intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình văn học phương tây III - 4

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

132
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc đời và con đường sáng tác của Aragon là cả một chuỗi dài băn khoăn day dứt tìm hiểu sự thật: sự thật về bản thân mình, sự thật về thế giới xung quanh, trước bao hiện tượng vô cùng phức tạp xuất hiện trên mỗi bước đường đi. "Tôi biết được điều gì đều từ kinh nghiệm xương máu mà ra - ông viết - không có một niềm tin chắc nào đến với tôi mà chẳng phải qua con đường hoài nghi, lo âu, mò mẫm, đau đớn của từng trải"....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình văn học phương tây III - 4

  1. 1.4. Louis Aragon nhà thơ nhà văn cộng sản Pháp (1897 - 1982) 1.4.1.Tiểu sử Cuộc đời và con đường sáng tác của Aragon là cả một chuỗi dài băn khoăn day dứt tìm hiểu sự thật: sự thật về bản thân mình, sự thật về thế giới xung quanh, trước bao hiện tượng vô cùng phức tạp xuất hiện trên mỗi bước đường đi. "Tôi biết được điều gì đều từ kinh nghiệm xương máu mà ra - ông viết - không có một niềm tin chắc nào đến với tôi mà chẳng phải qua con đường hoài nghi, lo âu, mò mẫm, đau đớn của từng trải". Ánh sáng của niềm tin Louis Aragon (3.10.1897 - 24. 12.1982) từng đau khổ về gốc gác mờ ám của bản thân mình. Ông sinh ở Pari là con hoang của Marguerite mà lúc nhỏ ông cứ tưởng là chị cả. Louis Andrieux, cha đẻ của Aragon, trốn tránh nhiệm, không thừa nhận vợ con. Marguerite do hoàn cảnh nào đấy cũng đành chịu mang tiếng, không dám công khai lãnh trách nhiệm của người mẹ. Mãi đến 1917, khi Aragon đã có lệnh gọi nhập ngũ, mẹ ông mới cho ông biết một phần sự thật. Tới mùa xuân 1942, bà con cho ông biết thêm sự thật trước khi từ giã cõi đời. Những băn khoăn về lai lịch của bản thân để lại không ít dấu vết trong các tác phẩm của ông rải rác từ thời thanh niên đến lúc về già. Aragon đang học y khoa năm thứ nhất thì bị động viên vào lính ngày 20.6. 1917 khi đại chiến I ở vào giai đoạn quyết liệt. Tháng sáu năm 1919, ông giải ngũ về tiếp tục học dở dang. Mấy năm tại ngũ đánh dấu bước ngoặt quan trọng đầu tiên trong đời ông. Ông thuộc thế hệ thanh niên lớn lên đúng vào những năm tháng hãi hùng của chiến tranh đế quốc. Là một người lính Pháp, ông làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước, nhưng đồng thời cũng mơ hồ cảm thấy tính chất phi lí của cuộc chiến tranh này và bao điều ngang trái khác hằng ngày diễn ra trong xã hội, tiếng súng im lặng rồi nhưng sự khủng hoảng tinh thần chỉ càng trầm trọng thêm bám riết lấy thế hệ thanh niên chán chường, từ mặt trận trở về. Đó là những kẻ "chết ở tuổi hai mươi". Vấn đề "t ìm đường” trở nên bức thiết với họ. Aragon đến với chủ nghĩa đađa, trào lưu văn học do Tristan Tzara cùng một số tri thức khác lập ra năm 1916, thể hiện sự nổi loạn vô chính phủ đối với trật tự t ư sản và chiến tranh đế quốc. "Sự nổi loạn của tôi - Aragon viết - chống lại thế giới bao quanh tôi hoàn toàn tất nhiên tìm thấy trong đa đa mạch rẽ đầy đủ của nó". Cũng tinh thần nổi loạn trên đã khiến ông quyết định dứt khoát rời bỏ ngành y đẩu năm 1922. Tuy nhiên,tiếp thu tinh thần "nổi loạn" của đa đa mà không tán thành thái độ phủ nhận cực đoan, ông sớm nhận thấy cái hạn chế của phong trào. Tháng Năm 1921, ông cùng một số bạn thân đoạn tuyệt với đa đa để t ìm hướng đi mới. Aragon chuyển sang chủ nghĩa siêu thực do A. Breton nắm ngọn cờ đầu. Trào lưu này không chủ trương thái độ hư vô chủ nghĩa cực đoan như đa đa, mà đối lập với "hiện thực" tư sản bằng cách đi t ìm miền đất hứa trong cái "siêu thực". Tuy cố gắng vượt qua đa đa, nhưng chủ nghĩa siêu thực vẫn bộc lộ rõ rệt những hạn chế và mâu thuẫn. Câc nhà siêu thực cho rằng phong trào của học có tính chất cách mạng, 94
  2. nhưng thực ra đấy chỉ là sự nổi loạn tinh thần và được biểu hiện chủ yếu ở trong lĩnh vực thơ ca. Vì vậy, ngay từ buổi đầu, người ta đã nhận thấy có một khoảng cách nhất định giữa Aragon với nhóm siêu thực và thái độ có phần nào dè dặt của ông khi tham gia phong trào. Sự rạn nứt trong quan hệ giữa ông với Brơtong chớm xuất hiện từ mùa thu 1922 và sang những năm sau càng rõ nét. Ngày 6.1.1927, chẳng hỏi ý kiến ai trong nhóm siêu thực, Aragon viết đơn gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp. Ông là người thứ hai trong nhóm đi đến quyết định này sau P.Eluard vào Đảng Cộng sản trước đó bốn tháng. Đối với Aragon việc gia nhập Đảng Cộng sản Pháp thời kỳ này là một quyết định quan trọng. Một sự kiện khác không kém phần có ý nghĩa đối với diễn biến t ư tưởng Aragon là cuối năm 1928 ông gặp Elsa Triolet (1896 - 1970), người phụ nữ Nga gốc do thái sang định cư ở Pháp và là nhà tiểu thuyết Pháp. Sau cuộc gặp gỡ ấy, Enxa trở thành người bạn đời của ông. Chính Enxa đã đưa ông đến quê hương của Cách mạng tháng Mười lần đầu tiên cuối năm 1930; nhân chuyến đi này ông được mời tham dự đại hội quốc tế các nhà văn cách mạng tổ chức tại Kharkop gồm 80 đại biểu của 22 nước. Aragon viết trong vì một chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (1935): "Tôi ở Liên Xô về và không còn là ngưởi như trước nữa… Từ nay trở đi không thể xem xét sự tiến triển của chủ nghĩa siêu thực ngoài sự tiến triển của giai cấp vô sản, và người ta cũng có thể xem bước chuyển của các nhà Siêu thực sang phía giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cách mạng của nó như việc đã rồi". Từ sự nổi loạn cá nhân vô chính phủ, ông đến với cách mạng vô sản. Từ chủ nghĩa đa đa và chủ nghĩa siêu thực, ông chuyển sang chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Diến biến của tình hình thế giới những năm 30 vô cùng phức tạp. Hitle lên cầm quyền ở Đức. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới ngày càng tỏ ra không thể nào tránh khỏi. Trong hoàn cảnh ấy, Aragon đã tham gia hoạt động sôi nổi trên mặt trận báo chí với tinh thần nhập cuộc (Các tờ Văn học quốc tế, Nhân đạo, Công xã chiều nay …). Ngày 3. 9.1939, Anh và Pháp tuyên chiến vói Đức. Cùng ngày Aragon được lệnh nhập ngũ lần thứ hai. Mấy tuần sau Đảng cộng sản Pháp bị đặt ra ngo ài vòng pháp luật. Rồi nước Pháp thua trận, dẫn đến kết cục bi đát bị Đức chiếm đóng vào năm 1941. Aragon được giải ngũ từ tháng Bẩy năm 1940 . Sau đó ít lâu hai vợ chồng ông bắt được liên lạc với tổ chức Đảng Cộng sản ở Nice đang hoạt động bí mật để tham gia vào cuộc kháng chiến chống phát xít Đức cho đến ngày giải phóng được hoàn toàn. Những năm tham gia kháng chiến có một ý nghĩa đặc biệt đối với bước đường tư tưởng và nghệ thuật của ông. Ánh sáng của niểm tin đã đưa ông đến với chân lí của chủ nghĩa xã khoa học. Bây giờ chân lý ấy được biểu hiện ở kích thước mới: kích thước dân tộc. Một trái tim chân thành Aragon đã từng dấn thân trên những chặng đường đau khổ trong quá trình đi t ìm lẽ sống và đã tìm thấy. Tâm hồn lạc quan, tiếng thơ hào hùng và ngòi bút sảng khoái của ông vươn lên cao nhất vào giai đoạn kết thúc Đại Chiến II và mấy năm tiếp theo. Sau năm 1950, t ình hình quốc tế diễn biến phức tạp, tâm hồn ông có phần nào nắng xuống, nhiều khi trải qua những cơn dằn vặt đấu tranh với mọi người và cả với bản thân mình để giữ vững niềm tin. 95
