YOMEDIA
ADSENSE
hà nội nghìn xưa: phần 2
74
lượt xem 14
download
lượt xem 14
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
hà nội nghìn xưa muốn kể lại với người đọc về hà nội từ thuở mở nước. là các nhà sử học, hai tác giả đã kết hợp truyền thuyết, huyền tích với cứ liệu sử học và kết quả khảo cổ để viết nên những câu chuyện sinh động, có sức thuyết phục về truyền thống dựng nước, giữ nước và những nét sinh hoạt của người thăng long xưa trong suốt dặm dài lịch sử dân tộc. mời các bạn tham khảo phần 2 cuốn sách
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: hà nội nghìn xưa: phần 2
- '51
- 1. NHÂN ĐỌC LẠI BÀI “CHIẾU DỜI ĐÔ” Nước Việt ta, từ khi thành lập đến đầu đời Lý, trải ba nghìn năm có lẻ, kinh đô đã đóng ở nhiều nơi... Kinh đô, trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, khổng đời nào, nhà vua nào có thê “theo ý riêng mình”, “lự càn bậy” đóng đô, “tự càn bậy” dời đổi được. Vua Hùng đóng đô ở Bạch Hạc, Việt Trì, vì đó là chóp đỉnh thứ nhất của tam giác châu Bắc Bộ, là miền giáp ranh giữa miền núi và miền xuôi. Đ ếđô của quốc gia cổ đại nào cũng thường đóng ở khu đất giáp ranh, đầu mối giao thông xuôi ngược, khi đồng bằng còn đang độ phá hoang, rừng rậm, đầm lầy còn tràn ngập. Gần hai nghìn năm sau, vua Thục dời đô xuống Cổ Loa. Đó là vì bấy giờ nước ta đã tiến vào thời đại sắt sớm, đồng bằng đã mơn mởn lúa xanh, trung tâm kinh tế và văn hóa đã bị hút về xuôi, đỉnh thứ hai của lam giác châu sông Hồng trên ngã ba sông Đuống đã định vị. Rồi Âu Lạc tiêu vong. Nước mất thì thủ đô cũng mất. Bà Trưng đóng ở Mê Linh, Bà, Triệu đóng ở chân núi Nưa, đó chỉ là những chốn “quê nhà”, ý nghĩa 153
- phòng vệ quân sự nhiểu hơn và lấn át V nghĩa kinh lế , vãn hóa... 600 năm đầu thời Bác thuộc, chính quyền đô hộ khi đóng ở Luy Lâu. khi đóng ở Long Biên, đcu trên đất Bắc Ninh cù. Xứ Bắc là vùng trung tâm kinh tế đương thời, với Ngũ Huyện Giang và Bắc Giang (sông Thiêp và .sóng Đuống), giao thông thủy bộ tiện lợi, với ngược với xuôi, với bẽn Bấc quốc. 400 năm cuối Bắc thuộc, với lự nhiên và với văn hóa, miền Hà Nội cổ đã trở thành thủ đô thiên nhiên của đâì nước, đất nước khi ấy mới chỉ là vùng lưu vực sông Hồng. Nhìn vào bản đồ đất nước, cặp mắt nhà địa lý học nào cũng thấy: các sông đều dồn nước về vùng Hà Nội, rồi lại từ vùng Hà Nội lỏa mãi ra biển cả; các núi cũng hướng về vùng Hà N ội... Và do đó các mạch máu giao thông thủy bộ cũng quy tụ và tỏa rộng từ Hà N ội... Nam Đế Lý Bí đã nhận ra vị trí quan trọng của Hà Nội cổ. Rồi 300 năm lộ thuộc Tùy - Đường, từ viên tổng quản Khâu Hòa nhà Tùy đắp Tử Thành đến viên Tĩnh Hải quân tiết độ sứ Cao Biền nhà Đường đắp Đại La thành, vùng Hà Nội cổ càng dày gian nan thêm mãi mà danh vọng cũng càng cao thêm mãi... Đinh, Lê rút về Hoa Lư. xét cho cùng cũng chẳng phải 'hheo ý riêng mình, quên cả mệnh trời” (Chiếu dời đô) mà là vì nước mới độc lập, quốc gia phong kiên lập quyền còn chưa đủ thời gian củng cố, dân tình chưa ổn định, các thê lực cát cứ địa phương còn cường 1Õ4
