HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM:<br />
Hiện trạng và những thách thức<br />
trong điều kiện dân số già hoá<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GIANG THANH LONG*<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tháng 4, 2004<br />
<br />
<br />
Diễn đàn Phát triển Việt nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Giang Thanh Long là giảng viên trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà nội; là nghiên cứu viên của<br />
Diễn đàn Phát triển Việt nam. Bạn đọc có thể liên lạc với tác giả qua địa chỉ: gtlong@vdf.org.vn.<br />
Tóm tắt<br />
<br />
<br />
Bài viết này đề cập đến hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác<br />
định trước (PAYG defined-benefit) của Việt nam và xem xét sự bền vững<br />
về mặt tài chính của nó trong điều kiện dân số già hoá và nền kinh tế hiệu<br />
quả động. Bằng việc sử dụng các mô hình thống kê của Tổ chức Lao động<br />
quốc tế (ILO), bài viết chỉ ra rằng mức nợ lương hưu tiềm ẩn (implicit<br />
pension debt - IPD) của hệ thống so với GDP của năm 2000 – năm cơ sở<br />
để dự báo – là rất cao. Xét về mặt xã hội, sự tồn tại của nợ lương hưu tiềm<br />
ẩn đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ sẽ do các thế hệ hiện tại và tương lai<br />
chi trả nếu chúng ta tiếp tục duy trì hệ thống hưu trí này. Vì thế, hệ thống<br />
hưu trí Việt nam không những bất ổn về mặt tài chính, mà còn dẫn đến sự<br />
bất công bằng giữa các thế hệ. Để tránh tình trạng này, hệ thống hưu trí<br />
hiện nay cần phải được cải cách. Đặc biệt, Việt nam cần phải cải cách hệ<br />
thống hưu trí sang một hệ thống tài khoản cá nhân một phần với mức<br />
hưởng được xác định dựa trên mức đóng (partially-funded defined-<br />
contribution scheme) với những cân nhắc kỹ lưỡng về tác động kinh tế và<br />
xã hội để từ đó có thể tránh được cả sự bất ổn về mặt tài chính của hệ<br />
thống và sự bất công bằng giữa các thế hệ.<br />
Thuật ngữ<br />
<br />
Tỷ lệ thực hiện. Tỷ lệ giữa số người thực sự đóng góp cho hệ thống với số người phải đóng<br />
góp theo quy định của pháp luật.<br />
Tỷ lệ đóng góp. Tỷ lệ nhất định trong mức thu nhập mà người tham gia phải đóng góp cho hệ<br />
thống.<br />
Hệ thống có mức hưởng được xác định trước. Là hệ thống mà mức hưởng được xác định<br />
theo một công thức cho trước. Công thức này bao gồm số năm đóng góp, thu nhập và<br />
các tiêu chuẩn về mặt xã hội, và nó xác định người đóng góp được hưởng lương hưu<br />
hay một lần. Người bảo đảm (nhà nước, người thuê lao động, công ty bảo hiểm) phải<br />
chịu rủi ro tài chính đối với các khoản tiền phải trả cho người hưởng tính được theo<br />
công thức đưa ra.<br />
Hệ thống có mức hưởng được xác định theo mức đóng. Là hệ thống mà mức hưởng được<br />
xác định dựa trên khoản đóng góp của từng cá nhân theo tài khoản của họ cùng với<br />
lợi tức thu được từ khoản đầu tư khi những người này thoả mãn các điều kiện nhất<br />
định do hệ thống đưa ra. Người lao động là người chịu rủi ro tài chính.<br />
Nợ lương hưu tiềm ẩn (ròng). Chênh lệch giữa tổng mức chi trả với tổng mức dự trữ của quỹ<br />
hưu trí.<br />
