YOMEDIA
ADSENSE
Giáo Trình Vẽ kỹ khuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
28
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
(NB) Giáo Trình Vẽ Kỹ Thuật cung cấp cho người học những kiến thức như: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật; Vẽ hình học; Hình chiếu vuông góc; Hình chiếu trục đo; Biểu diễn vật thể; Vẽ quy ước các chi tiết và mối ghép cơ khí; Bánh răng – Lò xo; Bản vẽ chi tiết – Bản vẽ lắp; Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2 dưới đây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo Trình Vẽ kỹ khuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
- Chương 5 Biểu diễn vật thể Mục tiêu - Trình bày các hình chiếu cơ bản. - Trình bày cách vẽ hình chiếu riêng phần, hình chiếu phụ. - Trình bày cách vẽ ba hình chiếu của vật thể, vẽ hình chiếu khi biết hình chiếu hai hình chiếu. - Vẽ được các hình chiếu cơ bản. - Vẽ được hình chiếu riêng phần, hình chiếu phụ. - Vẽ được hình cắt, mặt cắt theo đúng quy định. - Vẽ ba hình chiếu khi biết vật thể và tìm hình chiếu thứ ba khi biết hai hình chiếu. - Có ý thức tự giác, tính kỹ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. - Tham gia đầy đủ thời lượng của chương. Nội dung 5.1 Hình chiếu 5.1.1 Các loại hình chiếu Hình chiếu của vật thể, là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát, cho phép thể hiện các phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn. Để cho đơn giản, tiêu chuẩn không vẽ các trục hình chiếu, các đường gióng, không ghi ký hiệu bằng chữ hay bằng chữ số các đỉnh, các cạnh của vật thể. Những đường thấy của vật được thể hiện bằng nét cơ bản ( Nét liền đậm). Các đường khuất được vẽ bằng nét đứt. Hình chiếu của mặt phẳng đối xứng của vật thể và hình chiếu của trục hình học của các khối tròn được vẽ bằng nét chấm gạch mảnh. Hình chiếu của vật thể bao gồm: Hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần. 5.1.1.1 Hình chiếu cơ bản TCVN 5 - 78 quy định lấy sáu mặt của hình hộp làm sáu mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu của vật thể trên các mặt phẳng chiếu cơ bản gọi là hình chiếu cơ bản. ( Hình V- 2). 68
- Ví dụ: Cho một vật thể (Hình5.1). Sau khi chiếu xong ta xoay các mặt phẳng số 2,3,4,5,6 về trùng với mặt phẳng chiếu số 1 ( mặt phẳng hình chiếu đứng) hình 5.3 ta có 6 hình chiếu cơ bản. Hình 5.1. Các phương chiếu cơ bản 5 b f 1 c d 4 e 2 a 3 6 Hình 5.2 Hình chiếu trên mặt phẳng chiếu cơ bản 69
- E D C A F B Hình 5. 3 Hình chiếu biểu diễn trên 1 mặt phẳng Các hình chiếu cơ được sắp xếp như Hình 5.3 và có tên gọi như sau: Hình chiếu từ trước ra sau, gọi là hình chiếu đứng ( hình chiếu chính). (A) Hình chiếu từ trên xuống, gọi là hình chiếu bằng. (B) Hình chiếu từ trái sang phải, gọi là hình chiếu cạnh. (C) Hình chiếu từ phải sang trái. (D) Hình chiếu từ dưới lên trên. (E) Hình chiếu từ sau ra phía trước. (F) 5.1.1.2 Hình chiếu riêng phụ Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp vật thể có bộ phận nào đó, nếu biểu diễn trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản thì sẽ bị biến dạng vè hình dạng và kích thước, như vật thể có mặt nghiêng ( Hình 5.4a). Trên hình chiếu phụ có ghi chú ký hiệu bằng chữ tên hình chiếu. Nếu hình chiếu phụ được đặt ở vị trí liên hệ chiếu trực tiếp ngay cạnh hình chiếu cơ bản có liên quan thì không ghi ký hiệu ( Hình 5.4b). Để tiện bố trí các hình biểu diễn có thể xoay hình chiếu phụ về vị trí thuận tiện, khi đó trên ký hiệu bằng chữ có vẽ thêm mũi tên cong ( Hình 5.4c) 70
- A A c) H×nh chiÕu phô a) b) H×nh chiÕu riªng phÇn Hình 5.4 Hình chiếu phụ 5.1.1.3 Hình chiếu riêng phần Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu riêng phần được dùng trong trường hợp không cần thiết phải vẽ toàn bộ hình chiếu cơ bản của vật thể (Hình 5.5). Hình chiếu riêng phần được ghi chú như hình chiếu phụ. (Hình 5.6) Hình5.6 Hình chiếu riêng phần Hình 5.5 Khối phức tạp 5.1.2 Cách vẽ hình chiếu của vật thể 5.1.2.1 Cách phân tích hình dạng của vật thể 71
- Một vật thể hay một chi tiết máy được cấu tạo được cấu tạo bởi những khối hình học cơ bản ( hay một phần của khối hình học cơ bản). ta có thể xem hình chiếu củ một vật thể là tổng hợp các hình chiếu của các khối hình học cơ bản tạo thành vật thể đó. Các khối hình học đó có thể có những vị trí tương đối khác nhau. Khi vẽ hình chiếu của một vật thể, ta phải biết phân tích hình dạng vật thể thành những phần có hình dạng các khối hình học cơ bản và xác định rõ vị trí tương đối giữa chúng. Cách phân tích đó gọi là cách phân tích hình dạng vật thể. Cách phân tích này dùng để vẽ hình chiếu, để đọc các bản vẽ, để ghi kích thước của vật thể. Ví dụ 1: Bán thành phẩm của bu lông gồm phần thân là hình trụ và phần đầu là hình lăng trụ lục giác đều. Hai khối hình học này kết hợp với nhau bằng mặt đáy, trục của chúng trùng nhau. ( Hình 5.7). Để cho các hình chiếu thể hiện hình dạng thật các mặt của bu lông, ta đặt mặt đáy của hình lăng trụ song song với mặt phẳng hình chiếu bằng và một mặt bên của hình lăng trụ song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Sau đó lần lượt chiếu thẳng góc các khối hình học lên các mặt phẳng hình chiếu. Dùng đường xiên 45 làm đường phụ trợ để vẽ hình chiếu thứ ba. Cách vẽ như hình 5.7. Hình 5.7 Hình chiếu của khối hình học đơn giản Ví dụ 2: Hình 5.8 là hình chiếu trục đo của chi tiết được cấu tạo bởi 4 khối hình học: khối đế dưới, khối đế trên, hai khối thành nhô lên. Hình 5.9. Để vẽ hình chiếu của khối hình học đó như thế nào, chúng ta tiến hành lần lượt vẽ các khối hình học đơn giản tạo ra khối hình học đó. Trước hết vẽ khối đế dưới, rồi đến khối đế trên, rồi đến hai khôi nhô lên.Trình tự đó được dùng để vẽ mỗi phần tử của chi tiết, đồng thời trên các hình chiếu của bản vẽ. 72