- ngạnh. Cho nên Hoa Lư Ihì đúng là nhỏ. hẹp, ẩm thấp, giao thòng khỏnư tiện nhưnu lại là '‘qué nhà” của Đinh l ien Hoàng, là nơi có núi non hiểm trở, thích hợp với một vị trí lợi hại về phòng ngự quân sự. Khi Đinh. Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (ciintỉ cô' độc lập dân lộc. khôi phục thông nhất quỏc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong vai trò lịch sử của một thủ đô tạm thời. Đầu thế kỷ XI, đầu thời Lý, tình hình đâì nước đặt ra những yêu cầu khách quan mới về phát triển quôc gia phong kiến tập quyền. Thê lực địa phương chú nghĩa đã bị đè bẹp, uy quyền của nhà nước trung ương đã được tăng cường và ngày càng gia lăng, sức mạnh và lòng tin của nhân dân. dân tộc trong việc bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc đã được thử thách và đã vững vàng hơn lên qua thử thách, những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, cho bước phát triển huy hoàng về văn hóa đã từng bước được chuẩn bị dưới các triều đại Ngô, Đinh, Lê... Thì với nhà Lý, Đại Việt cần đóng đô ở một nơi trung tâm của đất nước. Nơi đó là Hà Nội. Trải mấy suy tư, Lý Còng uẩn đã nhận định rằng: “Ngắm khắp nước Việt ta, duy dó là thắng địa. thật là nơi then chốt của bốn phương hội họp. là đô thành bậc nhát của đế vưcmg muôn dời” (Cììiếu dời đô). Clìiểu dời dô không phải là một áng văn tuyệt hay. về chi tiết ở trong đó có chỗ nêu chưa nổi bật 155
- tinh thần dân tộc, ví như mở đầu bài lại dẫn việc Thương, Chu đời tam đại bên Bắc quốc, lại gọi Cao Biền là “vương”, gọi thành Đại La là “cố đô” (“Cao Vương cồ' đô Đại La Thành”). Song, lịch sử văn học Việt Nam vẫn có lý khi đặt bài Chiếu dời đô ở vị trí mở màn cho nền văn thời Lý, cũng là bài mở màn cho nền văn Hà Nội. Đó là vì tác phẩm ấy có nội dung tích cực, phục vụ trực tiếp cho mục đích chính trị đương thời. Nó vạch rõ mục đích định đô: “Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”. Giọng điệu còn đượm sắc màu phong thủy - biết làm sao khác với không khí đương thời? - song đã sang sảng cất lên lời ngợi ca Hà Nội, lột tả chân giá trị vùng nước non này: “ơ chính giữa cõi bờ đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí giữa bốn phương nam bắc đông tây, tiện hình thế núi sông che bọc. ở đó, địa thế rộng rãi mà bằng phẳng, đất đai cao ráo mà sáng sủa, dân cư không khổ về nỗi tối tăm, thấp ẩm, muôn vật đều phong thịnh tốt tươi”. Mùa thu, tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua đầu triều Lý quyết định dời đô. Mùa nước đẫy, thuyền ngự, với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống, từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. 156