Hệ thống tài khoản cá nhân tượng trưng (NDC). Là hệ thống mà sự tham gia của người lao<br />
động được ghi chép lại bằng tài khoản dưới dạng sổ sách (ví dụ như sổ bảo hiểm<br />
chẳng hạn), và cuốn sổ đó ghi lại mức đóng góp cùng với mức lãi suất được hưởng<br />
do chính phủ quy định, nhưng quỹ hưu trí không bao giờ tích luỹ thực sự trong<br />
những tài khoản này. Thay vào đó, tiền đóng góp được sử dụng để chi trả chi những<br />
người hưởng hiện tại, và những tài khoản đóng góp là tài khoản không tích luỹ hay<br />
tượng trưng mà thôi. Khi người lao động đến tuổi về hưu, tài khoản tượng trưng của<br />
anh/chị ta sẽ được chuyển thành khoản tiền hưởng đều hàng năm (nhiều hay ít phụ<br />
thuộc vào thời gian nghỉ hưu dự tính và lãi suất) và khoản tiền này được lấy từ khoản<br />
đóng góp của người lao động vào thời điểm đó - những người đang đóng góp để tạo<br />
dựng cho mình một tài khoản nhất định.<br />
Tỷ lệ phụ thuộc người già. Tỷ lệ giữa dân số trên 60 tuổi so với dân số từ 15 đến 60 tuổi.<br />
Pay-as-you-go (PAYG). Là hệ thống an sinh xã hội mà khoản tiền thu được hiện tại (hầu hết<br />
từ các khoản đóng góp, ví dụ như một phần nhất định trong tổng quỹ lương) được sử<br />
dụng để chi trả cho chi phí hiện tại.<br />
Tỷ lệ chi phí PAYG. Là tỷ lệ giữa tổng mức chi phí với tổng mức thu từ đóng góp của hệ<br />
thống. Nó cho biết tỷ lệ đóng góp cần thiết để đảm bảo quỹ cân bằng.<br />
Tỷ lệ thay thế. Tỷ lệ mức hưởng so với mức đóng (tính trung bình).<br />
Tổng tỷ suất sinh. Số trẻ em mà một phụ nữ có thể có nếu chị ta sống hết độ tuổi sinh đẻ, và tỷ<br />
lệ này được phân chia theo các lứa tuổi khác nhau.<br />
Tỷ lệ phụ thuộc trẻ em. Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi so với dân số từ 15 đến 60 tuổi.<br />
I. GIỚI THIỆU<br />
<br />
Sự thay đổi của dân số có tác động lớn đến hoạt động kinh tế, xã hội của các nước,<br />
khu vực và toàn thế giới. Trong thời gian gần đây, sự thay đổi của dân số có thể thấy rõ<br />
nhất là hiện tượng dân số già hoá nhanh. Tỷ lệ người già trong tổng dân số tăng lên<br />
nhanh chóng do tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên. Sự già hoá của dân số đòi hỏi nhà<br />
nước phải chi tiêu nhiều cho các khoản hưu trí, chăm sóc sức khỏe và y tế, và vì thế mà<br />
tác động đến ngân sách của chính phủ, quỹ hưu trí và sự bền vững tài chính. Vấn đề dân<br />
số già hoá trở nên nghiêm trọng khi xét đến hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng<br />
được xác định trước. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hai nhân tố này có tác<br />
động tiêu cực đến sự ổn định tài chính của quỹ hưu trí nói riêng và ngân sách nhà nước<br />
nói chung ở hầu hết các nước trên thế giới*.<br />
Bên cạnh việc có thể gây mất ổn định về mặt tài chính do tác động của sự già hoá<br />
dân số, hệ thống PAYG với mức hưởng được xác định trước cũng gây ra sự bất công<br />
bằng giữa các thế hệ. Khi dân số già hoá nhanh thì vấn đề này càng nghiêm trọng vì thế<br />
hệ người lao động trong tương lai phải đóng góp nhiều hơn mới có thể trang trải chi phí<br />
cho những người hưởng lợi hiện tại. Vì thế, hệ thống hưu trí này sẽ sụp đổ nếu được<br />