- Hình 5.8 Khối hình học Hình 5.9 Ba hình chiếu của khối hình Để vẽ hình chiếu của một vật thể ta dùng cách phân tích hình dạng vật thể như ở ví dụ 1 và ví dụ 2 ở phần 2. 1. Sau đó tiến hành vẽ các hình chiếu vuông góc theo trình tự sau đây: - Khảo sát chi tiết và chọn vị trí để vẽ hình chiếu chính. Cần đặt vật thể như thế nào để hình chiếu đứng thể hiện được đầy đủ nhất hình dạng và kích thước của nó. - Chọn vị trí hình biểu diễn chính và xác định những hình chiếu cần thiết. Đồng thời cố gắng với số lượng hình biểu diễn ít nhất mà thể hiện chi tiết rõ ràng nhất trên bản vẽ. - Xác định những số liệu ban đầu, chọn tỷ lệ, bố trí các hình vẽ bằng cách dùng nét mảnh vẽ các đườn bao của các hình biểu diễn sẽ vẽ. Bố trí các hình biểu diễn sao cho còn chổ cần thiết để ghi kích thước, đặt khung tên v. v. - Sau đó tiến hành vẽ các hình biểu diễn. Tưởng tượng chia vật thể thành nhiều khối hình học, rồi vẽ khối chủ yếu trên các hình chiếu như thân chi tiết chẳng hạn. Như hình 5.8 ta quan sát vật thể từ phía trước để vẽ hình chiếu đứng ( hình chiếu chính) của vật thể. Tiếp đó nhìn vật thể từ phía trên, ta vẽ hình chiếu bằng của vật thể ở dưới hình chiếu chính. Cuối cùng nhìn vật thể từ bên trái, ta vẽ hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu chính và đặt ngang với hình chiếu này. Trong trường hợp cần thiết, chi tiết được biểu diễn nhiều hơn ba hình chiếu. Trong quá trình biểu diễn điều khá quan trọng là phải nắm vững cách biểu diễn cạnh, mặt đặc biệt. Cạnh vuông góc với mặt phẳng hình chiếu được biểu diễn bằng một điểm. Cạnh song song với mặt phẳng hình chiếu được biểu diễn bằng độ lớn thật. Hình ( mặt) phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu được 73
- biểu diễn bằng đoạn thẳng và mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu được biểu diễn bằng độ lớn thật. Bước đầu, tất cả các hình chiếu đều vẽ bằng nét mảnh. vẽ trục đối xứng cho những hình chiếu là hình đối xứng. - Sau khi vẽ xong các hình biểu diễn cần thiết, hãy kiểm tra lại chúng. Muốn vậy cần quan sát chi tiết không phải là chia cắt ra từng phần, mà trái lại trong sự liên kết chúng lại với nhau thành một thể thống nhất. Nhìn từ trước để kiểm tra hình chiếu đứng, nhìn từ trên để kiểm tra hình chiếu bằng và nhìn từ trái để kiểm tra hình chiếu cạnh. Kiểm tra từng phần, phát hiện những nét sai hay thừa. Ví dụ: Vẽ ổ đỡ (Hình 5.10) Hình 5.10 Hình chiếu vuông góc của khối hình học 5.1.2.3 Cách vẽ hình chiếu thứ ba khi biết hai hình chiếu Để vẽ tốt bản vẽ, đặc biệt là để đọc bản vẽ, cần tập vẽ hình chiếu thứ ba của vật thể từ hai hình chiếu đã cho. Khi bắt tay vào vẽ hình chiếu thứ ba của vật thể, trước hết cần hình dung được hình dạng của nó theo hai hình chiếu đã cho. Muốn vậy nhất thiết phải đối chiếu hai hình chiếu. Nếu chỉ xem xét một hình chiếu sẽ dẫn đến sai sót nghiêm trọng, vì một mình hình chiếu không xác định được hình dạng của chi tiết. Sau khi đã hình dung được hình dạng chi tiết, tốt nhất là vẽ phác hình chiếu trục đo. Chỉ sau khi hình dạng của chi tiết đã hoàn toàn rõ ràng mới bắt đầu vẽ hình chiếu thứ ba. Hình 5.11a là ví dụ cho hai hình chiếu của chi tiết, yêu cầu vẽ hình chiếu thứ ba. 74