- 2. THÀNH PHÕ “RÔNG BAY” ' (THẢNG LONG) Hà Nội cổ thay tên gọi, để rồi biến đổi lớn từ bên tron" cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa. Rửa vêì nhơ của thời nô lệ, đổi Đại La thành Thăng Long, lần đầu tiên Hà Nội có một danh hiệu, tuy viết bằng chữ Hán, mà lại rất Việt Nam. Độc đáo và sáng tạo, vì không lấy chữ sẵn trong sách và trong khối địa danh sẩn có ở phương Bắc như người ta vẫn thường làm trước đó và cả sau đó nữa (như trường hợp tên “Hà Nội”). Ý nghĩa lớn, vì tên gọi “rồng bay” vạch được khí thế mạnh mẽ vươn lên của kinh thành đất nước. Và hữu thức hay vô thức, nó ẩn tàng ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc Tổ Rồng Tiên. Tựa như lời thượng hoàng Trần Nhân Tông nói với vuá Anh Tông và Quốc công Quốc Tuấn: “Nhà la vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuông hùng dũng... thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc”. Rõ ràng rồng là một biểu tượng của dũng mãnh, tung hoành; (“Rồng mây gặp hội, anh hào ra tay”). “Vân tùv long, phong tùy hổ”, rồng gắn với mây cũng như hổ gắn với gió. Theo triết lý cổ truyền, “tướng” (dáng vẻ) và “dụng” (chức năng) của rồng là dương (vùng vầy, làm mưa làm gió) nhưng “thể” (bản chất) 157
- của rone thì lại là âm (liềm phục, ôn nhu). Rống là con vật uvển chuyên có nhiêu trạne thái, thích ứng với hoàn cánh, môi trường: Tiém long. Hiện long, Phi long... Có nghĩa là biểu tượng rồng đã thống nhất những mặt đối lập một mâu thuẫn biện chứng, cũng là biểu tượng của tính cách Việt Nam, rất dũng cảm mà cũng râì nhu hòa. tùy thời, tùy lúc... Rồng Việt Nam, thời Lý, là “rồng rắn”. Loài có vẩy ở nước, ở thế giới dưới nước và theo huyền thoại, là kẻ giữ bầu nước trong thiên hạ. Khi can, khi gặp cơ hội. rồng bay lên trời, cuồn cuộn trong mây, gây mưa, làm mưa, tưới nhuần vũ trụ, cho cây côi tốt tươi, cho phong đăng hòa cốc. Bởi vậy, rồng - mây - mưa - mùa màng xâu chuỗi thống nhất trong suy tưởng của người xưa. Rồng là biểu tượng chính xác nhất của một quốc gia Đại Việt xây dựng trên nền gốc vãn minh nông nghiệp. “Rồng bay lên” là mưa. Và nếu mát là mục đích gốc của sự ở, của cái nhà, thì mưa lại là gốc của sự ăn, sự uống, của cơm nước ngày xưa. Như thế, việc Hà Nội cổ được đổi lên là thành phố “Rồng bay”, có phủi chỉ đơn giản là, như sử cũ chép cụt lủn: khi dời đò, “ihuvền lạm đỗ ở dưới thành (Đại La) có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, VI thê dổi gọi là thành Thăng Long”? Hẳn không. Dời đô là một việc rất lớn. rất lớn. Việc lớn ngày xưa, nhâì lại là một do nhà vua chủ trì, không thổ 158
- không kèm iheo nghi lẽ. Lễ thức là bất buộc. Một gia đinh làm nhà mới. một bản, một buôn làng, dời đến nơi ò mới, nhất nhất đều có nghi lễ kèm theo. Và không phái lúc nào cũne bóc tách được đâu là nghi thức, đâu là hành vi thực trong sự việc đời xưa. Khởi đầu việc làm nhà mới, dựng cung điện, phải cử hành nghi thức “tôn cơ” (dựng nền). Dời buôn đến noi mới, đồng bào Thượng ngày trước phải cử hành nghi lễ “đặt máng nước”. Nghi lễ ấy nhằm cầu cúng thần đất, thần nước, thần núi, thần sông..., cầu mưa thuận gió hòa, người vật phồn thịnh, mùa màng tươi tốt (“bản yên. người khỏe, lúa tốt, cá nhiều”). Trong nghi lễ dời bản, cầu mưa, liến hành