intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của nghề guốc mộc ở thành phố Thuận An – Bình Dương

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của nghề guốc mộc ở thành phố Thuận An – Bình Dương" giúp bạn đọc tìm hiểu về nghề guốc mộc cũng như có những giải pháp để có thể phục hồi được một nghề truyền thống không những mang những giá trị kinh tế mà còn mang nhiều giá trị về văn hóa – lịch sử. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của nghề guốc mộc ở thành phố Thuận An – Bình Dương

  1. GIỮ GÌN, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHỀ GUỐC MỘC Ở THÀNH PHỐ THUẬN AN – BÌNH DƯƠNG Vũ Quốc Đảng1 1. Lớp CH21LS01. Email: vuquocdang27@gmail.com TÓM TẮT Vùng đất Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung là vùng đất hiền hòa, đất lành chim đậu. Nơi đây đã xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công như gốm sứ, nghề mộc (điêu khắc, chạm gỗ…), trong đó guốc mộc là một ngành nghề thuộc điêu khắc gỗ. Trải qua hơn trăm năm hình thành và phát triển các làng nghề guốc mộc và nghề guốc mộc của Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung đang dần mai một. Việc tìm hiểu về nghề guốc mộc cũng như có những giải pháp để có thể phục hồi được một nghề truyền thống không những mang những giá trị kinh tế mà còn mang nhiều giá trị về văn hóa – lịch sử. Từ khóa: Guốc mộc, nghề thủ công, Thuận An… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xuôi theo chiều dài lịch sử, từ khi chúa Nguyễn Hoàng mở cõi đến nay, vùng đất Nam bộ nói chung và Bình Dương nói riêng đã hình thành nên nhiều ngành, nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống. Nhắc đến Bình Dương, người ta nghĩ ngay đến gốm – sứ, sơn mài và điêu khắc gỗ. Và chính guốc mộc là một trong những thể loại, sản phẩm của nghề điêu khắc gỗ. Cầm trên tay đôi guốc mộc ta thấy được sự xinh xắn, tinh tế và công sức của những đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công tỉ mẫn làm ra như chứa đựng bao nhiêu tâm tình của mình qua từng sản phẩm. Guốc mộc len lỏi tồn tại hàng trăm năm qua trong đời sống thường nhật, nó là một hình ảnh thân quen gắn bó với mỗi người, gần gũi, thân quen đến lạ thường. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì guốc mộc và nghề guốc mộc đang có nguy cơ mai một bởi sự cạnh tranh của máy móc và các sản phẩm hiện đại hơn. 2. ĐÔI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH NGHỀ GUỐC MỘC Điều kiện tự nhiên thuận lợi, với những lợi thế về tài nguyên rừng và các loại gỗ quý như cẩm lai, căm xe, cà chắc…đây là những nguyên liệu bền, chắc cho những công trình bằng gỗ như đình, chùa, đồ điêu khắc gỗ…Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nên nghề điêu khắc gỗ mà một trong những sảm phẩm nổi tiếng đó chính là guốc mộc. “Gỗ là một trong những chất liệu cổ xưa nhất và lâu đời nhất với tính ưu hoài, trầm mặc, chất hoang sơ, dân dã, sự bí ẩn nhẹ nhàng, ấm cúng và gần gũi” (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, 2010). Chính nhờ như vậy, mà chất liệu gỗ thể hiện được tâm tư, tình cảm cũng như là nơi để cho những nghệ nhân gửi tâm tình của mình qua mỗi sản phẩm. Sự phong phú và dồi 5