- Phân tích các hình chiếu đã cho, ta nhận thấy chi tiết do một khối đế hình hộp và hai khối thành hình hộp tạo thành, trên khối đế có cắt bỏ hai khối chữ nhật bằng nhau ở hai đầu và tạo 2 lỗ tròn có kích thước khác nhau ở giữa; trên hai khối thành có khoan hai lỗ tròn đồng tâm và cùng kích thước. Hình dạng của chi tiết được sáng tỏ thêm bằng hình chiếu trục đo(Hình 5.11b). Hình 5.11a Hình 5.11b Để vẽ các đường gióng hãy vẽ đường phụ trợ nghiêng 45 (Hình 5.11a). Muốn vẽ đường bao của hình chiếu cạnh ta vẽ hình chiếu cạnh của mặt đế, nó là hai đường nằm ngang có độ dài bằng chiều rộng của hình chiếu bằng khoảng cách giữa hai đoạn thẳng này được xác định nhờ hình chiếu đứng. Ở giữa có hai đường thẳng đứng được gióng từ hai miếng cắt bỏ ở hai đầu thể hiện trên hình chiếu bằng. Ngoài ra trên đế còn có hai lỗ tròn. Kích thước và hình dạng của lỗ tròn giống như bên hình chiếu đứng. Hình chiếu cạnh của hai thành dựng đứng có chiều rộng được gióng từ hình chiếu bằng, chiều cao được gióng từ hình chiếu đứng. Trên hai thành dựng đứng có hai lỗ tròn có bề rộng được gióng từ hình chiếu đứng. Sau cùng tẩy sạch các đường dựng hình và tô đậm các đường bao thấy bằng nét cơ bản. Có thể dùng cách vẽ hình chiếu của điểm để vẽ hình chiếu thứ ba của chi tiết. Sau khi tìm xong các điểm, nối chúng lại bằng các đoạn thẳng. Phương pháp đó thường dùng để vẽ các phần tử đặc biệt của chi tiết khi thấy chúng khó vẽ. Toàn bộ chi tiết nếu vẽ theo điểm là không hợp lý. 5.2 Hình cắt 5.2.1 Khái niệm Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể, sau khi đã tưởng tượng dùng một mặt phẳng cắt cắt bỏ phần vật thể giữa mặt phẳng cắt và người quan sát. 75
- Ví dụ: Hình cắt A-A của một chi tiết trục ( Hình 5.16 ) là do mặt phẳng cắt vuông góc với rãnh xuyên mà có. Hình cắt này bao gồm mặt cắt A-A cộng thêm phần hình chiếu của phần vật thể còn lại phía sau mặt phẳng cắt. Như vậy, cùng với mặt cắt, hình cắt dùng để diễn tả cấu tạo bên trong của vật thể bằng các nét thấy. Các nét thấy này thay thế các nét khuất trên hình chiếu tương ứng. Khi sử dụng hình cắt nên hiểu rằng việc cắt vật thể chỉ là tưởng tượng, thực tế thì vật thể vẫn nguyên vẹn. Vì thế trên cùng một vật thể người ta có thể thực hiện đồng thời nhiều loại hình cắt khác nhau theo các hướng nhìn khác nhau. A-A A A A a) A-A b) Hình 5.12 Hình cắt Cần chú ý rằng mặt phẳng cắt chỉ là mặt phẳng tưởng tượng. Việc cắt đó chỉ có tác dụng đối với một hình cắt hay một mặt cắt nào đó, còn các hình biểu diễn khác không bị ảnh hưởng gì đối với việc cắt đó Để phân biệt phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt và phần vật thể phía sau mặt phẳng cắt, TCVN 7: 1993 quy định vẽ phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt bằng ký hiệu vật liệu. 5.2.2 Phân loại hình cắt 5.2.2.1 Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt - Hình cắt đứng. Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. (B-B Hình 5.13). - Hình cắt bằng. Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng. ( A-A Hình 5.13). - Hình cắt cạnh. Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh. ( A-A Hình 5.15 ). - Hình cắt nghiêng. nếu mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng chiếu cơ bản. (Hình 5.14). 76
- B B Hình 5.13. Hình cắt đứng B-B và hình cắt bằng A-A 5.2.2.2 Chia theo số lượng mặt phẳng cắt a. Hình cắt đơn giản: Nếu chỉ dùng một mặt phẳng cắt để thực hiện cắt vật thể. Hình cắt đơn giản được chia ra: + Hình cắt dọc, nếu mặt phẳng cắt dọc theo chiều dài, hay chiều cao của vật thể ( hình cắt A-A Hình 5.13). + Hình cắt ngang. Nếu mặt phẳng cắt vuông góc với chiều dài hay chiều cao của vật thể ( hình cắt A-A Hình 5.15 ). b. Hình cắt phức tạp: Khi dùng từ hai mặt phẳng cắt trở lên. + Hình cắt riêng phần: thể hiện bên trong của một bộ phận nhỏ như lỗ, rãnh then v. v… của vật thể. Hình cắt riêng phần có thể đặt ngay tại vị trí tương ứng trên hình chiếu và được giới hạn bằng nét lượn sóng. nét này không được vẽ trùng với bất kỳ một đường nét nào của hình biểu diễn. Trong trường hợp này, không cần có ghi chú gì về hình cắt ( Hình 5.16). 77
- A-A A A Hình 5.17. Hình cắt bậc Hình 5.15 Hình cắt dọc Hình 5.16 Hình cắt riêng phần Hình 5.14 Hình cắt chi tiết phức tạp + Hình cắt bậc: Các mặt phẳng cắt song song với nhau, các mặt phẳng này cùng với mặt phẳng cắt trung gian vuông góc với chúng tạo thành bậc và cắt vật thể rời ra hai phần. Có quy ước là không thể hiện những mặt phẳng cắt trung gian trên hình cắt bậc và phải đảm bảo cho từng phần tử cần biểu diễn được thể hiện đầy đủ trên hình cắt đó. Ký hiệu nét cắt ở hình chiếu liên quan phải có nét gẫy rõ ràng (Hình 5.17) + Hình cắt xoay: Các mặt phẳng cắt giao nhau, người ta xoay cho chúng về thẳng hàng rồi mới biểu diễn hình cắt (Hình 5.18). Khi xoay mặt phẳng cắt như vậy phải xoay cả những phần tử có liên quan với yếu tố bị cắt, còn các phần tử khác vẫn chiếu như trước khi cắt, chiều xoay không nhất thiết phải trùng với hướng nhìn. Cách ký hiệu nét cắt và ghi chú như (Hình 5.18) 78
- + Hình cắt ghép: Để giảm bớt, TCVN 5- 78 cho phép ghép một phần hình cắt với một phần hình chiếu tương ứng ( Hình 5.19). Hình 5.19 Hình cắt ghép 5.2.3 Quy định về hình cắt 5.2.3.1 Ký hiệu vật liệu TCVN 7-78 quy định ký hiệu vật liệu trên mặt cắt được vẽ như ( hình 5.20) và cách vẽ như sau: - Các đường gạch gạch kẻ song song với nhau và nghiêng 450 so với đường bao hoặc đường trục. - Nếu đường gạch gạch có phương trùng với đường bao hay đường trục chính thì được phép vẽ nghiêng 300 hay 600 (Hình 5.21). - Các đường gạch gạch trên mọi hình cắt hay mặt cắt của một vật thể phải vẽ thống nhất phương và khoảng cách. Khoảng cách đó cho phép (2 10mm). - Các đường gạch gạch của hình cắt và mặt phẳng cắt của hai chi tiết kề nhau được vẽ theo phương khác nhau hoặc có khoảng cách khác nhau (Hình 5.21). Hình 5.20 Vật liệu trên hình cắt mặt cắt 79