duy trì do các vấn đề như trốn đóng bảo hiểm, mức hưởng quá cao và nợ lương hưu<br />
tiềm ẩn lớn. Những khía cạnh có liên quan này đã được đề trong trong các nghiên cứu<br />
của Gokhale (1996), Feldstein (1998), Kotlikoff và Leibfritz (1998), Takayama và cộng<br />
sự (1998), và Kunieda (2001).<br />
Mặc dù Việt nam vẫn là nền kinh tế có dân số trẻ với 7% tổng dân số là người trên<br />
60 tuổi, nhưng trong vòng 50 năm nữa, nó cũng sẽ đối mặt với những vấn đề tương tự<br />
phát sinh từ dân số già hoá như các nước khác hiện nay. Nhờ có tăng trưởng kinh tế và<br />
tiến bộ xã hội đầy ấn tượng, mức sống được cải thiện của người dân Việt nam đã dẫn<br />
đến tuổi thọ tăng nhanh chóng, từ 40,2 năm vào năm 1950 lên tương ứng 64,8 và 69,2<br />
vào năm 1990 và 2001; và tỷ lệ sinh giảm từ 6 trẻ em/1 phụ nữ vào năm 1960 xuống<br />
tương ứng 3,4 and 2,33 vào năm 1990 và 2001 (Tổng cục Thống kê, 2002). Theo dự<br />
báo dân số của Liên hợp quốc (2002) cho Việt nam, vào năm 2050, dân số từ 60 tuổi trở<br />
lên sẽ chiếm 24% tổng dân số; và tỷ lệ phụ thuộc người già và dân số tương ứng sẽ là<br />
42% và 77%. Bên cạnh đó, hệ thống hưu trí PAYG có mức hưởng được xác định trước<br />
do nhà nước quản lý hiện nay của Việt nam thường trong tình trạng không ổn định về<br />
mặt tài chính do số người tham gia hệ thống có hạn, mức đóng góp thấp trong khi tỷ lệ<br />
thay thế lại khá cao. Sự phức hợp của những nhân tố này sẽ dẫn đến một hậu quả nhãn<br />
tiền: sự bất ổn của hệ thống do những tác động tiêu cực về mặt tài chính. Một đánh giá<br />
thống kê gần đây đối với hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt nam cho thấy rằng quỹ bảo<br />
hiểm sẽ cạn kiệt vào năm 2030 nếu như chúng ta không thực hiện chính sách cải cách<br />
<br />
*<br />
Ví dụ, Hagemann và Nicoletti (1989), Auerbach và cộng sự (1989), Holzmann (1997, 1998), và Holzmann và<br />
cộng sự (2001).<br />
<br />
1<br />
hệ thống (Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, 1998). Đây chính là nguy cơ đối với hệ<br />
thống hưu trí Việt nam trong tương lai gần, và việc lựa chọn các chính sách nhằm duy<br />
trì nó một cách bền vững là điều cần làm ngay.<br />
Bài viết này sẽ phân tích sự bền vững về mặt tài chính của hệ thống hưu trí Việt<br />
nam cho đến năm 2050. Hai khía cạnh là sự bất ổn định về mặt tài chính và sự bất công<br />
bằng giữa các thế hệ tham gia hệ thống sẽ được trình bày cụ thể trong bối cảnh Việt<br />
nam vẫn tiếp tục duy trì hệ thống này. Trong phần cuối cùng, bài viết gợi ý một số<br />
phương thức chính sách để cải cách hệ thống nhằm ổn định và đảm bảo sự công bằng<br />
giữa các thế hệ.<br />
<br />
II. HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH<br />
THỨC<br />
<br />
Hệ thống hưu trí là một bộ phận của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt nam - hệ thống<br />
bắt đầu hoạt động từ năm 1962. Trước năm 1995, hệ thống hưu trí là hệ thống có mức<br />
hưởng được xác định trước và chỉ có lao động của khu vực nhà nước tham gia hệ thống,<br />
và nó được nhiều cơ quan chức năng quản lý dưới sự giám sát của chính phủ. Trong hệ<br />
