intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam

Chia sẻ: Loi K | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam trình bày về vấn đề tình dục, một quá trình xây dựng mang tính xã hội và điều kiện xuất hiện của các vấn đề tình dục ở Việt Nam: điều kiện về dân số với mức sinh giảm và chính trị hóa tình dục cùng sự xuất hiện của các chủ đề tình dục trong các tranh luận xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam

1.4. Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam Catherine Scornet, LPED (Phòng nghiên cứu Dân số, Môi trường và Phát triển) Ban nghiên cứu hỗn hợp Đại học Aix Marseille và Viện Nghiên cứu Phát triển (Nội dung gỡ băng) Chủ đề về tình dục rất hay được nhắc đến trong các chuyện trò hàng ngày của người Việt Nam: ở văn phòng, ở chợ, quán cơm bình dân, quán cà phê, v.v. Tôi muốn nhấn mạnh các nghiên cứu của Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng về các vấn đề tình dục, nhất là một trong nhiều công trình của các tác giả đã xuất bản năm 2009 « Tình dục, chuyện dễ đùa, khó nói ». Tiêu đề của cuốn sách này rất rõ ràng để giới thiệu về chủ đề tình dục ở Việt Nam; việc nói đến tình dục theo kiểu đùa cợt cho thấy những mối quan hệ về giới riêng biệt. Trong phần đầu của tham luận, tôi sẽ đưa ra cơ sở lý luận, các vấn đề đặt ra và một số giả thuyết trong các nghiên cứu hiện nay của tôi. Ở phần tiếp theo, tôi sẽ bàn đến các điều kiện để cho các vấn đề về tình dục xuất hiện trong các trao đổi thảo luận ở Việt Nam: điều kiện về dân số với mức sinh giảm và chính trị hóa tình dục; sự xuất hiện của chủ đề tình dục trong các tranh luận xã hội. Các vấn đề tình dục đã xuất hiện trở lại ở Việt Nam trong bối cảnh nào? Chúng ta sẽ thấy là các vấn đề này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990, có liên quan đến các vấn đề về y tế. Ở phần cuối, tôi sẽ giới thiệu một vài kết quả nghiên cứu của tôi. 1.4.1. Tình dục, một quá trình xây dựng mang tính xã hội Trước tên, tôi xin được nhắc đến Michel Foucault và tác phẩm Lịch sử tình dục (Histoire de la sexualité) (Foucault, 1976), trong đó cho rằng tình dục không phải là một chức năng sinh lý có ý nghĩa bất biến: tình dục đáp ứng một tiến trình xã hội chứ không phải các yếu tố sinh học. Tình dục không phải tự nhiên mà có, nó là một sản phẩm của lịch sử. Như vậy, những giới hạn của cái được coi là tình dục thay đổi khác nhau giữa các xã hội và ngay trong lòng mỗi xã hội. Xã hội học tình dục là một công việc được thực hiện nhằm xác định bối cảnh văn hóa xã hội để xác lập các quan hệ giữa các hiện tượng tình dục và các tiến trình xã hội khác; cái mà chúng ta có thể gọi là « quá trình xây dựng mang tính xã hội của tình dục ». Những phức tạp trong các biến động của tình dục có liên quan đến việc chúng phải được hiểu và phân tích theo những biến động của bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hóa. Quá trình xây dựng mang tính xã hội này thực hiện xoay quanh các hành vi tình dục, tương tác giữa các đối tác, cảm xúc, hình ảnh đại diện; các yếu tố này rất đa dạng, tùy thuộc vào các chuẩn mực văn hóa và phụ thuộc vào lịch sử. [116] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD Qua các nghiên cứu thực hiện tại đảo Samoa, nhà nhân học Margaret Mead (1928) là một trong số các tác giả đầu tiên bảo vệ luận thuyết theo đó các yếu tố xã hội tham gia vào quá trình xây dựng tình dục nhiều hơn các yếu tố sinh lý. Tôi cũng muốn nhắc đến Alfred Kinsey (1948, 1953), tác giả này đã chứng minh rằng bản sắc tình dục không phải là bất biến. Ông cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về hành vi tình dục của con người trong những năm 1930, tại Viện nghiên cứu tình dục của trường Đại học Indiana. Ông đã đưa ra khái niệm « hành vi tình dục » theo đó tách bạch hoạt động tình dục và hoạt động sinh sản. Đây là một khái niệm cực kỳ mới vào thời kỳ đầu thế kỷ 20 vì lần đầu tiên tình dục được tách ra khỏi phạm trù sinh sản. Năm 1938, Kinsey thực hiện một cuộc điều tra xã hội học quy mô lớn, kết quả của điều tra được xuất bản thành hai cuốn sách, một về tình dục nam giới, xuất bản năm 1948, và một về tình dục nữ giới, xuất bản năm 1953 (Kinsey, Pomeroy, Martin, 1948 và 1953). Sự sung sướng của phụ nữ được thừa nhận và được tách ra khỏi nghĩa vụ sinh đẻ. Kinsey coi là bình thường những điều mà một số người gọi là « hành vi sai trái » hoặc « hành vi biến thái » và không chấp nhận tách bạch tình dục đồng giới và tình dục khác giới. Ông đề xuất một thang xếp loại gồm bẩy bậc, liên quan đến tất cả các khả năng tình dục trong cuộc đời một cá nhân: bậc 0 liên quan đến những người chỉ quan hệ khác giới và bậc 6 liên quan đến những người chỉ quan hệ đồng giới. Như vậy, một con đường mở ra cho một cái nhìn hoàn toàn mới về tình dục: con đường đa dạng. Theo đó, bậc 2 liên quan đến những người « chủ yếu là quan hệ khác giới, đôi khi có quan hệ đồng giới », bậc 5 là những người « chủ yếu là quan hệ đồng giới, nhưng đã có các quan hệ khác giới », v.v. Như vậy, ông đưa ra ý kiến rằng hoàn toàn có thể có nhiều hành vi quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới trong suốt cuộc đời một con người. Trong phần này tôi cũng nhắc đến Anthony Giddens, trong nghiên cứu của mình « Thay đổi sự riêng tư: tình dục, tình yêu và khêu gợi trong các xã hội hiện đại », xuất bản năm 1992, đã nói: « Ý định ban đầu của tôi là tự vấn về tình dục, nhưng dần dần, tôi ngỡ ngàng khi thấy mình viết nhiều đến như vậy về tình yêu cũng như về sự phân biệt giữa nam và nữ » (Giddens, 1992). Ở Việt Nam cũng như nơi khác, những thay đổi trong sự riêng tư xảy ra đồng thời với những thay đổi trong lĩnh vực gia đình, đời sống lứa đôi, chính trị và quan hệ về giới. Tiếp theo với lý thuyết của Giddens, tôi muốn nhắc đến nhà nhân học Maurice Godelier, tác giả này đã viết trong tạp chí Esprit năm 2001 như sau  «  Tình dục con người luôn che giấu trong nó nhiều điều khác hơn là chỉ bản thân nó ». Phương pháp tiếp cận nhân học đưa ra ở đây cho rằng cái quan trọng trong tình dục được đặt dưới tác động của những thách thức của việc tạo ra các quan hệ khác về xã hội, kinh tế và chính trị. Ông cũng nói rõ rằng phạm trù tình dục vẫn còn có bất bình đẳng, nhất là bất bình đẳng nam nữ, dẫn tới các bất bình đẳng khác tồn tại lâu dài trong các phạm trù xã hội khác. Theo hướng này, và cũng theo lời của Nathalie Bajos và Michel Bozon (2008), cách nhìn phân biệt về tình dục như vậy – xác định nguồn gốc sự khác nhau giữa nam và nữ trong tự nhiên – cho phép lý giải sự tồn tại của các thói quen và hành vi tình dục vẫn còn bất bình đẳng giữa các giới tính trong các phạm trù xã hội khác. Luận thuyết về vai trò quyết định của sinh lý, có thể rất phổ biến ở Việt Nam, ví dụ như trong vấn đề ham muốn, việc cho rằng nam giới có nhu cầu tình dục thường xuyên hơn nữ giới khiến cho các thói quen và hành vi tình dục mang tính bất bình đẳng được xây dựng dần trong xã hội. Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [117] Một trong các giả thuyết nghiên cứu mà tôi đặt ra là để tìm hiểu « cách mà các yếu tố cấu trúc nên các quan hệ giữa nam và nữ (đặc biệt tất cả những gì xây dựng nên sự khác biệt về quyền lực giữa họ) góp phần vào việc xây dựng một phong cách tương tác về tình dục trong bối cảnh quản lý rủi ro và phòng ngừa – thai sản, bệnh lây qua đường tình dục – khiến cho các đối tác không ở trong vị thế bình đẳng » (Bajos, Bozon, 2008). Chẳng hạn, trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai, liệu ở Việt Nam có việc một cô gái yêu cầu đối tác của mình sử dụng bao cao su ngay từ lần quan hệ đầu tiên hay không? Đây là câu hỏi tôi đặt ra khi tìm hiểu về số ca phá thai rất cao ở các cô gái Việt Nam, thậm chí có người nạo thai 3 đến 4 lần trước khi thực sự làm mẹ. Trong phần này tôi cũng muốn nhắc đến hai nhà xã hội học người Mỹ đã cộng tác nghiên cứu từ cuối những năm 1960 với viện Kinsey Institute là John Gagnon và William Simon. Hai tác giả đã cùng nhau đưa ra lý thuyết về các kịch bản tình dục trong công trình Sexual Conduct. The Social Sources of Human Sexuality (1973). Theo hai tác giả, tất cả các trải nghiệm tình dục của chúng ta đều được xây dựng như các kịch bản, có nghĩa là các hành vi đó phải được học, được mã hóa, ghi dấu trong ý thức, cấu trúc và xây dựng như những câu chuyện. Các trải nghiệm tình dục đó là kết quả của việc trải qua những quy tắc, những điều cấm đoán và thấm nhuần nhiều câu chuyện, kịch bản tình dục; cứ như là các kỹ năng về tình dục theo đó mà tích lũy được. Các cá nhân học cách xác định và tạo ra các tình huống có tiềm năng tình dục, bối cảnh của một kịch bản tình dục, có diễn viên, cốt truyện, hoàn cảnh câu chuyện có thể tạo ra mức độ sẵn sàng cho tình dục. Như vậy, các kịch bản đó thông báo một câu chuyện tình dục có thể xảy ra. Trong tình dục con người, không phải điều gì cũng có thể và không phải lúc nào cũng có thể, hoặc có thể với bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các kịch bản văn hóa quyết định điều có thể và điều không được làm trong vấn đề tình dục, các kịch bản đó sẽ được diễn giải và hiểu bởi các tác nhân xã hội. Tuy nhiên, mỗi tác nhân xã hội sẽ diễn giải và hiểu theo cách riêng của mình, tùy theo bối cảnh xã hội và lịch sử. Chẳng hạn, trong một bối cảnh truyền thống nơi chủ nghĩa cá nhân không mạnh, mức độ ứng tấu theo đó sẽ ít. Cùng với sự đi lên của lịch sử và xã hội, các kịch bản văn hóa dần dần mất đi tính đồng nhất, các chuẩn mực tình dục cũng sẽ mù mờ hơn, ít bất biến hơn. Các cá nhân có thể tự hiểu và diễn giải theo ý mình và ở trong các hoàn cảnh ứng tấu và thích nghi lẫn nhau, dần tách rời ra khỏi chuẩn mực văn hóa. Chẳng hạn, ta có thể nói đến sự trinh tiết trước khi cưới ở Việt Nam. Trước đây, đây là một giá trị chung và mọi người đều đồng nhất về tầm quan trọng của nó. Ngày nay, nhiều cá nhân đã tách mình khỏi giá trị này. Vậy điều gì đã khiến họ tách ra khỏi một mô hình chung được chia sẻ như vậy? Toàn cầu hóa và dân chủ hóa liệu có đóng vai trò gì trong việc này? Ai là những người đầu tiên vi phạm những chuẩn mực riêng biệt này? Một khái niệm cơ bản của các phong trào nữ quyền ở phương Tây chính là «  riêng tư là chính trị  ». Điều này dẫn tôi tới dân chủ tình dục. Riêng tư nhào nặn chính trị, vì các nguyên tắc quyết định các mối quan hệ nam nữ – trong khuôn khổ sự thu hút về tình dục, tình yêu, cuộc sống đời thường – sẽ nhào nặn các quan hệ tương tác giữa các giới tính trong lĩnh vực công cộng. Có sự phụ thuộc [118] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD lẫn nhau giữa lĩnh vực công cộng và lĩnh vực riêng tư. Tôi xin lại nhắc đến Giddens, tác giả này khẳng định « Nói tới giải phóng tình dục là nói tới dân chủ tình dục ». Theo ông, giải phóng tình dục tương ứng với dân chủ hóa tất cả những gì thuộc về cá nhân và lĩnh vực riêng tư. Dân chủ hóa ở đây không chỉ liên quan đến tình dục, nó còn mở rộng sang các mối quan hệ giữa hai người, giữa bố mẹ, giữa con cái, giữa bạn bè. Trật tự dân chủ gắn bó trước hết với việc xây dựng và thăng hoa của tính cá nhân. Giddens khẳng định rằng dân chủ hóa lĩnh vực công cộng cung cấp các điều kiện chính cho dân chủ hóa cuộc sống cá nhân. Khẳng định điều ngược lại cũng đúng: dân chủ hóa các quan hệ cá nhân cung cấp các điều kiện chính cho dân chủ hóa lĩnh vực công cộng. Sự phát triển của tự chủ cá nhân trong cặp vợ chồng có thể có tác động tới thực tiễn dân chủ trong cả một cộng đồng. Chẳng hạn, ở Việt Nam, các đại từ xưng hô đều không bình đẳng; người ta xưng hô với người tiếp chuyện tùy theo vị trí xã hội, tuổi tác, v.v. của người đó. 1.4.2. Điều kiện xuất hiện của các vấn đề tình dục ở Việt Nam Trong khuôn khổ chính sách Đổi mới bắt đầu áp dụng từ năm 1986, một trong những thách thức lớn đối với những thay đổi của hệ thống chính trị đó là sự xuất hiện của các không gian phản biện xã hội, nhất là tại Quốc hội – nơi phải trở thành chỗ thực sự dành cho tranh luận xã hội (Salomon, 2004). Logic dân chủ phải được áp dụng ở mọi nơi, kể cả trong lĩnh vực tình dục, cùng với một đòi hỏi kép: tự do và bình đẳng. Tiếp theo chính sách này, liệu chúng ta có phải đối mặt với những luật chơi và đàm phán mới trong tình dục? Đâu là những thay đổi về hình ảnh đại điện của tình dục, của thái độ và thói quen, hành vi tình dục trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang biến đổi rất nhanh? Tất nhiên, lý tưởng và thực tế không phải là một. Có phải chúng ta đã bước từ một bối cảnh chuẩn mực cứng nhắc với những chuẩn mực tình dục nguyên khối, không tách rời, được quy định bởi truyền thống, đạo đức, tôn giáo sang một bối cảnh có sự đa dạng về con đường tình cảm và hôn nhân vợ chồng và xu hướng cá nhân hóa ngày càng gia tăng về các chuẩn mực? Ngay khi xuất hiện cá nhân hóa các thói quen và hành vi, chúng ta phải đối mặt với những mệnh lệnh nhiều khi hoàn toàn trái ngược nhau. Đâu là bối cảnh xuất hiện trở lại của chủ đề tình dục? Ở Việt Nam, điều gì đã thay đổi khiến cho tình dục trở thành một đối tượng thảo luận và tranh luận? Mức sinh giảm là một trong những điều kiện và là kết quả của sự thay đổi trong tương quan về giới và trong tình dục (M. Bozon, 2002). Phụ nữ không còn bị bó hẹp trong vai trò sinh sản, tình dục cũng không còn chỉ nhằm một mục đích cuối cùng là sinh sản, nó còn có các mục đích khác nữa như sự hưởng thụ và sung sướng. Ở Việt Nam, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử giảm đã làm thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi như thế nào? Quá độ về dân số là giai đoạn chuyển từ tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cao – khoảng 40 ‰ – sang mức thấp hơn. Ở thời kỳ đầu của quá độ dân số, tỷ lệ tử giảm là một yếu tố làm trẻ hóa dân số, vì nó thường bắt đầu bằng việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh – từ 0 đến 1 tuổi – và tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Những năm được thêm chủ yếu là những năm ở độ tuổi nhỏ, còn với lứa tuổi già hơn, số lượng năm được tăng thêm không đáng kể. Trong suốt Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [119] giai đoạn giảm tỷ lệ tử ban đầu này, dân số có xu hướng trẻ hóa [5], vì tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm có tác động tương tự như tỷ lệ sinh tăng đối với cơ cấu dân số theo độ tuổi. trạng y tế của một đất nước. Sau giai đoạn giảm mạnh, tỷ lệ này có xu hướng ổn định kể từ cuối những năm 1970. Ước tính ở mức 300‰ năm 1936, tỷ lệ này giảm mạnh xuống 105‰ trong những năm 1960 (Lâm Thanh Liêm, 1987), sau đó xuống 45 ‰ năm 1979 và 1989[6], 37 ‰ năm 1999 và 16 ‰ năm 2009. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, số ca tử vong trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi trên 1000 ca sinh, được công nhậnClà c u tuchỉ báo tốt Vi ttình qua b n một i c a dân s về Nam Bảng 23 t t ng i u tra dân s Cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam qua 4 đợt điều tra 1979 1989 1999 2009 dân s < 15 tu i (%) 42 39 33 25 dân s 15-64 tu i (%) 53 56 61 68 dân s > 65 tu i (%) 5 5 6 7 Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1979-2009 Tu i th trung bình khi sinh Vi t Nam t n m 1979 Bảng 24 n n m 2009 Tuổi thọ trung bình ở Việt Nam giai đoạn 1979 - 2009 Chung Nam N 1979 66,1 tu i 63,7 tu i 67,9 tu i 1989 65 tu i 63 tu i 67,5 tu i 1999 68,2 tu i 66,5 tu i 70,1 tu i 2009 72,2 tu i 70,2 tu i 75,6 tu i Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1979-2009 Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cũng tăng nhanh và đều đặn, từ 50 tuổi trong những năm 1970 (Banister, 1992) lên 72,8 tuổi theo số liệu của đợt tổng điều tra mới nhất của năm 2009. Hiện nay dân số đang già hóa liên tục từ đáy tháp tuổi, tức là tỷ lệ những người trẻ giảm – trong khi năm 1979 những người dưới 15 tuổi chiếm 42% tổng dân số. Năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống còn 25%, trong khi tỷ lệ người [5] Xem thêm Kỷ yếu khóa học Tam Đảo 2010: Antoine, P., B. Formoso, M. Segalen., Chuyển đổi dân số và chuyển đổi về gia đình, Lagrée S. (biên tập khoa học), Op. cit., tr. 291-364. Bản điện tử có trên website của AFD, ÉFEO và trên www.tamdaoconf.com – bổ sung của ban biên tập. [6] Số liệu về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh có khác nhau giữa các nguồn. [120] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2