  2. dào của lượng gỗ nhưng như tạo ra nhiều sản phẩm bằng gỗ đa dạng, phong phú về chủng loại và có giá trị kinh tế cao mà gười Pháp vào cuối thế kỷ XIX đã thực hiện một chính sách cai trị, một kế hoạch lâu dài nhằm khai thác lợi ích từ rừng ở đây mang lại. Nghề mộc ở Bình Dương ra đời khác sớm, do có lẽ nghề được những di dân từ miền Bắc, miền Trung mang theo vào. Đây là một nghề phổ biến và gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Bằng sự tỉ mẫn, tài hoa của mình mà mỗi sản phẩm được tạo ra của những nghệ nhân đều đi sâu vào đời sống. Các sản phẩm ấy không chỉ là một đồ dùng, đồ sinh hoạt mà nó còn là một nét văn hóa truyền thống mang ý nghĩa của thời gian. Nghề mộc có nhiều sản phẩm như: làm nhà gỗ, điêu khắc, chạm, làm guốc… Nghề guốc mộc và làng nghề mộc có thể là ra đời muộn nhất trong nhóm nghề mộc, khoảng một trăm năm nay. Ban đầu nghề guốc mộc xuất hiện ở khu vực Lái Thiêu, Bình Nhâm, An Thạnh của Thuận An, sau đó được mở rộng sang các vùng lân cận như Phú Thọ (Thủ Dầu Một). Sở dĩ nghề guốc mộc xuất hiện đầu tiên ở khu vực Lái Thiêu, Bình Nhâm bởi vì nhiều nguyên nhân: Đầu tiên đó chính là nguyên liệu làm guốc mộc, ở khu vực này có nhiều câu săng máu – loại nguyên liệu chính để hình thành nên đôi guốc. Cây săng máu thường mọc ở bên các kênh, rạch là loại thân gỗ nhẹ, màu trắng có thể cao đến 25m, các nhánh tròn. Trong bảng phân loại gỗ Việt Nam thì câu săng máu được xếp vào nhóm VII. Thứ hai, vùng Lái Thiêu, Bình Nhâm là vùng có nhiều kênh rạch, sát sông Sài Gòn nên việc giao thông đi lại thuận lợi cả đường thủy và đường bộ tới đô thị lớn như Sài Gòn, điều này giúp cho việc vận chuyển sản phẩm thủ công đi lại thuận tiện hơn. Thứ ba, vùng này có nhiều thợ thủ công giỏi, lành nghề và nhiều người làm nghề buôn bán. Cùng với đó, khu vực này có nhiều người Hoa sinh sống (người Hoa giỏi về buôn bán) nên việc buôn bán, trao đổi hàng hóa thủ công mĩ nghệ thuận tiện hơn. Trải qua một quá trình hình thành nghề guốc mộc, thì phải nói đến sự tập trung tạo thành các làng nghề guốc mộc. Lái Thiêu, Bình Nhâm nơi hội tụ đầy đủ cả các yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” đã sớm hình thành nên các làng nghề, sau đó được mở rộng ra các khu vực khác như Phú Văn (nay thuộc phường Phú Thọ - Thủ Dầu Một…) điển hình của sự tập trung hình thành các làng nghề đó là đường “Xóm Guốc” – tên đường được công nhận và ghi vào hệ thống các tên đường của Thủ Dầu Một. Thời gian đầu, nghề làm guốc mộc rất được chào đón, guốc mộc thịnh hành, đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại và nó có mặt trong mỗi gia đình, trong mỗi tầng lớp trong xã hội. Nhắc đến guốc mộc, không ai không nghĩ ngay tới những làng nghề tại Bình Dương, tuy nhiên, theo thời gian, việc có nhiều sản phẩm giày dép, máy móc hiện đại mà nghề guốc mộc nói riêng và những ngành nghề thủ công khác đang dần bị mai một. 3. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA NGHỀ Guốc mộc có nhiều loại như guốc mộc, guốc sơn, qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân mà từ một khúc gỗ trở thành một vật dụng gắn bó với mỗi người. Từ một khúc gỗ, trải qua nhiều công đoạn dưới bàn tay khéo léo của thợ thủ công, dần dần trở thành đôi guốc. Qua mỗi công đoạn, ta mới thấy được sự kì công, cẩn thận của các nghệ nhân, thợ thủ công cùng với những công cụ hỗ trợ đắc lực của các loại cưa, dùi, đục… “Với phương tiện làm nghề thật đơn giản, 1 chiếc cưa tay, 1 thớ gỗ vụn, người thợ ngày xưa theo mẫu có sẵn, xẻ thành một đôi guốc thô” (Lê Sang, 1988). 6
  3. Trước đây, cây săng máu là nguyên liệu chính đề làm lên đế guốc, tuy nhiên ngày nay loại cây này càng ít, vì vậy các nghệ nhân thường dùng thêm gỗ xoan, gỗ mít, gòn… cũng là những loại gỗ nhẹ có thân màu trắng và có vân khá đẹp. Phải nói, công đoạn đầu tiên là chọn gỗ và xẻ từ các khúc gỗ to thành các đoạn gỗ nhỏ khá quan trọng và vất vả. Người thợ phải rất vất vả làm việc trong môi trường ồn ào của tiếng cưa đục cả ngày và bụi của những mùn cưa khá nguy hiểm. Công đoạn kế tiếp là tạo hình cho thân guốc. Từ các khúc gỗ nhỏ, bằng đôi tay khéo léo của mình các nghệ nhân đã đục, mài thành các đế guốc (phôi guốc). Các nghệ nhân sẽ vẽ lên các mặt phôi gọi là lộng kiên bo tròn các đầu mặt phôi, sau đó các phôi được đưa qua công đoạn mài tạo thành phẩm – đây là công đoạn khá kì công và đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay để có thể tạo ra những sản phẩm trơn tru, đẹp mắt. Cuối cùng là công đoạn sơn và đóng quai guốc. Trước đây, guốc mộc truyền thống, người ta thường không sơn, để nguyên chất liệu của gỗ như vậy. Ngày nay, theo nhu cầu của khách hàng hoặc để đa dạng các sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mà guốc mộc được phủ lên những chất liệu sơn, hoa văn trang trí phong phú và đẹp hơn. Sau cùng, người ta dùng đinh sắt đóng các quai guốc lại để hoàn thành sản phẩm hoặc các thương nhân mua đế guốc về tự đóng các loại quai khác nhau phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Guốc mộc không chỉ là một mặt hàng tiêu dùng, mà nó còn là sản phẩm thủ công của nghệ thuật trang trí, mỹ thuật và kỹ thuật đặc sắc. Từ đó, ta thấy được các giá trị lịch sử văn hóa cũng như kinh tế của nghề guốc mộc. Giá trị lịch sử văn hóa: Cũng giống như nhiều ngành nghề thủ công khác như gốm, sứ, sơm mài thì guốc mộc đã trở thành một biểu tượng văn hóa khi nhắc đến Bình Dương cũng như làm cho đa dạng, phong phú hơn các ngành nghề truyền thống của Việt Nam ta. Hình ảnh đôi guốc một gắn liền với bao thế hệ từ ông giáo (thầy đồ), các cô thôn nữ, nữ sinh…Không chỉ người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài khi đến thăm nghề làm guốc mộc, cầm trên tay những sản phẩm rất đơn giản nhưng lại ẩn chưa trong đó là sự tỉ mẫn, tài hoa cũng như những cái hồn của người nghệ nhân đã mang vào đó. Với những hình ảnh trang trí hết sức Việt Nam như cây tre, làng quê, con chuồn chuồn… đã mang lại những cảm giác gần gũi và thân thương. Guốc mộc góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam tới mọi tầng lớp nhân dân, với bạn bè quốc tế và hơn hết, giữ được các hồn dần tộc trong suốt chiều dài lịch sử cho đến hôm nay và mai sau, là những bài học cho thế hệ trẻ về văn hóa cổ truyền Việt Nam. Giá trị nghệ thuật: Mỗi chiếc guốc mộc được làm ra không chỉ là một hàng hóa tiêu dùng bình thường mà nó còn là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, chứa đựng trong đó bao tâm huyết, sự tỉ mỉ qua những đường nét, họa tiết và chứa đựng cả những tâm tư, tình cảm của những nghệ nhân, thợ thủ công. Qua những nét vẽ, người nghệ nhân như đang thổi hồn vào những vật dụng quen thuộc, mang đến những tác phẩm nghệ thuật không chỉ là để dùng trong sinh hoạt mà còn là nơi lưu giữ, truyền lại những giá trị nghệ thuật cho các thế hệ sau. Những nghệ nhân làm guốc mộc giống như những người nghệ sĩ thực thụ, qua đôi mắt nhìn cuộc sống và qua những bàn tay khéo léo mà những hình ảnh thân quen như cây tre, con vật, làng quê đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật được trang trí trong những vật dụng hết sức gần gũi – đó chính là đôi guốc. Giá trị trong đời sống xã hội: Trong đời sống của người Việt Nam, qua nhiều thế hệ, đôi guốc mộc đã trở thành một phần trong tâm trí của mỗi con người. Guốc mộc phù hợp với mọi 7
  4. lứa tuổi, ngành nghề, giới tính và thậm chí trong mỗi dịp lễ, tết hay thường ngày ta đều thấy hình ảnh của đôi guốc mộc. Chắc trong chúng ta, ai cũng còn nhớ hình ảnh những cô nữ sinh trước đây, thon thả trong tà áo dài cũng đôi guốc mộc, những thầy đồ hay với các bà các mẹ trong bộ quần áo bà ba cùng đôi guốc mộc đi thật khoan thai làm sao. Guốc mộc không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, hình ảnh những cô gái Nhật mặc áo Kimono chân đi guốc mộc trông thật điệu đà. Chính vì vậy, để guốc mộc có thể tồn tại trong ngày nay, trong nước và quốc tế, thì chính bản thân các nghệ nhân, thợ thủ công cũng có những sự tiếp thu, thay đổi để từ đôi guốc mộc ấy tạo ra những sản phẩm mới hiện đại hơn phù hợp với nhu cầu của người sử dụng nhưng không làm mất đi giá trị văn hóa của nó. Giá trị kinh tế: Ông bà ta có câu “có thực mới vực được đạo” thực vậy, khi sản xuất ra guốc mộc như một mặt hàng tiêu dùng, thì giá trị hàng hóa nó mang lại cho mỗi người, mỗi gia đình hết sức quan trọng. Nghề guốc mộc tạo công ăn việc làm cho người dân, mỗi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào các khâu sản xuất, từ đó mang lại nguồn thu nhập cũng như những giá trị kinh tế nuôi sống được gia đình. Ngày nay, việc làm guốc mộc thủ công đang bị cạnh tranh bởi các loại máy móc, các sản phẩm giày dép hiện đại làm cho lượng tiêu thụ sản phẩm guốc thủ công đang bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập để chăm lo cho đời sống, chính vì lẽ đó, một bộ phận thợ thủ công, xưởng sản xuất đang thay đổi theo hướng sản xuất theo mô hình công nghiệp hoặc chuyển sang ngành nghề khác. Giá trị về mặt y học: Guốc mộc thường được làm bằng các loại cây gỗ như đã nêu ở trên (săng máu, xoan, dong, gòn…) đây là những loại gỗ nhẹ và dễ dàng thấp thút mồ hôi chân. Chính vì lẽ đó, đi guốc mộc được làm từ những cây này sẽ cải thiện được mồ hôi chân, cái thiện được bệnh phong thấp những như tạo sự thoải mái cho đôi chân. Tuy nhiên, do mỗi công việc, ngành nghề mà chúng ta không thể sử dụng để đi làm, công việc, thay vào đó ta có thể sử dụng để đi chơi, đi ở nhà hay lễ hội để tạo sự thoải mái cho đôi chân sau nhưng giờ đi giày da, guốc da… Giá trị trong văn học – nghệ thuật: Khi nhắc đến hình ảnh guốc mộc trong văn học nghệ thuật, ta có hẳn một kho tàng về âm nhạc, thơ ca, phim ảnh… Chắc chúng ta còn nhớ những thước phim về miền Nam, về Bình Dương với hình ảnh những người đàn ông mặc áo dài trắng, đi guốc mộc. Đôi guốc ngày ấy rất có giá trị. Đôi guốc mộc bình dị ấy, vậy mà lại là nguồn cảm hứng văn thơ cho các nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác. Hình ảnh cô gái với chiếc áo dài, chân đi guốc mộc thật làm nao lòng người. Hình ảnh những cô giáo trong tà áo dài, nhưng cô nữ sinh chân đi guốc mộc, tóc thề của những thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX đã làm nao lòng biết bao người, cũng như cảm hứng cho biết bao nhà thơ, nhà văn như: … “Em cắp sách đến trường Guốc rộn trên đường thương Mái tóc thề nghịch ngợm Mắt chưa vương sầu thương… Lòng người trai ba mươi Vui như trẻ lên mười Yêu như tuổi mười bảy Buồn như sắp…năm mươi” (Trích bài thơ “Ba Mươi” – Quang Dũng) 8
  5. Không chỉ trước đây, ngày nay guốc mộc vẫn còn là nguồn cảm hứng cho thơ văn hiện đại, nhà thơ Phương Viên vào năm 2014 đã cho xuất bản tập thơ có tên “Guốc mộc em đi”, đây cũng chính là bài thơ đầu đề trong tập thơ: Cởi hương nồng đậm phố phường Về quê em lại nhún nhường hoa chanh Gót cao bỏ lại đành hanh Guốc mộc lộc cộc cho anh bận lòng. Nếu so sánh những tiếng gõ của đế giày đế dép xuống lòng đường sao nghe nặng nề thế, nhưng qua cẩm nhận của các nhà thơ nhà văn, thì âm thanh guốc mộc như những gì thân thương, nặng trĩu vậy. Nhạc sĩ Trần Quang Lộc có viết “Về Đây Nghe Em” có đoạn: Về đây nghe em, về đây nghe em Về đây mặc áo the, đi guốc mộc Kể chuyện tình bằng lời ca dao Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới Kể chuyện tình bằng lời ngô khoai Mà về đây nghe gọi tiếng xưa Để nhớ trong tiến vỡ bờ. Bài hát “Em đi chùa Hương” được nhạc sĩ Trần Đức phổ nhạc từ bài thơ của cố nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp có câu: “Mẹ cười: thầy nó trông Chân đi đôi dép cong Con tôi xinh xinh quá Bao giờ cô lấy chồng?” Trong bài hát, tác giả đã viết lại “chân em đi đôi guốc cao cao”, vậy hình ảnh “đôi dép cong” hay “đôi guốc” chính là nhắc đến đôi guốc mộc ngày xưa, một vật dụng gắn liền với mỗi cô thiếu nữ đang tuổi trăng tròn, thệ hiện được nét đẹp và sự ngây thơ của những cô thiếu nữ. Trong văn học nghệ thuật nói chung về đôi guốc mộc là vậy, ở Bình Dương cho đến nay vẫn còn truyền lại nhưng câu ca dao về nghề mộc, ca ngợi về một thời thịnh vượng của một nghề thủ công: “Trại ghe trại ván sẵn cùng Sông sâu nước chảy điệp trùng bán buôn Nhà khéo cất tốn bạc muôn Tiếng đồn chợ Thủ ráp khuôn kỹ càng” (ca dao) hay “Chiều chiều mượn ngựa ông Đồ Mượn ba chú lính đưa cô tôi về Đưa về chợ Thủ bán hũ bán ve Bán bộ đồ chẻ, bán cối đâm tiêu” (ca dao) 9
  6. Và cho đến ngày nay, chúng ta vẫn thấy, guốc mộc vẫn còn là hình ảnh, cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật. 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP CĂN BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGHỀ GUỐC MỘC Trải qua dòng chảy của thời gian, hiện nay nghề guốc mộc và làng nghề guốc mộc tại Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung đang bị mai một, nghề thủ công truyền thống đang dần mất đi. Hiện tại chỉ còn một số hộ gia đình tiếp tục làm nghề theo hướng kinh doanh hộ gia đình hoặc mở công ty nhỏ lẻ. Còn làng nghề làm guốc hiện nay gần như đã không còn, những tên gọi như “xóm guốc” xưa kia nay chỉ còn lại như một cái địa danh chứng kiến một thời đỉnh cao của guốc mộc. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này đó là: Nguồn nguyên liệu không còn nhiều, các loại cây như săng máu, xoan, dong không còn nữa, chủ yếu ngày nay làm guốc mộc bằng gỗ mít. Tuy nhiên, địa phương cũng không có sẵn nguồn nguyên liệu mà phải nhập từ các nơi khác về như miền Tây, Bình Phước… dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu, giá thành cao làm cho thành phẩm khó cạnh tranh được, thu nhập không ổn định. Tiếp đến là sự hiện đại hóa, trước đây để làm ra một chiếc guốc, người nghệ nhân mất một khoảng thời gian dài làm thủ công từng công đoạn để ra từng chiếc guốc, ngày nay sử dụng máy móc hiện đại, có thể sử dụng để tạo ra hàng loại sản phẩm. Tuy máy móc hiện đại, tạo ra năng suất cao nhưng những giá trị tình cảm mà người nghệ nhân muốn gửi gắm qua từng chiếc guốc lại không còn. “Theo Phòng Công nghiệp huyện Thuận An, Bình Dương, hiện nay trên toàn huyện có 36 cơ sở làm guốc mộc truyền thống, chủ yếu gia công cho các cơ sở lớn. Guốc được làm bằng phương pháp thủ công cho nên chất lượng và mẫu mã chưa đáp ứng được cho nhu cầu xuất khẩu và thị hiếu của người tiêu dùng” (Kim Dũng – Nguyễn Minh, 2003). Do sự cạnh tranh của các mặt hàng giày dép hiện đại, đa dạng mẫu mã chủng loại. Giày dép bằng chất liệu da, nhựa nhập khẩu hoặc sản xuất hàng loạt vừa bền, đẹp mà má giá lại cạnh tranh. Từ đó, thị trường tiêu thụ guốc mộc giảm đi đáng kể. Cuối cùng là do thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể. Họ chuyển sang dùng các loại giày dép hiện đại, dễ sử dụng, bền và giá rẻ hơn. Bên cạnh đó thuận tiện cho việc đi lại, công việc hơn so với guốc mộc. Giả sử một người đi làm công sở hay làm trong xưởng sản xuất, thì họ không thể đi đôi guốc mộc được. Qua đó ta có thể thấy, môi trường sống, làm việc hiện đại này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường tiêu thụ guốc mộc. Do đó, thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, đơn đặt hàng khan hiếm, mà nhiều hộ gia đình, thợ thủ công đành bỏ nghề rẽ sang một hướng mới, chỉ còn một số ít bám trụ với nghề. Tuy khó khăn là vậy, nhưng nếu bỏ nghề là bỏ đi một giá trị văn hóa nói chung và một biểu tượng văn hóa khi nói đến Thuận An, nói đến Bình Dương. Vì lẽ đó, một số ít các gia đình vẫn còn tâm huyết, quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống của ông bà để lại. Bây giờ, việc gìn giữ nghề guốc mộc không chỉ là gìn giữ sinh kế mà đó còn là gìn giữ nét truyền thống của dân tộc. Vấn đề được đặt ra cho tất cả chúng ta, các cấp chính quyền, nhà nghiên cứu và cả những nghệ nhân, hộ kinh doanh. Chúng ta phải cùng nhau tìm ra những giải pháp làm cho nghề không chỉ tồn tại và còn phát triển lâu dài qua các thế hệ. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cơ bản nhằm phát huy nghề guốc mộc. 10
  7. Thứ nhất, Đối với các cấp chính quyền cần chú trọng việc quản lý, chú ý đến các hộ kinh doanh và hỗ trợ họ vay vốn, xúc tiến tiến thương mại (hội chợ, triển lãm…), các vấn đề an sinh, ô nhiễm môi trường, quy hoạch các làng nghề để họ yên tâm sản xuất. Có như vậy, các làng nghề, hộ gia đình và nghệ nhân mới yên tâm để sản xuất, kinh doanh, làng nghề mới có thể hồi sinh. Các cơ quan chính quyền có thể đưa ra các văn bản quy định về nghề, chính sách cụ thể trong việc bảo tồn và phát triển nghề. Thứ hai, Đào tạo nguồn nhân lực cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong vấn đề nghề thủ công hiện nay. Nghề thủ công làm vất vả, trong khi thu nhập không ổn định, vì lẽ đó, người trẻ hiện nay ít hoặc không mặn mà với nghề và học nghề. Thay vì nghề là do cha truyền con nối, tổ chức chính quyền có thể mở các lớp đào tào tạo nghề do các nghệ nhân, các giáo viên nghề giảng dạy, tạo công ăn việc làm sau khi học nghề cho các đối tượng lao động như những ngành nghề khác. Thứ ba, Giải pháp tiếp đến là phải tìm đầu ra, thị trường cho guốc mộc. Nhà nước cũng như các cơ sở kinh doanh cần tìm các đơn hàng không chỉ trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài. Đưa các sản phẩm guốc mộc thành các mặt hàng được bán qua các kênh chuyên nghiệp như siêu thị, trung tâm thương mại… và trở thành mặt hàng “Việt Nam chất lượng cao”. Thứ tư, Việc quảng bá sản phẩm cũng là một việc làm tích cực để đưa các mặt hàng guốc mộc đến gần hơn với người tiêu dùng qua các gian hàng hội chợ, triển lãm, mặt hàng tham gia hội chợ thương mại…Bên cạnh đó, cần quảng bá các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài với các hình thức như phóng sự, báo hình… Thứ năm, Bản thân các cơ sở kinh doanh, các hộ kinh doanh phải khéo léo liên kết với nhau thành một hợp tác xã, công ty để sản xuất. Ông bà ta có câu “đi buôn có bạn, đi bán có phường”. Việc liên hết với nhau giúp các cơ sở kinh doanh có thể hỗ trợ nhau về nguồn nguyên liệu, hợp tác với nhau tránh trường hợp mạnh ai người đó làm, giá thành buôn bán lộn xộn dẫn đến tình trạng mất lòng tin đối với khách hàng cũng như những việc cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh cần có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng để phù hợp hơn với như cầu người tiêu dùng cũng như có sự cạnh tranh với các mặt hàng hiện đại khác. Thứ sáu, tổ chức các chương trình, tuyến điểm du lịch tham quan, tập làm nghề để cho mọi người biết đến các nghề truyền thống, đặc biệt nghề guốc mộc. Bản thân du khách được tự tay sản xuất ra thành phẩm và mang về làm kỉ niệm sẽ mang đến nhiều ý nghĩ to lớn. Qua đó, quảng cáo được nghề guốc mộc đến với mọi người. “Gần đây, nghề làm guốc mộc ở Lái Thiêu được khôi phục lại do khách Tây – Tàu đến tham quan du lịch miệt vườn Lái Thiêu, tình cờ phát hiện đôi guốc mộc đẹp thanh nhã, mang vào chân, đi thấy ưng ý, mà giá cả rẻ như bèo, nên liên tục đặt hàng để mang về nước làm quà cho bạn bè” (Kim Dũng – Nguyễn Minh, 2003). Thứ bảy, các nhà nghiên cứu phối hợp với các cơ quan chức năng để nghiên cứu, bảo tồn, thành lập các trung tâm nghiên cứu về nghề guốc mộc cũng như tôn vinh, vinh danh những nghệ nhân có đóng góp cho việc gìn giữ và phát huy nghề thủ công. 5. THAY LỜI KẾT Nghề và làng nghề nói chung, nghề guốc mộc ở Thuận An nói riêng có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương. Song, thực tế cho thấy, việc bảo tồn và phát triển nghề guốc mộc đang gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Nghề làm 11
  8. guốc có một vai trò hết sức to lớn đối với người dân Thuận An nói riêng và người dân Bình Dương nói chung, nó góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Khi nghề guốc mộc và làng nghề guốc mộc cũng như những làng nghề thủ công khác được hồi sinh, thì nó không những mang lại những giá trị kinh tế to lớn mà còn mang lại những giá trị văn hóa của người Thuận An -Bình Dương. Bên cạnh đó, việc tham quan các làng nghề còn góp phần làm phong phú hơn các tuyến điểm tham quan du lịch khi đến với Bình Dương. Hi vọng, với sự tìm hiểu và những vấn đề căn bản của chúng tôi đưa ra, một ngày không xa, nghề guốc mộc và làng nghề guốc mộc được hồi sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bán Nguyệt san xưa và nay (2002). Miền Đông Nam bộ - Lịch sử và phát triển. TpHCM: Nxb Tp. HCM. 2. Hội khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh (2004). Nam Bộ Đất và Người (tập 2). Nxb Trẻ. 3. Kim Dũng – Nguyễn Minh (2003). Guốc một sang Tây, Tàu. Thời Báo Kinh tế, số 117, tr.10. 4. Lê Sang (1988). Đôi guốc mộc ở một làng nghề. Báo Sông Bé, số 9, tr.11. 5. Nguyễn Kim Ánh – Lê Hữu Phước. Guốc mộc Bình Dương qua góc nhìn Lịch sử - văn hóa. Tạp chí Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương, số 64, trang 23. 6. Nguyễn Trí (2003). Guốc mộc đi Tây. Báo Bình Dương, số ra 17/9, tr.11. 7. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia viện Kinh tế học (2001). Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. 8. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2010). Địa chí Bình Dương (tập 3 Kinh tế). Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc gia. 9. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2010). Địa chí Bình Dương (tập 4 – Văn hóa – nghệ thuật). Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc gia. 10. Vũ Đức Thành (1999). Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu. TpHCM: Nxb Văn Nghệ. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1