thống đó, mức hưởng hưu trí được xác định dựa trên số năm đóng góp và thu nhập cơ<br />
sở (thường là mức lương vào thời điểm nghỉ hưu). Khoản hưởng lợi được chi trả từ quỹ<br />
bảo hiểm xã hội - quỹ được hình thành từ khoản đóng góp của người sử dụng lao động<br />
(một phần của quỹ lương) và từ trợ cấp của chính phủ. Quỹ bảo hiểm do chính phủ<br />
quản lý và bảo trợ, và là một bộ phận của ngân sách nhà nước. Trong gần 30 năm, đặc<br />
biệt trong những năm chiến tranh khốc liệt, hệ thống này đã đóng góp đáng kể trong<br />
việc ổn định thu nhập và đời sống của người tham gia hệ thống.<br />
Tuy nhiên, sự phức tạp và những khó khăn nảy sinh từ việc quản lý hành chính và<br />
tài chính, cùng với sự lớn mạnh nhanh chóng của thành phần kinh tế tư nhân, đã khiến<br />
chính phủ phải cải cách hệ thống đó thành hệ thống hưu trí PAYG có mức hưởng được<br />
xác định trước vào năm 1995, và thành lập Bảo hiểm Xã hội Việt nam (VSI) cùng thời<br />
điểm đó để quản lý hệ thống dưới sự bảo trợ của chính phủ.<br />
<br />
1. Những đặc điểm chính và những bất cập của hệ thống<br />
<br />
Tỷ lệ tham gia hệ thống và mức hưởng<br />
Việc tham gia hệ thống hưu trí hiện tại bắt buộc đối với các đối tượng sau: (i) lao<br />
động trong khu vực nhà nước, bao gồm những người làm việc trong chính phủ, các tổ<br />
chức của Đảng và lực lượng vũ trang; (ii) lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà<br />
nước (SOEs); và (iii) các doanh nghiệp tư nhân có số lao động trên 10 người, bao gồm<br />
các doanh nghiệp nước ngoài, đại diện của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp<br />
trong các khu công nghiệp và khu chế xuất, và các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, người<br />
<br />
<br />
2<br />
Việt nam đang làm việc ở nước ngoài, hoặc người nước ngoài đang làm việc tại Việt<br />
nam có thể tham gia vào hệ thống bảo hiểm tự nguyện.<br />
Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ tham gia hệ thống rất thấp vì số lượng người tham<br />
gia chủ yếu từ khu vực nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, và có rất ít<br />
người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo thống kê của Bảo hiểm<br />
xã hội Việt nam (2001), tỷ lệ tham gia hệ thống đối với khu vực nhà nước là khoảng<br />
95% đối với công chức và 93% đối với lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà<br />
nước. Số lao động khu vực nhà nước tham gia hệ thống chiếm 86%, trong khi khu vực<br />
tư nhân chỉ chiếm 14% (Hình 1). Điều này có thể thấy rõ hơn trong Bảng 1.<br />
<br />
Hình 1. Số lượng người đang trực tiếp tham gia hệ thống<br />
phân theo khu vực kinh tế trong năm 2000 (1000 người)<br />
<br />
(649)<br />
14%<br />
<br />
<br />
(1973)<br />
45%<br />
<br />
<br />
<br />
(1854)<br />
41%<br />
<br />
<br />
Công chức nhà nước DNNN Khu vực tư nhân<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam (2001)<br />
<br />
Bảng 1. Tham gia hệ thống hưu trí của các thành phần kinh tế năm 2000<br />
Nhà nước Tư nhân<br />
% Lực lượng lao động 10 90<br />
% Số người đang tham gia 86 14<br />
Tỷ lệ thực hiện (%) 95 27<br />
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2001), Bảo hiểm xã hội Việt nam (2001)<br />