  3. Trong kháng chiến chống Đức, Đảng Cộng sản Pháp đứng ở tuyến đầu, uy tín lên cao, nên sau khi chiến tranh giành kết thúc, Đảng luôn giành được nhiểu phiếu trong các cuộc bầu cửtừ tháng Mười năm 1945 đến tháng Mười năm 1946 và tham gia rộng rãi vào chính phủ. Nhưng chỉ it lâu sau dưới áp lực của cánh hữu, các bộ trưởng cộng sản lại buộc phải rút lui vào tháng năm 1947. Khối thống nhất dân tộc gắn bó trong thời kháng chiến không còn. Trên phạm vi quốc tế, khối liên minh phát xít trong Đại chiến II giữa Liên Xô và các nước Phượng Tây cũng tan vỡ dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu từ 1948. Rồi khối NaTo được thành lập (1949) , mĩ vũ trang lại Tây Đức (1950), đem quân vào Triều Tiên ( 1950) trong khi Pháp còn đang sa lầy ở Đông Dương. Đây cũng là thời kỳ trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ, nhiều trào lưu sáng tác đủ mọi khuynh hướng phức tạp xuất hiện lấn át các dòng văn học hiện thực và hiện thực xã hội ở phương Tây. Trong hoàn cảnh ấy, Aragon lại được giao trách nhiệm nặng nề được bầu làm uỷ viên dự khuyết BCHTƯ Đảng Cộng sản Pháp mùa xuân 1950 và đến 1954 thì trở thành uỷ viên chính thức. Những năm tiếp theo, bao nhiêu sự kiện nữa xảy ra khiến ông phải băn khoăn suy nghĩ: ĐCS Liên Xô kiểm điểm những sai lầm mắc phải dưới thời Xtalin; những vụ lộn xộn xảy ra ở một số nước Đông Âu; những cuộc tranh luận xung quanh các tác phẩm của Đuđinsep, Paxternac, Sôlôkhôp… Thời gian này, ta thấy ở Aragon những biểu hiện muốn duyệt lại qu ãng đời đã qua và tự vấn lương tâm. Tập thơ Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành (1956) là một bằng chứng. Ông điều chỉnh lại thái độ có phần nào cực đoan của ông trước kia cho nhuần nhuyễn và công bằng hơn. Bên cạnh quá khứ là hiện tại nóng bỏng buộc Aragon, một con người “dấn thân đến cùng”, hơn nữa với cương vị của mình, phải tỏ thái độ. Trái tim ông rỏ máu khi nghe những tin không vui ở các nước xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn như năm 1956, ông can thiệp với chính phủ Hungari xin ân xá cho hai nhà văn bị kết án tử hình sau vụ bạo loạn…. Aragon hành động căn cứ chủ yếu vào truyền thống nhân đạo và tự do của nước Pháp, đôi khi không thấy hết tính chất phức tạp của t ình hình. Nhưng trước sau ông vẫn luôn bộc lộ một trái tim chân thành gắn bó đời mình với sự nghiệp của cách mạng, ngay cả khi lòng mình bị giằng xé dữ dội. Ông đã hoạt động đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp của Chủ nghĩa xã hội. Không thể nói đến cuộc đời trăn trở của Aragon tách rời tác phẩm. Thậm chí có thể nói trong trường hợp của ông, tác phẩm là tất cả. Cuộc sống bao la, những chuyện riêng tư, diễn biến tư tưởng, sướng vui, đau khổ, t ình yêu, căm giận…bày cả ra đấy vì ít có nhà văn nào cuộc đời và tác phẩm, người chiến sĩ và người nghệ sĩ lại quyện chặt vào nhau đến thế. 96
  4. 1.4.2. Thơ ca Aragon sáng tác rất nhiều thơ. Có thế kể các tập: Lửa vui (1920), Hoan hô Uran (1934), Nát lòng (1941), Đôi mắt Enxa (1942), Lại nát lòng (1948), Đôi mắt và trí nhớ (1951) Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành (1956), Enxa (1959) Các nhà thơ (1960), Anh chàng say đắm Enxa (1963) Trong nền thơ ca Pháp thế kỉ này và giai đoạn sau Đại chiến II không thiếu các nhà thơ có tên tuổi và những ngôi sao sáng trên thi đàn, nhưng thơ Aragon vẫn giữ được vẻ độc đáo với nội dung riêng biệt và những sáng tạo nghệ thuật của mình. Aragon bước vào sự nghiệp thơ ca bằng con đường của chủ nghĩa đađa và chủ nghĩa siêu thực chất chứa tâm trạng chán chường, u uất, hằn học với những vần thơ giống như tiếng cười nhạo, cười gằn, rồi cái cười chuyển thành méo xệch, chua chát, đau đớn khi nhà thơ cảm thấy mọi thứ trên đời đều là giả dối, kể cả tình yêu. Ông muốn phỉ nhổ, phá phách, huỷ hoại sạch trơn. Tiếng reo vui thực sự đến với Aragon từ đầu những năm 30 trong các tập Kẻ hành hạ người bị hành hạ, Hoan hô Uran, khi nhà thơ rời bỏ mây mù để trở về với “thế giới thực tại”, từ bỏ chủ nghĩa siêu thực để đến với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đại chiến II nổ ra, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Một âm điệu mới toát lên trong thơ ông, âm điệu “nát lòng” bao trùm nhiều tập thơ ông sáng tác thời kì này chứ không chỉ riêng tập có nhan đề Nát lòng nổi tiếng. Là người Pháp, ông không thể thờ ơ với vận mệnh đất nước bị quân thù giày xéo; là người cộng sản, ông chống lại cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Các khía cạnh ấy khi tách ra hai, khi hòa làm một, tạo nên sắc thái riêng của thơ ông thời kì này. Mặt khác, từ chỗ quanh quẩn với chốn ốc đảo cá nhân của thời k ì đađa và siêu thực, thơ ông đã vượt ra ngoài giới hạn của “cái tôi” riêng tư để thực hiện quá trình “hướng ngoại” mở tâm hồn ra thế giới chung quanh trong mấy tập thơ đầu những năm 30. Nhưng rồi có lẽ ông cảm thấy thơ ông còn hời hợt, thiếu chiều sâu cần thiết, nặng về ghi chép; quá trình “hướng ngoại” còn cần phải được bổ sung bằng giai đoạn “hướng nội” để cho thực tế khách quan ngấm vào tâm tư, tình cảm, chuyển thành những rung động thơ ca sâu lắng. Sau bảy năm trời im ắng, thơ ông đã mang một chất lượng mới khi lại vang lên vào năm 1941, bắt đầu bằng tập Nát lòng. Vẫn là những vấn đề thời sự nóng bỏng đối với mỗi người và bản thân nhà thơ, nhưng tất cả đều đã được chuyển hoá vào thế giới nội tâm thành buồn vui, lo lắng, yêu thương, căm thù…cất lên thành lời thơ từ một trái tim chân thành và nhạy cảm. Trước hết, trái tim ấy đã rỏ máu, tiếng thơ đau đớn não lòng. Những vần thơ buồn của Aragon trong bài Hai mười năm sau dễ thấm sâu vào lòng người và có tác động phản chiến. Trong những bài thơ tiếp sau Hai mươi năm sau, thơ Aragon vẫn giữ nguyên âm điệu trên, lòng yêu nước toát lên không phải ở những lời thơ hào hùng đanh thép, mà vẫn là nỗi đau “nát lòng” 97
  5. Nước Pháp dưới chân ta như tấm vải sờn Cứ dần dần chối từ không cho ta bước Đó là hai câu mở đầu bài Đêm Đoongkec in trong tập Đôi mắt Enxa Hoa lila và hoa hồng là một trong những bài thơ hay nhất của tập Nát lòng và của thơ kháng chiến Aragon nói chung, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đã qua gắn với hoa hồng và hoa lila, mà bây giờ tất cả đều không còn nữa trước cảnh sụp đổ của đất nước. Những vần thơ “nát lòng” của Aragon rung lên tự đáy tim ông, ông viết cho ông, với nhu cầu thổ lộ, nhưng chính vì thế mà chúng có sức truyền cảm mạnh mẽ đến các bạn đọc là những đồng bào của ông, những người cũng như ông không thể không đau xót trước họa mất nước. Nhiều người đã không cấm được nước mắt khi đọc đến câu “Giữa nước Pháp ta trở thành khách lạ” (Những đóa hoa hồng Nôen), hay “Tin chiều nay Pari thất thủ” (Hoa lila và hoa hồng), một câu thơ vô cùng bình dị mà có sức lay động lạ thường. Tất nhiên, “nát lòng” không phải là âm điệu duy nhất của thơ ca kháng chiến Aragon. Ta cũng bắt gặp cả âm điệu nổi giận, tuy không nhiều, phù hợp với bí danh Frăngxoa Nổi giận. Cũng có cả một số bài hừng hực khí thế, kêu gọi chiến đấu chống giặc ngoại xâm (Hành khúc, Vinh quang…) Xét về một phương diện khác, các màu sắc thơ Aragon thời kì này còn phụ thuộc vào những phương thức ra đời không giống nhau. Trong ho àn cảnh đất nước bị chiếm đóng, hoạt động sáng tác thơ ca kháng chiến có khi công khai đăng trên báo chí hợp pháp, có khi tiến hành theo phương thức bí mật. Đối với bộ phận thơ ca xuất bản tự do, bất hợp pháp, không bị hệ thống kiểm duyệt trói buộc, nhà thơ có thê bộc lộ thẳng thắn nỗi căm giận cháy bỏng và lòng yêu nước thiết tha. Đối với bộ phận thơ ca hợp pháp, Aragon khai thác triệt để đặc điểm mập mờ, người Pháp yêu nước đọc thì hiểu ý nghĩa sâu xa, còn bọn Đức và lũ tay sai nhiều khi không để ý. Ta gọi đó là phương pháp “lậu thuế” được trình bày trong tiểu luận quan trọng Bài học Ribêrăc. Đẹp hơn nước mắt cũng là một trong những bài hay nhất, gồm 32 khổ thơ thuộc bộ phận thơ ca kháng chiến của Aragon. Khi bài thơ được đăng báo, có những người thuộc khuynh hướng cực tả đã lên án Aragon là một kẻ phản bội. Thực ra đây cũng là một bài thơ “lậu thuế” lợi dụng con đường báo chí hợp pháp để tuyên truyền yêu nước. Trường hợp bài Hoa hồng và hoa trắng cũng khá tiêu biểu. Một bài thơ kháng chiến hay của Aragon gồm những câu thơ ngắn bảy âm tiết, kết thúc bằng câu “Và hoa hồng hoa trắng như nhau” kêu gọi mọi người đoàn kết chống giặc cứu nước. Năm 1964, bài thơ được ngâm tại điện Invalides nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày giải phóng. Thế nhưng bài thơ ra mắt lần đầu là ở Macxây, trên một tờ báo hằng ngày xuất bản hợp pháp, mà bọn mật thám Đức và lũ tay sai không đánh hơi thấy được điều gì, vì ý tưởng trong bài thơ được diễn tả khá kín đáo. Đối với Aragon, không thể có sự phân biệt rành mạch giữa thơ yêu nước và thơ t ình cũng như không thể tách biệt Aragon nhà thơ chiến sĩ với Aragon nhà thơ trữ tình. Không có gì 98
  6. lạ khi một tập thơ kháng chiến của Aragon xuất bản năm 1942 đang thời k ì chiến đấu gay go lại có nhan đề Đôi mắt Enxa. Aragon gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1927 trước khi quen biết Enxa. Nhưng ta hoàn toàn có cơ sở để nói rằng Aragon nhà thơ chiến sĩ và Aragon ca sĩ t ình yêu xuất hiện cùng một lúc vào buổi tối đầu tháng Mười một 1928 khi lần đầu tiên ông gặp Enxa. Thật vậy, ít có mấy ai như Aragon xem việc gặp gỡ người bạn đời của mình như một cuộc tái sinh với đầy đủ ý nghịa của từ này. Tứ thơ ấy xuất hiện rất đậm nét trong tập Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành xuất bản sau gần ba mươi năm chung sống với Enxa. Tập thơ chia làm ba phần thì hai phần đầu bao gồm những bài thơ nhớ lại quãng thời gian khi đời ông chưa có Enxa, những năm tháng vật vờ, nhợt nhạt, buồn t ênh, cô đơn giữa bạn bè, chán chường trong tình ái, nổi loạn nhưng tuyệt vọng, có sống mà như không. Tôi đã gặp ở trên Cầu Mới Bóng hình xưa của bản thân tôi Đôi mắt dành cho lệ tuôn rơi Đôi mắt dành cho lời nguyền rủa Đó là những câu thơ không có nhan đề mở đầu tập thơ, nhà thơ phân thân thành hai con người của hiện tại và quá khứ, gặp gỡ nhau trên cầu và có lúc cùng nhau trò chuyện. Ấn tượng sâu sắc toát lên từ bài thơ là hình bóng hư ảo của Aragon những ngày ấy. Aragon dường như không tồn tại lúc chưa gặp Enxa: “Tôi đã gặp ở trên Cầu Mới – Có vẻ như trước lúc ra đời…” Cảm giác về sự tái sinh từ ngày gặp Enxa khởi nguồn từ đấy và sẽ trở thành cảm hứng chủ đạo của bài Tình yêu không chỉ một từ suông thuộc phần thứ ba của Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành. Một bài thơ dài gồm sáu phần tách biệt, với lối thơ thay đổi linh hoạt từng phần theo nhịp cảm xúc của nhà thơ. Ngay mới vào bài, tác giả đã nói lên nỗi bàng hoàng khi gặp Enxa. Ông ví Enxa như thứ rượu nồng mà êm, như ánh sáng rọi vào cửa sổ. Ông ví đời ông như một trái cây, bị sâu ăn ba mươi năm một nửa, còn nửa kia ít nhất ba mươi năm nữa, ông trả cho Enxa để cắm ngập răng vào Ngày gặp em mới thật có đời anh Em đã chặn lối điên cuồng thê thảm Em đã chỉ cho anh vùng tươi thắm Chỉ nảy mầm khi ý tốt gieo lên Và ở ngay khổ thơ tiếp theo, ý “tái sinh” lại xuất hiện: Anh quả thật đã sinh từ môi ấy Cuộc đời anh khởi sự tự em đây để rồi còn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nữa với những dạng khác nhau cho đến cuối bài. Và tim tôi đã chết Tái sinh trong làn hương 99
  7. Bóng đêm thơm ngào ngạt… …Chuyện sinh nở này bạn kể ngọn ngành cho rõ Chuyện một kẻ ra đời ở độ tuổi trung niên Tình yêu Enxa chiếm vị trí đặc biệt như vậy trong cuộc đời Aragon nên rất dễ hiểu tại sao Enxa lại đi vào thơ ông đậm nét đến thế, tuy chậm và mới đầu thưa thớt, nhưng càng về sau càng phong phú như hoa xuân. Bao nhiêu thơ cũng không đủ để ca hát mối t ình ấy: “T ình yêu không phải chỉ một từ suông” Mọi sự ví von xem ra đều vô ích Bạn có thể thiêu cháy hết tiếng này tiếng khác Mà không sao giải thích lửa là gì. Không phải ngẫu nhiên, từ sau Đại chiến II, thơ Aragon lại dành cho Enxa nhiều đến thế, với vị trí đặc biệt đến thế. Các nhà nghiên cứu nói đến bộ phận sáng tác liên hoàn về Enxa trong thơ Aragon và đưa vào danh mục này gần như toàn bộ các tập thơ của ông sau bộ phận thơ ca kháng chiến. Theo G. Sadoul, có thể nói Aragon đã viết “cuốn tiểu thuyết về Enxa” với khái niệm tiểu thuyết xưa như định nghĩa trong từ điển: “Truyện có thật hoặc bịa, viết bằng văn vần hay văn xuôi” (Littré). Cuốn tiểu thuyết chia thành nhiều “khúc ca” và mỗi khúc ca là một tập thơ kể trên. Đôi mắt và trí nhớ là khúc ca đầu tiên của “cuốn tiểu thuyết” ấy, gồm 15 bài thơ dài với nhiều chủ đề khác nhau, trong đó Enxa luôn được nhắc đến. Tập thơ đề tặng cho “tác giả của Con ngựa hung” tức là Enxa. Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành có thể xem là khúc ca thứ hai, với hơn bốn ngàn câu thơ, “một tác phẩm loại hay nhất của thơ ca châu Âu thế kỉ XX”. Tập thơ mang dáng dấp tự truyện nhưng không dàn trải, mà hầu như chỉ cốt làm nổi bật lên qua từng bài, những thay đổi của đời ông nhờ có Enxa. Khúc ca tiếp theo, là Các nhà thơ, một phần của tập thơ này có tiêu đề Enxa bước vào trong thơ, kết thúc bằng hai câu: Và cuộc đời tôi rút cục Tóm lại ở tên nàng Enxa Enxa trở thành nhan đề cho khúc ca thứ tư, tập Enxa. Tiếp đó là Anh chàng say đắm Enxa, khúc ca thứ năm, đồ sộ nhất. Với trên bốn trăm trang khổ lớn, Anh chàng say đắm Enxa thuộc vào số những tác phẩm dài nhất của thơ ca Pháp, vừa là thơ, vừa là tiểu thuyết, vừa là “triết học bằng hình ảnh”. Những đặc điểm nghệ thuật của thơ Aragon phát huy thế mạnh của chúng trong “vườn thơ Enxa”. Thơ ông không có các loại dấu chấm câu, tuy đây chẳng phải là nét sáng tạo của riêng ông, mà trước đó ta đã bắt gặp ở Apôline. Theo Aragon, dấu chấm câu dẫn đến cách đọc theo câu cú (phrase) mà không theo cách ngắt của câu thơ (vers); vì vậy “câu thơ 100
  8. có gieo vần bị huỷ hoại nếu khi đọc không dừng lại ở cuối dòng”. Những vần thơ không dấu chấm câu buộc người ta phải đọc theo cách của Aragon chẳng phải không có tác dụng đáng kể diễn tả các sắc thái tình cảm với tất cả tâm hồn của ông trong lĩnh vực thơ tình. Cùng với vần thơ là nhịp điệu được ông khai thác triệt để. Trên cơ sở giữ vững nhịp điệu, ông đã mở rộng khả năng của thơ biểu hiện những diễn biến tâm trạng phong phú nhất của t ình yêu bằng cách vận dụng xen kẽ rất nhiều thể thơ khác nhau, đồng thời phát triển câu thơ dài ra chưa từng thấy, tới hai mươi âm tiết, thậm chí dài nữa, dài mãi thành …hàng trang văn xuôi. Theo Aragon “không có sự khác biệt cơ bản giữa văn xuôi và thơ cũng như không có sự khác nhau cơ bản giữa bài thơ và tiểu thuyết” Aragon là người có tài hùng biện. Đặc điểm ấy để lại dấu vết rất rõ trong thơ, tạo nên sắc thái riêng. Ta gặp nhan nhản trong thơ ông biện pháp tu từ láy đi láy lại để nhấn mạnh một tình cảm hay cảm xúc nào đấy, không chỉ riêng ở bộ phận thơ tình. Thể thức láy rất đa dạng và linh hoạt. Một câu có thể được láy lại nhiều lần trong bài cách quãng nhau. Câu “Ở nghĩa địa Ivry” trong bài Dã sử về Garbrien Pêri lặp lại chín lần ở đầu các khổ thơ lẻ, nếu tính cả câu đầu tiên hơi khác một chút’ câu “Bóng ma bóng ma bóng ma” lặp lại tới ba mươi lần trong Bảo tàng Grêvanh. Hai câu láy có thể bố trí sát nhau như trường hợp mở đầu của bài Vinh quang: Những kẻ không muốn bán mình Những kẻ không muốn bán mình Có khi chỉ láy lại vài từ ở những câu khác nhau như ở đoạn cuối của Bảo tàng Grêvanh: Ta chào nước Pháp mắt bồ câu Ta chào nước Pháp gió im hơi Ta chào nước Pháp cánh con chim Ta chào nước Pháp với nhân dân Hiện tượng láy nhiều lần một từ sát bên nhau rất phổ biến. Có trường hợp khá độc đáo như câu cuối cùng của Bài ca hai mươi bẩy người bị cực hình chỉ là một từ “xanh” (bleus) lặp lại tám lần. Tất nhiên , Aragon không bỏ qua biện pháp tu từ kể trên trong những vần thơ về Enxa, và ở đây giá trị hùng biện được chuyển hoá thành trữ tình nói lên cái thiết tha của t ình yêu say đắm. Còn gì da diết hơn những vần thơ sau đây trong bài Cuộc hẹn hò bất tuyệt: Anh biết có mặt trời nơi tay em sạm nắng Mặt trời thiếu yêu đương là cuộc sống phiêu lưu Mặt trời thiếu yêu đương là thời gian đứt hẳn Trong những kẻ chia tay luôn có em cùng anh từ biệt Luôn có tình đôi ta trong những mắt lệ tràn Luôn có tình đôi ta trong quãng đường lạc bước 101
  9. Có tình đôi ta và có em khi con đường bị cắt Và liền năm câu thơ tiếp theo đều mở đầu bằng “Có em” (C’est toi). Một kiểu láy móc xích liên hoàn thật độc đáo. Ta sẽ gặp lại kiểu láy này ở một quy mô khác trong bài Enxa ngồi trước gương. Trong “vườn thơ Enxa”, nhìn góc nào ta cũng phát hiện được những “bông” những “khóm” sử dụng biện pháp láy đủ mọi kiểu đạt được nhiều hiệu quả thơ ca. Một buổi tối kia thế giới nổ tan tành Va phải đá ngầm của bọn cướp tàu xảo trá Nhưng anh thấy long lanh trên biển cả Đôi mắt Enxa đôi mắt Enxa đôi mắt Enxa (Đôi mắt Enxa) Biện pháp nghệ thuật này còn có một tác dụng nữa là làm cho thơ Aragon gần với những bài ca, rất phù hợp với chủ đề t ình yêu và cũng dễ phổ nhạc. Trong số thơ Aragon được phổ nhạc có không ít bài thuộc “vườn thơ Enxa” Enxa trong thơ Aragon là một hình tượng nghệ thuật hơn là một chân dung Enxa có thực ngoài đời. Tuy rải rác đây đó cũng có những chi tiết gợi lên “chân dung” Enxa, một mùi hương, một giọng nói, một hơi thở, đôi môi, vài đường nét của cơ thể…nhưng tất cả chỉ thấp thoáng chưa đủ sức lắng đọng thành hình ảnh đậm nét. Trái lại, hai bàn tay, mái tóc và nhất là đôi mắt Enxa được nhà thơ lựa chọn có dụng ý, trở đi trở lại nhiều lần, nhằm khắc họa một hình tượng riêng biệt. Bài thơ hay nhất hiện lên rực rỡ mái tóc của Enxa có lẽ là Enxa ngồi trước gương (trong tập Tiếng kèn trận Pháp). Đây cũng là bài thơ có nghệ thuật láy móc xích liên hoàn nhiều kiểu rất độc đáo. Trong Bài ca gương vắng người soi, mười bốn năm sau, ở tập Enxa, mái tóc ấy lại được nhắc đến với t ình cảm thiết tha, nhưng lần này không phải Enxa soi gương mà là gương nhớ bóng người, nhớ đôi môi thắm, đôi mắt đẹp, nhớ mái tóc bồng bềnh như mây. Mái tóc còn xuất hiện với thủ pháp so sánh táo bạo ở cấp độ vũ trụ “Chòm sao của em Mái tóc Enxa” trong Bài ca tặng Enxa, một bài thơ khá dài kết thúc tập Đôi mắt Enxa. Đôi bàn tay Enxa được nhắc đến trong thơ còn nhiều hơn mái tóc nữa, trong Bài ca tặng Enxa, Đôi bàn tay Enxa, Bài ca gương vắng người soi…Ở Bài ca tặng Enxa, nhà thơ dành cho đôi bàn tay cả một phần riêng nhan đề Enxa múa. Còn Đôi bàn tay Enxa là một bài thơ dài sáu khổ, mỗi khổ bốn câu trong tập Anh chàng say đắm Enxa. Những chi t iết gợi tả cho chúng ta biết về đôi bàn tay có nhưng không nhiều. Màu sắc ư? Đôi bàn tay tuyệt vời của em khiến bao mơ màng Trắng muốt làn da những cánh chim trời (Bài ca tặng Enxa) Có lúc nước da sạm đi nhưng vẫn bao thân thương: “Anh biết có mặt trời nơi tay em sạm nắng”. Đường nét ư? Có lẽ còn gì đẹp bằng những vần thơ ca ngợi đôi bàn tay Enxa, 102
  10. như “đôi bàn tay vũ nữ nhà hát Ôpêra” khi tối tối nàng làm các đồ nữ trang để kiếm thêm tiền chi tiêu trong lúc khó khăn: Những chiếc vòng đẹp như tiên Đẹp không thể tả Enxa múa và sẽ còn múa nữa “Enxa múa và sẽ còn múa nữa” trở thành điệp khúc lặp lại rất nhiều lần ở cuối mỗi khổ thơ như đôi tay múa, múa mãi không thôi. Tuy nhiên, nếu như viết về mái tóc chủ yếu là để miêu tả mái tóc thì những vần thơ về đôi bàn tay lại khơi nguồn cảm hứng không phải từ vẻ đẹp của đôi bàn tay ấy. Trước hết, đó là đôi bàn tay đã “cứu vớt” ông, đã dắt dẫn, an ủi ông: Em đưa anh đôi bàn tay vì nỗi niềm ưu uất Em đưa anh đôi bàn tay anh mơ ước thiết tha Anh mơ ước thiết tha trong cảnh đời hiu hắt Em đưa anh đôi bàn tay để cứu vớt anh ra… (Đôi bàn tay Enxa) Xu hướng nhấn vào ý nghĩa biểu tượng càng mạnh hơn ở hình ảnh đôi mắt Enxa, một chùm hoa nổi bật trong “vườn thơ Enxa”. So với mái tóc, đôi bàn tay Enxa được nâng lên cấp độ nhan đề bài thơ. Đôi mắt Enxa được nâng lên cấp độ cao hơn, nhan đề của một tập thơ, tập Đôi mắt Enxa mở đầu bằng bài thơ dài mười khổ cũng nhan đề ấy. An – Nadjdi, “anh chàng say đắm Enxa” cũng nồng nhiệt ca ngợi đôi mắt nàng trong bài Đôi mắt nhắm là do chính An – Nadjdi đọc cho tôi và nói thêm rằng ông không muốn để cho bất cứ ai đẽo gọt cái gì liên quan đến đôi mắt Enxa. Trong thế giới thơ ca của Aragon, hình ảnh đôi mắt Enxa gắn bó mật thiết với bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông vào cái giây phút thiêng liêng cuối năm 1928 mà ta đã biết. Trong lời tựa Đôi mắt Enxa, nhà thơ viết: “Anh nhìn đời bằng đôi mắt của em, chính em khiến cho thế giới này cảm nhận được đối với anh và đem lại ý nghĩa cho những t ình người ở anh” Anh đã học từ em để hiểu nhân tình thế thái Và từ đó anh nhìn thấy thế gian theo cách em nhìn… (Áng văn xuôi về hạnh phúc và Enxa) Nhà thơ có quá lời không, nhưng chắc chắn đây là những t ình cảm thật của ông: Trần gian như do em nghĩ ra dưới đôi mí mắt Như nó bắt đầu cùng với em ngay trước mặt (Enxa) Vì thế, dường như nếu Enxa nhắm mắt lại thì thế giới này cũng biến đi theo, tứ thơ ấ y nổi lên ở bài Đôi mắt nhắm và cả ở Du lịch sang Hà Lan với cường độ mạnh hơn nhiều, xuất bản năm 1964. 103
  11. Tất nhiên, nhà thơ không vì quá chú trọng ý nghĩa biểu tượng của đôi mắt mà quên đôi mắt cụ thể của Enxa, “đôi mắt to”, “bát ngát”, “đôi mắt đẹp màu mưa”, “đôi mắt sâu thăm thẳm” như biển khơi khi nhìn vào như “thấy tất cả các mặt trời đến bên bờ soi bóng”, đôi mắt mở to như “những đóa hoa rừng bừng bở sau trận mưa rào”. Tóm lại, với cảm hứng thiên về biểu tượng khi ca ngợi Enxa, Aragon đã sáng tạo nên trong thơ ông hình ảnh nghệ thuật về Enxa chứ không đơn giản chỉ là sự sao chép Enxa của cuộc đời thực. Hình ảnh đặc biệt của Enxa trong thơ giúp ta hiểu rõ thêm mối quan hệ khăng khít giữa Aragon nhà thơ - chiến sĩ và Aragon ca sĩ của Enxa, giữa lí tưởng và t ình yêu. Tình yêu Enxa và tình yêu Tổ quốc không hề mâu thuẫn nhau mà bồi đắp cho nhau. Yêu Enxa, ông càng yêu nước Pháp đau thương, và ngược lại càng yêu Enxa thêm. Sau khi chiến tranh kết thúc, bầu không khí không kém phần nặng nề bao trùm nước Pháp và châu Âu trong hoàn cảnh chiến tranh lạnh và sự tăng cường của các thế lực cánh hữu. Đặt vào hoàn cảnh ấy mới thấy hết ý nghĩa và giá trị bài Nhà thơ tặng Đảng của mình in trong tập Tiếng kèn trận Pháp xuất bản lần đầu năm 1945, sau đó được tái bản rất nhiều lần. Cũng phải đặt vào những năm tháng giá băng ấy ta mới hiểu tại sao nhà thơ chọn nhan đề “Lại nát lòng” cho tập thơ mới của ông ra đời năm 1948. Tương ứng với chủ đề “Nát lòng” của tập thơ mấy năm về trước, ở đây ta bắt gặp nỗi xót xa của nhà thơ trước thời thế mới, nhưng đằng sau nỗi xót xa ấy là ý chí kiên cường của người cách mạng được biểu hiện được biểu hiện một cách thâm trầm lắng đọng. Tâm trạng ấy sẽ còn vang lên mãi trong các tập thơ về sau, và nhiều khi quấn quýt, lồng vào với những vần thơ về Enxa thành một thể thống nhất, lí tưởng và tình yêu, không dễ gì tách bạch ra được. Kẻ thù công kích Đảng, công kích con đường nhà thơ đã chọn bằng tất cả tim óc của ông từ bao năm ư? Anh viết những lời thơ ngược chiều gió thổi Mặc cho ai xuôi gió no buồm Gió càng to than hồng càng cháy đỏ Lịch sử và tình anh chung một bước đường Anh viết những lời thơ ngược chiều gió thổi… (Cuộc hẹn hò bất tuyệt) Ông cứ viết “những lời thơ ngược chiều gió thổi” mặc ai chê cười là đối với ông “chỉ có đôi mắt Enxa mới là trời xanh” và “chỉ có lối nào Enxa đi qua mới là cửa ngõ” Sự lựa chọn đường đi còn diễn ra không kém phần gay gắt trong lĩnh vực văn học. Đặt vào hoàn cảnh có những khuynh hướng đậm màu sắc bi quan, tuyệt vọng, mất lòng tin, phá hủy lòng tin vào cuộc sống và con người mới thấy hết được ý nghĩa một bài thơ như Đời thật đáng sống trong tập Đôi mắt và trí nhớ. Tứ thơ quan trọng này sẽ xuất hiện trở lại hay hơn, sâu hơn với tất cả sức nặng niềm tin tưởng của nhà thơ trong bài Áng văn xuôi về hạnh phúc và Enxa, bài thơ dài giữ vị trí đặc biệt kết thúc Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành 104
  12. …Ai nói đến hạnh phúc mắt thường buồn da diết Như tiếng than dài nỗi tuyệt vọng chua cay Dây đàn đứt trong tay người đánh nhịp Nhưng tôi cho hạnh phúc con người có thật Không phải trong mơ không phải trên mây Mà nơi bến lạ bờ xa trên quả đất này Các anh tin hay không tin lời tôi nói Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền Dầu mặt trời cứ xa khi người bước tới Dầu cổ người dành cho tay đao phủ Dầu cánh tay giang chờ đinh đóng treo lên Hạnh phúc con người vẫn có và tôi tin. 1.4.3 Văn xuôi a.Tập truyện ngắn “Dối mà thật” Năm 1980, Aragon cho xuất bản tập Dối mà thật gồm 28 truyện ngắn ông sáng tác suốt từ khi còn ở tuổi thanh niên mãi tới bấy giờ. Số lượng 28 truyện ngắn rõ ràng không thấm vào đâu so với khối lượng thơ ca và tiểu thuyết đồ sộ nhưng đã thể hiện những t ìm tòi sáng tạo và đổi mới không ngừng của Aragon. Bảy truyện Các lần gặp gỡ, Những ng ười láng giềng tử tế, Kẻ xưng tội 43, Con cừu, Kẻ cộng tác, Những chàng trai trẻ, Luật La Mã chẳng còn là những truyện sáng tác trong Đại chiến II và đã từng được in thành tập riêng với nhan đề Nhục và vinh của người Pháp ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Đề t ài khơi nguồn từ giai đoạn lịch sử nước Pháp bị quân Đức giày xéo. Luật La Mã chẳng còn là truyện quan trọng nhất ở mảng này. Các truyện sáng tác sau đó: Máy giết thời gian, Trước khi sinh nở, Lời nói trái ngược, Các câu chuyện, Đốt nhà, Người mù, Vũ khúc giã từ …và quan trọng hơn cả là Dối mà thật b.Truyện dài “Luật La Mã chẳng còn” Nhân vật chính là viên thiếu tá Đức Von Luttwitz - Randau, quan toà tại một tòa án binh và ả Fraulein Muller, thư kí và nhân tình của lão. Ả lúc nào cũng chán nản bực bội vì cái thành phố Pháp nhỏ bé này tẻ ngắt, thiếu âm nhạc, chỉ luôn ước ao giá có thêm chút âm nhạc thì hay. Còn lão quan tòa, t ừng là giáo sư về luật La Mã, nay muốn thay thế bằng luật Đức. Cuối cùng, cả lão quan tòa và ả thư kí đều rơi vào tay du kích và bị xử tội. Luật La mã vẫn còn. Truyện khá dài, lại chia thành mười đoạn phân biệt, với nhân vật xưng “tôi” không phải là một con người nhất định. Theo thứ tự, nhân vật xưng “tôi” ở đoạn 1 và đoạn 5 105
  13. là Fraulein Muller, ở các đoạn 3 và 7 là Von Luttwitz - Randau. Trong các đoạn 2, 4, 8, 9, 10, truyện được kể ở ngôi thứ ba, người trần thuật không lộ diện. Như vậy, sự việc được quan sát, chuyện được kể từ nhiều điểm nhìn khác nhau, với các thái độ chính trị, đặc điểm tâm lí và cách đánh giá không giống nhau. Thủ pháp nghệ thuật này làm cho truyện kể được sinh động hơn, khách quan hơn, người đọc không bị chi phối bởi cách nhìn độc đoán, từ một phía, dù đó là của tác giả. Riêng trong đoạn 6, truyện lại được kể ở ngôi thứ hai. Thấy Fraulein Muller cứ than phiền mãi là thiếu âm nhạc, người trần thuật như thấy cần phải xuất hiện, cần phải chất vấn. Cả đoạn này, dài bốn trang là những lời căn vặn ả thư kí của tòa án phát xít, nhưng không có hai chấm, không có những dấu ngoặc kép như khi trích dẫn ra đây : “Fraulein Lotter Muller, một chút âm nhạc chẳng làm phiền đến ả phải không… Fraulein Lotter Muller, ả điếc hay sao mà không nghe thấy âm nhạc? Có những ngày nó từ đất dội lên, lan khắp thành phố và bầu trời như một trận cuồng phong, cửa đập ầm ầm giấy bay loạn xạ, ả phải giữ lấy váy, thế mà ả không nghe thấy âm nhạc hay sao?... Fraulein Lotter Muller , ả điếc hay sao mà không nghe thấy âm nhạc đang vang tới?... Fraulein Lotter Muller,… ả hãy lắng nghe, lắng nghe mà xem…” Đó là điệu nhạc ai oán trong các nhà tù, tiếng xương kêu rắng rắc, tiếng thịt cháy xèo xèo…Đó là khúc nhạc buồn đêm đêm đầy lo âu trong các căn nhà không đèn, không lửa, tim đập thình thịch chưa biết cảnh sát ập đến lúc nào… “Ôi! Ả không nghe thấy, không nghe thấy âm nhạc hay sao?...” Đó là t iếng súng của nhân dân diệt thù, tiếng bước chân của quân du kích rầm rập đó đây…tiếng đo àn tàu chở đạn của quân chiếm đóng trúng mìn nổ tung ba toa lên trời… “Âm nhạc, âm nhạc, Fraulein Lotter Muller ơi, chỉ mới bắt đầu trong cái thành phố nhỏ bé nhung nhúc bọn lính áo xanh áo xám đây…Này, này, đó mới chỉ là một khúc nhạc dạo nho nhỏ…dàn nhạc vĩ đại được rèn luyện ở chỗ khác đang tập hợp, và âm nhạc, âm nhạc sắp bùng lên”. Có thể hình dung nhân vật không có tên, không xưng “tôi” và đang mặt đối mặt với ả thư kí kia chẳng nhất thiết là người trần thuật của các đoạn 2, 4, 8, 9, 10 mà chính là Aragon xuất hiện nguyên hình hay một độc giả, một thính giả nào đấy thấy bất bình cần phải nhẩy ra tham gia vào truyện. Trong các đoạn truyện được kể ở ngôi thứ ba, nhà văn dùng thì quá khư: giữa thời điểm sự việc xảy ra và sự việc được kể lại có một khoảng cách nào đấy. Ở các đoạn truyện được kể ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, nhà văn dùng thì hiện tại. Khoảng cách nói trên không còn nữa. Độc giả lúc như được kéo ra xa, lúc như lại được đưa đến gần, trên hai tuyến thời gian khác nhau. Thủ pháp nghệ thuật nhiều điểm nhìn không hề cản trở nhà văn xây dựng Luật La Mã chẳng còn thành một truyện ngắn có tính khuynh hướng rõ rệt và được chỉ đạo nhất quán bởi thế giới quan của ông. Dối mà thật sáng tác năm 1964, không những là truyện ngắn quan trọng nhất mà còn có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn về nghệ thuật của Aragon. Không phải ngẫu nhiên “Dối mà thật” được ông chọn làm nhan đề cho cả tập sách. Dối mà thật cũng được sắp xếp mở đầu cho tập truyện ấy. Dối mà thật lại khá dài so với phần lớn các truyện khác của ông. Tác phẩm có dáng dấp tự truyện, kể lại quãng đời của nhà văn vào những năm 1908 – 09, khi ông còn là một học sinh mười một, mười hai tuổi. Về hình thức, truyện được tổ chức thành hai tuyến bố trí theo từng đoạn cách biệt và xen kẽ nhau. Một tuyến là 106
  14. “Aragon – Nhân vật” đội tên Pierre tự kể chuyện mình. Còn tuyến kia là “Aragon – Nhà văn” bình luận, nhận xét những điều Pierre kể, hoặc bổ sung thêm các suy nghĩ hay hồi ức nhân câu chuyện của Pierre gợi ra. Nói chung, cứ sau mỗi đoạn Aragon – Pierre kể là một đoạn xen kẽ với độ dài gần như tương đương của Aragon – Nhà văn. Câu chuyện kể của Pierre chia làm hai phần: phần đầu ngắt thành sáu đoạn xen với năm đoạn lời nhà văn; phần sau ngắt thành ba đoạn xen với hai đoạn lời nhà văn. Trong câu chuyện Aragon – Pierre kể, ta như cùng với nhân vật đang sống những năm 1908 – 09. Đến những đoạn Aragon – Nhà văn trò chuyện, ta được kéo trở về với hiện tại để từ đây phóng tầm mắt quan sát quá khứ xa xưa. Như vậy, có thể nói tương ứng với hai tuyến của truyện là hai bình diện thời gian cách nhau trên nửa thế kỉ, tính từ quãng thơi gian được kể lại cho tới năm tác phẩm ra đời. Hình như có hai Aragon ngồi đối diện với nhau, như người soi bóng trong gương, và Aragon – Nhà văn luôn luôn nêu ra những chi tiết mà Aragon – Pierre do vô tình hay hữu ý đã “dối trá” trong câu chuyện kể. Pierre kể rằng, Paul là bạn thân nhất của cậu, hai người quen biết nhau năm năm t rước đây, từ ngày còn chưa đi học. Gia đình Paul không sùng đạo lắm và Paul trách Pierre quá nhiệt thành với tôn giáo. “Cậu ta bảo rằng tôi nịnh nọt tu sĩ Prangaud. Và ông tu sĩ ấy lại gọi tôi là Jacques, cái đó muốn nói lên điều gì?...” Rồi Pierre được gia đình cho đi học ở trường Đức – Bà vì có cái lợi là trường gần nhà lại không phải qua đường, cứ việc men theo hè phố mà đi…Aragon – Nhà văn thì nói hồi ấy tên ông có phải là Pierre đâu, đấy là tu sĩ Pangaud chứ không phải Prangaud, gọi ông là Pierre chứ đâu phải là Jacques. Còn tên cái trường học nữa! Trường Saint - Louis chứ có phải là trường Đức – Bà đâu! Gọi trường Saint - Louis là trường Đức – Bà thì có tiến bộ gì hơn?”… Paul kể về hoàn cảnh gia đình, về cha, về mẹ, về bà…hoàn cảnh thật éo le: cha thì cậu tưởng là người đỡ đầu, mẹ thì cậu cứ nghĩ là chị Mactơ, còn bà thì cậu lại tin là mẹ nuôi. Pierre tưởng mẹ cậu đã chết, còn cha cậu là người có tấm ảnh treo trong phòng đã bỏ đâu sang Tây Ban Nha hay Nam Mĩ, cậu chưa gặp bao giờ. Một hôm Pierre ốm, người đỡ đầu vào phòng nhìn thấy ảnh, hỏi ảnh ai, cậu trả lời là ảnh Ba; ông ta nổi giận cầm luôn ảnh nhét vào túi… “Sau đó Mactơ đã giải thích cho tôi và người ta đã mang treo lên tường, lần này, phía trên hình chúa Jêxu, t ấm ảnh lớn đã hơi cũ, vàng ố, của người cha thật của tôi…” Aragon nhà văn liền can thiệp: suốt thời thơ ấu, ông có nói dối ai bao giờ đâu, ông không hề biết những chuyện éo le trong gia đ ình, chỉ khi lớn lên ông hơi ngờ ngợ song cố nén chẳng t ìm hiểu sâu làm gì. “Chỉ mãi đến khi tôi bị động viên bà mẹ tội nghiệp của tôi mới quyết định thú nhận với tôi…Tất nhiên ở đây vấn đề không phải là tôi, là một cái tôi nay không còn nữa, một cái tôi không thể t ìm thấy lại được nữa, mà là một cậu bé do tôi hoàn toàn bịa đặt ra, theo cách của tôi, tất nhiên là thế, để trình bày vắn tắt chuyện của cậu trong năm học 1908 – 1909, nên tôi đã giả định là mẹ cậu ta, chứ không phải mẹ tôi, đã nói hết với con ngay từ khi xảy ra sự cố bức chân dung…” Lại một chuyện Catherine Ximônitzê…Pierre định kể về dự án lớn lao cùng với Paul “chế tạo” một tàu ngầm. “Nhưng rồi luôn luôn cứ có một điều gì đấy xen vào làm tôi không kể đươc. Lần này Catơrin Ximônitzê. Đã lâu nàng không đến chơi nhà. Trời ơi sao nàng đẹp thế!...Nàng hỏi tôi đã đọc Anna Karênin chưa, và vì tôi chưa đọc quyển tiểu thuyết ấy nên nàng hứa hôm nào khác sẽ mang cho tôi mượn. Có thể là sang năm. Miễn sao nàng đừng đi lấy chồng trước khi tôi thành người lớn…Năm nay nàng mười bẩy tuổi…Tôi cầu 107
  15. nguyện Đức Mẹ cho nàng”. Aragon – Nhà văn vội ngắt lời Pierre mà cũng là ngắt lời bản thân mình vì chính ông là người đang viết truyện: “Dừng lại. Bắt quả tang rồi. Đó là tiểu thuyết. Bảo rằng Pierre cầu nguyện Đức Mẹ. Đứa trẻ là tôi không bao giờ cầu nguyện Đức Mẹ. Bịa đặt lạ lùng chưa. Để làm gì? Vô cớ ư? Tất nhiên là không phải rồi. Để cách biệt tôi ra. Nhưng mọi người sẽ không hay biết gì cả! Vấn đề không phải là những người khác. Vấn đề là tôi. Tôi, tôi biết. Pierre phân biệt với tôi, bởi vì cậu ta cầu nguyện Mari Đức Mẹ…Một người không có đức tin thì làm sao sẽ tưởng tượng ra được bây giờ những lời cầu nguyện của một đứa trẻ giống anh ta nhưng lại khác biệt với anh ta hồi xưa vì lời cầu nguyện ấy…” Aragon – nhà văn và Aragon – Pierre dường như đã hòa lẫn vào nhau. Nhân vật trước không phải chỉ t ìm cách vạch ra những điểm nhân vật sau bịa đặt do cố ý hay vô tình, bởi vì việc làm của người này thực ra cũng là của người kia. Nhiều lúc có vẻ như bản thân Aragon cũng hoang mang không hiểu tại sao lại có chi tiết này nọ trong câu chuyện của cậu bé Pierre. Xưa kia Aristote và Boileau đã từng viết những cuốn về “nghệ thuật thơ ca”. Đến nay, Dối mà thật của Aragon của Aragon được giới phê bình đánh giá như một cuốn “Nghệ thuật tiểu thuyết”. Tác giả muốn nêu lên vị trí và mối tương quan giữa “cái dối” và “cái thật” trong sáng tác. Đó cũng là mối tương quan giữa cái hiện thực và cái hư cấu sản phẩm của trí tưởng tượng. Ông đã khéo chọn hình thức tự truyện vì ở lĩnh vực này cái dối và cái thật bày ra rõ rệt nhất, với những bằng chứng không thể chối cãi. Có thể nghĩ rằng trong truyện Dối mà thật, “cái dối” nằm về phía câu chuyện kể của Pierre, xen lẫn với cả những điều có thật, còn bên phía Aragon – Nhà văn thì thuần túy là “cái thật” mà thôi. Lãnh vực “tiểu thuyết” thuộc về tuyến Aragon – Pierre như Aragon – Nhà văn trong truyện này có lúc đã thốt lên. Tuy nhiên, những đoạn kể của Aragon – Nhà văn cũng nằm trong văn bản chứ không phải ngoài văn bản. Chẳng hề có dấu hiệu phân biệt nào ở hình thức in ấn. Truyện Dối mà thật bao gồm cả hai tuyến kể trên. Nói khác đi, những đoạn kể của Aragon – Nhà văn cũng nằm trong lĩnh vực “tiểu thuyết”. Vậy không có gì bảo đảm ở đây là “cái thật” trăm phần trăm. Aragon – Nhà văn đã phải thốt lên những lời đầu tiên ngay từ khi Aragon – Pierre vào chuyện chưa được bao lâu: “Cậu bé tội nghiệp trong gương. Cậu không còn giống tôi nữa, song cậu vẫn giống tôi. Chính là tôi nói. Cậu không còn cái giọng trẻ thơ của cậu nữa. Cậu chỉ là một kí ức người lớn, mãi sau này…Tôi lặp lại tôi. Năm mươi nhăm năm về sau. Điều đó làm biến dạng các từ ngữ đi rồi. Và khi tôi tưởng nhìn thấy tôi, thì chỉ là tôi tưởng tượng ra tôi…Tôi tưởng là nhớ lại tôi, song là tôi bịa đặt ra tôi…” Thực ra, Aragon – Nhà văn và Aragon – Pierre không đối lập mà bổ sung cho nhau. Những đoạn lời Aragon – Nhà văn không mâu thuẫn với câu chuyện kể của Aragon – Pierre mà chỉ soi sáng thêm cho câu chuyện ấy, hoặc làm cho phong phú thêm. Chẳng hạn, chính qua các đoạn bình luận, nhận xét hoặc liên tưởng mở rộng mà chúng ta được biết những năm còn thơ ấu, chú bé Aragon đã say mê sáng tác như thế nào, đã viết nhiều “tác phẩm” nho nhỏ cất giữa vào các xó xỉnh trong nhà. Thế giới thực tại cũng được tạo nên, thậm chí tôi có thể nói là được xây dựng trên những mộng mơ ấy. Trong câu chuyện kể của Pierre không có những chi tiết này. Dối mà thật nói lên vai trò vô cùng quan trọng của hư cấu và trí tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật. Cái dối không làm hại cho việc phản ánh hiện thực, mà chỉ làm cho cái thật 108
  16. hiện lên lung linh, sâu sắc hơn. Tuy nhiên còn cần thấy rõ cả mặt thứ hai nữa. Nhan đề tác phẩm dịch thật sát là Cái dối thật, với hai về ngang nhau; dối mà thật, thật mà dối, đấy chính là đặc trưng của tiểu thuyết. Đúng như nhân vật Aragon – Nhà văn nói trên kia: “…Tôi tưởng là nhớ lại tôi, song là tôi bịa đặt ra tôi…”. Dối mà thật là một sáng tạo nghệ thuật, vậy thuộc phạm trù “tiểu thuyết”. Với đặc trưng này của tác phẩm, ta không thể căn cứ vào Dối mà thật để xác lập một đoạn tiểu sử của nhà văn. c. Những thành tựu tiểu thuyết Có thể nói tiểu thuyết là bộ phận chủ yếu nhất, còn quan trọng hơn cả thơ, trong sự nghiệp sáng tác của Aragon. Ngay từ khi chưa đến mười tuổi, ông đã bắt đầu “sáng tác” nhiều “tiểu thuyết” nho nhỏ, chỉ mấy trang nhưng cũng chia thành chương, thành đoạn. Cuốn tiểu thuyết ra mắt bạn đọc đầu tiên, nhan đề Anixê được in cùng năm với tập thơ Lửa vui. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng, nhan đề Sân khấu/ Tiểu thuyết xuất bản năm 1974. Như vậy là Aragon mở đầu sự nghiệp sáng tác bằng tiểu thuyết và cũng dùng tiểu thuyết để khép lại sự nghiệp ấy. Từ “Anicet” đến sân khấu và tiểu thuyết Tiểu thuyết Pháp trong thế kỉ XX là bức tranh nhiều hình nhiều vẻ với bao nhiêu nỗ lực tìm tòi đổi mới không ngừng. Từ Đại chiến I trở về trước đã xuất hiện những nhà tiểu thuyết nổi danh: A. France đoạt giải Nobel năm 1921, R.Rolland đoạt giải thưởng Nobel năm 1915…Thời kì giữa hai cuộc đại chiến nổi lên các tên tuổi: H.Bacbuyx, R. Martin du Gard đoạt giải thưởng Nobel năm 1937, A. de Saint Exupéry… Thời kì trước và sau Đại chiến II nổi lên trào lưu tiểu thuyết hiện sinh với hai nhà văn J.P.Sartre được tặng giải thưởng Nobel năm 1964 (nhưng ông khước từ không nhận), A.Camus giải thưởng Nobel 1957… Trong những thập kỉ 50 và 60, văn xuôi Pháp rộ lên với trào lưu Tiểu thuyết Mới. Các nhà văn trên thuộc nhiều khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật khác nhau, có người tiếp tục truyền thống của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ trước, có người mở ra chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, có người được coi là một trong những ngọn cờ đầu của chủ nghĩa hiện đại, rồi tiểu thuyết hiện sinh, T iểu thuyết Mới…; có những khuynh hướng chủ trương văn học nhập cuộc như chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhưng lại có trào lưu như Tiểu thuyết Mới xem “nhập cuộc” là một trong những khái niệm lỗi thời. Nhưng dù thuộc khuynh hướng nào thì các nhà văn cũng đều đẩy mạnh những t ìm tòi thể nghiệm để đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. Giữa khung cảnh ấy, Aragon vẫn khẳng định được vị trí của ông trong lĩnh vực tiểu thuyết, khiến có người đã phải thốt lên: “Cứ mỗi lần Aragon xuất bản một tác phẩm mới, giới phê bình lại kinh ngạc trước kì tài của nghệ sĩ”. Sự nghiệp tiểu thuyết của ông có thể chia làm 3 giai đoạn Anicet (1920) và Gã dân quê Pari (1926) gắn với thời kì nhà văn còn ở trong các nhóm đa đa và siêu thực. 109
  17. Giai đoạn t iếp theo thể hiện đầy đủ những đặc điểm của ngòi bút hiện thực xã hội chủ nghĩa với bộ Thế giới thực tại gồm năm tiểu thuyết: Chuông thành Balơ (1934), Những khu phố đẹp (1936), Những hành khách trên xe (1943), Aurélien (1944), Những người cộng sản (1949 – 51) Giai đoạn cuối cung gồm 4 tiểu thuyết với những thể nghiệm hết sức táo bạo và độc đáo của nhà văn: Giết chết (1965), Blăngsơ hay Lãng quên (Blanche ou I’oubli, 1967), Hăngri Matrix, tiểu thuyết (Henri Matisse, roman, 1971) và Sân khấu/ Tiểu thuyết (1974). Tiểu thuyết Tuần lễ thánh (1958) có vị tri riêng như cái dấu nối giữa giai đoạn hai và giai đoạn ba. Nhà nghiên cứu T. Balasôva hoàn toàn đúng khi nhận định rằng bản thân nhan đề “Thế giới thực tại” đã là “một bản tuyên ngôn nói rõ quan điểm thẩm mĩ của tác giả”. “Thế giới thực tại” là lời tuyên bố cắt đứt với quá khứ siêu thực để trở về với bến bờ của thực tại. Có cái “thế giới thực tại” bầy ra trước mắt Aragon từ 1930 đến 1950, thời gian ông sáng tác bộ tiểu thuyết liên hoàn, nhưng cũng có cái “thế giới thực tại” bên ngoài tác phẩm tồn tại và diễn biến theo những quy luật của nó. Cái “thế giới thực tại” bên trong tác phẩm của ông trước hết được tổ chức theo những ý đồ nghệ thuật của riêng ông. Chuông thành Balơ gồm bốn phần Diane, Catơrin, Victo và Clara. Diane là một phụ nữ xuất thân gia đình quí tộc. Catơrin Ximônitzê có thể xem là nhân vật trung tâm của cả tiểu thuyết, là con gái một trùm tư sản dầu lửa ở Giêorgi, (tức Gruzia), theo mẹ sang Pháp từ lâu, sống cuộc đời phóng túng, cuối cùng rời bỏ tư tưởng vô chính phủ và nhích gần lại với chủ nghĩa xã hội. Quá trình chuyển biến của Catơrin có liên quan với Victo, công nhân lái xe tăcxi, người đã dắt dẫn cô đến với môi trường công nhân. Còn Clara Zetkin là người phụ nữ cách mạng xuất sắc ở đầu thế kỉ này đã tham gia Đại hội các đảng Xã hội ở châu Âu họp ở Balơ (Thụy Sĩ) năm 1913. Những khu phố đẹp kể với chúng ta về quá tr ình hình thành và diễn biến tính cách của hai anh em Edmond Barbentane và Armand Barbentane từ xó tỉnh lẻ Serianne buồn tênh (Phần I) đến thủ đô Pari hào hoa, nhốn nháo (Phần II) và cuối cùng là Câu lạc bộ Đường Hẻm, hang ổ cờ bạc của chốn đô thành (Phần III). Những hành khách trên xe cũng chia làm ba phần kể chuyện tỉ mỉ những năm tháng lưu lạc khắp nơi của Pierre Mercadier, nguyên là giáo sư sử học đã rời bỏ vợ con nhà cửa ra đi để được tự do, cuối cùng mệt mỏi, thân tàn ma dại, cơ thể bị bại liệt và chết đau khổ. Người ta báo tin cho con trai ông là Pascal đã bị động viên hai ngày trước đó. Anh ở mặt trận suốt bốn năm ba tháng của Đại chiến I để cho con trai anh là Jeannot sau này không biết đến chiến tranh. Ôrêliêng gồm tám mươi chương cuối cùng là phần Kết thúc khá dài gồm tám chương. Đề tài xoay quanh câu chuyện yêu đương giữa Ôrêliêng và Bêrênix cô em họ của Étmông Bacbăngtan, đã có chồng, từ xó tỉnh lẻ của nàng lên Pari chơi ít hôm vào thời gian sau khi kết thúc Đại chiến I. Họ yêu nhau thắm thiết, nhưng do bao hoàn cảnh éo le, cuối cùng cuộc đời mỗi người lại rẽ theo một ngả. 110
  18. Những người cộng sản là bộ tiểu thuyết có quy mô lớn nhất trong Thế giới thực tại, bao quát những sự kiện sôi động ở Pháp từ tháng Hai 1939 đến tháng Sáu 1940, mở đầu là cảnh hỗn độn ở biên giới Tây Ban Nha với hàng đoàn người lũ lượt kéo sang Pháp sau khi nền Cộng hòa Tây Ban Nha bị Franco đàn áp. Rồi bóng mây đen của Đại chiến ùn ùn kéo tới và Đảng cộng sản Pháp bị chính phủ t ư sản đàn áp. Tiếp đến, chiến tranh thực sự nổ ra, tinh thần chiến đấu ngoan cường chống phát xít của các đảng viên cộng sản tuy họ vẫn luôn luôn bị đàn áp. Lồng vào những sự kiện nóng bỏng ấy là mối t ình trong trắng giữa anh sinh viên y khoa Jean de Moncey và cô Cecile vợ tay tư sản Fred Wisner có những hoạt động mờ ám. Cecile đã trải qua nhiều biến động trước các điều mắt thấy tai nghe trong những ngày đen tối ấy. Cô đã thú thật tình yêu với Jean và đến cuối tác phẩm, hai người trở thành đôi tình nhân, hòa chung với nhau giấc mơ hạnh phúc trong một nhà trọ bên đường. Văn học Pháp có truyền thống về loại tiểu thuyết liên hoàn từ lâu. Có loại xây dựng trên cơ sở diễn biến của một dòng họ như Gia đình Rougon – Macquart của E.Zola hay Gia đình Tibô của R.Mactanh đuy Ga. Có loại lấy xã hội rộng lớn làm nền như trường hợp Tấn trò đời của H. De Balzac. Thế giới thực tại gần với kiểu Balzac hơn. Ông t ìm thấy ở loại tiểu thuyết này khả năng bao quát thực tế rộng lớn mà khuôn khổ một cuốn tiểu thuyết thông thường không đủ sức dung nạp. Xét về quy mô theo một nghĩa nào đấy, về số lượng tác phẩm chẳng hạn, thì Thế giới thực tại không đồ sộ bằng Tấn trò đời. Nhưng kiến trúc tòa lâu đài Thế giới thực tại có vẻ độc đáo riêng. Kiểu nhân vật trở đi trở lại từ tiểu thuyết này sang tiểu thuyết khác, chất keo quan trọng của Tấn trò đời cũng trở thành rường mối của Thế giới thực tại. Quesnel trong Chuông thành Balơ sẽ lại xuất hiện trong Những khu phố đẹp. Hai nhân vật chính của Những khu phố đẹp là Edmond và Armand Barbentane ta sẽ lại gặp trong Ôrêliêng hoặc Những người cộng sản. Jean (tức Jeannenô) cháu nội của Pierre Mercadier ở Những hành khách trên xe cũng bước vào Những người cộng sản cùng với nhiều nhân vật khác nữa của bốn tác phẩm trước. Không kể các nhân vật trở đi trở lại, còn có mối quan hệ họ hàng xa gần góp phần nối liền các tác phẩm của Thế giới thực tại thành một khối thống nhất. Chẳng hạn Orelien và Berenix, hai nhân vật chính lần đầu xuất hiện là ở Ôrêliêng, nhưng Berenix lại là cô em họ của Edmond Barbentane mà độc giả đã được làm quen trong Những khu phố đẹp, Cecile đến Những người cộng sản mới ra mắt chúng ta, nhưng chồng Cecile là Fred Wisne thuộc dòng họ đại tư sản chủ nhà máy thì chẳng xa lạ gì với mọi người từ Chuông thành Balơ đến Những khu phố đẹp. Xét về phương diện này cấu trúc của Thế giới thực tại gọn hơn nhưng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn so với Tấn trò đời. Khác với Balzac, kiểu nhận vật trở đi trở lại được ông vận dụng nhất quán từ tiểu thuyết đầu đến tiểu thuyết cuối của Thế giới thực tại. Cái khác nhau cơ bản ở hai nhà văn là thế giới quan dẫn đến chỗ phân biệt chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nghệ thuật kể chuyện cũng thay đổi linh hoạt từ tác phẩm này sang tác phẩm khác không có hiện tượng trùng lặp. Loại thứ nhất là lo ại tiểu thuyết xoay quanh nhân vật trung tâm với kết cấu theo đường thẳng dẫn dắt mọi t ình tiết lấy nhân vật trung tâm làm sườn (Ôrêliêng, Những hành khách trên xe, Những khu phố đẹp). Loại thứ hai có thể kể đến 111
  19. Chuông thánh Balơ với kiểu cấu trúc táo bạo, bốn phần kể về bốn nhân vật gần như chẳng có liên quan gì với nhau. Mặc dù tất cả những tiểu thuyết này đều xuất hiện những nhân vật trung tâm nhưng vai trò của các nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết mất dần đi. Một số tiểu thuyết khó xác định nhân vật trung tâm. Số phận một vài cá nhân nào đấy không còn quan trọng nữa mà mối quan tâm của nhà văn hướng vào số đông. “Nhân vật có vấn đề” được thay thế bằng “t ình huống có vấn đề” Vai trò của cốt truyện, yếu tố quan trọng của tiểu thuyết truyền thống do đó cũng trở nên lỏng dần. Tiểu thuyết được giải phóng khỏi cốt truyện, một dấu hiệu của tiểu thuyết hiện đại dẫn đến cấu trúc “mở” trái với cấu trúc “khép kín” của tiểu thuyết truyền thống. Không gian trong tiểu thuyết của Aragon có quy mô rộng lớn, đó là không gian thực tại, không gian không phải chỉ là nơi diễn ra mọi tâm trạng, hành động, sự kiện mà còn được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật, chẳng hạn như hình tượng “những khu phố đẹp” là biểu tượng để chỉ sự giàu sang. Về thời gian, có ba tuyến thời gian: thời gian Aragon viết Thế giới thực tại kéo dài khoảng hai mươi năm; thời gian ông muốn phản ánh trong Thế giới thực tại gần trùng với thời gian kể trên, có thể mở rộng hơn một chút về quá khứ, và thời gian thực sự của Thế giới thực tại, đây là “thời gian tiểu thuyết” do ông sáng tạo. Để đem lại cho tiểu thuyết vẻ giống như thật, Aragon gắn các nhân vật và sự kiện với những năm tháng cụ thể, nhà văn cố tìm cách đưa gần thời gian tiểu thuyết đến với thời gian thực tại. Về nhân vật của Thế giới thực tại là một lực lượng nhân vật hùng hậu, hùng hậu không chỉ ở chỗ ít hay nhiều mà cón phải kể đến những kiểu nhân vật mới, phong phú đa dạng về mặt điển hình xã hội – chính tr ị cũng như về mặt chủng loại nghệ thuật. Bên cạnh các loại nhân vật có tính cách ổn định thì những kiểu nhân vật có quá trình được nhà văn đặc biệt chú ý và dày công xây dựng. Con đường diễn biến của kiểu nhân vật này không phải bao giờ cũng đi theo một chiều. Sự thay đổi về sau của nhân vật ta khó mà đoán trước được. Trong Lời bạt tiểu thuyết Những người cộng sản, Aragon viết: “Tiểu thuyết theo tôi hiểu là một ngôn ngữ không chỉ nói cái nó nói, mà còn nói cái khác nữa, ở bên kia. Chính là cái ở bên kia đó rất quí giá cho tôi”. Có thể nói “cái khác”, “cái ở bên kia” theo chữ dùng của Aragon chính là cái hàm ẩn của tiểu thuyết dù có nằm trong dụng ý của người sáng tạo ra nó hay không thì vẫn cứ là kết quả của văn bản và phụ thuộc vào khâu tiếp nhận của người đọc. Trong Thế giới thực tại, cái hàm ẩn hình thành theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như tiểu thuyết cuối cùng của Thế giới thực tại là để viết về những người cộng sản. Nhan đề tác phẩm khẳng định điều đó. Tuy nhiên nhà văn tập trung sáng tạo loại nhân vật có quá trình chuyển biến như Oatơranh, Jean Bleze, hai vợ chồng Gaya, nhất là Cecile và Jean de Moncey. Các nhân vật ấy để lại cho ta ấn tượng đậm hơn. R. Garôđi đặc biệt chú ý đến phương diện này của tiểu thuyết nên đã nhận định chủ đề về “sự chuyển biến” là chủ đề quan trọng nhất. Đây chính là một “cái khác” trong “Những người cộng sản”. Và nó có cơ sở trong tổ chức kết cấu. Jean và Cecile không phải là những nhân vật trung tâm, nhưng so với các nhân vật cộng sản, đôi thanh niên nam nữ này tuy xuất hiện có 112
  20. muộn hơn một chút nhưng lại tồn tại đến tận cuối tác phẩm. Jean và Cecile lại xuất hiện khá đều đặn, không vắng mặt ở tập nào, tuy mỗi tập có thể chỉ xuất hiện đôi ba lần. Trong khi đó thì nhân vật Đảng viên cộng sản được khắc họa rõ nhất như Raun Blansa, cả tập II của Những người cộng sản hầu như không thấy bóng dáng đâu cả. Bước sang thập kỉ 60, trước t ình hình văn học Pháp đổi mới nghệ thuật không ngừng với tốc độ phi mã, bằng sự nhạy cảm nghệ thuật với trái tim cộng sản và tài năng của mình, Aragon lần lượt cho ra mắt mấy tiểu thuyết rất mới, rất hiện đại, khiến cho cả bạn đọc bình thường lẫn giới phê bình đều sửng sốt. Giết chết là đỉnh cao của văn xuôi Aragon giai đọan sau Thế giới thực tại. Đây là một tiểu thuyết có nhiều cách đọc khác nhau, việc tóm tắt tác phẩm này chỉ là đưa ta một cách đọc có thể có mà thôi. Tính chất mới mẻ của Giết chết không phải chỉ ở sự chồng chéo của nhiều chủ đề với nhiều cách đọc hết sức khác nhau, mà còn là vai trò gần như đã biến mất của cốt truyện. Blăngsơ hay Lãng quên là một tiểu thuyết không có cốt truyện còn rõ rệt hơn cả Giết chết, tiểu thuyết là công cụ để nhận thức cuộc đời và con người. Aragon quan niệm “tiểu thuyết là khoa học của sự bất thường”, tiểu thuyết “không phải là cái đã xảy ra, mà là cái có thể xảy ra, có thể xảy ra”. Và ông bắt chước ý của Mác trong Luận cương Fơbach để kết thúc Blăngsơ hay Lãng quên: “Từ trước đến nay, các nhà tiểu thuyết bằng lòng với việc nhại lại thế giới. Vấn đề bây giờ là sáng tạo ra nó.” Sân khấu còn có thể hiểu phần nào theo ý nghĩa hình thức thể loại Sân khấu/Tiểu thuyết là một tiểu thuyết nhưng nhà văn dường như cố tình đem lại cho nó ít nhiều dáng dấp kịch. Chỉ cần nhìn qua tiêu đề của một số chương: Mở màn, Màn xen, Độc thoại sân khấu, Diễn viên nói một mình. Rômanh Raphaen là một diễn viên nên có chương ghi lại anh đang tập dượt trong một vai kịch nào đấy. Nhà văn còn sử dụng rộng rãi hình thức “chỉ dẫn sân khấu” dưới dạng in chữ nghiêng hoặc đặt trong ngoặc đơn, như ta thường bắt gặp ở các kịch bản, khiến chúng ta nhiều lúc cũng quên đi là mình đang đọc tiểu thuyết mà cứ tưởng đang xem kịch hoặc đọc một kịch bản thật sự. Khi đọc Giết chết hoặc Blăngsơ hay Lãng quên, ta có cảm tưởng Aragon muốn mở rộng biên giới của tiểu thuyết đến sát với tuỳ bút. Đến tiểu thuyết này, có lẽ nhà văn chủ tâm mở rộng bến bờ của tiểu thuyết đến sát với thể loại kịch. Henri Matisse, tiểu thuyết mở thêm ra hướng mới. Henri Matisse chia làm 2 tập, bao gồm 30 bài viết của ông về Matisse – nhà danh hoạ Pháp mà Aragon có quen biết – và về tranh của Matisse. Kèm theo các bài viết sắp xếp xen kẽ chứ không theo trật tự thời gian là rất nhiều hình họa và tranh màu của họa sĩ. Ngoài ra còn có một số ảnh chụp. Thế nhưng tại sao lại là tiểu thuyết? Theo Aragon: “Bởi vì Henri Matisse, tiểu thuyết là tiểu thuyết về một cuộc phiêu lưu tinh thần, cuộc phiêu lưu của tác phẩm hội họa; điêu khắc, chứ không phải một chuỗi những giai thoại, những sự việc giật gân…” Aragon còn là một cây bút phê bình nghệ thuật sắc sảo. Đặc điểm mảng phê bình của ông là không giữ nguyên tính chất của thể loại phê bình mà trong phê bình có hòa lẫn cả chất thơ, chất hư cấu, nó không thuần túy chỉ là phê bình. Với Henri Matisse, phải chăng 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2