ma thuật vẩy nước, bắc nước chảy về buôn bản, người sơn cước ngày trước (như miền Tây Bắc, người Thái) tin rằng có “rồng hiện”, “rồng bay” ... Hội nước, lệ đua thuyền mùa thu nước lên (và là “thuyền rồng”, hình rồng, vẽ rồng...) đều là nghi thức của một vùng cư dân nông nghiệp miền Đông Nam Á, là “nghi thức nông nghiệp”, như các nhà dân tộc học thường gọi. Vậy có phải là tình cờ không, khi đoàn thuyền rồng vua Lý dời đô từ Hoa Lư đến Đại La lại đúng vào mùa thu, tháng bảy, mùa của hội và nghi lễ đua thuyền Việt Nam? Tòi không xem đấy là một sự ùnh cò ... Tóm lại, la có thể hình dung rằng: trong việc dời đỏ, vua Lv phải tiến hành nhiều nghi thức: đầu tiên là nghi thức bơi thuvền rồng đầu thu; trong hội dua 159
- thuyền nhân thể là dịp dời đô đó. nhà vua đến dưới chân thành Đại La, dừng thuyền rồng, làm lễ tế thần, cầu mưa thuận gió hòa, người vật phong phú, mùa màng tốt tươi. Lúc ấy và trong không khí ấy, người ta tin rằng có rồng hiện và rồng bay... Và nhân đó, người ta tiến hành nghi lễ quyết định đổi tên kinh thành. Và lừ đó Việt Nam ta có thành phố “Rồng bay” . .. 3. ĐÊN CÂU MÂU, CÂU NHI VÀ ĐỀN BẠCH MÃ VÓI CÂU CHUYỆN DỜI ĐÔ Bên đường Thanh Niên, trong hồ Trúc Bạch có một cái gò. Trên gò dựng ngôi đền nhỏ, kiểu chữ “công”, thờ thủy thần - Thủy trung tiên từ - và Tam phủ thánh mẫu. Tương truyền gò xưa gọi là gò Cẩu Nhi (chó con) và đền là đền cẩu Nhi (chó con), từ trên đỉnh núi Nùng chuyển ra đóH). Gò và đền có liên quan đến câu chuyện dời đồ. Người dời đô là Lý Thái Tổ, .sinh năm Giáp Tuất (974) - năm “chó”, năm dời đô là năm Canh Tuất (1010) - cũng là năm “chó” theo lịch 12 con vật của phương Đông cổ truyền (Tí = chuột, Sửu = trâu, Dần = hổ, (I) Theo Táy Hổ chi. đển cẩu Mảu (chó mẹ) ở trên núi Khán. 160
- v.v.). Sử cũ chép hai huyền tích: khi Lý Công uẩn còn chưa làm vua. có con chó ở chùa úhg Thiên Tâm hương Cố Pháp - quê nhà Lý - đe một con chó sắc trắns, trên lưng có đốm đen thành chữ “Thiên lử”. Vì vậy giữa kinh thành, vua lập đền thờ cẩu Mâu. cẩu Nhi. Một huvền thoại khác kể rầmi: chó mẹ hương c ổ Pháp vượt sóng sanu lót ổ chó con trên đinh núi Nùno. Và vì vậy vua Lý quê c ố Pháp dời đô ra Thăng Long, lấv “Nùns Sơn” làm “chính điện đài” và lập đền thờ chó mẹ chó con. Đúng là huvền thoại! Và ta đã bắt gặp huyền thoại này trong câu chuyện dời đò của vua An Dương: vua Thục ban đầu đóng đô ở Tó (Uy Nỗ) nhưng đàn chó của vua cứ chạy sans c ổ Loa và con chó quý của vua đã sang gò c ổ Loa lót ổ đẻ con. Vì vậy vua dời đô sang Cổ Loa; và ngày trước dân c ổ Loa có lục làm nhà trên chỗ chó đẻ con, theo tín ngưỡng “đất chó đẻ là đất quý”. Tại sao chó lại gắn bó với việc dời đô như vậy? Không cứ 0 ta. đào khảo cổ kinh đô nhà Ân (ở Ân Khư, tính Hà Nam, Truna Quốc) và các mộ quý tộc Ân dều thấy có chôn theo chó. Và ngày trước, ở nông thôn nước ta, cổng làng, cổng xóm ngõ, trước một số nấm mố đều có chôn chó đá. Đicu đó có liên quan đê'n nghi lễ trừ là. Trona tín nuưỡna cổ iruvền. những dêm sáng trâng suông, ma quv thường hiện hình và vì vậy hay vang vọna tiêna 161
- chó súa ma. Chó iràn mộ. chó irân cổnu nhà. cổriii xóm ngõ, cổng làng... Và trấn cá kinh thành là đê' xua đuổi tà ma quý quái, báo vệ mảnh đâì thiêng liêng. Với huyén thoại trên, ta có thê’ đoán nhận rầmz: vua sinh năm Tuất, khi dời đô đến Thăng Long, đã lổ chức nghi lẻ trừ là. dâng lẽ “hy sinh”, giết và chôn chó Ircn tiò núi Nùnsi đê’ vcm. rồi lập đcn thờ chó. dõi sau dời dcn ra gò hồ Trúc Bạch hiện nay. Naoài ronu vàng, chó trắng đốm den. còn một con vật huyen thoại khác cũns tham gia câu chuvón dời đô. Đó là m:ựa Irắnsi. Giữa phố Hàng Buổm. số nhà 76 - 78, có một di tích lịch sử dược xốp hạnư: đó là dền Bạch Mã. Như những phần trước dã nêu. đó là đền thờ thần chính khí Long Đỗ. hav Tô Lịch giang thần, hay thành hoànư Hà Nội gốc, nhân vật mà Cao Bién yểm không nổi. đành phonu làm “Quốc dô dịnh bang thành hoànư dại vương”. “Đâì có thổ công, sông có Hà Bá” là tín ngưỡng cổ truvền. Vì vậy mà Hà Nội cổ cũn» ắt có thành hoànu. Tỏ Lịch hav thần Long Đỗ dược “dc bạt” dần. lừ thành hoàng làng đến thành hoàng phú và dến thành hoàng quốc đô là sự phản ánh hư ảo hiộn thực khách quan: sự lớn lên của Hà Nội, từ làng qua huyện, tinh dến kinh thành. Nhưng vì sao đền thần Long Đỗ lại dược gọi là đền Bạch Mã? Sách cũ chóp - cố nhiên là theo huyền thoại - rằng Lý Thái Tổ dời đò dc'n Thăng Long, dô thành cứ đắp rồi lại lở. Vua sai người đến cáu dáo, chcn thấy con ngựa trắng từ 162
- iron” dỏn ra. di tịiianh mộl vòng, di dên dau đê’ dấu chán lại dến dỏ. rói Irở lại vào irong dcn ihì biến mất. Vua Iheo dấu chăn ngựa mà dăp lũy ihì ihanh không lớ nữa. nón ihò làm thành hoàng Thăng L.ong. Đâv là sự thám thấu cúa một mảu dé thần thoại rất cổ vào lịch sử trung đại Việt Nam. Ta đã biêt câu chuvện vua I hục xãv thành cổ Loa. thành dăp ròi lại lư, vua cáu dảo, thần Rùa Vàng hiện lên giúp vua trừ vêu quái, thành mới đáp xong. “Quy thành” là thành đắp theo dấu vết rùa bò. Nuựa tráne - như trons phán “Người anh hùng làm: Dóm:” dã chứm: minh - là biêu lượng thần thoại cứa mặt tròi. Đcn Bạch Mã trấn cứa đông kinh thành Thăng Lona. Ngựa trắng từ đền ra, đi một vòng từ dôm: sam: táv rồi lại quav về đền. Đó là biểu tượng sự vận độnư biểu kiến của mặt trời, mặt trời mọc đằng đôns. lặn ở đằng tâv rổi lại quay về đông (trong câu chuvện Cổ Loa, rùa vàng cũng hiện ra ở cửa đống kinh thành). Phía đông là đền Bạch Mã. phía tây là đền Voi Phục, phía bắc là đền Trấn Võ. phía nam là dén Cao Son (dinh Kim Liên nay). Đó là “Thăng Long tứ tràn”, tron” quan niệm cố iruyên. Vua quan (và dân chúng) thời Lý. trong cuộc sống trần tục, đã làm n h iệ m . vụ “quy hoạch” kinh thành Thăng Lonu. Nhưna quy hoạch kinh thành đã dược quv công cho thần thánh dẽ nhàm mục dích thần thrính hóa manh dãl kinh thành. “Đất thánh’ do thánh 163