- Hình 5.21 Ký hiệu vật liệu trên hình cắt mặt cắt 5.2.3.2 Cách ghi chú Trên hình cắt có những ghi chú về vị trí mặt phẳng cắt, hướng nhìn và ký hiệu tên hình cắt. -Vị trí mặt phẳng xác định bằng nét cắt, nét cắt đặt ở chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc và chỗ giao nhau của mặt phẳng cắt. -Nét cắt đầu và nét cắt cuối đặt ở ngoài hình biểu diễn có mũi tên chỉ hướng nhìn bên cạnh mũi tên có ký hiệu bằng chữ in hoa như A,B… ký hiệu tên hình cắt. -Phía trên hình cắt có ghi ký hiệu bằng cặp chữ hoa tương ứng với chữ ký hiệu ở cạnh nét cắt ghi theo hướng đường bằng của bản vẽ. 5.2.3.3 Các quy ước -Trên các hình cắt các phần tử như nan hoa của vô lăng, thành mỏng, gân chịu lực... được quy định không vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt nếu chúng bị cắt dọc (Hình 5.22) Hình 5.22 Quy ước trên hình cắt -Với các chi tiết đặc như bu lông, đinh tán, then chốt, trục đặc, tay biên coi như không bị cắt khi mặt phẳng cắt dọc. -Khi ghép nửa hình chiếu với nửa hình cắt có trục đối xứng thẳng đứng thì nửa hình cắt đặt bên phải. Trong trường hợp trục đối xứng của hình biểu diễn trùng với đường bao của vật thể thì phải dùng nét lượn sóng làm đường phân cách. 80
- -Trong các hình cắt nếu mặt phẳng cắt đồng thời là mặt phẳng xứng của vật thể thì không cần ghi chú gì. 5.3 Mặt cắt 5.3.1 Khái niệm Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng dùng mặt phẳng này cắt vật thể. (Hình 5.23) Hình 5.23 Mặt cắt rời 5.3.2 Phân loại mặt cắt 5.3.2.1 Mặt cắt rời Là mặt cắt được vẽ ra ngoài hình chiếu cơ bản, được dùng cho các vật thể có đường bao phức tạp. Đường bao mặt cắt rời vẽ bằng nét liền đậm (Hình 5.23). Mặt cắt rời có thể đặt ở giữa phần cắt lìa của hình chiếu. 5.3.2.2 Mặt cắt chập Là mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu cơ bản. Đường bao mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh, các đường bao còn lại giữ nguyên Hình 5.24 Mặt cắt chập (Hình 5.24). Mặt cắt chập được dùng cho những vật thể có đường bao đơn giản. 5.3.3 Ký hiệu và những quy ước về mặt cắt Cách ghi chú trên mặt cắt cũng giống như cách ghi chú trên hình cắt, cần có các nét cắt xác định vị trí mặt phẳng cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và chữ ký hiệu mặt cắt (Hình 5.25) Hình 5. 25 Ghi chú mặt cắt - Mọi trường hợp của mặt cắt đều có ghi chú, trừ trường hợp mặt cắt (mặt cắt chập, mặt cắt rời) là một hình đối xứng, đồng thời trục. đối xứng của nó đắt trùng với vết mặt 81
- phẳng cắt hay trùng với đường kéo dài của mặt phẳng cắt (không cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và ký hiệu) . - Trường hợp mặt cắt chập hay mặt cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt hay đường kéo dài của mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu mà không cần ghi ký hiệu bằng chữ (Hình 5.26) Hình 5.26 Mặt cắt chập không đối xứng - Mặt cắt được đặt đúng theo hướng mũi tên, cho phép đặt mặt cắt ở vị trí bất kỳ trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay thì trên chữ ký hiệu có mũi tên cong cũng giống như hình cắt đã được xoay (Hình 5.27) - Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục của đường bao xoay hoặc phần lõm tròn xoay thì đường bao của lỗ hoặc phần lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt (Hình 5.28) Hình 5.27 Mặt cắt xoay Hình 5.28 Mặt cắt qua chỗ lõm tròn xoay 5.4. Hình trích II II TL 5:1 I R3 Hình 5.29 Hình trích Hình 5.30 Ký hiệu hình trích 82
- Hình trích là hình biểu diễn được trích ra từ một hình chiếu hoặc một hình cắt đã có nhằm mô tả phần nhỏ nào đó của vật thể một cách tỉ mỉ, rõ ràng hơn. Muốn vậy nó phải được phóng to lên và được giới hạn bằng nét lượn sóng. Cách làm như: Hình 5.33; Hình 5.30 Câu hỏi và bài tập chương 5 1. Trình bày cách vẽ các hình chiếu cơ bản trên mặt phẳng hìn chiếu? (Vẽ hình minh họa). 2. Trình bày cách vẽ hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần? (Vẽ hình minh họa). 3. Nêu khái niệm về hình cắt (cho ví dụ minh họa) và các quy định về hình cắt? 4. Nêu khái niệm về mặt cắt (cho ví dụ minh họa) và các quy định về mặt cắt? 5. Trình bày cách vẽ hình chiếu của vật thể (cho ví dụ minh họa)? Bài tập: Bài tập 1. Vẽ các hình chiếu vuông góc và ghi kích thước các vật thể theo các hình chiếu trục đo trong các hình dưới đây: 83
- Bài tập 2. Vẽ hình chiếu thứ ba, và hình chiếu trục đo từ hai hình chiếu đã cho trong hình dưới đây: 84
- Bài tập 3: Cho hai hình chiếu, vẽ hình chiếu thứ ba và hình cắt trong các hình dưới đây: 85
- Chương 6 Vẽ qui ước các mối ghép cơ khí Mục tiêu - Trình bày đươ ̣c khái niê ̣m về các loa ̣i mố i ghép và cách vẽ quy ước các mối ghép. - Đo ̣c và vẽ đươ ̣c bản vẽ của các chi tiế t có các mố i ghép. - Trình bày đươ ̣c cấu tạo, ứng dụng của các loại bánh răng, lò xo - Đo ̣c và vẽ được bản vẽ quy ước mối ghép bánh răng, lò xo. - Rèn luyê ̣n tính cẩ n thâ ̣n tỉ mỷ chính xác, chủ động trong học tập. Nội dung 6.1 Mối ghép ren 6.1.1 Ren 6.1.1.1 Sự hình thành ren Ren hình thành nhờ chuyển động xoắn ốc. Một điểm chuyển động đều trên một đường sinh, khi đường sinh đó quay đều quanh một trục cố định sẽ tạo thành chuyển động xoắn ốc. Quỹ đạo của điểm chuyển động gọi là đường xoắn ốc (Hình 6.1). Hình 6.1. Đường xoắn ốc. Nếu đường sinh là đường thẳng song song với trục quay, thì có đường xoắn ốc trụ. Nếu đường sinh là đường thẳng cắt trục quay, thì có đường xoắn ốc nón. Khoảng cách di chuyển của điểm chuyển động trên đường sinh, khi đường sinh này quay quanh trục được một vòng gọi là bước xoắn. Bước xoắn ký hiệu là ph. Một đường bao (hình tam giác, hình thang, cung tròn.) chuyển động xoắn ốc trên mặt trụ hoặc mặt côn sẽ tạo thành một bề mặt gọi là ren. Mặt phẳng của đường bao chứa trục của mặt trụ hay mặt côn, gọi là prôfin ren. 86
- Ren hình thành trên trục gọi là ren ngoài (Ren trục), ren hình thành trong lỗ gọi là ren trong (Ren lỗ) (Hình 6.2). a) Trục b) Lỗ Hình 6.1. ren trục, ren lỗ 6.1.1.2 Các yếu tố của ren Ren ngoài và ren trong ăn khớp với nhau nếu các yếu tố: Profin ren, đường kính ren, bước ren, số đầu mối, hướng xoắn của chúng giống nhau. Đường kính danhnghĩa d, đường kính chân ren d1, bước ren p. Hình 6.3: Các yế u tố của ren. a) Prôfin ren: là hình phẳng tạo thành ren, có các loại hình tam giác, hình thang, hình chữ nhật, cung tròn (Hình 6.4) Hình 6.4 Profin ren 87
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn