T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
<br />
HÀNH VI TÌM KIẾM DỊCH VỤ Y TẾ<br />
CỦA NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI TẠI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2013<br />
Nguyễn Đình Tuấn*; Nguyễn Viết Nhung*; Lê Văn Bào**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả kiến thức, hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế (DVYT) của người bệnh lao và xác<br />
định khoảng thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng nghi lao đến khi được chẩn đoán bệnh. Đối<br />
tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang qua phỏng vấn 355 người bệnh lao đăng<br />
ký điều trị tại 4 huyện của tỉnh Nam Định năm 2013. Kết quả: phần lớn người bệnh thiếu kiến<br />
thức về bệnh lao, chỉ có 57,2% hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh, 36,9% đồng ý tiêm vắc xin<br />
phòng lao cho trẻ sơ sinh và 29% đồng ý đi khám sớm khi có dấu hiệu nghi lao. Hành vi tìm<br />
kiếm DVYT của người bệnh lao khi lần đầu xuất hiện triệu chứng nghi lao ở trạm y tế xã là<br />
49,3% và ở bệnh viện đa khoa huyện là 59,2%, ở nhà thuốc 10,1%, phòng khám tư/bệnh<br />
viện/thầy thuốc tư 21,4%. Khoảng thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng nghi lao đến khi bệnh<br />
lao được chẩn đoán khá dài, trung bình 1,3 tháng. Lý do chính khiến người bệnh chậm trễ trong<br />
khám phát hiện bệnh là bản thân họ không nghĩ bị mắc bệnh lao (43,0%) và gia đình khó khăn<br />
kinh tế (10,4%). Kết luận: người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh lao, hành vi tìm kiếm DVYT<br />
của người bệnh chủ yếu ở tuyến y tế cơ sở, thời gian từ khi có triệu chứng nghi lao đến khi<br />
bệnh lao được chẩn đoán khá dài. Để tăng cường hiệu quả công tác chống lao và bệnh có thể<br />
phát hiện sớm, cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng; triển<br />
khai các mô hình can thiệp PPM tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt có sự tham gia của cơ sở y tế tư<br />
để tăng cường phát hiện sớm cho người bệnh lao.<br />
* Từ khóa: Bệnh lao phổi; Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế; Tỉnh Nam Định.<br />
<br />
Health Services-Seeking Behavior of Pulmonary Tuberculosis<br />
Patients at Namdinh Province in 2013<br />
Summary<br />
Objectives: To describe the knowledge, health services-seeking behaviors and to determine<br />
the period of time from onset of symptoms until the tuberculosis (TB) disease was diagnosed.<br />
Subjects and methods: Cross-sectional study by interviewing 355 TB patients, who registered<br />
TB treatment in 4 districts of Namdinh in 2013. Results: Most patients don’t know much about<br />
tuberculosis, only 57.2% understood correctly the cause of the disease, 36.9% agree to<br />
vaccinate against tuberculosis for infants and 29% agreed to have early examination when the<br />
symptoms of TB appeared. Health-seeking behaviors for the first time in the communal clinics<br />
was found in 49.3% of patients; 59.2% in district general hospital; 10.1% in pharmacies and 21.4%<br />
in private health facilities/private physicians. The time period from the onset of symptoms to the<br />
diagnosis was fairly long with an average of 1.3 months. The main reason for a delay in<br />
examination was that the patients themselves had never thought they had TB (43.4%) and<br />
* Bệnh viện Phổi TW<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Đinh Tuấn (tuandinh10@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 05/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/02/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 02/02/2017<br />
<br />
5<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
they had difficulties in finance (10.4%). Conclusion: There is a lack of knowledge about TB;<br />
health-seeking behaviors mainly occurs in grassroots level, time from onset of symptoms until<br />
the detection of TB is rather long. To enhance the effectiveness of TB control and to shorten the<br />
time of delay in diagnosis, health communication and education should be strengthened. It is<br />
necessary to put PPM interventions models into at grassroots-level medical centers, especially<br />
with the participation of private health facilities to enhance the early detection of tuberculosis.<br />
* Key words: Tuberculosis; Health services-seeking behaviors; Namdinh province.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam là một trong những quốc gia<br />
có tỷ lệ bệnh lao cao, đứng thứ 14/20<br />
nước có số người mắc lao nhiều nhất thế<br />
giới, đứng thứ 11/20 nước có gánh nặng<br />
bệnh lao đa kháng thuốc (MDR). Tỷ lệ tử<br />
vong do lao trên thế giới ước tính khoảng<br />
17.000 người mỗi năm (WHO, 2015) [1,<br />
5]. Hiện nay, y tế tư nhân đang phát triển<br />
mạnh, trong khi thói quen của người dân<br />
tìm kiếm DVYT tại các cơ sở y tế tư ngày<br />
càng tăng. Một số nghiên cứu cho thấy,<br />
nhiều cơ sở y tế (công-tư) thiếu kiến thức<br />
và thực hành về khám chữa bệnh lao,<br />
điều này đã ảnh hưởng đến công tác<br />
chẩn đoán phát hiện sớm cho người bệnh<br />
lao [4, 6].<br />
Nghiên cứu hành vi tìm kiếm DVYT<br />
của người bệnh lao sẽ giúp các nhà quản<br />
lý có kế hoạch can thiệp phù hợp để tăng<br />
cường phát hiện và quản lý điều trị sớm<br />
cho người bệnh lao. Nghiên cứu này<br />
nhằm: Mô tả kiến thức, hành vi tìm kiếm<br />
DVYT của người bệnh lao tại 4 huyện của<br />
tỉnh Nam Định năm 2013.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, địa điểm, thời gian<br />
nghiên cứu.<br />
Người bệnh lao đăng ký điều trị tại<br />
4 huyện (Xuân Trường, Giao Thủy,<br />
6<br />
<br />
Trực Ninh, Nghĩa Hưng) của tỉnh Nam<br />
Định năm 2013.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả cắt ngang qua phỏng vấn người<br />
bệnh lao bằng bộ câu hỏi.<br />
* Cỡ mẫu nghiên cứu: tính theo công<br />
thức mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Trong đó:<br />
- n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.<br />
- Z: độ tin cậy, lấy ở ngưỡng xác suất<br />
α = 0,05 (Z (1- α/2) = 1,96).<br />
- p: tỷ lệ đối tượng tìm kiếm dịch vụ<br />
phát hiện lao (ước tính p = 0,76).<br />
- q = 1 - p = 0,24.<br />
- d: độ chính xác mong muốn, lấy<br />
d = 0,05.<br />
Với các tham số đầu vào, tính được<br />
cỡ mẫu n = 281. Tuy nhiên, cỡ mẫu trong<br />
nghiên cứu là cỡ mẫu toàn bộ người<br />
bệnh lao đăng ký điều trị tại 4 huyện năm<br />
2013. Tổng số: 355 người.<br />
* Phương pháp thu thập số liệu: phỏng<br />
vấn toàn bộ người bệnh lao bằng bộ câu<br />
hỏi soạn sẵn tại thời điểm nghiên cứu.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới của đối<br />
tượng nghiên cứu (n = 355).<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
53,8<br />
<br />
SD<br />
<br />
± 18,5<br />
<br />
Nam<br />
<br />
266<br />
<br />
73,3<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
89<br />
<br />
26,7<br />
<br />
trung học phổ thông: 66 người (18,6%);<br />
trung cấp, cao đẳng: 21 người (5,9%); đại<br />
học: 1 người (0,3%); sau đại học: 0<br />
người; không trả lời: 9 người (2,5%).<br />