- thán quy định, vạch mộl “đường tròn ma thuậi". vốn là tín ngưỡng lừ ihời bộ lạc di lưu lại. Tóm lại. chép chuyện dừi đồ. sử cũ chi nói 2ọn mộl câu. Kỳ thực, việc dời dô của nhà Lv dã kèm theo nhiều nghi lẻ phức lạp: cầu mưa. cầu phúc (với rổnu vàng), sát sinh trừ là (với chó đốm đen), hoạch định vùng đáì thánh (với nuựa trắng) trong đó nghi lẻ nông nghiệp và những biểu tượng thần thoại cố đã lái sinh và đổi mới. được lịch sử hóa và p h o n s kiến hóa trong biết bao nghi thức của nhà vua. 4. ĐỀN ĐỒNG CỔ VÀ HỘI THỀ đ ờ i lý Phải chăng chí là từ một giấc mư? Bên bờ Tô Lịch, thôn Đông, gần Bưởi, nay thuộc khu phố Ba Đình, giữa đường Hoàng Hoa Thám và đường Thụy Khuê, có ngôi đền nhỏ. Đó là đền Đổng Cổ. thờ Đồng Cổ sơn thần - thần núi Đồng cổ hay là thần Trông Đổng. Trong kháng chiến chông Pháp, đền bị hủy hoại nhiều; đến nav mới được sứa sang lại. chiếc trống đổng dê ở trong đền cũng là trông mới. không có giá trị lịch sử và nghệ thuật. Nhưng sự lích của đền thì râì cổ. Đền vốn ở Thanh Hóa. dựng trên núi mang lém Đổng Cổ (Trống Đổng) - còn có lẽn là núi Khá Lao. 164
- ớ xã Đan Né. huvện Yên Định (Khá l.ao là phiên âm lừ “khâu” - liốnu Mường, có nghĩa là Irống đổng). Truyổn ihuvcì ưán cho miếu này một niên đại rất cổ: thời Hùng Virơnư. Vua đi đánh Chiêm, nghỉ quân ở núi. thán báo mộng sẽ đánh trống đồng trợ chiến, sau quá thế. vua bèn phong thần làm Đồng cổ đại vương. .Sự lích thần thì chép: năm 1020. Khai Thiên vương Phật Mã (sau là Lý Thái Tỏng) vâng mệnh Lý Thái Tổ, đi đánh Chiêm Thành, qua Trường Châu, đóng quân tạm nghỉ, đêm mộng thấy thần núi Trống Đồng hiện ra dưới dạng một võ tướng uy nghiêm, xin theo siúp phá giặc lập công. Khải hoàn, thái tử Phật Mã sửa lễ tạ ở đền Thanh Hóa, rồi rước thần về Thăng Long dể giữ nước hộ dân. Nhưns chính sử thì lùi việc dựng miếu ở Thãng Long lới năm 1028. Theo sử thì câu chuyện bắt dầu từ một giấc mơ. Ngày mồng 3 tháng ba, Lý Thái Tổ mất, triều thần tôn thái lử lên làm vua. Ba vương Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức làm loạn, định tranh ngôi vua, sau bị Lê Phụng Hiểu dẹp tan. Trước đó một ngày, Phật Mã chiêm bao thấy một người lự xưng là thần núi Đồng cổ báo trước việc ba vương làm loạn. Tỉnh dậy, sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm. Vì vậy, lên ngôi xong, Thái Tông phong tước vương cho thần núi Trống Đồng, cho làm “Thiên hạ minh chủ” (người chủ trì việc thề trong nước), sai dựníỉ miếu ở bên hữu (tức là phía tây) thành Đại La. Ngày 2.'S tháng ba, đắp đàn. cắm cờ xí', dàn đội ngũ. treo gươm giáo, đứng trước thần vị, đọc lời 165
- the răng: “Làm con bất hiếu, làm lôi hâì tnimi. thán minh íiiết chêV'. Văn võ bá quan từ cưa Đômĩ đi Vcào. đến trước thán vị, cùng nhau uònư máu ãn thề. Sau đó. hàng năm lấy ngày 4 thánư tư làm nưàv hội thề loàn quốc: Trần. Lê đcu theo lệ đó. Văn võ bá quan ai thiếu mặt. bị phạt năm quan liền. Trai gái kinh thành ngày hôm âV đi xem lẻ thề, đứns chật đường. Sử cho thấy là ngày hội lớn của Thăng Lonư thời Lý. Trống đồng và hội thề, từ vua Hùng đến vua Lý Sử nhà Lý thường giải thích việc vua dựng miếu kia, chùa nọ (chùa Một Cột. đền Lý Phục M an...) xuất phát lừ những giấc mơ. Quá nhiều giấc mơ. khiến người ta phải nghi nsờ sự thành thật của các vua: phải chàng bịa đặt ra chuyện thần báo mộng là để đề cao uy thế của vua, để cột chặt thần quyền với vương quvền, dùng thần quyền phục vụ vương quyền? Đúng là như vậy. Nhưng vì sao Lý Thái Tỏng lại chọn thần Trông Đồng làm “Thiên hạ minh chú” và biên được lễ thề thánu tir làm nuày hôi có tính chất tồn giáo của toàn quốc? Không giản dơn chỉ do một sự bịa đặt. Hay đúns hơn, không hoàn loàn là bịa đặt. 4'rông dồng là hiện vật liêu bicu của thời dại Hùng Vương, của vãn minh Việt cổ thời dựng nước. Nhưnu với thời gian, tirống đồng cũng trở thành “vật linh”, liêu biểu cho quyền uy xã lìội của thủ lĩnh và lừ 166
- dó cua ihán linh. Tiònt: trong là biểu tượng cúa licng sám. cua Lôi thán. Lỏi cổnn... Trổng đổng dược thán thánh hỏa: .Sơn thần. Giang thán. Mặt tròng dược gắn iượnu cóc và Iiomz dược dùnu trong nghi Ic cầu mưa. rrước thời Lv. sứ đĩi chép những núi. những dầm hổ mans ten Đồntỉ c ổ và việc lê thần với lập lục: "Trốììịị dốnị> và ca mư, Niỉiàn Nam té lẻ ỉhường! ” . (Bài từ. thế ký VIII) Và cũnc có những nghi thức thề bồi, một hình thức “ma thuật ngôn lừ”. Có hội thề của người - như lời thề Trưng Trắc - và có những tín ngưỡng ăn thề “cá chép hóa rồng”. “MỒIÌÍ> bốn cá di ủn thề, Mổìiiị tám cá về cá vượt Vã Môn! Phải chăng là sự tình cờ, khi hội thề Thăng Long và hội ăn thề của cá chép lại trùng hợp tháng tư mồng 4? Chẳng qua đó cũng bắt nguồn lừ một nghi lề nôns nghiệp, nghi lễ tế thần đầu mùa hạ, mùa mưa... Và chi có thê kết luận; đến thần núi Trống Đồng và hội the Thăng Long thời Lý là do nhà Lý xây dựng lổ chức, trên cơ sở phục hồi, dổi mới, thời sự hóa và phong kiến hóa một nghi thức cổ truvén của nhân dân ta từ thuở vua Hùng dựng nước. 167
- 5. C Ả N H SA C T H IÊ N N H I Ê N Hà Nội 900 nãm về irước. Người Thănc Long thời ây quan niệm: “Đất Long Đỗ, có núi Tản, sông Lò (sông Nhị), núi cao. sông sâu, đất bằng rộng rãi...”. Núi Tản làm án, sông Nhị làm đai cho đất Thượng Kinh là một quan niệm phong thủy. Đạo sĩ cung Thái Thanh chuyên bói toán, phục vụ triều Lý còn khuyên vua đắp một số núi giả trong nội thành để lấy thố. Nùng Sơn làm chính điện đài, đắp thêm Tam Sơn Ngũ Nhạc, Khán Sơn, Sư Sơn... cùng với việc đắp lũy, đào ngòi. Năm 1108 đắp thêm đê Cơ Xá để phòng lũ lụt. Và thê là núi đắp, thành đắp, đê đắp... đã phá được nét đơn điệu của miền bãi bằng Hà Nội, tạo nên một địa hình nhân tạo giữa cảnh sắc thiên nhiên, vừa hòa đồng vừa đối lập với thiên nhiên... Bên ngoài Đại La Thành - vừa là thành vừa là đê của kinh thành - là Long Đàm (Thanh Trì) đầy đầm hồ, là Vĩnh Khang (Từ Liêm) với cánh đồng Bông trước cửa chùa Thánh Chúa (nay nằm giữa khu Trường đại học Sư phạm); bên kia sông là Gia Lâm (Gia Lâm) là Đông Ngàn (Đông Anh), rừng cây còn rậm rạp bồ đề, dâu da và đinh, lim, sến, táu, búng báng, lộc vừng... Trong nội thành, hổ Mù Sương (Dâm Đàm) vừa tách khỏi sông Nhị, mênh mông nước. Quanh bờ hổ, rừng tre ngàn, rừng gỗ tầm, rừng bàng... Sử chép: năm 1044, “tháng chín, vua sai đặt cũi lớn ở Dâm 168
- Đàm (nav là thôn Tâỵ Hồ) lấv con voi nhà của Chiêm Thành (vừa đem cốns) làm mồi: dứ voi rừng vào ironu ấ y ...”. Lại chép; năm 1119 “vua ngự” đến Khoái Trường (Khoái Châu. Hái Hưng) để bất voi tráng” . Thế thì voi đen, voi trắng thời Lý, tuy đã hiếm hoi, song cũng còn rải rác ở những dải rừng quanh kinh thành. Xin đọc thêm một câu sách sử nữa: năm 1354 (đời Trán), “Có con hổ đen .xuất hiện trong kinh thành”. Khá rõ ràng vé sự hiện cúa rừng xanh quanh Thăng Long! Nếu cần thêm, xin ghi nhận một chi tiết này nữa: thời Lý, cuối thếkv XI còn có trăn hoa trườn bò trong mạn rừng Voi Phục. Tháns hoặc cá sấu và nhất là kỳ đà, rùa, giải, còn vùng vẫy ở bến nước kinh thành. Hồ Tây đã tách khỏi sông Nhị nhưng hồ Lục Thủy (hồ Gươm), hồ Chu Tước (Bảy Mẫu. Thiền Quanti) thì chưa. Thuyền chiến, thuyền buồm ngược xuôi sông Nhị, cập bến Triều Đông (Đông Bộ Đầu, dốc Hòe Nhai) có thể cập cả bến Thái Cực (sau là dãy số lẻ Hàng Đào), bến Thái Tổ (sau là phường Phục Cổ, phố Nguyễn Du). Lại còn bến Thiên Thu, bến Đại T hông... nay chưa rõ ở nơi nào. Nội thành, Tô Lịch. Kim Ngưu uốn khúc, nối liền vói hồ Gươm và hồ Bảy Mẫu. Thuyền mành san sát, đỗ vào tận bến Giang Tân ở mạn Nghĩa Đô. Yên Thái, nơi sông Tô Lịch nhận thêm nước sông Thiên Phù từ sông Nhị chảy vào, len lỏi qua làng La (Xuân La) nổi tiếng trồng dưa. Đời Lý Nhân Tông, sông Thiên Phù bị lấp. Sông Tô Lịch cát đã bồi nhiều. Song nhà Lý rất 169
- cò íiắng nạo vét sône Tô làm trục giao thòng ihúv cua kinh thành. Vcn sons Tỏ Lịch, mọc lên những vườn cây trĩu qua ớ các cừa ỏ: bưởi, dừa, mơ. vái, nhãn... Năm nhịp cầu bắc ntzang sông Tò, tháng cảnh Thăng Long; Cầu Đông .xây đá (Hàng Đường), cầu gỗ Thái Hòa (mé dưới Nhà máy bia), cầu Cau (Thụy Khué). cầu Tâv Dương (Cầu Giấy), cẩu Dừa (Ô Chợ Dừa). Thân cau. thân dừa hòa với 2ỗ. đá. than. gạch, ngói. Irons lay người Thăng Long đều là vật liệu xây dựng dẹp bền. nhiều dạng vẻ... Và còn cầu Yên Ọuyêì (công Cót), cầu Nhân Mục (cống M ọc)... mien ven nội. Một Thăng Long nhiều sông hồ và một Thăng Long tuy đã có đê nhưng vẫn không tránh khỏi lụt. Cho nên dã tạo ra cảnh lượng một Thăng Long nhiều thuyền bè: thuyền vua, thuyền quan, thuyền dân. Kinh thành khi lụt, đường phố phải đi lại bằng thuyền. Một Thăng Long đang xây dựng, cung điện bị sét đánh luôn, chứng cứ khác của việc Thăng Long có nhiều cây cổ thụ lích tụ điện trời. Sử sách phác được thêm một cảnh (chẳng hạn năm 1119), dưới các gốc đa, gốc dề cổ thụ của kinh thành có nhiều quán hàng bán nước chè tươi. Cộng với Trà Đình của vua bên bờ sông Nhị, quán giải khát kinh thành vẫn đượm hồn quê... Một Thăng Long hav bị động đất. nhất là mạn nam: đất phường Thịnh Quang (Thịnh Hào) có năm 70
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn