intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xử lý tình huống và thủ tục khẩn cấp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Xử lý tình huống và thủ tục khẩn cấp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) trình bày những nội dung về: nguyên tắc chung khi xử lý các tai nạn sự cố hàng hải; xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xử lý tình huống và thủ tục khẩn cấp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI XỬ LÝ CÁC TAI NẠN SỰ CỐ HÀNG HẢI ........ 1 1. Các tình huống khẩn cấp trên biển ....................................................................................... 1 2. Mục đích của việc xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển. ................................................. 2 3. Nguyên tắc xử lý tình huống tai nạn sự cố hàng hải.............................................................. 2 4. Tập hợp các tài liệu có liên quan đến sự cố .......................................................................... 4 5. Giải quyết các tình huống khẩn cấp trên biển ....................................................................... 4 CHƯƠNG 2. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG ................................................................................. 5 VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP ........................................................................................................ 5 1. Máy chính bị hỏng ............................................................................................................... 5 3. Đâm va ................................................................................................................................ 9 4. Tàu mắc cạn....................................................................................................................... 13 5. Cháy trên tàu ..................................................................................................................... 17 6. Hàng hoá bị dịch chuyển .................................................................................................... 19 7. Nước tràn vào tàu .............................................................................................................. 23 8. Sự cố tràn dầu .................................................................................................................... 33 9. Có người bị thương, ốm nặng hoặc chết ............................................................................. 37 10. Tàu bị cướp biển .............................................................................................................. 40 11. Có người rơi xuống nước ................................................................................................. 43 12. Cứu hộ và yêu cầu cứu hộ ................................................................................................ 50 13. Rời bỏ tàu ........................................................................................................................ 52
  3. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 1. Nguyên tắc chung xử lý các tai nạn sự cố hàng hải CHƯƠNG 1. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI XỬ LÝ CÁC TAI NẠN SỰ CỐ HÀNG HẢI 1. Các tình huống khẩn cấp trên biển Những tình huống/ sự cố khẩn cấp xảy ra trên tàu gồm có: .1 Mắc cạn .2 Cháy/ nổ .3 Đâm va (với vật cố định hoặc di động) .4 Hư hỏng kết cấu tàu .5 Nghiêng quá giới hạn .6 Hỏng hệ thống két chứa .7 Ngập nước hoặc chìm tàu .8 Cứu người ra khỏi khu vực kín .9 Người rơi xuống biển .10 Đe dọa đánh bom .11 Cướp biển và khủng bố .12 Cứu hộ/ kéo khẩn cấp .13 Tập trung tại vị trí phao bè/ xuồng .14 Bỏ tàu/ hạ xuồng cứu sinh .15 Hỏng máy lái/ lái sự cố .16 Tai nạn nghiêm trọng/ tình huống khẩn cấp về y tế .17 Hư hỏng do thời tiết xấu .18 Sơ tán trên biển bằng trực thăng .19 Tìm kiếm và cứu nạn .20 Xê dịch hàng hóa .21 Hư hỏng về kỹ thuật hoặc mất điện .22 Tràn dầu  Những quy định chung Trên tàu phải lập bảng phân công báo động về cứu hoả, cứu người rơi xuống biển, cứu thủng tàu và bỏ tàu (xuống xuồng cứu sinh). Trong bảng phân công phải quy định rõ: • Nhiệm vụ chung của mỗi thuyền viên khi có báo động. • Vị trí tập trung và nhiệm vụ của mỗi thuyền viên khi có báo động đối với từng loại báo động nói trên. HHH 1
  4. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 1. Nguyên tắc chung xử lý các tai nạn sự cố hàng hải Bảng phân công báo động phải niêm yết ở những nơi tập trung Thuyền viên. Trong buồng ở của Thuyền viên phải niêm yết tại nơi dễ thấy nhất phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung: • Tín hiệu báo động chung gồm bảy hồi chuông ngắn một hồi chuông dài liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần (- - - - - - - ) • Vị trí tập trung và nhiệm vụ phải thực hiện. • Số xuồng và vị trí ngồi trong xuồng cứu sinh Tín hiệu báo động phải được thông báo bằng chuông điện và hệ thống truyền thanh trên tàu. Nội dung báo động được thông báo trên loa công cộng. Nếu trên tàu hệ thống chuông điện, hệ thống truyền thanh bị hỏng hoặc không có thì có thể dùng bất kỳ một thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo cho thuyền viên biết. 2. Mục đích của việc xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển. Để đối phó với các mối nguy hiểm, tai nạn và các tình huống khẩn cấp liên quan đến tàu. 3. Nguyên tắc xử lý tình huống tai nạn sự cố hàng hải 3.1 Xử lý tình huống khẩn cấp trên tàu Khi có xảy ra tai nạn hoặc tai biến yêu cầu giúp đỡ khẩn cấp, Thuyền trưởng phải báo cáo về Công ty càng sớm càng tốt và sau đó tới Quốc gia ven biển gần nhất hoặc Chính quyền cảng (nếu cần thiết). Thuyền trưởng báo cáo tình hình dưới tàu bằng thiết bị thông tin nhanh và hiệu quả nhất cho Giám đốc, hoặc DPA, hoặc bất kỳ người nào khác trong “Danh sách liên lạc khẩn cấp” trong “Quy trình thông tin liên lạc”. Ngay khi đã liên lạc được với một thành viên của Công ty thì Thuyền trưởng không cần phải gọi ai nữa. Nhân viên nhận tin có trách nhiệm báo cho Giám đốc và những người có liên quan. Những báo cáo ban đầu của Thuyền trưởng không thay thế cho báo cáo bằng văn bản theo mẫu “Báo cáo tai nạn/ sự cố”, Trong thời gian sự cố, Thuyền trưởng phải để tất cả thiết bị liên lạc ở trạng thái sẵn sàng. Giám đốc Công ty, hoặc người được Giám Đốc ủy quyền xác định loại và mức độ sự cố, quyết định thành lập, triệu tập và giải tán Đội ứng cứu khẩn cấp gồm một số thành viên theo “Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại văn phòng công ty” Khi Giám đốc vắng mặt, người được uỷ quyền phải thay thay mặt Giám đốc giải quyết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền chịu trách nhiệm làm việc với giới truyền thông và các cơ quan bên ngoài khác về các vấn đề sự cố chính, khi cần. Thuyền trưởng phải tuân theo các hướng dẫn từ Đội ứng phó sự cố của Công ty. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, Thuyền trưởng phải thực hiện tất cả những biện pháp có thể để kiểm soát và hạn chế thiệt hại/ tổn thất do tai nạn hoặc tai biến gây ra. Tuỳ trường hợp cụ thể, Thuyền trưởng lưu tâm tham khảo các bước thực hiện được đưa ra trong hệ thống quản lý an toàn của Công ty. 3.2 Hỗ trợ về pháp lý HHH 2
  5. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 1. Nguyên tắc chung xử lý các tai nạn sự cố hàng hải Thuyền trưởng phải biết rằng một số quốc gia sẽ phạt, truy tố hình sự hay bỏ tù Thuyền trưởng và các thuyền viên do xảy ra tai nạn, ví dụ như đâm va, mắc cạn, ô nhiễm tràn dầu và các sự cố khác. Thuyền trưởng và các thuyền viên có thể bị truy tố hình sự khi thực hiện các hành động ứng phó sự cố ô nhiễm tràn dầu. Tương tự thì Thuyền trưởng và thuyền viên, công ty có thể bị truy tố về dân sự bởi các tổ chức liên quan đến tai nạn/ sự cố. Trong các tình huống này, công ty sẽ bố trí hỗ trợ về pháp lý thông qua đại diện CLB P&I tại địa phương và các luật sư của công ty. Trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, Thuyền trưởng và thuyền viên phải biết được thân nhân của cá nhân và tổ chức cảu người phỏng vấn. Người phỏng vấn phải trình thẻ chứng minh nhân thân. Thuyền trưởng và thuyền viên phải chú ý khi trả lời cơ quan công quyền địa phương, chính quyền cảng hoặc khi trả lời các cá nhân không chứng minh được nhân thân hoặc những người chỉ đưa ra các câu hỏi không chính thức. Bất kỳ tuyên bố hay câu trả lời nào đưa ra cũng có thể là bằng chứng chống lại bản thân. Khi đưa ra các tuyên bố, phải đảm bảo chỉ nói lên thực trạng và tránh đưa ra suy diễn và phỏng đoán. Nhiều quốc gia có luật giúp bảo vệ tránh tình trạng tự buộc tuội và cho phép cá nhân từ chối trả lời dưa trên cơ sở là “tôi muốn đảm bảo quyền hợp pháp của mình”. Luôn tham vấn về luật trước khi đưa ra các tuyên bố hay trả lời các câu hỏi liên quan đến nguyên nhân của tai nạn. Tất cả các tàu phải có các Thông báo mới nhất của Bảo hiểm P&I và tàu tham gia. 3.3 Ứng xử với công chúng và giới thuyền thông Sau khi xảy ra sự cố hay tai nạn hàng hải liên quan đến đâm va, tràn dầu, cháy, thương tật về người, Thuyền trưởng, các sỹ quan và toàn bộ thuyền viên đều rất căng thẳng và đây là thời điểm nhạy cảm. Ngày nay, các kế hoạch ứng cứu yêu cầu số lượng lớn các báo cáo và phản hồi các quy định của pháp luật. Hầu hết các sự cố xảy ra đều ở gần bờ, khi tàu đang ở thời điểm nguy cấp nhất, thì chỉ trong chốc lát sau khi xảy ra sự cố các bên có liên quan đã có can thiệp với Thuyền trưởng và các sỹ quan. Tuy nhiên lúc đó Thuyền trưởng vẫn phải có toàn bộ trách nhiệm đối với an toàn của thuyền viên và của cả con tàu. Thuyền trưởng và thuyền viên cần phải chú ý rằng, đối với công chúng/ giới truyền thông, việc ứng xử phải hết sức thận trọng, khi cần thiết phải có tư vấn của của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Công ty ký hợp đồng với các chuyên gia tư vấn về thuyền thông họ là những người có kiến thức sâu rộng về các sự cố hàng hải và các vấn đề liên quan đế công chúng/ truyền thông. Các đơn vị tư vấn sẽ liên lạc với tàu để hỗ trợ trong ứng xử với công chúng/ truyền thông. Trong thời điểm rất căng thẳng xử lý sự cố, Thuyền trưởng hay bất kỳ thuyền viên nào trên tàu không nên trả lời bất kỳ cuộc điện thoại nào từ phía giới truyền thông. Lý do là số điện thoại của tàu chỉ để sử dụng cho các cuộc gọi khẩn cấp, ngoài ra còn có những vấn đề phức tạp về pháp lý khi đưa ra những bình luận sẽ được công bố hay phát sóng chỉ trong vòng vài phút sau khi phát ngôn. HHH 3
  6. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 1. Nguyên tắc chung xử lý các tai nạn sự cố hàng hải Giới truyền thông có thể dễ dàng có được số điện thoại liên lạc của tàu, vì thế khi nhân được điện thoại của cơ quan truyền thông, Thuyền trưởng cố gắng từ chối trả lời và lưu ý họ gọi điện cho số thông tin của văn phòng công ty. Văn phòng sẽ cho tàu số điện thoại này. Nếu có thể, Thuyền trưởng cố gắng thông báo cho văn phòng về những ai đã liên lạc với tàu. Văn phòng sẽ đảm bảo việc thông tin với cơ quan truyền thông. Chính sách của công ty là tàu không được trực tiếp cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông. Việc này để đảm bảo phát ngôn của tàu không bị thông tin sai lệch và tàu tập trung vào công tác ứng cứu sự cố. Trong trường hợp không thể tránh được việc phải phát: • Thuyền trưởng phải đảm bảo những người phỏng vấn thực sự là đại diện của cơ quan truyền thông hợp pháp thông qua việc kiểm tra nhân thân, giấy tờ tùy thân trước cuộc phỏng vấn hay cuộc họp. • Thuyền trưởng chỉ công bố thực tế liên quan đến sự cố và KHÔNG ĐƯỢC suy diễn hay phỏng đoán về nguyên nhân, mức độ hay hậu quả của sự cố ô nhiễm hoặc kết quả của các cố gắng ứng cứu. • Thuyền trưởng phải thẳng thắn, hợp tác và thể hiện thiện chí hỗ trợ cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông. • Các tuyên bố phải đơn giản, nhắc lại ngắn gọn thực tế, không được đưa ra ý kiến chủ quan hoặc diễn giải thêm. Không được để đánh lừa đưa ra những bình luận về những nội dung không nắm được hoặc suy diễn về những người khác. • Thẳng thắn trả lời “Tôi không biết” trong tất cả các trường hợp không nắm được thông tin. • Trong mọi trường hợp không được tuyên bố sai lệch hoặc che đậy sự thật. 4. Tập hợp các tài liệu có liên quan đến sự cố Để đảm bảo có đầy đủ chứng cứ bằng văn bản trong trường hợp có các vấn đề liên quan đến pháp luật sau này, để xây dựng nên mẫu các báo cáo và để làm công cụ đào tạo về các tình huống ứng phó sự cố trong tương lại, Thuyền trưởng phải duy trì một cách chính xác các biên bản về các sự kiện liên quan đến tai nạn, phạm vi và ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm và hiệu quả của các hành động ứng phó. Các bằng chứng dạng văn bản bao gồm: • Bản ghi các sự kiện và trao đổi thông tin (của cá nhân và tổng hợp); • Hợp đồng, thỏa thuận và giao dịch tài chính; • Mẫu dầu lấy từ các két, trên boong, trên thân tàu hoặc xung quanh tàu, nếu có thể. Những mẫu này phải để trong các bình đựng mẫu sạch có niêm phong và được cất giữ bởi các bên có liên quan cùng các biên bản giao nhận mẫu có chữ ký của các bên, số sê- ri liên tục; • Ảnh chụp, videos và các thước phim ghi lại tai nạn và quá trình ứng phó; và • Báo, các đoạn băng TV, đài liên quan đến sự cố. 5. Giải quyết các tình huống khẩn cấp trên biển HHH 4
  7. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp CHƯƠNG 2. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP 1. Máy chính bị hỏng Những nhiệm vụ chủ yếu của từng bước đã được nêu trong lưu đồ quy trình, tuy nhiên những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn: (1) Sỹ quan boong trực ca - Gọi thuyền trưởng. - Dừng máy chính. - Treo/bật tín hiệu "tàu mất chủ động". (2) Sỹ quan máy trực ca phải: - Gọi máy trưởng. - Dừng máy chính. (3) Thuyền trưởng phải: - Nếu thấy có nguy cơ mắc cạn phải tính đến việc: + Thả neo; + Yêu cầu lai dắt; - Thông báo cho lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu trong khu vực lân cận. - Thông báo cho Công ty (4) Máy trưởng và các sỹ quan phải: - Kiểm tra máy chính theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau: + Xác định khu vực hư hỏng. + Kiểm tra áp tô mát bảo vệ công suất ngược. + Chuyển các bơm chạy tự động sang chế độ chạy bằng tay. - Chạy lại máy chính. - Thông báo cho buồng lái. HHH 5
  8. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp HHH 6
  9. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp 2. Máy lái bị hỏng Những nhiệm vụ chủ yếu của từng bước đã được nêu trong lưu đồ quy trình, tuy nhiên những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn: (1) Sỹ quan boong trực ca: - Gọi thuyền trưởng. - Dừng máy chính. - Treo/ bật tín hiệu "Tàu mất chủ động". (2) Sỹ quan máy trực ca phải: - Gọi máy trưởng. - Dừng máy chính. (3) Thuyền trưởng phải: - Nếu thấy có nguy cơ mắc cạn phải tính đến việc: + Chuyển sang lái sự cố. + Thả neo. + Yêu cầu lai dắt. - Thông báo cho lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu trong khu vực lân cận. - Thông báo cho Công ty. (4) Máy trưởng và sỹ quan phải: - Xác định khu vực hỏng. - Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho máy lái. - Kiểm tra mức dầu. (5) Việc khắc phục cần dựa trên hướng dẫn của nhà chế tạo. Nếu phải chuyển sang lái sự cố, mọi người phải làm đúng theo "Quy trình lái sự cố” HHH 7
  10. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp HHH 8
  11. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp 3. Đâm va Những nhiệm vụ chủ yếu của từng bước đã được nêu trong lưu đồ quy trình, tuy nhiên những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn: (1) Sỹ quan boong trực ca phải: - Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp. - Gọi thuyền trưởng. - Xác định thời gian và vị trí xảy ra đâm va. (2) Thuyền trưởng và sỹ quan boong trực ca phải: - Đảm bảo chắc chắn rằng mọi thuyền viên đều đã hiểu rõ công việc của mình. - Liên lạc với tàu kia và thông báo cho họ biết: + Tên tàu, hô hiệu, cảng đăng ký. + Quốc tịch, chủ tàu, cảng tới. + Yêu cầu tàu kia thông báo những thông tin tương tự. - Cần duy trì liên lạc bằng VHF càng lâu càng tốt. - Thống nhất với tàu kia xem có thể rút ra được không để tránh gây nguy hiểm cho cả hai tàu như sự cố tràn dầu, phát sinh tia lửa điện gây ra cháy, cháy lan sang tàu kia, chìm tàu, khả năng điều động sau khi rút ra trong trường hợp hai tàu bị mắc vào nhau sau khi đâm va. - Liên tục ghi vào nhật ký hàng hải những việc đã làm. (3) Đại phó phải: - Kiểm tra xem có ai bị thương không, mức độ hư hỏng thiệt hại xảy ra đối với tàu, hàng hoá, kiểm tra phát hiện lỗ thủng. - Thực hiện những công việc cần thiết nhằm giảm tối thiểu những thiệt hại xảy ra cho người, tàu và môi trường. - Báo cáo cho thuyền trưởng biết. (4) Đài trưởng phải: - Chuyển báo cáo của thuyền trưởng về Công ty bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất. - Duy trì sự liên lạc thường xuyên với Công ty. (5) Máy trưởng và sỹ quan máy trực ca phải: - Chuẩn bị tất cả các bơm để bơm nước ra. - Đo tất cả các két và lacanh mà nước có thể tràn vào. (6) Đội trưởng đội cứu sinh phải dựa vào tình hình thực tế của tàu để chuẩn bị các phương tiện cứu sinh cho phù hợp. (7) Đại phó phải làm hết khả năng để bịt lỗ thủng bằng cách: - Dùng nêm gỗ. HHH 9
  12. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp - Dùng bạt chống thủng. - Dùng xi măng. - Dùng các bulông… Thuyền trưởng phải căn cứ vào tình trạng thực tế của tàu để xem xét xem có cần sự hỗ trợ của người khác hay không? Nếu có nguy cơ chìm tàu do lượng nước vào tàu quá lớn sau khi đã tiến hành kiểm tra, thuyền trưởng phải cân nhắc (tính toán) đưa tàu vào cạn ở một nơi thích hợp. *YÊU CẦU THÔNG BÁO Khi có tai nạn xảy ra, thuyền trưởng phải báo cáo về công ty càng sớm càng tốt và sau đó tới các tàu phụ cận và quốc gia ven biển gần nhất hoặc chính quyền cảng (nếu cần thiết). Những thông tin sau đây phải được thông báo cho công ty một cách nhanh nhất: 1. Thời gian - Giờ GMT; 2. Vị trí chính xác khi xảy ra đâm va; 3. Tốc độ trước khi đâm va; 4. Hoa tiêu trên tàu mình và tàu kia; 5. ARPA/RADAR có hoạt động không trước khi đâm va; 6. Tên và Hô hiệu của tàu kia; 7. Dự đoán tốc độ trước khi đâm va của tàu kia; 8. Tốc độ tàu mình tại thời điểm đâm va; 9. Dự đoán tốc độ tàu mục tiêu tại thời điểm đâm va; 10. Hướng của tàu mình; 11. Hướng của tàu kia; 12. Tình trạng thời tiết, hướng gió, độ cao sóng, dòng chảy và hướng; 13. Tầm nhìn xa; 14. Diễn biến của quá trình đâm va; 15. Thiệt hại hư hỏng xảy ra đối với tàu mình, hàng hoá, rò rỉ của các két dầu hoặc các ô nhiễm khác do tàu hoặc hàng hoá gây ra; 16. Thiệt hại đối với tàu kia và các đối tượng đâm va khác; 17. Người bị thương; 18. Tên của tàu trong khu vực gần nơi xảy ra tai nạn; 19. Những yêu cầu cần hỗ trợ; 20. Hô hiệu của Đài bờ gần nhất; 21. Mớn nước mũi và lái khi đâm va; 22. Người trực ca trên Buồng Lái và trong Buồng Máy khi đâm va; 23. Thời điểm dự đoán khả năng đâm va có thể xảy ra? HHH 10
  13. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp 24. Tàu mình đã điều động như thế nào để tránh đâm va? 25. Tàu kia đã điều động như thế nào để tránh đâm va? 26. Nếu việc đâm va gây nên do sự cố hư hỏng về kỹ thuật thì phải báo cáo chi tiết. Những vấn đề ở mục 3, 7, 8, 9,10, 11, 12, 22, 23, 24, 25 và 26 phải được xử lý triệt để bí mật và chỉ được phép tiết lộ cho người đại diện của Công ty và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được đưa cho người khác. HHH 11
  14. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp HHH 12
  15. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp 4. Tàu mắc cạn Trong hàng hải việc tàu bị cạn có rất nhiều lý do. Phần nhiều là do các nguyên nhân ngoài ý muốn của người điều khiển. Ngoài ra lên cạn để loại trừ các nguy cơ khác đối với tàu cũng là một nguyên nhân. Tuy nhiên dù là mắc cạn có chủ định hay không đều làm ảnh hưởng và dẫn tới các nguy hiểm cho thân tàu và thuỷ thủ đoàn. Tất nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận việc lên cạn có chủ đích sẽ được người điều khiển tính toán để giảm thiểu các ảnh hưởng do cạn gây ra. 1. Bị cạn ngoài ý muốn có thể do các nguyên nhân sau - Sai lầm trong hành động. - Giông bão làm tàu mất khả năng điều động trôi dạt lên bãi cạn. - Tầm nhìn xa bị hạn chế dẫn đến mất phương hướng. - Do bãi san hô, bãi bồi phát triển nhanh mà trên hải đồ chưa bổ sung kịp. - Sai lầm về hàng hải, thiếu kinh nghiệm. - Vị trí xác định kém chính xác dẫn đến hướng đi sai lệch. - Lái tàu không đúng hướng. - Thiếu trang bị các trang bị máy điện hàng hải hoặc các sai lầm khi tác nghiệp. - Các dấu hiệu hàng hải bị trôi dạt. - Tàu bị cạn do thuỷ triều xuống. 2. Bị cạn có chủ đích có thể được người điều khiển quyết định với các nguyên nhân sau - Tàu bị thủng vỏ và có nguy cơ chìm tại vị trí nước sâu, khả năng chống thủng khó thực hiện. - Tàu bị sự cố và có khả năng trôi dạt vào các vị trí nguy hiểm. - Hàng hoá trên tàu có hiện tượng dịch chuyển dẫn tới nguy cơ lật do mất ổn định. - Tránh các hiểm hoạ khác trên biển. * LỰA CHỌN NƠI VÀO CẠN, CÁC LƯU Ý CHUNG TRƯỚC KHI VÀO CẠN TỰ NGUYỆN 1. Lựa chọn nơi vào cạn Trường hợp phải vào cạn tự nguyện, cần lựa chọn: - Bãi biển bằng phẳng, nên chọn đáy là bùn, không có đá, độ dốc nhỏ; - Có đủ chỗ rộng để quay trở vào ra dễ dàng; - Nơi vào cạn phải kín sóng gió. 2. Các lưu ý chung Chú ý các điều kiện khí tượng thuỷ văn như biên độ triều, dòng chảy... Nếu phải vào cạn trong sông thì không cho tàu vào ngang sông và tốt nhất nên vào cạn lúc nước dòng. Trước khi HHH 13
  16. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp vào cạn phải bơm nước đầy các két ballast , nếu điều kiện cho phép mà không gây hư hỏng hàng hoá ta có thể bơm nước vào một số hầm. Nên thả neo lái hoặc mũi và tính toán sao cho khi tàu ở vị trí cạn thì neo ở hướng tiện lợi nhất để kéo tàu ra. Thông thường bơm nước ballast, di chuyển hàng để tàu bị chúi mũi một ít. Khi vào cạn nên để số người dưới hầm máy ít nhất. Đóng các cửa sổ, cửa kín nước, các van lấy nước qua đáy tàu phải đóng kín, nước sinh hoạt cần làm việc phải lấy trước. Cho mũi vào cạn trước và hướng vuông góc với bờ bãi cạn. Chuẩn bị các phương tiện cứu sinh, cứu hoả. Thông báo cho các trạm bờ cần thiết, công ty tàu. * PHÁT HIỆN BỊ CẠN. Việc xem xét biến đổi mớn để xác định tàu bị cạn khi đang hành trình là không thể. Nói chung tàu bị cạn là sự cố rất bất ngờ. Để phát hiện tàu cạn, có thể dựa vào các hiện tượng sau: - Tàu đang hành trình, nếu bị cạn bất ngờ có thể nhận biết thấy qua những chấn động bất ngờ đối với thân tàu. - Tàu bị nghiêng chúi bất thường và không có hiện tượng trả lại vị trí cân bằng. - Tốc độ tàu suy giảm đột ngột và rung mạnh do chân vịt vẫn đạp nước. - Bánh lái mất tác dụng hoặc phản ứng chậm. * XỬ LÝ KHI TÀU VÀO CẠN Những nhiệm vụ chủ yếu của từng bước đã được nêu trong lưu đồ quy trình, tuy nhiên những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn: (1) Sỹ quan boong trực ca phải: - Lập tức dừng máy chính; - Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp; - Gọi thuyền trưởng. - Xác định thời gian mắc cạn. - Trưng đèn và dấu hiệu cần thiết để thông báo cho các tàu thuyền và các phương tiện xung quanh về tình huống tàu mình, ghi nhận hướng đi, vận tốc khi vào mắc cạn. - Chuyển giao nhiệm vụ lại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế theo đúng quy định đã phân công (phó 3). (2) Phó 3 phải: - Đánh dấu vị trí tàu chính xác trên hải đồ với hướng mũi tàu. - Kiểm tra toạ độ tàu cạn, kiểm tra các tài liệu hàng hải về khu vực. - Kiểm tra thuỷ triều, xác định giờ nước lớn, nước ròng và biên độ thuỷ triều. - Liên tục ghi vào nhật ký hàng hải những việc đã làm. *Phó 2 phải: đo độ sâu xung quanh tàu, vẽ sơ đồ tàu mớn nước trước và sau khi xảy ra mắc cạn có đánh dấu các điểm độ sâu cùng với số đo độ sâu tương ứng, từ đó kết hợp một số điều HHH 14
  17. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp kiện khác để làm cơ sở quyết định hướng rút tàu ra cạn. Ghi chú thời gian khi tiến hành đo độ sâu. *Đại phó phải: - Kiểm tra người bị thương, hư hỏng thiệt hại xảy ra cho tàu và hàng hoá. - Kiểm tra xem tàu có bị thủng hay không, đo các két ballast và lacanh hầm hàng. Với việc nước tràn vào tàu do mắc cạn thì phải hành động phòng ngừa như đóng tất cả các lỗ hổng, khe hở (openings)… để giảm thiểu lượng nước tràn vào tàu. - Xác định tư thế tàu và ổn tính, sơ bộ xác định nguy cơ của tàu trên cạn. *Thuyền trưởng phải: - Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đã hiểu được nhiệm vụ của mình. - Kiểm tra bản dự báo thời tiết, hướng, tốc độ gió và dòng chảy. Thời tiết xấu hoặc bão phải tìm mọi biện pháp củng cố và đảm bảo vị trí ổn định cho tàu như: bơm nước vào ballast, các tank, két...và thả thêm neo, nếu điều kiện cho phép. Điện hỏi các trạm khí tượng thủy văn về tình hình thời tiết trong những ngày gần nhất và dự báo trong những ngày tới. - Đánh giá tình hình nguy hiểm cho tàu khi có sóng lớn, dòng chảy mạnh hay tàu đã bị thủng, nếu cần thiết cho bơm nước vào các két trống để tránh tình trạng tàu bị dằn mạnh khi có sóng. - Đưa ra nhận định: + Tàu có nổi lên được không? Khi thuyền trưởng tính toán rằng không có khả năng tự nổi, thuyền trưởng ngay lập tức phải yêu cầu cứu hộ giúp đỡ. + Hư hỏng của bánh lái và chân vịt? + Khả năng điều động tàu sau khi nổi? + Khả năng gây ô nhiễm do tràn dầu. (3) Máy trưởng và các sỹ quan máy phải - Mở van thông mạn, đóng van thông đáy. - Đo tất cả các két dầu, các két trong buồng máy. - Kiểm tra Cúp ben trục chân vịt. - Kiểm tra các bệ đỡ trục trung gian. - Máy tàu phải sẵn sàng nếu hầm máy không bị ngập. - Liên tục ghi chép Nhật ký hàng hải những việc đã làm. (4) Đài trưởng phải: - Sẵn sàng Điện đài. - Duy trì sự liên lạc thường xuyên với Công ty. (5) Đội trưởng đội cứu sinh phải dựa vào tình hình thực tế của tàu để chuẩn bị các phương tiện cứu sinh cho phù hợp. HHH 15
  18. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp (6) Các công việc khắc phục bổ sung khác bao gồm cả việc yêu cầu người khác hỗ trợ. HHH 16
  19. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp 5. Cháy trên tàu Những nhiệm vụ chủ yếu của từng bước đã được nêu trong lưu đồ quy trình, tuy nhiên những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn: (1) Người đầu tiên phát hiện ra có cháy phải báo ngay cho buồng lái biết đồng thời phải áp dụng ngay những biện pháp hữu hiệu và sử dụng những thiết bị phù hợp để dập lửa. (2) Sỹ quan boong trực ca phải: - Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp. - Gọi ngay Thuyền trưởng lên buồng lái. (3) Thuyền trưởng phải: - Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình. - Không thiếu ai và không có ai bị kẹt lại ở đâu đó. Sỹ quan boong giúp việc cho Thuyền trưởng phải liên tục ghi vào nhật ký tàu những hành động đã thực hiện. (4) Đội trưởng đội cứu hoả (Đ/P) phải đảm bảo rằng mọi người trong đội đã ở tư thế sẵn sàng với đầy đủ các trang thiết bị cứu hoả cần thiết. (5) Đội trưởng đội đóng cửa (P2) phải: - Đảm bảo chắc chắn rằng các khu vực bị ảnh hưởng đã được cách ly. - Chỉ đóng kín buồng máy khi có cháy lớn trong buồng máy. - Các lỗ hổng (openings) như là các cửa ra vào, lỗ có lắp, thông gió phải được đóng, và hệ thống thông gió phải ngừng hoạt động. Việc làm mát khu vực này phải được tiến hành nếu thấy cần thiết. (6) Máy 2 phải chạy các Bơm cứu hoả theo lệnh của máy trưởng. Máy trưởng phải đảm bảo chắc chắn rằng các quạt gió có liên quan tới những khu vực bị ảnh hưởng đã được tắt hết. (7) Đài trưởng phải: - Sẵn sàng điện đài và vị trí phải được cập nhật thường xuyên. - Thông báo cho chủ tàu biết, nếu cần thiết phải xin phép cấp cứu. - Phát tín hiệu cấp cứu thích hợp (xem trong luật tín hiệu quốc tế) khi có lệnh của thuyền trưởng (cũng có thể dùng VHF để thông báo tai nạn). (8) Đội trưởng đội cứu sinh phải căn cứ vào tình trạng cứu hoả để chuẩn bị các phương tiện cứu sinh cho phù hợp. HHH 17
  20. MÔN HỌC : XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ THỦ TỤC KHẨN CẤP Chương 2. Xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp (9) Thuyền trưởng và đội trưởng đội cứu hỏa phải: - Căn cứ vào tất cả những thông tin và kiến thức đã biết về những thứ có trong khu vực cháy và những thứ xung quanh khu vực cháy, đặc biệt những thông tin về hàng hóa nguy hiểm và độc hại để quyết định phương án cứu hỏa tốt nhất. Việc bắt đầu chữa cháy phải được tiến hành một cách có hiệu quả và với phương pháp thích hợp, và phải lưu ý tới việc chuẩn bị bỏ tàu như là việc sẵn sàng của xuồng cứu sinh, và không quên thời gian thông báo của việc bỏ tàu. - Chú ý những vấn đề sau đây: + Các tai nạn gây ra nổ và sự lan rộng của hỏa hoạn trên tàu và trên bờ. + Tàu mất tính ổn định khi sử dụng nước để cứu hỏa. + Không được dùng nước đối với các thiết bị điện, nếu dùng khí CO2 để chữa cháy cho một khu vực nào đó thì có thể cần tới 8 - 10 ngày để giữ cho khu vực đó ngừng hoạt động. + Nếu thấy có khả năng ngọn lửa lan rộng do gió to, thuyền trưởng phải dừng tàu hoặc điều động đưa tàu xuôi gió để đề phòng ngọn lửa lan rộng, hạn chế không cho khói vào cabin. + Thuyền trưởng phải hành hải sao cho lửa và khói không ảnh hưởng đến hoạt động chữa cháy. + Tất cả mọi nguồn điện dẫn đến chỗ cháy phải được cắt, trừ nguồn được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. (10) Máy trưởng phải đảm bảo chắc chắn rằng: - Buồng Máy đã được đóng kín; - Tất cả các quạt gió đã tắt; - Không còn ai ở trong buồng máy; - Tính toán và xả lượng CO2 phù hợp vào trong Buồng máy; - Liên tục cảnh giới và đo nhiệt độ Buồng máy. HHH 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0