Trình độ học vấn của người bệnh lao<br />
nhìn chung thấp, từ bậc tiểu học trở<br />
xuống chiếm tới 25,9%. Trình độ trung<br />
học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (46,8%).<br />
* Phân bố đối tượng nghiên cứu theo<br />
thể loại bệnh lao (n = 355):<br />
<br />
Độ tuổi trung bình của người bệnh lao<br />
là 53,8. Nam giới chiếm 73,3%, cao gấp<br />
2,7 lần so với nữ (25,9%). Tuổi, giới tính<br />
của người bệnh lao trong nghiên cứu khá<br />
phù hợp với một số nghiên cứu khác và<br />
thống kê của Chương trình Chống lao<br />
Quốc gia (2013) [1].<br />
* Phân bố đối tượng nghiên cứu theo<br />
nghề nghiệp (n = 355):<br />
Nông dân: 258 người (72,7%); ngư<br />
dân: 4 người (1,1%); buôn bán: 16 người<br />
(4,5%); công nhân viên chức 10 người<br />
(2,8%); làm việc cho tư nhân: 12 người<br />
(3,4%); học sinh, sinh viên: 25 người<br />
(7,0%); nội trợ, tự do: 12 người (3,4%);<br />
thất nghiệp: 0 người; hưu trí 16 người<br />
(4,5%); khác: 2 người (0,6%).<br />
<br />
Về thể loại bệnh, người bệnh lao phổi<br />
(+) mới có tỷ lệ cao nhất (274 người =<br />
77,2%), tiếp đến là lao phổi (-) với tỷ lệ<br />
14,9% (53 người). Kết quả này phù hợp<br />
với thống kê của Chương trình Chống lao<br />
Quốc gia [2, 3, 4].<br />
2. Kiến thức, hành vi tìm kiếm DVYT<br />
của người bệnh lao.<br />
Bảng 2: Kiến thức về nguyên nhân gây<br />
bệnh và biện pháp phòng bệnh (n = 355).<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Ăn uống<br />
<br />
8<br />
<br />
2,3<br />
<br />
Di truyền<br />
<br />
42<br />
<br />
11,8<br />
<br />
Vi khuẩn lao<br />
<br />
203<br />
<br />
57,2<br />
<br />
Lao lực<br />
<br />
102<br />
<br />
28,7<br />
<br />
1<br />
<br />
0,3<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Nguyên nhân gây bệnh lao<br />
<br />
Khác<br />
<br />
Nghề nghiệp chủ yếu của người bệnh<br />
lao là làm nghề nông, điều này phù hợp vì<br />
4 huyện nghiên cứu là các huyện thuần<br />
nông.<br />
<br />
Tiêm vắc xin phòng lao<br />
cho trẻ sơ sinh<br />
<br />
131<br />
<br />
36,9<br />
<br />
* Phân bố đối tượng nghiên cứu theo<br />
học vấn (n = 355):<br />
<br />
Hạn chế tiếp xúc với<br />
người bệnh lao<br />
<br />
259<br />
<br />
72,1<br />
<br />
Đi khám sớm khi có<br />
dấu hiệu nghi lao<br />
<br />
103<br />
<br />
29,0<br />
<br />
Không biết<br />
<br />
52<br />
<br />
14,6<br />
<br />
Không biết đọc, biết viết: 13 người<br />
(3,7%); chưa tốt nghiệp tiểu học: 26<br />
người (7,3%); tiểu học: 53 người (14,9%);<br />
trung học cơ sở: 166 người (46,8%);<br />
<br />
Biện pháp phòng bệnh lao<br />
<br />
7<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
Chỉ có 57,2% hiểu đúng về nguyên<br />
nhân gây bệnh là do vi khuẩn lao. Như<br />
vậy, vẫn còn một tỷ lệ lớn người bệnh<br />
thiếu kiến thức về nguyên nhân gây bệnh<br />
(42,8%). Phần lớn người bệnh còn thiếu<br />
kiến thức về phòng bệnh lao, chỉ có<br />
36,9% đồng ý cho trẻ sơ sinh đi tiêm vắc<br />
xin phòng lao và 29% đồng ý đi khám<br />
sớm khi có dấu hiệu nghi lao.<br />
* Hành vi tìm kiếm DVYT của bệnh<br />
nhân khi lần đầu có dấu hiệu nghi lao<br />
(n = 355):<br />
Trạm y tế xã: 175 người (49,3%); bệnh<br />
viện huyện: 210 người (59,2%); bệnh viện<br />
lao tỉnh: 24 người (6,8%); bệnh viện đa<br />
khoa tỉnh: 8 người (2,3%); hiệu thuốc:<br />
36 người (10,1%); phòng khám, bệnh<br />
viện tư: 29 người (8,2%); thầy thuốc tư,<br />
thầy lang: 47 người (13,2%); khác: 1 người<br />
(0,3%).<br />
Kết quả này là phù hợp, bởi đây là<br />
những cơ sở khám bệnh gần nhà, thuận<br />
tiện cho người bệnh. Như vậy, nếu có sự<br />
phối hợp tốt với tuyến y tế cơ sở, đặc biệt<br />
có sự tham gia của y tế tư sẽ làm tăng tỷ<br />
lệ người dân được tiếp cận với dịch vụ<br />
khám phát hiện bệnh lao.<br />
* Khoảng thời gian từ khi xuất hiện<br />
triệu chứng nghi lao đến khi người bệnh<br />
được chẩn đoán mắc bệnh (n = 355):<br />
Trung bình 1,3 tháng; < 1 tháng: 226<br />
người (63,7%); 30 - 45 ngày: 76 người<br />
(21,4%); > 45 ngày: 53 người (14,9%).<br />
Khoảng thời gian từ khi xuất hiện triệu<br />
chứng nghi lao đến khi người bệnh được<br />
chẩn đoán mắc bệnh lao khá dài. Kết quả<br />
này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh<br />
Hữu Hùng [3].<br />
8<br />
<br />
* Lý do chậm trễ trong khám phát hiện<br />
bệnh lao (n = 355):<br />
Không nghĩ đến mắc lao: 154 người<br />
(43,4%); phiền hà khi đi khám ở cơ sở y<br />
tế nhà nước: 2 người (0,6%); gia đình<br />
khó khăn kinh tế: 37 người (10,4%);<br />
không biết nơi khám bệnh lao: 2 người<br />
(0,6%); nhà xa bệnh viện: 9 người (2,5%).<br />
Lý do chính khiến người bệnh chậm<br />
trễ trong việc đi khám phát hiện bệnh lao<br />
là bản thân họ không nghĩ mình bị mắc<br />
bệnh lao. Do vậy, họ không đi khám bệnh<br />
hoặc tự ý mua thuốc uống, tiếp đến là do<br />
gia đình khó khăn kinh tế, nhà xa bệnh<br />
viện huyện, phiền hà khi khám ở các cơ<br />
sở y tế nhà nước và không biết nơi nào<br />
khám bệnh lao chiếm tỷ lệ thấp (0,6%).<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của<br />
Trịnh Hữu Hùng và một số nghiên cứu<br />
khác [3].<br />
KẾT LUẬN<br />
Người bệnh còn thiếu kiến thức về<br />
bệnh lao. Hành vi tìm kiếm DVYT của<br />
người bệnh chủ yếu ở tuyến y tế cơ sở.<br />
Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng<br />
nghi lao đến khi bệnh lao được chẩn<br />
đoán khá dài (1,3 tháng). Lý do cơ bản<br />
nhất khiến người bệnh chậm trễ trong<br />
khám phát hiện bệnh là bản thân họ<br />
không nghĩ mình bị mắc bệnh lao (43,4%).<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Tăng cường các hoạt động truyền<br />
thông, giáo dục sức khỏe về bệnh lao cho<br />
cộng đồng. Triển khai các mô hình can<br />
thiệp tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt có sự<br />
tham gia của các cơ sở y tế tư để tăng<br />
cường phát hiện sớm cho người bệnh lao.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Y tế - Chương trình Chống lao Quốc<br />
gia. Báo cáo Tổng kết Chương trình Chống<br />
lao 2015. Chương trình Chống lao Quốc gia.<br />
2016.<br />
2. Bộ Y tế - Chương trình Chống lao Quốc<br />
gia. Báo cáo tổng kết hoạt động Chương trình<br />
Chống lao Quốc gia 2013. 2014.<br />
3. Trịnh Hữu Hùng. Nghiên cứu sự chậm<br />
trễ tiếp cận DVYT của bệnh nhân lao phổi<br />
AFB (+) mới tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp<br />
can thiệp. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Vệ<br />
sinh Dịch tễ Trung ương. 2010.<br />
<br />
4. Nguyen T Huong, Marleen Vree, Bui D<br />
Duong, Vu T Khanh, Vu T Loan, Nguyen V<br />
Co, Martien W Borgdorff, Frank G Cobelens.<br />
Delays in the diagnosis and treatment of<br />
tuberculosis patients in Vietnam. BMC Public<br />
Health. 2007, p.41-54.<br />
5. World Health Organization. Global TB<br />
Report. Geneva. 2015.<br />
6. N.B. Hoa, E.W.T, D.N. Sy, N.V. Nhung,<br />
M. Vree, M.W. Borgdorff and F.G.J. Cobelens.<br />
Health-seeking behaviour among adults with<br />
prolonged cough in Vietnam. Tropical Medicine<br />
and International Health doi. 2011, 10 (16),<br />
pp.1260-1267.<br />
<br />
9<br />
<br />