intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Văn học trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ đào tạo từ xa): Phần 2

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

497
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 Giáo trình Văn học trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ đào tạo từ xa) trình bày các đặc điểm của các thể loại văn học dân gian: Câu đố, văn học trẻ em Việt Nam hiện đại, thơ do trẻ em viết, văn học trẻ em nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Văn học trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ đào tạo từ xa): Phần 2

  1. CÂU ĐỐ I - ĐỊNH NGHĨA CÂU ĐỐ Câu đố là một thể loại văn học dân gian phản ánh thế giới khách quan bằng phương pháp riêng, không giống với phương pháp phản ánh của bất kỳ thể loại văn học dân gian nào khác. Đó là một loại phương tiện đặc biệt để nhận thức và kiểm tra nhận thức về các sự vật, hình tượng trong thế giới khách quan, đồng thời để mua vui giải trí của nhân dân. Miêu tả, tường thuật đặc điểm của từng loại sự vật, hiện tượng theo phương pháp ẩn dụ riêng (ẩn dụ không có giới hạn) làm cho người nghe bị đánh lừa và đoán lệch để sau đó nhận được sự giải đáp bất ngờ nhưng chí lý và thú vị. Ẩn dụ không có giới hạn: Ẩn dụ ca dao, tục ngữ và trong văn học nói chung bao giờ cũng nhằm nói về con người và xã hội loài người một cách kín đáo nghệ thuật. Còn trong câu đố cái được dấu kín (ẩn đi) không nhất thiết là người mà có thể là bất kỳ sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Câu đố phản ánh đặc điểm của sự vật trong thế giới khách quan bằng phương pháp dấu tên, phương pháp ẩn dụ riêng của nó. II- NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA CÂU ĐỐ Dựa vào đề tài có thể chia câu đố Việt thành các loại hình thức sau đây: 1- Câu đố về các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ 2- Câu đố về các loại động vật, thực vật. 3- Câu đố về người. 4- Câu đố về các sự vật văn hoá vật chất và tinh thần. Câu đố không miêu tả phản ánh từng sự vật riêng biệt, xác định cũng không nói tổng quát về các chủng loại lớn (cây cối, chim muông...) mà chọn những sự vật mang đặc điểm chung của chủng loại. Cụ thể : rau sam, con chó, cái chổi... Do đó sự vật được phản ánh trong câu đố tuy cụ thể nhưng không xác định. Đó là cái cụ thể mang tính phổ biến (chứ không phải tính cá biệt). 1. Câu đố chứa đựng nội dung về khoa học thường thức - Câu đố giúp trẻ em nhận biết về các hiện tượng tự nhiên và vũ trụ : Bầu trời, sao, mặt trời, trăng, sấm, chớp... Ví dụ: Không sơn mà đỏ, không gõ mà kêu, không kều mà rụng. Lên một lên hai ... Một mẹ mà có vạn con...
  2. - Câu đố giúp trẻ nhận biết về động vật và thực vật: Loại này vô cùng phong phú: vật nuôi trong nhà: gà, lợn, vịt... ngoài đồng : cua, tôm, ốc... Các loại cây lương thực: lúa, ngô, khoai... Các loại rau, cây trồng: Mình đen chân trắng, đứng nắng giữa đồng (Cò) Mình đen mặc áo da sồi, nghe trời chuyển động thì ngồi kêu oan (Cóc). Vừa bằng thằng bé lên ba Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng (Mạ) - Đặc biệt, giúp trẻ gần gũi với những sự vật do con người làm ra: công cụ, đồ dùng.... Tay cầm bán nguyệt xênh xang...(liềm) Vừa bằng lá tre, xun xoe đánh vật (Kéo) - Giúp trẻ làm quen với một số hành động của con người trong cuộc sống hàng ngày: Năm ông cần hai cây sào Lùa đàn trâu bạc ào ào vào khe (ăn cơm) Ruộng vuông bốn góc Trúc mọc thẳng hàng Ve ngân thánh thót Gà què nhảy nhót một chân (viết tập) Thế giới tự nhiên quả là phong phú, đa dạng, đối với trẻ em cần được phám khá và lý giải - Câu đố đã giúp trẻ em nhận thức được về đặc điểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Tư duy của các em được phát triển nhờ sự liên tưởng giữa đặc điểm của sự vật, hiện tượng được miêu tả với đặc điểm của sự vật ẩn dấu đằng sau hình thức ngôn từ. 2. Nội dung và ý nghĩa xã hội của câu đố Trong câu đố chắc chắn các tác giả dân gian không đặt ra vấn đề và phát biểu quan niệm của mình về những vấn đề xã hội và nhân sinh. Mặc dù không tự giác, nhưng khi sáng tác câu đố, các tác giả vẫn cứ để lộ ra những quan niệm của mình về xã hội, nhân tình thế thái. Bởi trong xã hội phong kiến, đấu tranh giai cấp ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt: - Câu đố thể hiện thái độ khinh bỉ, xem thường, giễu cợt giai cấp thống trị Bằng hạt đỗ ăn cỗ với vua (Ruồi) Một lũ ăn mày, một lũ quan.. (Đèn kéo quân).
  3. - Câu đố phản ánh tình trạng xấu xa, đen tối của xã hội phong kiến Con đóng khố, bố cởi truồng (Tre măng) Hai thằng có bệnh thì không ... ( Đôi kính và mắt). - Câu đố phản ánh thân phận khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Khi ở với mẹ da đỏ hồng hồng ... (Nồi đất) Vốn xưa em trắng nhngà ... (Cái chiếu) - Câu đố phản ánh thế thái nhân tình bạc bẽo, bất công Ngả lưng cho thế gian... (Cái phản) Đem chân che nắng cho người... (cái dại) - Câu đố chan chứa tình người: Nắng ba năm ta không bỏ bạn Mưa một ngày bạn nỡ bỏ ta (Cái bóng) Qua câu đố, ta thấy một ý vị hài hước kiểu dân gian, thấy trạng thái hồn nhiên của người nông dân, đó là chức năng mua vui, giải trí của câu đố. Muốn làm tròn chức năng phát triển tư duy cho trẻ, câu đố cần có sự tác động tổng hợp cả vào lý trí, lẫn tình cảm. III- HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA CÂU ĐỐ Câu đố đã khai thác và sử dụng rất nhiều phương tiện và thủ pháp nghệ thuật của thơ ca để thể hiện nội dung mang tính khoa học của nó. 1. Câu đố giàu âm thanh, vần điệu Tính cân đối, nhịp nhàng nhưng ngắn gọn được tạo ra nhờ cách miêu tả trực tiếp (gần như là tả chân) hình dáng, đặc điểm của sự vật. Chân đen mình trắng, đứng nắng giữa đồng (Con cò) Phần lớn câu đố được miêu tả theo lối gián tiếp (tả cái này để nói cái kia). Hai hình tượng tồn tại song song, một hình tượng phô bày bên ngoài, một hình tượng ẩn náu bên trong. Hình tượng bên trong là vật đố, hình tượng bên ngoài - vật để đố 2. Dùng phương pháp ẩn dụ, hoán dụ 3. Nhiều thủ pháp nghệ thuật khác Động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá. Phương pháp ẩn dụ không có giới hạn hay phương pháp chuyển hoá tự do của câu đố. 4. Dùng các phương pháp chơi chữ Đối nghĩa, đồng âm, khác nghĩa, trái nghĩa, nói lái...
  4. CÂU HỎI ÔN TẬP 1) Định nghĩa về thần thoại - truyền thuyết. Phân biệt sự khác nhau giữa hai loại truyện trên các mặt: Hoàn cảnh ra đời, chức năng, đề tài, nhân vật... 2) Lý giải và chứng minh ý kiến sau đây của Mác trên cơ sở những tư liệu về thần thoại Việt Nam: “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”. (Chú ý xác định khái niệm “sức mạnh tự nhiên” trong câu nói). 3) Phân tích nội dung ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của những truyện thần thoại sau đây: Thần trụ trời, Chú cuội cung trăng, Nữ thần mặt trời và mặt trăng, Cóc kiện trời, Lúa thần, Rét nàng Bân, Mười hai bà mụ, Rắn già rắn lột, Sơn Tinh - Thuỷ tinh ... 4) Tìm và phân tích những yếu tố thần thoại được bảo tồn, lưu giữ trong những hình thức văn hoá khác của dân tộc (phong tục, tín ngưỡng, hội hoạ, điêu khắc, tục ngữ, ca dao cổ...). 5) Lý giải phân tích mức độ và sự thể hiện của hai tính chất thần thoại và truyền thuyết trong các truyện: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Lạc Long Quân - Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương. Nên xếp các truyện trên vào thể loại nào? Vì sao ? 6) Dựa vào những truyền thuyết tiêu biểu về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc và Bắc thuộc, lý giải và chứng minh ý kiến sau đây của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Những truyền thuyết dị thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá gửi gắm vào đó tâm tình của mình cùng với thơ và mộng chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người ưa thích”. (Chú ý phân tích sự kết hợp chặt chẽ giữa hiện thực lịch sử và lý tưởng thẩm mỹ trong phương pháp sáng tác truyền thuyết. Tại sao Phạm Văn Đồng gọi truyền thuyết dân gian là những “tác phẩm văn hoá”?). 7) Phân tích các nhân vật truyền thuyết sau: Lạc Long Quân, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu, Trọng Thuỷ, thần Kim Quy, Hùng Vương trong các truyền thuyết thời kỳ Văn Lang. 8) Từ truyện “Thánh Gióng” đến truyện “An Dương Vương” dòng truyền thống chống xâm lăng của người Việt đã phát triển như thế nào về các phương diện: Đề tài, chủ đề, cốt truyện, phương pháp xây dựng nhân vật?
  5. 9) Phân tích, so sánh ba cái chết của An Dương Vương, Mỵ Châu, Trọng Thuỷ?
  6. VĂN HỌC TRẺ EM VIỆT NAM HIỆN ĐẠI I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Trước cách mạng tháng Tám, trừ văn học dân gian chưa có một nền văn học cho thiếu nhi ở nước ta. Bởi vì dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, quyền tự do làm người và tự do tư tưởng của mỗi người đều bị kìm hãm, quyền tự do sáng tác văn chương nói chung của những người cầm bút đã bị hạn chế, nên càng rất ít người nghĩ đến việc sáng tác cho thiếu nhi. Thời đó, có một số sáng tác cho thiếu nhi của một số nhà văn như Tú Mỡ, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài…nhưng những sáng tác của các nhà văn ấy chưa đủ để làm nên một nền văn học cho thiếu nhi. Như vậy, dưới thời thực dân, phong kiến, văn chương dân gian mang ý nghĩa chân chính của cuộc sống và mơ ước đến với tuổi thơ. Kho tàng văn chương dân gian, từ những lời hát ru, những câu ca dao, tục ngữ, những bài đồng dao, đến những truyện thần thoại, cổ tích…bao giờ cũng là chiếc nôi êm ả, nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ. Thông qua văn chương dân gian, các em biết phân biệt cái thiện và cái ác, cái chính và cái tà, rồi từ đó cũng hình thành cho các em những thị hiếu thẩm mỹ quý báu. Vì vậy, có thể nói rằng, dưới chế độ cũ, văn chương dân gian là nguồn lành mạnh nhất, đáng trân trọng nhất đối với tâm hồn tuổi thơ. 2. Tư ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, văn học thiếu nhi Việt Nam hình thành và phát triển. Chúng ta có thể nhận thấy những chặng chính trên con đường phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam như sau: a. Chặng thứ nhất (1945 - 1954): Văn học thiếu nhi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Văn học thiếu nhi chặng đường này chưa thể coi là định hình với những tác phẩm có giá trị, với những nhà văn có tên tuổi. Điều đáng chú ý là sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ đối với việc xây dựng một nền văn học thiếu nhi mới. Đó là yếu tố có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển của một nền văn học thiếu nhi cách mạng.
  7. Trong những ngày kháng chiến gian khổ, bộ phận văn học thiếu nhi của Hội văn nghệ đã được thành lập, do nhà văn Tô Hoài phụ trách. Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ nổi tiếng đều có mặt trong bộ phận này như: Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Lưu Hữu Phước…Báo cho thiếu nhi lúc này đáng chú ý nhất là tờ Thiếu Sinh, ngoài ra còn có các tờ: Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung phong, Măng non,… Sách đã có các loại như: Kim Đồng, Hoa kháng chiến…Những sách báo này tuy có ít, in ấn còn thô sơ, nhưng đã có mặt ở khắp chiến khu, đã trở thành những người bạn thân thiết của thiếu nhi kháng chiến, đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng những đức tính tốt, những tình cảm đẹp cho thiếu nhi, và thực sự đã trở thành vốn quý ban đầu của một nền văn học thiếu nhi mới. Có thể nói rằng, đây là chặng mở đầu cho nền văn học thiếu nhi của nước Việt Nam độc lập. Thành tựu về tác phẩm chưa nhiều, đội ngũ người viết chưa đông đảo, nhưng tất cả nhừng gì đã đạt được ở chặng này đều chứng tỏ rằng nền văn học thiếu nhi mới đã thực sự hình thành, sinh lực của nó rất dồi dào, nó có đủ điều kiện để phát triển trong tương lai. b. Chặng thứ hai (1955 - 1964): Văn học thiếu nhi trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước: Chặng đường này có những sự kiện nổi bật đáng chú ý như sau: - Tiểu ban Văn học thiếu nhi trong Hội liên hiệp văn học nghệ thuật đã được thành lập. - Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957) đã đề ra nhiệm vụ sáng tác cho thiếu nhi. - Ngày 17-6-1957, Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập dưới chỉ đạo của Đoàn thanh niên (ra mắt cùng ngày với Nhà xuất bản Văn học tại Thủ Đô Hà Nội), đánh dấu một bước chuyển mới của nền văn học thiếu nhi Việt Nam. - Năm 1962, Bộ giáo dục và Trung ương Đoàn thanh niên phối hợp tổ chức cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi. Nhiều nhà văn, nhà giáo đã hưởng ứng nhiệt liệt.
  8. Sáng tác văn nghệ phục vụ thiếu nhi cho đến lúc này đã trở thành một vấn đề được nhiều giới, nhiều ngành quan tâm. - Thành tựu của những sáng tác văn nghệ cho thiếu nhi không tách rời sự lãnh đạo ngày càng sâu sát, cụ thể của Đảng về văn học nghệ thuật nói chung và xuất bản phẩm cho thiếu nhi nói riêng. Ở mỗi thời kỳ khác nhau. Đảng luôn có những chỉ thị cụ thể về sáng tác văn học cho các em. Thành tựu của chặng đường này khá rực rỡ. Các đề tài về cách mạng và kháng chiến, về truyền thống lịch sử được khai thác triệt để, nhằm giáo dục thiếu nhi lòng yêu nước thương nòi, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước. Trong chặng đường mười năm này, nền văn học thiếu nhi của ta đã có bước tiến dài. Số lượng tác phẩm khá lớn, thuộc đủ thể loại (truyện, thơ, kịch…) trong đó có nhiều tác phẩm thành công. Đội ngũ người viết cho thiếu nhi đã lớn mạnh nhanh chóng. Sự phát triển đó cho thấy rõ tính chất ưu việt của chế độ ta, một chế độ rất quan tâm đến tương lai con em và coi đó chính là tương lai của đất nước, của dân tộc. c. Chặng thứ ba (1965 - 1975) : Văn học thiếu nhi trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước Ngày 5-8-1964, Đế quốc Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đây là một mốc mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, đồng thời cũng là một chặng đường mới trên con đường phát triển của nền văn học thiếu nhi nước nhà. Trong mười năm kiến thiết hòa bình (1954 - 1964) nền văn học thiếu nhi của nước ta đã lớn lên. Với vốn quý ấy, nó cùng toàn dân tộc đi vào công cuộc chống Mĩ, cứu nước. Nhìn chung, văn học thiếu nhi ở chặng đường này đã góp phần biểu dương, khích lệ những tấm gương sáng của thiếu nhi trong học tập và tham gia vào công cuộc chống Mĩ, cứu nước của toàn dân tộc. Đặc biệt, ở chặng đường này có nhiều tác phẩm giá trị và nhiều cây bút nhiếu nhi tài năng xuất hiện như: Trần Đăng Khoa, Khánh Chi, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Kiên, Chu Hồng Ngọc, Hoàng
  9. Hiếu Nhân … Sự xuất hiện của hàng loạt nhà thơ thiếu nhi ở đây là một hiện tượng đầy ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ sức mạnh tinh thần, truyền thống nhân văn của dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn của thế hệ trẻ. Nó cũng chứng tỏ rằng, chế độ ta, sau hai mươi năm xây dựng và trưởng thành đã thực sự là mảnh đất ươm cho những tài năng của dân tộc. d. Chặng thứ tư (1975 đến nay): Văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới của đất nước. Lịch sử đã sang trang, đất nước liền một dải, Bắc Nam đã thống nhất, cả dân tộc bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước với những tư tưởng mới và mở cửa đốn gió bốn phương khá mạnh mẽ. Nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ sáu, văn học thiếu nhi cũng như các ngành khác được “bung ra” nhằm tìm kiếm những hướng phát triển mới. Điều này thật đáng mừng, nhưng cũng không ít những điều đáng lo ngại. Điều đáng mừng là ở những chặng đường này có một số công trình nghiên cứu phê bình về văn học thiếu nhi tương đối dày dặn (chứ không phải là các bài viết lẻ tẻ như trước đây nữa) đã ra mắt công chúng. Đó là những cuốn: Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới (1982) của Vân thanh; Đôi điều tâm đắc (1985) của Vũ Ngọc Bình; Hoa trái mùa (1968) của Văn Hồng … Khác với những năm chống Mĩ, thời kì này có một số truyện viết cho các em đề cập đến sự khốc liệt của chiến tranh và những tổn thất do chiến ranh mang lại. Những cuốn: Hồi đó ở Sa Kì (1981) của Bùi Minh Quốc, Cát cháy (1983) của Thanh Quế, Côi cút giữa cánh đời của Ma Văn Kháng đã đi vào mảng chủ đề này. Bên cạnh đó, một số truyện viết cho độ tuổi thiếu niên không những chinh phục các độc giả nhỏ tuổi mà cả người lớn cũng thích thú, say mê. Đó là những cuốn: Dòng sông thơ ấu (1985) của Nguyễn Quang Sáng, Tuổi thơ im lặng (1987) của Duy Khán, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên … Ngoài ra, một số tác phẩm cũng đề cập đến những vấn đề đạo đức thời nay như: Bến tàu trong thành phố của Xuân Quỳnh, Chú bé có tài mở khóa của
  10. Nguyễn Quang Thân … Cách viết của các tác giả này đã để lại cho người đọc không ít những suy nghĩ, trăn trở. Điều đáng lo ngại là thời buổi kinh tế thị trường đã có những tác động lớn tới việc viết và in sách cho thiếu nhi. Thời kì “bung ra” này không biết đã có bao nhiêu truyện cổ tích và thần thoại nước ngoài được giới thiệu với thiếu nhi, bên cạnh đó lại không biết có bao nhiêu truyện tranh vẽ và in quá ẩu đã ồ ạt đến với các em … Một điều đáng lo ngại khác là đội ngũ những người sáng tác phục vụ thiếu nhi có phần thưa dần. Nguyên nhân chính của tình trạng này là những người viết cho các em ít được quan tâm, nhuận bút không thỏa đáng so với sách viết cho người lớn hoặc so với các nghề nghiệp khác. Vì thế mà viết cho thiếu nhi ít đi những người chuyên tâm. Nhìn lại những chặng đường phát triển của nền văn học thiếu nhi nước nhà, chúng ta thấy tự hào về những thành quả mà nó đã đạt được. Ở chỗ này, chỗ khác tuy còn có những điều cần phải xem xét, uốn nắn, nhưng đó chỉ là những cái có tính chất nhất thời, còn những thành tựu và giá trị của nền văn học thiếu nhi vẫn là cơ bản, nó xứng đáng được khẳng định và trân trọng. II. GIỚI THIỆ MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU 1. Thơ và truyện Võ Quảng Võ quảng là cây bút khá quyên thuộc của bạn đọc thiếu nhi. Thơ và truyện của Võ Quảng đều để lại những ấn tượng đẹp, vui tươi đối với các em, được các em rất ưa thích. Thơ Võ Quảng có các tập như: Gà mái hoa, Nắng sớm, Thấy cái hoa nở … Võ Quảng đem đến cho các em những hiểu biết về hàng loạt những sắc màu của những hoa cà, hoa cải, hoa ớt, hoa bầu … Võ Quảng say mê tái hiện thiên nhiên một cách đa dạng, cả hình dáng, màu sắc lẫn hoạt động của thiên nhiên đều bước vào thơ. Cảnh thiên nhiên bước vào thơ Võ Quảng rất nên thơ: cảnh êm dịu, hiền từ như “Rong theo bờ tre”; còn vật thì luôn luôn cựa quậy, nhảy nhót, vui nhộn như “Chú chẫu chàng”. Câu thơ đầy tiếng kêu, nhiều động từ, lắm xê dịch, chạy
  11. nhảy … hết như tính hiếu động của trẻ nhỏ. Song nhìn chung, thơ Võ Quảng ít được trẻ nhỏ thuộc và nhớ. Có lẽ vì tác giả đã dụng công tìm tòi ngôn từ cho thật hợp với nội dung, nên đôi khi câu thơ lại trúc trắc, không sát với đối tượng (như một vài đoạn trong “Gà mái hoa”). Ở đây, sự sáng tạo của nhà thơ đã “Vượt qua cơ sở âm điệu của đồng dao”, câu thơ mang màu sắc cách tân, hiện đại, nhưng có phần hơi xa lạ với tuổi thiếu nhi. Truyện của Võ Quảng có các tập tiêu biểu như: Cái Thăng, Tảng sáng, Quê nội, Cái mai … Đó là những truyện viết về các đề tài cách mạng và kháng chiến cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mỗi truyện của Võ Quảng đều đem lại cho các em những hiểu biết về quê hương đất nước, về tuổi nhỏ cùng cha anh đánh giặc giữ làng và xây dựng đất nước … Truyện của Võ Quảng được các em ưa thích bởi nhiều lẽ, trước hết phải kể đến cái vui tươi, dí dỏm mà nhà văn đem đến cho các em. Có lẽ các em không khỏi mỉm cười khi đọc đoạn văn sau: “Trước khởi nghĩa, cha tôi đi làm xa, sau không thấy về. Trước lúc cha tôi đi, một hôm mẹ tôi giở cối xay ra quét. Bà lấy tăm hương xỉa răng cối, rồi lấy lông gà quét không còn hạt cám. Thấy vậy, lũ chuột gào lên chít chít rồi bỏ đi nơi khác” (Cái Thăng). Cái “mỉm cười” hoặc “tủm tỉm cười” kia là do những sự việc như: “Lấy tăm hương xỉa răng cho cối”, “lấy lông gà quét cối”, lũ chuột gào lên” … đem lại. Truyện của Võ Quảng hấp dẫn thiếu nhi còn do chỗ tác giả sử dụng lối văn miêu tả mang tính khắc họa đặc sắc. Đây là đoạn miêu tả con sông Thu Bồn ở mạn thượng du: “Nó vùng vẩy, nhảy nhót, chốc chốc chơi trò nhào lộn”. Những con sóng lực lưỡng quất thẳng vào vách đá. Chúng nhảy chồm lên, tung bọt, gào rống, rồi kéo nhau vút chạy” (Tảng sáng). Ba câu văn đầy ắp những vần trắc, trãi đều ở các câu (vung vẩy, nhảy nhót, nhào lộn, quất thẳng vào vách đá, gào rống, vụt chạy …), chúng tạo nên những âm thanh khỏe, chắc, làm cho người đọc hình dung được đúng một dòng sông ở sát ngọn nguồn, vách núi.
  12. Và đây là những đoạn miêu tả con sông chảy ở đồng bằng: “Con sông Thu Bồn tả xung hữu đột ra khơi Phường Rạch mới thở phào, xả hơi, bước những bước khoan thai, lượn giữa những ngàn dâu và bãi dâu xanh xuống Hoa Phước, dang đôi tay ôm vào lòng thơm đất Gò Nổi” (Trăng Sáng). Cả câu văn dài dằng dặc bốn mươi tư tiếng, vòng lượn khoan thai, rõ ra một khúc sông êm ả trên một dải đồng bằng phì nhiêu mầu mỡ. Cách miêu tả có tính khắc hoạ như vậy không chỉ riêng các em ưa thích, mà người lớn cũng say mê. Tóm lại, Võ Quảng là cây bút viết nhiều cho thiếu nhi. Số lượng thơ và truyện của ông đã có một vị trí xứng đáng trong nền văn học thiếu nhi nước nhà. Nét phong cách của thơ và truyện Võ Quảng được nền văn học thiếu nhi ghi nhận. 2. Thơ Phạm Hổ Phạm Hổ là cây bút sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và cũng viết cả phê bình nữa. Nhưng Phạm Hổ thành công hơn cả vẫn là ở mảng viết cho thiếu nhi … Phạm Hổ viết khá nhiều. “Em vẽ Bác Hồ” là tập thơ Phạm Hổ viết trong thời kì khánh chiến chống Pháp (1948), in ở Liên khu V); đây cũng là tập thơ đầu tay ông viết cho các em. Say này, Phạm Hổ có hàng loạt tác phẩm thơ viết cho các em như: Em thích em yêu, những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn, Chú bò tìm bạn, Từ không đến mười, Mẹ, Mẹ ơi, Cô bảo … và cuốn Điều gì tốt, điều gì xấu (dịch thơ V.Maiacốpski). Ai cũng biết trẻ nhỏ rất thích và yêu những bạn trong vườn, trong sân - trong giới tự nhiên; đó vốn là “xã hội trực tiếp” của các em. Đó là những bạn cùng lứa tuổi như: mèo và chó con, gà vịt con, con ve và cái kiến … qua trí tưởng tượng của các em, chúng như cùng lứa tuổi, cùng vui chơi, cùng nghỉ ngơi và ăn nói như mình. Vì vậy, trong “Những người bạn nhỏ”, Phạm Hổ đã giúp các em quan sát cách sắp xếp lá trong bắp cải xanh, màu sắc của củ cà rốt, cái đẹp rực rỡ của rong và cá … Phạm Hổ có cái khiếu quan sát tinh tế mà dí dỏm theo lối nhìn, cách nghĩ và kiểu nói của trẻ, đôi khi đến nghịch ngợm như ở các bài Ngủ rồi, Chơi ú
  13. tim… Câu thơ, lời thơ của Phạm Hổ thường “thay đổi, biến hóa không ngừng” như chính ông vẫn từng quan niệm. Đôi bài phảng phất phong vị đồng dao như: Bắp cải xanh, Củ cà rốt… rất dễ hiểu, dễ nhớ đối với các em, và đã trở thành bài hát của trẻ mẫu giáo. Phạm Hổ có tài dựng lại một cách hồn nhiên những trò chơi dân gian của con trẻ như: dung dăng dung dẻ, chồng nụ chồng hoa, nu na nu nống … Nhà thờ cũng đem đến cho các em nhiều truyện rất thật, mà cũng lạ vô cùng của trời đất: lạc ra hoa rồi mang giấu củ xuống đất, tai châu chấu ở chân chứ không phải ở đầu, đom đóm thắp đèn bằng ngọn lửa nào … Nhà thơ có cách nói thật gợi cảm về tình cảm, về tình bạn, tình mẹ con, bà cháu, tình yêu cô giáo, yêu lớp, yêu trường, tình yêu đối với thiên nhiên … Thơ Phạm Hổ quả đã làm cho tâm hồn của trẻ thơ thêm phong phú. Thơ Phạm Hổ thật sự đã đem lại cho các em cái quan sát tinh tế, cái cười rất hóm hỉnh rồi dừng lại ở đó. Do vậy, bài thơ tuy dễ thuộc; nhưng lại dễ bay vì nhẹ nhõm. Thơ thiếu nhi, như Phạm Hổ nói: “Cần có ý nghĩa về xã hội, các em đọc thấy thích về phần tiếp thu của các em, người lớn đọc cũng có chuyện để ngẫm nghĩ”. Phải chăm lo cho chủ đề, tính tư tưởng và tính triết lý của thơ, để đem đến cho thơ những tư tưởng và tình cảm lớn của thời đại, được trẻ thích và người lớn cũng ưa. Làm thơ cho lứa tuổi giàu bản năng không thể viết một cách bản năng, dễ dãi, nặng về cái đẹp, cái vui, mà lãng quên cái bên trong dí dỏm của hình tượng thơ. Đọc những câu thơ này của Phạm Hổ, người ta sẽ thấy vui lây vì sự “ngồ ngộ” của nó: Mẹ gà hỏi con: - Ngủ chưa đấy hả? Cả đàn nhao nhao: - Ngủ rồi đấy ạ! (Ngủ rồi) Đã ngủ rồi mà vẫn “nhao nhao” trả lời mẹ được. Cái điều thật “vô lí” đối với người lớn, mà vẫn “có lí” đến buồn cười của trẻ thơ.
  14. Đôi khi, Phạm Hổ sử dụng cả lối miêu tả mang tính mô phỏng trong thơ, đem lại cho các em những điều lí thú. Bài thơ nhịp hai mô phỏng nhịp đi của đoàn tàu đã đến với các em một cách thật tự nhiên: “Hai toa - Ba toa - Bốn toa - Bé đếm - Đếm mãi - tàu còn - Trôi qua - Bé đếm - Còn đếm - Đầu tàu - Đã xã - Đuôi dài - Rồng rắn - Toa còn - Níu toa - Kìa đạn - Kìa gạo - Ghé mắt - Nhìn ra…” Hình thức bài thơ hai chữ vừa mô phỏng được nhịp đi đều đặn của đoàn tàu, vừa nhu cho thấy một đoàn tàu có nhiều toa níu kéo nhau. Tóm lại, Phạm Hổ là một cây bút được các em rất mến mộ. Nhiều bài thơ của Phạm Hổ đã đi vào các trang sách tuổi thơ, có tác dụng không nhỏ trong việc hình thành nhân cách của các em ngay từ lúc còn là “mầm non”. 3. Truyện Tô Hoài viết cho thiếu nhi Tô Hoài là một trong những cây bút viết rất nhiều cho thiếu nhi. Từ trước Cách mạng Tháng Tám, Tô Hoài có Dế Mèn phiêu lưu kí (1941) làm cho độc giả nhỏ tuổi say mê. Từ sau kháng chiến chống Pháp thành công, Tô Hoài lại có thêm nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi, bao gồm truyện đồng thoại, truyện lịch sử và truyền thuyết, truyện sinh hoạt như: Chim chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn chim gáy, Kim Đồng, Đảo hoang, Chuyên ông Gióng … Truyện của Tô Hoài viết cho thiếu nhi, dù là tryện đồng thoại hay truyện lịch sử, dù là truyện loài vật hay truyện loài người đều thể hiện một khả năng quan sát và miêu tả tinh tế, dí dỏm thật khó lẫn với khác người. Tuy viết cho tuổi nhỏ, nhưng truyện của Tô Hoài luôn hàm chứa những nội dung xã hội sâu sắc, khiến người lớn cũng phải suy ngẫm. Độc giả nhỏ tuổi, khi đọc Dế Mèn phiêu lưu kí có lẽ rất khó quên đoạn Tô Hoài vừa kể vừa tả nhằm khắc họa tính cách của chú Mèn thời trai tráng: “Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy các kheo chân, rung lên, rung xuống hai chiếc râu cho ra kiểu con nhà võ. Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường nhầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy
  15. chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Và đây là nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài khi miêu tả cảnh vật lúc trời đổ mưa dữ dội: “Mưa đến rồi, lẹt đệt… lẹt đẹt… Mưa giáo đầu. Những giọt nước to lăn xuống mái phên nứa. Mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là trời mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu là nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngập ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sẫm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa dồn dập trên nứa, đập lùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng gianh đổ ồ ồ…”. Văn miêu tả của Tô Hoài quả thật đã đem lại cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ, khó nhầm lẫn, càng đọc càng thấy lí thú. Nhìn chung, sự nghiệp viết văn của Tô Hoài đã được đánh giá như sau: “Tô Hoài viết đều, viết nhiều và sử dụng nhiều thể loại văn xuôi, trong thể loại nào cũng có những đóng góp đáng chú ý. Ông góp phần khai phá đề tài miền núi và có những tác phẩm đạt thành tựu chắc chắn cho đề tài này. Ông có nhiều tác phẩm tốt cho thiếu nhi, được bạn đọc nhỏ tuổi ưa thích. Năng lực quan sát và miêu tả tinh tường, vốn hiểu biết đời sống, phong tục các dân tộc khá phong phú, lối văn giàu hình ảnh và luôn biến đổi nhịp điệu, những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, có thể coi đó là những nét nổi bật trong sáng tác của Tô Hoài đóng góp vào văn xuôi hiện đại Việt Nam” (Từ điển văn học Việt Nam tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984, tr.404). III. KẾT LUẬN 1. Từ cách mạng Tháng tám đến nay, nền văn học thiếu nhi của ta đã có một bước tiến khá dài. Viết cho các em không còn là việc làm “tay trái” của một
  16. số nhà văn nữa. Bên cạnh những nhà văn chuyên viết cho các em, chính các em cũng viết. Tiếng nói của các em bằng nghệ thuật văn chương đã có vị trí đáng kể trong nền văn học thiếu nhi nước nhà. Nhiều cây bút “từ các em” đã trưởng thành với những bước đi khá vững vàng, độc đáo trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Văn học thiếu nhi đã đi vào những trang sách giáo khoa trong nhà trường; nhiều cuốn sách hay đã trở thành “sách gối đầu giường” của bạn đọc nhỏ tuổi. Những trang sách hay, thông qua sự giảng dạy của các thầy cô giáo đã thực sự trở thành người bạn đường quí báu của các em trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, góp phần tạo nên nhân cách của các em và sẽ là hành trang tinh thần để chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống. 3. Xây dựng nên những đức tính của tuổi thơ, văn học thiếu nhi đã có những thành tích xứng đáng. Nó có khả năng làm cho thiếu nhi biết “Yêu Tổ Quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỉ luật, biết vệ sinh và học văn hóa” như lời Bác Hồ dạy, để trở thành những chủ nhân xứng đáng của tương lại. Nhiệm vụ đó thật vô cùng lớn lao; nhà văn và nhà giáo phải cùng nhau đảm nhiệm. Phục vụ thiếu nhi là một niềm vui lớn. Sáng tác văn chương cho thiếu nhi và dắt dẫn các em đến với cái hay, cái đẹp trong văn chương cho thiếu nhi cũng nằm trong cái hạnh phúc lớn lao đó. BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Học sinh tập phân tích một tác phẩm của Tô Hoài (Dế Mèn phiêu lưu kí, Chim Chính lạc rừng…) 2. Lựa chọn một số bài thơ hay của Phạm Hổ, Võ Quảng cho học sinh tập đọc diễn cảm, phân tích.
  17. THƠ DO TRẺ EM VIẾT I. MẤY NÉT VỀ HÌNH TƯỢNG TRẺ EM LÀM THƠ 1. Một hiện tượng độc đáo của văn học trẻ em Trong nền văn học nước nhà, một hiện tượng rất đáng được chú ý là: Bên cạnh các nhà văn, nhà thơ viết cho các em và viết về các em thì các em cũng viết. Các em viết truyện, vẽ tranh cũng nhiều, nhưng thành tựu của các em đạt được lớn hơn cả vẫn là ở lĩnh vực thơ. Cuộc sống thời hiện đại dường như làm cho các em không lớn nhanh hơn và tạo nên một lứa tuổi thiếu nhi biết viết văn, làm thơ hơn hẳn bất cứ thời kỳ nào trước đây. Nói cho công bằng, trước đây các em cũng đã viết, nhưng bây giờ các em viết nhiều hơn và viết cũng khá hơn. Thơ của em đã được giới thiệu trên các báo Đảng, báo Đoàn, báo Nhi Đồng, báo Thiếu niên và còn ở hàng loạt tờ baó khác nữa như: Khăn quàng đỏ, Mực tím, Áo trắng…Song tập trung nhất vẫn là ở những cuốn sách giới thiệu riêng những sáng tác của các em, do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành như: “Tấm lòng chúng em” (1965), “Từ góc sân nhà em” (1968), “Đời đời ơn Bác”(1970), “Bông hồng đỏ” (1970), “Em kể chuyện này”(1971), “Nối dây cho diều”(1971). Các em đã có những “cây bút” viết nhiều và xuất sắc như: Trần Đăng Khoa, Khánh Chi, Nguyễn Hồng Kiên, Chu Hồng Quý, Cẩm Thơ…Đến nay, những cây bút này đã có những vị trí nhất định trong làng thơ Việt Nam. Còn “hiện tượng một bài” của các em thì không sao kể xiết được. Tất cả những điều nói trên đều khẳng định rõ một hiện tượng độc đáo của văn học trẻ em nước nhà ở lĩnh vực thơ. 2. Một số gương mặt thi sĩ nhỏ tuổi. Như trên đã nói, các em đã có những cây bút viết nhiều và viết cũng thật xuất sắc. Dưới đây là một vài cây bút tiêu biểu. Có lẽ trước hết phải kể đến Trần Đăng Khoa. Đây là cây bút nổi từ 9 tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa lớn lên “Từ góc sân nhà em” để rồi vươn ra hơn đến với những “khoảng trời”…Những bài: “Hạt gạo làng ta”, “Ò ó o”. “Góc sân và
  18. khoảng trời”, “Trăng sáng sân nhà em”, “Trăng ơi từ đâu đến”, “Nghe thầy đọc thơ”, và các bài: “Mẹ ốm”, “Hà Nội có Bác Hồ”, “Kể cho bé nghe”, “Sao không về vàng ơi”…đã được nhiều người biết đến và thuộc lòng. Thơ Khoa ngày từ lúc trẻ thơ mà đã tỏ ra sâu sắc. Khoa thực sự là niềm tự hào của nền văn học thiếu nhi nước nhà. Khi lớn lên Khoa đi bộ đội rồi đi học ở trường viết văn mang tên Gorki, thuộc Cộng hòa liên bang Nga (Liên Xô cũ) và vẫn không ngừng làm thơ. Sau khi về nước, Trần Đăng khoa công tác tại Tạp chí Văn Nghệ quân đội. Hiện Khoa là một nhà thơ đang ở độ tuổi chín và sung sức. Cùng lứa tuổi với Trần Đăng Khoa là cây bút Khánh Chi cũng viết nhiều và không kém phần sáng tạo. Đây là những vần thơ của Khánh Chi: Cây lúa hai tay bới tóc Làm cả buổi chiều xôn xao… (Em ra ngoại thành) Và đây là cảnh Sông Hồng: Nước như rắn uốn mình lấp lánh Gió thổi làm nghiêng hai bờ Cánh buồn như đám mây nhỏ Chở truyện cổ tích mà bay. (Sông Hồng) Nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét rằng: Trần Đăng Khoa nở ra ở nông thôn có nhiều tươi mát. Thơ của Khánh Chi đậm màu thành thị, có chất trí tuệ và “mô đéc”. Nhưng Huy Cận thì lại cho là: mọi khái quát tất nhiên là không hoàn toàn chính xác, vì trong thơ Trần Đăng Khoa cũng có bài có chất trí tuệ và thơ Khánh Chi cũng có nhiều bài mang cảm xúc thiên nhiên; nhưng quả thật hai tâm hồn thơ này đều có chỗ độc đáo như Xuân Diệu phát hiện. Gần đây, ở Thành phố Hồ Chí Minh có bé Phương Loan đã thể hiện những cảm xúc của mình qua hai tập thơ “Hoa phượng” và “Ngày tựu trường”. Thơ Phương Loan cũng có những cảm xúc như các anh chị Trần Đăng Khoa và Khánh Chi ngày trước, và bé Loan cũng có những câu, những bài đặc sắc như: Nhìn đảo xa tít kia
  19. Có những ngọn núi đá Đang ôm nhau chạy dài Ôi Vũng Tàu đẹp quá. (Vũng Tàu) Bầu trời như ai đây Nhìn mãi chẳng thấy đâu. (Bầu trời) Bé Loan cũng có những vần thơ lục bát không kém phần tinh xảo: Nhà sàn gió mát bay bay Đường đi khúc khủy nhưng đầy tình quê. (Quê ngoại) Chùa như tay chắp niệm trời Cây luôn che chở Phật ngồi anh linh (Chùa) Thuyền xa bến lặng trông theo Ánh trăng thu cũng vàng treo nơi đâu. (Ánh trăng) Nhà thơ Huy Cận có nhận xét về thơ của be Phương Loan như sau: “Cái đặc sắc, cái độc đáo của bé Loan là cảm thụ xã hội, cảm xúc xã hội phát triển sớm, mà vẫn hồn nhiên… Vẫn hồn nhiên vì cảm xúc của bé ở đây đã thành tiềm thức do giáo dục xã hội, giáo dục gia đình. Như chúng ta đều biết: Thói quen là tự nhiên thứ hai, mà giáo dục là thói quen có hệ thống. Có phải vì thế chăng mà bé Loan cảm thụ, cảm xúc xã hội cũng hồn nhiên như khi cảm xúc cảnh vật thiên nhiên và cảm xúc xã hội của cháu nhiều khi cũng quyện vào cảm xúc thiên nhiên…”. Nhận xét của nhà thơ Huy Cận đã dương như khẳng định những phẩm chất nhân văn và những phẩm chất thơ chính là do sự ưu việt của một nền giáo dục quốc gia và nếp giáo dục gia đình mang lại. Đây là những bài thơ cua bé Phương Loan kết hợp một cách hài hòa cả cảm xúc thiên nhiên và cảm xúc xã hội: Hộp quẹt đang ngủ
  20. Ba em cầm lên Xoa đầu thật mạnh Lửa thức bừng lên. (Hộp quẹt) Và ở bài thơ dưới đây cảm thụ thiên nhiên được khép lại bằng một câu hỏi thật hồn nhiên, nhưng lại bâng khuâng một nỗi niềm xã hội: Em đi ra đường Bao nhiêu bóng nắng Cây che cho em Vậy ai che sao? (Cây sao) Còn đây là mía: Đi vào vườn mía Mía đỏ, mía xanh. Tuy là khác màu Nhưng đều ngọt lịm. (Cây mía) Trên đây là ba gương mặt các thi sĩ nhỏ tuổi. Nhỏ tuổi nhưng các em đã có được những vần thơ lay động lòng người thật lớn, đáng quý và đáng trân trọng biết bao. II. ĐẶC SẮC THƠ CỦA EM 1. Cuộc đời qua những cặp mắt xanh non Tuổi thơ của các em thường rất gần gũi với những cái nên thơ của thiên nhiên, tạo vật. Các em yêu thiên nhiên, tạo vật bằng tấm lòng thiết tha, trìu mến của mình. Em be Ngô Thị Bích Hiền, lúc mới 5 tuổi, chưa biết viết, nhưng thuộc nhiều bài thơ: Em đã làm thơ ứng khẩu và nhờ mẹ chép lại cho. Đây là những vần thơ em viết về mưa: Mưa mưa mưa Rơi rơi rơi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0