5m. Với ao mới đào, cần phải rửa phèn cho ao. 1.1. Rửa phèn ao mới đào Ao mới đào ở vùng đất phèn hoặc phèn tiềm tàng, nước đọng trong ao có màu nâu đỏ, vàng, có váng trên mặt nước.
  10. 9 Khi đào ao, lớp đất ở bề mặt bờ và đáy ao tiếp xúc với không khí, chất sinh phèn (pyrit sắt) tồn tại trong đất sẽ phản ứng với oxy và nước để tạo thành phèn sắt (phèn nóng) và phèn nhôm (phèn lạnh). Hình 5.1.1. Nước phèn đọng trong ao Cách tiến hành: - Lấy nước từ sông, rạch vào đầy ao (nước có pH > 6,5) bằng máy bơm hoặc thủy triều. - Ngâm ao 3 - 4 ngày để phèn từ trong bờ và đáy ao hòa tan vào nước. - Tháo bỏ khối nước đã nhiễm phèn này. - Lấy nước vào đầy ao trở lại. - Ngâm 3 - 4 ngày để phèn từ trong đất tiếp tục hòa tan vào nước. - Tháo bỏ hết nước trong ao. Thực hiện rửa nhiều lần giúp phèn trong ao càng giảm. - Kiểm tra pH đất đáy ao: + Đo trực tiếp bằng thiết bị đo pH đất, được thực hiện n hư sau: Đo trực tiếp bằng thiết bị đo pH đất Hiệu DM-13 đo pH đất Hiệu DM-15 đo pH và độ ẩm của đất Hình 5.1.2. Một loại thiết bị đo pH
  11. 10 Cách đo: Bước 1: Cắm đầu đo xuống đất sao cho 2 (hoặc 3) vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất. Hình 5.1.3. Cắm thiết bị đo pH xuống đất Bước 2: Đọc kết quả Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo pH tương ứng từ 3 - 8). Nếu pH đất > 5,5 thì có thể thực hiện các bước chuẩn bị ao tiếp theo. Hình 5.1.4. Kim chỉ ở mức pH = 7 Hoặc tiếp tục rửa phèn nếu đất ao nuôi có pH < 5. Hình 5.1.5. Kim chỉ ở mức pH = 4 Lưu ý: Đất đo pH cần ẩm, mềm Nên đo pH ở nhiều nơi, ở các tầng khác nhau của khu đất cần khảo sát. Lau sạch các vòng kim loại sau khi đo. Nếu có vết gỉ ố, làm sạch bằng giấy nhám.
  12. 11 + Đo gián tiếp bằng test pH pH đất có thể được đo gián tiếp qua đo pH của dung dịch đất bằng bộ kiểm tra pH. Cách đo này được thực hiện khi không có thiết bị đo pH đất hoặc khi đất định đo pH quá khô. Phơi khô mẫu đất trong bóng râm nếu đất quá ẩm. Đập vụn mẫu đất trước khi cho nước cất vào. Hòa 1kg mẫu đất khô vào 1 lít nước cất (tỷ lệ 1:1). Khuấy kỹ để đất tơi rã trong nước. Để yên qua đêm cho nước lắng trong. Lấy dịch đất (phần nước trong) đem đo pH bằng bộ kiểm tra pH. Cách đo bằng bộ kiểm tra pH theo hướng dẫn ở mục 2.1. Chọn nguồn nước mặn, bài Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cua xanh của mô đun Xây dựng trại sản xuất giống cua. pH đất đáy ao > 5,5 là đạt yêu cầu. 1.2. Cải tạo ao ương cũ Thực hiện ở những ao đã nuôi nhiều vụ, đáy ao chứa nhiều bùn thối. 1.2.1. Vét bùn đáy ao Trước khi vét bùn đáy, ao được tháo cạn nước. Nước trong ao được tháo cạn bằng máy bơm hoặc qua cống thoát. Nước ra khỏi ao được đưa vào hệ thống ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Hình 5.1.6. Đáy ao cạn nước Bùn đáy ao là chất thải của cua, thức ăn thừa và phù sa ở đáy ao được tích tụ từ vụ ương trước. Bùn đáy chứa nhiều khí độc, mầm bệnh sẽ gây hại cho cua nếu không được đưa khỏi ao.
  13. 12 Bùn đáy được gom bằng trang (cào) và đưa vào bãi chứa bùn đáy để phân hủy thành phân bón. Hình 5.1.7. Vét bùn đáy bằng trang (cào) Không để bùn đáy ở mái bờ vì có thể bị trôi vào ao trở lại khi mưa. Ở những ao không tháo cạn được nước do: - Đáy ao không bằng phẳng, cống thoát cao hơn đáy ao. - Đang kỳ nước kém, nước bên ngoài không xuống thấp hơn cao trình đáy ao nên nước trong ao không thoát ra bên ngoài được. - Tháo cạn nước ao, phơi đáy sẽ làm “xì phèn” (chất pyrit sắt biến đổi thành phèn khi tiếp xúc với oxy và nước). Thì có thể bơm hút bùn đáy bằng máy bơm. Dùng máy bơm nối với ống nhựa dẻo đường kính 15 - 20cm để kết hợp bơm nước trong ao và hút bùn đáy. Có thể đặt máy bơm trên bờ ao, ống nhựa dẻo được cột với các phao nhựa để nổi trên mặt nước. Một người cầm đầu ống hút di chuyển qua lại dưới đáy ao để hút bùn đáy. Khi thấy nước thoát ra ở đầu ống xả đã bớt màu đen của bùn đáy thì di chuyển đầu ống hút sang vị trí khác. Hình 5.1.8. Bơm hút bùn đáy ao Nước bùn thoát ra được đưa vào bãi chứa bùn để phân hủy. 1.2.2. Diệt cá dữ, cá tạp
  14. 13 Diệt cá dữ, cá tạp nhằm tiêu diệt các loại cá tồn tại trong ao có thể ăn cua giống hoặc sử dụng thức ăn của cua bằng rễ dây thuốc cá. Liều sử dụng là 2 - 3kg rễ dây thuốc cá cho 100m3 nước. Thực hiện như sau: Hình 5.1.9. Rễ dây thuốc cá - Xác định mức nước trong ao bằng thước đo hoặc que gỗ, tre. - Tính thể tích nước trong ao = diện tích ao x mức nước Ví dụ: Diện tích ao 500m2 Mức nước 0,3m Lượng nước trong ao là: 500m2 x 0,3m = 150m3 Hình 5.1.10. Đo mực nước trong ao Hoặc ước lượng thể tích các vũng nước đọng trong ao ở những ao không tháo cạn hết nước. - Xác định lượng rễ dây thuốc cá cần dùng Lượng rễ dây thuốc cá cần dùng = Thể tích nước trong ao x Liều sử dụng Ví dụ: Thể tích nước trong ao là 150m3 Liều sử dụng là 3kg rễ dây thuốc cá cho 100m3 nước. Lượng rễ dây thuốc cá cần dùng = 150m3 x 3kg / 100m3 = 4,5kg - Xay hoặc đập dập rễ dây thuốc cá rồi ngâm trong nước khoảng 12 giờ. Hình 5.1.11. Đập dập rễ dây thuốc cá
  15. 14 Phải mang kính bảo vệ mắt khi thao tác với rễ dây thuốc cá. - Vắt lấy nước dịch rễ dây thuốc cá. - Tạt đều dịch rễ dây thuốc cá khắp ao hoặc vào các vũng nước đọng trong ao. Hình 5.1.12. Vắt rễ dây thuốc cá Tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt tạp ao ương cua giống. - Vớt bỏ cá chết. Công tác diệt cá dữ, cá tạp trong ao ương thường được thực hiện ở ao có nhiều cá dữ, cá tạp Hình 5.1.13. Vớt cá chết sau khi xử lý hoặc không tháo cạn được nước. 1.2.3. Bón vôi Có 3 loại vôi được dùng để bón vào ao: Vôi nông nghiệp ở dạng bột trắng. Không làm tăng pH đất khi bón vào ao. Hình 5.1.14. Vôi nông nghiệp CaCO3
  16. 15 Vôi nung (vôi sống) ở dạng cục. Khi bón vào ao, vôi hút nước, tỏa nhiệt mạnh và làm tăng pH đất. Hình 5.1.15. Vôi nung CaO Vôi bung (vôi tôi) ở dạng bột ẩm, được tạo thành bằng cách tưới nước vào vôi nung. Làm tăng pH đất khi bón vào ao. Hình 5.1.16. Vôi bung Ca(OH)2 được tạo thành bằng cách cho nước vào vôi nung Loại và lượng vôi bón tùy thuộc vào mức độ phèn trong ao, thể hiện qua pH đất. Thông thường, các ao cũ (sau 2 - 3 vụ nuôi), phèn trong ao đã giảm rất nhiều. Ao không bị phèn: bón 100 - 150kg vôi nông nghiệp cho 1.000m2 đáy và bờ ao. Ao bị phèn: Khi phải đào ao ở vùng đất phèn, cần tích cực rửa phèn bằng nước và bón vôi nung hoặc vôi bung với lượng tùy theo pH đất. Bảng 5.1.1. Lượng vôi bón theo pH đất pH đất Lượng vôi nung (kg/1.000m2) 6 100 - 150 pH đất được đo trực tiếp bằng thiết bị đo pH đất hoặc đo gián tiếp bằng bộ kiểm tra pH nước.
  17. 16 Ở những ao có bệnh ở vụ ương, nuôi trước, bón vôi nung hoặc vôi bung để tạo môi trường có pH cao, tiêu diệt các mầm bệnh lưu trú trong ao. Cách bón vôi - Rải đều vôi nông nghiệp vào đáy, bờ ao đối với ao không bị phèn. - Tưới nước vào vôi nung để thành vôi bung. Để qua đêm cho khối vôi tỏa nhiệt hết rồi rải đều vào đáy, bờ ao đối với ao bị phèn. Hình 5.1.17. Bón vôi vào ao Lưu ý: Rải vôi từ cuối chiều gió đi dần lên. Phải mang khẩu trang, kính mắt, găng tay. Rửa bằng nước lạnh, sạch nhiều lần nếu bị vôi bám vào người. Tuyệt đối không sử dụng tay trần, ướt tiếp xúc với vôi nung, vôi bung. 1.2.4. Phơi đáy ao Phơi đáy ao để đất khô và nứt ra, không khí đi sâu vào đáy ao, tạo sự khoáng hóa đất (chuyển mùn bã hữu cơ thành các thành phần khoáng có lợi cho sự phát triển của thức ăn tự nhiên trong ao). Phơi đáy còn để ánh sáng mặt trời diệt mầm bệnh tồn tại trong ao. Thời gian phơi tùy thuộc vào thời tiết, độ bằng phẳng của đáy ao. Thường phơi khoảng 5 - 10 ngày, cho đến khi đất nứt chân chim (ngón tay lọt qua khe nứt). Hình 5.1.18. Đất nứt chân chim Tuy nhiên, chỉ nên phơi cho se mặt đáy đối với ao có phèn vì nếu phơi nhiều sẽ làm “xì phèn” (chất pyrit sắt biến đổi thành phèn khi tiếp xúc với nước và oxy thâm nhập sâu vào đáy ao qua khe nứt).
  18. 17 1.2.5. Tu sửa bờ, cống Bờ ao thường bị sạt lở, lún sụp, bị các sinh vật đào hang ẩn nấp hay có lỗ mọi làm rò rỉ nước. Tu sửa bờ lại nhằm đảm bảo bờ ao chắc chắn, không rò rỉ và không có địch hại ẩn nấp trong bờ Cách tiến hành: - Chuẩn bị dụng cụ như cuốc, xẻng, dao. - Đào, bắt rắn, chuột và các loài động vật khác làm hang sống ở bờ ao. Lấp lỗ mọi ở cả 2 mặt trong và ngoài bờ ao. - Nâng cao các đoạn bờ bị lún, sạt lở, đảm bảo không bị nước tràn bờ do thủy triều cao trong vụ nuôi mới. Hình 5.1.19. Bờ ao được tu sửa - Gỡ bỏ các vỏ hàu bám vào thành cống cấp, thoát nước. - Đắp lại khe phai bị vỡ. - Sửa chữa các ván phai bị mục, gãy cần. Bổ sung ván phai bị mất. - Bổ sung đất, đầm nén chặt khu vực trước và sau cống bị xói lở do áp lực nước. Với ao mới đào, kiểm tra bờ, cống nhằm dọn dẹp các dụng cụ làm việc bỏ quên, loại bỏ các vật chèn trong ống cống, bổ sung các chi tiết bị thiếu như ván phai, lưới chắn… 1.2.6. Bao lưới bờ ao Bao lưới quanh bờ ao để ngăn chặn các sinh vật hại cua như rắn, chuột... vào ao và cua thất thoát ra ngoài. Cách tiến hành như sau: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Lưới muỗi hoặc lưới có mắt lưới 1mm, cao 0,8-1m, biên trên của tấm lưới được giềng dây PE cỡ 5 - 10mm, dài đủ để bao quanh ao. - Cọc tre hoặc gỗ cao 1,2 - 1,5m, số lượng cọc đủ để bao quanh ao với khoảng cách 1m/cọc. - Dây PE hoặc dây kẽm để buộc lưới vào cọc. - Búa, cuốc, xẻng, dao.
  19. 18 Bước 2: Đào rãnh Dùng cuốc, xẻng đào rãnh quanh bờ ao, sâu khoảng 0,3m, cách mép trong của bờ 0,5 - 1m. Hình 5.1.20. Đào rãnh quanh ao Bước 3: Cắm cọc Cắm cọc vào giữa rãnh, sâu 0,2 - 0,4m, hơi nghiêng vào trong ao. Khoảng cách giữa 2 cọc khoảng 1 - 2m. Hình 5.1.21. Cắm cọc vào rãnh Bước 4: Bao lưới Buộc dây giềng lưới vào cọc bằng dây PE hoặc dây kẽm, cao từ mặt bờ lên khoảng 0,8 - 1m. Đưa chân lưới vào rãnh, ém đất kỹ để tránh gió thổi tốc lưới lên. Hình 5.1.22. Buộc lưới vào cọc quanh bờ ao Với ao đã ương nhiều vụ, cần kiểm tra và: Cắm lại cọc bị gãy Vá chỗ lưới rách
  20. 19 Thay lưới cũ 1.2.7. Kiểm tra cù lao Kiểm tra sự hiện diện của rắn, chuột, ếch… Kiểm tra và lấp các hang hốc. Rắn không tự đào hang để ở, mà trú ẩn trong hang chuột sau khi bắt mồi, lột xác, sinh nở. Hang có rắn mới vào thường láng bóng, ẩm ướt, dấu cũ thì khô hơn. 1.3. Cấp, gây màu nước 1.3.1. Cấp nước vào ao Cùng với chuẩn bị tốt ao ương, nước cấp vào ao ương phải trong sạch và không có mầm bệnh sẽ tạo nên môi trường sống thích hợp, an toàn cho sự phát triển của cua giống. Bước 1: Kiểm tra nguồn nước Trước khi lấy nước, phải kiểm tra, ghi nhận các vấn đề phát sinh ở khu vực. Không lấy nước vào ao khi trong khu vực có: Phun thuốc trừ sâu rầy tập trung ở các khu vực nông nghiệp xung quanh; Xả chất thải ở các nhà máy công nghiệp; Dịch bệnh, thủy sản nuôi chết trong ao, bè, sông rạch; Đổi màu bất thường của nước trong sông rạch; Xuất hiện với số lượng nhiều bất thường các sinh vật trong nguồn nước; Xuất hiện các sinh vật không phổ biến tại địa phương. Bước 2: Cấp nước vào ao chứa, lắng Cấp nước vào ao chứa để lắng tụ chất lơ lửng, han chế địch hại xâm nhập vào ao ương, trữ nước để cấp vào ao ương khi nguồn nước bên ngoài không thích hợp cho cua giống. Nước được trữ trong ao chứa, lắng ít nhất 2 - 3 ngày trước khi cấp vào ao ương. - Lấy nước theo thủy triều Là cách lấy nước ít tốn kém, hiệu quả nhất. Nước được lấy vào ao qua cống đến mức cần thiết vào những kỳ triều cường (kỳ nước rằm và 30 âm lịch) Cách tiến hành:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2