<br />
Các loại hình hưởng thụ của hệ thống chủ yếu là các khoản chi trả dài hạn, bao<br />
gồm hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động và mất sức lao động. Bên cạnh đó, có một số<br />
khoản chi trả một lần như trợ cấp mai táng, thanh toán một lần cho một số đối tượng về<br />
hưu và các khoản trợ cấp khác cho tai nạn lao động và mất khả năng lao động ở mức độ<br />
thấp.<br />
Lương hưu trí được thanh toán cho nam giới và nữ giới ở độ tuổi tương ứng là 60<br />
và 55 với ít nhất 20 năm đóng góp, và mức lương này được xác định bằng công thức<br />
<br />
3<br />
tính nhất định. Ví dụ, mức lương hưu được hưởng được tính bằng cách nhân mức lương<br />
cơ sở với một hệ số; trong đó, mức lương cơ sở được tính bằng mức lương trung bình<br />
của một thời kỳ nhất định, ví dụ như mức lương trung bình của 5 năm cuối đối với lao<br />
động trong khu vực nhà nước. Hệ số được tính bằng 3% cho mỗi năm của 15 năm đóng<br />
góp đầu tiên, 2% với mỗi năm cho những năm tiếp theo và -1% đối với mỗi năm nghỉ<br />
hưu sớm. Tuy vậy, tổng mức hưởng không vượt quá 75% mức lương cơ sở.<br />
Các chế độ khác, ví dụ như tử tuất, thương tật và mất sức lao động được chi trả với<br />
những quy định khắt khe. Tất cả mức hưởng nêu trên đều được điều chỉnh theo mức<br />
lương cơ bản (hay tối thiểu), và mức lương hưu tối thiểu bằng với mức lương tối thiểu.<br />
Trong hệ thống hưu trí hiện tại, có hai loại hình thụ hưởng, đó là những người<br />
thuộc hệ thống trước năm 1995 và những người thuộc hệ thống sau năm 1995. Những<br />
người thuộc hệ thống trước được chi trả bằng ngân sách nhà nước, trong khi những<br />
người thuộc hệ thống sau được Bảo hiểm xã hội Việt nam chi trả. Trên thực tế, Bảo<br />
hiểm xã hội Việt nam nhận trách nhiệm chi trả toàn bộ cho số người được hưởng lợi<br />
của cả hai hệ thống, và sau đó nó nhận khoản thanh toán từ chính phủ thông qua Bộ Tài<br />
chính (MoF).<br />
<br />
Bảng 2. Số người đóng góp và người hưởng năm 2000<br />
Mức lương<br />
Số người<br />
Khoản mục trung bình<br />
(1000 người)<br />
(1000 đồng)<br />
SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐÓNG GÓP<br />
Công chức nhà nước (gồm cả lực lượng 1.973 775<br />
vũ trang)<br />
Lao động trong các DN Nhà nước 1.854 775<br />
Lao động khu vực tư nhân 649 1.220<br />
Tổng 4.476 840<br />
SỐ NGƯỜI HƯỞNG<br />
1. Hệ thống trước năm 1995 2.168 539<br />
Hưu trí 1589 625<br />
Mất khả năng lao động 427 356<br />
Tai nạn lao động 8 273<br />
Tử tuất 144 125<br />
2. Hệ thống sau năm 1995 243 475<br />
Hưu trí 141 691<br />
Tai nạn lao động 19 339<br />
Tử tuất 83 138<br />
Tổng 2.411 532<br />
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam (2001)<br />
<br />
Trong hệ thống mới, mức hưởng trung bình khoảng 475.000 đồng với tỷ lệ thay<br />
thế xấp xỉ 56% - một tỷ lệ tương đối cao so với các nước khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ<br />
4<br />
thuộc của hệ thống (hay còn gọi là tỷ lệ dân số của hệ thống) năm 2000 chỉ là 5,4% cho<br />
biết rằng số người hưởng chỉ bằng 5,4% số người đóng góp và điều này cũng thể hiện<br />
sự non trẻ của hệ thống. Vì vậy, tỷ lệ chi phí PAYG của hệ thống - tỷ lệ được tính bằng<br />
cách lấy tỷ lệ thay thế nhân với tỷ lệ dân số của hệ thống - chỉ khoảng 3%, ngụ ý rằng<br />
tổng mức chi trả của hệ thống này chỉ bằng 3% tổng mức đóng góp. Tỷ lệ này còn được<br />
gọi là tỷ lệ đóng góp bền vững, tức là tỷ lệ đóng góp đủ để cân đối quỹ hưu trí.<br />
Tổng mức thu của hệ thống chỉ bằng khoảng 10% GDP danh nghĩa năm 2000 do<br />
mức lương còn thấp, tỷ lệ tham gia thấp và việc trốn đóng còn phổ biến, đặc biệt là<br />
trong khu vực tư nhân.<br />
<br />
Nguồn tài chính và tình trạng tài chính<br />
Nguồn thu của hệ thống bao gồm các khoản đóng góp, hỗ trợ của chính phủ, thu từ<br />
đầu tư và các nguồn khác (Điều 149, Luật Lao động sửa đổi (2002): trang 82).<br />
Đóng góp cho hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm 5% tiền lương hàng tháng của<br />
người lao động và khoản này được dùng cho chi trả hưu trí, tử tuất, trợ cấp mai táng; và<br />
15% tổng quỹ lương của người sử dụng lao động, trong đó 10% dùng cho các khoản chi<br />
trả dài hạn, ví dụ như hưu trí, và 5% còn lại dùng cho các khoản chi trả ngắn hạn, ví dụ<br />
như ốm đau, thai sản...<br />
Phần chi trả và hỗ trợ của chính phủ bao gồm khoản chi trả cho những người<br />
thuộc hệ thống trước năm 1995, và hỗ trợ cho các chi phí hoạt động ban đầu của hệ<br />
thống, ví dụ như đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và chi phí thanh toán.<br />
<br />
Hình 2. Cơ cấu đầu tư của phần dự trữ quỹ bảo hiểm xã hội năm 2000<br />
NH NN &<br />
NH ĐT & PT PTNT<br />
18% 10%<br />
<br />
NH Công<br />
thương<br />
8%<br />
NH Ngoại<br />
thương<br />
1%<br />
<br />
NSNN<br />
13%<br />
Quỹ hỗ trợ<br />
phát triển<br />
Trái phiếu<br />
40%<br />
Chính phủ<br />
Trái phiếu CP 6%<br />
dài hạn<br />
4%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam (2001)<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Phần dự trữ sau khi đã cân đối quỹ được đầu tư. Trên thực tế, trong điều kiện các<br />
công cụ và tài sản tài chính ở Việt nam của khu vực tài chính còn hạn chế, các khoản<br />
đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội tập trung chu yếu vào các nguồn an toàn nhưng lãi suất<br />
rất thấp. Các khoản đầu tư này chủ yếu dành cho khu vực nhà nước; ví dụ, trong năm<br />
2000, 52% gửi tại các ngân hàng quốc doanh, 36% cho chính phủ vay trong các dự án<br />
nhà nước, và 12% còn lại dùng để mua trái phiếu và thực hiện các khoản đầu tư khác<br />
(Bảo hiểm xã hội Việt nam, 2001). Mức lãi suất danh nghĩa trung bình dự tính cho các<br />
khoản đầu tư này chỉ là 4,85% (Hình 2).<br />
<br />
Hình 3. Số lượng và cơ cấu tuổi của những người đang về hưu năm 2000<br />
<br />
Số người về hưu thuộc hệ thống trước năm 1995<br />
250,000<br />
<br />
19 1,4 0 0<br />
200,000<br />
157,4 0180,200<br />
0<br />
172,600<br />
150,000 165,300<br />
Người<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
148,400<br />
10 9 ,0 0 0<br />
<br />
100,000 117,400<br />
<br />
55,2 0 0<br />
4 5,6 0 0 75,200<br />
50,000 3 8 ,2 0 0 3 4 ,0 0 0<br />
19 ,10 0 13 ,10 0<br />
25,100 27,400 14,000<br />
0<br />