intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:163

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được các đặc điểm cơ bản của Vi - Ký sinh vật; nắm được mối tương tác giữa Vi - Ký sinh vật, cơ thể, môi trường, chi phối sự gây bệnh, chẩn đoán Vi - ký sinh vật và nguyên tắc phòng chống;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC VI SINH – KÝ SINH TRÙNG NGÀNH/ NGHỀ: Y SỸ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/QĐ-CĐYT ngày 29 tháng 01 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau) LƯU HÀNH NỘI BỘ Cà Mau, năm 2019
  2. 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình học Vi sinh – Ký sinh trùng do bộ môn Xét nghiệm Sinh hóa – vi ký sinh biên soạn bám sát mục tiêu, nội dung của chương trình khung, chương trình đào tạo chuyên ngành Y – Dược. Giáo trình môn học Vi sinh– Ký sinh trùng có cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Vi sinh – Ký sinh trùng, có đổi mới phương pháp biên soạn tạo tiền đề sư phạm để giáo viên và học sinh có thể áp dụng các phương pháp dạy – học hiệu quả. Giáo trình vi sinh – ký sinh trùng bao gồm các bài học, mỗi bài học có 3 phần (Mục tiêu, nội dung và phần tự lượng giá). Giáo trình môn học Vi sinh – Ký sinh trùng là tài liệu chính thức để sử dụng cho việc học tập và giảng dạy trong nhà trường Bộ môn Xét nghiệm sinh hóa - vi ký sinh xin cảm ơn các chuyên gia đầu ngành, các thầy thuốc chuyên khoa đã tham gia góp ý kiến. Xin trân trọng cám ơn Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình các môn học của trường Cao đẳng y tế Cà mau đã có đánh giá và xếp loại cho giáo trình môn học Vi sinh – ký sinh trùng. Giáo trình môn học Vi sinh – Ký sinh trùng chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo và học sinh nhà trường để giáo trình môn học ngày càng hoàn thiện. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương 1. Đại cương vi khuẩn. Chương 2. Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Chương 3. Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp (tt). Chương 4. Đại cương Virus. Chương 5. Một số Virus gây bệnh thường gặp. Chương 6. Miễn dịch – Vaccin – Huyết thanh. Chương 7. Nhiễm trùng và độc lực của vi sinh vật. Chương 8. Tiệt trùng – Khử khuẩn trong y học. Chương 9. Đại cương về ký sinh trùng y học.
  3. 3 Chương 10. Ký sinh trùng đường ruột. Chương 11. Ký sinh trùng sốt rét. Cà Mau, ngày tháng năm 2019 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
  4. 4 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MỤC LỤC
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: VI SINH - KÝ SINH TRÙNG 2. Mã môn học: MH 17 Thời gian thực hiện môn học: 32 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Kiểm tra, thi: 02 giờ) 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Vi ký sinh học là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ bản cơ sở, môn học này được bố trí giảng dạy vào đầu năm học, song song với môn sinh học. 3.2. Tính chất: Vi ký sinh sinh là môn học chuyên nghiên cứu về các đặc điểm và tính chất cơ bản của các loài vi sinh vật và ký sinh trùng, từ đó nắm được các loại bệnh và biết được cách phòng chống các bệnh. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được các đặc điểm cơ bản của Vi - Ký sinh vật. A2. Trình bày được mối tương tác giữa Vi - Ký sinh vật, cơ thể, môi trường, chi phối sự gây bệnh, chẩn đoán Vi - Ký sinh vật và nguyên tắc phòng chống. A3. Nắm được kiến thức về phòng chống các bệnh do Vi sinh vật, ký sinh trùng gây nên. 4.2. Về kỹ năng: B1. Phát triển được kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá ban đầu trong chẩn đoán bệnh trên lâm sàng. B2. Vận dụng kiến thức về vi sinh học để nhận định đúng khả năng gây bệnh, biện pháp dự phòng và điều trị. 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Nhận thức được tầm quan trọng trong thực hành nghề nghiệp.
  6. 6 C2. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. C3. Rèn luyện tác phong chính xác, thận trọng, trung thực trong hoạt động thực hành nghề nghiệp. 5. Nội dung chương trình môn học Thời gian (giờ) Tên chương, Số TT Thực mục Tổng số Lý thuyết Kiểm tra hành Chương 1. 2 2 0 1 Đại cương vi khuẩn Chương 2. 2 2 0 Một số vi 2 khuẩn thường gặp Chương 3. 2 2 0 Một số vi 3 khuẩn gây bệnh thường gặp Chương 4. 2 2 0 4 Đại cương Vius Chương 5. 2 2 0 Một số 5 Virus gây bệnh thường gặp Chương 6. Miễn dịch – 6 4 4 0 Vaccin – Huyết thanh
  7. 7 Thời gian (giờ) Tên chương, Số TT Thực mục Tổng số Lý thuyết Kiểm tra hành Chương 7. Nhiễm 7 trùng và độc 1 1 0 lực của vi khuẩn Chương 8. Tiệt trùng – 8 1 1 0 Khử khuẩn trong y học Chương 9. Đại cương 9 4 4 0 về ký sinh trùng y học Chương 10. Ký sinh 10 3 3 0 trùng đường ruột Chương 11. 11 Ký sinh 4 4 0 trùng sốt rét Tổng cộng 30 30 6. Điều kiện thực hành môn học: 6.1. Phòng học lý thuyết/ Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Internet 7. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  8. 8 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương Phương Hình Chuẩn đầu Số pháp pháp tổ thức Thời điểm kiểm tra ra đánh giá cột đánh giá chức kiểm tra A1, A2, Thường Tự luận Sau 7 giờ. Viết 1 xuyên cải tiến B1, B2, C1, (sau khi học xong bài 3) C2
  9. 9 Tự luận A1, A2, Sau 15 giờ Định kỳ Viết cải B1, B2, C1, 1 tiến (sau khi học xong bài 5) C2 A1, A2, Kết thúc Tự luận Viết 1 Sau 30 giờ môn học cải tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Y sĩ hệ chính quy học tập tại trường CĐYT Cà Mau 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. * Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...)
  10. 10 - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. “Giáo trình vi sinh”, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 2008 2. GS.TS Lê Huy Chính. “Vi sinh vật y học”. Nhà xuất bản Y học. 2007 3. PGS.TS Lê Hồng Hinh, “Vi sinh y học”. Nhà xuất bản Y học. 2007 4. Trần Xuân Mai (1997) “Ký sinh trùng y học”, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng Cán bộ y tế TP Hồ Chí Minh xuất bản, trang 336. 5. Đại học y khoa Hà Nội (1978), “Ký sinh trùng trong y học” Nhà xuất bản Y học. 6. Bộ Môn Ký sinh trùng (2005) “Ký sinh trùng Y học”, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 7. Bộ môn Ký sinh trùng (2002) “Xét nghiệm cơ bản và atlas ký sinh trùng”, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
  11. 11 Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1
  12. 12 Chương 1 1à chương giới thiệu về đại cương vi khuẩn, nói đến các thành phần cấu trúc đặc trưng sinh lý, dinh dưỡng của vi khuẩn. Để người học có nền tảng kiến thức nhận định được vi khuẩn qua hình ảnh.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được định nghĩa vi khuẩn. - Trình bày và giải thích được thành phần cấu trúc, các đặc trưng sinh lý, dinh dưỡng của vi khuẩn. Về kỹ năng: - Nhận diện được các loại hình thái của vi khuẩn - Định danh được một số vi khuẩn qua hình ảnh. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nhận thức được tầm quan trọng trong thực hành nghề nghiệp. - Luôn có ý thức tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. - Rèn luyện tác phong chính xác, thận trọng, trung thực trong hoạt động thực hành nghề nghiệp.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu thảo luận chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
  13. 13 - Các điều kiện khác: Không có.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. NỘI DUNG CHƯƠNG 1:
  14. 14 Vi sinh học (Microbiology) cấu tạo từ ba từ y học: Micros (nhỏ bé), Bios (sự sống) và Logos (khoa học). Đây là ngành học nghiên cứu về sự sống và hoạt động của các vi sinh vật. Vi sinh vật là những vật đơn bào ở giữa hai giới động vật và thực vật. Kích thước tế bào của chúng dao động trong phạm vi một vài phần triệu của mét hay một vài Micromet. Đường kính trung bình của tế bào vi khuẩn từ 1-2μm. Do đó, muốn quan sát chúng người ta phải dùng kính hiển vi quang học. Đối với những vi sinh vật cực nhỏ như Virus phải dùng đến kính hiển vi điện tử có độ phóng đại hàng trăm ngàn lần mới nhìn thấy được. Các nhóm vi sinh vật chính gồm: Vi khuẩn, vi nấm, một số dạng nguyên sinh, virus. Năm 1676, với một thấu kính hội tụ đơn giản, lần đầu tiên Antony-Von- Leeuwenhoek đã mô tả vi khuẩn và gọi là những con vật nhỏ li ti. Hiện nay, ông ta được xem là cha đẻ của khoa nguyên sinh động vật học và khoa vi khuẩn học. Năm 1778, Jenner nhận thấy nhiều người làm sữa bò đã tiếp xúc với bò có bệnh đậu không mắc phải đậu mùa trong mùa dịch. Việc dùng chất nước trong mụn bò đã bị đậu để ngừa bệnh đậu mùa của người là nguyên tắc chủng đậu. Cũng trong thời gian đó, Lister đã dùng Phenol trong các vết thương và các vật dụng băng bó. Đó là bước đầu tiên áp dụng các nguyên tắc diệt khuẩn, căn bản của khoa giải phẫu hiện đại. Năm 1876, Robert Koch đã tìm ra vi khuẩn Lao. Ông ta cũng nổi danh nhờ các phương thức cấy và trích biệt những lứa cấy tinh khiết. Các nguyên tắc sau đây gọi là định đề Ko ch, căn bản của quan niệm, theo đó vi khuẩn được coi là nguồn của một bệnh tật. 1. Vi khuẩn hiện diện và có thể tìm thấy trong tất cả các trường hợp của bệnh. 2. Vi khuẩn có thể được trích biệt thành một lứa cấy tinh khiết. 3. Tiêm truyền lứa cấy tinh khiết này cho một con thú thích hợp, sẽ gây bệnh cho thú. 4. Tìm thấy loại vi khuẩn đó trong con thú đã tiêm truyền và tạo lại một lứa cấy tinh khiết. Louris Pasteur đã khám phá ra vai trò to lớn của vi sinh vật tự nhiên và chính từ đó mà lập ra nền tảng cho môn Vi sinh học. Bằng những phương pháp thí nghiệm rất thông minh, Pasteur đã bác bỏ những khái niệm tự sinh của vi sinh vật đang
  15. 15 thống trị thời đó. Pasteur đã chứng minh rằng: sự lên men, sự thối rữa, và các bệnh truyền nhiễm luôn luôn do những vi sinh vật đặc biệt gây ra, ông đã đưa ra những phương pháp nhằm khử khuẩn thực phẩm, khử khuẩn các dụng cụ mổ, những phương pháp này hiện vẫn còn mang tên ông: phương pháp khử khuẩnPasteur (Pasteurisation), dùng tinh khiết hóa sữa uống. Phương pháp lọc đã thiết lập và kiện toàn qua thời kỳ phát triển mạnh mẽ các kỹ thuật. Các phương pháp này cho phép khảo cứu độc tố vi khuẩn. Năm 1988, Yersin đã chứng minh độc tố vi khuẩn bạch hầu. Thuốc kháng độc tố hiện được dùng làm căn bản điều trị bệnh này. Về sau, người ta bất ngờ tìm thấy những thể gây bệnh hết sức nhỏ lọt qua được các màng lọc, xuất hiện qua phần đã lọc của nước những mô bệnh, gây được bệnh. Năm 1892, Lvanovoski chứng minh rằng: siêu vi khuẩn là tác nhân gây bệnh của hút thuốc lá. Siêu vi khuẩn của vi khuẩn gọi là Bacteriophage, đã được khám phá đầu tiên vào năm 1915. Khoa siêu vi khuẩn học ngày nay đã trở thành một bộ môn khoa học riêng biệt. 1. ĐỊNH NGHĨA Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được, muốn quan sát phải nhìn qua kính hiển vi có độ phóng đại hàng trăm lần. Chúng có mặt khắp mọi nơi trong đất, nước, không khí và trên cơ thể sinh vật. Có một số vi khuẩn gây bệnh cho người, cho động vật và cho thực vật nhưng có nhiều loại vi khuẩn khác không gây bệnh và ngược lại có ích cho người. Ví dụ: Vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. 2. HÌNH THÁI VI KHUẨN Vi khuẩn là những tế bào nhỏ, đường kính không quá 1μm. Đó là những tế bào tiền hạt (Procaryotic cell), chỉ có một nhiễm sắc thể và không có màng nhân. Vì vi khuẩn là những sinh vật đơn bào nên sự khác nhau về hình thái không quá phức tạp. Các yếu tố liên quan đến hình thái gồm: hình dạng, kích thước và sự sắp xếp các tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn gồm các hình dạng sau: 2.1. Hình cầu (Cầu khuẩn: Coccus - Cocci): Gồm những vi khuẩn có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình ngọn nến, hình quả thận…đường kính từ 0,5 - 1μm.
  16. 16 Cầu khuẩn có khuynh hướng xếp thành hình đặc sắc, giúp ta có thể định loại vi khuẩn. Các kiểu sắp xếp của cầu khuẩn thường là: + Xếp thành đôi gọi là song cầu, gồm các loại vi khuẩn: Phế cầu (Pneumococci); Não mô cầu (Meningocococci); Lậu cầu (Gonococci). + Xếp thành từng đám, chùm giống chùm nho như tụ cầu khuẩn (Staphylococci). + Xếp thành chuỗi như chuỗi cầu khuẩn (Streptococci). Ngoài các kiểu sắp xếp trên cầu khuẩn còn có khuynh hướng xếp thành 4 tế bào (Gaffkya) hay thành khối lập phương (Sarcina) với 8 tế bào. 2.2. Hình que (Trực khuẩn: Bacillus - Bacilli): Trực khuẩn có đường kính từ 0,5 - 1μm và dài từ 0,8 - 20μm. Trực khuẩn có nhiều kiểu dạng khác nhau như: 2 đầu tròn, 2 đầu nhọn, 2 đầu vuông, 2 đầu phình to.Trực khuẩn thường đứng riêng lẻ như: E.coli, thành đôi (Diplobacilli) như Klebsiella, thành chuỗi (Streptobacilli) như các loại Bacillus, thành hình chữ tàu, chữ in X, Y, Z hoặc xếp thành hàng rào như Corynebacterium diphtheriae. 2.3. Hình cong: Loại vi khuẩn có thể có hình cong như dấu phẩy gọi là phẩy khuẩn như phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) hoặc có hình như cánh chim Campylobacter (gây viêm loét dạ dày, tá tràng). 2.4. Hình xoắn: Xoắn khuẩn, gồm các vi khuẩn có hình xoắn như lò xo, thường đứng riêng lẻ. Các loại xoắn khuẩn thường khác nhau về chiều dài, số vòng xoắn và biên độ xoắn. Đường kính từ 0,2 – 0,5μm, dài từ 5 – 500μm. Gồm 3 dòng: Treponema, Leptospira và Borrelia.
  17. 17 Hình 1. Hình dạng của vi khuẩn A. Trực khuẩn B. Liên cầu C. Tụ cầu D. Song cầu E. Xoắn khuẩn F. Phẩy khuẩn 3. CẤU TRÚC CỦA VI KHUẨN: Các thành phần cấu tạo vi khuẩn được xếp thành 2 nhóm: - Thành phần cấu tạo chung gồm: vách tế bào, màng tế bào (màng bào tương), tế bào chất (bào tương), nhân. - Thành phần cấu tạo riêng gồm: nang (vỏ), lông, pili, bào tử (nha bào). 3.1. Vách tế bào (Cell wall): Là lớp vỏ cứng che chở và giữ vững hình dạng, giúp tế bào vi khuẩn tránh khỏi sự ly giải do hiện tượng thẩm thấu. Cấu trúc vách tế bào về căn bản giúp ta phân biệt chia vi khuẩn thành hai nhóm theo phương pháp nhuộm Gram: - Vách tế bào nhóm vi khuẩn Gram (+): có cấu trúc là lớp dày Peptidoglycan (còn gọi là Mucopeptid hay Murein chiếm 80 - 90%. Ngoài ra còn có chứa một số thành phần cấu tạo khác như Teichoic-acid, Polysaccharide… khoảng 10%). - Vách tế bào nhóm vi khuẩn Gram (-): có cấu trúc hóa học phức tạp hơn vi khuẩn (+), được cấu tạo bởi một lớp mỏng Peptidoglycan nằm trong cùng chiếm khoảng 10%, mặt ngoài của lớp này là một lớp dày chiếm khoảng 80% gồm các cấu tử: Protein, Lipid, Lipopolysaccharide. Lớp Lipopolysaccharide này thường là nội độc tố của vi khuẩn Gram (-) và là kháng nguyên O của vi khuẩn, do đó giúp ta định danh một số vi khuẩn đường ruột (kháng nguyên O: Ohne Hauch)
  18. 18 Hình 2. Cấu trúc vi khuẩn 3.2. Màng tế bào (Cell membrane): Còn gọi là màng bào tương, là lớp mỏng sát liền bên trong vách tế bào, có cấu tạo bởi Protein, Lipid và chứa nhiều Enzyme. Màng tế bào giữ nhiều nhiệm vụ sinh lý quan trọng như: - Thẩm thấu chọn lọc vì có khả năng kiểm soát sự đi qua của các chất dinh dưỡng và chất cặn bã. - Hô hấp để cung cấp năng lượng. - Điều khiển sự bào phân. - Tiêu hóa tại chỗ một số thức ăn. 3.3. Tế bào chất hay bào tương (Cytoplasm): Bào tương của vi khuẩn mang tính chất của tế bào tiền hạt không có ty lạp thể và lục lạp. Bào tương là một chất ở thể keo, thành phần hóa học là ARN và có nhiều Enzyme để thực hiện sự chuyển hóa. Trong bào tương, có những hạt tế bào chất (Cytoplasmid granules) và những hạt nhỏ đó là Ribô thể (Ribosomes) có nhiệm vụ tổng hợp Protein cho tế bào. 3.4.Nhân (Nucleus): Nhân tế bào vi khuẩn mang tính chất của tế bào tiền hạt, không có màng nhân, không có bộ Golgi và không có bộ máy gián phân đẳng nhiễm. Nhân chỉ là một sợi
  19. 19 ADN duy nhất cuộn lại thành một búi, dài khoảng 1mm. Nhân không nằm lơ lửng trong tế bào chất mà xuất phát từ một chỗ lõm của màng tế bào tương gọi là Mesosomes. Nhân giữ nhiệm vụ di truyền những đặc tính của vi khuẩn cho thế hệ sau. 3.5. Nang (Capsule): Còn gọi là vỏ, chỉ có ở một số loại vi khuẩn, là thành phần ngoài cùng của tế bào vi khuẩn. Nang không cần thiết của tế bào vi khuẩn nhưng có vai trò trong độc lực của vi khuẩn vì che chở cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào và sự tấn công của thực khuẩn thể. Bản chất của nang thường là Polysaccharide (đặc biệt là nang của Bacillus anthracis cấu tạo bằng Polypeptide). Nang còn chứa kháng nguyên đặc hiệu giúp ta định loại được vi khuẩn (type). Nang có thể quan sát được bằng kính hiển vi qua các phương pháp nhuộm nang đặc biệt như nhuộm mực tàu, nhuộm Hiss (nang không thấm màu sẽ hiện sáng lên trên một nền nhuộm màu). Do cấu trúc hóa học trên, nên trong phương pháp nhuộm Gram, nhóm vi khuẩn Gram (-) không giữ được màu tím của Crystal Violet, nên có màu hồng của Safranin. 3.6.Lông(Flagella): Flagella chỉ có ở những vi khuẩn di động. Cấu tạo bởi Protein, xuất phát từ bên trong màng bào tương. Lông là cơ quan di chuyển của vi khuẩn, lông mang tính kháng nguyên gọi là kháng nguyên H (Hauch). Lông có các kiểu sắp xếp: - Monotrichous: chỉ có một lông ở một đầu. - Amphitrichous: có một lông ở mỗi đầu. - Lophotrichous: có nhiều lông ở một hay hai đầu. - Peritrichous: có nhiều lông ở chung quanh thân vi khuẩn. 3.7. Nhung mao (Pili): Là những lông tơ nhỏ, ngắn và thẳng hơn lông. Có hai loại Pili: - Pili chung có nhiệm vụ giúp vi khuẩn bám vào mô của ký chủ. - Pili giới tính có nhiệm vụ di chuyển chất liệu di truyền. 3.8. Bào tử (Spore hay Endospore):
  20. 20 Một số tế bào vi khuẩn, đặc biệt là những trực khuẩn Gram (+) như các loại Bacillus, trực khuẩn uốn ván: Clostridium tetani, trực khuẩn gây hoại thư: Clostridium perfringens có khả năng thành lập bào tử bên trong tế bào khi gặp điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống. Bào tử là một lớp vỏ bọc bằng sáp bên trong chứa chất liệu di truyền cũng như một số men cần thiết để duy trì tế bào vi khuẩn sống ở dạng ngủ, không hoạt động. Khi gặp điều kiện thích hợp, bào tử trở thành vi khuẩn ở dạng dinh dưỡng mang đầy đủ các đặc tính của vi khuẩn bình thường. Do đó, bào tử là một hình thái cầm cự của vi khuẩn, có tính kháng với nhiệt độ, sự khô và hóa chất sát khuẩn. Bào tử có dạng hình cầu hay bầu dục, được thành lập ở thân tế bào vi khuẩn, có thể ở giữa thân tế bào vi khuẩn (Bacillus anthracis), hoặc ở đầu tế bào vi khuẩn (Clostridium tetani) hoặc ở gần đầu thân tế bào vi 0 khuẩn (Clostridium perfringens). Thông thường vi khuẩn bị giết chết ở 100 C/2’-3’, 0 còn bào tử bị tiêu diệt ở 121 C/15’. Tài liệu tham khảo: 1. “Giáo trình vi sinh”, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 2008 2. GS.TS Lê Huy Chính. “Vi sinh vật y học”. Nhà xuất bản Y học. 2007 3. PGS.TS Lê Hồng Hinh, “Vi sinh y học”. Nhà xuất bản Y học. 2007 4. Trần Xuân Mai (1997) “Ký sinh trùng y học”, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng Cán bộ y tế TP Hồ Chí Minh xuất bản, trang 336. 5. Đại học y khoa Hà Nội (1978), “Ký sinh trùng trong y học” Nhà xuất bản Y học. 6. Bộ Môn Ký sinh trùng (2005) “Ký sinh trùng Y học”, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 7. Bộ môn Ký sinh trùng (2002) “Xét nghiệm cơ bản và atlas ký sinh trùng”, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2