Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy gieo trồng (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
lượt xem 4
download
Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy gieo trồng (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy gieo trồng và yêu cầu nông học khi gieo trồng; Mô tả được cấu tạo của các máy gieo trồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy gieo trồng (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
- SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: Vận hành và sửa chữa máy gieo trồng NGHỀ: Kỹ thuật máy nông nghiệp TRÌNH ĐỘ: Trung cấp Ban hành kèm theo Quyết định số:03a/QĐ- TTCTM ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Trường Trung cấp Tháp Mười Tháp Mười, năm 2020 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các tiêu đề đích về đào tạo và tham khảo. Mọi tiêu đề đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với tiêu đề đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và nghề Công nghệ ôtô ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc biên soạn giáo trình Vận hành và sửa chữa máy gieo trồng nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như học tập của học sinh nghề KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP tạo sự thống nhất trong quá trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế là vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành với những kiến thức, kỹ năng nghề được bố trí kết hợp khoa học nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của từng môn học, mô-đun. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo nhiều chuyên gia đào tạo nghề Công nghệ ôtô để cố gắng đưa những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất phù hợp với thực tế sản xuất, đặc biệt dễ nhớ, dễ hiểu không ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất hiện nay. Trong quá trình biên soạn mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn học sinh để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng Tháp, ngày…..........tháng…........... năm 2018 Chủ biên Huỳnh Văn Hoàng 3
- MỤC LỤC Bài 1. Vận hành và sửa chữa máy cấy . 6 1. Chuẩn bị: ......................................6 2. Khởi động máy..................................12 3. Chọn phương pháp chuyển động và tốc độ tiến của máy...............................................12 4. Cấy thử........................................13 5. Điều khiển máy cấy trên đồng...................14 6. Điều khiển máy khoảng quay vòng................15 7. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.........................................15 8. Dừng máy, vệ sinh (di chuyển địa bàn)..........15 Bài 2. Vận hành và sửa chữa máy gieo hạt ................................................... 17 1. Chuẩn bị:......................................17 2. Khởi động máy..................................19 3. Đổ hạt giống vào thùng chứa hạt................19 4. Chọn phương pháp chuyển động và tốc độ tiến của máy...............................................20 5. Điều chỉnh bộ phận gieo- Gieo thử..............20 6. Điều khiển máy gieo trên đồng..................21 7. Điều khiển máy gieo khoảng quay vòng...........22 8. Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.........................................22 9. Dừng máy, vệ sinh (di chuyển địa bàn)........23 4
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Vận hành và sửa chữa máy gieo trồng. Mã mô đun: MĐ 29 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: + Mô đun được bố trí ở học kỳ 3 của khóa học + Mô đun hình thành cho học sinh kỹ năng điều khiển các máy gieo trồng thực hiện công việc gieo trồng (cấy lúa, gieo hạt) trên đồng ruộng. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy gieo trồng và yêu cầu nông học khi gieo trồng. + Mô tả được cấu tạo của các máy gieo trồng. - Kỹ năng: + Trình bày được các bước vận hành máy gieo trồng. + Vận hành được máy gieo trồng trên đồng ruộng, khắc phục được những hư hỏng thông thường. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. + Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. + Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp . Nội dung của mô đun: 5
- Bài 1. Vận hành và sửa chữa máy cấy Giới thiệu: Cho học sinh biết cấu, qui trình vận hành và sửa chữa máy cấy Mục tiêu của bài: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của máy cấy và yêu cầu nông học khi cấy lúa. - Mô tả được cấu tạo của máy cấy. - Trình bày được các bước vận hành máy. - Vận hành được máy cấy trên đồng ruộng, khắc phục được những hư hỏng thông thường. - Điều khiển được máy khi di chuyển địa bàn. - Đảm bảo an toàn. Nội dung bài: 1. Chuẩn bị: 1.1. Nhiệm vụ phân loại, yêu cầu kỹ thuật 1.1.1. Nhiệm vụ: Máy có nhiệm vụ cấy cây mạ đến độ sâu cần thiết theo hàng thành từng khóm, mỗi khóm có một số dành mạ nhất định thích hợp với từng giống lúa. 1.1.2 Phân loại: Hiện nay có các loại máy cấy như máy cấy mạ thảm, máy cấy mạ dược, mạ khay, máy cấy dạng kẹp cấy, dạng chải cấy, máy cấy thủ công, máy cấy tự chạy, máy cấy liên hợp với máy kéo. 1.1.3 Yêu cầu kỹ thuật - Mật độ cấy đều và đúng quy định (đảm bảo khoảng cách hàng, khoảng cách khóm, số dành mạ trên môi khóm, tỷ lệ khóm thích hợp). - Cấy đúng độ sâu quy định. - Cây mạ sau khi cấy phải thẳng đứng, gọn khóm, vững gốc, an toàn mạ. - Máy cơ động tốt trên ruộng bùn nước. - Máy phải dễ sử dụng, năng suất cao. 6
- 7
- Cấu tạo và hoạt động của máy cấy Nhìn chung với các loại máy cấy cân phái có các hệ thống làm việc như: thùng chứa mạ, bộ phận cung cấp dọc và cung cấp ngang, bộ phận cấy bộ phận di động, cần rạch tiêu, hệ thống truyền lực. Hình 1.2. Cấp tạo của máy cấy tự hành 1. Động cơ; 2. Phần gá khay chứa mạ; 3. Phanh hãm; 4. Ly hợp; 5. Tay điều khiển: 6. Tay ly hợp chuyển hướng; 7. Khớp mở bộ phận cấy; 8. Khay mạ; 9. Tay đòn bộ phân cấy; 10. Thiết bị dẫn hướng; 11. Bánh xe; 12. Phao; 13. Tay cấy - Thùng chứa mạ phải chứa được một lượng mạ nhất định phù hợp với dạng mạ và phải đảm bảo cho sự lấy mạ được dễ dàng không bị rối. Máy cấy mạ được thường dùng loại thùng chứa mạ có thành thùng cao, máy cấy mạ thảm sử dụng máng chứa mạ thành thấp. Thùng hoặc máng chứa mạ có thể chia thành nhiều ngăn phù hợp với số hàng cấy. 8
- Hình 1.3. Sơ đồ và quỹ đạo tay cấy của máy cấy tự hành 1. Chốt quay; 2. Cam; 3. Lò xo; 4. Tay cấy; 5. Bu lông; 6. Kẹp cấy; 7. Tay đẩy mạ - Bộ phận cuộc, cấp gồm 2 hệ thống với nhiệm vụ đưa mạ đến điền vào chỗ mạ bị lấy khuyết đi sau mỗi lần bộ phận cấy lấy đi một khóm mạ để cấy. Hệ thống cung cấp ngang có nhiệm vụ dịch chuyển thùng chứa mạ theo chiều ngang (vuông góc với chiều tiến của máy). Khoảng dịch chuyển ngang sau mỗi lần lấy mạ gọi là độ cung cấp ngang, độ cung cấp ngang phải phù hợp với bề rộng lấy mạ của bộ phận cấy, nó ảnh hưởng đến số mạ trong một khóm. Sau một lần lấy mạ nhất định, hàng mạ ở phía cửa giáp thành thùng phía cửa ra mạ sẽ bị lấy hết, hàng khuyết này sẽ được bù lại nhờ hệ thống cung cấp dọc. Tiếp theo đó thùng chứa mạ sẽ dịch chuyển theo hướng ngược lại. Để dịch chuyển thùng mạ một cách đều đặn và tuần hoàn qua lại có thể sử dụng bộ phận truyền động dạng chốt - trục rãnh xoắn hai chiều, thanh răng - cung vít đảo chiều hoặc thanh răng ngón đẩy. Hệ thống cung cấp dọc có nhiệm vụ dồn mạ theo hướng vuông góc với hướng cung cấp ngang (theo chiều tiến của máy). Hệ thống cung cấp dọc có thể sử dụng thanh gỗ đè mạ thùng từ trên xuống hoặc dùng ngón đẩy hoặc dùng các bánh sao đẩy mạ lắp ở dưới đáy thùng. - Bộ phận cấy có nhiệm vụ lấy mạ từ thùng chứa, đưa mạ xuống bùn và đặt mạ ở đó, bộ phận cấy cần lấy đúng số dành mạ cấy thành khóm gọn, đúng độ sâu, bảo đảm đứng cây vững gốc và an toàn mạ. Bộ phận cấy có hai loại là kẹp cấy và chải cấy: bộ phận kẹp cấy gồm hai má kẹp làm việc theo nguyên tắc kẹp nhả. Bộ phận cấy loại này gồm hai má kẹp một má cố định và một má di động, các má kẹp có thể được lắp trên các thanh kẹp hoặc lắp trên các đĩa kẹp trong quá trình làm việc má kẹp xoay tròn (với loại lắp trên đĩa) hoặc quay một góc nhất định xuống ruộng sau đó bật lên (với loại lắp trên thanh kẹp). Khi làm việc các má kẹp đi vào cửa lấy mạ ở trạng thái mở sau đó răng di động được điều khiển ép vào răng cố định để kẹp một số cây mạ nhất định, giữ cây mạ quay 9
- xuống mặt ruộng đưa cây mạ xuống bùn đến một độ sâu nhất định thì răng di động tách khỏi má cố định. Độ mở rộng của má kẹp hoặc độ kẹp chặt cần phải diều chỉnh được để thay đổi số lượng mạ trên khóm và không ép dập thân mạ. Bộ phận cấy loại chải lấy mạ ra khỏi thùng và kẻo mạ xuống bùn nhờ răng chảy có móng nhọn lắp trên thanh ngang. Khi lấy mạ răng chải thò qua cửa lấy mạ cào mạ ra, phối hợp với răng chải là ngón vuốt và máng đỡ để giữ cho khóm mạ không bị xoè rộng và chân mạ không bị xô lệch trong quá trình đưa mạ xuống bùn. Trong quá trình lấy mạ và đưa mạ xuống ruộng, răng chải đi theo một quỹ đạo nhất định nhưng khi mạ đã ở độ sâu cán thiết trước khi rút lên răng chải được thả lỏng để không kẻo cây mạ lên và không cào theo bùn ảnh hưởng đến độ vững của cây mạ. Tần số làm việc của bộ phận cấy phải đồng bộ với tốc độ tiến của máy để khoảng cách khóm đều nhau, để thay đổi khoảng cách khóm trên hàng ta thay đổi tần số làm việc của bộ phận cấy so với lốc độ tiến của máy. Bộ nhận di chuyển của máy phải đảm bảo cho máy tiến với vận tốc đều và giữ cho máy nằm ngang ở vị trí ổn định so với mặt bùn để cấy sâu đều giữa các hàng lúa. Bánh xe chủ động của loại máy cấy tự chạy thường có cánh rộng bản và nghiêng một góc nhất định so với hướng kính đảm bảo chuyển động đều và êm dịu, lực cản nhỏ. Phải đảm bảo trọng lượng bám cho bánh xe chủ động trong điều kiện mức bùn thay đổi thì máy mới tiến đều, giữ đúng mật độ cấy. Phao trượt có tác dụng đỡ một phần trọng lượng của máy giúp cho máy thăng bằng, ổn định độ sâu cấy và giảm lực cản di động của máy. Khi thay đổi chiều cao của phao trượt sẽ thay đổi độ sâu cấy. các phao trượt có thể làm bằng gỗ nhẹ hoặc bằng nhựa, có thể làm một phao chung cho toàn bộ máy hoặc lắp nhiều phao riêng rẽ. Phao thường láp khớp với khung máy để tiện nâng hạ thay đổi độ sâu cấy - Hệ thống truyền động có nhiệm vụ truyền mômen quay đến bánh xe chủ động và các hệ thống làm việc khác. Cần rạch tiêu có nhiệm vụ vạch xuống mặt đồng một vết để dẫn hướng cho đường chạy kế tiếp của máy. - Đất cấy, thảm mạ. 10
- Đất chuyên canh lúa: Thường có chân vàn hoặc chân trũng khó thoát nước. Loại đất này thường làm dầm, khi có điều kiện thì chỉ rút nước phơi ải sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa mùa. Đất luân canh lúa-màu: Là đất chân cao, cấy vụ mùa và làm màu vụ đông xuân. đất này không phơi ải mà chỉ làm dầm. Kỹ thuật làm đất Đất lúa cần phải cày sớm, ruộng làm dầm phải giữ nước. Ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt cày đảo ải. Làm ải có tác dụng cho đất thoáng, tiêu diệt được một số loại dịch hại trong đất. Nếu phơi ải gặp mưa lớn không có khả năng phơi lại thì phải giữ nước, chuyển sang làm dầm. Làm đất lúa phải cày sâu, bừa kỹ cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng thuận lợi cho khi cấy đồng đều và điều tiết nước. Cày sâu tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng nguồn dự trữ dinh dưỡng, có lợi cho các hoạt động của vi sinh vật vùng rễ phân giải các chất hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường dinh dưỡng cho lúa. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ, cỏ dại. đất lúa cấy mạ sân càng phải được làm kỹ hơn, mặt ruộng phẳng hơn và để mức nước nông để lúa cấy xong phát triển thuận lợi. Bón lót Trong quá trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót. Bón lót phân chuồng, phân xanh, vôi và các loạ phân vô cơ như lân, kali, đạm…Bón lót sâu và hợp lí : Bón lót phân xanh và vôi (nếu có) vào lúc cày ngả, phân chuồng và phân lân bón vào lúc cày lại, đạm và kali bón trước khi bừa cấy.Vụ chiêm xuân nhiệt độ đầu vụ thấp cần quan tâm bón lót nhiều hơn vụ mùa. - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy cấy. Kiểm tra toàn bộ máy ở trạng thái không hoạt động và thực hiện theo các bước dưới đây: Tất cả những vị trí cố định, bắt vít đặc biệt là động cơ, giá động lực, giá kéo… phải được kiểm tra kỹ và đảm bảo không có hiện tượng lỏng ốc. Kiểm tra lượng dầu đã đủ chưa, chỗ nào thấy thiếu bổ xung thêm dầu. 11
- Kiểm tra các vị trí cần bôi trơn đã tra dầu chưa. Bộ phận tay cấy di chuyển trái, phải không bị cản trở, mũi cấy hoạt động bình thường, không bị vướng mắc vào đầu dưới bàn để mạ. Khoảng cách giữa 2 khe vào khoảng 1,25- 1,75mm 2. Khởi động máy. - Điều chỉnh mức cấp mạ. 1. Trước khi thao tác máy cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, biết phương pháp điều chỉnh, kiểm tra cũng như cách sử dụng máy. 2. Trước khi sử dụng máy cần kiểm tra kỹ lưỡng, xác nhận xem các bộ phận có hoạt động bình thường không (các ốc vít đã vặn chặt chưa, các vị trí cần điều chỉnh đã điều chỉnh chưa, động cơ và hộp số đã đổ dầu chưa, những vị trí cần có dầu bôi trơn đã có chưa . . .) mới tiến hành khởi động máy. 3. Trước khi khởi động máy gạt cần ly hợp về vị trí “phân ly” 4. Khi di chuyển trên đường bộ cần lắp 2 bánh cao su bọc sắt và bánh hơi cao su, không dùng bánh bám lội ruộng để đi trên đường. 5. Khi máy hoạt động không được tiếp xúc với tay cấy cũng như các bộ phận công tác cấy. 6. Khi di chuyển vào vòng cua hoặc rẽ 1 góc lớn hơn 55 độ, phải tắt chế độ cấy của tay cấy và di chuyển với mức ga nhỏ. 7. Nguy hiểm: sau khi máy đã khởi động không được đứng phía trước máy, tránh bị thương. 8. Việc điều chỉnh, kiểm tra hay đổ thêm dầu phải được tiến hành sau khi máy đã tắt. 9. Nhằm nâng cao chất lượng, tính năng và độ an toàn của máy, công ty chúng tôi có thể thay đổi, cải tiến 1 số linh kiện. Lúc đó 1 số hình ảnh, chữ viết của cuốn sách hướng dẫn sử dụng này có thể có 1 vài điểm không đồng nhất với máy - Xếp mạ lên máy. 3. Chọn phương pháp chuyển động và tốc độ tiến của máy. - Xác định khoảng quay vòng đầu bờ. 12
- 4. Cấy thử. Tất cả thao tác điều chỉnh phải được tiến hành khi đã tắt máy a. Kiểm tra độ lỏng, chặt của dây curoa: Có thể dễ dàng tiến hành bằng tay bằng cách di chuyển động cơ diesel trên khung giá động lực (trước, sau). Cách điều chỉnh: nới lỏng con ốc cố định đế động cơ, sau đó điều chỉnh độ căng thích hợp rồi lại vặn vào. b. Điều chỉnh máy ly hợp ma sát. Trong trường hợp cần ly hợp đang ở vị trí “làm việc” mà động lực từ động cơ không thể truyền xuống hộp truyền động di chuyển (đã điều chỉnh dây curoa) hoặc khi mà ở vị trí “phân ly” không thể cắt động lực từ động cơ diesel thì phải tiến hành điều chỉnh máy ly hợp ma sát. Phương pháp điều chỉnh: tháo nắp đậy bánh đai ly hợp, nới lỏng bu long (M16x1,5) tháo bánh đai ly hợp, điều chỉnh miếng đệm ít đi (trong trường hợp không truyền được động lực) hoặc tăng lên (không thể cắt truyền động) sau đó lắp lại. c. Điều chỉnh cự ly giữa mũi cấy và đầu dưới bàn chứa mạ Trong quá trình máy làm việc khoảng ½ ngày kiểm tra 1 lần, thông thường khoảng cách vào 1,25- 1,75 mm, nếu nhỏ hơn thì phải điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh: nới lỏng ốc hãm cán cong và ốc hãm con lắc cố định trên tay cấy, di chuyển ( lắc nhẹ) tay cấy, gõ nhẹ cán cong ra, điều chỉnh sao cho thích hợp rồi lắp lại. d. Điều chỉnh khoảng cách giữa mũi cấy và đầu vách ngăn trên bàn chứa mạ Khi bàn chứa mạ di chuyển tịnh tiến sang 2 bên tới lúc hết mỗi hành trình thì khoảng cách giữa mũi cấy và đầu vách ngăn trên bàn chứa mạ thường sẽ đều nhau. Biên độ nhỏ nhất nhỏ hơn 1mm. Trong quá trình máy làm việc thì ½ ngày nên kiểm tra 1 lần nếu thấy nhỏ hơn 1mm thì phải tiến hành điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh: di chuyển bàn chứa mạ (không khởi động động cơ) tới vị trí cuối hoặc đầu của hành trình, nới lỏng ốc cố định 2 đầu trục, điều chỉnh thích hợp rồi vặn lại, di chuyển bàn mạ tới 1 vị trí đầu hoặc cuối hành trình khác để kiểm tra 13
- e. Điều chỉnh tay cấy vị trí dừng Khi tay cấy ngừng hoạt động, sau khi chuyển cần định vị phân ly sang chế độ “phân ly” tay cấy ngừng hoạt động, lúc này đầu mũi cấy cách bàn trượt khoảng 7cm, nếu không đủ 7cm phải tiến hành điều chỉnh. Phương pháp: Tháo ốc, nới lỏng bộ phận công tác truyền động và nắp an toàn, đẩy tổ hợp bánh rang ra 2cm. Gạt cần định vị phân ly sang vị trí “phân ly” dùng tay quay quay động cơ (không nổ) kết hợp với cần ly hợp làm cho trục chuyển hướng chuyển động tới vị trí “ngừng chuyển động”. Dùng tay quay tay cấy (theo đúng chiều) tới vị trí mà đầu mũi cấy nằm trên cửa ra dưới của bàn để mạ. Đẩy lại tổ hợp bánh rang côn vào trong hộp truyền động công tác, sau đó vặn chặt các ốc vít lại. Kiểm tra lại vị trí ngừng hoạt động của tay cấy đến khi phù hợp thì thôi f. Chú ý: Sau khi điều chỉnh xong, lắp lại bộ phận an toàn tránh làm bị thương người. 5. Điều khiển máy cấy trên đồng. * Điều chỉnh cao su đẩy mạ Khi mà cao su đẩy mạ trên bàn chứa mạ quá căng (Làm rãn cao su nhanh) hoặc quá lỏng (bàn chứa mạ rung, trơn, không đẩy được mạ) thì phải tiến hành điều chỉnh lại cao su cho phù hợp. * Điều chỉnh lượng, tốc độ đẩy mạ Khi mà bàn chứa mạ di chuyển tịnh tiến trái, phải tới điểm cuối của hành trình, cao su đẩy mạ đã đẩy mạ xuống, 1 đầu của thảm mạ đã phải tiếp giáp với cửa ra dưới (trường hợp không có mạ có thể thử bằng tay, mỗi lần cao su đẩy mạ hoạt động sẽ đẩy thảm mạ di chuyển xuống dưới 1 khoảng cách lớn hơn 12mm). Nếu như quá nhỏ (không tới 12mm hoặc thảm mạ vẫn chưa tiếp giáp với cửa ra mạ) thì phải điều chỉnh Khi máy đang làm việc, người điều khiển phải có mặt tại vị trí làm việc, không được rời khỏi máy. Khi máy đang di chuyển cấm không được nhảy lên nhảy xuống hoặc đứng, ngồi ở chỗ không quy định. Không để người không có phận sự đến gần hoặc điều khiển máy 14
- 6. Điều khiển máy khoảng quay vòng. Khi vượt bờ hoặc lên, xuống ruộng phải cho máy đi cân bằng, thẳng góc với bờ ruộng, độ dốc lối lên xuống ruộng không quá 30 độ. Trong trường hợp cần thiết phải di chuyển phải đảm bổ xung các cơ cấu chống lật. chống trượt ngang, trọng vật cân bằng để máy di chuyển được an toàn, điều chỉnh hệ thống thủy lực hợp lý tạo cho máy được an toàn. Khi lên, xuống dốc phải đi với tốc độ thấp và hỗ trợ bằng sức người để kéo máy. Khi chạy trên đường phải tuân theo luật giao thông đường bộ. Khi qua ngã ba, ngã tư, đường vòng, đường xe lửa, qua cầu cống, chỗ đông người... phải giảm tốc độ, báo hiệu, nếu cần phải dừng máy, xuống quan sát, chú ý không để máy công tác treo hoặc móc phía sau va quyệt vào người và vật trên đường đi 7. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Việc tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa máy chỉ được tiến hành khi đã tắt máy và ở nơi có đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật. Khi tháo lắp máy phải sử dụng đúng các công cụ và phương tiện tháo lắp: Khi tháo lắp phải sử dụng các loại cờ lê và lực siết quy định, đề phòng bị trượt hoặc gẫy cờ lê, đứt bu lông làm mất đà gây thương tật; Khi tháo lắp các cụm máy có lò xo cần phải sử dụng những trang bị chuyên dùng để lò xo không bật ra gây thương tật cho người tháo, lắp máy; Khi sử dụng đèn cầm tay cấm dùng đèn có diện áp cao hơn 36 vôn; Khi kê kích tháo lắp máy phải đặt kích trên nền cứng phẳng và phải kê chắc chắn, không được dùng kích thay vật kê. 8. Dừng máy, vệ sinh (di chuyển địa bàn). Sau mỗi khi sử dụng, máy phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản nơi khô ráo, có mái che mưa nắng. Khi di chuyển địa bàn hoặc hết mùa vụ sản xuất phải thực hiện những công việc bảo quản cần thiết như sau: + Rửa sạch toàn bộ máy + Bôi dầu mỡ bảo quản lên các vị trí bị tróc sơn 15
- + Bảo quản máy trong nhà ở tư thế kê cao khỏi mặt đất để đề phòng bị han rỉ + Thường xuyên kiểm tra máy trong thời gian bảo quản để đảm bảo máy luôn có tình trạng kỹ thuật tốt nhất và sẳn sàng làm việc bất cứ lúc nào. 16
- Bài 2. Vận hành và sửa chữa máy gieo hạt Mục tiêu của bài: - Trình bày được các yêu cầu nông học của đất đối với cây trồng, yêu cầu khi gieo hạt và các kiến thức nông học có liên quan. - Mô tả được cấu tạo của máy gieo hạt. - Trình bày được hoạt động của máy. - Vận hành được máy gieo hạt trên đồng, khắc phục được các hư hỏng thông thường. - Điều khiển được máy khi di chuyển địa bàn. - Đảm bảo an toàn. Nội dung bài: 1. Chuẩn bị: + Cần rạch tiêu có tác dụng giúp cho người điều khiển máy lái đúng khoảng cách với hàng cây trồng trước để đảm bảo khoảng cách cây trên các hàng đúng quy định. + Máy gieo vãi: Hạt giống được vãi ra trên khắp mặt ruộng không theo hàng lối sau đó có thể lấp hạt lại hoặc để nguyên. Hình thức này mật độ gieo khó đều, tỉ lệ hạt giống hao hụt cao + Máy gieo hàng: Là hình thức gieo phổ biến trên các máy gieo, hạt được rải thành từng đường theo một trong các hình thức sau: - Gieo hàng bình thường: Hạt được gieo thành từng hàng cách đều nhau trên khắp bề ngang mặt ruộng còn khoảng cách các hạt giống trên cùng 1 hàng không cần cách đều nhau - Gieo dải: Một số hàng gieo hợp thành một dãi, các dải cách nhau một khoảng khá rộng để tiện việc đi lại khi chăm sóc, thu hoạch - Gieo hốc: Hạt được phân phối thành từng đường và theo khỏang cách đều nhau trên cùung một hàng, mỗi nhóm có thể bỏ 1 hoặc nhiều hạt. Kiểu gieo này dùng cho các loại cây có tàn lá lớn thu họach làm nhiều đợt như các loại đậu, ớt. * Theo nhiệm vụ: 17
- + Máy gieo đơn thuần + Máy gieo kết hợp bón phân + Máy gieo kết hợp phun thuốc * Theo nguồn động lực kéo cho máy di chuyển: + Máy gieo do người kéo + Máy gieo do súc vật kéo + Máy gieo đi theo máy kéo + Máy gieo tự hành - Đất gieo, hạt giống, cọc tiêu. Nội dung xác định Phương pháp Điều kiện đồng ruộng - Loại đất Theo TCN-168-92 máy nông nghiệp - Độ ẩm đất - Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh - Độ chặt đất giá nông học - Kích thước ruộng - Đo bằng các thiết bị thông thường Điều kiện cây lạc trên ruộng - Giống - Mật độ cây trên ruộng (cây/m - Đếm số cây trên một m 2 2 ) - Đo bằng thước ở nhiều vị trí và tính trung - Khỏang cách giữa các hàng bình (cm) - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy gieo hạt. - Kích thước luống thông thường được lựa chọn trên cơ sở: Đảm bảo được mật độ gieo; đảm bảo thoát nước tốt khi mưa lớn, phù hợp phương pháp tưới và tạo được hiệu ứng hàng biên. - Mật độ cây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch bởi năng suất quả (tạ/ha) = số cây x số quả chắc/cây x trọng lượng quả. Mật độ cây cao hay thấp tùy thuộc loại đất, giống, thời vụ v..v.. Trong nhiều tài liệu về cây lạc Việt Nam thì mật độ phải đảm bảo từ 25-35 cây/m 2 - Theo kết quả điều tra và tài liệu tham khảo về kích thước luống lạc cho thấy có 2 kích thước luống đáng chú ý: 18
- - Kích thước luống rộng x rãnh: (60 x 30) cm và (120 x 30) m, được áp dụng phổ biến hiện nay ở một số vùng thâm canh lạc. - Luống hẹp (60 x30) cm hiện đang được nghiên cứu thử nghiệm. Ưu điểm của luống ruộng 0,6m, gieo 2 hàng, cây cách cây: 12 - 14 cm, là tạo hiệu ứng hàng bìa để cây lạc phát triển tốt cho năng suất cao. Thuận tiện cho việc áp dụng máy thực hiện CGH đồng bộ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch vì vậy cần dựa vào cơ sở đảm bảo mật độ từ 25-35 cây/m 2 để lựa chọn quy cách gieo thích hợp, đảm bảo được năng suất, thực hiện được CGH làm giảm chi phí cho sản xuất. 2. Khởi động máy. - Phân phối hạt giống xuống đất theo liều lượng và hình thức nhất định - Bảo vệ hạt giống khỏi các tác nhân có hại - Nhiệm vụ: máy gieo hạt có nhiệm vụ gieo hạt trên đồng với những hình thức sau (tuỳ theo loại hạt): - Vãi đều trên mặt ruộng, không lấp hoặc chỉ lấp sơ. - Gieo đều thành hàng (rộng, hẹp, chữ thập, dải) và lấp kín hạt, có nén hay không nén đất. - Gieo thành cụm (mỗi cụm 1,2 hay 3 hạt) lấp và nén đất và hạt khít chặt nhau. 3. Đổ hạt giống vào thùng chứa hạt. Để gieo vãi máy có nhiệm vụ vung hạt đều trên đồng và cào đất lấp sơ. - Để gieo hàng máy có nhiệm vụ ra hạt, xẻ rãnh, đưa hạt xuống rãnh, lấp đất, nén hoặc không nén. - Để gieo hốc ngoài những nhiệm vụ ở máy gieo hàng, máy còn có thêm nhiệm vụ chụm 1.số hạt lại gieo xuống rãnh, nếu là gieo ở ô vuông máy còn thêm trang bị để gieo các cụm thẳng hàng ngang. 19
- Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo máy gieo - bón lúa 1. Cam điều khiển nâng hạ lưỡi rạch; 2. Trục cuốn gieo thóc; 3. Trục cuốn bón phân; 4. Cần điều khiển nâng hạ; 5. Ống dẫn phân; 6. Ống dẫn hạt; 7. Lưỡi rạch hành; 8. Bộ phận [ấp hạt. 4. Chọn phương pháp chuyển động và tốc độ tiến của máy. - Xác định khoảng quay vòng đầu bờ. Hiện nay có 2 quy trình gieo, dưới góc độ CGH chúng ta có thể thấy: - Gieo, phủ nilon: có thể được giải quyết bằng một liên hợp máy gieo như kiểu máy gieo của Trung Quốc. Tuy nhiên việc cắt lỗ nylon cho lạc nảy mầm phụ thuộc rất nhiều vào tính chất nylon. Nếu nylon dày thì khó cắt, hiện nay lọai nylon phủ ở Việt Nam quá dày rất khó cho việc thực hiện để cắt bằng máy. - Lên luống, gieo kết hợp với bón phân: có thể thực hiện bằng một máy liên hợp. Ở Hàn Quốc, phương pháp này được giải quyết bằng nhiều loại máy HQ 100; HQ 200 v.v….Phương pháp này tỏ ra thích hợp với làm thủ công, năng suất thấp, hiệu quả chưa cao, nhưng rất phù hợp quy mô sản xuất nông hộ, trang trại nhỏ. 5. Điều chỉnh bộ phận gieo- Gieo thử. 1. Gieo được nhiều loại hạt giống 2. Không làm hỏng hạt giống 3. Độ sâu gieo hạt đều nhau 4. Có lượng gieo chính xác và dễ dàng thay đổi khi cần thiết 5. Có năng suất cao 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa thiết bị điện - Nguyễn Đức Sỹ
221 p | 1115 | 615
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (Nghề: Điện dân dụng) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
105 p | 54 | 13
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (Nghề: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
109 p | 12 | 9
-
Giáo trình Vận hành van (Nghề: Vận hành thiết bị khai thác dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
88 p | 24 | 8
-
Giáo trình Vận hành động cơ diezel tàu thuỷ (Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
38 p | 10 | 7
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
121 p | 26 | 7
-
Giáo trình Vận hành máy nén (Nghề: Vận hành thiết bị khai thác dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
109 p | 21 | 7
-
Giáo trình Thực hành nguội sửa chữa máy công cụ (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
119 p | 42 | 7
-
Giáo trình Vận hành thiết bị nhiệt (Nghề: Vận hành thiết bị khai thác dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
95 p | 23 | 6
-
Giáo trình Vận hành thiết bị nhiệt (Nghề: Vận hành thiết bị khai thác dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
95 p | 12 | 6
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa liên hợp máy làm đất (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
38 p | 15 | 6
-
Giáo trình Vận hành máy thi công (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
46 p | 7 | 5
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy chăm sóc (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
39 p | 14 | 4
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy chế biến nông sản (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
28 p | 11 | 4
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy thu hoạch (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
47 p | 7 | 3
-
Giáo trình Vận hành máy thi công (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ cao đẳng): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
83 p | 29 | 2
-
Giáo trình Vận hành máy thi công (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ cao đẳng): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
59 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn